Để thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTA” tác giả đã nghiên cứu cơ sởNâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTANâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTA
Trang 1
BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC NGOẠI THƯƠNG
LUAN VAN THAC SI
NANG CAO NANG LUC CANH TRANH
CUA NGANH MAY TRE DAN VIET NAM TREN
THI TRUONG EU TRONG BOI CANH THAM GIA
HIEP DINH THUONG MAI TY DO EVFTA
Ngành: Kinh doanh Thương mại
TRAN DIEU LINH
Hà Nội, 2023
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TẠO
TRUONG DAI HQC NGOAI THUONG
+
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH MÂY TRE ĐAN VIỆT NAM TRÊN
THI TRUONG EU TRONG BOI CANH THAM GIA
HIỆP DINH THUONG MAI TY DO EVFTA
Nganh: Kinh doanh Thuong mai
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi là Trần Diệu Linh, học viên cao học lớp KDTM28A khóa 28A Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn từ Giảng viên hướng dẫn là TS Đỗ Ngọc Kiên Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt cứ công trình khoa học nảo trước đây Những số liệu, hình vẽ, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau, có trích
dẫn nguồn day đủ, được ghi trong phần tài liệu tham khảo và phụ lục
Hà Nội, ngày l6 tháng 10 năm 2023
Học viên thực
Trần Diệu Linh
Trang 4LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện luận văn em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ thầy
cô và nhà trường Trước hết em muốn gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn,
thầy Đỗ Ngọc Kiên, đã tận tình hướng dẫn và cho em những góp ý chuyên môn
trong suốt thời gian em nghiên cứu đề tài
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên và các thầy cô khoa sau đại học đã giúp em có những kiến thức nền tảng bô ích, bổ trợ cho quá trình làm
luận văn và hỗ trợ em trong thời gian học tập tại trường
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty, gia đình và bạn bè đã
đồng hành, ủng hộ về mặt tỉnh thần và tạo điều kiện tốt nhất cho con, em thực hiện
luận văn này,
Do hạn chế về số liệu, kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu nên
luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô trong
ban hội đồng phản biện đề hoàn thiện đề tài này
Trân trọng,
Trang 55 Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
6 Kết cấu luận văn
CHƯƠNG 1: CO SO KHOA HQC VE NANG LUC
MAY TRE DAN
1.1.3 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter 13 1.1.4 Lý thuyết cạnh tranh quốc gia mỡ rộng 7 1.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành MTD của một số quốc
gia và bài học cho Việt Nam
1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quố
1.2.2 Kinh nghiệm của Indonesia.
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH MÂY TRE
DAN VIET NAM TREN THỊ TRƯỜNG EU TRONG BÓI CẢNH THỰC THỊ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA
2.1 Tổng quan về thị trường mây tre đan giai đoạn 2013 - 2022
2.1.1 Thị trường xuất nhập khẩu mây tre đan thế giới và EU
2.1.2 Thực trạng xuất nhập khẩu ngành mây tre đan Việt Nam trên thị trường
2.2.1 Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện (RC4)
3.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan Việt Nam dựa trên mô
hình kùm cương của Porter 36
2.2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mây tre đan Việt Nam dựa trên
4
mô hình kim cương đôi tổng quát
2.2.4 Đánh giá chung năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan Việt Nam 59 2.3 Tác động của hiệp định EVFTA đến năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan Việt Nam 63
CHƯƠNG 3: MỘT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH MÂY TRE ĐAN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU GIAI
DOAN 2023-2030 66
3.1 Xu thế thị trường, cơ hội, thách thức và định hướng xuất khẩu ngành mây tre đan Việt Nam sang EU 66
3.1.1 Xu thế phát triển ngành mây tre đan 66
3.1.2 Cơ hội và thách thức với ngành Mây tre đan Việt Nam khi xuất khẩu
sang EU 67
Trang 73.1.3 Định hướng xuất khẩu của ngành mây tre đan Việt Nam sang EU 70
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU 71
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 71
3.3.2 Nâng cao cơ sở hạ tần; 75 3.2.3 Xây dựng thương hiệu cho ngành Mây tre đan Việt Nam 75 3.3.4 Tăng cường các hoạt động xúc tiễn thương mại 77
3.3.5 Huy động vốn cho đầu tư sản xuất và xuất khẩu 79 KẾT LUẬN 81 TAI LIEU THAM KHAO 8
PHỤ LỤC 85
Phụ lục
Trung Quốc, Indonesia và EU trên thị trường thế gì
tính toán hệ số RCA của mặt hàng mây tre đan Việt Nam,
Trang 8DANH MUC VIET TAT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
Liên Minh Châu Âu
EU
(European Union) Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam EVFTA
(European-Vietnam Free Trade Agreement)
Dau tir truc tiếp nước ngoài FDI P 8
(Foreign Direct Investment) Tông sản phâm trong nước
GDP g san pl g
(Gross Domestic Produet) Mạng lưới Mây tre Quốc tế INBAR ym
(International Network for Bamboo and Rattan) MTD Mây tre dan
Trang 9DANH MUC BANG
Bảng 2.1: Hệ số RCA mặt hàng mây tre đan của Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, EU
giải Non 2013—2022<xssxs-s=zeccszaszssieiecbssagsdooimiecersoosssosaoo 2,
Bảng 22: Các yếu tố điều kiện của ngành MTĐ Việt Nam so với Trung Quốc và
Bảng 23: iều kiện cầu của ngành MTĐ Việt Nam so với Trung Quốc và Indonesia 51
Bảng 2.4: Điều kiện các ngành liên quan và hỗ trợ của ngành MTĐ Việt Nam so với
moi s
Bang 2.5: Môi trường cạnh tranh và cơ cấu của ngành MTĐ tại Việt Nam so với Trung
Quốc và Indonesia -22222.2Z2722722727227 re 5
Trang 10DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình kim cương của Michael Porter 2-2+z2.22zzzzzecee Eể Hình 1.2 Mô hình kim cương đôi tổng quát 222tr TR Hình 2.1 Giá trị xuất nhập khẩu mây tre dan và tốc độ tăng trưởng hàng năm của thế giới
bi tan 00)2 02c “can 7a Hình 2.2 Ty trong các khu vực xuất khâu mặt hàng mây tre đan năm 2022 theo châu lục
và theo quốc gia xuất khâu chính 222222 22227 2i ttrztrrrrrrerercece 2Ổ,
Hình 2.3 Giá trị nhập khẩu sản phẩm mây tre đan theo châu lục giai đoạn 2013 ~202227 Hình 2.4 Giá trị nhập khẩu mây tre đan của EU từ các thị trường chính 28
Hình 2.5 Giá trị xuất nhập khâu ngành mây tre đan của Việt Nam trên thế giới giai đoạn
ïm Ô Hình 2.9 Thị phần ngành MTĐ Việt Nam trên thị trường EU năm 2022 (tính theo giá trị nhập khẩu của EU) -2222222221-222721.7.7 re 33 Hình 2.10 Kim cương nội địa của ngành MTĐ Việt Nam, Trung Quéc va Indonesia 56
Hình 2.11 Kim cương quốc tế của ngành MTĐ Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia 57
Hình 2.12 Kim cương toàn diện của ngành MTĐ Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia 58
Trang 11
TOM TAT KET QUA NGHIEN
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, việc cải thiện khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất đang trở thành một yếu tố quan trọng đề duy trì và mở
rộng thị trường xuất khẩu Tại Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã tạo ra những cơ h
ội lớn cho các ngành sản
xuất, bao gồm cả ngành sản xuất mây tre đan Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
ngành mây tre đan Việt Nam sẽ tạo cơ sở cho cho các nhà hoạch định cũng như
doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về ngành, từ đó có giải pháp thích hợp đê nâng
cao năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc
biệt trên thị trường EU
Để thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan
Việt Nam trên thị trường EU trong bồi cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTA” tác giả đã nghiên cứu cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh, trong đó hệ
thống các lý thuyết về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, mô hình kim cương mở
rộng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mây tre đan Việt Nam trong tương quan với hai
thị trường Trung Quốc và Indonesia, dựa trên các tiêu chí chỉ số RCA và mô hình
kim cương đôi tổng quát Kết quả nghiên cứu chỉ ra Việt Nam có nhiều tiềm năng ở
3 yếu tố của mô hình kim cương: điều kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu của ngành và môi trường cạnh tranh, cơ cấu ngành Tuy nhiên ở yếu tố những ngành
liên quan và hỗ trợ ngành mây tre đan thì Việt Nam còn kém so với hai đối thủ
Từ những đánh giá trên, tác giả đã đưa ra các giải pháp thiết thực đối với nhà
nước và doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của ngành mây tre
đan Việt Nam trên thị trường xuất khâu
Trang 12LOIMO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mây tre đan là ngành nghề truyền thống mang đậm văn hóa và bản sắc dân tộc
của Việt Nam Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho sự phát
triển của cây nguyên liệu cùng với kỹ thuật chế tác tỉnh xảo được kế thừa qua nhiều thế hệ, sản phẩm mây tre đan Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của người
tiêu dùng cả trong và ngoài nước Những năm gần đây, ngành mây tre đan đóng góp
vào kim ngạch xuất khâu của Việt Nam gần 500 triệu USD Co thé thay, ngành mây
tre đan đang trở thành một mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, không chỉ
góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, giúp thúc đây xuất khâu, mà còn có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu ngành nghề tại các vùng nông thôn Điều này không chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh mà còn giải quyết một số vấn đề
xã hội quan trọng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất trở thành một yếu tố cốt lõi để duy trì và mở rộng thị trường xuất khâu Trong bối cảnh của
Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã tạo ra những cơ hội lớn cho các ngành sản xuất, trong đó có ngành
mây tre đan Với mức ưu đãi về thuế quan và mở cửa của thị trường EU, việc nâng
cao năng lực cạnh tranh trong ngành mây tre đan trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
Đầu tiên, EVFTA tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường EU lớn mạnh, với hơn 500
triệu người tiêu dùng Việc hội nhập vào thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong ngành mây tre đan, phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy
định kỹ thuật khắt khe của EU Điều này bao gồm việc cải thiện chất lượng sản
phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường Sự chuẩn bị kỹ càng và nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định để đảm bảo sự cạnh tranh bền vững
Thứ hai, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành mây tre đan sẽ giúp
tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và tăng khả năng thúc đây xuất khâu EU không chỉ là một thị trường tiêu thụ lớn mà còn có nhu cầu cao về các sản phẩm thủ công
Trang 13mỹ nghệ độc đáo Sản phẩm đa dạng, thiết kế mới lạ sẽ giúp tạo ra sự khác biệt và
thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng EU
Cuối cùng, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành mây tre đan cũng
thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện và hưởng lợi từ các hiệp định thương mại quốc tế Việc thúc đầy xuất khẩu không chỉ đóng góp vào sự phát triển
kinh tế của Việt Nam mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và cải thiện đời sống của cộng đồng
Tóm lại, với sự xuất hiện của EVFTA và cơ hội tiếp cận thị trường EU, việc
nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành mây tre đan Việt Nam không chỉ là yếu
tố cấp thiết mà còn là điều kiện cần đề tận dụng và phát triển trong thời kỳ hội nhập
kinh tế toàn cầu
Các công trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp về năng lực xuất khâu của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam với nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, đặc biệt những bài viết về ngành Mây tre đan cũng đã đưa ra được những giải pháp
thúc đẩy hoạt động phát triển của ngành, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tập trung vào NLCT và đưa ra được những giải pháp nâng cao được năng lực cạnh tranh ngành Mây tre đan Việt Nam
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “/Vâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bối cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTA” với mục tiêu tìm ra được cách khắc phục và tháo gỡ các nguyên nhân gây khó khăn cho ngành mây tre đan Việt Nam Thông qua đó, đưa ra được các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh ngành mây tre đan Việt Nam, góp phần phát triển hiệu quả và bền vững ngành
mây tre đan Việt Nam trong thời gian tới
2 Tổng quan tài liệu
Hiện nay có rất nhiều bài nghiên cứu, sách báo trong và ngoài nước viết về năng lực xuất khâu của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam với nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên số lượng những bài viết về ngành Mây tre đan,
đặc biệt là năng lực cạnh tranh của ngành vào thị trường EU còn khá hạn chế Các
Trang 14nghiên cứu về tổng quan ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành mây tre dan nói riêng có thể kể đến như:
Trần Xuân Khá (2012) đã thực hiện một phân tích về tình hình xuất khẩu các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ Nghiên cứu này đã xác định các thuận lợi và khó khăn, thách thức của việc xuất khâu sản phẩm này và
đã đề xuất một số giải pháp Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn này đã
bao trùm cả ngành thủ công mỹ nghệ và không tập trung đặc biệt vào ngành mây tre đan Hơn nữa, nghiên cứu này tập trung vào thị trường Mỹ
Nghiên cứu của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh
(2013) đã nêu ra tổng quan về ngành mây tre đan Việt Nam trong giai đoạn từ 2008
đến 2012 và xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất trong ngành này
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào việc phân tích tình hình tổng quan của ngành mây tre đan trong nước và chưa đi sâu vào việc nghiên cứu về phát triển của
ngành và khả năng xuất khâu
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh (2018) đã tập trung vào việc phân tích tình
hình xuất khâu của ngành mây tre đan Việt Nam và đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện hoạt động tiếp thị cho xuất khâu sản phẩm này Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các chiến lược tiếp thị mà không nghiên cứu các khía cạnh khác
của ngành mây tre đan
Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu tập trung vào năng lực cạnh tranh của ngành thủ công mỹ nghệ:
Nhóm tác gid Karen Yair, Mike Press, Anne Tomes (2001) đã phân tích những
yếu tố tác động đến Năng Lực Cạnh Tranh (NLCT) của các sản phẩm thủ cong my nghệ trong thị trường Châu Âu (EU) Bài viết tổng kết tình hình tiêu thụ sản phim thủ công mỹ nghệ tại EU và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao NLCT, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế sản phâm Tuy nhiên, bài viết dựa trên thông tin
và dữ liệu của cả ngành thủ công mỹ nghệ và các kết quả dữ liệu đã cũ
Trần Thanh Tú (2011) đã nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong việc xuất
khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và đã đưa ra các giải pháp để nâng
Trang 15cao NLCT trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 Tuy nhiên, nghiên cứu này bao quát
cả ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam và số liệu đã cũ
Các nghiên cứu nhìn chung đã trình bày được thực trạng chung của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ, riêng một số bài tập trung nghiên cứu về ngành may
tre đan Việt Nam, đưa ra được các kiến nghị, giải pháp thúc đẩy phát triển ngành Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành mây tre đan Việt Nam cụ thể với thị trường EU, đặc biệt trong bối cảnh hiệp
định EVETA mới có hiệu lực Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu còn sử dụng số
liệu cũ, chưa cập nhật số liệu mới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu năng lực cạnh tranh của ngành mây
tre đan Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của ngành, chỉ ra các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Từ đó, kiến nghị các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mây tre đan, dựa trên các nghiên cứu và số liệu mới nhất
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu của mặt hàng mây tre đan Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh hiệp định EVFTA
~ Đánh giá được năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan Việt Nam
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đây mạnh xuất khâu của ngành MTĐ Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Năng lực cạnh tranh của ngành Mây tre đan Việt Nam
Ngành mây tre đan không chỉ nói riêng các sản phẩm làm từ nguyên liệu mây, tre mà còn các sản phẩm làm từ nguyên liệu cây lâm sản ngoài gỗ như cói, bèo, liễu
Trang 16Nam vẫn chưa có một tên gọi chung chính xác cho cả ngành sản xuất các mặt hàng
này mà chỉ gọi chung là ngành Mây tre đan Vì vậy, trong bài khóa luận thống nhất
sẽ sử dụng cụm từ “ngành Mây tre đan” để chỉ ngành hàng sản xuất các mặt hàng làm từ mây, tre, cói, bèo, liễu gai,
Theo quy định phân loại của Tổ chức Hải quan thế giới và chú giải của Tổng
cục Hải quan, nhóm ngành MTĐ được đánh mã HS và chú thích như sau:
46 Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết
bén khác; các sản phâm bằng liễu gai và song mây
Nhóm ngành
4601 Dây tết bện và các sản phẩm tương tự làm bằng vật liệu tết
bên, đã hoặc chưa ghép thành dải; các vật liệu tết bện, các
tết bên, đã
dây bện và các sản phẩm tương tự bằng vật kết lại với nhau trong các tao dây song song hoặc đã được dét, 6 dang tắm, có hay không ở dạng thành phẩm (ví dụ,
chiếu, thảm, mảnh)
4602 Hàng mây tre, liễu gai và các mặt hàng khác, làm trực tiếp từ
vật liệu tết bện hoặc làm từ các mặt hàng thuộc nhóm 4601; các sản phẩm từ cây họ mướp
28 nước thành viên trước năm 2020 và gồm 27 nước thành viên từ năm 2020 Số
liệu từ năm 2020 sẽ không bao gồm thông tin của Vương quốc Anh
Về thời gian:
Trang 17Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của ngành MTĐ Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2013 - 2022, do 2020 là thời điểm hiệp
định EVFTA chính thức có hiệu lực Luận văn muốn hướng đến việc so sánh giá trị
xuất khâu của ngành hàng trước và sau khi EVFTA có hiệu lực để nhấn mạnh được
những tác động mà hiệp định đem lại Từ đó, đưa ra giải pháp thúc đây năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan Việt Nam sang thị trường EU phủ hợp với bối cảnh
kinh tế thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp được tham khảo từ nhiều nguồn tin cậy cả trong và ngoài nước như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung tâm thương mại quốc tế
(TC),
- Phương pháp xử lý thông tin: kết hợp các phương pháp tổng hợp, hệ thống
hóa, phân tích và so sánh để xử lý thông tin
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê và phương pháp so sánh: dựa trên số liệu qua từng thời kỳ, hệ thống hóa đề chỉ ra được thực trạng hoạt động xuất khâu của ngành may tre đan Việt Nam, so sánh chỉ ra biến động giữa các năm
- Phương pháp phân tích tông hợp: trên cơ sở số liệu đã thống kê đánh giá
năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan Việt Nam
6 Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan Việt Nam trên thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do EVFTA
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mây tre
đan Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2023-2030.
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANE
MÂY TRE ĐAN
1.1 Cơ sở lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mây tre đan
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Trong kinh tế, thuật ngữ “cạnh zranh” bắt nguồn từ hiện tượng cạnh tranh
trong nền kinh tế với sự xuất hiện của việc sản xuất và trao đổi hàng hoá Trong dòng thời gian phát triển của nền kinh tế toàn cầu, khái niệm về cạnh tranh được nhiều nhà nghiên cứu xem xét và định nghĩa theo nhiều phương thức khác nhau, bên cạnh đó, thuật ngữ “cạnh tranh” cũng được sử dụng rất phô biến và rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực như thê thao, thương mại, kinh tế, chính trị, luật, quân sự, tùy
thuộc vào đặc trưng và yêu cầu của từng ngành
Vé ban chit, lý thuyết về cạnh tranh bắt nguồn từ lý thuyết lợi thế so sánh của
nhà kinh tế học David Ricardo Lý thuyết này được xây dựng trên một số giả thuyết
về vốn, tài nguyên, lao động, chỉ phí của các quốc gia, cho rằng giữa các quốc gia
có sự khác biệt về các yếu tố này và một số quốc gia có lợi thế cạnh tranh hơn trong
ngành nghề có sử dụng nhiều tài nguyên, nguồn lực, yếu tố sản xuất mà nước đó dồi đào Trong cuốn “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa” được xuất bản năm 1817 D Ricardo cho rằng các quốc gia nên tập trung sản xuất những mặt hàng mà quốc gia mình dồi dào yếu tố sản xuắt, tốn ít chỉ phí và nhập khâu các mặt hàng mà quốc gia mình không có lợi thế so sánh Lý thuyết này vẫn đúng ngay
cả khi lợi thế so sánh dồn hết về một quốc gia Tuy nhiên, lý thuyết này lại không
đề cập đến các yếu tố làm nên thành công của một doanh nghiệp trong kinh tế hiện đại như các yếu tố về công nghệ hay lợi thế về quy mô
Lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter đưa ra trong cuốn sách "Chiến lược
cạnh tranh" xuất bản năm 1980 đã trở thành điểm nhắn trong lĩnh vực cạnh tranh
trong giai đoạn này M Porter không chỉ khám phá năng lực cạnh tranh dưới góc độ
quốc gia mà còn nghiên cứu chiến lược cạnh tranh ngành và cạnh tranh cắp công ty Không giống như các lý thuyết trước đây tập trung vào kinh tế vĩ mô, M Porter đã
Trang 19nêu rõ tầm quan trọng của doanh nghiệp và tác động của vi mô đến môi trường cạnh
tranh mà họ đối mặt M Porter đã tạo ra một sự phân biệt rõ ràng giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh Trong khi lợi thế so sánh là một khái niệm thuộc lĩnh vực
kinh tế, lợi thế cạnh tranh lại xuất phát từ quan điểm khoa học quản lý Lợi thế so sánh tập trung vào cơ chế giá cả trên thị trường, còn lợi thế cạnh tranh liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và ngành, với một sự nhắn mạnh vào yếu
tố cạnh tranh không dựa vào giá Xét từ góc độ cạnh tranh quốc tế, cả hai loại lợi
thế này đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí và hướng phát triển
của các ngành
M Porter tin rằng sức mạnh cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức
mạnh cạnh tranh của các ngành kinh tế riêng lẻ Và chính khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một ngành - từ đổi mới công nghệ, sản phẩm, phong cách quản lý đến môi trường kinh doanh - tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngành đó
Quá trình sản xuất không chỉ dựa vào lao động, vốn hoặc tài nguyên, mà còn phụ thuộc vào những yếu tố do doanh nghiệp và Chính phủ đưa ra
Tại diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của OECD (2000) sử dụng
định nghĩa về cạnh tranh như sat
: "Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp,
ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế”
Củng bàn về khái niệm cạnh tranh, trong Nâng cao sức cạnh ranh của các
doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vũ Trọng Lâm (2006, trang 4) đề cập: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thê kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp đề đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thê kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng
là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”
Trang 20Có thể thấy, do đứng ở các góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm cạnh tranh của mỗi tác giả có sự khác biệt Tuy nhiên, tựu chung lại, khái niệm cạnh
tranh có thê hiểu là:
~ _ Cạnh tranh là sự ganh đua của các chủ thể kinh doanh cùng loại sản phẩm trên cùng thị trường
~_ Mục đích cuối cùng của mỗi chủ thể đều là lợi nhuận
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý chiến
lược và kinh doanh Nó đề cập đến tập hợp các khả năng và nguồn lực của một tổ
chức, ngành hoặc quốc gia để tạo ra và duy trì một lợi thế so với các đối thủ cạnh
tranh trong môi trường kinh doanh Khái niệm này đã được phát triển và định hình qua nhiều năm bởi các nhà nghiên cứu và học giả, đặc biệt là Michael Porter và
Gary Hamel với các đóng góp quan trọng về cách hiểu và áp dụng năng lực cạnh tranh
Theo Porter (1985), năng lực cạnh tranh có thẻ xuất phát từ hai nguồn chính:
chỉ phí thấp và tao ra giá trị khác biệt NLCT dựa trên chỉ phí thấp đỏi hỏi tổ chức
phải tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý chỉ phí và tối đa hóa hiệu quả trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ Trong khi đó, NLCT dựa trên tạo ra giá trị khác biệt đề cao việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đáp ứng nhu cầu độc quyền
của khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ
Ngoài ra, Hamel và Prahalad (1990) đã đề xuất khái niệm “Năng lực cạnh
tranh” là những kỹ năng và kiến thức cơ bản, độc đáo, mang tính chiến lược giúp
một tổ chức tạo ra giá trị cạnh tranh đặc biệt so với đối thủ Những năng lực này
không chỉ đơn thuần là những tài sản hay nguồn lực, mà còn là khả năng tích hợp và phối hợp hiệu quả các nguồn lực
Trong bối cảnh của ngành mây tre đan Việt Nam và Hiệp định Thương mại tự
do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), năng lực cạnh tranh đòi hỏi
ngành này phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật khắt khe của thị trường EU, cũng như tận dụng các cơ hội thị trường mở rộng Điều này bao gồm việc phát triển năng lực cạnh tranh trong
Trang 21việc thiết kế độc đáo, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và tạo ra giá trị độc đáo cho
khách hàng
1.1.1.2 Các cấp
của năng lực cạnh tranh
"Năng lực cạnh tranh (NLCT) là một yếu tô quan trọng định hình khả năng của
doanh nghiệp, ngành công nghiệp và quốc gia trong việc tương tác và tồn tại trong
môi trường kinh doanh cạnh tranh NLCT có thể được phân tích theo bốn cấp độ
chính: NLCT cấp sản phẩm, NLCT cấp doanh nghiệp, NLCT cấp ngành và NLCT
cấp quốc gia
NLCT Cấp Sản Pham:
Tại cấp độ này, NLCT thề hiện khả năng cạnh tranh của một sản phẩm so với
các sản phâm cùng loại trên thị trường Yếu tố quyết định NLCT sản phẩm bao gồm chất lượng, tính năng, giá trị và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Để có NLCT cấp sản phâm cao, sản phẩm cần phải tạo ra giá trị sử dụng cao và độc đáo, hấp dẫn khách hàng và khả năng thay thế trong thị trường
NLCT Cấp Doanh Nghiệp:
Tại cấp độ doanh nghiệp, NLCT liên quan đến khả năng của một doanh nghiệp duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh trong thị trường NLCT cấp doanh nghiệp gắn liền với quản lý tài chính hiệu quả, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên
như nhân công, vốn và kỹ thuật Điều quan trọng là xây dựng một ưu thế cạnh tranh bền vững qua việc phát triển sản phẩm, thương hiệu và quản lý hiệu suất kinh
doanh
NLCT Cấp Ngành:
Tại cấp độ ngành, NLCT phản ánh khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp so với các ngành khác NLCT cấp ngành bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khả năng cung ứng, nguy cơ bị thay thế, sức mạnh của khách hàng và mức độ cạnh
tranh Khả năng mở rộng thị trường, duy trì thị phần và tạo lợi nhuận là những yếu
tố quan trọng tạo ra NLCT cấp ngành
Trang 22NLCT Cấp Quốc Gia:
Tại cấp độ quốc gia, NLCT đánh giá khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong môi trường kinh doanh quốc tế NLCT cấp quốc gia liên quan đến khả năng
sử dụng hiệu quả nguồn lực như lao động, tài chính và tài nguyên để thúc đây phát
triển kinh tế và tạo ra lợi ích cho đời sống người dân
Nhu vay, NLCT được thê hiện qua nhiều cấp độ khác nhau và tạo ra một mô
hình phức tạp của sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh
1.1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh
1.1.2.1 Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo
Lợi thế so sánh của Ricardo (còn được gọi là "lý thuyết lợi thế so sánh" của
Ricardo) la một nguyên tắc quan trọng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế Nguyên tắc
này được phát triển bởi nhà kinh tế học người Anh David Ricardo vào những năm
1817 và nằm trong tác phâm quan trọng của ông, "Những nguyên lý của kinh tế
chính trị học và thuế khóa"
Lợi thế so sánh của Ricardo là một khái niệm quan trọng về cách các quốc gia
nên tận dụng sự chuyên môn hóa và thúc đây ngoại thương để tối ưu hóa sự phân
chia lao động và tăng cường phát triển kinh tế Nguyên tắc này được trình bày như Sau:
Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo bắt đầu từ giả định rằng giá trị của một sản phẩm phụ thuộc vào lượng lao động cần thiết để sản xuất ra nó Theo lý thuyết của ông, mỗi quốc gia nên tập trung sản xuất và xuất khâu những mặt hàng mà họ
có lợi thế so sánh, tức là có thê sản xuất với chỉ phí lao động thấp hơn so với các
quốc gia khác
Để xác định lợi thế so sánh, mỗi quốc gia cần thiết lập lợi thế tuyệt đối Lợi thế tuyệt đối xuất hiện khi xem xét sản xuất một mặt hàng cụ thê ở một vùng hoặc quốc gia so với vùng hoặc quốc gia khác Điều này xảy ra khi một quốc gia có khả năng sản xuất một sản phâm với chỉ phí lao động thấp hơn hoặc hiệu quả hơn so với
Trang 23quốc gia khác Nguyên nhân của lợi thế tuyệt đối thường bắt nguồn từ sự khác biệt
về điều kiện tự nhiên, trình độ công nghệ, hoặc sự chuyên môn trong sản xuất
Để xác định lợi thế tu
đối, cần phải tính toán tỷ lệ so sánh về chỉ phí lao
động cho từng loại sản phẩm giữa các quốc gia và so sánh chúng Những sản phim
có tỷ lệ chỉ phí thấp hơn được xem là có lợi thế, và do đó nên được sản xuất mạnh
mẽ hơn Ngược lại, những sản phẩm có tỷ lệ chỉ phí cao hơn nên hạn chế sản xuất
và nhập khẩu thay thé
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có gắng tận dụng lợi thế tuyệt đối của mình đề đạt được lợi thế trong cuộc cạnh tranh và thúc đây sự công bằng chung, Một vấn đề được đặt ra là liệu có nên thiết lập quan hệ thương mại giữa hai quốc gia khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong tất cả các mặt hàng và quốc gia kia không D.Ricardo cho rằng ngay cả trong tình huống như vậy, ngoại thương vẫn có lợi cho cả hai bên nếu dựa trên lợi thế so sánh, và điều này yêu cầu mọi quốc gia
hiểu rõ lợi thế so sánh của mình và tận dụng nó một cách tối ưu
Lợi thế so sánh của Ricardo đã trở thành một trong những nguyên tắc quan
qui
ngoại thương và hợp tác quốc tế trong việc thúc đây sự phát trién kinh té toan cau
trọng trong lĩnh vực kinh nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của
1.1.2.2 Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện (Revealed Comparative Advantage —
Xik/Xk Xiw/Xw
RCAik=
Trang 24Trong đó:
+RCA: Lợi thế so sánh biều hiện của mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia + Xik : Giá trị xuất khâu của mặt hàng ¡ từ nước k
+ Xk: Tổng giá trị xuất khâu của nước k
+ Xiw: Tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng ¡ từ thế giới
+ Xw : Tổng giá trị xuất khâu của thể giới
Hinloopen va Marrewijk (2001) đã phân loại hệ số RCA thành 4 nhóm, cụ thể
RCA<1 Mặt hàng xem xét không có lợi thế so sánh
1<RCA <2 Mặt hàng xem xét có lợi thế so sánh thấp
2<RCA <4 Mặt hàng xem xét có lợi thế so sánh trung bình
RCA >4 Mặt hàng xem xét có lợi thé so sánh cao
Khi so sánh hệ số RCA của cùng mặt hàng của một nước trong các thời kỳ
khác nhau, thì giai đoạn nào có hệ số biều hiện lớn hơn cho thấy lợi thế xuất khâu
thời kỳ đó cao hơn
Phương pháp đánh giá theo hệ số RCA có ưu điểm đơn giản, không cần nhiều
dữ liệu và dễ thực hiện Tuy nhiên hệ số này chỉ hoàn toàn dựa vào kim ngạch xuất khẩu mà không tính đến các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh như: thuế quan, hạn ngạch,
1.1.3 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter
Năng lực cạnh tranh ngành nói chung và năng lực cạnh tranh ngành mây tre
đan Việt Nam nói riêng chịu tác động của rất nhiều yếu tố Có rất nhiều cách tiếp
Trang 25cận nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố lên NLCT của ngành, tuy nhiên, trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác gia xin được trình bảy phương pháp tiếp cận theo mô hình kim cương đơn của Porter và mô hình kim cương đôi của Rugman and D’cruz
để tạo cơ sở lý thuyết cho việc phân tích NLCT ngành
Mô hình Kim Cương là một trong những lý thuyết chiến lược quốc gia phổ biến nhất, được giới thiệu bởi Michael E Porter trong cuốn sách "Lợi thế cạnh tranh
quốc gia" (1990) Mô hình này giúp giải thích sự phát triển và cạnh tranh của các
ngành công nghiệp ở cấp quốc gia dựa trên 4 yếu tố nội khối: điều kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu của ngành, những ngành hỗ trợ và liên quan, môi trường,
cạnh tranh và cơ cấu ngành; và 2 yếu tố ngoại khối là cơ hội và nhà nước
Môi trường cạnh -3| tranh và cơ cầu
Hình 1.1 Mô hình kim cương của Michael Porter
-_ Điều kiện về yếu tố sản xuất
Trong mô hình Kim Cương của Porter, "Yếu tố sản xuất" đề cập đến nguồn
lực và hạ tầng mà một quốc gia có sẵn hoặc tạo ra, dùng đề hỗ trợ cho việc cạnh tranh của ngành công nghiệp Những yếu tố này tạo nên nền móng cơ bản cho sự phát triển và đổi mới của doanh nghiệp Porter phân chia yếu tố sản xuất thành 2
loại:
Trang 26Yếu tố cơ bản: Đây là những nguồn lực có sẵn, bao gồm tài nguyên tự nhiên,
vị trí địa lý, dân số và sức khỏe của cộng đồng Chúng đóng vai trò quan trọng trong những giai đoạn ban đầu của sự phát triển kinh tế
Yếu tố nâng cao: Các yếu tố này bao gồm chất lượng nguồn nhân lực, mức đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phâm, nguồn vốn và công nghệ Chúng đặc
trưng cho những quốc gia và ngành công nghiệp phát triển hơn và có giá trị thực sự
trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh
Yếu tố điều kiện tạo ra môi trường mà trong đó doanh nghiệp hoạt động và
cạnh tranh Khi các yếu tố điều kiện được phát triển mạnh mẽ và hiệu quả, chúng
tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào sự đổi mới và nâng
cao năng lực cạnh tranh Chăng hạn, một hệ thống giáo dục mạnh mẽ có thể cung
cấp một lực lượng lao động có kỹ năng và chuyên môn cao, trong khi một hạ tầng giao thông tốt có thể giảm thiêu chỉ phí và thời gian vận chuyền
-_ Điều kiện về cầu của ngành
Nhu cầu trong và ngoài nước về một mặt hàng sẽ xác định mức độ và tốc độ
đổi mới và đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khâu Quy mô thị trường lớn và yêu cầu của người tiêu dùng khát khe sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư đồi mới công nghệ, thiết bị, nha xưởng và nâng cao năng suất để đáp ứng nhu cầu thị trường
- _ Những ngành hỗ trợ và liên quan
Trong mô hình Kim Cương của Porter, ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ, giúp tăng cường hiệu suất và năng lực
cạnh tranh của một ngành chính Trình độ phát triển của các ngành hỗ trợ và liên
quan có tác động trực tiếp đến việc sản xuất và xuất khâu mặt hàng như thu gom và
sơ chế nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế sản phâm, vận tải và chuyên chở,
Marketing sản phẩm, thương mại điện tử, Đặc biệt, các doanh nghiệp trong một
ngành thường thu được lợi ích từ việc có một mạng lưới nguồn cung ứng và ngành phụ trợ chất lượng.
Trang 27-_ Môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành
Sự cạnh tranh trong thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng không thể bỏ
qua khi một ngành muốn mở rộng ra thị trường thế giới Thị trường nội địa không
chỉ tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh mà còn đặt nền tảng cho các doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đổi mới trong kinh doanh Đối với
các doanh nghiệp trong nước, khi không thể mở rộng quy mô kinh doanh tại thị
trường nội dia dé đạt được lợi thế cạnh tranh, họ sẽ phải tập trung vào việc phát triển và mở rộng thị trường quốc tế
Sự liên kết trong cơ cầu ngành, đặc biệt là mói liên kết giữa hoạt động thu mua
và xuất khâu, đóng một vai trò quan trọng Khi các doanh nghiệp kết hợp và tận dụng sự hỗ trợ từ các cơ quan và hiệp hội, cùng với việc kết nối với người sản xuất
và các nguồn cung ứng, quản lý và điều phối hoạt động trong chuỗi cung ứng, sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trên thị trường thế giới
~_ Nhà Nước
Nha nước có thể ảnh hưởng đến NLCT của ngành bằng cách can thiệp vào các yếu tố đầu vào thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính, thiết lập chính sách thị trường vốn, định hướng chính sách giáo dục, Đồng thời, nhà nước còn có thê thúc đây việc nâng cao sản xuất bằng cách áp dụng các quy định, chính sách khuyến khích sản xuất, và xác định các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường quốc tế, hỗ trợ
sản phẩm trong nước đạt khả năng cạnh tranh cao khi tham gia xuất khẩu
Bên cạnh đó, trong việc thúc đầy hoạt động xuất khẩu, nhà nước có khả năng
cung cấp hỗ trợ và thiết lập chính sách thuế, tổ chức các sự kiện thương mại như hội
chợ, cũng như tham gia vào các hiệp định thương mại khu vực Những biện pháp
này nhằm mở rộng thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khâu sản
phẩm quốc gia
- Cohdi
Khả năng tận dụng cơ hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác
định NLCT Toàn cầu của ngành Cơ hội có thể làm thay đôi cách thức cạnh tranh,
vô hiệu hóa các lợi thế cạnh tranh hiện có của doanh nghiệp hoặc tạo ra những lợi
Trang 28thế mới Cơ hội có thể bao gồm sự biến đổi trong nên kinh tế, tình hình chính trị của một quốc gia, sự ra đời và phát triển của công nghệ sản xuất mới, thay đồi trong tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu, biến động tỷ giá hối đoái, và xu hướng tiêu dùng thay đổi Vì vậy, các doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi cần thận và nắm bắt
kịp thời các cơ hội Sự linh hoạt và khả năng thích nghỉ nhanh với sự thay đổi là
cách để nâng cao NLCT của ngành và đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Nhờ mô hình kim cương, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về lý do tại sao một
quốc gia lại có lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp nhất định Ví dụ, Nhat Bản có lợi thế trong ngành công nghiệp ô tô nhờ vào hệ thống cung ứng phát triển, yêu cầu khắt khe từ người tiêu dùng và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công
ty ô tô nội địa
Mặc dù mô hình kim cương rất hữu ích, nó cũng gặp phải một số chỉ trích Một số học giả cho rằng mô hình quá tập trung vào yếu tố nội địa và không đánh giá đúng mức ảnh hưởng của yếu tố toàn cầu Mô hình Kim Cương của Porter cung cấp một khung sườn phân tích hữu ích đề hiểu về sức cạnh tranh của các quốc gia Mặc
dù có những hạn chế, nó vẫn là một công cụ đắc lực cho các nhà lập chính sách và
doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược
1.1.4 Lý thuyết cạnh tranh quốc gia mở rộng
H Changmoon, Alan M Rugman, va Alain Verbeke (1995) da phat triển Mô
hình Kim cương đôi tổng quát từ những nghiên cứu trước Mô hình này khắc phục được lỗ hồng lớn nhất của Porter trong mô hình kim cương đơn của ông: không kết
hợp được ý nghĩa thực sự của hoạt động đa quốc gia Mặc dù Porter thừa nhận sức
ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh quốc tế tuy nhiên ông từ chối kết hợp chúng
vào mô hình của mình bằng cách phân biệt phạm vi địa lý của cạnh tranh và vị trí địa lý của lợi thế cạnh tranh (Porter và Armstrong, Dialogue 1992)
Khung ban đầu của Porter đã được cải thiện đáng kể nhờ Mô hình kim cương
đôi tông quát Đầu tiên, mô hình mới xem xét khả năng ảnh hưởng khá đáng kể của các quốc gia và công ty khác đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một ngành nhất định, trong khi mô hình kim cương ban đầu của Porter chỉ tập trung vào
Trang 29tác động của các hoạt động truyền thống trong nước Thứ hai, mô hình so sánh hình thức và kích thước của những viên kim cương quốc gia và quốc tế cho thấy nhiều ý nghĩa chiến lược hấp dẫn
Noida ——auscré Toàn cầu
Điều kiện về yếu tố sản xuất
nh 1.2 Mô hình kim cương đôi tổng quát
Hình 1.2 cho thấy mô hình kim cương đôi tổng quát bao gồm hai viên kim
cương chính, viên kim cương bên trong tượng trưng cho Kim cương nội địa, tương
tự như viên kim cương của Michael Porter, bên ngoài là Viên kim cương quốc tế,
đại diện cho cả bốn thuộc tính trong bối cảnh quốc tế Hình thoi có các đường cham
đứt giữa hai viên kim cương nảy là một viên kim cương toàn diện thể hiện khả năng
cạnh tranh của quốc gia được xác định bởi cả chỉ số trong nước và quốc tế Sự khác
biệt giữa viên kim cương quốc tế và viên kim cương trong nước thể hiện hoạt động quốc tế hoặc đa quốc gia Các hoạt động đa quốc gia bao gồm cả đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) ra nước ngoài vả trong nước
Để vẽ được mô hình kim cương đôi tông quát cần phải xác định các tiêu chí đo lường chất lượng và số lượng của từng yếu tố quyết định trong cả kim cương quốc
Trang 30tố cơ bản trong mô hình kim cương, tác giả đã chọn tông cộng 36 đại diện thể hiện tốt nhất khả năng cạnh tranh của ngành ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế
Để đo lường 36 biến đại diện được lựa chọn nêu trong mục 2.2.3, dữ liệu được
sử dụng trong bài viết này là dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau trích dẫn nguồn tại phụ lục 02 Mỗi biến sẽ sử dụng dữ liệu mới nhất hiện có của các nước Một điểm đáng bình luận là bài viết nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh quốc tế của ngành MTĐ Việt Nam thông qua so sánh với các nước được chọn Do
đó, dữ liệu của tất cả các biến không cần thiết phải được thu thập trong 1 nam nhưng dữ liệu cho một biến phải được thu thập trong 1 năm đối với tất cả quốc gia
Để thấy được khả năng cạnh tranh của ngành mây tre đan Việt Nam trên thị trường quốc tế, khóa luận sẽ lựa chọn Trung Quốc và Indonesia, 2 quốc gia cũng có ngành mây tre đan phát triển và chiếm thị phần lớn trên thế giới để so sánh từ đó
đánh giá được năng lực cạnh tranh của Việt Nam
Trình tự phân tích dữ liệu như sau:
Thứ nhất, so sánh và phân tích 36 biến, điểm cơ sở “100” sẽ được trao cho
quốc gia có giá trị cho thấy lợi thế cạnh tranh cao hơn trong việc tính toán từng biến phụ, trong khi đó một tỷ lệ tương đối về mặt tỷ lệ phần trăm được trao cho quóc gia
kia
Thứ hai, tinh giá trị trung bình của 8 định thức (4 yếu tố cơ bản xét đến ở cả 2
góc độ nội địa và quốc tế) bằng cách cộng tham số của các biến đại diện rồi chia cho số các biến đại diện đó trong mỗi định thức
Thứ ba, rút ra mô hình kim cương trong nước và quốc tế cho từng quốc gia
dựa trên giá trị trong nước và giá trị quốc tế tương ứng Mặt khác, mô hình kim cương toàn diện được xây dựng bằng cách tính giá trị trung bình của các chỉ số trong nước và quốc tế đối với bồn yếu tố quyết định cơ bản
Trang 311.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành MTĐ của một số quốc
Nam
gia và bài học cho
Mây tre đan được coi là sản phẩm truyền thống mang màu sắc đặc trưng khu
vực châu Á Các sản phẩm mây tre đan không chỉ là những sản phẩm thủ công nghệ
thuật mà còn là một lĩnh vực kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam Để phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, việc tham khảo kinh nghiệm từ những nước đi tiên phong là vô cùng cần thiết
1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
-_ Đầu tư vào công nghệ và nghiên cứu:
Ngành mây tre đan có lịch sử phát triển lâu đời tại Trung Quốc và là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống hàng ngày của người dân noi day Dé nâng cao hiệu quả trong sản xuất mây tre đan, Trung Quốc đã đặt mục tiêu mạnh
mẽ vào việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phâm thông qua nghiên cứu và phát triển Theo thống kê của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc,
số lượng bằng sáng chế liên quan đến mây tre đan đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010-2020, chứng tỏ sự cam kết của họ trong việc cải thiện công nghệ sản xuất Trung Quốc đã phát triển hệ thống cung ứng liên kết từ việc trồng mây tre, thu hoạch, xử lý đến sản xuất và tiếp thị Chính sách hỗ trợ và quản lý thông minh đã giúp tạo ra một chuỗi cung ứng ôn định Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc
gia Trung Quốc, việc xây dựng các khu công nghiệp đặc thủ cho mây tre đan đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hợp nhất nguồn cung cấp và tối ưu hóa sản xuất
-_ Phát triển thị trường xuất khẩu:
Trung Quốc đã tạo dựng thương hiệu ngành mây tre đan trên thị trường quốc
tế nhờ hoạt động đây mạnh quảng cáo, tiếp cận thị trường toàn cầu thông qua các hội chợ và triển lãm quốc tế Trung Quốc tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả
nhằm xây dựng thương hiệu mây tre đan của họ Theo báo cáo từ "China Daily",
chiến dịch "Handmade Craftsmanship" đã giúp nâng cao nhận thức về thủ công mỹ nghệ nói chung và mây tre đan Trung Quốc nói riêng trên thị trường quốc tế
Trang 32Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng thúc đây, khuyến khích doanh nghiệp kết nối với những đối tác lớn, mở rộng mạng lưới phân phối ra nước ngoài,
tân dụng các Hiệp định thương mại để quảng bá sản phẩm sâu rộng hơn
- Tập trung vào giáo dục và đào tạo:
Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia đưa ngành mây tre đan vào chương trình đào tạo chính quy tại các trường Đại học và Cao đảng, như Khoa Chế tác Nghệ thuật dân gian và truyền thống của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Trung Quốc, hay trường Cao đăng Nghệ Thuật Bắc Kinh, tập trung vào đảo tạo sử dụng công cụ, kỹ thuật đan và thiết kế các sản phẩm sáng tạo từ mây tre Điều này cho thấy tầm quan trọng cũng như giá trị của ngành mà Chính phủ Trung Quốc đã
đặc biệt quan tâm đến
Ngoài các trường đại học, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã tổ chức các khóa
học ngắn hạn về mây tre đan, tập trung vào việc truyền đạt kỹ thuật đan cơ bản và
áp dụng chúng vào sản xuất Không chỉ dừng lại ở đảo tạo trong nước, năm 2022,
với vai trò là nước chủ nhà của Mạng lưới Mây tre đan quốc tế (INBAR -
Intemational Network for Bamboo and Rattan), Trung Quốc tổ chức các hội thảo
đào tạo về phát triên mây tre bền vững tại Guyana và các khu vực nhằm quảng bá
và mang lại giá trị lao động cho quốc gia khu vực Nam Mỹ này
1.2.2 Kinh nghiệm của Indonesia
- Bao vệ môi trường và nguồn nguyên liệu:
Indonesia đã thiết lập các khu bảo tồn và quy định rõ ràng về việc khai thác và
sử dụng nguồn nguyên liệu Theo "Ministry of Environment and Forestry" Indonesia, việc áp dụng kỹ thuật trồng cây bền vững đã giúp giảm tác động tiêu hao đất đai và đảm bảo sự thịnh vượng của ngành Để minh chứng cho hiệu quả phát
triển bền vững của ngành mây tre đan, một số doanh nghiệp lớn tại Indonesia như
PT Ratania Khatulistiwa va PT Cirebon EKALOKASARI PLAZA đã nhận chứng nhận của Hội đồng quản lý rừng FSC (Forest Stewardship Council) chimg t6 cam
kết của họ đối với việc sử dụng nguyên liệu bền vững
Trang 33Bên cạnh đó, Indonesia cũng tập trung vào việc tái canh và bảo vệ các khu
rừng tre nguyên sinh; phối kết hợp với các tô chức lớn như WWF (Tổ chức Quốc tế
về Bảo tồn thiên nhiên) trong nhiều dự án nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về
việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nguyên liệu mây và tre
- _ Khuyến khích hợp tác giữa chính phủ và doanh nghỉ
Chính sách thuế của Chính phủ Indonesia cung cấp các ưu đãi thuế và tài chính cho doanh nghiệp ngành mây tre đan với mục tiêu khuyến khích xuất khâu, đồng thời giảm thuế nhập khâu đối với các loại nguyên vật liệu, máy móc liên quan đến sản xuất mây tre đan
Hiệp hội Mây tre đan Indonesia thường xuyên tham gia các buôi triển lãm
quốc tế như IMM Cologne (Đức) (Hội chợ quốc tế về thiết kế và trang trí nội thất)
hay Milan Design Week (Tuần lễ thiết
quốc tế dé tìm kiếm thị trường và đối tác tiềm năng
nội thất Milan) hợp tác với các tổ chức
- _ Phát triển thương hiệu và độc quyền sản phẩm:
Indonesia đã kết hợp sản xuất mây tre đan với các yếu tố văn hóa và truyền
thống địa phương, tạo ra những sản phẩm mang giá trị văn hóa đặc biệt Như báo
cáo từ ƯNESCO, những mẫu mây tre đan truyền thống của người dân vùng Bali đã
được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Bên cạnh đó, Chính phủ
Indonesia đã tiếp tục củng có quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua cơ
quan Bảo hộ Sở hữu trí tuệ Indonesia, các doanh nghiệp được khuyến khích đăng
ký thiết kế và nhãn hiệu của mình đề bảo vệ thương hiệu trước sự sao chép và giả
mạo,
1.2.3 Bài học cho Việt Nam
- Nang cao chất lượng và đổi mới sản phẩm:
Trung Quốc là quốc gia áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại trong các lĩnh
vực sản xuất Có thê thấy, Việt Nam nên học hỏi để tập trung vào việc nâng cao
chất lượng sản phẩm thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới Việc này có
thể giúp Việt Nam đạt được năng suất cao hơn trong sản xuất, giảm tải được các
Trang 34công đoạn thủ công Bên cạnh đó, nghiên cứu phối kết hợp mây tre đan vào hoạt
động sáng tạo thời trang và nội thát, tích cực đổi mới mẫu mã, tìm kiếm sự độc đáo
và nâng cao tính nhận diện cho các sản phẩm đậm đà bản sắc Việt sẽ giúp thương
hiệu mây tre đan Việt Nam đạt được nhiều ấn tượng và giá trị nhận diện hơn trên thị trường quốc tế
- Mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu:
Mỹ hay EU là các khu vực có sức tiêu thụ mạnh mẽ đối với các sản phẩm thân
thiện môi trường, đặc biệt là mây tre đan Việt Nam đã và đang có nhiều lợi thế
trong việc xuất khâu nhiều loại mặt hàng đến các quốc gia và khu vực này Không
những thế, các Hiệp định tự do mới được ký kết cũng là một điểm lợi thế dành cho
Việt Nam đề đưa các sản phẩm mây tre đan xuất khâu Để tạo ra nhiều giá trị cho
ngành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học tập Trung Quốc hay Indonesia trong
việc đầu tư mạnh mẽ hơn vào triển lãm quốc tế, xây dựng và đây mạnh nhận diện thương hiệu đề quảng bá nhiều hơn các sản phâm của doanh nghiệp mình đến với thị trường quốc tế
- Tập trung vào bảo vệ môi trường và bền vững:
Đối với các sản phẩm thiên nhiên như mây tre đan, Việt Nam cũng như các
quốc gia trong khu vực cần chú trọng đến quy định nghiêm ngặt việc khai thác và
sử dụng nguồn nguyên liệu Các quy định cần được đề xuất và phô biến đến các địa phương canh tác mây tre nhằm khuyến khích tái canh cũng như phát triển các giống cây mới Với mục đích xây dựng mây tre đan như một ngành xuất khẩu bền vững,
'Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm đi trước của Indonesia, sửa đổi, cải tiến và
áp dụng phô cập rộng rãi trên các địa bản trong nước
- Hợp tác và học hỏi từ các nước tiên tiến:
Trung Quốc và Indonesia là hai quốc gia xuất khâu mây tre đan lớn nhất trên thế giới và là những đối thủ cạnh tranh với Việt Nam Trung Quốc có lợi thế về quy
mô sản xuất, hệ thống sản xuất hiện đại, cơ sở hạ tầng phát triển cùng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế mạnh mẽ; trong khi Indonesia được biết đến với nguồn
Trang 35nguyên liệu mây tre đan tự nhiên và dày dạn kinh nghiệm, Việt Nam có thể liên kết,
tìm kiếm các cơ hội hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào sản xuất
Ngành mây tre đan của Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển trong tương lai Tuy nhiên, việc áp dụng có chọn lọc, linh hoạt các kinh nghiệm từ Trung Quốc
và Indonesia và điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam sẽ là chìa
khóa quan trọng giúp ngành này vươn xa hơn trên trường quốc tế
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGANH MAY
TRE ĐAN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TRONG BÓI CẢNH THỰC
THỊ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA
2.1 Tổng quan vé tl
trường mây tre đan giai đoạn 2013 - 2022
2.1.1 Thị trường xuất nhập khẩu mây tre đan thế giới và EU
Theo thống kê của Trade Map, có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thô tham gia vào thị trường mây tre đan thế giới Giai đoạn 2013-2022, giá trị nhập khâu mây tre
đan thế giới tương đối ổn định với kim ngạch bình quân 2,1 tỷ USD Năm 2021-
2022, giá trị nhập khẩu có sự tăng mạnh lên 2,83 tỷ USD năm 2021 và đạt đỉnh 2,9
tỷ USD vào năm 2020 Tốc độ tăng trưởng ghi nhận cao nhất trong lịch sử, đạt
38,26% năm 2021 Đại dịch Covid-19 không làm cho thị trường nhập khẩu mây tre đan giảm nhiệt mà ngược lại còn tăng trưởng mạnh mẽ, nguyên nhân đến từ việc
người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn và nhu cầu trang trí nhà cửa tăng mạnh
ms Gis te xu hấu Giá tị nhập khẩu
“— Tóc a9 tang trường XK (%) — Tóc độ tăng trưởng NK (%6)
j xuất nhập khẩu
tre đan và tốc độ tăng trưởng hàng năm
của thế giới giai đoạn 2013-2022
(Nguén: Trade map) Cùng với xu hướng nhập khâu của thị trường mây tre đan thế giới, thị trường xuất khâu mây tre đan thế giới cũng có giá trị xuất khâu khá ồn định trong giai đoạn
Trang 372013-2022, kim ngạch xuất khâu trung bình đạt 2,7 tỷ USD Năm 2021 ghi nhận kết quả tăng trưởng vượt bậc lên tới 32,71%, giá trị xuất khâu đạt 3,7 tỷ USD, phi hop
với xu hướng nhu cầu tiêu dùng của thế giới
0.04% 257%
302
367
* Châu ÂU + Châu Mỹ * Châu Á + Trung Quốc + Việt Nam
+ Châu Úc _ + Châu Phi + Indonesia = Các nước còn lại
Hình 2.2 Tỷ trọng các khu vực xuất khẩu mặt hàng mây tre đan năm 2022 theo
châu lục và theo quốc gia xuất khẩu chính
(Nguén: Trade map)
Từ hình 2.2 có thể thấy châu Á là khu vực xuất khâu chính mặt hàng MTĐ, 3 quốc gia xuất khâu hàng đầu cũng đến từ Châu Á Năm 2022, tỷ trọng xuất khâu MTĐ của châu Á đạt 78,46%, dẫn đầu là Trung Quốc với hơn 50% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, theo sau là Việt Nam và Indonesia với lần lượt 13,43% và 3,67% Dễ dàng lý giải cho thực trạng này vì châu Á có khí hậu phù hợp với phát triển nguồn
nguyên vật liệu mây, tre, nứa,
Thị trường châu Âu và châu Mỹ cũng tham gia vào hoạt động xuất khâu MTĐ
với tỷ trọng tương ứng là 15,92% và 3,02% vào năm 2022 Các công ty tại 2 thị
trường này nhập khâu nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian từ châu Á, chế biến chúng và sau đó xuất khâu sang các nước khác dưới dạng thành phẩm có giá trị gia tăng cao Tuy nhiên chủ yếu các quốc gia thuộc hai thị trường này xuất khâu theo
hình thức mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận chênh lệch Bên cạnh đó, do hai thị
trường này không chủ động được nguồn nguyên liệu mà phải nhập khâu chủ yếu từ thị trường châu Á nên quy mô sản xuất còn nhỏ và sản lượng không quá cao
Trang 38chạm mốc 66% vào năm 2021 so với 2020 Cùng với thị trường châu Âu và Mỹ,
đây là ba thị trường tăng trưởng theo xu hướng thể giới Ngược lại, các thị trường
Châu Phi, châu Uc, Châu A giá trị nhập khẩu mây tre đan không có nhiều biến
động, kể cả vào năm 2021-2022 Thậm chí, 2022 còn ghi nhận sự sụt giảm giá trị nhập khẩu MTĐ của thị trường châu Á, giảm 67 triệu USD so với năm 2021, đi
ngược với xu hướng của thế giới Nguyên nhân của việc này có thể đến từ việc thắt
chặt chỉ tiêu của người tiêu dùng châu Á sau 2 năm đại dịch
Nhìn vào hình 2.3 có thê thấy, châu Âu vẫn là thị trường tiêu thụ hàng đầu mặt
hàng mây tre đan với tỷ trọng đạt gần 50% thị trường Mỹ cũng là thị trường quan
trọng với các quốc gia xuất khâu MTĐ, vì đây là quốc gia có giá trị nhập khâu
MT lớn nhất thế giới Châu A xếp thứ 3 về giá trị nhập khâu MTĐ có thể giải
thích được do đây là cái nôi của ngành MTĐ, nền văn hóa giữa các nước trong khu
vực có nhiều nét tương đồng với nhau
Trang 39Trung Quốc MViệtNam mindonesia _= Các nước còn lại
Hình 2.4 Giá trị nhập khẩu mây tre đan của EU từ các thị trường chính
(Nguén: Trade map)
EU là thị trường tiêu thụ sản phẩm mây tre đan nhiều nhất thế giới, do vậy
việc dành được thị phần trên thị trường EU rất quan trọng với các nước xuất khâu MTĐ hàng đầu như Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia Trên thị trường EU,
Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế với thị phần lớn nhất, giá trị nhập khâu từ Trung
Quốc đạt 0,528 tỷ USD trên téng 1,15 ty USD EU nhập khẩu ngành hàng MTĐ
Sản phẩm của Việt Nam có thị phần đứng thứ 2 trên thị trường EU, sau Trung Quốc
với 0,186 tỷ USD giá trị nhập khẩu năm 2022 Giá trị nhập khẩu từ Việt Nam tăng
đều qua các năm và tăng gần gấp 3 lần trong vòng 10 năm từ 2013-2022, đây cũng
là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 quốc gia EU nhập khâu chính, chứng minh mặt
hàng MTĐ Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường EU
Nhìn chung, thị trường xuất nhập khâu MTĐ thế giới và EU không có nhiều biến động trong 10 năm qua, các thị trường và khu vực xuất nhập khâu chính không
có nhiều thay đồi
2.1.2 Thực trạng xuất nhập khẩu ngành mây tre đan Việt Nam trên thị trường thé gi
Kim ngạch xuất khâu mây tre đan Việt Nam tăng đều qua các năm giai đoạn
2013-2020, đạt 302 triệu USD năm 2020 Theo xu thế tiêu dùng của thế giới,
Trang 40kim ngạch xuất khâu MTĐ của Việt Nam năm 2021-2022 cũng tăng trưởng mạnh
mẽ, chạm mốc 466 triệu USD vào năm 2022 Đây là tín hiệu tốt khi sản phẩm của
'Việt Nam ngày càng có vị thế trên trường thế giới
50000 466.77
44102 450.00
400.00
23134 250.00
(Nguén: Trade map)
So sánh kim ngạch nhập khâu MTĐ của Việt Nam với kim ngạch xuất khâu
thì tỷ trọng có chênh lệch lớn Việt Nam nhập khẩu rất ít mặt hàng MTP, tuy nhiên
những năm gần đây giá trị nhập khẩu đã tăng từ 1,84 triệu USD năm 2013 lên 42,13
triệu USD năm 2022 Chủ yếu Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất
Điều này cho thấy vùng nguyên liệu của Việt Nam đang ngày càng ít đi và phần nào phụ thuộc vào thị trường nước ngoài Trong kim ngạch nhập khẩu, Trung Quốc chiếm 93-95% giá trị nhập khâu của Việt Nam Trung Quốc vừa là đối thủ vừa là nhà xuất khâu lớn của Việt Nam, nếu không sớm tìm ra giải pháp phát triển vùng
nguyên liệu, tương lai ngành MTĐ Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào Trung Quốc
Ngoài Trung Quốc thì hiện nay Việt Nam cũng đang nhập khẩu mây nứa từ
Indonesia tuy nhiên tỷ trọng không quá cao.