Tên đề tài Một số giải pháp nhằm hạn chế vấn đề tin giả xuất hiện tràn lan trên báo điện tử, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử tổng hợp.. Sự bùng nổ của công nghệ số đã làm
Trang 2A MỞ ĐẦU
I Tên đề tài
Một số giải pháp nhằm hạn chế vấn đề tin giả xuất hiện tràn lan trên báo điện
tử, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử tổng hợp
II Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài
Trong thời đại 4.0, Internet đã trở thành một nguồn tài nguyên lớn để hầu hết mọi ngành nghề tận dụng và khai thác một cách triệt để, và ngành báo chí Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Sự bùng nổ của công nghệ số đã làm xoay chuyển hoàn toàn định hướng của báo chí Việt Nam, chuyển từ việc tập trung vào thể loại báo in sang số hóa báo chí, đặc biệt phát triển rất mạnh ở mảng báo điện tử, tạp chí điện tử
và các trang thông tin điện tử tổng hợp (ICP) Việc báo điện tử, tạp chí điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp đang chiếm lĩnh thị trường báo chí đã chứng tỏ rằng Internet đem lại rất nhiều lợi ích cho ngành báo Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích như thông tin nhanh chóng, dễ đọc, dễ tìm,… thì việc số hóa cũng tồn tại rất nhiều hạn chế đối với ngành báo Một trong những hạn chế lớn nhất đó là lượng tin giả, tin sai sự thật dễ dàng xuất hiện một cách tràn lan, gây hoang mang cho dư luận Tin giả xuất hiện trên các sản phẩm báo chí điện tử trở thành một vấn nạn, buộc những người làm báo phải nhìn nó dưới góc độ một vấn đề pháp lý và phải luôn lưu tâm đến khi hành nghề
Tuy đã được đề cập đến trong Luật Báo chí 2016, nhưng như đã nhắc đến ở trên, vấn đề tin giả vẫn chưa được giải quyết một cách tối ưu nhất Nhiều cá nhân, tổ chức vẫn lợi dụng những lỗ hổng trong luật pháp để tung những thông tin sai sự thật Chính vì vậy, tiểu luận lần này sẽ phân tích và đưa ra một số bình luận về vấn đề pháp
lý tin giả trong các sản phẩm báo chí điện tử, đồng thời đề xuất một vài kiến nghị, giải pháp để hạn chế tốt hơn nữa việc vấn nạn nhức nhối này
III Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và làm rõ bản chất của vấn đề “Tin giả” trong các báo điện tử, tạp chí điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp đối với vấn đề “Tin giả” trong ngành báo để hoàn thiện hơn về khung pháp lý, đồng thời góp phần nâng cao và đảm bảo môi trường báo chí tích cực và lành mạnh
IV Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Định nghĩa khái niệm “Tin giả” trong báo chí
Trang 32 Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc tin giả xuất hiện nhiều trong các sản phẩm báo chí điện tử
3 Phân tích hậu quả của việc tin giả xuất hiện trong báo chí điện tử
V Câu hỏi nghiên cứu
- “Tin giả” trong các sản phẩm báo chí điện tử là gì?
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tin giả thường xuyên xuất hiện trên báo điện tử, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử tổng hơp?
- Hậu quả của việc tin giả thường xuyên xuất hiện trên báo điện tử, tạp chí điện
tử và các trang thông tin điện tử tổng hợp?
- Hạn chế của các khung pháp lý hiện hành trong việc ngăn chặn việc lan truyền thông tin giả mạo?
- Nêu một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trên và tăng cường việc q uản lý tin tức trên các sản phẩm báo chí điện tử?
VI Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
Một số trang báo điện tử, tạp chí điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp có tình trạng tin giả xuất hiện
2 Phạm vi nghiên cứu
Phân tích các vấn đề pháp lý của tin giả trong báo điện tử, tạp chí điện tử và trang thông tin điện tử, liên kết với thực tiễn và đưa ra giải pháp
VII Giả thuyết nghiên cứu
Việc các tổ chức, cá nhân lợi dụng lổ hổng trong luật pháp và việc tồn tại những nhà báo không có tâm với nghề là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều tin giả xuất hiện trên báo điện tử, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử tổng hợp Đề xuất một số giải pháp sẽ giúp hoàn thiện bộ khung pháp lý hơn, hạn chế tối đa việc tin giả xuất hiện trên báo chí
VIII Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp nghiên cứu pháp lý: Nghiên cứu các tài liệu pháp luật liên quan, đặc biệt là bộ Luật Báo chí 2016, liên kết với thực tiễn
Trang 42 Phương pháp phân tích tài liệu.
B NỘI DUNG
I Khái niệm báo chí, báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp
1 Khái niệm báo chí
Căn cứ theo Luật Báo chí 2016 hiện hành, báo chí là sản phẩm thông tin về các
sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kì và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử [1]
2 Khái niệm báo điện tử
Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử [2] Một số báo điện tử chính thống của Việt Nam có thể kể đến là VnExpress, Báo Tuổi Trẻ, Báo Dân Trí,…
3 Khái niệm tạp chí điện tử
Tạp chí điện tử được hiểu là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài
có tính chất chuyên ngành được truyền dẫn trên môi trường mạng [3] Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Tài chính,… là một trong số các tạp chí điện tử chính thống của Việt Nam
Một số tờ báo điện tử chính thống của Việt Nam
Báo VnExpress Nguồn ảnh: Internet Báo Dân Trí Nguồn ảnh: Internet
Trang 54 Khái niệm trang thông tin điện tử tổng hợp
Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ [4] Một vài trang thông tin điện tử tổng hợp của Việt Nam có thể kể đến đó là Báo Mới, Kenh 14,…
II Phân tích và bình luận về vấn đề tin giả trên báo chí điện tử
1 Tin giả trong các sản phẩm báo chí điện tử
Tin giả (fake news) hay còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là thông tin cố ý bịa đặt hoặc dùng thủ thuật lừa bịp bằng cách lan truyền qua phương tiện
Một số tạp chí điện tử chính thống của Việt Nam
Tạp chí Tài chính Nguồn
ảnh: Tapchitaichinh
Tạp chí Kiểm sát Nguồn ảnh: Tapchikiemsat
Một số trang thông tin điện tử tổng hợp của Việt Nam
Báo Mới Nguồn ảnh: Internet Kênh 14 Nguồn ảnh: Internet
Trang 6truyền thông hay mạng xã hội Tin giả thường được tạo ra để tác động đến tư tưởng, quan điểm, tình cảm, cảm xúc, thái độ, hành vi của người dân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến thực tiễn, nhằm thực hiện các mục đích chính trị, lợi ích kinh tế hay
ý đồ xấu xa của chủ thể tiến hành [5]
Nguồn ảnh: Tạp chí Thông tin và Truyền thông
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ số, ngành báo chí điện
tử của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tin giả - thứ “dịch bệnh” nguy hiểm này bùng phát, thậm chí không thể kiểm soát Những tin giả trong các sản phẩm báo chí Việt Nam chúng ta thường thấy đó là những thông tin sai lệch về một sự việc, hiện tượng, về con người,…hay nghiêm trong hơn đó là những bài đăng xuyên tạc lịch sử, đưa những thông tin mang tính chất chống phá Nhà nước
Trong thực tế, đã có rất nhiều trường hợp báo chí điện tử không được kiểm duyệt chặt chẽ và để xảy ra tình trạng tin giả xuất hiện, gây thiệt hại lớn đối với xã hội, có thể kể đến như vụ việc Bộ TT&TT ra quyết định đình bản tạm thời, xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí điện tử Nhà quản lý vì đã đưa những thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng Một trường hợp khác bị xử phạt vì đưa các tin tức giả mạo đó là Báo điện tử Người đưa tin Báo này đã bị xử phạt
140 triệu đồng vì trong bài viết đăng ngày 29/10/2017 trên chuyên trang Phụ nữ và Đời sống có thông tin vi phạm quy định tại Nghị định số 159/NĐ-CP của Chính phủ [6]
Vấn nạn tin giả trong các sản phẩm báo chí điện tử có thể coi là một trong những vấn nạn nhức nhối hàng đầu của ngành báo Việt Nam Quay lại thời kì Việt Nam đang chống chọi với dịch bệnh COVID-19 đang trở nên nghiêm trọng, có thể thấy rằng đây là một trong những thời điểm mà khối lượng tin giả xuất hiện vô cùng nhiều, không chỉ trên mạng xã hội mà cả trên báo điện tử một cách không thể kiểm
Trang 7soát, gây hoang mang cho dư luận Báo điện tử Dân Trí – một tờ báo lớn của Việt Nam, đã bị xử phạt hành chính 50 triệu đồng vào ngày 24/6/2021 vì đưa thông tin không chính xác về ca tử vong do COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM và tỉnh Long
An Báo Dân Trí ngoài nộp phạt cũng đã phải đăng một tin bài cải chính trên trang của mình [7]
2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tin giả xuất hiện tràn lan trên các sản phẩm báo chí điện tử
Thông tin giả mạo xuất hiện trong lĩnh vực báo chí điện tử ngày càng nhiều, tuy nhiên, liệu chúng ta có thắc mắc rằng nguyên nhân do đâu mà tin giả lại xuất hiện thường xuyên như thế? Tiểu luận này sẽ đề cập đến một số nguyên nhân chính dẫn đến việc vấn nạn tin giả trên báo chí ngày càng trở nên phố biến và khó kiểm soát
2.1 Sơ suất trong thu thập và kiểm duyệt thông tin
Có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tin giả xuất nhiều trên báo điện tử, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử tổng hợp là do sự
sơ suất trong việc thu thập và kiểm duyệt thông tin trước khi đăng bài Những người làm báo luôn phải bảo đảm bảo những bài viết trước khi đăng lên chứa những thông tin chính xác Tuy nhiên, với khối lượng thông tin khổng lồ, nhiều thông tin nhiễu loạn, một số nhà báo không thực sự cẩn thận trong việc tìm hiểu và chắt lọc những thông tin chính xác Ngoài ra, một số người lãnh đạo của các cơ quan báo chí, của tạp chí điện tử, nhất là của các trang thông tin điện tử tổng hợp cũng sơ suất trong việc kiểm duyệt các bài viết được đăng lên Nguyên nhân này cho đến nay tuy đã được giảm thiểu nhờ siết chặt khâu kiểm duyệt trước khi đăng lên, nhưng nó vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để
2.2 Các cá nhân, tổ chức trục lợi từ việc đăng tin giả mạo
Một lý do khác có thể kể đến đó là việc nhiều cá nhân, tổ chức đăng những tin bài giả mạo nhằm trục lợi xấu Đã từng có những trường hợp xuất hiện một số người làm báo yếu kém về mặt nhân cách đăng những tin, bài sai sự thật nhằm câu view, câu like, thậm chí là để tăng thêm nhuận bút Tuy các tin bài sẽ được người lãnh đạo
cơ quan báo chí kiểm duyệt, nhưng nếu như chính những người lãnh đạo này cũng là những cá nhân không có tâm với nghề thì họ sẽ có thể duyệt những bài báo chứa thông tin sai lệch Thậm chí, nhiều trường hợp chính những người lãnh đạo này lại ra chỉ thị cho cấp dưới viết các bài báo chứa tin giả nhằm trục lợi cá nhân một cách bất hợp pháp Điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm khi những tin giả này liên quan đến việc
Trang 8xuyên tạc lịch sử, chống phá Nhà nước và được đăng trên những trang tin tức có độ nổi tiếng cao Giải quyết vấn đề này là một việc rất khó khăn bởi chỉ khi một tờ báo, tạp chí hay trang thông tin điện tử tổng hợp có hành vi đăng bài xuyên tạc thì Bộ Thông tin và Truyền thông mới có thể ra các văn bản xử phạt, chứ không thể kiểm soát hoàn toàn ban lãnh đạo ngay từ đầu
2.3 Lỗ hổng trong luật pháp
Mặc dù Luật Báo chí 2016 đã có những điều khoản cấm đăng những thông tin giả mạo, sai lệch, có tính công kích,… tuy nhiên trong luật cũng đề cập đến việc báo chí Việt Nam không chịu sự kiểm duyệt của Đảng và Nhà nước trước khi đăng bài1 Chính vì vậy, những tổ chức, cá nhân có thể lợi dụng điều này để đăng những tin, bài chứa thông tin sai lệch, đặc biệt là xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, danh dự của Đảng và Nhà nước
3 Hậu quả của việc tin giả xuất hiện tràn lan trên báo điện tử, tạp chí điện
tử và trang thông tin điện tử tổng hợp
3.1 Gây ra nhận thức và hành vi sai lệch cho người đọc
Tin giả đã đem đến rất nhiều tác hại nặng nề đối với ngành báo chí điện tử của Việt Nam Các tin giả sai sự thật nếu được làm giả một cách “bài bản”, có tổ chức, có nguồn lực hỗ trợ sẽ gây ra hậu quả đầu tiên đó là tác động tiêu cực về nhận thức, thái
độ, hành vi của người đọc Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói báo chí có tính chất điều hướng dư luận, vậy nên nếu các tin bài chứa thông tin sai lệch thường xuyên xuất hiện sẽ dễ dàng khiến một bộ phận không nhỏ dư luận trở nên hoang mang, nhận thức của nhiều người đọc sẽ trở nên sai lệch, mất niềm tin vào Nhà nước, kéo theo cả những hành vi không chuẩn mực đạo đức và pháp luật như các phát ngôn, bài đăng có tính phản động,…
3.2 Gây khó khăn trong việc kiểm soát an ninh quốc gia
Không chỉ khiến người đọc có những nhận thức và hành vi sai lệch, tin giả cũng khiến Đảng và Nhà nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát dư luận và xã hội một cách triệt để nhất Ví dụ, trong thời kì COVID-19 đang hoành hành, một số trang báo điện tử đưa tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch bệnh khiến dư luận trở nên nghi ngờ Đảng và Nhà nước Từ đó, một phần dư luận xã hội đã chĩa mũi dùi về phía những người lãnh đạo, có những phát ngôn tiêu cực và xúc phạm đến danh dự của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, khi những tin, bài chứa thông tin xuyên tạc được
1 Luật Báo chí 2016, Chương II, Điều 13.
Trang 9đăng tải, một bộ phận những kẻ có tư tưởng chống phá Đảng và Nhà nước đã dựa vào
đó để “thổi bùng” thêm những thông tin tiêu cực này, lôi kéo những người khác cùng tham gia để điều hướng dư luận xấu Những điều này sẽ thực sự trở thành một thách thức lớn đối với Đảng và Nhà nước trong việc quản lý an ninh và duy trì trật tự xã hội
3.3 Thiệt hại về kinh tế
Theo cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), tin giả, tin đồn thất thiệt có thẻ gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm mất niềm tin vào các định chế lớn, làm tổn hại uy tín, mất hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế trongnhuwnxg giai đoạn nhạy cảm [8]
3.4 Giảm uy tín của ngành báo
Rõ ràng là, việc tin giả, tin sai sự thật được đăng trên các báo điện tử, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử có thể khiến người đọc mất niềm tin vào ngành báo Người đọc sẽ đặt ra những câu hỏi như “Tại sao một trang báo lớn lại có thể tùy tiện đăng những thông tin sai sự thật?”, “Các sản phẩm báo chí điện tử có thực sự được kiểm duyệt một cách nghiêm túc và kĩ lưỡng không?”, “Tờ báo này có thực sự đáng để tin tưởng và ủng hộ?”,… Những nghi ngờ này của bạn đọc có thể dễ dàng dẫn đến việc mất niềm tin vào báo chí Người đọc vì không còn tin tưởng sẽ không lựa chọn đọc trang báo đó nữa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu Nghiêm trọng hơn, việc nhiều trang thông tin giả làm các tờ báo chính thống để đăng tin sai lệch, điều hướng dư luận xấu, khiến người đọc hoài nghi về tính trung thực của báo chí Việt Nam Nếu điều này tiếp diễn trong một thời gian dài, việc “ngành báo nói phét”
có thể trở thành một định kiến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của báo chí Việt
III Phân tích và bình luận các điều khoản về phòng, chống tin giả và cải chính thông tin trong Luật Báo chí 2016
1 Các điều khoản về phòng, chống tin giả và cải chính trong Luật Báo chí 2016
Luật Báo chí 2016 là bộ luật dùng cho ngành Báo chí ở Việt Nam, được công
bố vào năm 2016 và vẫn được áp dụng vào thực tiễn ngành báo Việt Nam cho đến nay
Theo Luật Báo chí 2016, Chương I, Điều 9, luật đã đề cập đến việc nghiêm cấm những hành vi tung tin giả, tin xuyên tạc, cụ thể như sau:
Trang 10“1 Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có nội dung:
a, Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b, Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c, Gây chiến tranh tâm lý
2 Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghãi Việt Nam
3 Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc
4 Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần
bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đếu trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng
5 Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.” 2
Đối với những thông tin sai sự thật đã được đăng tải cần phải cải chính, Luật Báo chí 2016 cũng đề cập đến ở Chương IV, mục 2, điều 42:
”1 Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ
bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này
2 Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà
báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí
2 Luật Báo chí 2016, Chương I, Điều 9.