1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Khắc Phục Hậu Quả Bom Mìn, Vật Nổ Ở Tỉnh Quảng Trị Từ Năm 1975 Đến Năm 2015
Tác giả Nguyễn Văn Nam
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Bính, TS. Phạm Thị Tuyết
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 285 KB

Nội dung

Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

Trang 1

NGUYỄN VĂN NAM

QUÁ TRÌNH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Nguyễn Duy Bính 2 TS Phạm Thị Tuyết

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng

Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS Trần Quốc Tuấn

Trường Đại học Quy Nhơn

Phản biện 3: PGS.TS Đàm Thị Uyên

Đại học Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường

họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trang 3

hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 4

1 Nguyễn Văn Nam, “Việt Nam hợp tác với các tổ chức quốc tế khắc phục hậu quả

chiến tranh Việt Nam (qua nghiên cứu trường hợp rà phá bom mìn ở tỉnh Quảng

Trị), Hội thảo Khoa học quốc gia “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

(1954-1975) trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử”, tháng 4/2015, tr12-22.

2 Nguyễn Văn Nam, “Hậu quả bom mìn của Mĩ sau chiến tranh Việt Nam qua

nghiên cứu địa bàn tỉnh Quảng Trị (1975-2010)”, Hội thảo Khoa học quốc

tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới

chương trình, sách giáo khoa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2017, tr.

717 - 725.

3 Nguyễn Văn Nam, “Quá trình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước

ngoài ở Việt Nam (1975-2015)”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2,

số 54/2018, ISSN 1859-2325, tr.61-71.

4 Nguyễn Văn Nam, “Thực trạng và hậu quả của việc Mĩ sử dụng bom mìn trong

chiến tranh Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (1965-1973)”, Tạp chí Khoa học,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3/2021, ISSN 2354-1067, tr.127-135.

5 Nguyễn Văn Nam, “Hậu quả của việc Mĩ sử dụng bom mìn trong chiến tranh

xâm lược Việt Nam (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 357/2021,

Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam-Bộ Quốc phòng, ISSN 2588-1310, tr.73-76.

6 Nguyễn Văn Nam, “Hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị (1975-2015)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5-2024(402),

ISSN2815-6382, tr.100-106.

7 Nguyễn Văn Nam, “Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khắc

phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị (1996-2015)”, Tạp chí Giáo

dục và Xã hội, số 158(219), tháng 5/2024, ISSN 1859-3917, tr.106-110.

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Các cuộc chiến tranh xâm lược trong lịch sử thế giới hiện đại kết thúc đều để lạinhững hậu quả nặng nề, nhiều mặt và tác động lâu dài đến các bên tham chiến Hậu quảchiến tranh nặng nề nhất là ở các chiến trường các quốc gia bị xâm lược - nơi diễn ra cácchiến dịch, các cuộc giao tranh quyết liệt giữa lực lượng vũ trang của các bên trong cuộcchiến Sau khi chiến tranh kết thúc, để xây dựng và phát triển đất nước, các quốc gia đềuphải huy động nhiều nguồn lực, tiến hành nhiều biện pháp và phải mất rất nhiều thời gian

để khắc phục những hậu quả chiến tranh để lại

Việt Nam là quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh và hứng chịu nhiều hệ quảtrầm trọng do chiến tranh gây ra Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đãgiải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ,cứu nước kéo dài 21 năm Non sông thống nhất, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi đểxây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên, do hậu quả của các cuộc chiến tranh để lại đãtác động to lớn, là trở lực phát triển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoạigiao của Việt Nam Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của các cuộc chiến tranh

để lại là ảnh hưởng nặng nề của bom mìn, vật nổ đến quá trình xây dựng đất nước sauchiến tranh Vì vậy, để phát triển đất nước, Việt Nam phải đồng thời tiến hành xây dựngđất nước đi đôi với khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có khắc phục hậu quả bommìn, vật nổ còn sót sau chiến tranh

Trong số các địa phương, Quảng Trị là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhấtcủa bom mìn, vật nổ còn sót sau chiến tranh ở Việt Nam Trong thời gian từ năm 1975 đến năm

2015, bom mìn, vật nổ còn sót đã trực tiếp hoặc gián tiếp để lại nhiều đau thương, mất mát vàtác động tiêu cực nhiều mặt đến đời sống, sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của địaphương Vì vậy, khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ là nhu cầu hết sức cần thiết của chínhquyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị Trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị được sự giúp đỡ củacác tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã khắc phục được nhiều hậu quả bom mìn, giảmthiểu những tác động tiêu cực, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, hướng đến mục tiêu

“tỉnh an toàn” không còn nguy hiểm của bom mìn đối với người dân và sự phát triển kinh tế-xãhội Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị đạt nhiều thành tựu, làđiểm sáng của cả nước và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu

Như vậy, nghiên cứu quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị có ýnghĩa khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc và mang tính nhân văn Nghiên cứu đề tài góp phầnlàm sáng tỏ hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và sự hỗtrợ của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ ở Việt Nam nói chung

và tỉnh Quảng Trị nói riêng Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tổng kết, hệ thống hóa các

số liệu quan trọng, đúc rút các kinh nghiệm của địa phương trong quá trình triển khai các giảipháp để khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp tiếng nóiquan trọng trong thức tỉnh lương tri nhân loại nhận diện hệ quả của chiến tranh, nâng cao tráchnhiệm, thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng quốc tế để chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh.Bên cạch đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ ích trong biên soạnlịch sử Việt Nam hiện đại ở các trường đại học, cao đẳng và trường phổ thông, nhất là biên soạntài liệu giáo dục lịch sử địa phương ở tỉnh Quảng Trị

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Quá trình khắc phục hậu

quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015” làm đề tài luận án.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 6

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ởtỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình KPHQBMVN trênđịa bàn tỉnh Quảng Trị

Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình KPHQBMVN ở tỉnh Quảng Trị

từ năm 1975 đến năm 2015 Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước kết thúcnhưng tỉnh Quảng Trị vẫn phải tiếp tục KPHQBMVN sau chiến tranh Từ năm 1975 đếnnăm 2015, thực trạng bom mìn, vật nổ đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng,sức khỏe nhân dân và các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị Trong 40năm, công tác KPHQBMVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến và thành tựu

40 năm cũng là khoảng thời gian đủ dài cần thiết để nhận diện, đánh giá quá trìnhKPHQBMVN ở tỉnh Quảng Trị

Trên cơ sở nghiên cứu tổng thể quá trình KPHQBMVN sau chiến tranh trên địa bàntỉnh Quảng Trị, tác giả chọn mốc năm 1996 làm mốc phân chia hai giai đoạn bởi vì: từ năm

1996, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị (lúc đó là Phòng Đối ngoại) được Ủy ban nhân dân

(UBND) tỉnh giao nhiệm vụ làm đầu mối, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh

và các cơ quan liên quan điều phối các chương trình hoạt động bom mìn nhân đạo quốc tế

trong tỉnh Năm 1996 cũng là năm đầu tiên có tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài

hoạt động trên lĩnh vực KPHQBMVN hợp tác với chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trịtriển khai các hoạt động KPHQBMVN sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Năm 1996 đã mởđầu cho quá trình tỉnh Quảng Trị hợp tác quốc tế KPHQBMVN sau chiến tranh

Về nội dung: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu KPHQBMVN trong chiến tranhViệt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

Bom, mìn và vật nổ ở tỉnh Quảng Trị có hàng trăm loại khác nhau như bom, mìn,thủy lôi, lựu đạn, đạn cối, đạn pháo, rocket, đầu nổ… Thuật ngữ “bom mìn, vật nổ” trongluận án dùng để chỉ chung tất cả các loại bom, mìn, đạn dược, vật nổ của nhiều bên thamchiến được sử dụng trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vẫn chưa phát nổ, còntồn lưu trong môi trường đất và nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Trong đó, hậu quả bommìn, vật nổ chủ yếu là bom mìn, vật nổ của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn ác liệtnhất từ năm 1965 đến năm 1975

Với khả năng và nguồn tài liệu có được, luận án tập trung vào một số vấn đề sau:

Về thực trạng bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phần lớn

là bom mìn, vật nổ của Mĩ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trong giaiđoạn 1965-1975

Về hậu quả bom mìn, vật nổ luận án tập trung nghiên cứu hậu quả về xã hội, kinh tế

và hậu quả về môi trường từ năm 1975 đến năm 2015

Về quá trình quá trình KPHQBMVN, luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động ràphá bom mìn, nâng cao năng lực quản lý KPHQBMVN, giáo dục truyền thông, hỗ trợ ngườidân Luận án chỉ nghiên cứu các chủ thể tham gia vào quá trình quá trình KPHQBMVN sauđây: Các tổ chức của chính quyền và BCHQS tỉnh Quảng Trị, Chính phủ một số nước vàcác NGO đang hoạt động trên lĩnh vực KPHQBMVN tại địa bàn tỉnh Quảng Trị

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của quá trình khắc phục hậu quả bom mìn,vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015, góp phần làm rõ hơn chủ trương, biện

Trang 7

pháp đúng đắn của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền Quảng Trị tiến hành các hoạt độngkhắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội sauchiến tranh Tỉnh Quảng Trị cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật

nổ trên địa bàn, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế, xã hội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:

- Thứ nhất, luận án làm rõ tầm quan trọng của công tác KPHQBMVN trên địa bàntỉnh Quảng Trị

-Thứ hai, luận án làm rõ các nhân tố tác động đến quá trình và kết quả của công tácKPHQBMVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

-Thứ ba, luận án làm rõ thực trạng KPHQBMVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

-Thứ tư, luận án rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế của công tácKPHQBMVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và bài học kinh nghiệm cho các địa phương kháctham khảo, vận dụng

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Tài liệu lưu trữ: Các báo cáo, tài liệu của Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh của đếquốc Mĩ ở Việt Nam, Ban Điều tra tội ác chiến tranh xâm lược, Ủy ban Kế hoạch Nhà nướclưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III Các báo cáo của Bộ Quốc phòng, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Ngoại

vụ, BCHQS, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam, bảo trợ ngườikhuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em, QTMAC tỉnh Quảng Trị

Tài liệu tham khảo: Các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên các tạp chínhư: tạp chí Lịch sử Quân sự, tạp chí Lao động và Xã hội, tạp chí Quốc phòng toàn dân, tạpchí Tâm lý học Các bài báo trên các website đã được công bố có liên quan đến luận án.Luận án cũng tham khảo các sách, luận án, các công trình chuyên khảo có liên quan đến

đề tài nghiên cứu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Quân đội, Thư viện tỉnh QuảngTrị, Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Bộ Lao động - thương binh và Xã hội

Bên cạnh đó, các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Côngbinh Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, Trung tâm trưng bày KPHQBMVN tỉnh Quảng Trị lànhững bằng chứng khẳng định rõ hơn tính chân thực của những thông tin tác giả đã thu thập

Đề tài của luận án cũng sử dụng tư liệu điền dã, điều tra xã hội học: phỏng vấn các cán

bộ chính quyền, các cá nhân trong các NGO đang hoạt động trên lĩnh vực khắc phục hậuquả bom mìn, vật nổ, các nạn nhân bị thương tích do bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị Đây

là nguồn tư liệu quan trọng góp phần bổ sung tư liệu và xác minh rõ hơn về quá trình khắcphục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận án đã vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch

sử để nghiên cứu vấn đề quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trịtrong mối liên hệ với quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Trị sau chiến tranh Dùchiến tranh đã kết thúc nhưng bom mìn, vật nổ còn sót vẫn ảnh hưởng lâu dài trên nhiều lĩnhvực, tác động nặng nề đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tỉnh Quảng Trị

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử vàphương pháp logic là phương pháp nghiên cứu chủ đạo Trong đó, phương pháp lịch sửđược sử dụng trong việc thu thập, khảo cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để tái hiện quátrình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị qua hai giai đoạn từ năm 1975

Trang 8

đến năm 1995 và giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2015 để thấy được sự chuyển biến trongquá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh qua các giai đoạn Phươngpháp logic được sử dụng để rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế và bài học kinhnghiệm trong quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở tỉnh QuảngTrị Luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, phỏng vấn những cá nhân cóliên quan về chỉ đạo hoạt động KPHQBMVN tại tỉnh Quảng Trị, thu thập thông tin, số liệu đểtìm hiểu về quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị

Ngoài ra, người viết cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như: tổng hợp,phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, điền dã để rút ra một số nhận xét về quá trìnhKPHQBMVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

5 Đóng góp của đề tài

Thứ nhất: Luận án tổng hợp các nguồn tư liệu liên quan về hậu quả và quá trình

KPHQBMVN ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

Thứ hai: Luận án làm rõ thực trạng, hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở tỉnh

Quảng Trị trên nhiều khía cạnh khác nhau

Thứ ba: Luận án trình bày và làm rõ sự chuyển biến của quá trình KPHQBMVN qua

hai giai đoạn 1975-1995 và 1996-2015 Qua đó, luận án làm rõ những thành tựu, hạn chế vàbài học kinh nghiệm trong quá trình KPHQBMVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 1975đến năm 2015

Thứ tư: Luận án góp phần giáo dục cho mọi người nhận thức đầy đủ về hậu quả của

bom mìn, vật nổ và có ý thức trách nhiệm trong việc khắc phục các hậu quả chiến tranh nóichung, bom mìn, vật nổ nói riêng

Thứ năm: Luận án cung cấp những cơ sở thực tiễn cho các cấp chính quyền tỉnh

Quảng Trị và các địa phương khác tham khảo để có chủ trương, chính sách, biên pháp đẩymạnh quá trình KPHQBMVN, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội Đồng thời,luận án bổ sung, cập nhật những tư liệu mới phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạylịch sử địa phương

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận ángồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan vấn đề

Chương 2: Khái quát về tỉnh Quảng Trị và thực trạng, hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnhQuảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

Chương 3: Quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm

1.1 Các công trình nghiên cứu về thực trạng bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị

Các công trình nghiên cứu đề cập đến số lượng, chủng loại và địa bàn phân bố bommìn, vật nổ thông qua diễn biến các chiến dịch, các trận đánh trong cuộc kháng chiến chống

Mĩ, cứu nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Cuốn sách “Vĩnh Linh kiên cường, bất khuất chiến thắng vẻ vang” do Trần Đồng viết được xuất bản năm 1974 Cuốn hồi ký xuất bản tại Mĩ vào năm 1991 “The Vietnam Wars 1945

Trang 9

– 1990” (Chiến tranh Việt Nam 1945-1990) của tác giả Marilyn B.Young Cuốn sách “Một số trận đánh lớn trên chiến trường Quảng Trị năm 1972” do Bộ Tư lệnh Quân đoàn I chỉ đạo biên

soạn và xuất bản năm 1992 Bùi Công Ái và Trần Tiến Hoạt với cuốn sách “Quảng Trị 1972”

xuất bản năm 1992 Cuốn sách “Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

(1954 – 1975)” của Viện lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn, xuất bản năm 2001 Công trình

“Một số trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Trị (1945-1975)” gồm 2 tập do BCHQS tỉnh Quảng Trị chỉ đạo biên soạn và xuất bản năm 2005 Cuốn sách “Huyền

thoại cầu Hiền Lương” do Lưu Vinh chủ biên xuất bản năm 2008.

Nhóm các tác giả Nguyễn Thế Thanh, Đông Phong, Hoài Linh với công trình “Hồ sơ

chiến tranh – 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị” xuất bản năm 2011 Nhà xuất bản Lao

động đã tổ chức biên soạn và cho xuất bản năm 2011 cuốn sách “Hồ sơ vĩ tuyến 17

(1954-1975)” Cuốn sách “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Trị” do Thường vụ

Đảng ủy, BCHQS tỉnh Quảng Trị chỉ đạo biên soạn xuất bản năm 2012 Luận án Tiến sĩ Lịch

sử “Hoạt động của bộ đội Hóa học trong các chiến dịch ở Trị -Thiên (1968-1973)” của Nguyễn Thành Hữu bảo vệ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam năm 2011 Cuốn sách “Quảng

Trị những ngày rực lửa” của Đặng Việt Thủy và Giang Tuyết Minh được biên soạn xuất bản

năm 2012 Cuốn sách “40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ

(1972-2012)” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị, Bộ Quốc

phòng xuất bản năm 2012 Tác phẩm “Huyền thoại Thành cổ Quảng Trị (81 ngày đêm mùa hè

đỏ lửa-1972)” do Tạp chí Trí thức và Phát triển phối hợp cùng Trung tâm truyền thông vì môi

trường phát triển, Công ty Văn hóa trí tuệ Việt biên soạn hoàn thành năm 2013

Công trình “Thành cổ Quảng Trị địa danh máu và hoa” do nhiều tác giả biên soạn xuất bản năm 2015 Công trình “Một thời hoa lửa, một thế hệ làm nên huyền thoại” của nhiều tác giả viết xuất bản năm 2016 Cuốn sách “Đảo Cồn Cỏ anh hùng” của Nguyễn Hằng Thanh xuất bản năm 2016 Công trình chuyên khảo “Mặt trận đường 9 – Bắc Quảng

Trị chống phá chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ (1966-1968)” của Trần

Tiến Hoạt xuất bản năm 2017 Công trình “Mặt trận đường 9 – Khe Sanh (Xuân hè 1968)”

của Trần Hữu Huy xuất bản năm 2018 Cuốn sách “Đảo thép Cồn Cỏ” của Nguyễn Hương

Mai xuất bản năm 2019

Các công trình nghiên cứu với số lượng khá nhiều đã giới thiệu được ví trí địa lý, điều kiện

tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú của tỉnh Quảng Trị Các nghiên cứu đã trình bày đượchoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả các trận đánh lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

1.2 Các công trình nghiên cứu về hậu quả bom mìn, vật nổ và quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở Việt Nam (1975-2015)

Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân đã cho xuất bản công trình “Khắc phục bom mìn

chưa nổ sau chiến tranh” năm 1975 Năm 1993, báo cáo do Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh

Mĩ (Vietnam Veterans Memorial Fund - VVMF) thực hiện với tên gọi “Socio - Economic Report on the Impact of Landmines (Báo cáo kinh tế - xã hội về tác động của bom mìn)”.

Công trình của Jim Monan “Mìn và sự chậm phát triển” xuất bản năm 1997 Năm 2005,

Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (Technology Centre for Bomb and Mine Disposal BOMICEN) đã biên soạn cuốn sách “Cuộc chiến đấu với bom mìn Mĩ dũng cảm và trí tuệ”

-nhân dịp tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bộ đội Công binh (1946-2006) Năm 2006,

Bộ Tư lệnh Công binh cho biên soạn cuốn sách “Lịch sử Công binh Việt Nam

(1945-2005)” Trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 198 năm 2008, tác giả Huỳnh Văn Trình có bài

viết “Liên hợp quân sự tháo gỡ mìn ở miền Bắc”

Bài viết của tác giả Bùi Hồng Lĩnh “Tăng cường hoạt động rà phá bom mìn vật nổ tồn lưu

Trang 10

sau chiến tranh” đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số 351+352 năm 2009 Luận án của tác giả Nguyễn Trọng Cảnh “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh

vực dò tìm xử lý bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh ở Việt Nam” bảo vệ năm 2010 tại trường

Đại học Kinh tế Quốc dân Cuốn sách “Quân đội với vấn đề giải quyết hậu quả sau chiến tranh”

của Nguyễn Huy Hiệu xuất bản năm 2010 Năm 2011, hai tác giả Edward Miguel và GérardRoland của khoa Kinh tế thuộc Đại học California, Hoa Kỳ có bài viết “The long-run impact of

bombing Vietnam” (Tác động lâu dài của bom mìn ở Việt Nam) đăng trên Tạp chí Journal of

Deverlopment Economics, số 96 năm 2011 từ trang 1 đến 15 Trong năm 2015, VNASMA đã

biên soạn cuốn sách “Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam”.

Các bài viết đăng trong Hội thảo khoa học quốc tế 40 năm thống nhất đất nước với công

cuộc đổi mới, phát triển hội nhập quốc tế (30/4/1975-30/4/2015) vào tháng 4 năm 2015 do Viện

Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì như: Tác giả Nguyễn Duy Bính với bài viết “Việt

Nam - Hoa Kỳ hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam” đã giới thiệu quá trình hợp tác

Việt Nam - Hoa Kỳ (1975-1994) Vũ Quang Hiển với bài viết “Hậu quả của cuộc chiến tranh

Việt Nam (1954-1975), Mấy vấn đề bàn luận” Nguyễn Hữu Nguyên với bài viết “Việt Nam 40 năm xây dựng đất nước và khắc phục di chứng chiến tranh (1975-2015)”.

Cuốn sách “Khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam - Sự bình yên của cuộc sống”

do Bộ Lao động thương binh và xã hội biên soạn được xuất bản năm 2016 Năm 2016,

VNASMA đã hoàn thành biên soạn cuốn sách “Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau

chiến tranh vì cuộc sống bình yên và phát triển” Cuốn sách “Hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh ở Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh (chủ biên), Phạm Thị Hồng

Hà, Dương Quốc Đông do Nhà xuất bản Công an Nhân dân phát hành năm 2018

Vấn đề hậu quả bom mìn, vật nổ và KPHQBMVN sau chiến tranh ở Việt Nam đãđược nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm liên tục từ sau khi đất nước thống nhấtnăm 1975 Dù đề cập trực tiếp hay gián tiếp vấn đề, những công trình nghiên cứu đó đã lấpdần khoảng trống nghiên cứu về quá trình KPHQBMVN sau chiến tranh ở Việt Nam

1.3 Các công trình nghiên cứu về hậu quả bom mìn, vật nổ và quá trình khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị (1975-2015)

Trong cuốn “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị năm 1997 Cuốn sách “The Impact of Landmines on

children in Quang Tri Province, Central Vietnam (Tác động của bom mìn đối với trẻ em ở tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam)” của Jim Monan công bố năm 1996 Cuốn sách

“Quảng Trị trước thềm thế kỉ XXI con số và sự kiện” do Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị biên

soạn và xuất bản năm 2001.Tổ chức Nhóm Cố vấn bom mìn của Anh (Mine Advisory Group

- MAG) giúp chính phủ Việt Nam rà phá bom mìn ở tỉnh Quảng Trị đã công bố tài liệu dự

án “Dự án phục hồi môi trường: rà phá mìn và vật liệu chưa nổ tại tỉnh Quảng Trị Việt

Nam” năm 2002 Dự án “Phục hồi môi trường và Khắc phục hậu quả chiến tranh”

(RENEW) đã thực hiện công trình nghiên cứu “Report of landmine/UXO impact survey in

Trieu Phong district, Quang Tri province, Vietnam (Báo cáo khảo sát tác động bom mìn vật

nổ ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam)” năm 2002.

Năm 2002, công trình “Nghiên cứu nhận thức - thái độ - hành vi về hiểm họa bom mìn và

tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam” đã được RENEW phối hợp với

Sở Y tế tỉnh Quảng Trị thực hiện Năm 2003, Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh Mĩ và RENEW

phối hợp xuất bản cuốn sách “A mine action program in Quang Tri Province, Viet Nam

(Chương trình Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị, Việt Nam)” Năm 2005, tác giả Nguyễn

Duy Bính tiếp tục thể hiện sự quan tâm tới vấn đề hậu quả bom mìn trong chiến tranh Việt Nam

Trang 11

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với bài viết “Hậu quả của bom mìn Mĩ trong chiến tranh Việt Nam

với cộng đồng cư dân tỉnh Quảng Trị” Đến năm 2006, RENEW phối hợp với Sở Ngoại vụ và

Sở Y tế tỉnh Quảng Trị thực hiện công trình “Nghiên cứu tình hình nạn nhân bom mìn và nhận

thức về hiểm họa bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam” Vẫn cách tiếp cận

trên, công trình “Nghiên cứu tai nạn bom mìn và nhận thức - thái độ - hành vi sau chiến tranh

tại tỉnh Quảng Trị” đã được RENEW phối hợp với Sở Y tế tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Hỗ trợ

nạn nhân bom mìn Tromsoe Na-uy (TMC) thực hiện vào năm 2011

Năm 2009, BOMICEN và Quỹ Cựu Chiến binh Mĩ tại Việt Nam (Vietnam Veterans of

America Foundation - VVAF) đã phối hợp công bố công trình “Báo cáo kết quả Dự án điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam sáu tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi” Hồ Sỹ Thái trong luận văn “Công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)” bảo vệ năm 2014.

Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến đến hậu quả bom mìn, vật nổ và quátrình KPHQBMVN sau chiến tranh ở tỉnh Quảng Trị chủ yếu do các NGO nước ngoài hoạtđộng tại tỉnh Quảng Trị và do các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam tiến hành.Các nghiên cứu cá nhân về hậu quả bom mìn, vật nổ và quá trình KPHQBMVN trên địa bàntỉnh Quảng Trị vẫn chưa có nhiều công trình

1.4 Nhận xét về kết quả nghiên cứu mà luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Nhận xét về kết quả nghiên cứu mà luận án kế thừa

Một là, thực trạng bom mìn, vật nổ được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị Các nghiên cứu phần lớn là của các tổ chức và cá nhân trong lượnglượng vũ trang, quân đội hoạt động trên địa bản tỉnh thực hiện Các công trình nghiên cứuthường đề cập gián tiếp đến thực trạng bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị qua việc trình bàydiễn biến các chiến dịch, các trận đánh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trên địabàn tỉnh Quảng Trị

Hai là, hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015 Các

công trình nghiên cứu đã khái quát các hậu quả bom mìn, vật nổ sau trên địa bàn tỉnh Quảng

Trị Các hậu quả của bom mìn, vật nổ diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực: gây thương vong chongười dân, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, đếnmôi trường và đến an ninh trật tự của địa phương

Ba là, quá trình KPHQBMVN ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015 Các

nghiên cứu về quá trình KPHQBMVN hầu hết đều là các công trình nghiên cứu về hậu quảbom mìn, vật nổ trên địa bản tỉnh Quảng Trị Nội dung KPHQBMVN được các nghiên cứutập trung đề cập trong giai đoạn những năm đầu sau ngày đất nước kết thúc chiến tranh vàtrong những năm từ 1996 đến năm 2015 Trong mỗi giai đoạn, các nghiên cứu đã trình bàyvấn đề KPHQBMVN ở Quảng Trị theo những khía cạnh khác nhau

Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, thực trạng bom mìn, vật nổ được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam trên

địa bàn tỉnh Quảng Trị Luận án cần nghiên cứu thực trạng bom mìn, vật nổ được sử dụngtrong chiến tranh Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong bối cảnh chung của cuộckháng chiến chống Mĩ, cứu nước Nghiên cứu vấn đề thực trạng bom mìn, vật nổ được sửdụng trong chiến tranh Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cần phải tổng hợp và chọn lọc

số liệu về số lượng, khối lượng, tên gọi các loại bom mìn, vật nổ trong suốt cuộc khángchiến chống Mĩ, cứu nước của quân và dân tỉnh Quảng Trị

Trang 12

Thứ hai, hậu quả bom mìn, vật nổ ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015.

Nghiên cứu hậu quả bom mìn, vật nổ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015, tác giả cần phải chia các lĩnh vực một cách hợp lý

(tập trung vào các hậu quả về xã hội, về kinh tế, về môi trường) Trên từng lĩnh vực, luận áncần phải trình bày, lý giải nguyên nhân của các hiện tượng, sự kiện về hậu quả bom mìn, vật

nổ trên từng khía cạnh nghiên cứu, từ đó nhận xét, đánh giá hậu quả bom mìn về xã hội,kinh tế và môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Thứ ba, quá trình KPHQBMVN ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015 Luận án

cần chia các giai đoạn nghiên cứu hợp lý để thấy được sự chuyển biến trong quá trìnhKPHQBMVN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ BOM MÌN,

VẬT NỔ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015

2.1 Khái quát về tỉnh Quảng Trị

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở miền Trung của Việt Nam, phía Bắc giáp với tỉnh QuảngBình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào với đường biên giới khoảng 206 km, phía Đông giáp Biển Đông Diện tích tỉnh QuảngTrị là 4.651,34 km2

Sau năm 1954, theo Hiệp định Giơ ne vơ, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời Tỉnh Quảng Trị bị chia thành 2 vùng Tỉnh QuảngTrị là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

-Điều kiện tự nhiên

Quảng Trị có 4 vùng địa hình rõ rệt Tỉnh Quảng Trị có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.Tỉnh Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão Tỉnh Quảng Trị có hệthống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km2 Các sông của tỉnh Quảng Trị

có đặc điểm chung là ngắn và dốc

2.1.2 Địa giới hành chính

Năm 1831, vua Minh Mạng đã đổi trấn Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị Từ sau Hiệpđịnh Giơ ne vơ năm 1954, tỉnh Quảng Trị bị chia thành 2 khu vực cho đến tháng 3 năm

1975, tỉnh Quảng Trị mới được giải phóng hoàn toàn và thống nhất

Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 245 quyết địnhhợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh BìnhTrị Thiên Ngày 14/4/1989, Bộ Chính trị có quyết định số 87/QĐ/TW chia tỉnh Bình TrịThiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

2.1.3 Đặc điểm kinh tế-xã hội

Trước năm 1975, kinh tế tỉnh Quảng Trị là nền kinh tế thuần nông Về công nghiệptrong tỉnh đáng kể có hai nhà máy điện là nhà máy điện tỉnh Quảng Trị, nhà máy điện Đông

Hà và 1 nhà máy sấy trà Sau năm 1975, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong

cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị có mật độ dân cư thưa thớt và phân bố không đều Mức sống củangười dân tỉnh Quảng Trị thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước

2.2 Thực trạng bom mìn, vật nổ sau chiến tranh

Trang 13

2.2.1 Khối lượng

Ngoại trừ bom nguyên tử, Mỹ huy động các loại vũ khí, các phương tiện chiến tranhhiện đại nhất vào cuộc chiến với số lượng khổng lồ Ước tính số bom mìn quân đội Mỹ sửdụng trong chiến tranh Việt Nam khoảng 15,35 triệu tấn (7,85 triệu tấn thả từ máy bay và7,5 triệu tấn sử dụng trên mặt đất)

Trong số các địa phương ở Việt Nam bị ném bom, tỉnh Quảng Trị là một trong các địabàn bị đánh phá ác liệt nhất Đế quốc Mĩ đã ném xuống địa bàn tỉnh Quảng Trị khối lượngbom mìn, vật nổ còn nhiều hơn cả khối lượng bom mìn, vật nổ Mĩ ném xuống một quốc giakhác trước đó

2.2.2 Chủng loại và địa bàn phân bố

Hầu như tất cả các loại bom mìn, vật nổ Mĩ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược ViệtNam đã được sử dụng đánh phá trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Theo đó, hàng trăm loại bom mìn,vật nổ khác nhau đã được Mĩ sử dụng trong chiến tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Đế quốc Mĩ đã sử dụng bom mìn, vật nổ để cài bẫy, đánh phá tất cả các địa bàn ở tỉnhQuảng Trị Trong đó, Mĩ tập trung trút xuống hệ thống giao thông vận tải như: cầu, phà, bếncảng, cửa sông, cửa biển

2.3 Hậu quả bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến năm 2015

2.3.1 Về xã hội

Gây thương vong trong thời bình

Từ năm 1975 đến năm 2015, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã giết chết 2.647người dân tỉnh Quảng Trị, làm bị thương và vĩnh viễn tàn phế 4.467 người, tổng số người bịchết và bị thương của tỉnh Quảng Trị là 7.113 người

Nạn nhân bom mìn chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị Triệu Phong

là địa bàn có nhiều nạn nhân bom mìn nhất của tỉnh Quảng Trị Đại đa số nạn nhân bom mìn

là nam giới trong độ tuổi lao động Hơn một nửa thương vong do bom mìn (53%) thuộc độtuổi dưới 21 và có khoảng ¾ (73%) là dưới 30 tuổi

Ảnh hưởng đến đời sống của người dân

Bom mìn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của các nạn nhân và người nhà của

họ mà những người từng chứng kiến hay phát hiện thấy bom mìn tồn lưu, phát nổ cũng luôn bất

an, lo sợ Những nạn nhân bom mìn sống sót cũng mang nhiều thương tật Đa phần các nạnnhân mang những thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động sinh hoạt bình thường

Tai nạn bom mìn khiến nhiều nạn nhân mất đi cơ hội nghề nghiệp hoặc khiến họ làmviệc khó khăn hơn trước rất nhiều, năng suất giảm sút Tai nạn bom mìn đã ảnh hưởngnghiêm trọng đến mức sống các hộ gia đình nạn nhân

2.3.2 Về kinh tế

Ảnh hưởng các hoạt động sản xuất

Bom mìn còn sót đã làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, từ

đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị

Trong các hoạt động mưu sinh của người dân như nông, lâm, ngư nghiệp thì hoạt độngnông nghiệp bị tai nạn nhiều nhất, chiếm đến 1/3 tổng số vụ tai nạn bom mìn

Bom mìn cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất công thương nghiệp,nhất là trong lĩnh vực khai thác cát sỏi và xây dựng ở tỉnh Quảng Trị Bom mìn đã gây tainạn và phá hủy máy móc đối với hoạt động khai thác cát ở sông

Nhiều người dân tỉnh Quảng Trị đã chọn nghề khai thác và mua bán phế liệu chiến tranhđầy rủi ro làm nghề mưu sinh

Ảnh hưởng đến các dự án, công trình hạ tầng

Trang 14

Bom mìn, vật nổ sau chiến tranh được phát hiện khi người dân, doanh nghiệp đi khảosát đất đai nhưng chủ yếu là khi thi công các công trình.

Trong số các công trình, dự án hạ tầng, đường điện và đường giao thông bị trì hoãn nhiềunhất Riêng tuyến đường dây 500KV Bắc Nam, đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị trải qua 4năm tiến hành rà phá, tháo gỡ, hủy nổ bom mìn đã tiêu tốn nhiều tỷ đồng ngân sách

Ngoài các công trình đường điện, giao thông thì các công trình dân sinh cũng bị bommìn làm trì hoãn, chậm tiến độ

2.3.3 Về môi trường

Ảnh hưởng môi trường tự nhiên

Bom mìn còn tồn lưu đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tựnhiên ở tỉnh Quảng Trị Trên 83% diện tích đất đai của tỉnh Quảng Trị vẫn còn tồn đọngbom mìn chưa nổ Tỷ lệ ô nhiễm bom mìn của tỉnh Quảng Trị cao gấp hơn 4 lần tỷ lệ trungbình cả nước

Theo khảo sát của BOMICEN năm 2015, tỉnh Quảng Trị có 9/9 huyện (thành phố, thịxã),141/141 xã (phường, thị trấn) được xác định là bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ

Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên

Ô nhiễm đất đai do bom mìn còn sót ở Quảng Trị chủ yếu là đất thổ cư, đất nôngnghiệp, đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm

Diện tích đất mặt nước bị ô nhiễm cũng chiếm đáng kể ở tỉnh Quảng Trị Riêng biệt ởtỉnh Quảng Trị, đất chưa sử dụng bị ô nhiễm do bom mìn còn sót chiếm tỷ lệ lớn

Tiểu kết chương 2

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tỉnh Quảng Trị giống như hình ảnh thunhỏ của đất nước Việt Nam bị chia cắt, phải cùng lúc thực hiện cả hai nhiệm vụ chiến lượccủa cách mạng Việt Nam ở hai miền Địa bàn tỉnh Quảng Trị trở thành nơi đối đầu trực tiếp,sống còn giữa quân đội giải phóng với đế quốc Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa Vìvậy, nỗi đau chia cắt và sự khốc liệt của chiến tranh ở tỉnh Quảng Trị hiếm có địa phươngnào trên đất nước ta có thể so sánh được

Tỉnh Quảng Trị là địa bàn phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do bom mìn gây ra trongcuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ Chiến tranh đã lùi xa hơn 4 thập kỷ nhưng hậu quả bom mìn

đã và đang hàng ngày tác động nhiều mặt lên đời sống người dân tỉnh Quảng Trị Hậu quả dobom mìn, vật nổ tác động đến bản thân nạn nhân là bị chết hoặc bị thương, bị các di chứng nặng

nề Đối với gia đình của nạn nhân là ảnh hưởng đến tinh thần, kinh tế của gia đình Đối với xãhội đó là mất đi hay giảm sút nguồn nhân lực Đối với môi trường không chỉ gây ra ô nhiễm màbom mìn, vật nổ còn làm hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai

Lượng bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở tỉnh Quảng Trị còn rất lớn nên hệ quả tác độngcủa bom mìn trên địa bàn tỉnh còn kéo dài trong thời bình nếu không có các biện pháp khắcphục, giảm thiểu hậu quả Các đối tượng bị bom mìn tác động ảnh hưởng có xu hướng tập trung

ở các địa bàn miền núi gây ra nhiều khó khăn, phức tạp cho việc KPHQBMVN Nhu cầu pháttriển kinh tế, xã hội của địa phương đòi hỏi phải mở rộng diện tích canh tác, tăng cường xâydựng cơ sở hạ tầng thách thức từ bom mìn, vật nổ đến kinh tế, xã hội lại càng lớn

Chương 3 QUÁ TRÌNH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ

Ở TỈNH QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1995 3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng, Nhà nước

3.1.1 Bối cảnh thế giới và trong nước

Ngày đăng: 21/12/2024, 05:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w