1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tham khảo cấp trường: Một số biện pháp khắc phục khó khăn và cần làm rõ nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng, an ninh - Trường Đại học Hải Phòng

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Khắc Phục Khó Khăn Và Cần Làm Rõ Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Huấn Luyện Chiến Thuật Từng Người Trong Chiến Đấu Tiến Công Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng, An Ninh
Tác giả Trung Tá Phạm Thế Dũng
Trường học Trường Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh
Thể loại tài liệu tham khảo
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 182,34 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÀI LIỆU THAM KHẢO CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018-2019 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ CẦN LÀM RÕ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT TỪNG NGƯỜI TRO

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018-2019

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ CẦN LÀM RÕ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC

PHÒNG, AN NINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Mã số:………

Chủ biên: Trung tá Phạm Thế Dũng Đơn vị: Trung tâm GDQP, AN

Hải Phòng, tháng 3 năm 2019

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) cho toàn dân nói chung, cho học sinh, sinh viên nói riêng là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đồng thời là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân Nghị định15/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng nêu rõ: “Giáo dục quốc phòng thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa Giáo dục quốc phòng là môn học chính khoá trong các trường, lớp đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các trường hành chính và đoàn thể” Trong đó huấn luyện chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công là nôi dung học chính khóa của sinh viên các trường Đại học và cao đẳng Nghị định số 116/ 2007/NĐ - CP ngày 10/7/2007 của Chính Phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh, nêu rõ mục tiêu giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh:

" Nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch;

có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" ( Trích điều 3, khoản 1 Nghị định 116)

Với tính chất nội dung huấn luyện chiến thuật là sự tổng hợp vận dụng hệ thống các nguyên tắc; các môn học mà đặc biệt với quan điểm lấy thực hành làm chính Do vậy người học cần phải được luyện tập nhiều ở nội dung thực hành Đồng thời đây là nội dung huấn luyện vừa mang tính cơ bản vừa mang tính ứng dụng cao đòi hỏi người dạy phải nắm vững vận dụng tốt các quan điểm, nguyên tắc đồng thời kĩ năng, kĩ chiến thuật phải thuần thục chính xác

Từ thực tế trong những năm vừa qua việc tổ chức học tập nội dung chiến thuật nói chung và chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công nói riêng gặp rất nhiều khó khăn Trong đó có những khó khăn chưa thể khắc phục ngay được do các yếu tố vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan làm ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện môn học

Để khắc phục những khó khăn đặc thù của môn học này và không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật nói chung và huấn luyện chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công nói riêng, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo hiện nay, ngoài sự cần thiết phải nghiên cứu nắm vững và tuân theo những quy luật, nguyên tắc, quy tắc sư phạm chung mà khoa học giáo dục đã chỉ ra, đồng thời phải tính đến những đặc điểm riêng của môn học, điều kiện thao trường bãi tập, tổ chức biên chế lớp học vv

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, để góp phần giải quyết những khó khăn, hạn chế, cũng như nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công Đồng thời tạo thêm sự thống nhất trong nhận thức và vận dụng, tôi chọn tài liệu: “Một số biện pháp khắc phục khó khăn và cần làm rõ nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công tại trung tâm GDQP-AN trường Đại học Hải Phòng” làm tài liệu tham khảo cho quá trình giảng dạy của mình Nội dung chính của tài liệu tham khảo tập trung vào làm rõ và thống nhất

Trang 3

về mặt phương pháp soạn thảo viết giáo án và giảng dạy chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công Đồng thời nêu ra một số khó khăn và biện pháp khắc phục

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… 1

MỤC LỤC……… 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT ……… 4

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU TRONG HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT………

5 1.1 Đặc điểm huấn luyện chiến thuật ……… 5

1.2 Yêu cầu huấn luyện chiến thuật……… 5

CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG ……

6 2.1 Bố cục giáo án và phương pháp trình bày giáo án……… 6

2.2 Thủ tục thao trường……… 7

2.3 Hạ khoa mục ……… 8

2.4 Giới thiệu địa hình……… 9

2.5 Giảng một số điểm chính của nguyên tắc chung 9 2.6 Phương pháp huấn luyện đánh chiếm các loại mục tiêu 9 CHƯƠNG 3 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT HIỆN NAY Ở TRUNG TÂM GDQP-AN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ………

15 3.1 Thao trường huấn luyện chiến thuật……… 15

3.2 Tổ chức biên chế lớp học……… 15

3.3 Đề xuất một số biện pháp khắc phục……… 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 17

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH – CĐ: Đại học – Cao đẳng

GDQP – AN: Giáo dục quốc phòng – an ninh

NXB: Nhà xuất bản

VĐHL: Vấn đề huấn luyện

MT: Mục tiêu

Trang 6

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU TRONG HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT

1.1 Đặc điểm huấn luyện chiến thuật

Huấn luyện chiến thuật là nội dung huấn luyện tổng hợp các môn học với những đặc thù mang tính giả định cho cả 2 bên ta và địch với không gian, thời gian khác nhau tùy theo từng cấp học, đối tượng học Huấn luyện chiến thuật là sự vận dụng các nguyên tắc vào giải quyết các tình huống cụ thể mà ở đó mọi phương án xử trí đều có thể mang lại thắng lợi Tùy theo đối tượng huấn luyện và cấp độ đào tạo mà

có thể chia ra 3 phương pháp huấn luyện khác nhau Thứ nhất là huấn luyện đội ngũ chiến thuật; Thứ 2 là Tập chiến thuật; Thứ 3 là Diễn tập chiến thuật Đối với cơ sở giáo dục Đại học; Cao đẳng; Trung cấp nghề thì đối tượng huấn luyện là sinh viên Nội dung huấn luyện là chiến thuật từng người và chủ yếu được tiến hành ở ngoài thao trường với sự vận động ở cường độ cao cùng nhiều kĩ thuật động tác liên quan đến các môn học, nội dung học trước đó như kĩ thuật bắn súng; Ném lựu đạn; Lợi dụng địa hình địa vật… Các vấn đề huấn luyện và cấp học trong chiến thuật đều luôn có tính kế thừa và phát triển

Các nội dung huấn luyện chiến thuật thường được diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm và thường được kéo dài trong nhiều giờ hoặc có thể nhiều ngày với nhiều hình thức chiến thuật khác nhau mà cao nhất là diễn tập chiến thuật

1.2 Yêu cầu chiến thuật

Huấn luyện đội ngũ chiến thuật có vị trí rất quan trọng, là bước huấn luyện cơ bản, làm cơ sở cho huấn luyện chiến thuật cấp trên và vận dụng trong chiến đấu Do vậy để huấn luyện chiến thuật đạt kết quả cao cần phải nắm chắc các yêu cầu trong huấn luyện chiện thuật

Phải nắm vững quan điểm đường lối quân sự của Đảng; nghệ thuật tác chiến của quân đội

Hiểu và nắm chắc âm mưu, thủ đoạn tác chiến của địch

Vận dụng linh hoạt nguyên tắc vào từng tình huống cụ thể

Phát huy tốt vai trò của người học nhất là trong thảo luận phải thực sự dân chủ, tuyệt đối không được dập khuôn máy móc

Kết hợp chặt chẽ vừa huấn luyện vừa truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu

Phải thực sự thực tế, lấy thực hành làm chính, huấn luyện từ thấp đến cao Kết hợp chặt chẽ giữ kĩ thuật với chiến thuật và hiệp đồng giữa các phân đội và hỏa lực

Chuẩn bị tốt hệ thống thao trường bãi tập phù hợp với từng loại hình chiến thuật phương án chiến đấu

Trang 7

CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG

2.1 Bố cục giáo án và phương pháp trình bày giáo án

Phần một: Ý định bài giảng

I Mục đích, yêu cầu

II Nội dung

III Thời gian

IV Tổ chức và phương pháp

V Địa điểm Vật chất bảo đảo

Phần hai: Nội dung Giảng dạy

I Thủ tục thao trường

II Hạ khoa mục

III Giới thiệu địa hình

IV Nhiệm vụ yêu cầu chiến thuật

V Thực hành chiến đấu (Xem hình 2.1)

VI Kiểm tra, đánh giá kết quả

Phần ba: Kết thúc giảng dạy

1 Hệ thống nội dung giảng dạy

2 Hướng dẫn nội dung ôn luyện

3 Nhận xét đánh giá kết quả buổi học

4 Kiểm tra vật chất trang bị chuyển nội dung

Trang 8

Huấn luyện thực hành chiến đấu

VĐHL và

Thời gian Sơ đồ hành động Nội dung và phương pháp chất Vật

Đánh ụ súng không có nắp VĐHL1:Hành

động của chiến

sĩ sau khi nhận

nhiệm vụ

Thời gian 45

phút

1 Nêu tên VĐHL và thời gian

2 Giảng nguyên tắc

3 Nêu tình huống

4 Bàn cách xử trí, kết luận và hướng dẫn hành động

5 Luyện tập

6 Nhận xét chuyển nội dung

VĐHL2:Hành

động của chiến

sĩ thực hành

đánh chiếm mục

tiêu

Thời gian 45

phút

1 Nêu tên VĐHL và thời gian

2 Giảng nguyên tắc

3 Nêu tình huống

4 Bàn cách xử trí, kết luận và hướng dẫn hành động

5 .Luyệntập

6 Nhận xét chuyển nội dung

VĐHL3:Hành

động của chiến

sĩ sau khi hoàn

thành nhiệm vụ

Thời gian 45

phút

7 Nêu tên VĐHL và thời gian

8 Giảng nguyên tắc

9 Nêu tình huống

10 Bàn cách xử trí, kết luận và hướng dẫn hành động

11 .Luyệntập

12 Nhận xét chuyển nội dung

Đánh xe tăng, xe bọc thép địch VĐHL1…

VĐHL2…

VĐHL1…

Hình 2.1

Giáo án chiến thuật phần huấn luyện thực hành được viết dưới dạng văn xuôi kết hợp với kẻ bảng Đối với phần thực hành chiến đấu khi trình bày để bảo đảm thể hiện được nội dung của sơ đồ hành động thì sử dụng xoay ngang khổ giấy để trình bày Cách thể hiện các sơ đồ như sau

Sơ đồ phải thể bám sát vấn đề huấn luyện Thể hiện được ý định hành động của

ta và địch trong vấn đề huấn luyện đó Sử dụng đúng kí hiệu, kích thước màu sắc quân

sự

2.2 Thủ tục Thao trường

Trang 9

Đây là nội dung đầu tiên của buổi học Giáo viên sau khi nhận báo cáo quân số lớp học của cán bộ quản lí thì tiến hành làm thủ tục thao trường nội dung gồm các bước

Bước 1: Quy định vị trí để để vật chất, khám súng, báo cáo cấp trên (nếu có) Bước này cần chú ý khí để vật chất thường để ở phía trước chếch sang bên phải hoặc bên trái không ảnh hưởng đội hình cơ đông hoặc tầm nhìn, dễ lấy khi giới thiệu hoặc

sử dụng Khi khám súng giáo viên tự khám súng của mình trước sau đó cho lớp học tự động khám súng( chú ý khi khám súng, súng không đước hướng về phía có người) Nếu có cấp trên đến dự hoặc kiểm tra thì phải tiến hành báo cáo theo đúng nội dung điều lệnh đội ngũ quy định và thống nhất

Bước 2 Quy định thao trường bao gồm giữ gìn vệ chung như không được vứt rác phóng uế bừa bãi; Đi lại thực hiện 3 bước đi 5 bước chạy ra vào lớp phải báo cáo xin phép, phạm vi khu vực nghỉ giải lao vv; Phòng chống cháy nổ Tuyệt đối không được đốt cành lá khô trên thao trường nhất là mùa hanh khô; Mang đeo trang bị Không được cởi bỏ trang bị hoặc nằm ra thao trường

Bước 3: Quy định về kí tí hiệu luyện tập Dùng còi và cờ để quy định bắt đầu tập, dừng tập sửa sai, thôi tập; quy ước tượng trưng Thống nhất các loại bia cờ tượng trưng cho tên tốp địch, trận địa hỏa lực các loại vv; điều khiển tập Cờ để điều khiển quân ta và quân xanh, cách điều khiển di chuyển tiến lùi, qua phải, qua trái ngồi xuống đứng dậy

Bước 4: Kiểm tra bài cũ( Không áp dụng với các bài học đầu tiên) Gọi 1 đến 2 người học ra để kiểm tra cho điểm và nhận xét

2.3 Hạ khoa mục

Đây là nội dung giáo viên phải tiến hành sau khi làm thủ tục thao trường xong

để người học nắm được những ý định chính của bài học nội dung bao gồm

Mục đích, yêu cầu; Nội dung; Thời gian: Tổ chức; Phương pháp: Trong phạm

vi của TLTK làm sáng tỏ một số nội dung của trong hạ khoa muc như sau

Mục đích: Người dạy phải nêu rõ mục đích huấn luyện để làm gì Thông thường trong huấn luyện chiến thuật nhằm giới thiệu những nguyên tắc cơ bản làm cơ

sở cho việc vân dụng nguyên tắc vào giải quyết các tình huống chiến thuật và học các nội dung chiến thuật cao hơn

Yêu cầu: Thường xác định một số vấn đề chính như nắm và hiểu rõ nguyên tắc; Vạn dụng linh hoạt các nguyên tắc; tích cực chủ động trong học tập; Hoạc mới kết hợp ôn cũ

Nội dung: Xác định các tiêu đề chính để thể hiện( Đối với huấn luyện chiến thuật từng người thường xác định theo các nội dung chính sau đây

Giảng 1 số điểm chính của nguyên tắc chung; Huấn luyện đánh các loại mục tiêu (địch trong ụ súng, lô cốt, chiến hào, giao thông hào, căn nhà; Xe tăng, xe bọc thép địch; Tên tốp địch ngoài công sự)

Thời gian: Nêu thời gian của toàn bài và phân chia các nội dung hoặc vấn đề huấn luyện; luyện tập; kiểm tra

Tổ chức và phương pháp

Tổ chức: Cần phải nêu rõ tổ chức lớp học; tổ chức luyện tập theo đội hình gì?

Do ai lên lớp và duy trì luyện tập

Phương pháp: Sử dụng phương pháp gì để giới thiệu, thảo luận và theo mấy bước ở từng vấn đề huấn luyện? Thông thường khi huấn luyện chiến thuật từng người phần nguyên tắc chung sử dụng phương pháp thuyết trình có phân tích những nội

Trang 10

dung trọng tâm và dẫn chứng(chiến lệ) để minh họa Mỗi 1 mục tiêu sẽ thuấn luyện theo 3 VĐHL

VĐHL1: Hành động của từng người sau khi nhận nhiệm vụ

VĐHL2: Hành động của từng người thực hành đánh chiếm mục tiêu;

VĐHL3: Hành động của từng người khi chiếm được mục tiêu

Ở từng vấn đề huấn luyện sẽ tuân thủ theo 6 bước

+ Nêu tên VĐHL và thời gian

+ Giảng nguyên tắc

+ Nêu tình huống

+ Bàn cách xử trí, kết luận vả hướng dẫn hành động

+ Luyện tập

+ Nhận xét chuyển nội dung

2.4 Giới thiệu địa hình

Khi giới thiệu địa hình cần tập trung vào điạ hình có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của người chiến sĩ bao gồm: Điểm đứng: Phải nói rõ vị trí đang đứng là ở đâu Phương hướng: Chọn 1 vật kiên cố dễ quan sát trước mặt lớp học để xác định làm hướng chuẩn Thông thường lấy hướng 1 trong 4 hướng chính đông, tây, nam, bắc Hạn chế lấy các hướng ghép như đông nam, tây bắc…vv Địa hình: Giới thiệu các điểm cao; làng xóm; khu dân cư; đường xá; sông ngòi liên quan trực tiếp tới hành động của chiến sĩ tránh không nên giứi thiệu tràn lan quá rộng làm cho người học khó nhớ hoặc bị loãng Khi giới thiệu địa hình phải giớ thiệu 1 cách khoa học để người học dễ nhớ, thông thường giới thiệu từ trước về sau theo chiều kim đồng hồ quay Giới thiệu đến đâu chỉ dứt khoát đến đó

2.5 Giảng một số điểm chính của nguyên tắc chung

Trước khi giảng phần nội dung chính của nguyên tắc người dạy nên nêu khái niệm chiến thuật là gì? và các loại hình chiến thuật cơ bản từng người nhằm giúp cho người học có hiểu biết chung về môn học

Sau đó giảng về khả năng nhiệm vụ của từng người trong chiến đấu tiến công Khi giảng về phần yêu câu chiến thuật trước hết cần nêu đầy đủ nội dung của 6 yêu cầu chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công

Bí mật bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo

Dũng cảm, linh hoạt, kịp thời Biết phát hiện và lợi dụng nơi sơ hở, hiểm yếu của địch, tiếp cận đến gần tiêu diệt địch

Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu

Phát huy cao độ hiệu quả của vũ khí, trang bị tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn Đánh nhanh, sục sạo kĩ, vừa đánh vừa địch vận

Sau đó phân tích mối quan hệ giữa các yêu cầu Thường phân tích 1 đến 2 yêu cầu theo phương pháp: Ý nghĩa, nội dung biện pháp thực hiện yêu cầu.Khi phân tích

có thể lấy thực tế chiến đấu để chứng minh hoặc có thể lấy dẫn chứng cụ thể tại thao trường huấn luyện để minh chứng

2.6 Phương pháp huấn luyện đánh chiếm các loại mục tiêu

Trước khi huấn luyện đánh các loại mục tiêu giáo viên phải phổ biến tình hình địch ta(gắn với mục tiêu huấn luyện) mục tiêu phải đánh chiếm là gì? Số lượng địch bên trong mục tiêu dự kiến là bao nhiêu, hướng đề phòng chính hoặc quy luật hoạt động nếu có

Nêu được đặc điểm mục tiêu bao gồm kết cấu thường được làm bằng gì, có cấu trúc ra sao? Giữa mục tiêu đó với các mục tiêu khác thường được nối liền bằng gì và được bảo vệ ra sao? Các mục tiêu đó thường được bố trí ở đâu? Hoặc đội hình bố trí

Ngày đăng: 21/12/2024, 23:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN