1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài nghiên cứu môn ngôn ngữ học Đối chiếu Đề tài Đối chiếu thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng hán và tiếng việt

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 361,38 KB

Nội dung

Trong đó, thành ngữ có yếu tố màu sắc đặc biệt thú vị bởi chúng không chỉ đơn thuần là cách diễn đạt về thị giác mà còn mang những ý nghĩa biểu tượng đa dạng, phản ánh các quan niệm văn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA TIẾNG TRUNG

=================

BÀI NGHIÊN CỨU MÔN: NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

ĐỀ TÀI:

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ CÓ CHỨA YẾU TỐ CHỈ MÀU SẮC TRONG

TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

GIẢNG VIÊN: LIÊU THỊ THANH NHÀN

Trang 2

MỤC LỤC

I Đặt vấn đề 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Lịch sử vấn đề 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 5

1.3.1 Về lí luận 5

1.3.2 Về thực tiễn 5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu 6

II Nội Dung 6

2.1 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài 6

2.1.1 Khái niệm màu sắc 6

2.1.2 Khái niệm và nguồn gốc về Thành Ngữ 7

2.2 Thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt 12

2.2.1 Thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán 12

2.2.2 Thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt 18

2.2.3 Yếu tố văn hóa liên quan đến thành ngữ có chứa màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt 25 2.2.4 Ý nghĩa của thành ngữ có chứa màu sắc cuộc sống trong tiếng Hán và tiếng Việt 27

2.3 So sánh đối chiếu các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt 28 2.3.1 Điểm giống nhau của các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt 28

2.3.2 Điểm khác nhau của thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt 30

III Kết luận 31

3.1 Tài liệu tham khảo 32

3.2 Bảng phụ lục 33

Trang 3

I Đặt vấn đề

1.1 Lí do chọn đề tài

Thành ngữ đóng vai trò quan trọng trong ngôn ngữ, không chỉ làm phong phú ngôn ngữ mà còn phản ánh sâu sắc tư duy, văn hóa và lịch sử của dân tộc Mỗi thành ngữ là một mảnh ghép của ngôn ngữ, chứa đựng những kinh nghiệm và giá trị văn hóa riêng biệt Trong đó, thành ngữ có yếu tố màu sắc đặc biệt thú

vị bởi chúng không chỉ đơn thuần là cách diễn đạt về thị giác mà còn mang những ý nghĩa biểu tượng đa dạng, phản ánh các quan niệm văn hóa, xã hội và tâm lý dân tộc

Việc đối chiếu các thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc giữa hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt không chỉ giúp tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt vềcách sử dụng màu sắc trong ngôn ngữ, mà còn góp phần làm rõ sự khác biệt vềvăn hóa và lối tư duy của hai dân tộc Ví dụ, trong tiếng Hán, màu đỏ thường biểu thị may mắn, thịnh vượng, còn trong tiếng Việt, màu đỏ không chỉ mang ý nghĩa về tình yêu, nhiệt huyết mà đôi khi còn gắn với cảm xúc tiêu cực như giận dữ Qua thành ngữ về màu sắc, chúng ta có thể khám phá thêm những khía cạnh văn hóa, tư duy và cảm nhận riêng biệt của hai quốc gia

Do đó, thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc là một đối tượng nghiên cứu quan trọng trong ngôn ngữ học, được quan tâm từ nhiều góc độ và trên nhiều bình diện khác nhau Nghiên cứu này không chỉ mở rộng hiểu biết về ngôn ngữ học đối chiếu mà còn là cơ sở hữu ích cho giảng dạy, dịch thuật và giao tiếp văn hóa, giúp người học sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và chính xác hơn

Vì lý do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt”

1.2 Lịch sử vấn đề

Việc nghiên cứu các đề tài liên quan đến “thành ngữ” và “yếu tố chỉ màu sắc” trong tiếng Hán và tiếng Việt là đề tài đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó, có một số các đề tài liên quan được các tác giả hoàn thànhrất xuất sắc như sau:

Trang 4

Đầu tiên là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài:

1 Tác giả 黄黄 đã viết bài “成语语语语语语语语语语语语语语”, 黄黄黄黄,tháng 05/2013 Bài

nghiên cứu đã phân tích ý nghĩa và giá trị đặc biệt của việc dạy thành ngữ trongviệc giảng dạy tiếng Hán ở trường Trung học Cơ sở Đồng thời, tác giả phân tíchsâu vào những vấn đề tồn tại trong dạy thành ngữ của tiếng Hán ở trường Trung học Cơ sở và các giải pháp giải quyết hiệu quả

2 Tác giả 黄黄黄 đã viết bài “成语语语语语语语语语语语语”, 黄黄黄黄黄tháng 03/2016 Trong

bài viết, tác giả đã làm rõ, việc sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc phù hợp để

truyền tải ý nghĩa và cảm xúc, có thể giúp cho nhà thơ truyền tải toàn vẹn ý nghĩ, cảm xúc của mình, đồng thời cũng có thể giúp cho người đọc cảm nhận được sự thú vị ẩn chứa trong bài thơ Bài nghiên cứu phân tích cách sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc trong các bài thơ ở chương trình Trung học Phổ thông Giang Tô

từ khía cạnh chức năng tu từ và thành phần câu của các từ chỉ màu sắc

3 Tác giả 黄黄黄贤 đã viết bài “语,成语语语语语语语语语语语语语语”, 黄贤贤贤, 2019 Công trình

nghiên cứu đã thống kê, phân loại, so sánh các từ chỉ màu sắc cơ bản trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng Từ đó giúp cho người học hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm của các từ chỉ màu sắc cơ bản trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt để tránh sử dụng sai cách

4 Tác giả 黄黄黄 có bài viết “成成语语语语语语语语语语语语语语语语语语语——成语语语“成”语语”,

黄贤贤贤, số 21, 2020 Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, màu sắc là một loại từ vựng phổ biến của mọi ngôn ngữ, tuy nhiên do sự khác biệt về văn hóa, lịch sử và vị trí địa

lí nên những màu sắc giống nhau đôi khi cũng thể hiện sự khác biệt giữa các ngôn ngữ Bài viết thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa văn hóa của Trung Quốc và phương Tây qua “màu trắng” để chỉ ra sự khác nhau, đồng thời đưa ra những gợi ý khả thi cho việc dạy từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán trong việc học ngoại ngữ

5 Tác giả 黄黄黄 có bài viết “语语语语语语语语语语语语语语语语语”, 语语语语语, năm 2024 Bài

viết chỉ ra rằng, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, thànhngữ tiếng Hán là nơi chứa đựng văn hóa truyền thống của cả dân tộc Trung Hoa Thông qua nghiên cứu này, người đọc có thể thấy được mối quan hệ sâu

Trang 5

sắc giữa ngôn ngữ và văn hóa, vai trò của thành ngữ trong việc biểu đạt ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc Trung Hoa.

Tiếp theo là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam:

1 Tác giả Nguyễn Thị Liên đã viết bài “Ẩn dụ ý niệm cảm xúc con người là màu sắc trong tiếng Việt”, Khoa học, số 18, năm 2018 Trong bài báo khoa học này,

tác giả đã hướng sự quan tâm vào những ẩn dụ ý niệm mà trong đó màu sắc như là một ý niệm nguồn gắn với miền đích cảm xúc con người

2 Tác giả Nguyễn Đông Phương Tiên có bài viết ““Bức tranh thế giới” và “cách nhìn thế giới” giữa người Việt và người Anh đối chiếu qua thành ngữ”, Khoa

học quản lí giáo dục, số 03, tháng 9/2018 Tác phẩm đã nói về mối liên hệ giữa ngôn ngữ - tư duy – văn hóa qua việc đối chiếu thành ngữ của hai tiếng là tiếngViệt và tiếng Anh Từ đó làm rõ được hình ảnh tôn giáo tâm linh, con người, thiên nhiên trong thành ngữ so sánh bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh đều rất đa dạng Trong tác phẩm cũng nói về nét đặc sắc riêng của tiếng Việt khi đối chiếu với tiếng Anh qua một số thành ngữ

3 Tác giả Liêu Linh Chuyên đã viết bài “Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán”, Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa, số 01,

2021 Công trình nghiên cứu đã thống kê phân loại và phân tích 192 thành ngữ liên quan đến phạm vi giáo dục trong tiếng Hán, từ đó rút ra được những kết luận hữu ích trong việc tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đồng thời đề xuất các kiến nghị trong việc vận dụng thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán

4 Tác giả Nguyễn Văn Huyên có bài viết “Màu sắc trong văn học Việt nam”,

Văn học, số 05, 2021 Trong bài viết này, tác giả đã phân tích sâu sắc vai trò và

ý nghĩa của màu sắc trong các tác phẩm văn học Việt Nam, mang đến cho người đọc nhiều góc nhìn mới mẻ và thú vị về việc sử dụng màu sắc như một công cụ nghệ thuật trong văn học Một số điểm nổi bật trong tác phẩm như: tác giả đã đề cập đến cách mà các màu sắc được sử dụng như những biểu tượng văn học; màu sắc được sử dụng để thể hiện tâm lí,… Đồng thời, tác giả

đã so sánh và đối chiếu cách sử dụng màu sắc giữa các tác phẩm văn học cổ điển và hiện đại

Trang 6

5 Tác giả Nguyễn Mai Hoa đã viết bài “Vài nét về thành ngữ có chứa từ chỉ thời tiết trong tiếng Việt và tiếng Anh”, Ngôn ngữ và đời sống, số 339, năm

2023 Nghiên cứu này nhằm so sánh đối chiếu các thành ngữ có chứa từ chỉ thời tiết trong tiếng Việt và tiếng Anh xét về đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa.Nhìn chung, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về các đề tài liên quan đến

“thành ngữ” và “yếu tố chỉ màu sắc” Song, các vấn đề liên quan đến đề tài

“ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT” thì vẫn còn khá ít và hạn chế

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Về lí luận

Nghiên cứu này giúp làm sáng tỏ sự khác biệt và tương đồng trong cách người Việt Nam và người Trung Quốc biểu đạt quan niệm về màu sắc thông qua thành ngữ, từ đó khám phá thêm về hệ tư duy và thế giới quan của hai dân tộc

Tạo nền tảng cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về thành ngữ và các yếu tố văn hóa khác trong bộ môn ngôn ngữ học đối chiếu

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những thành ngữ có chứa yếu tố màu sắc trong tiếngHán và tiếng Việt

Trang 7

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê phân loại, phương pháp phân tích - miêu tả, và phương pháp so sánh

- đối chiếu

Phương pháp thống kê phân loại: thu thập và sắp xếp các thành ngữ có yếu tố thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt theo từng nhóm đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa

Phương pháp phân tích - miêu tả: Sau khi thống kê và phân loại các thành ngữ

có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu chi tiết về số lượng âm tiết, ý nghĩa của từng thành ngữ và các giá trị văn hóa mà chúng thể hiện

Cuối cùng, phương pháp so sánh - đối chiếu: sử dụng thủ pháp đối chiếu

chuyển dịch hai chiều để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ (âm tiết, ngữ nghĩa, miền nghĩa) và văn hóa giữa các thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt

Trang 8

II Nội Dung

2.1 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

2.1.1 Khái niệm màu sắc

Màu sắc là một hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng, gây tác động mạnh

mẽ đến thị giác và cảm nhận của con người được mô tả qua các tên gọi màu như đen, đỏ, trắng, xanh, vàng tím, Nó hiện diện trong mọi khía cạnh thiên nhiên và xã hội với vô vàn sắc thái phong phú, đồng thời trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu khoa học Hiện nay, có một số học giả hiện đại đã đưa ra được những lời giải thích về màu sắc, tiêu biểu là một số định nghĩa sau:

Đào Thản đã định nghĩa rằng: “Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan của thị giác con người Màu sắc có được do ánh sáng quang phổ tác động vào mắt bằng các trực giác quang phổ của cơ quan hấp thụ ánh sáng.” (PGS Đào Thản, 1993, trang 11-15)

Từ điển Bách khoa Toàn thư (Oxford Learner's Advanced Encyclopedic) định nghĩa: “Color is the visible property of objects produced by reflected light rays

2.1.2 Khái niệm và nguồn gốc về Thành Ngữ

Thành ngữ là nhóm từ cố định quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của từng từ tạo nên nó Thành ngữ củamỗi dân tộc là sự kết tinh văn hóa và ngôn ngữ đặc trưng của quốc gia đó

Trang 9

2.1.2.1 Khái niệm về thành ngữ trong tiếng Hán

Tác giả 黄贤贤 (Vương Nghệ Linh) trong cuốn 《》”Giáo trình từ vựng Hán ngữ (2013) định nghĩa thành ngữ là: “Thành ngữ là những cụm từ cố định, có hình thức ngắn gọn và được sử dụng lâu dài trong ngôn ngữ.” (Trang 132)

Tác giả 黄黄黄 (Nghê Bảo Nguyên) và 黄贤贤 (Diêu Bằng Từ) trong cuốn“黄贤贤贤” (Thành ngữ cửu chương) cho rằng: “Thành ngữ là những ngữ cố định, được con người sử dụng lâu ngày mà quen dùng, ý nghĩa hoàn chỉnh, kết cấu ổn định, hình thức ngắn gọn, được sử dụng như một chỉnh thể” (1990, trang 6)

Tác giả Hoàng Bá Vinh (贤贤贤) và Liêu Tự Đông (黄黄贤) chủ biên trong cuốn “贤贤贤贤” (Tiếng Hán Hiện Đại) bản thứ tư, quan niệm rằng: Thành ngữ là một cụm cố

định mang nhiều sắc thái của ngôn ngữ viết với hàm nghĩa phong phú quen dùng qua thời gian dài.” (Trang 226)

《》2011黄黄贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤

Tạm dịch: Trong cuốn “Thuật ngữ Ngôn ngữ học: (2011) , thành ngữ được định nghĩa và giải thích như sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định có phong cách văn bản và được sử dụng lâu dài Ý nghĩa của chúng là toàn diện, cấu trúc

ổn định Nghĩa của thành ngữ thường không phải là sự kết hợp đơn giản giữa các thành phần, mà là ý nghĩa tổng thể được khái quát dựa trên các thành phần đó Cấu trúc và hình thức của thành ngữ là cố định, không thể thay đổi, thay thế, thêm hoặc bớt Nguồn gốc của thành ngữ xuất phát từ thần thoại, ngụ ngôn, các câu chuyện lịch sử, văn xuôi, thơ và ngôn ngữ khẩu ngữ.”

(Dẫn theo Phan Thị Hoài Linh; Liêu Linh Chuyên (2023) , 贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤贤Luận văn thạc sĩ Đại học Ngoại Ngữ-Đại học Huế Trang 9.)

Từ đó có thể kết luận rằng, thành ngữ trong tiếng Hán là tập hợp từ cố định,

đa số thành ngữ trong tiếng Hán thường có bốn âm tiết Thành ngữ được hình thành qua thời gian dài sử dụng trong ngôn ngữ tiếng Hán Nguồn gốc của thành ngữ bắt nguồn từ các tác phẩm văn học cổ, các câu chuyện lịch sử, hoặc văn hóa dân gian Thành ngữ không đơn thuần là sự cộng lại ý nghĩa của từng

Trang 10

thành phần mà biểu đạt một ý nghĩa toàn diện, thường mang tính ẩn dụ hoặc tượng trưng.

2.1.2.1.1 Nguồn gốc của thành ngữ trong tiếng Hán

Số lượng thành ngữ trong tiếng Hán hiện đại rất phong phú, trong đó có

khoảng hơn 3000 thành ngữ thông dụng Các thành ngữ này chủ yếu xuất phát

từ hai nguồn:

- Một là những thành ngữ được sáng tạo trong thời hiện đại: Các thành ngữ sáng tạo thời nay không nhiều, nhưng có sức sống mạnh mẽ và tần suất sử dụng cao Ví dụ:

贤贤贤贤 (Lǜsè fāzhǎn) – "Phát triển xanh": Chỉ sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và giảm thiểu ô nhiễm

黄贤贤贤 (Suíshí suídì) – "Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu

黄贤贤贤 (Héxié shèhuì) – "Xã hội hài hòa

- Hai là các thành ngữ cổ đại được kế thừa qua thời gian: Trong khi đó, sốlượng thành ngữ kế thừa từ ngôn ngữ cổ chiếm phần lớn và được hình thành từ hai nguồn chính:

+ Nguồn gốc từ các câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại là lịch sử cổ đại:

Ví dụ:

"Thố tử cẩu phanh" (黄黄黄黄) “Thỏ chết chó bị làm thịt” xuất phát từ cuốn

sách Tây Châu Ký 《》, một tác phẩm văn học cổ của Trung Quốc Thành

ngữ này ám chỉ việc những người có công lao sau khi hết giá trị lợi dụng thường bị bỏ rơi hoặc trừng trị Câu thành ngữ có nguồn gốc từ câu chuyện thời Tây Chu, khi Khương Tử Nha bị vua Văn Vương lạnh nhạt sau khi đã giúp ổn định triều đại

黄黄黄黄 (Hú jiǎ hǔ wēi) "hồ giả hổ uy", Câu thành ngữ này có nguồn gốc từ

(Sử Ký) 《》 của tác giả Tư Mã Thiên (黄贤贤) Câu chuyện này diễn tả việc một con cáo mượn sức mạnh của một con hổ để gây sợ hãi cho các loài

Trang 11

Câu chuyện kể rằng một con cáo bị hổ bắt được và định ăn thịt Con cáo nhanhtrí, nói với hổ rằng nó đã được Thiên Đế phái xuống làm chủ loài vật và tất cả muôn loài đều phải tuân phục nó Để chứng minh, cáo thách hổ cùng nó đi dạomột vòng, bảo rằng tất cả loài vật thấy nó sẽ bỏ chạy Hổ đồng ý, và quả nhiên khi hổ và cáo cùng đi, các loài vật nhìn thấy đều chạy tán loạn, vì thật ra chúng

sợ hổ chứ không phải sợ cáo Con hổ tưởng là cáo thực sự có quyền uy, nên không dám động đến nó

Khi cáo đi ra ngoài, nó đã thành công trong việc khiến các loài động vật khác sợhãi, nhờ vào sự hiện diện của hổ bên cạnh Tuy nhiên, thực tế là sức mạnh mà cáo có được không phải từ chính nó, mà là từ hổ Thành ngữ này được dùng đểphê phán những người lợi dụng quyền lực hoặc uy tín của người khác để làm cho mình trở nên đáng sợ hơn hoặc có uy quyền hơn trong xã hội

+ Nguồn gốc từ các tác phẩm của nhà văn cổ đại và các tục ngữ nhân gian lưu truyền

Ví dụ:

黄贤贤贤 (Rù xiāng suí sú) – "Nhập gia tùy tục", Câu này có nguồn gốc từ các tục ngữ nhân gian Thành ngữ này nhấn mạnh rằng khi ở nơi nào, bạn nên tuân theophong tục tập quán của nơi đó

黄黄黄黄 (Píng shuǐ xiāng féng) - “Bèo nước gặp nhau” xuất phát từ bài văn 《》 (Tự biệt trong ngày thu tại lầu Đằng Vương phủ Hồng Châu) của thi nhân nổi tiếng

đời Đường Vương Bột, mang ý nghĩa gặp gỡ tình cờ giữa người xa lạ trong hành trình cuộc đời, như những cọng bèo trôi nổi trên mặt nước

Những thành ngữ này không chỉ làm phong phú thêm cho tiếng Hán hiện đại

mà còn giúp bảo tồn giá trị văn hóa và tri thức của quá khứ

2.1.2.2 Khái nghĩa về thành ngữ trong tiếng Việt

a Khái niệm thành ngữ tiếng Việt

Thành ngữ tiếng Việt là kho tàng quý báu của nền văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam,

nó hình thành nên sự phong phú, đa dạng trong văn học cũng như trong giao tiếp hằng ngày của người Việt Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ rất thú

Trang 12

vị, và gần gũi với cuộc sống của người Việt Nam, cũng chính vì lý do này, thành ngữ Việt Nam trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, phong phú và có giá trị lớn cho các nhà nghiên cứu khoa học.

Định nghĩa về thành ngữ Việt Nam thực sự rất đa dạng, bởi vì mỗi nhà nghiên cứu, nhà ngôn ngữ học, hay người sử dụng ngôn ngữ đều có những cách nhìn nhận khác nhau về thành ngữ

Dưới đây là một số định nghĩa nghiên cứu thành ngữ của một số nhà nghiên cứu:

Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” định nghĩa thành ngữ là: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta

có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn.” ;

“Sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ ở chỗ: Một câu tục ngữ tự nó phải cómột ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn như thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc một trạng thái gì cho

có màu mè (Trang 12)

Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ Vựng học Tiếng Việt” (2009) đã định nghĩa thành ngữ là: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm.” (Trang 77)

Đỗ Duy Văn trong cuốn “Ca Dao-Tục Ngữ-Thành Ngữ Quảng Bình” đã định nghĩa thành ngữ là: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa các từ tạo nênnó Tóm lại thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu,

mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.” (Trang 455)

Trong cuốn “Giáo trình văn học dân gian” nhận định rằng: “Thành ngữ là đơn vị

có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động Về mặt này, thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ hoặc cụm từ.” (Trang 243)

Tác giả Đỗ Việt Hùng trong cuốn Giáo trình từ vựng học (2011) , đã đưa ra khái niệm về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định

về tính ổn định trong cấu tạo và tính thành ngữ về mặt nghĩa.” (Trang 31)

Trang 13

Từ những nhận định trên, có thể rút ra một định nghĩa chung về thành ngữ như sau: Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, những cụm từ ngắn gọn và cố định, chứa đựng giá trị văn hóa dân gian của người Việt Thành ngữ được tạo bởi những yếu tố gần gũi trong cuộc sống thường ngày, trong đó ẩn dụ những

ý nghĩa sâu sắc mà không cần phải giải thích dài dòng

b Nguồn gốc của thành ngữ trong tiếng Việt

Thành ngữ tiếng Việt được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có thể chia thành hai loại chính:

-Thành Ngữ thuần Việt: Là những thành ngữ xuất phát từ kinh nghiệm sống và lối suy nghĩ của người Việt, thường gắn với cuộc sống thường ngày, văn hóa lao động và sinh hoạt dân gian Thể hiện tinh thần, tình cảm và lối sống giản dị, gần gũi của người Việt

Ví dụ:

- Ăn cháo đá bát: Chỉ người vô ơn, không nhớ ơn người đã giúp mình

- Lên voi xuống chó: Chỉ sự thăng trầm, thay đổi thất thường trong cuộc sống

- Nước đổ lá khoai: Chỉ việc nói ra mà không được tiếp thu, không hiệu quả.-Thành ngữ gốc Hán (Hán Việt): Là những thành ngữ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, được du nhập và Việt hóa trong quá trình lịch sử giao lưu giữa hai nước Những thành ngữ này thường mang đậm tư tưởng và triết lý Á Đông

Ví dụ:

- Bán tín bán nghi (黄黄黄黄): Nửa tin nửa ngờ, không hoàn toàn tin tưởng

- Vô tâm vô phế (黄黄黄黄): Nhìn qua loa, không nghiên cứu sâu sắc, chỉ nhìn qua

Trang 14

phản ánh tâm trạng, cảm xúc hoặc quan điểm của người nói Những thành ngữnày không chỉ đơn thuần là mang nghĩa đen của màu sắc mà còn thể hiện các ýnghĩa tượng trưng hoặc có chiều sâu văn hóa.

2.2 Thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt

2.2.1 Thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán

2.2.1.1 Về âm tiết của các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán

Bảng 1: Thống kê về số lượng âm tiết thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong

tiếng Hán.

Âm tiết Tần

suất xuất hiện

Trang 15

2.2.1.2 Về tên màu sắc và tần số xuất hiện trong thành ngữ có chứa yếu

tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán

Bảng 2: Bảng thống kê số liệu về tên màu sắc và tần số xuất hiện trong nhóm thành ngữ có chứa yếu tố màu sắc trong tiếng Hán.

xuất hiện (lần)

Màu trắng 18 27,69 黄贤贤贤: Đầu bạc răng long

Trang 16

hóa thành tro bụi

hồng (Trăm hoa đua nở hết sức tươi đẹp)

Tổng

Cộng

2.2.1.3 Về ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán

Bảng 3: Thống kê số liệu về ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán.

Ngữ

nghĩa

Tần suất xuất hiện

Tỷ lệ

黄黄黄黄: gầy dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng

黄黄黄黄: phân biệt đúng sai rõ ràng

Trang 18

黄贤贤贤: tan thành mây khói

Tự nhiên 4 8 黄黄黄贤贤muôn tía nghìn hồng (trăm hoa đua nở

Trang 19

黄黄黄黄黄tay trắng dựng cơ đồ

Đạo đức 6 12 黄黄黄黄黄đạo đức toàn vẹn hoàn hảo

贤贤贤贤贤đổi trắng thay đen

4 8 黄贤贤贤贤xa hoa truỵ lạc; ăn chơi trác táng

黄黄黄黄: Trẻ người non dạ, thiếu kinh nghiệm

Trang 20

2.2.2 Thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt

2.2.2.1 Về âm tiết của các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt

Bảng 5: Thống kê số liệu về âm tiết của thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt.

Âm tiết Tần

suấtxuấthiện

4 37 74 Đổi trắng thay đen; Hồng nhan bạc mệnh

5 4 8 Vàng đỏ nhọ lòng son; Đen như cột nhà

cháy

6 5 10 Chẻ vỏ không bằng đỏ vận; Xanh như lá,

bạc như vôi

8 2 4 Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng; Chó

đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn

Trang 21

cộng

2.2.2.2 Về tên màu sắc và tần số xuất hiện trong thành ngữ có chứa yếu

tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt

Bảng 6: Bảng thống kê số liệu về tên màu sắc và tần số xuất hiện trong nhóm thành ngữ có chứa yếu tố màu sắc trong tiếng Việt.

Ví dụ

Màu

vàng

6 10,17 Cá vàng bụng bọ: Bề ngoài đẹp đẽ nhưng

bên trong bụng dạ thì bẩn thỉu xấu xa

Đói vàng cả mắt: đói bào gan bào ruột

Trang 22

Trong ngọc trắng ngà: Thân thể tuyệt đẹp

của người con gái

Màu

đen

10 16,95 Chó đen giữ mực: Ngoan cố, chứng nào tật

ấy, không chịu sửa chữa sai lầm, khuyết

điểm

Đâm trúng tim đen: đánh trúng vào chỗ yếu

nhất, vào suy nghĩ đen tối nhất

Màu

xanh

6 10,17 Xanh như tàu lá: Màu da của những người

ốm yếu lâu ngày

Bén rễ xanh cây: cây cối nảy mầm, chỉ sự

phát triển sinh sôi

Màu

bạc

4 6,78 Xanh như lá, bạc như vôi: vô ơn bạc nghĩa ,

sống thiếu tình người

Hồng nhan bạc mệnh: thân phận người đàn

bà đẹp thường nghịch cảnh, gian truân

Trang 23

tím

1 1,70 Tím ruột bầm gan: cảm giác đau đớn, uất

hận rất lớn, diễn tả trạng thái nội tâm chịu

2.2.2.3 Về ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt

Bảng 7: Thống kê số liệu về ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt.

Ngữ

nghĩa

Tần suất xuất hiện

Tỷ lệ

Trong ngọc trắng ngà: thân thể tuyệt đẹp của

người con gái

Trang 24

Tính

12 24 Xanh vỏ, đỏ lòng: những người có vẻ ngoài xấu

nhưng bên trong tốt bụng

Tóc bạc da mồi: chỉ người già, tóc đã bạc và da

Trang 25

Tím ruột bầm gan: cảm giác đau

đớn, uất hận rất lớn

Lối sống 3 6 Áo lụa quần hồng: Lối sống sung

túc ,ăn mặc đẹp đẽ, thanh lịch

Tính chất 12 24 Đỏ như gấc: màu đỏ đôi má người

con gái lúc e thẹn, xấu hổ

Đỏ như son: màu đỏ đôi má ngườicon gái lúc e thẹn, xấu hổ

Hiện tượng

tự nhiên

1 2 Bén rễ xanh cây: cây cối nảy mầm,

chỉ sự phát triển sinh sôi

cảnh, gian truân

Địa hình 2 4 Đồng trắng nước trong: Nơi đồng

trũng, ngập nước khó làm ăn, hay

Trang 26

lùng,không biết trân trọng

Đổi trắng thay đen: tráo trở làm đảo

lộn trắng đen

Tính cách 6 12 Cá vàng bụng bọ: ẩn dụ cho vẻ ngoài

hào phóng nhưng bên trong xấu xaXanh như lá, bạc như vôi: người có vẻngoài lạnh lùng nhưng bên trong tốt

bụng

Tổng cộng 50 100

2.2.3 Yếu tố văn hóa liên quan đến thành ngữ có chứa màu sắc

trong tiếng Hán và tiếng Việt

* Yếu tố văn hóa liên quan đến thành ngữ có chứa màu sắc trong tiếng HánTrong văn hóa Trung Quốc, màu sắc có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và được thể hiện qua nhiều thành ngữ phổ biến

- Màu đỏ

Trong văn hóa Trung Quốc, màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, thịnh

vượng, niềm vui và thành công Màu đỏ xuất hiện phổ biến trong các dịp Tết Nguyên Đán, đám cưới, vì nó được tin rằng mang lại vận may và đẩy lùi điều xấu Sự rực rỡ và tươi sáng của màu đỏ có thể mang lại cảm giác tích cực cho

con người Ví dụ “黄贤贤贤” là sự tươi sáng, tươi đẹp; “贤贤贤贤” chỉ sự phồn thịnh,

Trang 27

- Màu đen

Trong văn hóa Trung Quốc, màu đen thường liên quan đến điều tối tăm, điều

xấu, rủi ro hoặc xui xẻo Ví dụ “贤贤贤贤” nghĩa là đổi trắng thay đen, “黄黄黄黄”

nghĩa là trắng đen lẫn lộn , tức là đảo lộn đúng sai

- Màu trắng

Thành ngữ trong tiếng Hán, màu trắng thường đại diện cho sự trong trẻo và tinh khiết, sự không tì vết của màu trắng còn mang lại cảm giác cao quý, thanh tao, vì vậy trong một số cách diễn đạt liên quan đến sự thuần khiết, người ta thường sử dụng màu trắng Ví dụ trong tiếng Hán có “黄黄黄黄” nghĩa là ngọc trắng không tì vết, ý chỉ người có đạo đức vẹn toàn

- Màu vàng

Trong tiếng Hán, màu vàng là màu sắc độc quyền của vua chúa, tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế được trời ban, thiêng liêng và bất khả xâm phạm Điều này phản ánh màu vàng trong cả hai nền văn hóa đều liên quan đến

những thứ cao quý, quý giá, và sự yêu thích màu vàng của con người cũng thể hiện khao khát về sự giàu sang và địa vị Ví dụ “贤贤贤贤” có nghĩa là thăng quan tiến chức vùn vụt, lên như diều gặp gió

- Màu xanh

Trong văn hóa Trung Quốc, màu xanh (黄) thường gắn với sự tươi trẻ, và đôi khi

mang ý nghĩa về sự trường tồn Ví dụ “黄黄黄贤” nghĩa là thanh mai trúc mã, “黄黄黄

贤” nghĩa là trò hơn thầy, con hơn cha, thế hệ sau hơn thế hệ trước

* Yếu tố văn hóa liên quan đến thành ngữ có chứa màu sắc trong tiếng ViệtMàu sắc trong thành ngữ không chỉ đơn thuần là yếu tố thị giác mà còn gắn

liền với các biểu tượng văn hóa của Việt Nam Mỗi một màu sắc sẽ mang một ý

nghĩa đặc biệt, xuất phát từ kinh nghiệm sống cũng như là quan niệm của người Việt

- Màu đỏ

Trong văn hóa Việt Nam, màu đỏ mang lại sự may mắn và niềm vui Nó thường

Trang 28

tượng trưng cho niềm vui, hỷ sự và sự khởi đầu may mắn Trong đại đa số các

đám cưới của người Việt, khách đến dự đều sẽ mặc bộ trang phục có màu đỏ,

tượng trưng cho lời chúc phúc tốt đẹp nhất đến cho đôi dâu rể Thành ngữ “Đỏ

như son” thể hiện sự tươi mới, rạng rỡ và gặp nhiều may mắn

Tuy nhiên, bên cạnh biểu tượng may mắn thì màu đỏ còn đại diện cho sự giận

dữ Như “Mặt đỏ tía tai” miêu tả trạng thái tức giận đến mức khuôn mặt đỏ

bừng

- Màu đen

Màu đen trong văn hóa Việt Nam thường gắn với những điều không may mắn, xui rủi hoặc tiêu cực Thành ngữ “Chó đen giữ mực” thể hiện sự ngoan cố, chứng nào tật nấy, không chịu sửa sai lầm và khuyết điểm Cách sử dụng màu đen như vậy thể hiện quan niệm văn hóa của người Việt về sự xấu xa và điều không tốt lành

- Màu trắng

Màu trắng thường mang ý nghĩa trung lập hoặc tiêu cực trong tiếng Việt

Thành ngữ “Hai bàn tay trắng” ám chỉ tình trạng không một chút vốn liếng, tài sản gì “Đồng trắng nước trong” là chỉ những nơi đồng trũng, ngập nước khó làm ăn, hay mất mùa

Ngoài ra, màu trắng cũng dùng để chỉ sự thuần khiết, trong sáng, đặc biệt trong ngữ cảnh miêu tả phụ nữ hoặc trẻ em Ví dụ “Trong giá trắng ngần” chỉ người con gái trong trắng, có phẩm chất tốt đẹp

- Màu vàng

Sắc vàng trong thành ngữ tiếng Việt là một màu khá nổi bật và bắt mắt Màu vàng thể hiện niềm vui, nhiệt huyết và năng lượng mạnh mẽ Bên cạnh đó, màu vàng trong thành ngữ tiếng Việt đôi khi còn thể hiện ý nghĩa tiêu cực Thành ngữ “Cá vàng bụng bọ” ám chỉ bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong bụng

dạ thì bẩn thỉu xấu xa Thành ngữ “Mặt xanh nanh vàng” là chỉ sắc mặt nhợt nhạt, yếu đuối

- Màu xanh

Trang 29

Màu xanh gắn liền với thiên nhiên, sự bình yên Ví dụ thành ngữ “Bén rễ xanh cây” nói về cây cối nảy mầm, chỉ sự phát triển sinh sôi.

Ngoài ra, đôi khi màu xanh cũng thể hiện sự mệt mỏi, thành ngữ “Xanh như tàu lá” diễn tả tình trạng ốm yếu hoặc sợ hãi của một người nào đó

2.2.4 Ý nghĩa của thành ngữ có chứa màu sắc cuộc sống trong tiếng Hán và tiếng Việt

Các thành ngữ chứa yếu tố màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt không chỉ làmphong phú ngôn ngữ mà còn phản ánh những giá trị văn hóa, tâm tư và quan niệm sống của người dân Mỗi màu sắc đều mang những ý nghĩa đặc trưng, thểhiện sự giao thoa giữa ngôn ngữ và văn hóa Qua việc nghiên cứu các thành ngữ có chứa màu sắc này, chúng ta không chỉ hiểu thêm về ngôn ngữ mà còn biết thêm về những giá trị văn hóa sâu sắc do thế hệ ông cha ta để lại Điều nàynhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong ngôn ngữ, giúp cho thế hệ mai sau có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc mình

2.3 So sánh đối chiếu các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt

2.3.1 Điểm giống nhau của các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt

2.3.1.1 Điểm giống nhau về âm tiết

- Các thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt đều rất đa dạng về số lượng âm tiết: thành ngữ có 4 âm tiết, 5 âm tiết, 6 âm tiết,…

- Từ bảng thống kê số liệu, có thể nhận thấy rằng: thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt phần lớn có 4 âm tiết, lần lượt chiếm đến 94%

và 74% Bên cạnh đó, số lượng thành ngữ có 3, 5, 6, 8 âm tiết chiếm tỉ lệ rất thấp và một số thậm chí còn không có

Ví dụ:

Trang 30

黄黄黄黄: mơ mộng hão huyền

Hồng nhan bạc mệnh: thân phận người phụ nữ đẹp thường nghịch cảnh, gian truân

2.3.1.2 Về màu sắc

Từ bảng thống kê số liệu, có thể nhận thấy rằng: thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt sử dụng nhiều màu sắc, trong đó màu trắng, vàng, đỏ chiếm phần lớn Bên cạnh đó, thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt còn sử dụng nhiều màu sắc khác như xanh, đen, xám, tím, bạc, hồng,…

Ví dụ:

黄黄黄黄: trẻ người non dạ, thiếu kinh nghiệm sống

Gạo trắng nước trong: nơi trù phú, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đời sống dễ chịu

2.3.1.3 Về ý nghĩa

- Từ bảng thống kê số liệu, thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt đều mang ý nghĩa sâu sắc và nhiều thành ngữ mang 2 hoặc nhiều lớpnghĩa khác nhau

- Thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể mang nghĩa tích cực, tiêu cực hoặc trung tính

Ví dụ:

Tích cực:

黄黄黄黄: hoàn hảo, không có khuyết điểm

Bén rễ xanh cây: cây cối nảy mầm, chỉ sự phát triển sinh sôi

Tiêu cực:

黄黄黄黄: cố ý làm lẫn lộn đúng sai, chỉ sự gian trá

Trang 31

Tím ruột bầm gan: cảm giác đau đớn, uất hận rất lớn, diễn tả trạng thái nội tâm chịu đựng sự dày vò

Trung tính:

贤贤贤贤: màu sắc sặc sỡ của đôi nam nữ

Xúm đen xúm đỏ: xúm lại thành một đám rất đông, chen chúc nhau

- Tiếng Hán và tiếng Việt đều sử dụng thành ngữ có yếu tố màu sắc để chỉ về tưduy nhận thức, tính cách và vẻ bề ngoài con người Ví dụ:

贤贤贤贤: "Ánh đỏ rạng ngời trên mặt", chỉ người có sắc mặt hồng hào, khỏe mạnh

Đỏ da thắm thịt: người béo tốt, khỏe mạnh, da dẻ hồng hào

2.3.1.4 Về miền nghĩa

Các thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt đều rất đa dạng về miền nghĩa như: quan niệm, tâm lí, lối sống, tính chất, tự nhiên, hoàn cảnh sống, đạo đức, ngoại hình, tính cách,… Trong đó, thành ngữ thuộc miền nghĩa tính chất, hoàn cảnh sống, đạo đức chiếm phần lớn

Ví dụ:

Miền nghĩa tính chất:

黄黄黄黄: thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ

Đỏ như râu ngô: màu đỏ hoe hoe vàng của tóc

Miền nghĩa hoàn cảnh sống:

黄黄黄黄: tay trắng dựng cơ đồ

Đói vàng cả mắt: đói bào gan bào ruột

Miền nghĩa đạo đức:

黄黄黄贤: “hoa vàng cuối mùa”, chỉ những người già vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, thanh cao, trong sạch

Trang 32

Cá vàng bụng bọ: bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong bụng dạ thì bẩn thỉu xấu xa

2.3.2 Điểm khác nhau của thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong

tiếng Hán và tiếng Việt

2.3.2.1 Về số lượng âm tiết:

Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt có 4 âm tiết chiếm tỉ lệ cao nhất, thế nhưng thành ngữ 4 âm tiết trong tiếng Hán vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn so với tiếng Việt Bên cạnh đó, thành ngữ 6 âm tiết, 8 âm tiết trong tiếng Hán chiếm tỉ lệ rất thấp và thậm chí một số còn không có Trong khi tiếng Việt thành ngữ 5 âm tiết, 6 âm tiết lần lượt chiếm 8% và được xếp ở vị trí cao thứ 2 trong bảng Trong ngữ liệu tiếng Hán mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu, không có thành ngữ nào có 3 âm tiết,

5 âm tiết và 7 âm tiết Trong khi đó tiếng Việt tồn tại thành ngữ 3 âm tiết, 5 âmtiết Như vậy qua bảng số liệu đối chiếu trên, thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắctrong tiếng Việt có sự đa dạng về số lượng âm tiết hơn so với tiếng Hán

2.3.2.3 Về ý nghĩa

Qua biểu đồ đối chiếu trên , chúng ta có thể nhận thấy thành ngữ có chứa yếu tố màu sắc trong tiếng Hán về ý nghĩa mang tính tích cực chiếm tỷ lệ cao hơn so với thành ngữ tiếng Việt , ngược lại thì thành ngữ có chứa yếu tố màu sắc trong tiếng Việt mang ý nghĩa tiêu cực lại nhiều hơn so với Tiếng Hán ,

về thành ngữ mang ý nghĩa trung tính thì chiếm tỷ lệ thấp hơn so với ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong Tiếng Hán và Tiếng Việt

2.3.2.4 Về tên màu sắc và tần số xuất hiện

Qua hai biểu đồ trên có thể thấy được tên màu sắc và tần số xuất hiện trong thành ngữ có chứa yếu tố màu sắc trong Tiếng Hán và Tiếng Việt rất đa dạng Trong đó màu trắng trong Tiếng Hán và màu đỏ, màu trắng trong Tiếng Việt chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 27,69% và 22.03% Bên cạnh đó thì tên cácmàu sắc trong thành ngữ có chứa yếu tố màu sắc trong Tiếng Hán lại đa dạng

Trang 33

hơn so với Tiếng Việt, cụ thể: trong Tiếng Hán thì màu xanh được phân thành 3loại khác nhau mà Tiếng Việt thì chỉ nói cụ thể về một màu xanh nhất định Ngoài ra trong Tiếng Hán có màu xám còn Tiếng Việt thì lại không có Ngược lạiTiếng Việt có màu hồng còn Tiếng Hán thì không.

2.3.2.5 Về phân loại miền nghĩa

Qua biểu đồ số liệu trên , ta có thể thấy được cả thành ngữ tiếng Hán vàtiếng Việt đều cùng sử dụng yếu tố chỉ màu sắc để miêu tả quan niệm, tâm lý,lối sống, đạo đức Phần lớn thì Tiếng Hán chiếm đa số và có tỷ lệ caohơn Ngoài ra miền quan niệm và miền tính chất trong Tiếng Việt có tỷ lệ ngangnhau và chiếm tỷ lệ cao hơn so với một số miền nghĩa khác

III Kết luận

Màu sắc trong các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Hán không chỉ là yếu tố miêu tả mà còn mang tính biểu tượng sâu sắc, giúp làm nổi bật và truyền tải những ý nghĩa phong phú về cảm xúc, tình huống, và trạng thái con người Thông qua màu sắc, thành ngữ trở nên sống động hơn, thể hiện những nét vănhóa độc đáo và cách nhìn của con người về cuộc sống Điều này cho thấy sức mạnh của ngôn ngữ dân gian trong việc phản ánh bản sắc dân tộc, đồng thời làm cho giao tiếp trở nên giàu hình ảnh, gần gũi và dễ hiểu hơn

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt”, việc xảy ra sai sót là điều không thể tránh khỏi Thông qua việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt đã mang đến nhiều phát hiện quan trọng về ngôn ngữ

và văn hóa của hai dân tộc, góp phần làm nổi bật các giá trị truyền thống cũng như ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử và xã hội trong tư duy ngôn ngữ Qua việc phân tích các thành ngữ chỉ màu sắc, chúng ta thấy rằng dù có sự tương đồng

về cách sử dụng màu sắc để biểu đạt ý nghĩa, nhưng cách hiểu và áp dụng lại

có sự khác biệt rõ rệt, gắn với những giá trị văn hóa và triết lý sống đặc trưng của mỗi dân tộc

Từ những điểm tương đồng và khác biệt này, có thể nhận thấy rằng thành ngữ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt không chỉ đơn thuần là một phần của ngôn ngữ mà còn là tấm gương phản chiếu tư duy, cách nhìn nhận cuộc sống và thế giới của hai dân tộc Việc hiểu biết và trân trọng những nét

Ngày đăng: 12/12/2024, 21:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w