Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở bài, kết luận, tài liệu tham khảo thì tài liệu còn có 3 chương.Chương 1: Lý luận chung về những vấn đề cơ bản nhất của quyền conngười, quyền và nghĩa
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ TÀI : CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA
VỤ CÔNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
2 Lê Nguyễn Anh Khôi 056205010937
3 Phan Thị Thu Thảo 077305005097
4 Phạm Trần Gia Thư 077305003817
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024
Trang 2MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 1
3 Mục đích nghiên cứu 1
6 Nội dung nghiên cứu 2
7 Ý nghĩa 2
8 Kết cấu của tiểu luận: 2
Chương 1: Lý luận chung về những vấn đề cơ bản nhất của quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân 3
1.1 Quyền con người 3
1.1.1 Quyền con người là gì? 3
1.1.2 Nguồn gốc của quyền con người 3
1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của quyền con người 4
1.1.4 Phân loại các quyền con người 5
1.2 Quyền và nghĩa vụ của công dân 6
1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì? 6
1.2.2 Các đặc trưng cơ bản của quyền và nghĩa vụ của công dân 6
1.2.3 Phân loại quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 6
1.3 Mối liên hệ giữa quyền công dân và quyền con người 7
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM 8
2.1 Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân qua Hiến pháp 1946 8
2.2 Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân qua Hiến pháp 1959 11
2.3 Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân qua Hiến pháp 1980 13
Trang 31992 152.5 Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân qua Hiến pháp 2013 19CHƯƠNG 3 : ĐỐI SÁNH, SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP QUA TỪNG GIAI ĐOẠN 23CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN 30DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 41 UDHR: Universal Declaration of Human Rights
Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền
2 CHXHCN Việt Nam: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
3 VNDCCH: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới ngày càng phát triển thì nhu cầu về quyền lợi của con người cũngtheo đó mà phát triển theo, các quyền công dân và quyền cơ bản của conngười ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn so với trước Đề tài “Sựphát triển của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân trong các bản hiến pháp” là một đề tài nóng trong thời điểm hiện tại, qua
đó giúp cho chúng ta hiểu rõ để có những quyền mà con người đang có nhưhiện tại thì ông cha ta trong quá khứ đã đấu tranh gian khổ như thế nào quacác cuộc cách mạng tư sản, đấu tranh giai cấp, sự phát triển của các quyền
cơ bản của con người cũng gắn liền với nhiệm vụ cơ bản của mỗi người côngdân đối với đất nước của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề này là sự ra đời của 5 bản hiến pháp, tiếp tục kế thừa
và phát triển những mặt tốt đồng thời sửa đổi, điều chỉnh để hoàn thiện, baohàm và tổng quát hơn
3 Mục đích nghiên cứu
Giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về các quyền mà chúng ta có và nghĩa vụ
mà mỗi công dân cần phải thực hiện với đất nước
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các quyền và nghĩa vụ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận chỉ so sánh, đánh giá về
các vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích, bình luận, so sánh, tìm hiểu thêm qua các nguồn tài liệu khácnhau
Trang 66 Nội dung nghiên cứu
Sự tiến bộ của quyền công dân, quyền và nhiệm vụ cơ bản của con ngườiqua từng bản hiến pháp để ngày càng hoàn thiện hơn
7 Ý nghĩa
Dù có là ai, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giới tính đều được đảm bảo,bảo vệ các quyền lợi cơ bản của con người, không ai có quyền cướp đi nhữngquyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, bên cạnh đó mỗi người phải cónghĩa vụ tuân thủ các quy định của nhà nước Qua đó góp phần tạo nên một
xã hội công bằng, văn minh và khắc phục các tình trạng như phân biệt vùngmiền, chủng tộc, phân biệt giàu nghèo,
8 Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở bài, kết luận, tài liệu tham khảo thì tài liệu còn có 3 chương.Chương 1: Lý luận chung về những vấn đề cơ bản nhất của quyền conngười, quyền và nghĩa vụ của công dân
Chương 2: Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân quacác bản Hiến pháp Việt Nam
Chương3: Đối sánh, sự phát triển về chế định quyền con người, quyền vànghĩa vụ của công dân trong các bản Hiến Pháp qua từng giai đoạn
Trang 7Chương 1: Lý luận chung về những vấn đề cơ bản nhất của quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
1.1Quyền con người.
1.1.1 Quyền con người là gì?
Quyền con người chính là quyền quan trọng nhất của mỗi con người trongchúng ta, là những đặc quyền mà từ khi sinh ra con người đã có; là quyền bấtkhả xâm phạm, nó đảm bảo lợi ích, quyền lợi của con người; là quyền mà không
ai có thể thay thế, cướp đoạt, tước bỏ hoặc chuyển giao cho người khác, nó được
áp dụng với tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính Đó
là một nền tảng mà dựa vào đó xã hội loài người được xây dựng, phát triển vàkhiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa Bên cạnh đó, quyền con người là một biểutrưng phân biệt của nhân loại cũng như là dấu hiệu cơ bản có thể xác định tínhnhân loại của loài người
Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam, ngay từ những dòngđầu tiên, vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhấttrong hai bản Tuyên ngôn lịch sử của Pháp và Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạmđược; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưucầu hạnh phúc…” Ở đây, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ sự nhân văn, đề caoquyền con người, tạo tiền đề cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam Qua đó,Người đã khẳng định cuộc Cách mạng ở Việt Nam là cuộc đấu tranh nhằm đòiquyền lợi chính đáng cho dân tộc đang phải chịu áp bức bóc lột, tiếp nối lá cờgiải phóng, đưa dân tộc khỏi xiềng xích của ách đô hộ
1.1.2 Nguồn gốc của quyền con người.
Theo cách định nghĩa đơn giản và phổ biến thì quyền con người là các đặcquyền cơ bản, tự nhiên, xuất phát từ những phẩm chất, giá trị vốn có của conngười; được thừa nhận, tôn trọng bởi cộng đồng quốc tế và quốc gia, bảo vệ vàbảo đảm thực hiện bằng hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế Khi nhắc đếnquyền con người, có hai khía cạnh thường được đề cập đến là dưới góc độ của tựnhiên và góc độ pháp lí
Góc độ tự nhiên: quyền con người là những quyền bẩm sinh đã có, ai khisinh ra cũng có, không phụ thuộc vào bất kì yếu tố nào, bắt nguồn từ bản chấtcon người, từ lý trí và phẩm giá vốn có của con người, không phải bắt nguồn từpháp luật hiện hành
Trang 8Góc độ pháp lí : quyền con người được tạo ra từ pháp luật nhằm bảo vệ conngười tránh những xâm phạm tổn hại về mặt tự do, danh dự, nhân phẩm,… bảo
vệ con người trước những bất công
Đến thời điểm hiện tại, cuộc tranh cãi về nguồn gốc của quyền con ngườivẫn tiếp tục diễn ra Vấn đề này vẫn ảnh hưởng và gây chia rẽ trong xã hội Tuyvậy, việc đánh giá đúng sai, hợp lý hay không hợp lý của hai học thuyết nàykhông phải là điều đơn giản, vì chúng liên quan đến một phạm vi rộng lớn cácvấn đề như triết học, chính trị, xã hội, đạo đức và pháp lý
1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của quyền con người.
Tính phổ quát: là những quyền bẩm sinh, tự nhiên sẵn có của con ngườiđược thừa nhận mà không phụ thuộc vào bạn mang tôn giáo gì, giới tính nào,dân tộc gì, ở địa vị nào trong xã hội hay bất cứ tiêu chí nào khác Đặc trưngnày cho thấy rằng quyền con người luôn hiện hữu, gắn liền với mỗi cá nhân trêntoàn thế giới
Được chế định ngay điều đầu tiên trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhânquyền năm 1948 (UDHR): “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách
và quyền lợi,…” Về bản chất, sự bình đẳng về quyền con người không đượchiểu rằng là mọi người đều hưởng thụ các quyền ở mức độ ngang nhau mà là sựbình đẳng về tư cách chủ thể của các quyền con người Điều này có nghĩa là mọi
cá nhân đều được công nhận có quyền con người; tuy nhiên, mức độ hưởng thụcòn phụ thuộc vào năng lực cá nhân của mỗi người, hoàn cảnh chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hóa mà người đó đang sống
Tính không thể chuyển nhượng: Các quyền con người được nhận định làcác quyền tự nhiên sinh ra đã có sẵn, vô cùng thiêng liêng và không thể nào bịxâm phạm như: quyền sống còn, quyền tự do, Những quyền này đi liền vớimỗi cá nhân trong xã hội loài người và không thể chuyển nhượng cho bất kì đốitượng nào khác Kể cả các cơ quan, các quan chức nhà nước hoặc bất cứ cánhân, chủ thể nào cũng không thể tùy tiện tước đoạt hay hạn chế những quyền
ấy, trừ một số trường hợp đặc biệt (Ví dụ khi một cá nhân hay tổ chức phạm vàomột tội ác thì có thể bị tước quyền tự do.)
Tính không thể phân chia: Các quyền con người được liên kết chặt chẽ vớinhau, mỗi quyền ấy đều gắn liền với ý nghĩa là bảo vệ hợp pháp quyền lợi củamỗi cá nhân Những giá trị nhân phẩm và sự phát triển của con người sẽ xuấthiện sự ảnh hưởng tiêu cực nếu như một trong số các quyền ấy bị tước bỏ, táchbiệt hay bị hạn chế Vì vậy không thể phân chia quyền con người Cụ thể hơn,
Trang 9không có quyền nào có giá trị hơn quyền nào; tuy nhiên, tùy vào từng đối tượngcũng như hoàn cảnh cụ thể mà có thể ưu tiên thực hiện một số quyền con ngườinhất định Điều này không khẳng định rằng được ưu tiên sẽ có giá trị cao hơn
mà phụ thuộc vào thực trạng của thực tế
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: Trong thực tế, các quyền con người này
sẽ là tiền đề của các quyền con người khác Dù thuộc bất kì lĩnh vực nào thìchúng đều có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau Khi quyền con ngườinày bị vi phạm sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến sựđảm bảo thực hiện các quyền khác Qua đó cho thấy rằng việc thực hiện quyềncon người nào đó chính là cơ sở để có thể thực hiện quyền con người khác,chúng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau
1.1.4 Phân loại các quyền con người.
“Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, các quyền con người được phânthành hai nhóm chính: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa.” (Nguyễn Đăng Dung, 2011)
Các quyền dân sự, chính trị: “Quyền sống, tự do và an toàn cá nhân; quyền
tự do đi lại, tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; quyền kết hôn, lập giađình và bình đẳng trong hôn nhân; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo;quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền không bị bắt và bị giam giữ hay bị lưuđày một cách tuỳ tiện; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do hội họp và lập hộimột cách hoà bình; quyền tham gia quản lí đất nước mình một cách trực tiếphoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn; quyền được xét xử côngbằng và công khai bởi một toà án độc lập và khách quan; quyền được các toà ánquốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng biện pháp hữu hiệu để chống lại các hành
vi vi phạm các quyền cơ bản của họ đã được Hiến pháp hay pháp luật quy định;quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc sở hữu tài sản chung với người khác.”(Phạm Thị Phương Thanh, Luật Minh Khuê, 2022)
Các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội: “Quyền làm việc và quyền tự do lựachọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi
và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp; quyền nghỉ ngơi và thư giãn, quyềnđược giới hạn hợp lí số giờ làm việc và hưởng những ngày nghỉ định kì cóhưởng lương; quyền được hưởng một mức sống thích đáng, quyền được bảohiểm Các mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự giúp đỡ và chăm sóc đặc biệt.Mọi trẻ em sinh ra trong hay ngoài giá thú đều phải được hưởng sự bảo trợ xãhội như nhau; quyền được học tập; quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá
Trang 10của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoahọc.” (Phạm Thị Phương Thanh, Luật Minh Khuê, 2022)
1.2 Quyền và nghĩa vụ của công dân.
1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì?
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được hiểu là những nhóm quyền,nghĩa vụ của một cá nhân đối với quốc gia mình đang mang quốc tịch, đượcHiến pháp của quốc gia đó ghi nhận và không đồng nhất với quyền con người.Quyền và nghĩa vụ này cụ thể hóa trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xãhội, văn hoá Đây là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác củacông dân và cũng là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lí của công dân Giúpcông dân có thể hưởng mọi quyền lợi để phát triển bản thân kèm theo đó là tráchnhiệm phát triển đất nước
Địa vị pháp lý của công dân là vị trí pháp lý của công dân trong quan hệvới nhà nước và các chủ thể khác, được thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ màpháp luật quy định Xét từ gốc độ chủ thể, quyền con người rộng hơn quyềncông dân, bao trùm lên quyền công dân
1.2.2 Các đặc trưng cơ bản của quyền và nghĩa vụ của công dân
“Quyền cơ bản của công dân là các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khảxâm phạm
Nghĩa vụ cơ bản của công dân là nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiệnđối với nhà nước và là tiền đề đảm bảo cho các quyền cơ bản của công dân đượcthực hiện
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp là cơ sởchủ yếu để xác định địa vị pháp lí của công dân
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền vànghĩa vụ khác của công dân
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện tính chất dân chủ, nhân văn vàtiến bộ của nhà nước.” (Phạm Thị Phương Thanh, Quyền cơ bản của công dân làgì? Ý nghĩa, nội dung quyền công dân, 2023)
1.2.3 Phân loại quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
“Các quyền dân sự, chính trị của công dân thường xuất hiện trước cácquyền kinh tế, xã hội, văn hóa Phần lớn các quyền ấy được xác lập khi nhànước dân chủ được thành lập, còn phần lớn các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
Trang 11được thiết lập muộn hơn phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước Việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị chủ yếu phụ thuộc ýthức chính trị, ý thức dân chủ của nhân dân, còn việc thực hiện các quyền kinh
tế, xã hội, văn hóa lại phụ thuộc phần lớn vào điều kiện vật chất, kinh tế, xã hộicủa nhà nước.” (Phạm Thị Phương Thanh, Quyền cơ bản của công dân là gì? Ýnghĩa, nội dung quyền công dân, 2023)
1.3 Mối liên hệ giữa quyền công dân và quyền con người
Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm tuy có mối liên hệmật thiết với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất Tuy nhiên đó đều lànhững quyền mà con người được hưởng và được bảo vệ bởi luật pháp Quyềncon người là nền tảng để xây dựng quyền công dân, có khái niệm bao quát hơnquyền công dân và cũng không có bất cứ cá nhân, tổ chức nào có thể thay thế,sửa đổi Quyền con người và quyền công dân có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ,
bổ sung, tác động lẫn nhau Thực hiện tốt quyền công dân góp phần bảo vệquyền con người Mỗi một con người cần ý thức được quyền và nghĩa vụ củabản thân, tích cực tham gia vào đời sống xã hội, góp phần xây dựng và phát triểnđất nước Quyền công dân lại chính là sự cụ thể hóa của quyền con người trongphạm vi lãnh thổ và trong pháp luật của một quốc gia
Trang 12CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM 2.1 Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân qua Hiến pháp 1946.
Sau chiến thắng vang dội của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, ngày02/09/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đại diệncho toàn thể dân tộc Việt Nam, trịnh trọng đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khaisinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Mới ra đời, nhưng nhà nước non trẻ đãphải đối mặt với muôn vàn khó khăn, trước tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”,
“thù trong giặc ngoài” Chính vì lẽ đó, vào ngày 03/09/1945, trong phiên họp lầnđầu tiên của Chính phủ lâm thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới tình hìnhcấp thiết lúc này là việc phải xây dựng bản Hiến pháp của nước VNDCCH.Trước sự chỉ đạo, hướng dẫn của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 09/11/1946, Quốchội khóa I ( kỳ họp thứ 2 ) đã chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên củanước Việt Nam năm 1946
Hiến pháp 1946 không chỉ mang giá trị lịch sử đấu tranh mạnh mẽ của cảdân tộc, mà còn được nhận định là có những điểm tiến bộ, dân chủ không kémcạnh những bản Hiến pháp của các nước phát triển trên thế giới thời điểm đó.Tuy nhiên, do tình hình khó khăn và thiếu thốn điều kiện cơ sở vật chất của đấtnước khi ấy, cùng với nhu cầu gấp rút xây dựng bản Hiến pháp theo chỉ đạo củachủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải có một bản Hiếnpháp dân chủ” Vì vậy, Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp ngắn nhất trong cácbản Hiến pháp của Việt Nam, chỉ với 7 chương, bao gồm 70 điều, 3.385 từ và lờinói đầu Mặc dù ngắn gọn, nhưng bản Hiến pháp này đã cô đọng, chứa đựngnhững giá trị nhân văn sâu sắc và thể hiện rõ nét các tư tưởng tiến bộ về quyền
tự do của công dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rằng: “ Bản Hiến phápnày được coi là một dấu ấn lịch sử, là Hiến pháp đầu tiên ở Á Đông”
“Bản Hiến pháp đó tuy chưa phải hoàn toàn chỉnh chu nhưng nó đã làmnên theo một hoàn cảnh thực tế Nó đã tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam làmột đất nước độc lập; dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do Bên cạnh đócòn tuyên bố với thế giới rằng phụ nữ Việt Nam đứng ngang hàng với đàn ông
để được hưởng chung mọi quyền tự do vốn có của một công dân; cho thấy mộttinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêmkhiết, công bằng của các giai cấp.” (Lê Thành Nhân, 2024)
Trang 13Mở đầu bằng lời giới thiệu đã nhấn mạnh ba nguyên tắc xây dựng nên bảnHiến pháp “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôngiáo Đảm bảo các quyền tự do dân chủ Thực hiện chính quyền mạnh mẽ vàsáng suốt của nhân dân.” (Quốc Hội, Hiến pháp, 1946) Trong ba nguyên tắc đó,
đã có hai nguyên tắc đề cập đến vấn đề thực hiện quyền bình đẳng và tự do củacông dân, đây là lần đầu tiên quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luậtđược ghi nhận trong đạo luật cơ bản của nhà nước Có thể thấy, giá trị xuyênsuốt và cốt lõi của bản Hiến pháp là giá trị dân chủ Từng điều mục đều nhấtquán xây dựng một nhà nước hùng mạnh của dân, do dân và vì dân, đề cao, tôntrọng quyền con người, quyền công dân - đó cũng chính là mục đích của cuộccách mạng giành độc lập
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền công dân được ghi nhận trịnhtrọng trong văn bản pháp luật Cụ thể, đứng ở vị trí thứ hai trong Hiến pháp, chỉsau lời nói đầu và chương chính thể là chương “ Nghĩa vụ và quyền lợi côngdân”, đó là sự khẳng định về mục đích xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vìdân” GS.Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội phântích: "Sau chương Chế độ chính trị là chương về Quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân để thấy rằng vị trí pháp lý của quyền tự do dân chủ trong điều kiện rađời của bản Hiến pháp được đưa lên hàng đầu để nói Bác nhận thức sâu sắcquyền tự do dân chủ của người dân của một nước mới giành được độc lập Cácquyền tự do dân chủ phải được ghi nhận đầy đủ trong bản Hiến pháp Người dân
là người chủ và là người làm ra bản Hiến pháp đó nên điều đầu tiên và trước hết
là họ phải có quyền tự do dân chủ Giá trị quyền tự do dân chủ trong Hiến phápnăm 1946 đầy đủ trên các mặt, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng nhưcác quyền tự do của cá nhân công dân được quy định đầy đủ, rõ ràng, minhbạch" (Báo Bình Định, 2021)
Theo đó, trong chương II, những nghĩa vụ và quyền lợi của công dân ViệtNam được quy định một cách cụ thể, trải rộng nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội
Về nghĩa vụ :
“Công dân nước Việt Nam có nghĩa vụ phải bảo vệ tổ quốc, tôn trọng Hiếnpháp, tuân theo pháp luật và có nghĩa vụ phải đi lính.” (Quốc Hội, Hiến pháp,1946)
Trang 14Về quyền lợi:
Ở mặt chính trị - dân sự : “công dân có quyền bình đẳng về mọi phươngdiện (điều 6); quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được tham gia chínhquyền (điều 7); công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổchức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và nước ngoài(điều 10); quyền bất khả xâm phạm nhà ở và thư tín trái pháp luật (điều 11);những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thìđược trú ngụ trên đất Việt Nam (điều 16) Đặc biệt trong quyền chính trị có cácquyền bầu cử, quyền ứng cử (điều 18); quyền bãi miễn các đại biểu dân cử (điều20); quyền phúc quyết về Hiến pháp và những vấn đề liên quan đến vận mệnhquốc gia (điều 21).” (Quốc Hội, Hiến pháp, 1946)
Quyền về kinh tế - văn hóa - xã hội: “công dân có quyền tham gia vào côngcuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình (điều 7); quyền của quốcdân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung(điều 8); quyền bình đẳng nam nữ (điều 9); quyền tư hữu tài sản (điều 12);quyền được bảo đảm quyền lợi của giới cần lao trí thức và chân tay (điều 13);quyền được giúp đỡ của người già cả hoặc tàn tật; quyền được chăm sóc về mặtgiáo dưỡng của trẻ con (điều 14); công dân có quyền được giáo dục ở bậc sơ họckhông phải trả học phí; quyền của quốc dân thiểu số được học bằng tiếng củamình ở các địa phương; học trò nghèo được Chính phủ trợ giúp; trường tư được
mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước (điều 15).” (Quốc Hội, Hiếnpháp, 1946)
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam được đảm bảo cácquyền tự do, dân chủ: "Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuấtbản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước
và ra nước ngoài" (điều 10) Và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc “Đàn
bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (điều 9) Hiến pháp quy địnhmọi công dân Việt Nam bình đẳng trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, vàvăn hóa Được hưởng quyền bầu cử, ứng cử; có quyền bãi miễn các đại biểumình đã bầu
Quyền và nghĩa vụ của công dân được chế định trong Hiến pháp 1946mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với đất nước sau hàng ngàn năm bị ách đô hộ,xâm lược, phụ thuộc, áp bức, thiếu tự do và không có quyền con người Hiếnpháp 1946 là thành quả thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám, đánh dấumột cột mốc quan trọng trong lịch sử chính thể nhà nước cộng hòa Lần đầu tiên,nhân dân Việt Nam được công nhận quyền tự do, dân chủ và bình đẳng, trở
Trang 15thành công dân của một quốc gia tự do dân chủ thay vì chỉ là "thần dân" của chế
độ phong kiến hay "dân đen" của một nước thuộc địa.Tuy nhiên, trong Hiếnpháp 1946 chỉ đề cập đến “quyền công dân” chứ chưa đề cập đến “quyền conngười”, nhưng từ bản chất các quyền công dân trong chương II của bản Hiếnpháp chính là quyền con người Tại điều 16, Hiến pháp 1946 quy định “Nhữngngười ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trúngụ trên đất Việt Nam”, vì chủ thể của quyền này không phải là công dân ViệtNam, mà đó là một quy định rõ ràng về quyền con người, mà sau đó đã được ghinhận trong tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (quyền được tị nạn quy định tạiđiều 14, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền) Có thể thấy, các quy định vềquyền công dân trong Hiến pháp đều xuất phát từ quyền con người, nhữngquyền hiển nhiên mà con người phải được hưởng, không do ai tạo ra, không cóbất cứ cá nhân nào có thể tước đoạt
2.2 Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân qua Hiến pháp 1959.
Sau chiến thắng lịch sử oanh liệt Điện Biên Phủ, thực dân Pháp bắt buộcphải kí hiệp định Genève 1954 và chấm dứt chiến tranh, trả lại sự độc lập chomiền Bắc Tuy nhiên đất nước lại lâm vào cảnh Bắc-Nam tạm thời bị chia cắt.Bản Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành được sứ mệnh của nó, nhưng lại khôngphù hợp với tình hình thực tế lúc bấy giờ, nhiệm vụ mới của chính phủ lâm thời
là xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, và giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước Vì vậy, trong kì họp lần thứ 6, Quốc hội khóa I đã ra quyếtđịnh sửa đổi Hiến pháp 1946, thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi, đứngđầu là chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày 01/04/1959, bản dự thảo Hiến pháp sửa đổiđược công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến Đến ngày 31/12/1959,quốc hội đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, ngày 01/01/1960, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh công bố bản Hiến pháp
Hiến pháp năm 1959 có 112 điều, 10 chương và lời nói đầu Quyền lợi vànghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở chương III, được kế thừa và pháttriển từ Hiến pháp 1946, các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận rõ ràng, chi tiếthơn Chi tiết như sau:
Quyền lợi về chính trị - dân sự: “Công dân có quyền bầu cử và ứng cử(điều 23); quyền của cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhândân (điều 5) quyền bình đẳng trước pháp luật (điều 22); phụ nữ ngang quyền với
Trang 16đàn ông về mọi mặt (điều 24); công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hộihọp, lập hội, biểu tình (điều 25); quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi viphạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước (điều 29); công dân nước ViệtNam có quyền bất khả xâm phạm về thân thể (điều 27) không ai có thể bị bắtnếu như không có sự quyết định của tòa án nhân dân hoặc không có sự phêchuẩn của viện kiểm sát nhân dân; quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và quyền
bí mật thư tín, có quyền tự do cư trú, tự do đi lại (điều 28), nhà nước bảo hộquyền lợi chính đáng của Việt kiều (điều 36); những người nước ngoài vì đấutranh cho tự do, cho chính nghĩa, cho hòa bình và cho sự nghiệp khoa học mà bịbức hại đều được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho phép trú ngụ (điều37).” (Quốc hội, Hiến pháp, 1959)
Quyền lợi về kinh tế - văn hóa - xã hội: “Công dân có quyền học tập (điều33); phụ nữ nước Việt Nam ngang quyền với đàn ông về mọi mặt Nhà nước bảođảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ
mà vẫn hưởng nguyên lương Được nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ vàcủa trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ, bảo hộ vềhôn nhân gia đình (điều 24); quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo bất
cứ tôn giáo nào (điều 26); quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tậthoặc mất sức lao động (điều 32) ;Công dân có quyền làm việc (điều 30); quyềnnghỉ ngơi (điều 31); quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệthuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác (điều 34).” (Quốc hội, Hiến pháp,1959)
Về nghĩa vụ: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỉ luậtlao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội (điều 39); nghĩa
vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (điều 40); nghĩa vụ đóng thuế theo quyđịnh của pháp luật (điều 41); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (điều 42).” (Quốc hội,Hiến pháp, 1959)
Cũng như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 không phân biệt rõ ràng giữa
"quyền con người" và "quyền công dân" Tuy nhiên, về mặt nội dung, các
"quyền công dân" trong Hiến pháp này được xây dựng dựa trên nền tảng của
"quyền con người" nhằm đề cao các giá trị tự do, dân chủ và dân quyền Ở điều
37 quy định: “Những người nước ngoài vì đấu tranh cho tự do, cho chính nghĩa,cho hòa bình và cho sự nghiệp khoa học mà bị bức hại đều được Nhà nướcVNDCCH cho phép trú ngụ” đã khẳng định, làm rõ tinh thần dân chủ của Hiếnpháp không chỉ ở công dân Việt Nam mà là ở tất cả mọi người Quyền bình đẳngcủa phụ nữ đối với nam giới được quy định rõ ràng, cụ thể hơn: " Cùng làm
Trang 17việc như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới Nhà nước đảmbảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ
mà vẫn hưởng nguyên lương Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và củatrẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ.”(điều 24), quyđịnh này cho thấy tư tưởng tiến bộ và tầm nhìn về sự quan trọng của phụ nữtrong xã hội Theo lời chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Nói phụ nữ là nói phầnnửa Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người.Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng xã hội chỉ một nữa.”, trong tình hìnhchiến sự căng thẳng, chỉ qua một điều luật cũng có thể thấy được sự quan tâmsâu sắc của Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân nói chung và phụ
nữ nói riêng, điều này rất đáng trân trọng
Mặc dù đã được sửa đổi và bổ sung, Hiến pháp 1959 vẫn có một số hạn chếnhất định Một số quyền được xây dựng khá trừu tượng, khó thực thi và khôngphù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ Dù phạm vi quyền công dân đã được
mở rộng, nhưng đa số các quyền dân sự của người dân lại không được quy địnhtrực tiếp trong Chương III “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, mànằm rải rác trong Chương II “Chế độ kinh tế và xã hội” Đặc biệt, quyền sở hữutài sản - một quyền rất quan trọng của công dân chỉ được đề cập gián tiếp trongchương về chế độ kinh tế và xã hội và kèm theo những hạn chế nhất định
2.3 Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân qua Hiến pháp 1980.
Sau khi Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975 đại thắng đã mở ramột chương mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam Miền Nam được giảiphóng đồng nghĩa với việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trêntoàn quốc Việc đạt được độc lập và tự do hoàn toàn đã tạo ra điều kiện thuận lợi
để thống nhất hai miền Nam và Bắc - một bước tiến quan trọng trong hành trìnhxây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội Hiến pháp năm 1959 với sứ mệnh lịch sử củamình, đã hoàn thành nhiệm vụ và đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trìnhxây dựng đất nước, phản ánh lòng quyết tâm và khao khát của nhân dân ViệtNam trong việc xây dựng một tương lai tươi sáng và phồn thịnh
Vào ngày 18/12/1980, tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa VI, đã có sựnhất trí thông qua Hiến pháp năm 1980, với tổng cộng 12 chương và 147 điều.Trong văn kiện này, bản chất của Nhà nước được mô tả là một Nhà nước chuyênchính vô sản, với sứ mệnh lịch sử là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân
Trang 18dân lao động Đồng thời, nó cũng thúc đẩy và tổ chức Nhân dân trong việc xâydựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội và tiến lên chủ nghĩa cộng sản So với các phiênbản Hiến pháp trước đó, bản Hiến pháp năm 1980 được coi là một bước pháttriển mới và hoàn thiện hơn Bằng cách thể hiện rõ ràng bản chất vô sản của Nhànước và sự ưu tiên cho quyền lợi của nhân dân lao động, nó đã tạo ra cơ sở pháp
lý mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của đất nước Đặc biệt, Chương
V của Hiến pháp, bắt đầu “từ Điều 53 đến Điều 81”, chế định một loạt cácquyền và nghĩa vụ, từ đó giúp mỗi công dân nhận thức rõ ràng về quyền lợi vàtrách nhiệm của mình trong xã hội
Chương này quy định một cách tương đối bao quát và đầy đủ các quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm cả các quyền tự do dân chủ như “quyền
tự do cá nhân, quyền tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận (các điều 67, 68,71) Điều mới lạ trong cách thể hiện là việc đưa lao động và học tập vào danhsách này không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân Nó không chỉ rõràng về các nghĩa vụ cơ bản của công dân mà còn đặc biệt chú trọng vào mốiquan hệ chặt chẽ giữa các quyền và nghĩa vụ với cuộc sống cộng đồng Bêncạnh các quy định chi tiết về quyền lợi và trách nhiệm của công dân, Hiến phápcòn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của gia đình như tế bào của xã hội (điều64) cũng như trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục thiếu niên, nhi đồng (điều 65)” (Quốc Hội, Hiến pháp, 1980) Mặtkhác, việc tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện thông qua học tập,lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực (điều 66) cũng là mộtđiểm đặc biệt quan trọng, vừa giúp tăng cường sức mạnh quốc gia vừa thúc đẩy
sự phát triển bền vững của xã hội
Quyền về dân sự, chính trị của công dân như: “Quyền bầu cử nếu đủ 18tuổi, ứng cử nếu đủ 21 tuổi vào Quốc hội, HĐND các cấp trừ các trường hợpnhư mất trí, bị tước quyền, (điều 57); tham gia vào nhà nước và xã hội với vaitrò quản lí (điều 56) Công bằng trước pháp luật, (điều 55); quyền lợi bảo hiểm
xã hội (điều 59); học tập bắt buộc không tốn phí (điều 60); khám, chữa bệnhkhông tốn phí (điều 61).” (Quốc Hội, Hiến pháp, 1980)
Quyền về kinh tế, văn hóa của công dân: có chế độ an dưỡng, nghỉ ngơicho công nhân, viên chức (điều 58); quyền được học tập, nghiên cứu khoa học,sáng tác, tham gia các hoạt động văn hóa khác, (điều 72); khiếu nại, tố cáonhững việc làm trái pháp luật (điều 73); không ai được bắt, giam giữ người tráiphép nếu không có quyết định bắt người của cơ quan có thẩm quyền, (điều 69);
tự do tín ngưỡng (điều 68); có nhà ở (điều 62); tự do ngôn luận, tự do báo chí