Các điểm trên một đường cầu thể hiện mức cầu sản phẩm ở các mức giá khác nhau.. Các điểm trên một đường cung thể hiện mức cung sản phẩm ở các mức giá khác nhau.. Lợi ích biên Marginal Ut
Trang 1Một số kiến thức tổng hợp
1 Kinh tế học vi mô là một chuyên ngành kinh tế, nghiên cứu cách thức ra quyết định của các chủ thể kinh tế
2 Kinh tế học Vĩ mô là một chuyên ngành kinh tế, nghiên cứu các vấn
đề kinh tế cơ bản trên phạm vi tổng thể nền kinh tế
3 Vấn đề lạm phát, thất nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu của Kinh tế học Vĩ mô
4 Vấn đề quy mô sản xuất tối ưu thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô
5 “Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm nay cao hơn năm trước” là nhận định thuộc kinh tế học Vĩ mô
6 “Các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao” là nhận định thuộc kinh tế học vi mô
7 Lựa chọn kinh tế tối ưu là “tối thiểu hóa chi phí khi định hướng đạt tới những lợi ích xác định”
8 Mô hình nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế có sự phối hợp hài hòa giữa kinh tế thị trường và nhà nước để phát huy ưu thế và hạn chế được khuyết tật của chúng
9 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế hỗn hợp là can thiệp nhằm khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường
10 Đường cầu thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá (P) và lượng cầu của hàng hóa (Q)
11 Các điểm trên một đường cầu thể hiện mức cầu sản phẩm ở các mức giá khác nhau
12 Sự dịch chuyển đường cầu sang phải hoặc sang trái thể hiện
sự thay đổi quy mô thị trường
13 Sự thay đổi dọc trên đường cầu thể hiện phản ứng về số lượng hàng hóa được mua khi có biến động về giá
14 Sự co giãn của cầu là tỷ lệ giữa phần trăm biến đổi của lượng cầu so với phần trăm biến đổi của giá cả hàng hóa
15 Đường cung thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa giá (P) và
Trang 2lượng cung của hàng hóa (Q).
16 Các điểm trên một đường cung thể hiện mức cung sản phẩm ở các mức giá khác nhau
17 Sự dịch chuyển đường cung sang phải hoặc sang trái thể hiện
sự thay đổi quy mô thị trường
18 Sự thay đổi dọc trên đường cung thể hiện phản ứng về số lượng hàng hóa được bán khi có biến động về giá
19 Sự co giãn của cung là tỷ lệ giữa phần trăm biến đổi của lượng cung so với phần trăm biến đổi của giá cả hàng hóa
20 Giá trần là mức giá tối đa mà nhà nước ấn định buộc người bán phải tuân thủ
21 Giá sàn là mức giá tối thiểu mà nhà nước ấn định buộc người mua phải tuân thủ
22 Lợi ích (Utility) là sự hài lòng, thỏa mãn khi người tiêu dùng sử dụng một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định
23 Lợi ích biên (Marginal Utility) là mức thay đổi của tổng lợi ích khi người tiêu dùng dùng thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định
24 Lợi ích biên (Marginal Utility) là mức thay đổi của tổng lợi ích khi người tiêu dùng dùng thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định
25 Quy luật lợi ích biên giảm dần cho biết sự hài lòng hoặc mức thỏa mãn của người tiêu dùng với mỗi đơn vị hàng hóa/dịch vụ dùng thêm sẽ giảm dần (khi các yếu tố khác không đổi)
26 Đường bàng quan thể hiện tập hợp những điểm có cùng một mức lợi ích đối với người tiêu dùng dù có sự thay đổi tỷ lệ giữa các hàng hóa được tiêu dùng
27 Đường bàng quan không thể cắt nhau vì mỗi đường bàng quan thể hiện cùng mức lợi ích như nhau
28 Đường ngân sách là tập hợp các điểm thể hiện tỷ lệ các hàng hóa hoặc dịch vụ khác nhau có thể mua được với cùng mức ngân sách trong điều kiện giá các sản phẩm xác định
Trang 329 Đường ngân sách dịch chuyển song song khi ngân sách thay đổi và giá các sản phẩm không đổi
30 Đường ngân sách xoay quanh một điểm khi ngân sách không đổi và giá một sản phẩm thay đổi
31 Lợi ích của người tiêu dùng đạt tối ưu khi độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường ngân sách
32 Lợi ích của người tiêu dùng đạt tối ưu tại điểm tiếp tuyến của đường bàng quan với đường ngân sách
33 Đường cầu thị trường được hình thành bằng cách cộng theo chiều ngang các đường cầu cá nhân tương ứng với mỗi mức giá nhất định
34 Thặng dư người tiêu dùng là diện tích tam giác dưới đường cầu
và trên mức giá thị trường
35 Thặng dư người sản xuất là diện tích tam giác trên đường cung
và dưới mức giá thị trường
36 Yếu tố sản xuất cố định là những yếu tố sản xuất mà mức sử dụng không thay đổi theo số lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
37 Yếu tố sản xuất biến đổi là những yếu tố sản xuất mà mức sử dụng luôn thay đổi theo số lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
38 Hàm sản xuất biểu thị mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra
39 Năng suất biên của một yếu tố sản xuất là mức tăng thêm về sản lượng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất, trong khi các yếu tố sản xuất khác không đổi
40 Quy luật năng suất biên giảm dần cho biết khi càng tăng mức
sử dụng một yếu tố sản xuất và các yếu tố sản xuất khác không đổi thì đến mức nào đó, năng suất biên của yếu tố sản xuất ấy sẽ giảm dần
41 Đường đẳng lượng là tập hợp các điểm thể hiện sự phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động mà cùng tạo được mức sản lượng như nhau
42 Đường đẳng phí dịch chuyển song song khi tổng chi phí thay
Trang 4đổi và giá các yếu tố sản xuất không đổi.
43 Sản lượng doanh nghiệp đạt tối ưu với mức chi phí nhất định khi độ dốc của đường đẳng phí bằng độ dốc của đường đẳng lượng
44 Kinh tế học có thể định nghĩa là cách sử dụng các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ và phân bổ các hàng hóa dịch vụ này cho các cá nhân trong xã hội
45 Nghiên cứu chi tiết các hãng, hộ gia đình, các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là kinh tế học vi mô
46 Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm so với gốc tọa độ vì quy luật hiệu suất giảm dần
47 Phải thực hiện sự lựa chọn vì tài nguyên khan hiếm
48 Lý thuyết trong kinh tế hữu ích ngay cả khi nó đơn giản hóa thực tế
49 Trong thị trường lao động các hãng mua dịch vụ lao động của các cá nhân
50 Khi đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí trung bình thì đường chi phí trung bình dốc lên