Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ HK I năm học 2009 - 2010, những thuận lợi và khó khăn cơ bản: 1- Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ HK I năm học 2009 - 2010 Trong học kì I năm h
Trang 1PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số / BC - ĐMR
Đạ M’rông, ngày 21 tháng 12 năm 2009
BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I
VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ II
NĂM HỌC : 2009 – 2010
Căn cứ chỉ thị số 4899/CT-BGD&ĐT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo “về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009 – 2010”
Căn cứ văn bản số 45/BC-PGD&ĐT ngày 21/8/2009 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009 và hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học 2009 – 2010; văn bản số 101a/CV-PGD&ĐT ngày 24/8/2009 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2009 – 2010
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của trường THCS
Đạ M’Rông Nay nhà trường tiến hành kiểm điểm, đánh giá sơ kết học kỳ I năm học
2009 – 2010 với những nội dung sau:
PHẦN I: BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ SƠ KẾT HỌC KỲ I
Năm học 2009 - 2010
I Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ HK I năm học 2009 - 2010, những thuận lợi và khó khăn cơ bản:
1- Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ HK I năm học 2009 - 2010
Trong học kì I năm học 2009 - 2010 nhà trường đã phát huy những thành tích đã đạt được của năm học 2008 - 2009, tập thể cán bộ giáo viên trường THCS Đạ M’rông
đã tiếp tục giành được những thành tích mới trong dạy và học, có nhiều chuyển biến thực sự trong phong trào thi đua "Dạy tốt – học tốt " và thực hiện có hiệu quả kế hoạch nhiệm vụ giáo dục giảng dạy, đã tích cực vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”
* Về quy mô :
a Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên :
- Tính đến tháng 12/2009 tổng số CBGV- CNV có 30 đ/c Trong đó:
- Giám hiệu : 2 đ/c ; Nam : 02; Nữ : 00
- Nhân viên hành chính : 04 đ/c Nam : 01; Nữ : 03
- Giáo viên : 24 đ/c ; Nam : 15; Nữ : 09
Toàn trường : Nam : 18 đ/c; Nữ : 12 đ/c ; Biên chế : 22 đ/c; hợp đồng : 08 đ/c
- Hoạt động chuyên môn theo 4 tổ :
Tổ Toán Lý Tin Công nghệ : 06 đ/c
Tổ Văn Sử Công Dân : 07 đ/c
Tổ Sinh Hóa Thể dục : 05 đ/c
Tổ Anh văn Mỹ thuật Âm nhạc : 06 đ/c
Trang 2Tổ Hành chính – Văn phòng : 04 đ/c
- Chi bộ Đảng có : 05 Đảng viên, tỷ lệ : 16,7 %; đoàn viên có: 27 Đoàn viên, tỷ lệ :
90 %; Liên đội có : 13 Chi đội, 388 đội viên
b Học sinh :
- Tỷ lệ duy trì sĩ số : 98,2 % (năm trước 98,6 %) năm 2007 là : 92,3 %), năm 2008 là : 90,5 %
- Tổng số Học sinh đầu năm : 395 Học sinh/ 13 lớp Trong đó :
Lớp 6 : 116 Học sinh
Lớp 7 : 108 Học sinh
Lớp 8 : 112 Học sinh
Lớp 9 : 59 Học sinh
c Trường, lớp :
- Trường có 01 trường chính và có điểm trường (phân trường Đơng Jri)
- Trường có 13 lớp 388 Học sinh (tính đến 19/12/2009)
Trong đó :
Lớp 6 : 118 Học sinh, giảm 03 Học sinh
Lớp 7 : 122 Học sinh
Lớp 8 : 68 Học sinh, giảm 02 Học sinh
Lớp 9 : 52 Học sinh
d Về cơ sở vật chất :
- Có 08 phòng học, 06 phòng trường chính, 02 phòng điểm trường, đủ cho học hai ca
- Có 01 phòng máy vi tính và thiết bị nghe nhìn, 01 phòng thiết bị thư viện ; 06 phòng làm việc hành chính văn phòng
- Số lượng máy tính : 41 cái, trong đó máy bàn : 40 cái, máy xách tay ; 01 cái 04 máy chiếu, 02 máy chụp đa vật thể, 01 máy ken hình Trường đã lắp đặt kết nối Internet phục vụ công tác dạy học ứng dụng CNTT
2 Những thuận lợi:
Cơ sở vật chất nhà trường từng bước được tăng cường, đồ dùng trang thiết bị được bổ sung qua việc tự mua sắm của nhà trường Công tác xã hội hoá giáo dục được chú trọng, hoạt động sư phạm ngày càng phát triển phong phú chuyên sâu Công tác chăm lo xây dựng đời sống văn hóa khu tập thể đã được nâng dần
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND xã, các cấp ngành từ xã đến huyện là động lực giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học kì I
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhiệt tình, đã khơi dậy được các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, phong trào giảng dạy ứng dụng CNTT, thực hiện các chuyên đề
về vận dụng và đổi mới phương pháp vào công tác giảng dạy trong nhà trường, từ đó tạo được niềm tin tưởng, đoàn kết hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
3 Những khó khăn cơ bản.
Cơ sở vật chất: các phòng chức năng, phòng thực hành còn thiếu, khuôn viên trường học chưa đảm bảo theo chuẩn quy định, cụ thể :
- Bàn ghế trong mỗi phòng học đã có chiều hướng hư hỏng Chất lượng phòng học có
xu hướng xuống cấp, do hao mòn theo thời gian và chất lượng công trình kém đảm bảo Diện tích sân chơi bãi tập hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động giáo dục toàn diện
- Một bộ phận Học sinh chưa chăm ngoan, yếu trong việc tu dưỡng rèn luyện, khả năng thích nghi với môi trường học tập chậm
Trang 3- Vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa quan tâm trong việc giáo dục con cái, chưa đầu tư
hỗ trợ mua sắm đồ dùng, dụng cụ học tập và sách tham khảo cho các em, để các em nghỉ học, bỏ học nửa chừng
II Đánh giá quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ giáo dục :
1 Thực hiện các nhiệm vụ và yêu cầu chung :
a Đánh giá tình hình thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Trong năm học 2009 – 2010 nhà trường đã tích cực triển khai để toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên tiếp tục tham gia đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chuyên đề : Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng
sự Tổ Quốc, phục phụ nhân dân Qua nghiên cứu học tập đội ngũ đã nhận thức sâu rộng
và tự liên hệ về bản thân mình, tự trau dồi phẩm chất đạo đức, luôn giữ gìn uy tín danh
dự nhà giáo ở mọi nơi mọi lúc, không để xảy ra tình trạng vi phạm về đạo đức nhà giáo
b Đánh giá việc triển khai thực hiện qui định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo Qui định về đạo đức nhà giáo
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức quán triệt qui định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo Đã phô tô in ấn các điều qui định đến từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, thực hiện nghiên cứu phổ biến lại vào cuối tháng 11/2009 Qua nghiên cứu học tập đa số cán bộ giáo viên, công nhân viên đã tích cựu, nỗ lực phấn đấu trong công tác, tận tụy với Học sinh, với đồng chí đồng nghiệp với quần chúng bà con nhân dân Phát huy tinh thần phẩm chất cao cả và tốt đẹp của người thầy trong sự nghiệp trồng người
c Đánh giá việc thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện Học sinh tích cực” Chỉ thị 32/2006/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cựu và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục
Tiếp theo các năm học trước, trong năm học này nhà trường tiếp tục phát động phong trào xây dựng “Trường học thân thiện Học sinh tích cực”; tiếp tục phát động thực hiện cuộc vận động: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" Tổ chức cho CBGV và Học sinh đăng ký thi đua và ký cam kết thực hiện trong buổi lễ khai giảng năm học mới
Nhà trường tập trung xây dựng kỷ cương nề nếp dạy & học ngay từ đầu năm học.Thực hiện các giải pháp đồng bộ tại đơn vị, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong thi cử, trong đánh giá xếp loại Học sinh ở các tiết học, các môn học
Tổ chức nhiều phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, vui chơi giải trí, trong nhà trường như Thi đèn lồng dịp tết trung thu, kỷ niệm 20/10; Tổ chức văn nghệ Tiếng hát dân ca, văn nghệ quần chúng kỷ niệm 20/11; Giao lưu bóng đá, bóng chuyền, làm báo tường kỷ niệm 22/12, kỷ niệm 30 năm thành lập xã Đạ M’rông, kỷ niệm 5 năm thành lập huyện Đam Rông
Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây sân trường, phát động trong giáo viên và Học sinh trồng cây xanh trong lớp học và khu làm việc hành chính, tổng số kinh phí hơn 900 ngàn đồng
Đẩy mạnh và phát huy phong trào thi đua "Hai tốt", đổi mới phương thức điều hành lãnh đạo chỉ đạo chuyên môn, tăng cường tính chủ động sáng tạo, thiết lập kỷ cương và nề nếp trong dạy và học Trên cơ sở tự giác phấn đấu, tự giác học tập và tự giác hoàn thành mục tiệu, nhiệm vụ được giao
Trang 42 Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể :
a Biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục
Trên cơ sở nhiệm vụ giáo dục được ngành và chính quyền địa phương giao cho, nhà trường đã tập trung xây dựng giải pháp như sau:
- Đối với học sinh nhà trường tăng cường quản lí các em bằng việc theo dõi sĩ số hàng ngày.Tăng cường quản lí qua khâu chủ nhiệm lớp và hoạt động Đoàn - Đội
- Thực hiện giảng dạy đầy đủ các môn ở các khối lớp, tạo môi trường học tập thoáng mát, thân thiện để thu hút học sinh đến lớp, đến trường hạn chế bỏ học
- Về đội ngũ nhà giáo và CBQL: Tiếp tục tăng cường công tác tư tưởng chính trị cho đội ngũ, xây dựng ý thức tự học, tự rèn luyện để năng cao tay nghề, đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện máy tính, môi trường làm việc để CBQL và giáo viên thực hiện nâng cao chất lượng hiệu quả cộng việc
- Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy và học : Tổ chức tốt bảo vệ và
sử dụng các trang thiết bị được cấp, phân phối nguồn kinh phí hợp lý để mua sắm trang thiết bị còn thiếu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cổng trường, bàn ghế văn phòng, bể nước khu tập thể
b Công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn
Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong học kì I Các biện pháp chỉ đạo chuyên môn chủ yếu tập trung:
Trên cơ sở kế hoạch của Tổ - Khối chuyên môn, giáo viên lên kế hoạch của bộ môn hàng tuần, hàng tháng.Tăng cường quản lý việc thực hiện Quy chế chuyên môn của tổ, mỗi GV phải soạn bài đầy đủ, chi tiết giáo án trước khi lên lớp, soạn theo tinh thần đổi mới, chắt lọc kiến thức cơ bản
Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình bài học, không cắt xén, dồn ép chương trình Hàng tháng Tổ - Khối chuyên môn rà soát việc thực hiện chương trình và Quy chế chuyên môn Tăng cường kiểm tra việc sử dụng ĐDDH, chống hình thức dạy chay
Triển khai giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, giảng dạy bộ môn tin học ở khối 6 theo hướng dẫn của ngành Đã tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia học tập kiến thức tin học căn bản tham gia các lớp bồi dưỡng về sử dụng phần mềm trong dạy học,
Triển khai cho Học sinh học Nội quy và Điều lệ nhà trường Triển khai để GV chủ nhiệm sử dụng các tiết sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khoá, hoạt động NGLL vào giáo dục đạo đức và rèn luyện nhân cách Học sinh
Tăng cường đánh giá xếp loại nề nếp các lớp hàng tuần
Tổ chức phân công chuyên môn cho tất cả giáo viên theo môn đào tạo và khả năng, điều kiện tiếp nhận bộ môn Đối với các môn thể chất tăng cường cơ sở vật chất sân bãi phục vụ cho dạy và học
Đẩy mạnh giáo dục toàn diện Học sinh, coi trọng chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, tăng cường kiểm tra đột xuất, công tác kiểm tra chuyên đề, công tác thanh tra toàn diện từ đó có hướng điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ cho từng giáo viên
Qua công tác kiểm tra KSCL đầu năm, các tổ khối chuyên môn đã nắm bắt kịp thời tiến độ chất lượng từ đó có biện pháp chỉ đạo để đạt được kế hoạch thực chất theo tinh thần cuộc vận động "Hai không"
c Tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy.
Trang 5Số lượng giáo viên dự tập huấn các chuyên đề đổi mới phương pháp đạt 100% Chất lượng giảng dạy của giáo viên cơ bản đạt yêu cầu đề ra
Trong học kỳ đã triển khai để cán bộ giáo viên thực hiện vận dụng giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, mỗi tổ chuyên môn thực hiện thao giảng dạy tốt bằng giáo án điện tử
Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, và giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở bộ môn Văn, sử
Chất lượng đồ dùng thiết bị cơ bản đáp ứng được việc giảng dạy Tuy nhiên, vẫn còn bất cập ở một số đồ dùng trang thiết bị dễ vở, dễ hỏng, một số nội dung của SGK dung lượng còn nhiều đối với một tiết học, khó có thể truyền tải đầy đủ kiến thức cơ bản cho Học sinh
Duy trì công tác phổ cập THCS đã được công nhận.Tổ chức điều tra cập nhật thường xuyên hàng đợt theo quy định, tạo các nguồn kinh phí để thực hiện tốt phổ cập THCS
Cuộc vận động: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đã tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội Phụ huynh Học sinh ngày càng có sự quan tâm hơn đến việc học tập của con em Đối với nhà trường 100% CBGV
và Học sinh hưởng ứng tốt cuộc vận động, hạn chế việc quay cóp, trao đổi bài của Học sinh trong các tiết kiểm tra, việc thi chất lượng hàng kỳ thực hiện nghiêm túc đúng Quy chế, chất lượng đánh giá Học sinh được giáo viên quan tâm không có hiện tượng tuỳ tiện, thay đổi kết quả học tập của Học sinh Nền nếp, chất lượng học tập ngày càng nghiêm túc hơn
Chất lượng Dạy - Học ngày càng phản ánh thực chất hơn, kết quả tu dưỡng và học tập của Học sinh cũng được phản ánh ngày càng sát thực hơn Từ đó, giúp nhà trường định hướng kế hoạch bồi dưỡng phụ đạo đối với số Học sinh ngồi nhầm lớp góp phần phản ánh đúng thực trạng chất lượng của nhà trường
3 Chất lượng giáo dục
a Chất lượng giáo dục hai mặt:
* Học lực:
- Xếp loại: Giỏi: 1,4 % Cùng kỳ năm trước Giỏi: 0,29%
* Hạnh kiểm:
- Xếp loại: Tốt: 51,0 % Cùng kỳ năm trước Tốt: 36,21 %
- Học sinh đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến” là: 64 em, tỷ lệ 17,8 % (năm trước 37 em)
- Học sinh đạt danh hiệu “Học sinh giỏi” là: 5 em, tỷ lệ 2,5 % (năm trước 01 em)
b Kết quả rèn luyện Học sinh học lực yếu kém
Tổng số Học sinh yếu kém qua phân loại đầu năm như sau:
Khối 6: 84 Học sinh Khối 7: 94 Học sinh Khối 8: 57 Học sinh Khối 9: 43 Học sinh
Trong đó: số lượng Học sinh kém là 83 em (khối 6: 26 Học sinh, khối 7: 37 Học sinh, khối 8: 12 Học sinh, khối 9: 08 Học sinh)
Qua quá trình dạy phụ đạo và bồi dưỡng cho số Học sinh yếu kém Đến cuối học
kì I năm học 2009 - 2010 kết quả đạt được như sau:
Trang 6- Nâng bậc cho Học sinh yếu được 112 em (đầu năm là 195 em), còn lại 83 em bồi dưỡng tiếp trong học kì 2
- Nâng bậc cho Học sinh kém được 83 em (đầu năm là 83 em)
4 Công tác xây dựng cơ sở vật chất:
- Trong học kỳ đã tham mưu và đầu tư xây dựng: 01 công trình nhà vệ sinh, nhà tắm cho khu tập thể giáo viên, mua sắm các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn phục vụ hoạt động giáo dục (Trích từ ngân sách nhà nước)
- Xin kinh phí hỗ trợ mua máy tính xách tay, máy phô tôcoppy trị giá 70 triệu đồng
- Xây dựng cổng trường trí giá hơn 4 triệu đồng
- Được đầu tư 01 phòng máy tính, 01 phòng nghe nhìn trị giá hơn 80 triệu đồng
- Chăm lo tu sửa nhà vệ sinh vệ sinh khuôn viên nhà trường, đào mương thoát nước đào hàng rào và trồng chăm sóc cây xanh khu vực sân trường
5 Công tác phổ cập giáo dục:
- Đã huy động lực lượng cán bộ giáo viên tham gia công tác phổ cập giáo dục tại địa phương Đã xử lý thông tin đối với các đối tượng trong độ tuổi phải phổ cập hoàn tất các loại hồ sơ, biểu mẫu Đã được công nhận đơn vị duy trì đạt chuẩn phổ cập từ tháng 10/2008
Tuy nhiên:
- Tỷ lệ Học sinh trong độ tuổi nghỉ học, chưa ra lớp vẫn còn cao
- Nhà trường tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương, ban ngành cấp trên để tiếp tục mở lớp học phổ cập linh hoạt tại xã Đạ M’ rông trong thời gian tới
6 Công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường:
- Chăm lo xây dựng và giữ gìn an ninh trật tự đơn vị, không để xảy ra cháy nổ, mất cắp tài sản trong đơn vị
- Thường xuyên triển khai tới các bộ phận đoàn thể chăm lo, giữ gìn cảnh quan, môi trường sư phạm Quán triệt tới đội ngũ và Học sinh tinh thần chấp hành pháp luật nhà nước, chấp hành trật tự an toàn xã hội Không có CBGV – CNV và Học sinh vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội
- Đã xây dựng quy chế làm việc của đơn vị: Phân công rõ trách nhiệm đối với từng đồng chí lãnh đạo, các đoàn thể và các tổ khối thực hiện nhiệm vụ công tác Nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan
- Giao quyền cho các tổ khối chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động chuyên môn và chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn Thành lập các hội đồng tư vấn như: Hội đồng trường, ban liên tịch nhà trường, hội đồng thi đua khen thưởng, ban kiểm tra nội bộ đơn vị, Hội cha mẹ Học sinh giúp nhà trường trong khâu quản lý và thực hiện nhiệm vụ giáo dục
- Thường xuyên phối hợp cùng công đoàn nhà trường tổ chức các phong trào thi đua “ Hai tốt” cụ thể trong học kỳ I đã thực hiện 33 tiết dạy tốt, phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động vui choi giải trí
7 Công tác giáo dục thể chất và y tế học đường:
- Tổ chức để Học sinh đựơc học đủ số tiết bộ môn thể dục tạo điều kiện để Học sinh được học các phần tự chọn về thể dục
- Thường xuyên tổ chức các phong trào VHVN – TDTT nhân các ngày lễ như: Bóng chuyền giữa các lớp 8,9, giao lưu trò chơi giữa các chi đội 6,7, tổ chức VHVN quần chúng giữa giáo viên và Học sinh nhân dịp 20 – 11
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục Học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường, tự chăm sóc giữ gìn sức khoẻ bản thân
- Phối hợp với trạm y tế xã để theo tư vấn chăm sóc sức khỏe cho Học sinh, tiêm phòng ngừa cho Học sinh nữ khối 8
8 Công tác xã hội hoá giáo dục:
- Củng cố và phát triển công tác hội như: Chi hội khuyến học, hội cha mẹ Học sinh
- Thực hiện các phong trào tình thương, giúp đỡ đồng chí đồng nghiệp trong lúc khó khăn, hoạn nạn
Trang 7- CBGV và phụ huynh Học sinh đã có nhận thức tốt về công tác xã hội hoá giáo dục Phong trào khuyến học khuyến tài đã tạo sự quan tâm chung của phụ huynh, của dòng
họ và của thôn, xã XD tốt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Trong học kỳ I năm học 2008 – 2009 tuy còn nhiều những khó khăn bất cập cả về đội ngũ và tình hình Học sinh Song nhà trường tập thể CBGV – CNV đã từng bước cố gắng khắc phục khó khăn và thực hiện nhiệm vụ giáo dục được giao Không có tình trạng CBGV – CNV, Học sinh vi phạm kỷ luật
Tư tưởng đội ngũ đã dần được ổn định, nhiệm vụ chuyên môn được thực hiện thường xuyên và đầy đủ Đời sống của CBCNV được cải thiện và nâng lên
Trong học kỳ các phong trào được thực hiện thường xuyên, có tác dụng rõ rệt thu hút các em Học sinh đến trường, duy trì được nề nếp dạy và học Nhiều CBGV – CNV
đã năng động nhiệt tình tận tuỵ với Học sinh đã tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo, giúp đỡ Học sinh trong học tập cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày
Trong học kỳ tới đội ngũ nhà trường cần tiếp tục đổi mới cả về phương thức lãnh đạo, phương thức tổ chức dạy học, nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại thiếu sót quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giáo dục mà ngành, cấp trên giao cho
Trên đây là báo cáo kiểm điểm, đánh giá sơ kết học kỳ I năm học 2008 – 2009 của trường THCS Đạ M’ rông Rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, sự góp ý chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên
PHẦN II : PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG HỌC KÌ II.
NĂM HỌC 2009 - 2010
A NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1 Tiếp tục thực hiện chỉ thị của ngành về “Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực”; tiếp tục thực hiện chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
2 Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” Đổi mới công tác tổ chức các kì kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của Học sinh
3 Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm duy trì kết quả công tác phổ cập giáo dục cho năm 2009
4 Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương và ngành cấp trên về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất : Xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xây dựng khuôn viên hàng rào, cảnh quan môi trường sư phạm theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia
5 Tích cực thực hiện các giải pháp về đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, giáo dục Học sinh, nhằm đạt hiệu quả công tác nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 8B CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH.
1 Chỉ tiêu phấn đấu
a Các mặt hoạt động và kết quả giáo dục cần đạt
- Duy trì sĩ số : 95 %
Chất lượng giáo dục hai mặt cuối kỳ, cuối năm :
2 Nhiệm vụ và giải pháp
a Đối với tổ bộ môn :
- Xây dựng kế hoạch giao cho từng giáo viên bộ môn quản lý, giúp đỡ Học sinh trong học tập, tăng cường bồi dưỡng phụ đạo Học sinh yếu kém
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động chuyên đề về vận dụng, ứng dụng đổi mới phương pháp trong công tác soạn giảng
- Tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi góp ý rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy
và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Tổ chức bồi dưỡng giúp đỡ Học sinh yếu kém, các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục
- Triển khai công tác tự làm đồ dùng dạy học, khắc phục những đồ dùng đã hư hỏng để đưa vào sử dụng trong các tiết dạy
- Chủ động trong việc phối hợp với các tổ bộ môn, các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả
b Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp :
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch chi tiết ở hàng tháng, hàng tuần về quản lý giáo dục tập thể lớp Xây dựng các giải pháp, biện pháp quản lý nề nếp của lớp hàng ngày có hiệu quả Quản lý chặt chẽ đối tượng Học sinh là con hộ nghèo
- Tích cực trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp mình; trao đổi với phụ huynh Học sinh về tình hình học tập của từng Học sinh ở nhà, để nắm bắt uốn nắn giáo dục kịp thời
- Quản lý tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tập thể dục, công tác trực nhật vệ sinh, công tác lao động, tham gia học tập rèn luyện thân thể, các phong trào thể dục thể thao, văn hóa nghệ của lớp mình Nghiêm túc đánh giá Học sinh theo các chuẩn qui định
- Chủ động phối hợp với Tổng phụ trách đội, tổ chức Đoàn thể trong nhà trường để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho Học sinh
c Đối với giáo viên bộ môn
- Thực hiện công tác soạn giảng phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế Học sinh Lên lớp kiểm diện Học sinh hàng ngày trong buổi học, có biện pháp nhắc nhở uốn nắn Học sinh trong từng tiết học
- Chủ động lập kế hoạch bồi dưỡng phụ đạo Học sinh trong bộ môn, khối lớp mình phụ trách, đầu tư nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị đồ dùng thực hành thí nghiệm, sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
Trang 9- Xây dựng không gian lớp học thoải mái trong những bài giảng, tránh gây căng thẳng không khí nặng nề trong tiết học
d Đối với các tổ, bộ phận công tác khác
- Cần chủ động thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch của nhà trường, có biện pháp phân công cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách
- Thường xuyên phối hợp cùng các tổ bộ môn để thực hiện nhiệm vụ được giao
II CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ.
1 Những mục tiêu và yêu cầu về chất lượng và trình độ đối với giáo viên
- Bố trí phân công giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo, phân công giảng dạy hợp lý phù hợp với nhu cầu và năng lực công tác của giáo viên
- Tăng cường công tác sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề; công tác kiểm tra đánh giá nhằm bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn Triển khai các hình thức, nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo qui định của ngành
2 Nội dung cần bồi dưỡng
- Tiếp tục bồi dưỡng về kỹ năng ngiệp vụ sư phạm: tư thế tác phong trên bục giảng,
kỹ năng nói, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục
- Bồi dưỡng kiến thức về nhận thức chính trị, về nhận thức quan điểm đường lối giáo dục; về phẩm chất đạo đức nhà giáo
- Kiến thức về ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin
3 Các nhiệm vụ và giải pháp
- Tăng cường quản lý và chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn theo chức năng, nhiệm
vụ quy định Bồi dưỡng, giúp đỡ các tổ trưởng nâng cao năng lực quản lý, phát huy sáng kiến trong công tác hoạt động tổ chuyên môn
- Quản lý, tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy Thúc đẩy các cá nhân, tập thể giáo viên xây dựng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp hữu ích trong giảng dạy bộ môn và quản lý giáo dục Học sinh
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc soạn giảng theo phương pháp mới, chắt lọc kiến thức đảm bảo truyền thụ vững chắc cho Học sinh Nghiên cứu để thực hiện chuyên đề
“Đối mới phương pháp” phù hợp với trình độ và hoàn cảnh thực tiễn của Học sinh địa phương
- Thực hiện tốt việc dạy hoạt động giáo dục NGLL theo các chủ đề, chủ điểm, việc dạy học tự chọn và giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề trong nhà trường, đảm bảo đúng quy định của bộ, ngành về chương trình giáo dục phổ thông
- Tăng cường quản lý, chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá cho điểm Học sinh để đạt các yêu cầu đề ra
- Quản lí, chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, tự làm đồ dùng dạy học, góp phần dần dần hoàn thiện đầy đủ phương tiện dạy học trong nhà trường
- Bồi dưỡng và tổ chức tốt cho giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp cơ sở theo kế hoạch của ngành
- Tiếp tục thực hiện giảng dạy giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh khối 9 theo chương trình qui định của Bộ giáo dục
Trang 10- Tiếp tục tổ chức dạy học chương trình tự chọn : Môn Tin học lớp 6 cho Học sinh khối 6
- Thực hiện chương trình hướng nghiệp định hướng cho Học sinh học học nghề sau khi tốt nghiệp THCS, theo tinh thần phân loại trình độ đối tượng, phù hợp với điều kiện, khả năng và nhu cầu địa phương
- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp theo qui định của Bộ Tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Tích cực thực hiện các chương trình về chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ môi trường; thực hiện an toàn trật tự xã hội
- Tổ chức để 100 % Đội viên Học sinh tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động
xã hội ở nhà trường và địa phương
- Thực hiện chương trình chăm sóc cảnh quan môi trường sư phạm nhà trường, giữ gìn
và bảo quản công trình công cộng
KHOA VÀ CÁC CƠ SỞ VẬT CHẤT KHÁC PHỤC VỤ CHO GIÁO DỤC.
- Tích cực tham mưu xin nguồn vốn để xây dựng phòng bộ môn, phòng thiết bị thư viện, xây dựng hàng rào xung quanh trường, nhà ở công vụ cho giáo viên theo tiêu chuẩn yêu cầu trường học thân thiện
- Tăng cường công tác quản lý thư viện, thiết bị để phục vụ tốt việc sử dụng và bảo quản sách thiết bị Tăng cường đầu tư mua sách báo phục vụ hoạt động đội, sách đọc thư viện
- Nhà trường và công đoàn tích cực quan tâm nơi ăn ở tập thể giáo viên, đảm bảo có chỗ ở và điều kiện để giáo viên làm việc và sinh hoạt Vận động cán bộ đoàn viên tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống
- Tổ chức hoạt động văn nghệ, TDTT trong giáo viên và Học sinh Phối hợp với công đòan, đoàn thanh niên tiếp tục vận động cán bộ đoàn viên, công chức, Học sinh trong trường đóng góp xây dựng cảnh quan sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp
- Tiếp tục xây dựng tổ chức hội, xây dựng chương trình công tác hội để thực hiện các biện pháp vận động Học sinh ra lớp, duy trì và hoàn thành tốt các chương trình phổ cập đang thực hiện
- Tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, để đưa các chương trình giáo dục xã hội vào nhà trường: giáo dục công tác an toàn giao thông ; Phòng chống các tệ nạn xã hội; giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phòng ngừa các bệnh xã hội
- Phát huy vai trò chi hội khuyến học trong nhà trường, chi hội chữ thập đỏ, liên kết các tổ chức hội nhằm đạt được kết quả là chăm lo công tác giáo dục toàn diện Động viên khen thưởng kịp thời những CB GV – CNV – Học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập, thăm hỏi động viên những CB GV – CNV – Học sinh có hoàn cảnh khó khăn