1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác cảng Đường thủy giải pháp nâng cao quy trình giao container hàng nhập cho khách hàng tại cảng quốc tế cái mép

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng Quốc Tế Cái Mép
Người hướng dẫn Thầy, Cán bộ chấm 1, Cán bộ chấm 2
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 714 KB

Nội dung

Dịch vụ logistics Theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005, Dịch vụ logistics là hoạt độngthương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồmnhận hàng,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Trang 3

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy– Người đã dày công giảng dạy, rènluyện và góp ý cho bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn, dù là những chi tiết nhỏnhặt nhất Cảm ơn những lời hướng dẫn nhiệt tình và động viên của Thầy trong suốtthời gian qua Em xin trân trọng cảm ơn!

Cảm ơn toàn thể Ban Lãnh Đạo nhà trường cùng quý Thầy/Cô chuyên ngànhLogistics đã tận tâm truyền đạt cho em những bài học quý báu để hôm nay em đầy đủkiến thức cơ bản và có mặt tại đây để hoàn thành bài tiểu luận này

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.1 Mục tiêu chung 1

1.2 Mục tiêu cụ thể 1

2 Đối tượng nghiên cứu 1

3 Phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa đề tài 2

6 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3

1.1 Dịch vụ logistics 3

1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics 3

1.3 Vai trò của dịch vụ logistics 4

1.4 Xuất nhập khẩu hàng hoá 6

1.4.1 Khái niệm xuất nhập khẩu hàng hoá 6

1.4.2 Vai trò của xuất nhập khẩu 6

1.4.3 Nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu 7

1.4.4 Công việc chung của cảng biển 8

1.4.5 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu 9

1.4.6 Nhiệm vụ của Hải quan 9

Trang 6

1.5.1 Khái niệm vận tải bằng đường biển 10

1.5.2 Đặc điểm vận tải bằng đường biển 10

1.5.3 Phân loại các hình thức nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển 11

1.6 Tổng quan về Cảng biển 11

1.6.1 Khái niệm về Cảng biển 11

1.6.2 Vai trò và nhiệm vụ của Cảng biển 12

1.6.3 Chức năng của Cảng biển 13

1.7 Các chứng từ và văn bản pháp lý liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển 13

1.7.1 Một số chứng từ thường gặp 13

Trang 7

1.7.2 Một số văn bản pháp lý 14

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CẢNG QUỐC TÉ CÁI MÉP (CMIT) 16

1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Cảng Quốc Tế Cái Mép (CMIT) 16

1.2 Lịch sử hình thành 18

1.3 Sơ đồ tổ chức 20

1.4 Thông tin về Cảng 21

1.4.1 Vị trí địa lý 21

1.4.2 Cơ sở hạ tầng 21

1.4.3 Phần mềm khai thác của cảng CMIT 24

1.5 Tổng quát quy trình giao nhận container hàng hoá nhập khẩu 26

1.5.1 Chuẩn bị các chứng từ nhập khẩu 26

1.5.2 Lấy lệnh giao hàng (D/O) 27

1.5.3 Mở tờ khai hải quan điện tử 28

1.5.4 Hệ thống phân luồng hàng hoá 28

1.5.5 Đóng thuế vào ngân sách nhà nước 28

1.5.6 Thông quan hàng hoá 29

1.5.7 Nhận hàng hoá 29

1.6 Điểm mạnh 29

1.7 Điểm yếu 29

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO CONTAINER HÀNG NHẬP CHO KHÁCH HÀNG TẠI CẢNG QUỐC TẾ CÁI MÉP (CMIT) 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Cầu bờ STS ( 5 cầu bờ kích thước Super Post –

22Panamax 22+1 hàng), Tầm với: 63,5m, Sức nâng: 65 – 100 tấn

Hình 1.2: Cần trục giàn Rubber Tie Grantry (15 cần RTG),

22Sức nâng 41 tấn

Hình 1.3: Xe chụp container Reach Staker (3 xe RS), Sức

23nâng 45 tấn

Hình 1.4: Thiết bị xếp dỡ container rỗng (2 thiết bị) 23

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2: Tổng quát quy trình giao nhận hàng hoá bằng container 26

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Vận tải đường biển là phương thức vận chuyển chính và chủ yếu của ngoại thương,được xem như là mạch máu chính của nền kinh tế thế giới Ngày nay, với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, nhiều cảng biển hiện đại được xây dựng ở hầu hết các nước trên thếgiới, trong đó Việt Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ với khoảng gần 50 cảngbiển lớn nhỏ các loại Nhờ đó, việc vận chuyển và mua bán hàng hóa quốc tế trở nên thuậnlợi hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Nhập khẩu có vai trò thúc đẩy xuất khẩu, là đầu vào cho nguyên liệu sản xuất xuấtkhẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới.Ngược lại, xuất khẩu tạo vốn để nhập khẩu và giúp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, Vì vậy, em đã chọn đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO

CONTAINER HÀNG NHẬP CHO KHÁCH HÀNG TẠI CẢNG QUỐC TẾ CÁI MÉP (CMIT)” để làm bài báo cáo tiểu luận.

1 Mục tiêu nghiên cứu

1.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo nhằng giải rõ cơ sở lý luận về hoạt động giaocontainer hàng nhập cho khách hàng tại công ty TNHH cảng quốc tế Cái Mép (CMIT)

1.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 11

Tìm hiểu về quy trình giao container hàng nhập cho khách hàng tại công ty TNHH cảng quốc tế Cái Mép (CMIT)

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình giao container hàng nhập chokhách hàng tại công ty TNHH cảng quốc tế Cái Mép (CMIT)

2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp nâng cao quy trình giao container hàng nhập khách khách hàng tại công ty TNHH cảng quốc tế Cái Mép (CMIT)

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: công ty TNHH cảng quốc tế Cái Mép (CMIT)

1

Trang 12

Phạm vi thời gian: 26/8/2023 – 30/10/2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu và hệ thống hoá những những luận về giao nhận container hàngnhập Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định cơ sở phương pháp luận định hướng quytrình, phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu.Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá vàkhái quát hoá những lý thuyết, cũng như ngững nghiên cứu của các tác giả trong vàngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí vềcác vấn đề liên quan đến đề tài

5 Ý nghĩa đề tài

Ý nghĩa của đề tài "Giải pháp nâng cao quy trình giao container hàng nhập kháchhàng tại Công ty TNHH cảng quốc tế Cái Mép (CMIT)" bao gồm các khía cạnh sau:

Khoa học: Đề tài góp phần làm rõ thực trạng quy trình giao container hàng nhậpcho khách hàng tại CMIT, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao quy trình một cáchkhoa học và hiệu quả

Trang 13

Thực tiễn: Các giải pháp đề xuất trong đề tài có thể được áp dụng thực tế tạiCMIT, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm thời gian giao hàng,tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của CMIT trên thị trường.

6 Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết Về Nhập Khẩu Hàng Hoá Bằng Đường Biển

Chương 2: Giới Thiệu Chung Về Công Ty Tnhh Cảng Quốc Té Cái Mép

(CMIT)

Chương 3: Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng Quốc Tế Cái Mép CMIT)

2

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHẬP KHẨU

HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Dịch vụ logistics

Theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005, Dịch vụ logistics là hoạt độngthương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồmnhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,

tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác

có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụlogistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc [1]

1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics

Theo luật sự lê Minh Trường (2022), dịch vụ logistics có những đặc điểm sau: Thứ nhất,

chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên: người làm dịch vụ logistics và kháchhàng Đối với người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiệndịch vụ logistics Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo các đạo luật đơn hành,phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân Bằng chứng của việc đăng ký kinhdoanh là thương nhân này được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, trong đó ghi rõ ngành nghề kinh doanh là dịch vụ logistics Đối với kháchhàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụgiao nhận Khách hàng có thể là người vận chuyển hoặc thậm chí có thể là người làm dịchvụ logistics khác Như vậy, khách hàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương

nhân; có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là

Trang 15

chủ sở hữu hàng hóa.

Thứ hai, về nội dung của dịch vụ logistics Nội dung công việc của dịch vụ

logistics rất đa dạng và phong phú bao gồm một chuỗi các dịch vụ từ khâu cung ứng,sản xuất, phân phối và tiêu dùng Dịch vụ logistics bao gồm các công việc sau:

Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mãhiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao hàngkhác theo thỏa thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển

3

Trang 16

Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết (thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làmthủ tục gửi giữ hàng hóa, làm các thủ tục nhận hàng hóa,…) để gửi hàng hóa hoặc nhậnhàng hóa được vận chuyển đến.

Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyểntheo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến

Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện việcgiao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng

Thứ ba, dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ Thương nhân kinh

doanh dịch vụ logistics được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí khác từviệc cung ứng dịch vụ

Thứ tư, dịch vụ logistics được thực hiện tên cơ sở hợp đồng Hợp đồng dịch vụ

logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiệnhoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hànghóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ Hợp đồng dịchvụ logistics là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận, mang tính chất đền bù [2]

1.3 Vai trò của dịch vụ logistics

Theo luật sự lê Minh Trường (2022),

Trang 17

Đối với nền kinh tế:

Thứ nhất, dịch vụ logistics góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã

hội Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tácđộng qua lại lẫn nhau, nó là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ qua trìnhsản xuất, lưu thông hàng hóa và phân phối hàng hóa Mỗi hoạt động trong chuỗi đều cómột vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định Một nghiên cứu của trường Đại họcQuốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm từ 10%đến 15% GDP của hầu hết các nước lướn châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế Châu

Á – Thái Bình Dương

Thứ hai, dịch vụ logistics góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và

của quốc gia Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa, nền sản xuất toàn cầu đangngày càng bị chia sẻ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã làm cho dịch vụ logistics trở

4

Trang 18

thành một trong các lợi thế cạnh tranh của các quốc gia Logistics hỗ trợ cho luồng chuchuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ mộtkhi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng Hàng loạt các hoạt động kinh tế liênquan diễn ra trong chuỗi dịch vụ logistics, theo đó, các nguồn tài nguyên được biến đổithành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn ngườisản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của con người.

Đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiêu quả quản lý, giảm thiểu chi

phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Logisticscho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề như: nguồnnguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu,phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi nào bán thành phẩm,… để giảm tối đachi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho quátrình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao,góp phần tang sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Thứ hai, dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động

lưu thông, phân phối Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuấtcộng với chi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là chi phí vận tảichiếm một tỉ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặcbiệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế Trong khi đó, vận tải là yếu tố quan trọng nhấttrong chuỗi các dịch vụ logistics cho nên nếu dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và

Trang 19

hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí phát sinh khác trong quá trìnhlưu thông hàng hóa.

Thứ ba, dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh

nghiệp vận tải giao nhận Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng vàphức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy Trước kia, người kinhdoanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản,thuần túy và đơn lẻ Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết củamột sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của

5

Trang 20

doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịchvụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng vàphong phú Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằmđáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics(logistics service provider) Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thôngqua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắnthời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 thángxuống còn 2 tháng Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần sảnxuất và gấp từ 1- 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác [2]

1.4 Xuất nhập khẩu hàng hoá

1.4.1 Khái niệm xuất nhập khẩu hàng hoá

Theo điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá cụ thểthư sau,

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặcđưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật

Trang 21

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nướcngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật [3]

1.4.2 Vai trò của xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển củabất kỳ quốc gia nào Xuất nhập khẩu mang lại nguồn tài chính khổng lồ cho đất nước.Chúng ta có thể khái quát vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự tăng trưởng và pháttriển của đất nước qua những điểm sau:

Thông qua xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh, chúng ta có thể phát huy lợi thế

so sánh, tối đa hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trao đổi kinh nghiệm và thiết lậpkết nối với các đối tác, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới Đây là vấn

đề then chốt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hiệnđại vào ngành sản xuất và xuất khẩu cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, có sức

6

Trang 22

cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Sau đó, một nguồn lực công nghiệp mới được tạo

ra, giúp tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm chi phí lao động cho

xã hội

Tạo việc làm để tăng thu nhập cho người lao động, qua đó kết hợp hài hòa giữatăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, thúc đẩy những chuyển biến tích cực nhằmgiải quyết các vấn đề xã hội bức xúc

Tăng thu ngoại tệ để tạo vốn trong nước và tăng nhập khẩu để thúc đẩy côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đồng thời, cán cân thanh toán và cán cân thươngmại được cải thiện, dự trữ ngoại hối của ngân sách nhà nước tăng lên, nhờ đó khả năngnhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị tiên tiến sẽ tăng dần để thay thế các thiết bịlạc hậu sự phát triển kinh tế của đất nước

1.4.3 Nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu

Các văn bản hiện hành quy định nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩutại cảng biển Việt Nam như sau:

Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển được cảng biển thực hiệntrên cơ sở thỏa thuận giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác cho cảng

Trang 23

Hàng hóa không qua cảng (không lưu giữ tại cảng) có thể do chủ hàng hoặcngười được uỷ quyền giao trực tiếp cho người vận chuyển (tàu) (quy định mới năm1991) Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải thỏathuận trực tiếp với người vận chuyển và chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm dỡ hàng

và thanh toán các chi phí liên quan

Việc bốc dỡ hàng hóa tại cảng do cảng tổ chức

Nếu chủ hàng muốn đặt phương tiện để xếp, dỡ hàng phải thỏa thuận với cảng

và nộp các khoản phí, chi phí tương ứng cho cảng

Nếu được phép giao hàng xuất nhập khẩu tới tàu hoặc cảng thì hàng hóa phảiđược giao theo cách thức này

Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa sau khi rời bãi, cảng

7

Trang 24

Khi nhận hàng tại cảng, chủ hàng hoặc người đại diện được uỷ quyền phải xuấttrình các chứng từ hợp lệ xác nhận quyền nhận hàng và liên tục nhận hàng theo quyđịnh trong chứng từ trong một khoảng thời gian nhất định.

Việc giao hàng có thể được thực hiện từ cảng hoặc trực tiếp từ chủ hàng

1.4.4 Công việc chung của cảng biển

Ký kết hợp đồng bốc xếp, giao hàng, lưu giữ, bảo quản hàng hóa với chủ hàng

Trang 25

Giao hàng nhập khẩu cho chủ hàng trong nước trên cơ sở ủy thác của chủ hàng xuất nhập khẩu.

Tiến hành xếp dỡ, vận chuyển, lưu giữ, lưu giữ hàng hóa trong khu vực cảng Chịu trách nhiệm về mọi hư hỏng xảy ra với hàng hóa trong quá trình giao hàng,

vận chuyển, bốc xếp

Trường hợp hư hỏng, mất mát hàng hóa lưu giữ tại kho, cảng phải đền bù thiệthại nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi

Trong các trường hợp sau, cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa:

- Không chịu trách nhiệm về hàng hóa sau khi rời kho cảng

- Không chịu trách nhiệm về hàng hóa bên trong nếu bao bì và seal còn

nguyên vẹn

- Không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mã hiệu không chính xác hoặc không rõ ràng (dẫn đến mất mát hoặc nhầm lẫn)

Trang 26

1.4.5 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu

-Ký hợp đồng giao nhận với cảng khi hàng qua cảng

- Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu cùng với cảng nếu hàng qua cảng

- Ký kết thỏa thuận với cảng về việc bốc xếp, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản hàng

hóa

- Cung cấp cho cảng các thông tin về hàng hóa, tàu thuyền Cung cấp các chứng từ cần thiết đến cảng để cảng có thể giao và nhận hàng:

➢ Đối với hàng hóa xuất khẩu: chứng từ bao gồm:

Vận đơn: được lập sau khi kiểm tra tàu, do đại lý tàu chuẩn bị và giao 24 giờ trước khi tàu đến địa điểm hoa tiêu

Sơ đồ sắp xếp hàng hóa do thuyền phó chịu trách nhiệm về hàng hóa lập, được cung cấp 8 giờ trước khi hàng hóa được xếp lên tàu

➢Đối với hàng hóa nhập khẩu: chứng từ bao gồm:

Trang 27

Tờ khai hàng hóa.

Biểu đồ xếp hàng

Thông tin lưu kho lô hàng

Vận đơn đường biển do cảng nhận hàng ủy quyền phát hành

1.4.6 Nhiệm vụ của Hải quan

Tiến hành làm thủ tục hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm soát Hải quan đối vớitàu biển và xuất nhập khẩu hàng hóa

Phải đảm bảo thực hiện các quy định của Chính phủ về xuất nhập khẩu, các thuếxuất nhập khẩu

Thực hiện các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vibuôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền ViệtNam qua cảng biển

Trang 28

1.5 Tổng quan vận tải bằng đường biển

1.5.1 Khái niệm vận tải bằng đường biển

Theo luật sư Lê Minh Trường (2023), Vận tải đường biển hay vận tải biển làhình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đườngbiển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa,phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xecần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển,các cảng trung chuyển… [4]

1.5.2 Đặc điểm vận tải bằng đường biển

Theo Lê Văn Long (2023),

Phương thức vận tải đường thủy được chia thành 2 loại: loại luân chuyển sảnphẩm (chủ yếu ở nước ta) & hàng hóa và luân chuyển người

Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại hàng sẽ có những phương pháp luân chuyển riêngcho phù hợp, ví dụ: Các loại sản phẩm ướp đông sẽ được luân chuyển bằng những loạitàu có lắp ráp thiết bị máy lạnh và thường vận động và di chuyển nhanh để bảo vệ sảnphẩm và hàng hóa đến tay người nhận một cách nhanh nhất, tránh hiện tượng hàng hóabị hỏng, mốc,… Hay việc vận chuyển một số loại hàng container phải sử dụng các loạitàu chuyên chở container đảm nhận và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng

Trang 29

lớn, cồng kiềnh Còn các loại hàng chất lỏng, chất hóa học sẽ được vận chuyển theo cácvận tải chuyên dụng có thể chứa và bảo quản chất lỏng, chất dễ bay hơn hay cháy nổ.

* Ưu nhược điểm của giao thông vận tải đường biển

Là một trong những phương thức quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và giaothương quốc tế, đối với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển còn có những

ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

– Vận chuyển biển chuyên dùng để vận được khối lượng hàng hóa lớn từ số lượng đến kích thước mà các hình thức vận tải khác khó làm được với chi phí rẻ hơn

– Hầu như không có bị hạn chế về số lượng công cụ hỗ trợ vận chuyển cũng như

số lượng phương tiện hỗ trợ giúp quá trình vận chuyển nhanh hơn

10

Trang 30

– Đây là phương thức vận tải thích hợp với hàng hóa lớn và giá thành rẻ hơn so với các phương thức khác.

– Các tuyến đường biển hầu như có sự giao thông với nhau tự nhiên, ít gặp trở ngại và tắc nghẽn như giao thông thường bộ

– Hạn chế các hiện tượng tai nạn giao thông và hạn chế va chạm giữa các tàu hàng nên đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng hóa quốc tế

– Góp phần mở rộng giao thương quốc tế phát triển nhanh và mạnh hơn

Nhược điểm

– Đây là phương thức giao hàng không độc lập, nghĩa là, nó chỉ là một giai đoạntrong quá trình giao, cần kết hợp với các công cụ vận tải đường bộ khác để hàng hóađến được tay người nhận

– Mất nhiều thời gian vận chuyển hơn, nên chỉ thích hợp với hàng hóa có sốlượng lớn, nên nếu hành hóa ít và gọn, nên chọn chuyển phát nhanh qua đường hàngkhông, đường bộ sẽ nhanh hơn [5]

1.5.3.Phân loại các hình thức nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển

Trang 31

Nhập khẩu hàng nguyên container (FCL)

Hàng nguyên container (FCL) là hàng hóa khi nhập về có số lượng tối thiểu làmột container Hàng hóa có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất, nhưng phải thuộc sởhữu của cùng một chủ hàng

Nhập khẩu hàng lẻ (LCL)

Hàng lẻ (LCL) là hàng hóa khi nhập về có số lượng nhỏ hơn một container.Hàng hóa thường được đại lý đóng ghép chung với hàng hóa của nhiều khách hàngkhác Khi hàng đến cảng, đại lý sẽ làm thủ tục mở container và trình lệnh giao hàngcủa hãng tàu cho cảng Đại lý cũng phát hành lệnh giao hàng của mình cho các kháchhàng có hàng trong container của mình

1.6 Tổng quan về Cảng biển

1.6.1 Khái niệm về Cảng biển

Theo luật sư Tô Thị Phương Dung (2019), Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đấtcảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho

11

Trang 32

tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả khách hàng và thực hiện các

dịch vụ khác Tàu biển ở đây phải được hiểu là “tất cả các tàu thuyền thuộc quốc gia hoặc sở hữu tư nhân hoặc do quốc gia, cá nhân quản lí, trừ tàu chiến và các tàu thuyền được dùng để thực hiện các chức năng cảnh sát, hành chính và tàu cá”

Khái niệm cảng biển cũng được định nghĩa và giải thích cụ thể theo nghị định

104/2012/NĐ-CP: "Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng,

được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động

để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác" [6]

1.6.2 Vai trò và nhiệm vụ của Cảng biển

Cảng biển là một cơ sở hạ tầng quan trọng trong hoạt động vận tải biển, đóngvai trò là cửa ngõ giao thương hàng hóa giữa các quốc gia Cảng biển có vai trò vànhiệm vụ chính sau:

Vai trò

Là điểm trung chuyển hàng hóa giữa vận tải biển và các phương thức vận tải khác:Cảng biển là nơi hàng hóa được xếp dỡ từ tàu thuyền lên các phương tiện vận tải khác nhưđường bộ, đường sắt, đường hàng không để vận chuyển đến các địa điểm tiêu thụ

Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa: Cảng biển là nơi hànghóa được lưu kho bãi, bảo quản và làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Trang 33

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: Cảng biển là động lực phát triển các ngànhkinh tế khác như công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Trang 34

1.6.3 Chức năng của Cảng biển

Chức năng bốc dỡ, xếp dỡ hàng hóa: Đây là chức năng chính của cảng biển, là nơihàng hóa được xếp dỡ từ tàu thuyền lên các phương tiện vận tải khác hoặc ngược lại

Chức năng lưu kho bãi hàng hóa: Cảng biển cung cấp dịch vụ lưu kho bãi hànghóa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Chức năng thủ tục hải quan: Cảng biển là nơi làm thủ tục hải quan cho hàng hóaxuất nhập khẩu

Chức năng cung cấp các dịch vụ khác: Cảng biển có thể cung cấp các dịch vụ khác như vận tải nội địa, dịch vụ khách hàng, dịch vụ thông tin,

1.7 Các chứng từ và văn bản pháp lý liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển

1.7.1 Một số chứng từ thường gặp

Để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ cácgiấy tờ, chứng từ liên quan Các chứng từ, tài liệu này được chia thành hai nhóm chính:

Nhóm chứng từ thương mại:

Trang 35

Hợp đồng thương mại (Sale Contract): là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên(ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc doanh nhân) về việc tạo lập, sửađổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh.

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâu thanhtoán, là yêu cầu của người bán yêu cầu người mua thanh toán số tiền hàng ghi trên hóađơn

Danh sách đóng gói (Packing List): Là chứng từ thể hiện thông tin về số lượng,chủng loại, trọng lượng, kích thước và cách thức đóng gói của hàng hóa

Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality): Chứng từ do nhà sản xuất hoặc

tổ chức kiểm soát sản phẩm cấp để chứng nhận chất lượng của sản phẩm

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): Chứng từ chứng minh xuất xứhàng hóa

Nhóm chứng từ vận tải:

13

Trang 36

Vận đơn đường biển (Bill of Lading): Chứng từ vận chuyển hàng hóa trên biển

mà người vận chuyển hoặc người đại diện của người vận chuyển giao cho người gửihàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên hoặc sau khi hàng hóa đã được chấp nhận xếplên tàu

Chứng từ Bảo hiểm (Insurance Policy): Chứng từ do người hoặc tổ chức đượcbảo hiểm cấp cho công ty bảo hiểm để hình thành hợp đồng bảo hiểm, trong đó quyđịnh mối quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm

Hồ sơ kiểm định, kiểm dịch, khử trùng: Đây là những hồ sơ chứng minh hànghóa có phù hợp để nhập khẩu hay không, bất kể hàng hóa đó đã được xử lý trước khinhập khẩu hay chưa để đáp ứng quy định cụ thể cho từng loại sản phẩm

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chuẩn bị một số giấy tờ khác như: giấy phépkinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu,

Việc chính thức hóa hóa đơn, chứng từ đầy đủ, chính xác là điều kiện tiên quyếtđể doanh nghiệp có thể xuất nhập khẩu hàng hóa một cách thuận lợi và đúng quy địnhcủa pháp luật

1.7.2 Một số văn bản pháp lý

Các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục hải quan

Trang 37

Để thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất hoặc nhập khẩu, doanh nghiệpcần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau

Tờ khai hải quan (Customs Declaration): Là văn bản bắt buộc phải có mà chủhàng hay người khai hải quan phải kê khai về lô hàng khi xuất hoặc nhập khẩu ra vàolãnh thổ Việt Nam Tờ khai hải quan phải được lập theo đúng quy định của pháp luật

và nộp cho cơ quan hải quan

Hợp đồng giao nhận, hợp đồng ủy thác: Đây là các loại hợp đồng quy địnhquyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình làm thủ tục hải quan

Hóa đơn mua bán dịch vụ: Là chứng từ thể hiện việc doanh nghiệp đã thanhtoán cho các dịch vụ liên quan đến lô hàng như dịch vụ vận tải, dịch vụ giám định,kiểm định,

14

Ngày đăng: 23/12/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w