RÈN KỸNĂNGSỐNG CHO HỌC SINH I/ KỸNĂNG SỐNG: Trên thế giới đã tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹnăng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau. Thông thường, kỹnăngsống được hiểu là những kỹnăng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao, để thích ứng (tồn tại và phát triển) trong cuộc sống xã hội và các điều kiện tự nhiên đang có quá nhiều thay đổi và bất trắc hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, giáo dục kỹnăngsống là việc hết sức quan trọng. Giáo dục kỹnăngsống cần bắt đầu từ tiểu học, thậm chí là ở tuổi mầm non. Ở lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. II/ HỌC ĐỂ LÀM GÌ? Học để biết – Học để làm – Học để chung sống – Học để làm người, tồn tại, tự khẳng định mình. Learning to know, learning to do, learning to live together and learning to be. (UNESCO của Ủy ban Quốc tế về Giáo dục) III/ CHƯƠNG TRÌNH RÈNKỸNĂNG SỐNG: Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm , thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹnăng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống… Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹnăng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹnăng sống, ở nước ta còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹnăng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên ). Từ năm 2001, thông qua dự án “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năngsống cho trẻ và vị thành niên”, với sự hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năngsống cho học sinh phổ thông các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Gia Lai, Kon Tum, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang. Các em được rèn luyện kỹnăng ứng phó với những tác động ảnh hưởng đến cuộc sống như: phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, sức khoẻ sinh sản, vấn đề quan hệ tình dục sớm… Dự án khá thành công, hình thành thái độ tích cực của học sinh đối với việc xây dựng cuộc sống khoẻ về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh để họ chủ động trong việc truyền thụ kiến thức kỹnăng cho con em mình. Ở Singapore, 1 nước nhiệt đới nắng nóng quanh năm nhưng HS 2 năm cuối của Trường Trung học Anglo-Chinese không được phép mặc… quần soóc như các HS lớp thấp hơn. Lý giải điều này, Đỗ Hoàng Hải, 1 HS của trường cho biết: “Lên 2 năm cuối, bọn em phải chuyển sang đồng phục quần dài bởi mục tiêu của trường là đào tạo HS sau 4 năm đầu thành một cán bộ (an officer), một học giả (a scholar) và 2 năm cuối thành một quý ông (a gentleman), một nhà lãnh đạo (a leader) và một công dân toàn cầu (a global citizen). Mà một “quý ông” thì không thể… mặc quần cộc tới trường Tại trường Lawnswood (Thành phố Leeds, Vương quốc Anh) HS được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như kết quả học tập kém, cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, sức khỏe yếu… để trẻ em làm quen và biết vượt qua những điều ấy như thế nào. Ngoài ra, còn có rất nhiều chương trình dạy kỹnăngsống – living skills cho trẻ.” Nắm bắt nhu cầu xã hội hiện nay, hàng loạt các trung tâm, khoá học dạy kỹnăngsống đua nhau “mọc lên như nấm sau mưa”. Có thể kể đến Cung Thiếu nhi Hà Nội, Trường đội Lê Duẩn, Trung tâm ABS Training, Eveil, Skids Club Các trung tâm này, chiêu sinh đủ mọi lứa tuổi, thậm chí, có khoá học chiêu sinh trẻ ở tuổi lên ba! Mức học phí cũng đủ mức, tuỳ theo các chương trình, các khoá học: từ 5 buổi/tuần hay từ 1 đến 2 năm… Lớp học giáo dục kỹnăngsống tại Trung tâm ABS Training (Hà Nội) dạy các em biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, thích và không thích điều gì, nói về khó khăn của mình với bố mẹ, người thân… “Chúng tôi dạy cho các em các cách giao tiếp với người lạ, cách tự bảo vệ mình Ví dụ: Trung tâm ABS TRAINING KẾT HỢP VỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC DỊCH VỌNG B MỞ KHÓA HỌC “RÈN LUYỆN KỸNĂNGSỐNG DÀNH CHO TRẺ EM TỪ 7 ĐẾN 13 TUỔI” KỸNĂNG GIAO TIẾP - Kỹnăng diễn đạt và lắng nghe người khác - Biết đồng cảm và chia sẻ - Kĩ năng góp ý với những người xung quanh và biết cách học hỏi từ những lời phê bình, … KỸNĂNG TỰ LẬP - Kĩ năng quản lý thời gian và lập kế hoạch cho các hoạt động - Biết áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, biết tồn tại trong một môi trường không quen thuộc - Tự tin, sáng tạo hơn, … KỸNĂNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG - Biết phân tích các vấn đề - Trẻ có phản ứng linh hoạt, - Biết ứng phó với sự căng thẳng, biết đối phó khi bị bắt nạt, lạm dụng, …. Các khóa học được mở liên tục vào các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần (8h30 -10h30;16h-18h;18h15 – 20h15) Điều đáng nói ở đây là mỗi nơi dạy kỹnăngsống theo một cách, mà cách đó phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên. Nói một cách khác, họ thuê được giáo viên ở đâu (Viện Tâm lý, chuyên viên tâm lý, giảng viên ĐH ) thì học sinh sẽ được dạy kỹnăngsống theo góc nhìn của giáo viên đó, chứ không dựa trên một giáo trình cơ bản nào. Tại Trường đội Lê Duẩn, nơi được coi là “chuẩn” về dạy kỹnăng sống. Trong 6 ngày học tập trung tại đây, các em cũng cũng chỉ được học một số kỹnăng như giới thiệu, làm quen, thuyết trình với chi phí 180.000 đồng/ngày. PHỤ LỤC TÂM SỰ CỦA MỘT PHỤ HUYNH HỌC SINH Kính gửi Thầy Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin Thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin thầy hãy dạy cháu biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất là những kẻ dễ bị đánh bại nhất. Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thủa của cuộc sống: đàn chim tung cánh bay trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng thà bị điểm kém còn hơn gian lận trong thi cử. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã, và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế. Xin hãy dạy cho cháu biết, phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc lấy những gì tốt đẹp Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế diễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình. Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng. Xin hãy đối xử với cháu nhẹ nhàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên một con người cứng rắn. Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai trái, và giúp cho cháu có đủ sự bền chí để là người dũng cảm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng, cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại. Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy con trai tôi quả là một cậu bé hạnh phúc và may mắn! LÒNG BIẾT ƠN Enricô của cha, Con ơi! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì cha yêu thầy và trọng thầy; hãy yêu thầy, vì thầy đã hy sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu trẻ sẽ quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hóa tâm hồn cho con. Rồi đây, con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn trên đời này nữa, lúc ấy con sẽ thấy hình ảnh thầy thường hiển hiện ở cạnh cha, lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng mặc dầu đã cách hàng 30 năm. Rồi con tự thẹn và con ân hận đã không yêu người và trái đạo với người. Hãy yêu thầy vì thầy là người của cái gia đình giáo thụ lớn lao kia ở rải rác trên địa cầu, cái gia đình ấy dạy dỗ hàng triệu đứa trẻ cùng lớn với con. Nếu con chỉ biết yêu cha mà không nghĩ đến những vị đã làm ơn cho con mà ông thầy đứng vào bậc nhất thì cha chẳng được hài lòng. Hãy yêu thầy như cha; yêu thầy những khi thầy vuốt ve con, yêu thầy cả những khi thầy mắng mỏ con, yêu thầy khi thầy không bằng lòng và cả những khi con tưởng thầy có ý tây vị. Yêu thầy khi thầy tươi vui, nhưng càng yêu thầy khi thầy buồn bã. Và bao giờ con cũng phải đọc tiếng “thầy” một cách trân trọng vì sau tiếng “cha” thì tiếng “thầy” là tiếng cao quí hơn cả, là tiếng đẹp đẽ hơn cả mà một người có thể đem tặng người khác. ( Tâm hồn cao thượng) HỌC ĐƯỜNG Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng điệu quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn. Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc là chỉ trong một tuần lễ con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng , chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, nhưng binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm chúng cũng đều học cả. Mỗi buổi sáng, lúc con ra trường, con hãy nghĩa cùng giờ ấy, trong thành phố ta có tới 3 vạn trẻ cũng như con đi “chầu” lớp học trong 3 tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ. Con lại nghĩ, xấp xỉ giờ này, con trẻ trong các nước trên hoàn cầu đầu đi học cả. Con hãy tưởng tượng những đứa trẻ lếch thếch trên những đường hẻm nhà quê, rảo bước trên các phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng. Chúng xuống lũng, lên đồi, chúng xuyên rừng lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Ăn mặc hàng nghìn lối khác nhau, nói bằng trăn thứ tiếng khác nhau, chúng đi một mình hay lũ năm, lũ ba, sách cắp trong tay hay cặp đeo dưới nách. Từ ngôi trường cùng tột lấp trong ánh tuyết ngước Nga cho tới nóc trường hẻo lánh lẫn trong khóm gồi xứ Ả rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều bằng những thể thức khác nhau. Con lại tưởng tượng cái tổ kiến học sinh ấy gồm có hàng trăm dân tộc khác nhau và cái trường hoạt động ấy, con có cái hân hạnh dự phần rồi con tự nhủ: ví phỏng một mai sự hoạt động ấy ngừng hẳn thì nhân loại sẽ trở lại đời mọi rợ, sẽ sa vào cõi ta61i tăm, sự hoạt động ấy là sự tiến bộ, là mối hy vọng, là ánh sáng vinh quang của thế giới vậy. Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giời làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát. ( Tâm hồn cao thượng) MẸ TÔI Sáng nay cô giáo Dan ca ti lại chơi, cha tôi nhận thấy tôi đã nói một câu vô lễ với mẹ tôi. Vì thế cha tôi răn tôi bằng lá thơ say này, đọc rất cảm động. “Trước mặt cô giáo của em con, con đã tỏ ra vô lễ với mẹ con. Enricô ơi! Lần sau không được như thế nữa. Thái độ hỗn hào của con đã xuyên thấu trái tim cha như một mũi dao. Cha còn nhớ mấy năm trước đây, mẹ con đã thức suốt đêm ở cạnh giường con, nghe hơi con thở, mẹ đã lo lắng võ người và mỗi khi nghĩ đến nỗi phải “bỏ” con thì lại sụt sùi. Con ơi! Con nên nghĩ đến những lúc ấy và không nên tệ với mẹ con, một người mẹ sẽ sẵn lòng đem một năm hạnh phúc của mình để chuộc một giờ đau đớn cho con, một người mẹ sẽ vui lòng đi ăn xin để nuôi con và sẵn lòng hy sinh tính mệnh để cứu con sống. Con ơi! Trong đời con, con sẽ có những ngày buồn rầu, thảm đạm, nhưng cái ngày buồn thảm nhất, chính là ngày con mất mẹ con. Rồi đây con sẽ trưởng thành, những cuộc phấn đấu sẽ rèn luyện con nên người mạnh mẽ. Con sẽ không bao giờ quên được hình ảnh mẹ con và con sẽ ước gì lại được hnghe thấy tiếng êm ái và trông thấy nét mặt hiền từ của mẹ con, ví dù lớn đến mực nào, khỏe đến mực nào, con vẫn thấy là một đứa trẻ cho vơ và yếu đối. Con sẽ hồi tưởng lại những lúc đã làm cho mẹ con phải mếch lòng mà con buồn. Lòng hối hận sẽ cắn rứt con. Hình ảnh dịu dàng và từ ái của mẹ con sẽ làm cho con thêm rầu rĩ. Con nên nhớ rằng lòng hiếu thảo là một bổn phận thiêng liêng của con người. Kẻ giày xéo lên chữ hiếu là kẻ khốn nạn. Quân giết người nếu biết tôn kính cha mẹ, cũng còn một điểm thành thực trong tâm; con người dù sang trọng tuyệt vời nếu làm rầu lòng mẹ, xúc phạm đến mẹ, cũng là kẻ không có nhân cách. Enricô ơi! Con van mẹ con đi, để mẹ con hôn con cho cái hôn ấy xóa sạch vết vô ơn ở trên trán con. Con ơi! Lòng cha vẫn yêu con, vì con là mối hy vọng quý báu nhất đời của cha, nhưng cha thà không có con còn hơn là có đứa con ở bạc với mẹ. Cha con. ( Tâm hồn cao thượng) . RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH I/ KỸ NĂNG SỐNG: Trên thế giới đã tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện. VỌNG B MỞ KHÓA HỌC “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG DÀNH CHO TRẺ EM TỪ 7 ĐẾN 13 TUỔI” KỸ NĂNG GIAO TIẾP - Kỹ năng diễn đạt và lắng nghe người khác - Biết đồng cảm và chia sẻ - Kĩ năng góp ý với những. thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao, để thích ứng (tồn tại và phát triển) trong cuộc sống xã