1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương - Điều Dưỡng Cơ Sở ( full đáp án 75 câu )

41 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Dưỡng Cơ Sở
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Đề Cương
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 278 KB

Nội dung

Câu 50: trình bày vai trò tâm lý, thái độ của người điều dưỡng khi cho bệnh nhân ăn uống Câu 51: Trình bày cách thay đổi nhiệt độ trong buồng bệnh?.  Chỉ định: - Ap dụng cho tất cả bn c

Trang 1

ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ

Câu hỏiCâu 1: Trình bày 3 mục đích, 5 nguyên tăc của thay băng – rửa vết thương?

Câu 2: Trình bày cách phân loại vết thương?

Câu 3: Trình bày 6 chỉ định, 3 chống chỉ định của thụt tháo?

Câu 4: Trình bày mục đích của thụt tháo? Chăm sóc bệnh nhân trong và sau khi thụt tháo?

Câu 5: Trình bày chỉ định, chống chỉ định và những điểm cần lưu ý khi cho bệnh nhân uống thuốc?

Câu 6: Trình bày mục đích, nguyên tắc của việc chuẩn bị giường cho bệnh nhân?

Câu 7: Trình bày 3 tai biến của tiêm trong da? Trình bày cách đọc kết quả sau phản ứng thuốc?

Câu 8: Trình bày các trường hợp áp dụng, tai biến và cách xử lí của tiêm tĩnh mạch? Câu 9: Trình bày 3 mục đích và 7 nguyên tắc khi đo dấu hiệu sinh tồn?

Câu 10: Trình bày giới hạn bình thường, những thay đổi bệnh lý của tăng thân nhiệt? Câu 11: Trình bày những thay đổi sinh lý của thân nhiệt? Nêu công thức đổi C

( Centigrate) sang độ F (Fahrenheit) và ngược lại?

Câu 12:Trình bày định huyết áp? Trình bày những thay đổi sinh lý của huyết áp?

Câu 13: Trình bày 4 yếu tố cơ bản tạo nên huyết áp? Trình bày chỉ số của huyết áp? Câu 14: Trình bày các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy?

Câu 15: Trình bày nguyên tắc khi cho bệnh nhân thở oxy?

Câu 16: Trình bày nguyên tắc của truyền dịch tĩnh mạch ?

Câu 17: Trình bày mục đích, chỉ định và chống chỉ định của truyền tĩnh mạch?

Câu 18: Trình bày tai biến và cách xữ trí tai biến của truyền dịch tĩnh mạch?

Câu 19: Nêu mục đích truyền máu? Chỉ định và chống chỉ định truyền máu?

Câu 20: Trình bày nguyên tắc truyền máu?

Trang 2

Câu 21: Trình bày tai biến và cách xử trí tai biến truyền máu?

Câu 22: Trình bày mục đích chờm nóng- chờm lạnh? Trình bày chỉ định va chống chỉ định của chờm lạnh?

Câu 23:Trình bày tác dụng của chờm nóng- chờm lạnh?

Câu 24: Trình bày chỉ định,chống chỉ định của chờm nóng?

Câu 25: Trình bày chỉ định, chống chỉ định của kỹ thuật hút dịch dạ dày?

Câu 26: Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trong và sau khi tiến hành hút dịch dạ dày? Câu 27:Trình bày mục đích, chỉ định của hút đờm giãi?

Câu 28: Trình bày tư thế bệnh nhân, tư thế người phụ trong chọc dò tủy sống?

Câu 29: Trình bày nguyên tắc khi phụ giúp bác sỹ chọc dò ống sống, màng bụng, màng phổi, màng tim?

Câu 30: Trình bày tai biến và cách đề phòng của chọc dò màng bụng?

Câu 31 :Trình bày mục đích của kỹ thuật chọc dò ống sống, màng bụng, màng phổi màng tim ? Tai biến và cách xử trí sau chọc dò màng phổi:

Câu 32 : Trình bày nhu cầu về thức ăn hữu cơ :

Câu 33: Trình bày nhu cầu về thức ăn vô cơ, vitamin?

Câu 34: Trình bày chỉ định cách thực hiện chế độ ăn hạn chế sợi xơ?

Câu 35: Trình bày chế độ ăn hạn chế muối?

Câu 36 Trình bày mục đích và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng?

Câu 37: trình bày nguyên tắc chỉ điịnh chế độ ăn điều trị:

Câu 38 trình bày khái niệm, nguyên tắc dự phòng của loét ép?

Câu 39: trình bày triệu trứng của loét ép?

Câu 40 Trình bày phương pháp phòng ngừa loét ép?

Câu 41 trình bày mục đích, chỉ định và chống chỉ định của rủa dạ dày?

Câu 42 Trình bày tai biến và cách xủ trí tai biến khi rủa dạ dày?

Câu 43.Trình bày mục đích, chỉ định, chống chỉ định của thông tiểu?

Trang 3

Câu 44 Trình bày những điểm cần lưu ý khi thông tiểu cho bn?

Câu 45.Trình bày nguyên tắc của lấy nước tiểu 24h để làm xét nghiệm? Trình bày tai biến của thông tiểu?

Câu 46 Trình bày cách xác định vị trí tiêm bắp thịt sâu ? Nêu 6 tai biến tiêm bắp thịt sâu? Câu 47 trình bày cách theo dõi bn thở máy?

Câu 48 Trình bày mục đích của đặt Catheter vào tĩnh mạch dưới đòn?

Câu 49 Trình bày mục đích, chỉ định của rửa bàng quang? Trình bày các điểm cần lưu ý khi rửa bàng quang cho bn?

Câu 50: trình bày vai trò tâm lý, thái độ của người điều dưỡng khi cho bệnh nhân ăn uống Câu 51: Trình bày cách thay đổi nhiệt độ trong buồng bệnh?

Câu 52: Trình bày yêu cầu vệ sinh trong buồng bệnh?

Câu 53: Trình bày mục đích của ghi chép hồ sơ bệnh án?

Câu 54: trình bày nguyên tắc ghi chép hồ sơ bệnh án?

Câu 55: Trình bày mục đích đo dấu hiệu sinh tồn? Trình bày những thay đổi bệnh lý của

hạ thân nhiệt?

Câu 56 : trình bày nguyên lý của đo huyết áp động mạch

Câu 57: TB yếu tố ảnh hưởng đến tần số mạch.

Câu 59: Trình bày những thay đổi nhịp thở bệnh lý?

Câu 60: Trình bày các thủ hành chính khi bệnh nhân nhập viện ?

Câu 61: Trình bày 10 bước của quy trình tiếp bệnh nhân vào khoa điều trị?

Câu 62: Trình bày các thủ tục cần thiết của việc chuyển bệnh nhân đến khoa khác điều trị? Câu 63: Trình bày các thủ tục cần thiết của việc chuyển bệnh nhân đến bệnh viện khác điều trị?

Câu 64 :Trình bày các thủ tục cần thiết khi bệnh nhân xuất viện

Câu 65: Trình bày những nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối của cuộc đời? Câu 66: Trình bày những việc cần làm khi BN hấp hối?

Câu 67: Trình bày những việc cần làm khi BN tử vong?

Trang 4

Câu 68: Trình bày mục dích của chăm sóc răng miệng? Trình bày những trường hợp áp dụng của chăm sóc răng miệng đặc biệt?

Câu 68: Vẽ sơ đồ nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp của Maslow?

Câu 69: Trình bày sự liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng?

Câu 70: Trình bày 14 nhu cầu cơ bản của con người và chăm sóc theo Virginia Henderson? Câu 71: Trình bày các chỉ định cho BN thở oxy?

Câu 72: Trình bày mục đích, nguyên tắc của đo lượng dịch vào ra của cơ thể?

Câu 73: TB các yếu tố ảnh hưởng đến sự cân = dịch và điện giãi?

Câu 74: Trình bày tai biến do kỹ thuật đặt Catheter vào tĩnh mạch dưới đòn?

Câu 75:Trình bày những nguyên tắc chung khi vận chuyển Bn?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Trình bày 3 mục đích, 5 nguyên tăc của thay băng – rửa vết thương?

 3 mục đích:

- Thay băng để nhận định tình trạng của vết thương

- Để rửa, thấm hút dịch, cắt bỏ những tổ chức hoại tử, đắp thuốc khi cần

- Phòng ngừa nhiễm khuẩn, giúp vết thương chóng lành

- Che kín vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Câu 2: Trình bày cách phân loại vết thương?

Có 2 loại :

• Vết thương sạch:

- Là vết thương không nhiễm khuẩn, vết thương sạch được chia làm 2 loại :

Trang 5

+ Vết thương mới khâu : mép vết thương phẳng, các chân chỉ không có dấu

sưng tấy, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn ( sưng, nóng, đỏ, đau, sốt )

+ Vết thương không khâu : Là vết thương mới bị tổn thương nhưng nhỏ, hoặc

những vết thương quá trình điều trị tiến triển tốt

• Vết thương nhiễm khuẩn : Chia làm 2 loại

+ Vết thương khâu : sưng tấy, đỏ xung quanh vết thương và chân chỉ Bệnh

nhân có các triệu chứng của nhiễm khuẩn : sưng, nóng, đỏ, đau,sốt hoặc không sốt

+ Vết thương không khâu : biểu hiện xung quanh tấy đỏ, trong vết thương có

nhiều mủ, hoặc có tổ chức thối, tổ chức hoại tử

Câu 3: Trình bày 6 chỉ định, 3 chống chỉ định của thụt tháo?

 6 chỉ định của thụt tháo:

- Táo bón

- Trước khi sinh

- Trước khi phẫu thuật

- Trướ khi chụp X quang

- Trước khi mổ nội soi ở bunhj, trực tràng, đại tràng

- Trước khi thụt giữ

 3 chống chỉ định của thụt thaó :

- Thương hàn

- Viêm ruột

- Xoắn ruột, tắc ruột

Câu 4: Trình bày mục đích của thụt tháo? Chăm sóc bệnh nhân trong và sau khi thụt tháo?

Mục đích của thụt tháo:

- Đưa phân ra ngoài

- Làm sạch khung đại tràng

 Chăm sóc bệnh nhân trong và sau khi thụt tháo:

- Trong khi nước vào đại tràng nếu bn kêu đau bụng hoặc muốn đi cầu thì phải ngừng ngay, không cho nước chảy và báo cho bác sĩ

- Thay áo quần, vải trải giường khi bị ướt

- Theo dõi tình trạng chung để phòng những thay đổi bất thường sau khi thụt tháo

Trang 6

Câu 5: Trình bày chỉ định, chống chỉ định và những điểm cần lưu ý khi cho bệnh nhân uống thuốc ?

 Chỉ định:

- Ap dụng cho tất cả bn có thể uống được

- Các loại thuốc không bị dịch tiêu hóa phá hủy

 Chống chỉ định:

- BN hôn mê

- Nôn liên tục

- Bệnh ở thực quản

- BN tâm thần không chịu uống

 Những điểm lưu ý khi cho bệnh nhân uống thuốc:

- Digitaline: Phải đếm mạch trước khi uống

- Aspirin: Uống lúc no và không uống các loại thuốc có tính chất kiềm

- Acid: Có tác dụng hại men răng: cần pha loãng trước khi cho bệnh nhân uống hoặc cho uống bằng ống hút

- Thuốc có mùi gây nôn: Cho bệnh nhân ngậm đá trước khi uống

- Thuốc dầu: Nên cho bn uống nước chanh hoặc nước cam khi uống

Câu 6: Trình bày mục đích, nguyên tắc của việc chuẩn bị giường cho bệnh nhân?

- Đảm bảo vệ sinh:

+Không được rủ tung vải trải giường+Không vứt đồ bẩn dưới sàn nhà mà phải bỏ vào túi đồ bẩn+Túi đồ bẩn phải để xa buồng bệnh

Trang 7

Câu 7: Trình bày 3 tai biến của tiêm trong da? Trình bày cách đọc kết quả sau phản ứng thuốc?

+ Mỗi bệnh nhân khi phản ứng thuốc đều phải có phiếu theo dõi

+ Trường hợp nghi ngờ cần phải đối chứng: thử lại bằng nước cất ở tay kia

để kiểm chứng+ bảng đối chứng:

Câu 8: Trình bày các trường hợp áp dụng, tai biến và cách xử lí của tiêm tĩnh mạch?

 Ap dụng:

- Các thuốc có tác dụng nhanh: gây tê, gây mê, chống xuất huyết

- Các thuốc có tác dụng toàn thân

- Các thuốc ăn mòn mô và gây đau, gây mảng mục do tiêm dưới da, tiêm bắp

- Máu, huyết tương, dung dịch keo

- Dung dịch đẳng trương

 Tai biến và cách xử trí:

- Tắc kim do máu đông: Rút kim ra thay kim khác

Trang 8

- Phồng nơi tiêm: Điều chỉnh lại hoặc tiêm vị trí khác, chờm nóng vùng phồng cho mau tan

- Sốc, ngất: Báo ngay cho bác sỹ, chuẩn bị phương tiện để cấp cứu

- Tiêm nhầm vào động mạch: Ngừng tiêm rút kim ra nhanh

Câu 9: Trình bày 3 mục đích và 7 nguyên tắc khi đo dấu hiệu sinh tồn ?

 3 mục đích:

- Đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân

- Xác định giá trị hiện tại của dấu hiệu sống để so sánh trong quá khứ cũng như trong tương lai

- Phát hiện sớm nhất những thay đổi về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

 7 nguyên tắc:

- Trước khi đo bệnh nhân phải nghĩ tại giường ít nhất 15 phút

- Trong khi đo không được tiến hành bất cứ thủ thuật nào trên người bệnh

- Kiểm tra lại dụng cụ, phương tiện trước khi đo

- Mỗi ngày đo 2 lần, cách nhau 8 tiếng

- Không được để bệnh nhân tự đo và báo cáo kết quả.Nếu nghi ngờ kết quả sau khi đo thì phải tiến hành đo lại ngay hoặc dùng dụng cụ khác hoặc đo trên bệnh nhân khác để so sánh

- Nếu thấy dấu hiệu sống bất thường phải báo ngay cho bác sỹ

- Đường biểu diễn trên bảng theo dõi:

+ Mạch: màu đỏ+ Nhiệt độ: màu xanh+Nhịp thở: màu đen hoặc xanh

Câu 10: Trình bày giới hạn bình thường, những thay đổi bệnh lý của tăng thân nhiệt?

 Giới hạn bình thường của thân nhiệt:

- Nhiệt độ bình thương đo ở hậu môn là:37 0C

- Giới hạn bình thường là: 3601- 3705

 Những thay đổi bệnh lý của tăng thân nhiệt: khi nhiệt độ cơ thể > 3705

- Nguyên nhân:

 Nhiễm khuẩn toàn thân hay cục bộ

 Rối loạn nội tiết

 Rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, cơ thể suy nhược

 Nhiệt độ bên ngoài quá cao

- Phân loại:

 Dựa vào cường độ có 4 mức độ sốt:

Trang 9

+ Sốt nhẹ: 3705- 380+Sốt vừa: 380- 390+Sốt cao: 390-400+Sốt quá cao:>400

 Dựa vào đường biểu diễn nhiệt độ có 4 loại:

+ Sốt liên tục: do viêm phổi, sốt nhiễm vius

+Sốt dao động: nhiễm khuẩn huyết, viêm mũ, lao phổi

+Sốt cách nhật: sốt rét+Sốt hồi quy: nhiễm khuẩn xoắn

Câu 11: Trình bày những thay đổi sinh lý của thân nhiệt? Nêu công thức đổi C

( Centigrate) sang độ F (Fahrenheit) và ngược lại ?

 Những thay đổi sinh lý của thân nhiệt:

- Nhịp ngày đêm: sáng sớm thân nhiệt thấp nhất và tăng dần cho đến 6 giờ chiều

- Tuổi: Trẻ < 1 tuổi thân nhiệt thường dao động và dễ chịu ảnh hưởng thừ môi trường, người già thường thân nhiệt thấp hơn

- Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và mang thai:

+ Khi rụng trứng thì thân nhiệt tăng 0,3- 0,50 cho đến khi xuất hiện kinh nguyệt lần sau

+ Giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai thân nhiệt thường cao

- Lao động, thể dục thể thao, xúc động, ăn uống thì thân nhiệt thường tăng một ít

 Công thức đổi C sang F: Độ F= ( độ C * 9)/ 5 +32

 Công thức đổi F sang C:Độ C= ( độ F – 32)/9 * 5

Câu 12:Trình bày định huyết áp? Trình bày những thay đổi sinh lý của huyết áp?

 Định nghĩa huyết áp: Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch Khi tim co bóp thì HA trong động mạch lên cao nhất gọi là HA tối đa ( hay là HA tâm thu) Khi tim giãn ra, áp lực xuống mức thấp nhất gọi la HA tối thiểu( hay la HA tâm trương)

 Những thay đổi sinh lý của huyết áp:

- Tuổi: HA tăng dần theo tuổi

- Stress: lo lắng, sợ đau làm tăng HA

- Giới tính: Ở cùng độ tuổi nhưng phụ nữ thường có HA thấp hơn nam giới

- Vận đông: tăng HA

- Thuốc:+Thuốc co mạch làm tăng HA

Trang 10

+ Thuốc ngủ, giãn mạch, giảm đau làm giảm HA

- Thay đổi ngày đêm: HA thấp nhất vào sáng sớm, tăng dần và cao nhất vào buổi cuối chiều hoặc tối

- Môi trường: ồn ào, phòng đông người, chật chội có thể làm tăng HA tạm thời

- Chủng tộc: chỉ số tăng HA của người châu phi cao hơn người châu âu

Câu 13: Trình bày 4 yếu tố cơ bản tạo nên huyết áp? Trình bày chỉ số của huyết áp?

 4 yếu tố cơ bản tạo nên huyết áp:

- Người lớn:+ HA tối đa: 90- 140 mmHg

+HA tối thiểu: 60- 90 mmHg

- Trẻ am: HA tối đa = 80 + 2n ( n : số tuổi tính bằng năm)

- Bình thường: HA tối thiểu/2 + 10 hoặc 20

Câu 14: Trình bày các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy?

 Các dấu hiệu của thiếu oxy và triệu chứng thiếu oxy:

- Khó thở: BN kêu khó thở, phải ngồi dậy để thở, thay đổi về tần số biên độ thở

- BN lo âu, hốt hoảng, bồn chồn, vật vã, kích thich

- Giảm thị lực

- Trí nhớ giảm

- Giảm trương lực cơ và phối hợp cơ

- Trong giai đoạn đầu: HA , mạch, tần số hô hấp tăng

- Trong giai đoạn muộn: bn tím tái, thở dốc rút làm co kéo các cơ hô hấp,

HA mạch giảm, mất khả năng vận động

- Xét nghiệm khí máu PaCO2 tăng, PaO2 giảm

Câu 15: Trình bày nguyên tắc khi cho bệnh nhân thở oxy?

 Sử dụng đúng lưu lượng: theo chỉ định của bác sỹ:

- Với phương pháp ống thông mũi hầu: 1- 5 lit/phút

- Với phương pháp sử dụng mặt nạ: 8- 12 lít/phút

Trang 11

 Phòng tránh nhiễm khuẩn:

- Dụng cụ vô khuẩn

- Thay ống thông, đổi bên lỗ mũi 8 giờ/lần

- Vệ sinh miệng cho bệnh nhân 3-4 h/lần

- Căn dặn người nhà, khách thăm không sử dụng vật phát lửa

- Các thiết bị dùng điện phải có dây tiếp đất để tránh sự phát tia lửa điện

Câu 16: Trình bày nguyên tắc của truyền dịch tĩnh mạch ?

- Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn

- Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách đảm bảo vô khuẩn đến lúc kết thúc xong

- Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch

- Đảm bảo áp lực vào dịch truyền cao hơn áp lực của máu bệnh nhân

- Tốc độ chảy của dịch phải đúng theo y lệnh

- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước trong và sau khi truyền

- Phát hiện các dấu hiệu sớm của phản ứng và kịp thời xữ lý

- Không để lưu kim quá 24h trong cùng một vị trí

- Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn

Câu 17: Trình bày mục đích, chỉ định và chống chỉ định của truyền tĩnh mạch ?

 Mục đích: tiêm truyền dung dịch là đưa vào vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnhmạch một khối lượng dịch với mục đích:

- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước và mất máu

- Giai độc, lợi tiểu

- Nuôi dưỡng người bệnh

- Đưa thuốc vào cơ thể để điều trị

 Chỉ định truyền tĩnh mạch: Xuất huyết, tiêu chảy mất nước, bỏng, tước mổ, sau mổ

 Chống chỉ định: Phù phổi cấp, bệnh tim nặng, tùy theo chỉ định điều trị

Trang 12

Câu 18: Trình bày tai biến và cách xữ trí tai biến của truyền dịch tĩnh mạch?

 Dịch không chảy do:

- Kim lệch, lỗ kim áp vào thành mạch: cần điều chỉnh lại kim và kê lại đốc

kim

- Do mạch kẹp: dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường tĩnh mạch để dồn máu

- Do tắc kim: tạm thời gập 1- 2 khúc của đoạn dây truyền rồi buông nhanh,

dung dịch sẽ dồn mạnh xuống làm thông kim, nếu không được thì thay kim

 Phồng nơi tiêm:

- Do thuốc thoát ra ngoài vì tiêm ngoài thành mạch hoặc mũi vát của kim

chưa vào sâu trong thành mạch: Phải tiêm lại hoặc tiêm chỗ khác, nếu là dung dịch ưu trương thoát ra ngoài thì phải ngừng truyền báo ngay bác sỹ

 Nhiễm khuẩn nơi tiêm do không đảm bảo vô khuẩn

 Sốc: rét run,sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, mạch nhanh: ngừng truyền ngay,

ủ ấm cho bệnh nhân, báo cáo bác sỹ, chuẩn bị thuốc xữ lý Tìm nguyên nhân gây sốc

 Phù phổi cấp: Đau ngực, khó thở dữ dội, sắc mặt tím tái: Ngừng truyền ngay, báo cho bs , chuẩn bị phương tiện xữ lý

 Tắc mạch phổi: đau ngực đột ngột, khó thở, có thể gây tử vong nhanh: ngừng truyền ngay,bao bs, đồng thời hô hấp nhân tạo Thở oxy

Câu 19: Nêu mục đích truyền máu? Chỉ định và chống chỉ định truyền máu?

- Mục đích:

- Bù đắp lại lượng máu đã bị mất , nâng cao huyết áp

- Cầm máu vì truyền máu vào nó mang sẵn các yếu tố như Fibrinogen, Prothrombin, tiểu cầu, calo

- Chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc vì nó cung cấp kháng thể và Hemoglobin

- Cung cấp oxy cho tế bào và kháng thể cho người bệnh, khi đưa máu vào hệ thống tuần hoàn nó sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến mô và đưa những sản phẩm thoát ra ở tế bào, mô, thận, phổi ra ngoài

- Chỉ định truyền máu:

- Chảy máu nội tạng

- Sốc do chảy máu trong, sốc do chấn thương đơn thuần, mất máu nặng do đứt động mạch

- Thiếu máu nặng

- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng

- Các bệnh về máu

- Chống chỉ định truyền máu:

Trang 13

- Viêm cơ tim, các bệnh về van tim

- Xơ cứng động mạch não, HA cao

- Chấn thương sọ não, viêm não, não úng thủy

Câu 20: Trình bày nguyên tắc truyền máu?

- Phải truyền cùng nhóm máu và chắc chắn có chỉ định của bs

- Trước khi chuyền máu phải chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết: nhóm máu, phản ứng chéo, kết dính

- Kiểm tra chất lượng

- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền nếu có bất thường thì báo ngay bs

- Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn

- Đảm bảo tốc độ chảy của máu đúng thời gian theo y lệnh

- Nguyên nhân: có 3 nguyên nhân:

+Kỹ thuật bảo quản máu không đúng nguyên tắc chuyên môn

+Hồng cầu người nhận bị tiêu hủy bởi huyết thanh người cho+Truyền nhầm nhóm máu

- Triệu chứng: Nhức đầu, khó thở, rét run, mạch nhanh yếu, HA hạ, đau quặnvùng thắt lưng, đái ít, nước tiểu có huyết sắc tố, vô niệu

- Xữ trí: +Ngừng truyền máu,báo khẩn cấp cho bs, cho thở oxy,nếu ngừng tim phải hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

+Thực hiện nhanh chóng, kịp thời y lệnh cấp cứu

Trang 14

- Xữ trí:+ Ngừng truyền ngay

+Báo ngay bs+Thực hiện y lệnh thuốc+Thay bộ dây truyền mới rồi tiếp tục truyền

 Suy tim cấp và phù phổi cấp:

- Nguyên nhân: Do truyền tĩnh mạch với tốc độ quá nhanh

- Triệu chứng: biểu hiện trụy tim hoặc tức ngực khó thở, tím tái,bn hoảng sợ

- Xữ trí: ngừng truyền ngay, báo cho bs

 Không đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn ( nhiễm khuẩn huyết)

Câu 22: Trình bày mục đích chờm nóng- chờm lạnh? Trình bày chỉ định va chống chỉ định của chờm lạnh?

 Mục đích:

- Chờm nóng- chờm lạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn và một số trường hợp chấn thương

- Chờm nóng- chờm lạnh là những thủ thuật đơn giản thường được chỉ định, song đòi hỏi người điều dưỡng khi áp dụng phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả của sức nóng lạnh trên cơ thể, đồng thời phải quan sát, theo dõi chặt chẽ bn đề phòng bỏng khi chờm quá nóng hoặc trì trệ tuần hoàn khi chờm quá lạnh

 Chỉ định của chờm lạnh:

- Sốt cao

- Bệnh não, màng não

- Một số trường hợp đau bụng,đau ngực

- Xuất huyết tiêu hóa

 Chống chỉ định chờm lạnh:

- Trong tuần hoàn, cục bộ kém

- Xuất huyết phổi

- Thân nhiệt thấp, người già yếu

- Bệnh nhân táo bón

Trang 15

Câu 23:Trình bày tác dụng của chờm nóng- chờm lạnh?

 Chờm nóng:

- Làm cho bệnh nhân ấm

- Làm giảm sự co của cơ, gân, dây chằng, giảm đau, tăng cảm giác dễ chịu

- Tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm sự xung huyết ở sâu

 Chờm lạnh:

- Làm giảm đau

- Hạ thân nhiệt

- Làm giảm xung huyết, phản ứng viêm, khu trú nhiễm khuẩn

Câu 24: Trình bày chỉ định,chống chỉ định của chờm nóng?

 Chỉ định:

- Cắt cơn đau dạ dày,gan thận

- Viêm thanh quản thể co rít, viêm khí quản

- Trẻ sơ sinh thiếu tháng, người già khi trời rét

 Chống chỉ định:

- Viêm ruột thừa, viêm phúc mạc

- Đau bụng không rõ nguyên nhân

- Các bệnh nhiễm khuẩn gây mũ nặng

- Các trường hợp xuất huyết

- 24 giờ đầu sau chấn thương

- Những bệnh nhân mất cảm giác

Câu 25: Trình bày chỉ định, chống chỉ định của kỹ thuật hút dịch dạ dày?

Chỉ định:

- Các bệnh về dạ dày: viêm loét dạ dày,tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị

- Nghi ngờ lao phổi ở trẻ em

- Các trường hợp bệnh nhân chướng bụng

- Trước trong và sau khi bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa, đặc biệt là phẫu thuật dạ dày

 Chống chỉ định:

- Bệnh lý ở thực quản: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh mạch thực quản

- Tổn thương cấp tính ở thực quản: bỏng thực quản do hóa chất quá mạnh

- Trong trường hợp nghi thủng dạ dày, chảy máu dạ dày

Câu 26: Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trong và sau khi tiến hành hút dịch dạ dày?

Trang 16

- Trong khi hút dịch không được di động ống

- Quan sát và theo dõi bn để tránh đưa nhần ống thông vào đường hô hấp

- Sau khi hút dịch để bệnh nhân tư thế thoải mái, giữ ấm cho bn

- Theo dõi tình trạng chung: mạch, nhịp thở, nhiệt độ, HA

- Gửi bệnh phẩm đi làm xét nghiệm để giúp cho chẩn đoán

- Hướng dẫn bn ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu,ăn làm nhiều bữa, tránh các chất kích thích

- Thực hiện y lệnh thuốc

Câu 27:Trình bày mục đích, chỉ định của hút đờm giãi?

 Mục đích:

- Khai thông đường hô hấp

- Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí

- Lấy dịch phục vụ cho chẩn đoán

- Phòng tránh nhiễm khuẩn

- Hút sâu để kích thích phản xạ ho

 Chỉ định:

- BN có nhiều đờm giãi không tự khạc được

- Hôn mê, co giật xuất tiết nhiều đàm giãi

- Hít phải chất nôn, trẻ em bị sặc bột

- Ngạt nước ối

- BN có đặt nội khí quản hoặc khai khí quản

Câu 28: Trình bày tư thế bệnh nhân, tư thế người phụ trong chọc dò tủy sống?

 Tư thế bn trong chọc dò tủy sống: Đặt bệnh nhân ở tư thế theo chỉ định của bs, bộc

lộ vùng chọc:

- Ngồi ít thông dụng vì dễ xảy ra tai biến

- Nằm: Cho bn nằm nghiêng, lưng sát mép giường quay ra phía bz, kê 1 gối mỏng dưới đầu,1 gối giữa 2 chân, 2 tay khoanh, 2 vai thẳng, bảo bn cong lưng, cẳng gập vào đùi, đùi gập vào bụng

Trang 17

 Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối:

- Bàn tay người chọc phải vô khuẩn, người phụ phải đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay

- Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn

- Kỹ thuật phải đảm bảo vô khuẩn

- Sát khuẩn rộng vùng chọc bằng cồn Iod và côn 700

 Chuẩn bị đầy đủ: Dụng cụ, hồ sơ bệnh án, thuốc, phương tiện phòng chống tai biến

 Chuyển bn đến phòng thủ thuật Trường hợp chọc dò tại giường bệnh phải có bìnhphong che

 Giải thích mục đích của việc chọc dò, trấn an bn và người nhà để họ hợp tác với thầy thuốc

 Người phụ cần phối hợp nhịp nhàng với bs để tiến hành thủ thuật đúng quy trình

 Theo dõi tình trạng của bn trong và sau khi chọc để phát hiện kịp thời các tai biến xảy ra

Câu 30: Trình bày tai biến và cách đề phòng của chọc dò màng bụng ?

 Ngất: Do bn sợ hãi Xữ trí: Đặt bn nằm đầu thấp, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt,tiêm thuốc trợ tim theo y lệnh

 Quai ruột bịt kín đầu kim: Nhẹ nhàng lắc đầu kim tránh làm thủng ruột

 Chọc vào ruột: theo dõi tình trạng đau bụng, thân nhiệt, phản ứng thành bụng

 Chọc vào mạch máu: rút kim ngay

 Xuất huyết trong ổ bụng:

- Do dịch chảy quá nhanh, quá nhiều gây áp lực trong ổ bụng đột ngột

- Biểu hiện: Mạch nhanh, HA tụt, choáng váng

 Nhiễm khuẩn thứ phát sau chọc: theo dõi mạch, HA, nhiệt độ, tình trạng chung

Câu 31 :Trình bày mục đích của kỹ thuật chọc dò ống sống, màng bụng, màng phổi màng tim ? Tai biến và cách xử trí sau chọc dò màng phổi :

- Bơm rửa sạch các khoang

- Bơm thuốc hoặc hơi để điều trị tại chổ, đặc biệt còn bơm thuốc cản quang hoặc hơi để chụp não hoặc tủy sống

Trang 18

- Chọc tháo bớt dich để điều trị hội chứng chèn ép hoặc làm giảm áp lựcKhi số lượng dịch ít gọi là chọc dò, khi hút số lượng dịch nhiều thì gọi là chọc tháo

«     Tai biến và cách xử trí sau chọc dò màng phổi:

  + Ngất: do quá sợ hãi, do thay đổi áp lực đột ngột của màng phổi biểu hiện: tím tái, ngừng thở, ngừng tim Xử trí: làm thông thoáng dường hô hấp, cho bệnh nhân nằm đầu thấp, hồi sinh hô hấp tuần hoàn, phối hợp với bs xử trí kịp thời

 + Tràn khí màn phổi: ho rũ rượi, khó thở tím tái Xử trí: cho bn ngồi dậy, động viên an

ủi, phối hợp với bs xử trí kịp thời

 + Phù phổi cấp: khó thở tím tái, ho khạc ho ra bọt hồng, mạch nhanh Huyết áp hạ._ Xử trí:  + Chuyển bn đến ngay phòng cấp cứu

        + cho bn nằm theo tư thế Fowler

 + Tổn thương tế bào phổi: ho khạc đàm có máu Xử trí: động viên an ủi, mời bs ngay

Câu 32 : Trình bày nhu cầu về thức ăn hữu cơ :

• Thức ăn có bản chất là protit : có vai trò quan trọng trong sự tạo hình của cơ thể là thành phần chủ yếu của các tế bào Thiếu protit cơ thể không thể phát triển được, sức đề kháng với cơ thể kém đi, chuyển hóa nước bị ảnh hưởng gây ra phù

- Nguồn gốc : cá thịt trứng, tôm, cua, ốc, đậu đỏ

- Nhu cầu protit: người bình thường trung bình 1- 1,5 g/kg trọng lượng cơ thể trong ngày, tối thiểu 0.6 g/kg trọng lương cơ thể trong ngày

- Tỷ lệ protit động vật/ protit thực vật > 1 là tốt nhất

- Khi chuyển hóa hoàn toàn 1g protit cho 4 Kcalo

• Thức ăn có bản chất là lipit : cơ thể cần lipit để tiêu đốt và sản sinh nhiệt lượng Ngoài

ra thức ăn có lipit giúp hấp thu các loại vitamin tan trong dầu mở

- Nguồn gốc : dầu, mỡ

- Nhu cầu lipit : 0,7 – 2g/kg trọng lượng cơ thể trong ngày

- Khi chuyển hóa hoàn toàn 1g lipit cho 9 Kcalo

• Thức ăn có bản chất là gluxit : cung cấp 2/3 năng lượng cho cơ thể

- Nguồn gốc: các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì

- Nhu cầu gluxit : 5-7g/kg trọng lượng cơ thể trong ngày Một người nặng 50kh cần từ 250 – 500g gluxit mỗi ngày, nấu tính ra gạo mỗi ngày cần 350 – 700g gạo

- Khi chuyển hóa hoàn toàn 1g gluxit cho 4 Kcalo

Câu 33: Trình bày nhu cầu về thức ăn vô cơ, vitamin?

Trang 19

• Nước: chiếm 70% trọng lượng cơ thể

-         Nhu cầu về nước: phụ thuộc vào sự cân bằng xuất nhập nước nước đưa vào cơthể qua thức ăn, nước uống

-         Nhu cầu trung bình 1 người cần 2,5 – 3 lít/ ngày Nếu nhiệt độ môi trường quá nắng hoặc lao động quá nặng thì nhu cầu có thể tăng hơn

• Muối khoáng: chiếm 4 – 5% thể trọng, tham gia vào tất cả các thành phần của tế báo

và mô của cơ thể Các chất muối khoáng như: Na, K, Fe, Ca, P, Cl giữ vai trò quan trọng trong sứ hoạt động và phát triển bình thường của cơ thể

• Các vitamin: chiếm 1 số lượng rất ít, nhưng rất quan trọng, nếu thiếu thì cơ thể không tồn tại dược phần lớn vitamin tổng hợp ở thực vật và vi khuẩn, 1 số được tổng hợp bằng nhân tạo

Câu 34: Trình bày chỉ định cách thực hiện chế độ ăn hạn chế sợi xơ?

-         Nên tránh các thức ăn sau:

+ Đậu, sắn, bắp, khoai, ngô

+ Cá chiên, khoai chiên, thịt nguội có nhiều gân và sụn

+ các thứ rau dưa, hoa quả có nhiều bã như: dứa, lê, táo

-         Nên dùng các loại thức ăn dưới đây: sữa, bơ, khoai nghiền bỏ xơ, rau non, trứng, nước ép trái cây

-         Cách chế biến: rau quả nghiền nhỏ hoặc nấu nhừ, thịt cá băm kỹ, hầm nhừ, để các chất sợi biến thành keo lỏng, gạo mì đã loại cám xay kỹ

Câu 35: Trình bày chế độ ăn hạn chế muối?

Câu 36 Trình bày mục đích và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng?

 Mục đích:-nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật

-là 1 yếu tố điều trị chủ yếu trong 1 số bệnh, làm tăng hiệu lực của các phương tiện điều trị, làm giảm tái phát trong các bệnh mạn tính, ngăn ngừa ko cho bệnh tiến triển nặng thêm hoặc chuyển sang mạn tính

- Phòng bệnh

 Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng:

Trang 20

-         Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân

-         Cơ thể sống dù ở trạng thái nghỉ ngơi củng phải tiêu hao 1 số năng lượngNhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan duy trì sự sống

-         Khi ốm đau thì nhu cầu về dinh dưỡng là vô cùng quan trọng vì giúp cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật và hồi phục sức khỏe

-         Ăn uống có tầm quan trọng như thuốc để điều trị Do đó bằng mọi cách người điều dưỡng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh

Câu 37: trình bày nguyên tắc chỉ điịnh chế độ ăn điều trị:

- Căn cứ vào tính chất thương tổn của cơ quan bị bệnh mà điều trị

- Căn cứ vào sự phản ứng, quá trình hồi phục, cơ chế điều hòa, thích ngi của

cơ thể

- Điều trị triệu chứng: Nâng cao sức đề kháng

- Không dk tiến hành ăn 1 cách máy móc

- Chế độ ăn cần căn cứ vào nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, tình hình lâm sang và diển biến của bệnh

- Phải xem chế độ dinh duosngx là phương thuốc điều trị

Câu 38 trình bày khái niệm, nguyên tắc dự phòng của loét ép?

-         Thêm vào đó mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ ,vải trải giường khôngphẳng, giường cũng không có đệm cũng tạo điều kiện thuận lợi gây nên loét ép

 Nguyên tắc dự phòng: Cơ bản là tạo cho máu dễ lưu thông

-         Thường xuyên thay đổi tư thế cho bn, tối đa 2h/ lần

-         Giữ gìn da khô sạch, nhất là ngừng vùng dễ bị loét ép

-         Thường xuyên xoa bóp những vùng dễ bị loát ép

Câu 39: trình bày triệu trứng của loét ép?

-         Tại những vị trí dễ bị loét ép, trước hết người bệnh có cảm giác đau

-         Có 1 vùng đỏ lên do xung huyết

-         Có nốt phỏng, nốt phỏng này thườn vỡ sớm

-         Có vết trợt biểu bì, dưới vết trợt này có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt sau đó đenlại

-         Cảm giác của bn tại cùng loét giảm hẳn sờ vào thấy lạnh

-         Cuối cùng để lại 1 vết loét sâu, to, nham nhở màu đen rất khó điều trị

-         Có thể bội nhiễm

Câu 40 Trình bày phương pháp phòng ngừa loét ép?

 giữ gìn da khô sạch, phát hiện vùng dễ bị loét ép

-         Hàng ngày phải quan sát vùng dễ bị loét ép

Ngày đăng: 25/12/2024, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w