Tuy nhiên có thê gặp khó khăn trong việc định giá thị trường cho hàng hóa người mua cung cấp, Hàng hóa mà người mua bán cho người xuất khâu có thê có chất lượng kém, ít có khả năng bán đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA QUAN TRI KINH DOANH
-000 -
®
ĐẠI HỌC _ ¡ ĐONG A
Tạo dhàng con dường thành công
ĐÈ ÁN LẬP BỘ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU MẬT HOA VÀ CHIẾT XUẤT DỪA
TỪ VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN
Nhóm thực hiện : Nhóm 7
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Mỹ Hạnh
Huynh Dinh Gia Phat
Lê Đắc Quốc Phong
Nguyễn Hoàng Nhật Linh
Lê Quốc Toàn
Nguyễn Ngọc Bích
Đà Nẵng, 11-2024
Giảng viên hướng dẫn : ThS Phan Trần Kiều Dung |
Trang 2Bài báo cáo đề án nhóm 7
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Nhóm 7 xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
cô Phan Trần Kiều Dung - người đã giảng dạy kiến thức và hướng dẫn chúng em hoàn
Trang 3Bài báo cáo đề án nhóm 7
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm chúng em Các số liệu, kết quả nêu trong Báo cáo là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat ky công trình nào khác
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Nhóm cam đoan
Trang 4Bài báo cáo đề án nhóm 7
1.2 Chức năng của xuất khâu s22 1 TỰ 1111211212 12121111 HH tệ 7
1.3 Các hình thức của xuất khâu ::ccc nhe ườk 8
1.4 Vai trò của xuất khâu - 5: 2s 212112211211221121122112112121112122 re 10 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa của Việt Nam sang Đài Loan trong 3 năm 2022-2024 - - 1112211111211 11111 11111011 112011 110111111 gà 11kg 111k kà II 2.1 Thực trạng thị trường mật hoa và chiết xuất dừa trên thế iỚI àà.c co cà- 11 2.2 Thực trạng xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa của Việt Nam sang Dai Loan
2.3 Những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động xuất khâu mật hoa và chiết xuất dừa
của Việt Nam sang Đài Loan năm 2024 1211222112 11111115115 1115811511211 xe 16
QB AD Thuan lode cece cece cccccsccccsccccessccesssecessssvevssscssssecsssscessssesesssseessrevesessnsrareenss 16
2.3.2 Han ChE cecccccccecccccsessessesessvsecsessseevssesevsvssesecssssvsssarseesessevseseesesevecivsnseveusesteceees 18
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đây hoạt động xuất khâu mật hoa và chiết xuất dừa sang Đài Loan L1 c1 2022111122115 11111501151 1111115111111 kg khe 19 3.1 Giải pháp của Chính phủ 0 2221212112211 1121211211 1111118112011 1 811181111 re 19 3.2 Giải pháp cho Doanh nghiỆp L1 2C 2211211212121 211 1111111511118 111 15 ke 20
Trang 5Bài báo cáo đề án nhóm 7
Phân 2: Hợp đồng ngoại thương và bộ chứng từ xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa sang
Chương I: Hợp đồng ngoại thương - - c2 t2 1E 1112212 gey 24 1.1 Phân tích hợp đồng ngoại thương - - 5 SE E1 12121 112111 EEEerrre 24 1.2 Trách nhiệm của người xuất khẩu theo Hợp đồng ngoại thương đã phân tích 29 Chương 2: Bộ chứng từ xuất khâu mật hoa và chiết xuất dira sang Dai Loan 29 2.2 Hồ sơ chứng từ thông quan xuất khẩu Mật hoa và chiết xuất dừa từ Việt Nam 19098009.) 08 30
2.2.2 Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất khẩu mật hoa và chiết xuất đừa 30
2.3 Lap, lay và kiểm tra bộ chứng từ thông quan xuất khâu - -ssscse se: 32 2.3.1 Hoá đơn thương mại (ÏnVOIC€) 0 2n 1 nà 21H HH HH He 32 2.3.2 Quy cách đóng gói (Packing LLISE) 1E 2212232221121 112 tràn ey 35 2.3.3 Vận đơn (BIll of Lading) - - - 0 2C 2211121112221 151 1151115115 111tr re 37 2.3.4 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) S11 1121112112111 E111 HE rrye 4]
2.3.5 Giấy chứng nhận kiêm địch thực vật 5c 5 1E 12111 122111 tre 44
2.3.6 Tờ khai thông quan xuất khẩu 5s 2s xE 2212111111221 11kg 47 2.4 Một số lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa 52
-e2000/) 00012 53
TAI LIEU THAM KHAO ccc cesscesssssosesssesssesssessvessressvessressvessretsvessessreatetessieteesseaceseee 54
BANG BDANH GIA MUC ĐỘ DONG GOP THÀNH VIÊỀN 22222 2n nen 55
Trang 6Bài báo cáo đề án nhóm 7
Trang 7Bài báo cáo đề án nhóm 7
Phần 1: Phân tích thực trạng xuất khấu mật hoa và chiết xuất dừa của Việt Nam sang Đài Loan
Chương 1: Cở sở lý luận
1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tô chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đây sản xuất hàng hóa phát triển, chuyền đôi cơ cấu kinh tế, ôn định
và từng bước nâng cao mức sông của nhân dân Xuất khâu là hoạt động kinh doanh đễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rong xuat khau dé tang thu ngoai té, tao diéu kién cho nhap khâu và thúc đây các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khâu đề giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ
Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản l thì “Xuất khâu hàng hóa là việc hàng hoá
được đưa ra khỏi lãnh thô Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thô Việt Nam được col là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
1.2 Chức năng của xuất khẩu
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Tác động đó thê hiện trước hết ở chỗ: sản xuất hàng hoá xuất khâu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có mức thu nhập ôn định Xuất khâu còn tạo ra nguồn vốn đề nhập khâu vật phâm tiêu dùng thiết yêu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây nền kinh tế của mỗi quốc gia Đầu tiên, chức năng quan trọng nhất của xuất khâu là tạo ra nguồn thu từ ngoại tệ Ngoại
tệ kiếm được từ xuất khâu giúp quốc gia không chỉ đáp ứng nhu cầu nhập khâu các mặt hàng cần thiết mà còn góp phần vào dự trữ ngoại tệ, tạo nền tảng ôn định cho nền kinh tế
Trang 8Bài báo cáo đề án nhóm 7
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:việc tiếp cận các thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp vượt qua giới hạn của thị trường trong nước, từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phâ
m va địch vụ
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguôn thu ngoại tệ ôn định và lâu dài Nhờ nguồn thu từ xuất khâu, quốc gia có thê thanh toán các khoản chi tiêu quốc tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các dự án phát triển trong nước Đây là nên tảng tài chính giúp quốc gia duy trì sự ôn định và phát triển bền vững
Xuất khâu đóng góp vào việc chuyên dịch cơ cầu kinh tế, thúc đây sản xuất phát triển
Sự chuyên dịch cơ cầu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng
phát triển của kinh tế thế giới là tất yêu đối với Việt Nam
1.3 Các hình thức của xuất khẩu
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp trực tiếp bán cho người mua ở nước ngoài, không thông qua trung gian, nghĩa là với tư cách người bán, doanh nghiệp không mắt các khoản chỉ phí cho bên thứ ba Một số doanh nghiệp có thê mở chỉ nhánh ở nước ngoài tại quốc gia mà họ dự định mở rộng hoặc có đại diện kinh doanh tại nước của họ
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình, chủ động trong việc vận chuyền, làm các thủ tục xuất nhập khâu Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn đề sản xuất hoặc thu mua hàng và có thê gặp nhiều rủi ro và sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa
1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu ủy thác)
Xuất khẩu gián tiếp còn được biết là hình thức xuất khâu cho một công ty hoặc một bên thứ ba sau đó mới bán hàng trực tiếp cho người mua ở quốc tế Xuất khâu gián tiếp có liên quan đến một bên trung gian đề xử lý các hoạt động của xuất khâu nên đây là cách
Trang 9Bài báo cáo đề án nhóm 7
tiếp cận ít tốn kém nhất và nhanh nhất đề gia nhập thị trường mua bản quốc tế đối với các công ty nhỏ
Hình thức xuất khẩu gián tiếp có ưu điểm là các thủ tục về xuất nhập khâu hàng hóa, thanh toán đã được bên thứ 3 xử lí, như thế không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập các thủ tục, đồng thời ít yêu cầu về kinh nghiệm và kiến thức xuất khẩu Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về quyền kiểm soát giá cả, sở hữu ít lợi nhuận vì một
phần lợi nhuận đã chia cho bên thứ 3
1.3.3 Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.3.4 Buôn bán đối lưu
Đây là hình thức giao địch mà trong đó xuất khâu kết hợp chặt chẽ với nhập khâu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đôi có giá trị tương đương nhau Mục đích xuất khâu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoa có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khâu
Hình thức này có ưu điểm là không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên không bị ảnh hưởng vấn đề tý giá trong giao dịch, Có thê thực hiện khi một bên thiếu ngoại tệ, hang ton kho, hàng không hoàn hảo Tuy nhiên có thê gặp khó khăn trong việc định giá thị trường cho hàng hóa người mua cung cấp, Hàng hóa mà người mua bán cho người xuất khâu có thê có chất lượng kém, ít có khả năng bán được trên thị trường quốc tế và những giao dịch rất phức tạp, phiền hà và tốn thời gian, chịu ảnh hưởng của luật lệ các nước nên thường mang tính quan liêu
1.3.5 Tạm xuất tải nhập, tạm nhập tải xuất
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm tạm
Trang 10Bài báo cáo đề án nhóm 7
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khâu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập
khâu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thô Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục
xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam
1.3.6 Gia công hàng xuất khẩu
Gia công xuất khâu là phương thức sản xuất mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu ) từ công ty nước ngoài về đề sản xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng Việt Nam là một trong những nước phát triển về hình thức gia công xuất khẩu, một trong các yếu tô khiến thị trường nước ta thu hút đầu tư nước ngoài
đó là nhờ nguồn nhân lực dỗi dào, nhân công rẻ Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động Những mặt hàng gia công của nước ta kha da dạng như đệt may, da giày, điện tử,
1.4 Vai trò của xuất khấu
Xuất khẩu là phương tiện chủ yêu đề mở rộng và thúc đầy sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nên kinh tế
toàn cầu hội nhập, gắn kết và phát triển Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động thiết yêu của kinh tế đối ngoại, góp phần thúc đây các mối quan hệ hợp tác đa đạng trong nhiều lĩnh vực như du lịch, vận tải, bảo hiểm Những hoạt động này thường gắn kết sâu sắc với các khu vực và các quốc gia có nên kinh tế liên kết chặt chẽ, thông qua thương mại xuất nhập khẩu
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có xu hướng mở cửa, xây dựng thị trường rộng mở và chủ động hội nhập Xuất nhập khâu đóng vai trò
Trang 11Bài báo cáo đề án nhóm 7
quan trọng trong việc tạo ra nền tảng giao thương, nhằm gia tăng kim ngạch xuất khâu hàng hóa và dịch vụ, qua đó đây mạnh hợp tác quốc tế Dưới đây là các vai trò cụ thể của hoạt động xuất khẩu:
» - Thúc đấy tăng trưởng kinh tế: Xuất khẩu là động lực quan trọng giúp thúc day tang trưởng GDP Khi hàng hóa và dịch vụ của quốc gia được tiêu thụ ở thị trường quốc tế, nguồn thu từ xuất khẩu sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế một cách bền vững Điều này tạo điều kiện cho quốc gia nâng cao vị thé trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời giúp mở rộng quy mô sản xuất
» - Tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động: Sự gia tăng nhu cầu sản xuất đề đáp ứng thị trường xuất khâu tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất, và địch vụ hỗ trợ đều hưởng lợi từ quá trình này, qua đó giúp cải thiện đời sống của người lao động và nâng cao thu nhập trung bình
» _ Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế: Thông qua xuất khâu, quốc gia có thê thiết lập và củng cô mối quan hệ kinh tế với các đối tác thương mại quốc tế Điều này không chỉ mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn giúp quốc gia hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với các chuẩn mực quốc tế
® - Tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước: Khi phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng sản pham va dich vy Điều này thúc đây sự phát triển của nền kinh tế trong nước, nâng cao chất lượng sản phâm và dịch vu
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa của Việt Nam sang Đài Loan trong 3 năm 2022-2024
2.1 Thực trạng thị trường mật hoa và chiết xuất dừa trên thế giới
Trong những năm gần đây, thị trường toàn cầu đối với mật đừa và các chiết xuất từ dừa đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kê nhờ vào nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phâm tự nhiên, hữu cơ và có nguồn gốc từ thực vật Đặc biệt, mật dừa và đường dừa — sản phâm được sản xuất từ mật dừa — đã trở nên pho bién nhu mét chất thay thế cho đường tỉnh luyện nhờ có chỉ số đường huyết thấp hơn và gia tri dinh
Trang 12Bài báo cáo đề án nhóm 7
dưỡng cao Với xu hướng chuyền dịch sang sử dụng các loại chất làm ngọt tự nhiên, đường dừa không chỉ là một lựa chọn lành mạnh mà còn đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và dinh dưỡng của người tiêu dùng trên toàn thể giới
Năm 2022 đánh dầu một năm quan trọng đối với ngành xuất khâu mật hoa và chiết xuất đừa của Việt Nam Xuất khẩu các sản phâm từ dừa của Việt Nam, bao gồm mật hoa dừa và chiết xuất từ đừa, đã có sự tăng trưởng đáng kê Tổng giá trị xuất khâu các sản phâm dừa của Việt Nam đã vượt qua 900 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất
khâu dừa lớn thứ 4 trên thế giới
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nude nhu Philippines, Indonesia
và Thái Lan, là trung tâm sản xuất chính của các sản phâm mật và chiết xuất đừa Ba quốc gia này chiếm tới 80% sản lượng dừa toàn cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cho thị trường quốc tế Sản phẩm từ các nước này không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế, nôi bật là châu Âu và Bắc Mỹ Tại các khu vực này, mật dừa và các sản phâm chiết xuất từ dừa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, đồ uống, và mỹ phẩm nhờ tính chat tự nhiên và giá trị đinh đưỡng cao
South America Africa
dừa trên thế giới hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tiềm năng ứng dụng trong ngành thực pham của các sản phẩm từ đừa, như đường đừa, nước sốt và các loại bánh ngọt, vẫn rat lớn Nhiều doanh nghiệp đang đây mạnh sản xuất và đa đạng hóa các đòng sản phâm từ
Trang 13Bài báo cáo đề án nhóm 7
dừa nhằm khai thác tối đa nhu cầu tiêu thụ quốc tế Thị trường Bắc Mỹ là một trong những khu vực tiêu thụ hàng đầu, đạt doanh thu khoảng 96,6 triệu USD vào năm 2023
Sự gia tăng sử dụng chất làm ngọt tự nhiên trong thực phẩm và đồ uống đã thúc đây nhu cầu đối với sản phẩm này Bên cạnh đó, các nước châu Âu, với xu hướng ưu tiên các sản pham lành mạnh, hữu cơ, cũng đã góp phần thúc đây mức tiêu thụ đường đừa tăng mạnh trong vài năm gần đây
Dự báo cho thấy thị trường chiết xuất dừa toàn cầu sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh
mẽ với tốc độ CAGR ước tính là 16,8% trong giai đoạn 2024-2032 Tăng trưởng này được thúc đây bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển của ngành thực phâm chức năng và
mỹ phẩm, cùng với sự gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích sức khỏe của các sản phẩm từ dừa Những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản pham
từ dừa, như Coco Sugar Indonesia, Bigtreefarms, Treelife, va Celebes Coconut
Corporation, đang tiếp tục mở rộng hoạt động đề đáp ứng nhu cầu toàn cầu
Nguôn: Allied Market Research
—> Thị trường mật dừa và chiết xuất đừa toàn cầu không chỉ là một lĩnh vực đầy tiềm
năng mà còn là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Các sản phẩm này đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bền vững, thân thiện với sức khỏe
Trang 14Bài báo cáo đề ân nhóm 7
và có nguôn gôc tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi đề tiếp tục mở rộng và phát triên trên các thị trường quốc tế trong tương lai
2.2 Thực trạng xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa của Việt Nam sang Đài Loan trong 3 nam 2022 — 2024
Trong giai đoạn từ 2022 đến 2024, ngành xuất khâu sản phẩm từ dừa của Việt Nam,
bao gồm mật hoa và chiết xuất dừa, đã có những bước phát triển tích cực, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ tăng cường Đài Loan là một thị trường tiềm năng cho sản phẩm từ dừa, với dân số khoảng 23 triệu người và mức sống cao Nhu cầu về sản phẩm tự nhiên và hữu cơ tại Đài Loan đang gia tăng, tạo cơ hội cho các sản phâm từ dừa như mật hoa và chiết xuất dừa
Năm 2022: Với sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, Đài Loan đã trở thành một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm này
-_ Giá trị xuất khâu: Xuất khâu mật hoa đừa sang Đài Loan đạt khoảng 5 triệu USD, xuất khẩu chiết xuất dừa sang Đài Loan đạt khoảng 10 triệu USD trong năm 2022 -_ Khối lượng: Khoảng 2,000 tấn mật hoa dừa đã được xuất khẩu sang thị trường này Khoảng 5,000 tan các sản phẩm chiết xuất từ dừa, bao gồm dầu dừa và bột dừa, đã được xuất khâu
- _ Thị trường tiêu thụ: Mật hoa dừa và chiết xuất đừa bắt đầu được người tiêu dùng Đài Loan biết đến, chủ yếu thông qua các cửa hàng thực phẩm hữu cơ và siêu thị
- _ xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng Đài Loan ngày càng ưa chuộng các san phâm tự nhiên, không chứa hóa chất, dẫn đến việc mật hoa dừa trở thành một lựa chọn thay thế cho đường tinh luyện
Năm 2023:
- Giá trị xuất khâu: Xuất khẩu mật hoa dừa sang Đài Loan ước đạt khoảng 6 triệu USD, xuất khâu chiết xuất đừa sang Đài Loan đạt khoảng 15 triệu USD trong năm 2023
Trang 15Bài báo cáo đề án nhóm 7
-_ Khối lượng: Khoảng 2,500 tấn mật hoa đừa, 7,000 tấn các sản phẩm chiết xuất từ
dừa, bao gồm dầu dừa, nước dừa và bột dừa, đã được xuất khâu sang thị trường nảy
- _ Xu hướng tiêu dùng: Sự tăng cường nhận thức về lợi ích sức khỏe của mật hoa dừa, như khả năng thay thế đường tinh luyện và cung cấp dinh dưỡng tự nhiên, đã thúc đây nhu cầu tiêu thụ Người tiêu dùng Đài Loan ngày càng ưa chuộng các sản phâm chiết xuất tự nhiên, khiến cho dầu dừa và nước dừa trở thành lựa chọn pho biến trong chế độ ăn uống và chăm sóc sắc đẹp
Năm 2024:
- Du bdo vao nam 2024, xuất khâu mật hoa và chiết xuất đừa của Việt Nam sang Đài Loan sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhờ vào xu hướng tiêu thụ thực phâm lành mạnh và sạch Các doanh nghiệp Việt Nam dự báo sẽ mở rộng diện tích trồng dừa hữu cơ và nâng cao chất lượng sản phâm đề đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường Đài Loan
- Ngoài ra, việc gia tăng các sản phẩm chế biến từ đừa, như bánh kẹo và các món ăn chế biến sẵn từ đừa, cũng giúp Việt Nam gia tăng giá trị gia tăng trong xuất khẩu
và tiếp cận một nhóm khách hàng rộng hơn tại Đài Loan Dự báo kim ngạch xuất khẩu mật hoa và chiết xuất đừa sang Đài Loan sẽ có sự tăng trưởng khoảng 15- 20% so với các năm trước, nhờ vào sự cải tiễn trong công nghệ chế biến, đóng gói
và sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Đài Loan
—> Xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa của Việt Nam trong ba năm từ 2022 đến 2024 thé hiện sự phát triển bền vững và có chiến lược Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn cầu mà còn chú trọng nâng cao chất lượng sản phâm qua các chứng nhận hữu
cơ và tiêu chuẩn quốc tế Tại thị trường Đài Loan, sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu cho thay tiềm năng dài hạn của các sản phâm từ đừa Việt Nam, góp phân thúc đây sự phát triển của toàn ngành và đưa Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu l tỷ
USD vào năm 2024
Trang 16Bài báo cáo đề án nhóm 7
2.3 Những thuận lợi và bạn chế trong hoạt động xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa của Việt Nam sang Đài Loan năm 2024
2.3.1 Thuận lợi:
Nhu cầu tiêu thụ tăng cao: Đài Loan đang ngày càng ưa thích các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ và có lợi cho sức khỏe Sự chuyên hướng này không chỉ phản ánh xu hướng tiêu dùng toàn cầu mà còn cho thấy một sự thay đôi rõ rệt trong thói quen ăn uống của người dân địa phương Mật hoa và chiết xuất dừa, với các lợi ích dinh đưỡng phong phú
và ứng dụng đa đạng trong ẩm thực, đang có tiềm năng lớn đề thu hút người tiêu dùng Đài Loan Các sản phẩm này không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn trong các sản phẩm dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, mang lại giá trị gia tăng cho người tiêu dùng
Thương mại tự do: Trong những năm gần đây, xuất khâu mật hoa và chiết xuất dừa của Việt Nam sang Đài Loan đã có nhiều thuận lợi nhờ vào các yếu tô thuận lợi từ môi trường kinh tế quốc tế Mặc dù Việt Nam và Đài Loan không có hiệp định thương mại song phương trực tiếp do các yếu tô chính trị, hai bên vẫn duy trì quan hệ thương mại tích cực qua các kênh gián tiếp và các hiệp định khu vực mà Việt Nam tham gia
- Việt Nam hiện là thành viên của nhiều hiệp định thương mại lớn như Hiệp định
Đối tác Kinh tế Toàn điện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) Các cam kết trong các hiệp định này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khâu của Việt Nam, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các thị trường khó tính như Đài Loan
- _ Bên cạnh đó, Chính sách Hướng Nam Mới của Đài Loan cũng khuyến khích nhập khẩu từ Đông Nam A, trong đó có Việt Nam, đặc biệt đối với các sản phâm nông sản và thực phẩm hữu cơ Nhờ chính sách này, các sản phâm mật hoa và chiết xuất dừa từ Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận người tiêu dùng Đài Loan qua mạng lưới phân phối ngày càng mở rộng Vậy nên dù không có hiệp định thương mại trực
Trang 17Bài báo cáo đề án nhóm 7
tiếp, các sáng kiến khu vực và chính sách thương mại của Đài Loan vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Đài Loan Chất lượng sản phẩm: Việt Nam có kinh nghiệm sản xuất mật hoa và chiết xuất dừa chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế Chất lượng tốt sẽ giúp tăng trưởng thị phân tại Đài Loan Các sản phâm được sản xuất từ quy trình hiện đại, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, từ đó tạo được lòng tin từ phía người tiêu dùng Việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tổ then chốt đê chiếm lĩnh thị trường
Xây dựng thương hiệu: Các sản phẩm như mật hoa và chiết xuất dừa đang ngày càng được biết đến nhiều hơn tại Đài Loan, nhờ vào các chiến dịch quảng bá và tiếp thị hiệu quả Việc xây dựng thương hiệu mạnh không chỉ giúp tăng cường nhận diện mà còn tạo sự kết nồi với người tiêu đùng Các chiến địch quảng bá có thê tập trung vào lợi ích sức khỏe của sản pham, từ đó thu hút sự quan tâm và tiêu thụ cao hơn
Sự hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các chương trình khuyến khích và đào tạo Điều này giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường nước ngoài, bao gồm cá Đài Loan Các chính sách này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Mạng lưới phân phối phát triển: Mạng lưới phân phối và bán lẻ tại Đài Loan ngày càng mở rộng, giúp các sản phẩm từ Việt Nam dễ dang tiếp cận người tiêu dùng hơn Sự phát triển này tạo cơ hội cho mật hoa và chiết xuất đừa có mặt tại nhiều kênh phân phối,
từ siêu thị lớn đến các cửa hàng thực phâm hữu cơ Điều này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn nâng cao nhận thức về sản phẩm
Xu hướng tiêu dùng hướng đến sức khỏe: Người tiêu dùng Đài Loan đang chuyển hướng sang các sản phẩm tự nhiên và ít chế độ, tạo cơ hội cho các sản phẩm như mật hoa
và chiết xuất đừa Những sản phâm này không chỉ giàu dưỡng chất mà còn được xem là lựa chọn tốt cho sức khỏe Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng này không chỉ giúp tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành sản xuất mật hoa và chiết xuất dừa trong tương lai
Trang 18Bài báo cáo đề án nhóm 7
2.3.2 Hạn chế
Cạnh tranh gay gắt: Thị trường Đài Loan có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia khác cũng sản xuất mật hoa và chiết xuất dừa, như Thái Lan, Philippines va Indonesia Điều này có thể làm giảm thị phần của sản phẩm Việt Nam Sự cạnh tranh không chỉ đến
từ giá cả mà còn từ chất lượng sản phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa đề nâng cao giá trị và tính hấp dẫn của sản phẩm
Yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn: Đài Loan có những quy định khắt khe về an toàn thực phẩm và tiêu chuân chất lượng Các sản phâm xuất khẩu cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao, điều này có thê gây khó khăn cho một số doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ mà còn cần sự cải tiền liên tục trong quy trình sản xuất
Chỉ phí vận chuyền và hậu cần: Chi phí hậu cần có thể tăng cao do biến động giá nhiên liệu và các yêu tô khác Điều này có thê ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường Do đó, các doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp tối ưu hóa chi phí vận chuyên đề duy trì sự cạnh tranh
Biến động thị trường: Thị trường tiêu dùng có thẻ thay đổi nhanh chóng theo xu hướng và nhu cầu Nếu không nắm bắt kịp thời, các doanh nghiệp có thê gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sản phâm và chiến lược tiếp thị Việc theo dối và phân tích thị trường thường xuyên là cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng
Rao can thương mại: Mặc dù có nhiều ưu đãi về thuế, nhưng các rào cản phi thuế quan như quy định về nhập khâu, kiêm tra chất lượng và chứng nhận sản phẩm có thê gây khó khăn trong quá trình nhập khẩu Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tuân thủ các quy định này đề tránh gặp phải những vấn đề trong xuất khâu
Sự thay đối trong chính sách thương mại: Chính sách thương mại có thê thay đổi, ảnh hưởng đến thuế và quy định nhập khâu Sự không ổn định này có thê gây ra rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khâu, yêu cầu họ phải linh hoạt và thích nghi với những thay đổi
Trang 19Bài báo cáo đề án nhóm 7
Thiếu thông tin thị trường: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể thiếu thông tin về thị trường Đài Loan, nhu cầu tiêu dùng và xu hướng thị trường Điều này có thể dẫn đến việc không được định hướng đúng trong sản phẩm và tiếp thị Các doanh nghiệp cần chủ động thu thập và phân tích thông tin đề đưa ra quyết định chiến lược phù hợp
Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu tại thị trường nước ngoài đòi hỏi thời gian và đầu tư Các doanh nghiệp nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc tạo dựng hình ảnh và uy tín cho sản phẩm của mình Việc phát triển thương hiệu không chỉ cần đến chiến lược marketing hiệu quả mà còn phải có sự kiên nhẫn và cam kết
từ phía doanh nghiệp
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đấy hoạt động xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa sang Đài Loan
3.1 Giải pháp của Chính phủ:
Xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu:
Chính phủ có thê ban hành các chính sách hỗ trợ xuất khâu nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Các chính sách như miễn giảm thuế trong nước đối với các sản phâm nông sản xuất khâu hoặc đơn gián hóa thủ tục hải quan sẽ giúp giảm bớt chi phí và rút ngắn thời gian xuất khâu Ngoài ra, các chính sách tài chính hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản, đặc biệt là sản phâm đặc thù như mật hoa và chiết xuất đừa, có thê tạo động lực để doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào sản xuất và chế biến
Tăng cường hợp tác thương mại với Đài Loan:
Việc tăng cường hợp tác thương mại với Đài Loan cũng là một giải pháp quan trọng Mặc dù chưa có hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Đài Loan, Chính phủ có thể thúc đây các kênh hợp tác gián tiếp thông qua các tổ chức thương mại khu vực và ASEAN Các chương trình xúc tiễn thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan
sẽ góp phần giới thiệu các sản phẩm như mật hoa và chiết xuất dừa đến nhà nhập khâu Đài Loan, mở rộng thị trường xuất khâu cho doanh nghiệp Việt Nam
Chứng nhận chất lượng sản phẩm:
Trang 20Bài báo cáo đề án nhóm 7
Dé dam bao các sản pham đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Đài Loan về chất lượng và an toàn thực phâm, Chính phủ có thê hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đạt các
chứng nhận quốc tế như GAP (Thực hành Nông nghiệp Tốt), HACCP (Phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn) và ISO Các chứng nhận này giúp gia tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng và nâng cao uy tín của sản phâm Việt Nam trên thị trường quốc tế Chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại:
Chính phủ có thể đây mạnh các chương trình quảng bá và xúc tiền thương mại để tăng cường nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt Nam tại Đài Loan Các hội chợ, triên lãm và chuyến giao thương giữa hai bên là cơ hội đề các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phâm, gặp gỡ và tìm kiếm đối tác nhập khâu tiềm năng Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật:
Việc phối hợp với các tô chức nghiên cứu và viện khoa học đề đào tạo nông dân, doanh nghiệp về kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản sẽ giúp cải thiện chất lượng và giá trị gia tăng của sản phâm Điều này giúp sản phâm mật hoa và chiết xuất dừa Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Đài Loan và có khả năng cạnh tranh cao hơn
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối doanh nghiệp:
Chính phủ có thể thiết lập các kênh kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối
tác Đài Loan, thông qua các cơ quan xúc tiền thương mại, các phòng thương mại hoặc
hiệp hội ngành hàng Kết nối này không chí hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác mà còn
giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu và xu hướng thị trường tại Đài Loan
3.2 Giải pháp cho Doanh nghiệp:
Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm:
Một trong những yêu tô quan trọng nhất khi xuất khẩu sản phẩm nông sản là chất lượng Đề đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường quốc tế, đặc biệt là tại các quốc gia như Đài Loan, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phâm của mình đạt các tiêu
Trang 21Bài báo cáo đề án nhóm 7
chuẩn quốc tế vé chất lượng và an toàn thực phẩm Việc áp dụng các tiêu chuẩn như ISO
22000, HACCP không chỉ giúp đảm báo chất lượng mà còn tăng cường sự tin tưởng của người tiêu dùng vào sản phẩm
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa dòng sản phẩm đề đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường Chăng hạn, có thê kết hợp mật hoa dừa với các loại hạt, trải cây đề tăng giá trị định dưỡng và hương vị, hoặc phát triển các sản phâm chăm sóc sức khỏe từ chiết xuất đừa như dầu dừa, sữa tắm, kem dưỡng da Những sản phâm mới này sẽ không chỉ mở rộng thị trường mà còn tạo ra
nhiều cơ hội xuất khẩu hơn
Xây dựng thương hiệu mạnh:
Một thương hiệu mạnh là yếu tô then chốt giúp doanh nghiệp tạo đựng được lòng tin
và sự nhận diện trên thị trường quốc tế Đầu tư vào xây dựng thương hiệu, đảm bảo rằng các sản phẩm của doanh nghiệp luôn gắn liền với chất lượng và nguồn gốc rõ ràng, là một chiến lược dài hạn cần thiết Doanh nghiệp cũng cần tham gia các hội chợ và triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và các đối tác tiềm năng, từ đó mở rộng cơ hội xuất khẩu
Trong kỷ nguyên số hiện nay, marketing online đóng vai trò cực kỳ quan trọng Doanh nghiệp có thê tận dụng các kênh marketing trực tuyến như website, mạng xã hội và SEO để tiếp cận trực tiếp đến khách hàng và đối tác quốc tế Việc quảng bá sản phẩm trực tuyến không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả
M6 rong thị trường:
Đề thúc đây xuất khẩu, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về thị trường mục tiêu, hiểu
rõ nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng sé là một cơ hội lớn dé giam thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phâm ra thế giới Doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và xây dựng mỗi quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà phân phối, đại lý tại các thị trường mục tiêu để ổn định và phát triển mạng lưới phân phối quốc tế
Trang 22Bài báo cáo đề án nhóm 7
Các thị trường tiềm năng cho mật hoa dừa và chiết xuất dừa có thể kẻ đến như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tại khu vực châu A, hoặc Đức, Pháp, Anh và các nước Bắc
Âu tại châu Âu Bên cạnh đó, Mỹ là một thị trường lớn với nhu cầu cao về thực phâm hữu
cơ và đồ uống chức năng, cũng là một điểm đến hấp dẫn cho các sản phẩm từ đừa Đầu tư vào công nghệ:
Áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất là yếu tổ quan trọng đề nâng cao hiệu quả
và giảm chỉ phí sản xuất Việc sử dụng các công nghệ tiên tiên giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống quản lý kho thông minh cũng giúp kiểm soát hàng tồn kho và đảm bảo giao hàng đúng hạn, từ đó tối ưu hóa quy trình cung ứng và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng
Tìm kiếm hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước và chương trình xúc tiến thương mại: Các cơ quan nhà nước, các sở ngành, và các hiệp hội ngành hàng có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thị trường và chính sách hỗ trợ xuất khâu Tham gia các
chương trình xúc tiễn thương mại, hội chợ quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng và đối tác tiềm năng hơn, đồng thời giảm chỉ phí quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế
Chú trọng phát triển bền vững:
Sản xuất bền vững không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm Doanh nghiệp có thê phát triển sản phẩm từ mật hoa và chiết xuất đừa theo hướng bền vững, sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo và thân thiện với môi trường Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị thương hiệu và thu hút sự quan tâm từ các khách hàng có ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường sự cạnh tranh trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố bền vững trong tiêu dùng
Đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên:
Đảm bảo đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng về xuất khẩu là yếu tổ rất quan trọng đối với sự thành công trong hoạt động xuất khẩu Đào tạo nhân viên về quy trình xuất khâu, các yêu cầu pháp lý, thuế quan và các quy định của thị trường quốc tế sẽ
Trang 23Bài báo cáo đề án nhóm 7
giúp đoanh nghiệp đễ dàng tiếp cận các thị trường mới Bên cạnh đó, việc khuyến khích sáng tạo và cải tiễn trong công việc sẽ giúp đoanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiền quy trình sản xuất và tiếp thị, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng quốc
⁄ A
te
Trang 24Bài báo cáo đề án nhóm 7
Phần 2: Hợp đồng ngoại thương và bộ chứng từ xuất khẩu mật hoa và chiết xuất dừa sang Dài Loan
Chuong 1: Hop đồng ngoại thương
1.1 Phân tích hợp đồng ngoại thương
Dia chi: 5F NO.5-4, ALLEY 10, LANE 30, TUNG AN ROAD, TAINAN, TAIWAN
- Hợp đồng gồm 6 điều khoản:
Điều khoản 1: Hàng hóa — Quy cách — Số lượng — Giá cả
Điều khoản 2: Điều khoán thanh toán
Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng
Điều khoản 4: Bộ chứng từ yêu cầu
Điều khoán 5: Trọng tài
Điều khoản 6: Điều khoản chung
- Phân tích hợp đồng ngoại thương:
Điều khoản 1: Điều khoản Hàng hóa - Quy cách - Số lượng - Giá cả
Trang 25Bài báo cáo đề án nhóm 7
- Tên hàng hóa: COCONUT SAP AND EXTRACT (CLASS A) - Mật hoa và chiết xuất đừa loại A
- Quy cách: Kích thước của hang hoa 1a 0.6 x 0.6 x 1.5
- Tổng khối lượng là 16,200 kg
- Don gia: 0,6 USD/Kg tinh theo CFR
- Đồng tiền định giá: USD
- Tổng trị giá: 9,720 USD
- Chất lượng: theo mẫu cả 2 bên đồng ý
- Đóng gói: Trong thùng phuy nhựa
Điều khoản 2: Điều khoản thanh toán
- Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng thông qua ngân hàng VietinBank
Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng
- Thời gian giao hàng: Được phép giao hàng từng phân (Partial shipment allowed) Toàn bộ hàng phải được giao không muộn hơn ngày 28 tháng 3 năm 2020
- Cảng xuất khẩu: Cảng Cát Lái, Thành phô Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Cảng nhập khâu: Cảng Đài Trung, Đài Loan
Điều khoản 4: Bộ chứng từ yêu cầu
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Hoa don thuong mai (Commercial Invoice)
- Phiếu dong goi (Packing List)
- Giầy chứng nhận xuất xứ (Certifcate of Origin)
Điều khoản 5: Trọng tài
Trang 26Bài báo cáo đề án nhóm 7
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nêu phát sinh tranh chấp mà không thê giải quyết thông qua thương lượng hòa giải, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Quyết định của trọng tài là cuỗi cùng và bắt buộc đối với cả hai bên
- Chi phí trọng tài và các khoản phí liên quan sẽ do bên thua chịu
Điều khoản 6: Điều khoán chung
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ hợp đồng này
- Bất kỳ sự thay đôi hoặc sửa đôi nào đối với hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được lập thành văn bản và có chữ ký của cả hai bên
- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký kết, được lập thành 04 bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 02 bản
Trang 27Bài báo cáo đề án nhóm 7
TAIWAN R.O.C
The Seller : TRUONG PHU VINH ONE MEMBER CO., LTD
BENTRE PROVINCE, VIETNAM
Packing : In plastic— box
Trang 28Bài báo cáo đề án nhóm 7
ARTICLE 2 : Term of payment
By L/C through Industrial Commecial Bank of Viet Nam
ARTICLE 3: Term of delivery:
- Delivery time : Partial shipment allowed Not later than Mar, 28th 2020
- Port of discharge : TAICHUNG PORT , TAIWAN
ARTICLE 4: Full set of documents required:
ARTICLE 6: General article
The both sides undertake to carry out this contract fully Any change or amendment to this contract will be valid only after a written agreement has been duty signed by both sides
This contract come into force from the signing date and is made out in 04 English originals in the same value, 02 for each
Hình 1 Hợp động ngoại thương