Đa số giáo viên chưa có sự đầu tư kỹ cho nội dung này, chỉ sử dụng các câu hỏi được thiết kế sẵn trong sách giáokhoa, dạy theo lối mòn dẫn đến giảm hứng thú và hiệu quả của môn học, dạyđ
Trang 11TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
CHUYÊN NGÀNH THẠC SĨ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TIỂU LUẬN
Học phần PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
CHỮ KÝ HỌC VIÊN: ĐOÀN HỒNG HẢI ĐĂNG
MÃ HV: 12238140101229KHÓA HỌC: 2023 - 2025GVHD: TS GVC NGUYỄN VĂN BẢN
ĐỒNG THÁP, THÁNG 6 NĂM 2024
Trang 2ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
- Mở đầu, Kết luận, TLTK (1.0 đ): ………
- Nội dung (8.5 đ) :………
- Hình thức trình bày (0.5đ) : ………
Tổng điểm :………
Giảng viên chấm
(ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Bản
Trang 31.1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy đọc 02
1.2.2 Vai trò của việc dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học 04
2 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc đối với học sinh tiểu học 04
2.1.1 Chú ý khi rèn cho học sinh đọc đúng 06
2.1.2 Sửa lỗi phát âm của HS khi đọc 06
2.2.2.2 Các thành tố của ngữ điệu đọc 07
2.2.3 Khái niệm, yêu cầu về đọc sáng tạo 08
3 Quan điểm dạy học tiếp cận phẩm chất, năng lực 08
3.1 Vai trò của bài tập trong dạy học Tiếng Việt 08
3.2 Bài tập đọc hiểu và hoạt động tổ chức dạy học ở tiểu học 09
3.3 Phân loại bài tập trong dạy học đọc hiểu ở tiểu học 093.3.1 Nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản 093.3.2 Nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản 10
4 Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh 10
4.2 Tăng cường thiết kế hệ thống câu hỏi trong phần tìm hiểu nội
4.3 Tăng cường năng lực đọc hiểu văn bản qua hoạt động ngoại khoá 15
Trang 4MỞ ĐẦU
Đổi mới giáo dục trong đó chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực củangười học đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu Trước xuthế đó, giáo dục Việt Nam đã đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nhằm
“góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dụcphát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và pháthuy tốt nhất tìm năng của mỗi học sinh”
Trong thời đại hiện nay, việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểuhọc trở nên ngày càng quan trọng Đọc hiểu không chỉ giúp học sinh tiếp cậnkiến thức một cách hiệu quả mà còn giúp học sinh phát triển tư duy lôgic, khảnăng suy luận và sự sáng tạo Đọc hiểu là một trong những kĩ năng có thể nói là
kĩ năng quan trọng hàng đầu đối với học sinh tiểu học đặc biệt ở nội dung đọc,
nó bao gồm cả mặt kĩ thuật và mặt thông hiểu nội dung Trong dạy học, giáoviên là người tổ chức, điều khiển, tích cực hoạt động để rèn luyện kĩ năng, họcsinh tích cực hoá hoạt động bao nhiêu sẽ chiếm lĩnh được bấy nhiêu tri thức.Giáo viên không đưa ra kiến thức sẵn cho học sinh mà để học sinh tự mìnhnghiên cứu bài tập để tìm ra tri thức, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng kĩxảo, phát huy năng lực tư duy của học sinh
Tuy nhiên, vì những lí do khách quan lẫn chủ quan mà dạy học đọc hiểuchưa được quan tâm và chú trọng đúng mức Đa số giáo viên chưa có sự đầu tư
kỹ cho nội dung này, chỉ sử dụng các câu hỏi được thiết kế sẵn trong sách giáokhoa, dạy theo lối mòn dẫn đến giảm hứng thú và hiệu quả của môn học, dạyđọc hiểu ở tiểu học mới chỉ dừng lại là dạy cho học sinh đọc to, đọc đúng, đọc
rõ ràng chưa hướng tới mục tiêu phát triển các năng lực cho học sinh, nhằmgiúp học sinh hình thành các tri thức, phát triển các kĩ năng
Từ những tìm hiểu của bản thân với mong muốn góp một phần công sứccủa mình vào việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học nên tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học” để tìm hiểu và nghiên cứu.
Trang 5
Kĩ năng đọc là một loại kỹ năng mềm, phương thức giúp người đọc có thểtiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất Cùng với nhu cầu đọc, sự hứng thú đọcthì kĩ năng đọc là yếu tố quan trọng cấu thành văn hóa đọc Kĩ năng đọc là khảnăng hiểu, lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sáchthành tri thức, kinh nghiệm của bản thân để có thể vận dụng một cách nhuầnnhuyễn, sáng tạo trong cuộc sống.
Các dạng thức đọc có 03 dạng là đọc tự nhiên, đọc nhanh, đọc sâu :
Trong nhà trường, thông qua hoạt động đọc, học sinh được mở rộng hiểubiết về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống con người, văn hóa, văn minh,phong tục, tập quán của các dân tộc trên Tổ quốc mình và trên thế giới
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy đọc
Đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu, mục đích mà dạy đọc hướng tới, đó chính
là nội dung của việc luyện đọc thành tiếng Đọc đúng trước hết là đọc đúngchính âm Vì vậy để dạy đọc chúng ta cần có hiểu biết về chính âm
Thông tin cơ bản:
- Các khái niệm: chính âm, trọng âm, ngữ điệu, văn bản, đặc điểm của văn bản
- Cơ chế của đọc và các khái niệm:
- Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệulực về mặt xã hội Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu học.Chính âm liên quan đến vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của
Trang 63tiếng Việt Việc hiểu biết về chính âm sẽ giúp ta xác định nội dung đọc đúng,đọc diễn cảm một cách có nguyên tắc.
Để luyện phát âm đúng cho học sinh, trước hết và thực chất phải giải quyếtvấn đề phương ngữ Mục tiêu của chúng ta đặt ra là luyện cho học sinh vươnđến một tiếng nói dân tộc thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh Muốn như vậy,chúng ta phải luyện cho học sinh đọc đúng, hay trong phạm vi giao tiếp rộnghơn phương ngữ hẹp của mình
- Trọng âm là độ vang và độ mạnh khi phát ra âm tiết (tiếng) Dựa vào sựphát âm một tiếng mạnh hay yếu, kéo dài hay không kéo dài, đường nét thanhđiệu rõ hay không rõ, người ta chia các tiếng trong chuỗi lời nói thành tiếng cótrọng âm (là tiếng có trọng âm mạnh) và không có trọng âm (tiếng có trọng âmyếu) Trọng âm mạnh rơi vào các từ truyền đạt thông tin mới hoặc có tầm quantrọng trong câu Trọng âm yếu đi với những từ không có hoặc có ít thông tinmới Đây là căn cứ để chúng ta đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài những từ quantrọng trong bài
- Thực từ mới có trọng âm Loại từ và hư từ mang trọng âm yếu Trongcâu, mỗi ngữ đoạn (mà đường ranh giới là những chỗ ngắt, nghỉ) được kết thúcbằng một trọng âm, trừ khi ngữ đoạn kết thúc bằng một ngữ khí từ Đây là căn
cứ quan trọng để xác định chỗ ngắt nghỉ trong câu văn, câu thơ, cũng là căn cứ
để xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài
- Ngữ điệu chính là sự hoà đồng về âm hưởng của bài học, bài đọc Nó cógiá trị lớn để bộc lộ cảm xúc Vì vậy, để đọc diễn cảm, phải làm chủ được ngữđiệu, nghĩa là có khả năng sử dụng phối hợp tổng hoà các yếu tố âm thanh ngônngữ để phô diễn và tái hiện được cảm xúc của tác giả văn bản được đọc.Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học được thực hiện chủ yếu thôngqua phần đọc Phần này được dạy từ lớp 1 đến lớp 5, song học sinh chỉ thực sựhình thành kỹ năng, đạt được kỹ xảo đọc ở giai đoạn 2 của cấp học (lớp 4, lớp5) Vì vậy, có thể nói, dạy đọc cho học sinh Tiểu học đóng vai trò vô cùng quantrọng
Trang 7Thuật ngữ “năng lực đọc hiểu” thiên về “đọc hiểu” bởi vì có khả năngtruyền tải một cách chính xác hơn tới đối tượng người đọc không phải là -chuyên gia những nội dung mà cuộc khảo sát sẽ đo lường “Đọc hiểu” thườngđược hiểu là giải mã đơn giản, hoặc thậm chí đọc to, trong khi mục đích củacuộc khảo sát này là nhằm đo lường cái gì đó rộng hơn và sâu hơn Năng lựcđọc hiểu bao gồm một loạt các năng lực nhận thức, từ giải mã cơ bản đến kiếnthức về từ ngữ - ngữ pháp và các cấu trúc lớn hơn về ngôn ngữ và văn bản, đếnkiến thức về thế giới.
Năng lực đọc hiểu có mục đích nhằm thể hiện ứng dụng về đọc hiểu mangtính hoạt động, có mục đích và chức năng trong một loạt các tình huống vànhiều các mục đích khác nhau
1.2.2 Vai trò của việc dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
Việc dạy đọc hiểu có vai trò rất quan trọng đối với học sinh tiểu học Dạyđọc, hiểu không chỉ đảm bảo giúp học sinh đọc to, rõ, đúng, diễn cảm,… màcòn giúp học sinh hiểu và cảm thụ tốt nội dung văn bản, nâng cao năng lực tưduy Từ đó, học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào các môn học
2 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc đối với học sinh tiểu học
Ở cấp tiểu học, học sinh cần đạt một số yêu cầu: Đọc đúng, trôi chảy vàdiễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dungtường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từvăn bản đã đọc; có thói quen tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc
Trang 8- Nhận biết được hình dáng, hành động, lời của nhân vật
- Nhận biết được trình tự các sự việc trong văn bản
- Nhận biết được một số chi tiết của các sự việc, nhân vật trong văn bản
- Nhận biết được thể loại văn bản thông tin đơn giản
c Lớp 3
- Nhận biết được chi tiết và nội dung chính, thông tin đáng chú ý Hiểuđược ý nghĩa hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản
- Tìm được ý chính của đoạn văn dựa trên câu hỏi gợi ý
- Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý
- Nhận biết được thể loại văn bản, cách sắp xếp thông tin trong văn bảntheo trật tự thời gian, nhận biết thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản
d Lớp 4
- Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản văn học,dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản, ý chính của văn bảnthông tin
- Tóm tắt được văn bản truyện, văn bản thông tin đơn giản
- Nhận biết chủ đề văn bản
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật, sắp xếp các sự việc theo quan hệnhân quả
- Nhận biết hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch
- Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản vàmối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
- Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường
e Lớp 5
- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản
Trang 96Hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản.
- Chỉ ra được mối liên hệ của văn bản Biết tóm tắt văn bản
- Hiểu chủ đề văn bản
- Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng và văn bản viết về ngườithật, việc thật
- Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của nó trong câu chuyện
- Hiểu được từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hóa trong văn bản
- Nhận biết được những chi tiết và thông tin chính của văn bản
- Dựa và nhan đề, các đề mục lớn, xác định được đề tài, thông tin chính củavăn bản
- Nhận biết được bố cục của văn bản
2.1 Khái niệm, yêu cầu về đọc đúng
Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm (đọc đúng từng âm vị và âm vị siêuđoạn tính – các dấu thanh trong tiếng Việt);
Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa của văn bản;Tái hiện chính xác văn bản viết bằng âm thanh, giọng đọc
2.1.1 Chú ý khi rèn cho học sinh đọc đúng
- Sửa lỗi phát âm của học sinh khi đọc
- Hướng dẫn đọc từ khó
2.1.2 Sửa lỗi phát âm của HS khi đọc
- Đối với lỗi phát âm do học sinh có dị tật ở bộ máy phát âm (ngắn lưỡi, dàilưỡi, dính tăng lưỡi, sứt môi, hở hàm ếch…), giáo viên cần kiên trì hướng dẫnhọc sinh sửa dần lỗi Không bắt buộc học sinh đọc lại nhiều lần lỗi các em mắcphải trong giờ học để tránh các biểu hiện tâm lí tiêu cực của trẻ
- Đối với lỗi phát âm do học sinh không cẩn thận, do ảnh hưởng của phát
âm địa phương hoặc phát âm sai bất thường,… Giáo viên cần cố gắng giúp họcsinh sửa triệt để
2.1.3 Hướng dẫn đọc từ khó
- Giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ phiên âm tiếngnước ngoài;
Trang 10- Các từ có dấu thanh (hỏi – ngã): ngả – ngã, dõng – dỏng, rủ - rũ, rẻ - rẽ,…
2.2 Khái niệm, yêu cầu về đọc diễn cảm
2.2.1 Khái niệm đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm là làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc thẩm mĩ và đời sống tinhthần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng của người đọc với tácphẩm (Hà Nguyễn Kim Giang - Phương pháp đọc diễn cảm)
Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừnggiọng, cường điệu giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắmtrong bài đọc đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối vớitác phẩm Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ được thể hiệntrên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát
2.2.2 Yêu cầu đọc diễn cảm
- Phải nắm vững kĩ thuật đọc đúng;
- Phải nắm vững kĩ thuật thể hiện ngữ điệu đọc truyền cảm;
- Phải nắm vững kĩ thuật kết hợp giữa ngữ điệu đọc với các yếu tố phi ngônngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…) góp phần diễn tả nội dung bài đọc
2.2.2.1 Khái niệm về ngữ điệu đọc
- Ngữ điệu đọc là tất cả các dấu hiệu biểu hiện sự thay đổi của các thành tố
về ngữ âm (mặt âm thanh của từ ngữ, câu chữ…) trong khi đọc
- Hiểu theo nghĩa rộng, ngữ điệu đọc là sự hoà đồng của chỗ ngừng giọng,chỗ nhấn giọng, cường độ, cao độ,… tạo nên âm hưởng của bài đọc
2.2.2.2 Các thành tố của ngữ điệu đọc
- Tiết tấu của giọng đọc (kĩ thuật ngắt giọng);
- Nhịp điệu đọc (dồn dập hay chậm rãi);
Trang 11- Cường độ đọc (giọng đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lướt qua);
- Cao độ (giọng trầm hay bổng, lên cao hay xuống thấp);
- Sắc thái giọng đọc (vui, buồn, lo lắng, hóm hỉnh, chế giễu, bực bội, trangtrọng…)
Tóm lại: Muốn đọc diễn cảm, người đọc không những phải nắm vững kĩ
thuật đọc đúng mà còn phải cảm thụ được nội dung văn bản đọc và biết hướngtới người nghe để giọng đọc trở nên truyền cảm, tạo cảm xúc cho người nghe
2.2.3 Khái niệm, yêu cầu về đọc sáng tạo
2.2.3.1 Khái niệm đọc sáng tạo
Đọc sáng tạo là khả năng liên hệ những gì đang đọc với những gì đã đượcđọc, lấy đó làm cơ sở để tiếp tục mở rộng biên độ của sự hiểu biết – thậm chívới văn bản nghệ thuật, đọc sáng tạo còn có thể xác định nghĩa mới cho hìnhtượng Mức độ hiểu này tương ứng với khả năng đọc “vượt ra những dòng chữ”.(Theo Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinhTiểu học, NXB Hà Nội, Hà Nội)
2.2.3.2 Yêu cầu đọc sáng tạo
- Học sinh phải có khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú;
- Học sinh phải biết xâu chuỗi kiến thức đã học với những gì đang học và
sẽ học (thông qua câu hỏi gợi ý của giáo viên để kích thích sự phát triển tư duycủa học sinh);
- Học sinh phải nhớ, hiểu bài để có thể liên tưởng, tưởng tượng (đây cũng
là tiền đề của cảm thụ văn học);
- Tùy nội dung bài học mà giáo viên có câu hỏi và bài tập phù hợp, kíchthích khả năng đọc sáng tạo của học sinh
3 Quan điểm dạy học tiếp cận phẩm chất, năng lực
3.1 Vai trò của bài tập trong dạy học Tiếng Việt
Tiếng Việt không chỉ là môn học công cụ giúp học sinh học tập các mônhọc khác tốt hơn mà đây còn là môn học thực hành, giúp học sinh vận dụng kiếnthức, kĩ năng vào cuộc sống hàng ngày Hiện nay phần lớn các nội dung học củamôn Tiếng Việt có hệ thống vở bài tập giúp học sinh bổ sung, ôn luyện kiến
Trang 129thức đã học trong chương trình, tạo cơ hội cho học sinh được rèn luyện sâu hơnbốn kĩ năng cơ bản là đọc, viết, nói và nghe Đồng thời giúp các em nâng caokhả năng tư duy lôgic, giáo dục tình cảm, thẩm mỹ.
Tác giả Thái Duy Tuyên trong “Phương pháp dạy học - Truyền thống và đổi mới” khẳng định: “Bài tập là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học” Trong thực tế, bài giảng, một giờ lên lớp có hiệu quả, có thành công, có
nâng cao tính tích cực, sáng tạo của học sinh hay không đều phụ thuộc rất lớnvào hệ thống bài tập có lí thú, có được biên soạn tốt không?” Từ đó khẳng địnhbài tập là một phương tiện quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học tiếngViệt nói riêng có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh Bài tập còn có ýnghĩa với nhiều phương pháp dạy học trong nhà trường, đặc biệt là phương phápphát triển tư duy, phát huy tính tích cực của chủ thể người học, coi học sinh làtrung tâm, phát huy tính tư duy độc lập, tính tích cực của học sinh
3.2 Bài tập đọc hiểu và hoạt động tổ chức dạy học ở tiểu học
Dạy học đọc hiểu được thực hiện qua hệ thống các câu hỏi, bài tập Nhữngbài tập này xác định mục đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phươngtiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh Hoạt động dạy học đọchiểu ở tiểu học được thể hiện rất rõ trong quá trình dạy Đọc nói riêng Để đạtđược mục đích của tiết dạy người giáo viên tổ chức đưa ra các câu hỏi đọc hiểutrong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản tập đọc Với hệ thống cácbài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa đã được xây dựng với mục đích chính đểhọc sinh khai thác đầy đủ kiến thức Tiếng Việt trong bài tập đọc
Ngoài ra, giáo viên có sử dụng tổ chức cho học sinh các bài tập đọc hiểutrong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra hay bài tập ônluyện
3.3 Phân loại bài tập trong dạy học đọc hiểu ở tiểu học
3.3.1 Nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản
- Câu hỏi tái hiện một phần hoặc toàn bộ văn bản
- Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định đề tài và nhân vật của bài
Trang 13- Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh củabài
- Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng trong bài
- Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn văn, đoạn thơ
3.3.2 Nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản
Đây chính là nhóm bài tập yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ ngữ,câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết Những bài tập này yêu cầu học sinh phải cóthao tác cắt nghĩa, biết khái quát hoá và suy nghĩ để rút ra được các ý nghĩa củacác đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm) Trong nhóm này có các dạng câu hỏisau:
- Bài tập yêu cầu giải nghĩa từ ngữ
- Bài tập yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hìnhảnh
- Bài tập tìm đại ý, nội dung chính của bài
3.3.3 Nhóm câu hỏi phản hồi
Đây là nhóm bài tập đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của học sinhcao nhất Những bài tập này yêu cầu học sinh nêu nhận xét, đánh giá, bình giácủa mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản Những bài tập phản hồi cũng chothấy văn bản được đọc đã tác động đến học sinh như thế nào, các em học tậpđược gì từ nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản Những bài tập phảnhồi bao gồm:
- Nhóm bài tập bình giá về nội dung văn bản
- Câu hỏi yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật của văn bản
4 Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh 4.1 Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh
Trước hết, giáo viên cần chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc, phát triển nănglực đọc đúng cho học sinh - yếu tố cốt lõi để nâng cao năng lực đọc Đọc đúng
là sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi; đọc đúngchính âm, đúng ngữ điệu; không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn.Đối với học sinh người dân tộc thiểu số, đọc đúng còn là không để hệ thống ngữ
Trang 14âm, các thanh điệu đó để tránh nhầm lẫn
Ví dụ:
+ Phân biệt âm b/v: b là phụ âm hữu thanh, khi phát âm hai môi mím lại,bật hơi ra tương đối mạnh, miệng há hơi rộng; v cũng là phụ âm hữu thanhnhưng khi phát âm hàm răng trên chạm vào môi dưới, đẩy hơi ra, tạo thành âmgió, miệng há;
+ Phân biệt âm l/đ: l là phụ âm vang bên, khi phát âm lấy đầu lưỡi uốncong, chạm vào phía bên trên của hàm trên ngạc cứng, rồi phát âm đẩy lưỡi rangoài; đ là phụ âm hữu thanh, khi phát âm đưa lưỡi lên chạm vào phía bên trêncủa hàm trên ngạc cứng, phát âm rồi hạ lưỡi xuống khoảng dưới của khoangmiệng;
+ Phân biệt thanh ngã và thanh sắc: khi đọc tiếng có thanh ngã ta thườngđọc nhấn giọng đẩy hơi từ dưới lên và dài hơi hơn tiếng có thanh sắc Đối vớidạng lỗi này, giáo viên tăng cường sử dụng các dạng bài tập luyện đọc để chữalỗi cho học sinh Tùy vào tình trạng mắc lỗi của học sinh, giáo viên rèn luyệncho học sinh bằng nhiều cách: làm mẫu; chọn và lưu ý những tiếng, từ mà họcsinh thường nhầm lẫn để hướng dẫn đọc lại nhiều lần; cho học sinh đọc và tựphát hiện ra từ, tiếng chứa các âm, thanh điệu mình hay mắc lỗi rồi đọc và giáoviên sửa; kết hợp với giờ học Chính tả, thiết kế và sử dụng phiếu bài tập để điềncác âm, các thanh học sinh thường nhầm lẫn vào chỗ trống cho đúng rồi luyệnđọc
Trang 15- Rèn luyện kĩ năng đọc, phát triển năng lực đọc đúng ngữ điệu: Để giúphọc sinh khắc phục lỗi không xác định đúng điểm ngắt, nghỉ giữa các câu, cácđoạn trong văn bản, nhất là ngắt nhịp đối với văn bản thơ để dừng, nghỉ chođúng; không xác định đúng cao độ, trường độ, tốc độ của các câu, các đoạn đểlên giọng, hạ giọng hoặc điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm phù hợp với nội dungcủa văn bản, giáo viên phải kết hợp tăng cường các dạng bài tập về ngữ pháp(các bài về thành phần câu, về dấu câu, đối với văn bản thơ là các bài về xácđịnh nhịp thơ…) của Luyện từ và câu, giáo viên không nên chỉ phụ thuộc vàobài tập trong sách giáo khoa mà cần linh hoạt xây dựng thêm bài tập đọc vềphương diện ngữ điệu phù hợp với đặc thù của học sinh lớp 4, hỗ trợ các emchữa lỗi một cách hiệu quả nhất
Để nâng cao năng lực đọc hiểu, góp phần phát triển năng lực học tập chohọc sinh khi học ở cấp học cao hơn, bên cạnh rèn luyện năng lực đọc đúng, giáoviên cần đặt ra yêu cầu rèn luyện cho học sinh năng lực đọc hay - là cách đọc cótác dụng diễn ý, diễn cảm Theo Lê A (2011, trang 104), “đọc diễn ý là làm rõnghĩa lôgic của từ, câu, văn bản” Đọc diễn cảm là làm rõ sắc thái biểu cảm của
từ, câu, văn bản Để rèn luyện cho học sinh năng lực đọc hay, diễn ý, diễn cảm,căn cứ vào từng thể loại hoặc nội dung của văn bản, giáo viên hướng dẫn họcsinh đọc đúng ngữ điệu, bảo đảm cường độ, cao độ, trường độ, tốc độ của cáccâu, đoạn trong văn bản và biết điều chỉnh giọng đọc phù hợp, chuyển tải đượccảm xúc, tư tưởng, thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản Đối với các vănbản văn học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xác định giọng điệu của tácgiả thể hiện trong câu văn, lời thơ, trong việc xây dựng nhân vật
Ví dụ: Bài thơ Bàn tay cô giáo, tác giả Nguyễn Trọng Hoàn (NXBGDVN,SGK Chân trời sáng tạo, trang 96-97) cần thể hiện giọng đọc nhẹ nhàng, trongtrẻo Nhấn giọng các từ ngữ chỉ cảm xúc: xinh quá, biết bao
Đối với các văn bản nhật dụng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xácđịnh điểm nhấn về các thông điệp được gửi gắm trong các sự kiện, chi tiết
Ví dụ: Văn bản Đồng hồ mặt trời (Minh Đức tổng hợp) (NXBGDVN, SGKChân trời sáng tạo, trang 90-91) thể hiện thái độ cảm phục của tác giả đối với
Trang 1613phát minh vĩ đại của nhà khoa học Niu-tơn Học sinh phải xác định được nhữngđiểm nhấn thể hiện thái độ của tác giả và thông điệp: khoa học sẽ giúp ích rấtnhiều cho nhân loại Khi đọc bài thơ hay một văn bản, học sinh sẽ tự nhận diệnđược những lớp thông tin sâu hơn trong giọng điệu của tác giả, điều đó sẽ giúpnâng cao năng lực đọc hiểu của các em.
4.2 Tăng cường thiết kế hệ thống câu hỏi trong phần tìm hiểu nội dung bài đọc
Trong dạy đọc hiểu văn bản, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài là khâu đặcbiệt quan trọng nhằm phát triển khả năng nhận diện và hiểu biết các lớp ý nghĩacủa từ, câu, văn bản; khả năng bày tỏ cảm xúc, tình cảm, thái độ; khả năng vậndụng những nội dung được chuyển tải trong văn bản vào giải quyết các vấn đềcủa đời sống của học sinh Tuy nhiên, do yêu cầu chung về mục tiêu dạy họccho các đối tượng học sinh, sách giáo khoa chỉ có hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài
cơ bản nhất Muốn phát triển và nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho họcsinh, trên cơ sở câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên phải linh hoạt, tăngcường thiết kế hệ thống câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc phù hợp với điều kiệnhọc tập, trình độ, sở thích, sở trường của học sinh Các câu hỏi bổ sung của giáoviên cũng cần định hướng cho học sinh hứng thú, chủ động tìm hiểu, suy nghĩ,phát hiện những thông tin có chiều sâu trong văn bản Đặc biệt, cần chú trọngnhững câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng các giá trị nội dung, ý nghĩa của bàiđọc vào hành động cụ thể của cá nhân trong cuộc sống
Ví dụ:
Trong bài đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” (Bộ GD-ĐT, 2018b, trang 15),
có thể thiết kế hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài như sau:
Câu 1: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
Câu 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
Câu 3: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
Câu 4: Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danhhiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
Trên cơ sở những câu hỏi này, GV có thể thiết kế hệ thống câu hỏi tìm hiểu