ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC SỨC KHỎE TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Học kỳ I 2024-2025 Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc với
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC SỨC KHỎE
TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Học kỳ I (2024-2025)
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc với sự vận dụng
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay
Nhóm 10- Lớp Y2024A Giảng viên: ThS Phạm Thị Thu Hương
Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU
II NỘI DUNG
1 Vấn đề độc lập dân tộc 4 1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc……….4 1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân 7 1.3 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc…… 7 1.4 Nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để 9
2 Về cách mạng giải phóng dân tộc 10 2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách mạng vô sản 10 2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở thực tiển và cơ sở lý luận 11 2.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng 12 2.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 12 2.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp báo lực cách mạng 13
3 Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay 14 III KẾT LUẬN
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã vận dụng những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi áp bức bóc lột, tiêu biểu là thắng lợi của Cách Mạng Tháng 8 năm 1945
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng độc lập dân tộc không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc Trong bối cảnh lúc đất nước bị chia cắt và hiện nay
là hoà bình, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ với tầm nhìn sâu rộng có thể áp dụng lâu dài mà còn thể hiện tính toàn diện Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam và nguồn cảm hứng cho các phong trào cách mạng trên toàn thế giới Đặc biệt là lúc đất nước loạn lạc, tư tưởng về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh không chỉ phản ánh khát vọng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam mà còn là một đường lối chính trị, quân sự sắc bén, mang tính khoa học
và nhân văn sâu sắc
Trang 4II NỘI DUNG 1.Vấn đề độc lập dân tộc
1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
1.1.1 Bản Yêu sách
Năm 1919, Hồ Chí Minh đã gửi Hội Nghị Véc-xai (Pháp) bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” Bản Yêu sách gồm 8 điểm với hai nội dung chính gồm: Đòi quyền bình đẳng về pháp lý; đòi quyền tự do, dân chủ của người dân Đông Dương Tám điểm trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gồm:
Một là, tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
Hai là, cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ
cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng
bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam
Ba là, tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Bốn là, tự do lập hội và hội họp.
Năm là, tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
Sáu là, tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh
cho người bản xứ
Bảy là, thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Tám là, có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ
bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ
Xét về nội dung: Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” là một loại văn bản chính trị mang tư tưởng cách mạng
Xét về tính chất chính trị và giá trị nhân sinh: Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” là văn bản cô đọng, súc tích, có độ nén quan điểm, tư tưởng cách mạng rất cao:
Thứ nhất, nó đặt quyền tự do, bình đẳng, dân chủ cho người dân ở
Trang 5Thứ hai, nó đòi quyền tự chủ cho nhân dân ở xứ thuộc địa (ở mức
khiêm tốn, là một thể chế chính trị có quyền tự chủ tương đối với chính quốc)
Thứ ba, nó khơi gợi hướng mở lịch sử cho An Nam và Đông Dương
thoát khỏi đêm trường nô lệ bằng con đường hòa bình
Mặc dù không được hội nghị chấp nhận, sự kiện trên đã mang lại những ý nghĩa to lớn: Trước hết là đánh dấu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa, mà trước hết là quyền bình đẳng,
tự do đã được hình thành Sau cùng là đánh dấu sự ra đời của bản
“Yêu sách của nhân dân An Nam” là sự kiện mở đầu cho cuộc đấu tranh đòi quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc trong những năm đầu thế kỷ 20
1.1.2 Chánh cương vắn tắt
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu chính trị của Đảng là:
Một là, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
Hai là, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
Chánh cương đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản và sự nghiệp cách mạng của Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để giành độc lập dân tộc và lấy lại ruộng đất cho dân cày; Cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản Gắn với quá trình trên là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đó cũng là tư tưởng cốt lõi gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, khẳng định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xã hội nước
ta, đúng với quy luật phát triển cách mạng, hoàn cảnh thế giới và phù hợp với xu thế của thời đại
1.1.3 “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
Điều này đã được khẳng định trong Tuyên ngôn ĐL 1945, bản tuyên ngôn gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn
Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
Phần 3: Lời tuyên bố độc lập
“ Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
Trang 6đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”
Qua đó, Tuyên ngôn độc lập 1945 đã khẳng định chủ quyền thiêng liêng của độc lập
tự do, quyết tâm đứng lên chiến đấu, bảo vệ và thống nhất đất nước của Đảng, của dân tộc Việt Nam
Ý chí và quyết tâm ấy còn được thể hiện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ:
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần 2, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, Người đã ra lời hiệu triệu: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất
cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Lời kêu gọi của Bác không chỉ có giá trị lịch sử sâu sắc mà còn khẳng định sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam Trong hoàn cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý của thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc khát khao nền độc lập tự do trên thế giới: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
Bản Tuyên ngôn độc lập trước hết đã cổ vũ, động viên mạnh mẽ ý chí chiến đấu và tinh thần yêu nước của nhân dân, đồng thời thức tỉnh, khơi dậy lòng yêu nước, phong trào đấu tranh của các nước dân tộc trên thế giới
1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
1.2.1 Học thuyết Tam Dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh độc lập của dân tộc phải gắn liền với tự do Đầu tiên là học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” Sau đó là Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp: “Người ta sinh ra
tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” Qua đó, Người đã khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi,
“đó là những lẽ không ai chối cãi được”
1.2.2 Chánh cương vắn tắt
Chánh cương vắn tắt đã xác định rõ mục tiêu hàng đầu của cách mạng: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập… Thủ tiêu hết các thứ quốc trái… Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo… Thi hành luật ngày làm 8 giờ.”
Trang 7Sau Tổng Khởi nghĩa, nước nhà độc lập, Người đã khẳng định lại một lần nữa độc lập phải gắn liền với tự do: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
1.2.3 Sau Cách mạng tháng 8, những điều Bác nêu lên:
Sau CMT8, nước ta đứng trước muôn vàn khó khan thử thách (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm,…), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt, chỉ đạo chính phủ, yêu cầu
“Chúng ta phải thực hiện ngay”:
Một là, làm cho dân có ăn
Hai là, làm cho dân có mặc
Ba là, làm cho dân chổ ở
Bốn là, làm cho dân học hành
Qua đó, ta thấy Người coi độc lập dân tộc gắn liền với tự do hạnh phúc, cơm no áo ấm của nhân dân Thật vậy, Người từng bộc bạch: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
1.3 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Bối cảnh: Bọn thực dân đế quốc hay dùng chiêu bài mị dân, thành
lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền “Độc lập tự do” giả hiệu, nhằm che đậy bản chất “ăn cướp” và “giết người” của chúng Dẫn chứng ở Việt Nam: Chính quyền Bảo Đại trong “thời kì Quốc gia Việt Nam”, cướp bóc bóc lột, thay vì khai hóa văn minh thì bọn thực dân Pháp tiến hành thi hành chính sách độc quyền khuyến khích tiêu thụ thuốc phiện, rượu,… nhằm “đầu độc” nhân dân ta, khiến ta phải
lệ thuộc vào bọn chúng, cả về mặt đời sống vật chất lẫn tinh thần
Thế nào là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để?
Một quốc gia được xem là độc lập, tự do khi quốc gia dân tộc đó có đầy đủ quyền tự quyết, tự chủ đối với vận mệnh của mình; có quyền lựa chọn con đường phát triển mà không bị lệ thuộc hoặc bị chi phối bởi các dân tộc khác Trên cơ sở nghiên cứu các cuộc cách mạng tiêu biểu của thế giới đã giúp Hồ Chí Minh rút ra những bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam rằng: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi…”(4) Có nghĩa đấu tranh cho quyền độc lập, tự do của dân tộc thì đó phải là độc lập, tự do thực
sự, hoàn toàn, triệt để Người khẳng định: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp
ở ngoài vào”(5); ““Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập, “có
Trang 8quốc hội riêng, “chính phủ riêng, “quân đội riêng”, “ngoại giao riêng”, “kinh tế và tài chính riêng””(6)
Độc lập chính trị: là khía cạnh cơ bản nhất của độc lập dân tộc Đây
là khả năng tự quản lý và kiểm soát hệ thống chính trị của một quốc gia mà không chịu sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài Độc lập chính trị bao gồm: Tự quyết và không lệ thuộc vào quyền lực ngoại bang
Độc lập kinh tế: Là yếu tố cốt lõi quyết định một quốc gia có thể thực sự đứng vững trên trường quốc tế Đó là tự chủ về nguồn lực, một quốc gia phải có khả năng kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của mình, đảm bảo rằng tài sản của quốc gia được sử dụng để phục vụ lợi ích của người dân trong nước Bên cạnh đó là việc cân bằng trong thương mại quốc tế, phải tránh lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu một vài sản phẩm hay nhập khẩu nguyên liệu từ một vài quốc gia nhất định Điều này giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi
về chính sách thương mại hoặc điều kiện thị trường quốc tế Cuối cùng là phát triển nội lực kinh tế, thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa và xây dựng một hệ thống kinh tế tự chủ là yếu tố quan trọng để tránh bị phụ thuộc kinh tế
Độc lập văn hóa: là một yếu tố quan trọng để bảo vệ bản sắc dân tộc và đảm bảo rằng quốc gia không bị hòa tan hoặc chi phối bởi các giá trị văn hóa ngoại bang Các quốc gia phải bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc phát huy các giá trị truyền thống, ngôn ngữ, tôn giáo, và phong tục tập quán của mình Bởi văn hóa dân tộc là yếu tố tạo nên
sự độc đáo và sự thống nhất của một quốc gia Đặc biệt trong thời buổi hội nhập hóa toàn cầu như hiện nay, ta cần “hòa nhập không hòa tan”, phải bảo vệ được nền văn hóa của mình khỏi sự “xâm lăng mềm” của các quốc gia khác thông qua các phương tiện giải trí, giáo dục, hoặc thông tin truyền thông
Độc lập về quân sự và an ninh: Một quốc gia không thể gọi là độc lập hoàn toàn nếu nó phải phụ thuộc vào sự bảo vệ quân sự của nước ngoài Độc lập quân sự có nghĩa là: Tự chủ trong phòng thủ quốc gia, không dựa vào các căn cứ quân sự nước ngoài, độc lập về tư tưởng
và quyền tự quyết
Độc lập tư tưởng: bao gồm việc không chịu ảnh hưởng hay bị áp đặt bởi các hệ tư tưởng ngoại bang Một quốc gia độc lập cần tự quyết định con đường phát triển của mình: không bị áp đặt bởi các hệ thống tư tưởng chính trị hay kinh tế từ các nước khác, như chủ nghĩa thực dân, đế quốc hoặc các hình thái kinh tế chính trị do các tổ chức tài chính quốc tế áp đặt Hơn hết là phải bảo vệ quyền dân chủ và quyền tự do của dân tộc: Mọi sự độc lập chỉ thực sự có ý nghĩa khi dân tộc đó có quyền tự quyết, không bị áp bức từ trong lẫn ngoài Hệ
Trang 9thống chính trị phải phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, không bị điều khiển bởi các thế lực bên ngoài
Và cuối cùng nhằm duy trì, đảm bảo nền độc lập lâu dài sau Cuộc Cách mạng tháng Tám, Người cùng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó phải kể đến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”; Ngoại giao với các cường quốc; Hiệp định Sơ bộ Việt-Pháp (6/3/1946); Chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc; Kiên trì con đường hòa bình, chuẩn bị cho chiến đấu; Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế; Có đủ thời gian để củng cố lực lượng chuẩn bị
và xây dựng đường lối Cách mạng, sẵn sàng chiến đấu khi Pháp quay trở lại xâm lược
1.4 Nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược đã phải đối mặt với âm mưu bị chia cắt của chúng
Pháp:
Thực dân Pháp đã chia đất nước ta làm ba kỳ để tiện bề cai trị, mỗi
kỳ có chế độ cai trị riêng Năm 1945 sau Cách mạng Tháng Tám, hội nghị Potsdam đã đồng ý cho quân Anh và quân Trung Hoa dân quốc vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, khi đó miền Bắc có hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, trong khi miền Nam lại
bị quân Pháp xâm lược lần thứ hai dưới sự bảo trợ trực tiếp của quân đội Anh Trong “Thư gửi đồng bào Nam Bộ” (1946) Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” Trong chuyến đi đến Pháp năm 1946, khi một nhà báo hỏi: Nếu Nam Kỳ từ chối không sáp nhập vào Việt Nam, Chủ tịch sẽ làm như thế nào? Người trả lời: "Nam Kỳ cùng một tổ tiên với chúng tôi, tại sao Nam
Kỳ lại không muốn ở trong đất nước Việt Nam? Người Baxcơ (Basques), người Brơtôn (Breton) không nói tiếng Pháp mà vẫn là người Pháp Người Nam Kỳ nói tiếng Việt Nam, tại sao lại còn nghĩ đến sự cản trở việc thống nhất nước Việt Nam?” Ngay từ sâu trong thâm tâm của Người, Việt Nam ta là một, là một thể thống nhất mà không ai được quyền chia cắt; cần phải làm hết sức để lấy lại chủ quyền và sự thống nhất cho Tổ quốc, cho đại đoàn kết dân tộc
Mỹ:
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước bị chia làm 2 miền, có chế độ chính trị xã hội khác nhau: miền Bắc được giải phóng và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ Thực hiện hiệp định Giơnevơ, trước khi Pháp và bọn tay sai rút quân khỏi miền Bắc, chúng đã dùng mọi âm mưu để chống phá, làm rối loạn xã hội, hơn nữa là kích động và thúc ép đồng bào theo đạo Thiên Chúa di cư vào miền Nam… Có thể thấy, bọn thực dân vẫn luôn cố ý muốn chia rẽ đồng bào ta Tháng 2/1958, Người khẳng định: “Nước Việt Nam là
Trang 10một, dân tộc Việt Nam là một” Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.”
Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”
Về việc riêng, người viết: “Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam” Trong Người luôn có một nỗi đau đáu về miền Nam ruột thịt Dường như việc ra đi trước khi đất nước hoàn toàn thống nhất là điều tiếc nuối nhất, vì Người chưa được tận mắt nhìn thấy non sông ta liền một dải Nhưng, Đảng và nhân dân đã làm được, tiếp nối tinh thần sống mãi của Người và giải phóng đất nước Có thể khẳng định, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ luôn tồn tại, trở thành ánh sáng dẫn lối cho Người, cho Đảng và nhân dân
2 Về cách mạng giải phóng dân tộc
2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách mạng vô sản
Tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở thực tiển và cơ sở lý luận:
Về cơ sở thực tiễn:
Bài học từ các phong trào đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước trước đó là: Do chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn
Khảo sát cách mạng tư sản Pháp và Mỹ: Từ 1911 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tìm hiểu lý luận (2 bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp) và khảo sát thực tiễn (Cách mạng tư sản) Anh, Pháp, Mỹ Người cho rằng: Cách mạng tư sản tuy thành công, nhưng thành công không tới nơi (không triệt để)
Khảo sát cách mạng Tháng Mười Nga: Hồ Chí Minh tìm hiểu, nghiên cứu về CMT10 Nga: Không chỉ là một cuộc Cách mạng vô sản mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc “Mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
Về cơ sở lý luận: