1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhận thức chung của thế giới về Công nghiệp hóa khái quát đặc điểm của các mô hình CNH trên thế giới ? Các tiêu chí định lương đo lương quá trình CNH ?

2 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

Câu hỏi: Nhận thức chung của thế giới về Công nghiệp hóa khái quát đặc điểm của các mô hình Công nghiệp hóa trên thế giới ? Các tiêu chí định lương đo lương quá trình CNH ?

Trang 1

Câu 1 Nhận thức chung của thế giới về CNH khái quát đặc điểm của các mô hình CNH trên thế giới ? Các tiêu chí định lương đo lương quá trình CNH ?

1.Khái niêm:

- CNH là gì? là câu hỏi được nghiên cứu nhiều trong lý luận thực tế Nó được cắt nghĩa theo

cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, được tiếp cận từ nhiều góc độ

Theo nghĩa rộng, CNH là một quá trình phát triển CN từ thấp đến cao và là một quá trình thay

đổi về chất cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kt theo những biến đổi cơ bản tính chất của các mối quan

hệ xh Do đó CNH là quá trình đổi mới về cả kt-kỹ thuật và kt-xh đây là một thay đổi về chất của cả llsx và qhsx, là một quá trình lịch sử tất yếu

Theo nghĩa hẹp, CNH là một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển xh, một thời kì mà

trong đó diễn ra việc tổ chức nền sx-xh theo lối công nghiệp trên cơ sở thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới Thời kì này sẽ kết thúc khi sx bằng máy móc chiếm vị trí thống trị còn các ngành sx khác như sx nông nghiệp và các đơn vị sx trong nền kt sẽ có những thay đổi tương ứng theo sự phát triển của quá trình đó

Theo định nghĩa của Tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ: Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong quá trình này, một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại

Với quan niệm CNH như vậy, có thể xem CNH là một phạm trù kinh tế và thừa nhận rằng bất

kì quốc gia nào trong bước đường phát triển của mình đều trải qua quá trình công nghiệp hoá KN CNH cầnd được xem xét ở mức độ trừu tượng hoá cao và được khái quát hoá thành những đặc điểm

cơ bản như là yếu tố vừa có tính chất chung, vừa có tính chất đặc thù tạo nên ‘cốt lõi” của các quá trình phát triển CNH là một hệ thống tất cả những biến đổi để hình thành một nền sx –xh theo kiểu công nghiệp Về mặt lịch sử CNH luôn diễn ra trong những điều kiện đặc thù nhất định của từng quốc gia và hình thành trên cơ chế điều tiết các mối quan hệ xh có tính chất riêng biệt

2- Khái quát đặc điểm của các mô hình CNH trên thế giới ?

Tiến trình CNH trên thế giới đã diễn ra gắn liền với nhiều mô hình khác nhau Mỗi mô hình

có những đặc điểm riêng

Mô hình CNH kiểu cổ điển trước thế kỷ XX là mô hình CNH gắn liền với nhưng tư duy kt của các lý thuyết kt cổ điển và nhiêù tiến bộ khĩ thuật nhất định trong giai đoạn lịch sử đó Mô hình CNH cổ điển có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, những chuyển biến kt-xh của thời kì phong kiến tan rã và CNTB hình thành như sự

khởi động ban đầu, tạo ra những tiền đề cần thiết cho quá trình CNH Phương thức sx TBCN tạo ra nhiều động lực cho phép phát triển bùng nổ của llsx, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sx, đầu tư nguồn lực vào phát triển csvc-kỹ thuật mới

Thứ hai, Cuộc cách mạng CNH đã diễn ra một cách tuần tự Tiền đề kt-kỹ thuật cần phải tích

luỹ dần dần thông qua quá trình lđ-sx Sự cải tiến kỹ thuật từ công cụ thủ công sang bán cơ khí và cơ khí Quá trình CNH diễn ra trong lĩnh vực sx, sau đó lan toả ra các lĩnh vực khác của xh

Thứ ba, cách mạng CNH làm thay đổi bộ mặt xh, thay đổi phong cách và tư duy phong kiến

bảo thủ, tự cung tự cấp sang xh văn minh dựa trên tư duy sx hh Con người được hoàn thiện theo kỹ năng lao động

Theo độ lớn (quy mô) và tính chất của CNH, các biến thể của mô hình cổ điển có thể chia thành hai loại: Các nước CNH quy mô lơn (Mỹ, Đức, Nhật bản) và Các nước CNH quy mô nhỏ ( Các nước Bắc âu và một số nước tây âu như Đan mạch, Phần lan, Áo, Thuỵ điển, Bỉ…)

Mô hình CNH trong thể kỷ XX

- Mô hình CNH trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung: Mô hình này chủ yếu được áp dụng chủ yếu ở các quốc gia CNXH thực hiện của Liên xô và các nước XHCN ở Đông âu trước đây Mô hình này có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, quá trình CNH được thúc đẩy nhanh bằng cách áp dụng nhiều biện pháp phi kt Do

phủ nhận thị trường và các nguyên tắc của thị trường, nhà nước tập trung nguồn lực của mình vào

Trang 2

CNH, còn các nguồn lực ngoài nhà nước và các nguồn lực nước ngoài không được phép huy động cho quá trình này

Thứ hai, CNH được xuất phát từ sự phát triển nhành công nghiệp nặng.

- Mô hình CNH thay thế nhập khẩu Mô hình này có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, đề cao nội lực trong phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào

nước ngoài Tư tưởng chủ đạo của mô hình này là thay thế những mặt hàng trước đây phải nhập khẩu bằng việc tự sx ở trong nước

Thứ hai, đề cao thị trường trong nước trong phát triển kt Các hàng rào ngăn cản trao đổi, giao

dịch với thị trường bên ngoài được thiết lập ở mức độ cao như kiểm soát chặt ngoại thương, tỷ giá hối đoái, thuế quan…

Thứ ba, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng khép kín trong nội tại nền kinh tế Khuyến

khích phát triển CN, đặc biệt ưu tiên phát triển CN nặng

- Mô hình CNH hướng về xuất khẩu, áp dụng ở các nước như H.Quốc, H.Không, Đ.loan những năm đầu thập niên 70 Mô hình này có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, tận dụng ngoại lực phục vụ quá trình CNH trong nước Thu hút các nguồn lực bên

ngoài thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng các hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại như hợp tác, liên doanh, ngoại thương, chuyển giao khoa học-công nghệ

Thứ hai, phát huy lợi thế so sánh trong mở rộng quan hệ kt-quốc tế Chuyên môn hoá trong

việc sx những hh trong nước trên cơ sở tính toán chi phí cá biệt so với chi phí trung bình của thế giới Mởi rộng tham gia vào phân công lao động quốc tế

Thứ ba, đổi mới cơ chế vận hành nền kinh tế, phù hợp với thị trường quốc tế Các rào cản kt,

hành chính được bãi bỏ nhằm bảo đảm cho tư do hoá kinh tế diễn ra dễ dàng giữa các quốc gia

Thứ tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng mở, tham gia đầy đủ hơn vào thị trường quốc

tế trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của từng ngành và toàn bộ nền kt quốc dân

- Mô hình CNH hỗn hợp: đây là mô hình kết hợp những yếu tố ưu việt của mô hình kép kín (hướng nội) và mô hình mở (hướng ngoại) trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay

Mô hình này vừa chú ý phát triển hh và dịch vụ phục vụ thị trường trong nước, vừa khuyến khích phát huy lợi thế so sánh, mở rộng thị trường quốc tế; lấy các yêu cầu của thị trường quốc tế làm hướng phấn đấu cho các ngành sx, kinh doanh trong nước

Các chỉ tiêu đo lường quá trình CNH: GDP bình quân đầu người >5.000USD; Tỷ trọng CN/GDP 10% ; Tỷ lệ LĐ nông nghiệp < 30%; Tỷ lệ đô thị hoá >50%; Chênh lệch thu nhập nhóm 20%; DS cao nhất/thấp nhất 4 lần; Bác sỹ/1.000dân số 1; Chi phí khoa giáo/GDP 8%; Sinh viên/10.000dân 15%; SD Intenet/DS 25%; Tỷ lệ c.nghệ cao trong hàng chế tác X.khẩu 12%; Sử dụng nước sạch/dân sô 100%; Độ phủ xanh rừng 42%

Ngày đăng: 26/12/2024, 08:44

w