1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo học phần tâm lý khách du lịch Đề tài vương quốc thái lan

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Linh vật của người Thái là Voi trắng, là loài được tôn trọng đặc biệt trên đất nước Thái và trong mỗi lễ hội lớn đều có hình ảnh những chú voi xuất hiện.. Lễ hội té nước Songkran: Songkr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH & CTXH

BÁO CÁO HỌC PHẦN

TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH

ĐỀ TÀI: VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Đồng Tháp, năm 2023

NHÓM : 09 LỚP: ĐHVNH22A HỌC PHẦN: VI4131 GVHD: Th.S TRẦN THANH THẢO UYÊN

Trang 2

Nguyễn Thị Như Ý Giới thiệu sơ lược Thái Lan, PowerPoin,

Tiểu luận

thực, Trang phục Nguyễn Thị Trúc Quỳnh Tìm hiểu về văn hóa Thái Lan: Cách chào ,

Những điều kiêng kỵ

Phạm Văn Chí Cường Giới thiệu một số điểm du lịch nổi tiếng ở

Thái Lan

Phạm Văn Ngọc Em Tìm hiểu tâm lý du khách Thái Lan

đến

THÀNH VIÊN VÀ CÔNG VIỆC

Trang 3

MỤC LỤC

1.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÁI LAN 1

2.TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA THÁI LAN 2

2.1 Lễ hội 2

2.2 Ẩm thực 3

2.3 Trang phục 4

2.4 Cách chào 5

2.5 Những điều kiêng kỵ 6

3 MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở THÁI LAN 7

4 TÂM LÝ DU KHÁCH THÁI LAN 8

5 GIỚI THIỆU GÌ KHI DU KHÁCH THÁI LAN ĐẾN VIỆT NAM 9

5.1 Về ẩm thực 10

5.2 Về địa điểm du lịch 12

Trang 4

NỘI DUNG

1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÁI LAN

- Thái Lan tên đầy đủ là Vương quốc Thái Lan, được mệnh danh là “xứ sở

chùa vàng” Nằm ở trung tâm Đông Nam Á với diện tích là 513.120 km2 Hình dạng đất nước tạo nên hình khối liên tục được ví như cái đầu voi với cái vòi vươn ra phía Tây Nam và tai voi hướng về phía Bắc Thủ

đô của Thái Lan là Bangkok là thành phố lớn nhất, là trung tâm của các hoạt động chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan, và một số cộng đồng người nói tiếng

Mã Lai và Hoa Ngày nay Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh doanh và khoa học kĩ thuật Nơi đây được coi là đất nước của Phật Giáo, khoảng 95% dân số theo đạo Phật và một số ít theo Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và các đạo khác Vì chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật Giáo nên họ rất sùng đạo, tôn kính Hoàng gia và các thứ bậc như tuổi tác

- Thái Lan là một đất nước quân chủ lập hiến đứng đầu là Vua, vì vậy văn hóa Thái Lan cho rằng sự thiếu tôn trọng hoàng gia là phạm luật Về tiền

tệ Thái Lan sử dụng đồng baht và trên mỗi đồng baht đều in hình nhà Vua Là quốc gia nông nghiệp và Phật giáo, Thái Lan có một bản sắc vô cùng phong phú Người Thái giản dị, ân cần, cởi mở và hiếu khách Quốc kỳ của Thái Lan gồm có 5 sọc với 3 màu “đỏ - trắng – lam”, đại diện cho “dân tộc – tôn giáo – nhà vua”, một khẩu hiệu không chính thức của Thái Lan Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh tinh thần của dân tộc Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết của tôn giáo Màu lam nằm giữa, rộng gấp đôi các sọc khác, đại diện cho nhà Vua, tượng trưng cho sự uy quyền của hoàng tộc Quốc huy của Thái Lan là Kim Sí Điểu Garuda

- Quốc hoa của Thái Lan là hoa Muồng Hoàng Yến tên gọi khác là hoa

Bò Cạp Vàng Những người dân Thái coi màu vàng của loài hoa này như

là màu sắc của Phật giáo và sự vinh quang Hoa Muồng Hoàng Yến

Trang 5

tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa hợp, thường được sử dụng trong các dịp cúng lễ quan trọng Linh vật của người Thái là Voi trắng, là loài được tôn trọng đặc biệt trên đất nước Thái và trong mỗi lễ hội lớn đều có hình ảnh những chú voi xuất hiện

2 TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA THÁI LAN.

2.1 Lễ hội

1 Lễ hội té nước Songkran:

Songkran là tết cổ truyền của người Thái Lan, được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (13-15/04 dương lịch) để đón chào năm mới Đây là thời điểm người dân xứ sở Chùa Vàng bày tỏ sự biết ơn đến Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm thể hiện lòng tôn kính Theo quan niệm của người Thái, việc té nước giúp họ gột rửa những điều chưa tốt trong năm cũ và đón nhận những may mắn trong năm mới

2 Lễ hội hoa đăng Loy Krathong:

Đây là lễ hội truyền thống, có nguồn gốc từ rất lâu đời của người Thái Lan

Lễ hội Hoa đăng này được tổ chức vào đêm rằm tháng 12 theo lịch Thái Lễ hội Krathong lớn thứ hai của Thái sau Songkran

Loy Krathong là thời điểm mọi người bày tỏ sự biết ơn nữ thần nước vì đã ban cho người dân nguồn nước dồi dào Qua đó, người dân Thái Lan xem lễ hội này là cách để họ tránh xa những điều không hay trong quá khứ và cầu mong những điều may mắn trong tương lai

3 Lễ hội Hoàng gia:

Địa điểm: cả nước Thái Lan

Lễ hội hoàng gia gồm nhiều lễ hội nhưng nổi bật nhất là lễ hội mừng sinh nhật của nhà vua và hoàng hậu Vào dịp diễn ra lễ hội, các nhà đều trang hoàng cẩn thận, phố xá cũng tổng vệ sinh sạch sẽ Đặc biệt là các khu vực xung quanh hoàng cung sẽ thắp đèn và bắn pháo hoa Hai hôm trước ngày sinh nhật đức vua, cận vệ hoàng gia sẽ diễu hành và tuyên lại lời thề trung thanh tuyệt đối của họ Còn những người dân sẽ đặt vòng hoa trước tượng

Trang 6

của nhà vua để bày tỏ lòng thành Các cơ quan, trường học đều được trang hoàng đẹp mắt, các thành phố lớn đặc biệt là những khu phố xung quanh hoàng cung cũng sẽ thắp đèn sáng rực đêm tạo thành không gian vô cùng ấn tượng

4 Lễ hội voi Surin:

Lễ hội truyền thống này được diễn ra tại Surin – Isaan, phía Đông Bắc Thái Lan, đây là 1 trong những lễ hội truyền thống đất nước Thái Lan Lễ hội voi Surin được tổ chức nhằm tôn vinh những chú voi và những người bạn đồng hành huấn luyện chúng Lễ hội diễn ra vào cuối tuần thứ 3 trong tháng 11, mang đầm nền văn hóa đặc sắc Thái Lan Đến với ngày lễ này, bạn sẽ được dịp chứng kiến 300 chú voi diễu hành và chiêm ngưỡng những động tác đầy nghệ thuật như nhảy, đá bóng hay cả kéo co của chúng

2.2 Ẩm thực

1 Pad Thái:

Một trong những món ăn nổi tiếng và phồ biến nhất của Thái Lan là pad Thái, một món tương tự như phở xào của Việt Nam Nguyên liệu của món

ăn này gồm có phở xào với tôm, thịt, trứng, giá, hẹ Sự khác biệt là ở phần nước sốt chua ngọt được làm từ nước cốt me, nước mắm và đường Khi ăn rắc thêm ít lạc rang và hành phi thì giòn, sức quyến rũ không thể nào cưỡng lại

Pad Thái được xem là một trong những món ăn quốc gia của Thái Lan Những quầy hàng ở phố Khao San là điểm bán pad Thái được nhiều khách hàng yêu thích

2 Som Tum Thái:

Som Tum hay còn gọi là gỏi đu đủ Thái là một loại gỏi cay với nguyên liệu chính là đu đủ xanh bào sợi Món ăn này được đánh giá là có đầy đủ các vị

cơ bản của ẩm thực Thái Lan: vị chua của chanh, cay của ớt, mặn của nước mắm và ngọt của đường thốt nốt

3 Tom Yum Koong – Súp tôm chua cay:

Trang 7

Tom Yum là tên của một loại canh chua cay của Thái đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới Món ăn này được làm từ những con tôm tươi ngon nhất cùng những loại gia vị và rau thơm có vị cay nồng và chua đặc trưng rất Thái Tom Yum ngon nhất là khi ăn nóng, vị chua cay đặc trưng, mùi thơm của lá chanh và các loại gia vị sẽ làm bạn khó quên

4 Xôi xoài:

Đây là một trong những món ăn đường phố rất nổi tiếng ở Thái Lan, người dân xứ Chùa Vàng ăn xôi xoài như một món tráng miệng Vị chua nhẹ của xoài sẽ giúp trung hòa vị ngọt và béo của nước cốt dừa, tạo nên hương vị khó quên cho món ăn này Từng miếng xoài chua chua, ngọt ngọt ăn kèm với xôi trắng béo ngậy mùi nước cốt dừa và vị thơm của vừng rang, tạo nên một món tráng miệng kiểu Thái rất ngon Món xôi xoài thường được bán ở trên các xe đẩy và có mặt khắp các đường phố Thái Lan

2.3 Trang phục

- Đối với nữ giới, trang phục của phụ nữ Thái có 8 nhóm: Thai Chakkri,

Thai Boromphiman, Thai Siwalai, Thai Chakkraphat, Thai Chitlada, Thai Ruean Ton, Thai Amarin và Thai Dusit Trong đó có 3 loại phổ biến nhất và được dùng cho tới tận bây giờ là Thai Chakkri, Thai Borompiman và Thai Siwalai

1 Thai Chakkri:

Gồm một chiếc váy dài quấn quanh người gọi là Phasin và một chiếc khăn dệt vắt qua vai Thai Chakkri là trang phục truyền thống Thái Lan tạo nên sự sang trọng, thanh lịch cho phụ nữ Thái trong những dịp quan trọng

Chakkri – Trang phục truyền thống của phụ nữ rực rỡ về màu sắc, tinh tế

về đường nét mang tới vẻ đẹp vừa thanh lịch vừa lộng lẫy cho những người phụ nữ Thái Lan

2 Thai Borompiman:

Trang phục truyền thống Thái Lan này có phần kín cổng cao tường và giản dị hơn Thai Chakkri Thai Borompiman được thiết kế với áo dài tay,

Trang 8

chân váy cùng tông màu, dài hết chân Kiểu trang phục này khá tôn dáng

và thường được sử dụng trong tiệc tối

3 Thai Siwalai:

Một chút nữ tính, nhẹ nhàng là điều mà nhiều người hay nhắc tới khi mặt diện trên mình bộ trang phục truyền thống Thái Lan mang tên Thai Siwalai Thai Siwalai cũng rất đa dạng về màu sắc với thiết kế áo dài tay, chân váy dài và thêm chiếc khăn vắt qua vai

- Đối với nam giới, trang phục Thái Lan truyền thống không quá đa dạng,

chỉ đơn giản là bộ phác khảo Nghĩa là một mảnh vải dài khoảng 1m60, rộng khoảng 70cm, được ghép từ nhiều mảnh vải vuông đa dạng màu sắc khác nhau đan xen tạo thành Loại trang phục truyền thống dành cho nam giới được sử dụng khá phổ biến Nam giới có thể quấn nó vào người theo kiểu đóng khố, hoặc mặc chiếc quần đi đánh cá, làm ruộng hay đơn giản là mặc tại nhà

2.4 Cách chào hỏi của người Thái Lan

Thái Lan là đất nước sùng Phật do đó văn hóa của họ chịu ảnh hưởng rất lớn

từ đạo Phật Các nghi thức, lễ của họ rất nghiêm trang thể hiện sự tôn trong rất cao Văn hóa chào hỏi của họ cũng vậy Người Thái Lan khi gặp nhau thường rất thân thiện, cung kính, nghi thức chắp tay cúi chào nhau là không thể thiếu điều đó thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương

Nếu bạn muốn chào một người nữ thì nói là “sawadee kha”, còn chào một người nam thì nói là “sawadee khab”

Trong tiếng Thái Lan, câu “sawadee” có nghĩa là “Mong cho điều tốt đẹp ,tốt lành đến với bạn” Ngoài ra câu nói này còn được dùng khi chia tay hay tạm biệt nhau

Đặc biệt, khi chào, mắt bạn phải nhìn xuống, tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương vì thế sẽ bị đánh giá là không tôn trọng hoặc ví như là cách chào không được đẹp trong lòng người Thái

Hành động chắp tay theo hình dạng búp sen được xem là biểu tượng cho sự tôn trọng bởi lẽ hoa sen là loại hoa thể hiện sự tôn kính Đi kèm với việc

Trang 9

chắp tay là hành động hai tay nép sát vào lòng ngực, thể hiện cái chào đó xuất phát từ tấm lòng của người chào

Nếu chào người lớn tuổi hơn thì nên để cho phần mũi chạm vào tay, còn khi chào các nhà sư cần cúi nhiều hơn cho trán chạm vào hai tay

Khi chào người cùng trang lứa hay lớn hơn một vài tuổi thì chỉ chắp tay và cúi nhẹ đầu Khi nhận được cách chào như vậy, chúng ta cần chắp tay cúi đầu đáp lại

Hình thức chào cũng đa dạng tùy theo mối quan hệ ở hai bên Người nhỏ tuổi hơn phải chào trước, người lớn tuổi hơn thì đáp trả bằng cách chắp tay thấp hơn người trẻ Để biểu hiện sự cung kính hay kính trọng thì người chào

có thể kết hợp cúi mình hoặc nhún đầu gối

Đặc biệt, mũi bàn tay đưa cao hơn lông mày chỉ trong trường hợp vái phật hay chào Hoàng gia, còn đối với người đáng trọng khác thì người ta thường đưa mũi bàn tay đến dưới chân mày

Nhận một cái chào của người Thái, bạn phải chắp tay cúi chào trả lại để tỏ lòng tôn trọng nhau Tránh trường hợp khi người ta chào mình mà mình đứng đùa giỡn, cười cợt vì như thế theo sự đánh giá của người Thái xem như mình không tôn trọng người khác và mất lịch sự

2.5 Những điều kiêng kỵ khi đến Thái Lan

Thành ngữ có câu “nhập gia tùy tục” nghĩa là đến gia đình nào thì phải theo tục lệ gia đình đó mở rộng ra và quốc gia cũng vậy Thái Lan là một nước quân chủ, tôn trọng Quốc Vương và Đức Phật nên có những điều người nước ngoài nên lưu ý khi đặt chân lên đất Thái:

1 Không thất lễ với Quốc Vương và hoàng gia

Vì người Thái đều rất yêu quý và tôn trọng vua, nếu có những hành vi thiếu tôn kính vua hoặc chế độ quân chủ của họ sẽ rất dễ bị bắt và chịu nhiều hình phạt Bên cạnh đó, cũng không được giẫm lên tiền vì trên đó có hình ảnh của vua

2 Không dùng tay chỉ người khác:

Trang 10

Theo người địa phương, nếu dùng ngón tay để chỉ trỏ vào họ có nghĩa là bạn muốn tấn công họ Nhất là khi vào nhà hàng, không được chỉ ngón tay vào phục vụ để gọi món, khi muốn gọi ai đó nên úp lòng bàn tay xuống hoặc nắm cả bàn tay lại

3 Không nên chạm vào đầu của một người nào đó hay dùng chân để chạm:

Vì người Thái cho rằng "đầu" là bộ phận quý giá nhất trong cơ thể người

4 Không để chân lên bàn khi ngồi:

Người Thái quan niệm chân bao giờ cũng là phần bẩn nhất nên khi ngồi tránh để chân lên bàn Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh vua

5 Không dùng tay trái đưa đồ cho người khác:

Người Thái quan niệm rằng, tay phải là sự cao quý còn tay trái là không trong sạch vì vậy khi tặng vật kỉ niệm cho người khách nên dùng tay phải để thể hiện sự tôn trọng Ngoài ra, người Thái rất kị với việc chĩa mũi bàn chân vào người khác, đây được xem là không có ý tốt

3 MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở THÁI LAN

3.1 Grand Palace – Cung điện Hoàng gia:

Grand Palace hay còn được biết đến với tên tiếng việt là Cung điện Hoàng gia Thái Lan Khu du lịch Thái Lan này không chỉ là nơi sinh sống, làm việc của hoàng gia Thái, mà nó còn sở hữu những nét kiến trúc cực đẹp

và trở thành một trong những địa điểm tham quan mà không ai có thể bỏ qua được Các tháp nhọn ở đây còn được dát lên bởi những lá vàng, tạo ra màu vàng bền bỉ qua thời gian và đặc biệt là chúng tỏa sáng trong mỗi ánh nắng của thành phố Bangkok

3.2 Chùa Wat Phra Kaew:

Trang 11

Chùa Wat Phra Kae – một trong những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất ở đất Thái Chùa Wat Phra Kaew còn có tên gọi khác là Chùa Phật Ngọc Thái Lan Chùa nằm ở vị trí khá đặc biệt, ngay trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia Thái Lan Chùa có lịch sử hơn 200 năm, là nơi đặt pho tượng Phật ngọc bích nguyên khối – bảo vật quốc gia

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc đậm chất Á Đông, bao quanh là những tòa cung điện hoành tráng, trang trí công phu, tỉ mỉ Khác với mọi ngôi chùa, chùa Phật Ngọc không có khu tăng xá (nơi dành cho các vị chư tăng), chỉ có các pho tượng quý giá Thời xưa, nơi này chỉ dành riêng cho nhà vua, không ai được phép bước vào khuôn viên chùa

Ngày nay, chùa Phật Ngọc là điểm đến thường xuyên của cả người dân địa phương và khách du lịch quốc tế khi du lịch Thái Lan Tại đây, mọi người

có thể cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình, vãn cảnh, chiêm ngưỡng những ngọn tháp vàng lấp lánh, tranh tường phong cách Ayutthaya Ngoài ra, ngôi chùa Thái Lan nổi tiếng này còn nơi tổ chức nhiều lễ hội Phật giáo truyền thống

3.3 Sông Chao Phraya:

Sông Chao Phraya hay còn được nhắc đến với cái tên Sông Mê Nam Là một trong những dòng sông lớn mang đậm nét huyền thoại của Thái Lan Dòng sông này được hợp thành từ hai sông là sông Nam và sông Pin ở tỉnh Nakhon Sawan Chiều dài của dòng sông lên tới 372km, chảy dọc theo hướng từ Bắc xuống Nam, nơi điểm cuối là một cửa sông đổ ra biển Hướng

đi của nó sẽ bắt đầu từ khu vực đồng bằng Trung Bộ đi qua Bangkok rồi đổ

ra vịnh biển Thái Lan

Trong những vùng đất dòng sông này đi qua, nổi tiếng nhất phải kể đến khúc sông chảy qua trung tâm thành phố Bangkok Với hai bên bờ nơi dòng sông chảy qua là những ngôi nhà cao tầng, cùng nhiều đền chùa nổi tiếng của Bangkok, đã tạo cho nơi đây một cảnh đẹp vô cùng thơ mộng mà hiếm nơi nào có được

3.4 Thành phố cổ Sukhothai:

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN