Thư ký Tòa án là một chức danh quan trọng được Tòa án bổ nhiệm và đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự và có quyền hạn khác theo quy
Trang 1VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU VỀ NGHỀ THƯ KÝ TÒA ÁN” Học phần: Luật Hiến pháp
Thành viên nhóm 2 lớp TMK4B:
1 Nguyễn Thị Phương Linh 5 Đinh Huyền Trang
2 Trần Vũ Lan Anh 6 Nguyễn Minh Hoàng
3 Bùi Hải Yến 7 Nguyễn Thị Kim Thu
4 Phạm Hồng Hải 8 Nguyễn Minh Huyền
Hà Nội - 2024
Trang 2Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2024
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 2 - Lớp TMK4B
Kính gửi: Giáo viên dạy môn Nghề Luật
I THÀNH VIÊN NHÓM
1 Nguyễn Thị Phương Linh 5 Đinh Huyền Trang
2 Trần Vũ Lan Anh 6 Nguyễn Minh Hoàng
3 Bùi Hải Yến 7 Nguyễn Thị Kim Thu
4 Phạm Hồng Hải 8 Nguyễn Minh Huyền
II MỤC ĐÍCH HỌP NHÓM:
1 Thảo luận, nghiên cứu và giải quyết bài tập nhóm chủ đề được giao
2 Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm và rút kinh nghiệm cho những lần làm việc tiếp theo
III QUÁ TRÌNH HỌP NHÓM:
1 Lần họp nhóm thứ 1:
- Thời gian thảo luận: từ 17h20 đến 7h00 ngày 26/06/2024
- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận: Bàn bạc, thảo luận lựa chọn một chủ đề trong các chủ đề giảng viên đã gửi Các thành viên đóng góp ý kiến vào việc lập dàn ý chung Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ của tất cả thành viên trong nhóm
Trang 32 Lần họp nhóm thứ 2:
- Thời gian: từ 20h00 đến 21h00 ngày 29/06/2024
- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận: Các bạn được gửi nội dung tìm được cho nhóm trưởng, nhóm trưởng hoàn thành bản word hoàn chỉnh, các thành viên xem và cho ý kiến
3 Lần họp nhóm thứ 3:
- Thời gian: từ 19h00 đến 20h00 ngày 01/07/2024
- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận:
+ Các thành viên đóng góp ý kiến về bản word Chỉnh sửa lại bản word lần cuối + Nhóm trưởng đưa ra kết luận cuối cùng và công khai đánh giá
IV PHÂN CHIA CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC:
giá
Kí tên xác nhận
Trần Vũ Lan
Anh
trưởng
Đinh Huyền
Trang
viên
Nguyễn Thị
Phương Linh
viên
Trang 4Bùi Hải Yến TMK4B Thành
viên
Nguyễn Minh
Hoàng
viên
Nguyễn Thị
Kim Thu
viên
Nguyễn Minh
Huyền
viên
Phạm Hồng
Hải
viên
V Tổng kết:
Nhóm trưởng nhận xét quá trình làm việc của cả nhóm: Trong quá trình họp nhóm và làm bài tập nhóm, các thành viên tham gia họp đầy đủ, đúng giờ, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, tích cực và sôi nổi Bài tập nhóm là kết quả nỗ lực và cố gắng của tất cả thành viên trong nhóm
Biên bản họp nhóm hoàn thiện lúc 20h00 ngày ngày 01/07/2024
Đinh Huyền Trang Trần Vũ Lan Anh
Trang 5MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 7
B NỘI DUNG 8
I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 8
1 Đạo đức cách mạng là như thế nào ? 8
2 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 9
2.1 Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức 9
2.2 Xây đi đôi với chống 10
2.3 Tu dưỡng đạo đức suốt đời 11
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN 12
C KẾT LUẬN 13
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 6A MỞ ĐẦU
Trong các nhà lãnh đạo cách mạng trên thế giới, có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng Không những thế, bản thân Người còn là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là gốc, cái nền tảng của người cách mạng Người không chỉ bàn vấn đề đạo đức cách mạng một cách cô đọng, sâu sắc, thấm thía mà bản thân Người, Người đã dành cả cuộc đời mình để thực hiện một cách chuẩn mực những tư tưởng, khác vọng đạo đức mà mình đã đặt ra Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc:
“Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng Vì vậy, đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng” là một đề tài
rất thú vị và bổ ích để nghiên cứu, để tài giúp chúng ta có thể hiểu sâu hơn về quan niệm, tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng
Trang 7B NỘI DUNG
I Khái quát về nghề Thư ký tòa án
1 Thư ký tòa án là như thế nào ?
Thư ký Tòa án là một chức danh quan trọng được Tòa án bổ nhiệm và đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự và có quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Thư ký Tòa án cần có kiến thức về quy trình và quy định pháp luật liên quan đến tố tụng hình sự Họ cũng cần hiểu về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình xét xử để đảm bảo tính công bằng và đúng luật trong quá trình tố tụng
Theo quy định tại điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, thư ký Tòa án được xác định là người có trình độ cử nhân luật trở lên, được tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ Thư
ký Tòa án, sau đó được bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án Điều này cho thấy thư ký Tòa
án là những người có kiến thức và trình độ cụ thể theo quy định của pháp luật
Hiện nay, thư ký Tòa án được hiểu là những công chức làm việc tại Tòa án Nhiệm vụ của thư ký Tòa án bao gồm ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển
hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và thực hiện các công việc khác nhằm đảm bảo cho Thẩm phán Tòa án thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Thư ký Tòa án còn đóng vai trò người giúp việc cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết
vụ án Họ phải tuân thủ sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc, và hướng dẫn của Thẩm phán để thực hiện đúng các quy định của pháp luật
Ngoài ra, thư ký Tòa án cũng thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hành chính – tư pháp theo sự phân công của Chánh án Trong vai trò người giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử, thư ký Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ trong quá trình giải quyết vụ án Với vai trò là người tiến hành tố tụng, thư ký Tòa án phải thực hiện nhiều hoạt động tố tụng quan trọng
2 Ngạch công chức của Thư ký Tòa án
Trang 82.1 Sự hình thành ngạch Thư ký Tòa án
Trước năm 1992: Việc quản lý công chức Thư ký Tòa án chưa được quy định cụ thể, dựa
trên các văn bản lẻ tẻ, thiếu thống nhất
Năm 1992: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được ban hành, đánh dấu sự hình thành hệ thống ngạch Thư ký Tòa án trong hệ thống ngạch công chức Việt Nam
Năm 2004: Nghị định số 204/CP quy định về điều chỉnh hệ thống thang bảng lương, xếp Thư ký Tòa án vào ngạch chuyên viên
Năm 2018: Luật Cán bộ, công chức được ban hành, quy định chi tiết về ngạch Thư ký Tòa án, bao gồm các tiêu chuẩn,điều kiện bổ nhiệm, thăng ngạch, miễn nhiệm,
Năm 2022: Nghị định số 105/NQ-CP quy định về quy định chi tiết về ngạch công chức
và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đối với từng ngạch công chức được bổ sung, sửa đổi một số nội dung về ngạch Thư ký Tòa án
2.2 Tiêu chuẩn ngạch công chức thư ký tòa án
Hiện nay Thư ký toà án được chia thành các ngạch: Thư ký viên, Thư ký viên chính, Thư
ký viên cao cấp
Các thư ký có nhiệm vụ và quyền hạn chung là: Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
* Ngạch Thư ký viên cao cấp
Thư ký viên cao cấp là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự Trung ương Các tiêu chuẩn dành cho ngạch Thư ký viên cao cấp bao gồm:
Trang 9Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững và am hiểu sâu sắc hệ thống các quy định
của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư
pháp; Có năng lực đề xuất, tham mưu, chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa
án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp
để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chuyên môn
nghiệp vụ được giao; Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn được giao; Chủ động
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực thi công vụ theo đúng thẩm quyền và
trách nhiệm được giao; Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến
và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên; bằng tốt nghiệp
cao cấp lý luận chính trị; Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 3 khung năng
lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT; Có chứng chỉ tin học
với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT (Khoản 1, 3, 4 Điều 5 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017)
* Ngạch Thư ký viên chính
Thư ký viên chính là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp Theo các tiêu chuẩn của ngạch Thư ký viên chính được quy định tại khoản 3, 4 Điều 6 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017, cụ thể như sau:
Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của
pháp luật về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
Có năng lực tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu
nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Có năng lực
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai công việc theo đúng thẩm quyền và
trách nhiệm được giao; Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến
Trang 10và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao; Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên; Có chứng
chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT; Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT
* Ngạch Thư ký viên
Theo khoản 1 Điều 7 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017, Thư ký viên là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cơ bản về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa
án nhân dân các cấp Khi đó, để đạt được ngạch Thư ký viên, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững các kiến thức cơ bản theo quy định của
pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng và các nhiệm vụ hành chính, tư
pháp; Có kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền; Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với đồng nghiệp để triển khai nhiệm vụ chuyên môn được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; Có năng lực thực hiện ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên; Có chứng chỉ
ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại
Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT; Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT (Khoản 3, 4
Điều 7 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017)
3 Trách nhiệm, quyền hạn của Thư ký Tòa án
3.1 Trách nhiệm
Thư ký Tòa án có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống
tư pháp, hỗ trợ Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong giải quyết các vụ án
Trang 11Trách nhiệm của Thư ký Tòa án được quy định chi tiết trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản pháp luật liên quan
Trách nhiệm chung: Hỗ trợ Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong việc giải quyết các vụ
án theo quy định của pháp luật Thực hiện các công việc hành chính - tư pháp theo sự phân công của Chánh án Tòa án Giữ gìn bí mật nhà nước, bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo quy định của pháp luật Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp Trách nhiệm trong quá trình xét xử vụ án:
Trước khi mở phiên tòa: Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết, bao gồm: kiểm tra hồ sơ
vụ án, chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho phiên tòa, thông báo cho các đương sự và những người có liên quan về thời gian, địa điểm mở phiên tòa Phổ biến nội quy phiên tòa cho những người tham dự
Trong khi mở phiên tòa: Ghi chép biên bản phiên tòa một cách trung thực, đầy đủ, chính xác Giúp đỡ Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong việc điều hành phiên tòa Tống đạt các quyết định, Nghị quyết của Tòa án
Sau khi kết thúc phiên tòa: Hoàn thiện biên bản phiên tòa và các tài liệu liên quan Lưu trữ
hồ sơ vụ án theo quy định
Trách nhiệm khác:
Về công tác văn thư, lưu trữ: Nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ vụ án theo quy định Soạn thảo, đánh máy, sao chụp các văn bản liên quan đến hoạt động của Tòa án Lưu trữ hồ sơ vụ
án và các tài liệu khác theo quy định
Về công tác hành chính: Tham gia giải quyết các công việc hành chính của Tòa án theo sự phân công Quản lý tài sản, trang thiết bị của Tòa án Giúp đỡ các bộ phận khác trong Tòa án thực hiện nhiệm vụ
Ngoài những trách nhiệm nêu trên, Thư ký Tòa án còn có thể được giao thực hiện một
số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Tòa án Trách nhiệm
cụ thể của Thư ký Tòa án có thể thay đổi tùy theo từng vụ án và quy định của Tòa án nơi Thư
ký đang công tác
3.2 Quyền hạn
Theo quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký Toà án là làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng, cụ thể như ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật