Quân đội Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách đã gây ra rất nhiều khókhăn, phức tạp đối với Chính phủ và nhân dân ta trong bối cảnh nước nhà vừamới giành lại độc lập, nền kinh tế ki
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
***
-TIỂU LUẬNMôn: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
Đề tài: Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954
Họ và tên: Đỗ Phương Thảo Lớp: Truyền thông Quốc tế Khóa: 42
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2024
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
***
-TIỂU LUẬNMôn: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
Đề tài: Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954
Họ và tên: Đỗ Phương Thảo Lớp: Truyền thông Quốc tế Khóa: 42
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Kết cấu của tiểu luận 5
I GIAI ĐOẠN 1945 – 1946: NGOẠI GIAO KHÔN KHÉO, MỀM DẺO, LINH HOẠT: 6
1 Hiệp định sơ bộ 6/3: 6
1.1 Bối cảnh và diễn biến: 6
1.2 Nội dung hiệp định: 10
1.3 Ý nghĩa: 11
2 Bản tạm ước 14/9: 13
2.1 Bối cảnh: 13
2.2 Diễn biến và nội dung bản tạm ước: 18
II GIAI ĐOẠN 1947 – 1954: NGOẠI GIAO NHÂN DÂN: 22
1 Bối cảnh và nội dung: 22
2 Hiệp định Giơ-ne-vơ: 25
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 4Trong những ngày tháng sau đó, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkiên trì về nguyên tắc, song linh hoạt về sách lược, tiến hành các hoạt độngngoại giao rất khôn khéo để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ Hiệpđịnh Sơ bộ ngày 6 tháng 3 và Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946 là đỉnh caocủa đấu tranh ngoại giao trong những ngày đầu lập nước, thể hiện mẫu mực tưtưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “biết mình, biết người, biết thời thế, biếtdừng và biết biến" Hoạt động ngoại giao ở thời điểm đó đã thực sự góp phần tolớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam chúng ta khi nó giúp tranhthủ được một khoảng thời gian hòa hoãn ngắn ngủi nhưng hết sức quý báu đểxây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn dân, trường kỳ saunày.
Bài tiểu luận của em sẽ đi sâu vào phân tích những chính sách ngoại giao đượcĐảng và nhà nước thi hành lúc bấy giờ nhằm cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn
Trang 5về nguyên nhân, bối cảnh dẫn đến những quyết định trong chính sách ngoạigiao thời kì này và kết quả mà nó đem lại.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa đến cái nhìn tổng quan về tình hình thế giới – khu vực và việc triển khaichính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954
- Từ những kiến thức trên, đưa ra đánh giá về những thành tích cũng nhưnhững mặt còn hạn chế của chính sách
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Bối cảnh thế giới – khu vực và trong nước những năm 1945 – 1954
+ Tư tưởng, đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước giai đoạn
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: trình bày tổng quan bối cảnh và đặc điểmchính trị - xã hội của thế giới – khu vực giai đoạn 1945 – 1954, qua đó cungcấp cụ thể về những tư tưởng, đường lối của chính sách ngoại giao Việt Namgiai đoạn 1945 – 1954
- Phương pháp logic: thông qua chính sách ngoại giao,đưa đến đánh giá về sựđóng góp và hạn chế của các chính sách
5 Kết cấu của tiểu luận
Trang 62 Giai đoạn 1947 – 1954: Ngoại giao nhân dân.
3 Kết luận và đánh giá chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1945 –1954
NỘI DUNG
I GIAI ĐOẠN 1945 – 1946: NGOẠI GIAO KHÔN KHÉO, MỀM
DẺO, LINH HOẠT:
1 Hiệp định sơ bộ 6/3:
1.1 Bối cảnh và diễn biến:
a Tình thế phức tạp:
Theo thỏa thuận của nguyên thủ các nước đồng minh chống phát xít (Liên Xô,
Mỹ, Anh) họp tại Postdam tháng 7/1945, tháng 9/1945, 180.000 quân TrungHoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) tiến vào miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 16trở ra để giải giáp quân đội phát xít Nhật vừa bị đồng minh đánh bại Lý docông khai là như vậy, nhưng các tướng lĩnh chỉ huy quân Tưởng và đám tay saingười Việt Nam trong Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách), ViệtNam Quốc dân đảng (Việt Quốc) như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh,Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ … không hề che giấu ý đồ thực sự của họ
là “diệt Cộng, cầm Hồ” (tiêu diệt Cộng sản, bắt giữ Hồ Chí Minh) và ở lại ViệtNam vô thời hạn
Quân đội Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách đã gây ra rất nhiều khókhăn, phức tạp đối với Chính phủ và nhân dân ta trong bối cảnh nước nhà vừamới giành lại độc lập, nền kinh tế kiệt quệ sau 80 năm đô hộ của thực dân Pháp
và phát xít Nhật, xã hội còn vô vàn khó khăn
Ngày 23/9/1945, chưa đầy một tháng sau ngày nước ta tuyên bố độc lập, ở SàiGòn, được sự tiếp tay, hỗ trợ của quân đội Anh đang làm nhiệm vụ giải giápquân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào phía Nam, quân Pháp nổ súng bắt đầu cuộc
Trang 7chiến tranh xâm lược nhằm áp đặt trở lại chế độ thực dân lỗi thời lên đất nước
ta Tuy nhiên, âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân đội Pháp đã vấp phải
sự kháng cự anh dũng và mạnh mẽ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Xứ
ủy Nam Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ.Ngày 28/2/1946, tại Trùng Khánh, Trung Quốc, đại diện chính phủ Tưởng GiớiThạch và đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định theo đó Pháp đồng ý trả lại choTưởng các tô giới của Pháp ở Trung Quốc, bán lại cho Tưởng đường sắt ở VânNam Bất chấp chủ quyền của Việt Nam, Pháp cũng thỏa thuận cho chính phủTưởng Giới Thạch tự do sử dụng cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vậnchuyển qua miền Bắc Việt Nam được miễn thuế Đổi lại những nhân nhượngnói trên, phía Tưởng Giới Thạch đồng ý cho quân Pháp ra Bắc Việt Nam thaythế quân đội Tưởng giải giáp quân Nhật, trong khoảng thời gian từ 01 đến31/3/1946 Như vậy là chính quyền Tưởng Giới Thạch và Pháp đã thỏa hiệp vớinhau trên lưng nhân dân Việt Nam Trong khi đó ở trong nước, theo lệnh quanthầy, đám tay sai của Tưởng trong Việt Quốc, Việt Cách tiến hành nhiều hoạtđộng khiêu khích, đòi lật đổ chính quyền cách mạng, hô hào kích động chiếntranh giữa Việt Nam và Pháp
Ngày 1/3/1946, nhận được tin về việc ký kết Hiệp định Trùng Khánh, tướngPhilippe Leclerc, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, ralệnh cho hạm đội Pháp nhổ neo rời Sài Gòn ra Hải Phòng Đồng thời, PhilippeLeclerc cũng chỉ thị cho phái bộ Jean Sainteny ở Hà Nội cố gắng đạt được thỏathuận với Chính phủ Việt Nam để quân Pháp có thể an toàn ra miền Bắc màkhông vấp phải sự kháng cự, chống đối nào từ phía Việt Nam như họ đã vàđang vấp phải ở miền Nam Việt Nam
Tháng 1/1946, Chính phủ ta đã nhận được tin đại diện của Pháp và chính quyềnTưởng Giới Thạch đang mặc cả với nhau ở Trùng Khánh, Trung Quốc Thời
Trang 8gian đó Hồ Chủ tịch và Jean Sainteny cũng đã tiến hành các cuộc đàm phán bímật tại 38 Lý Thái Tổ (nay là Cung Thiếu nhi Hà Nội) Giúp việc Hồ Chủ tịchtrong các cuộc đàm phán là Giáo sư Hoàng Minh Giám, Đổng lý Văn phòng BộNội vụ Giúp việc cho Sainteny là Leon Pignon, Cố vấn chính trị của Cao ủyPháp ở Đông Dương Phía Việt Nam đảm nhiệm bảo vệ an ninh, an toàn chocác cuộc đàm phán này.
Ngay từ tháng 11/1945, Trung ương Đảng ta đã nhận định sớm muộn bọn đếquốc sẽ nhân nhượng với nhau để cho Pháp trở lại Việt Nam Nhận định nàycũng được nêu ra tại Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (8/1945), trướcngày Cách mạng Tháng Tám thành công Lập trường của Hồ Chủ tịch vàThường vụ Trung ương Đảng lúc này là nếu Pháp cho Đông Dương tự trị theotuyên bố 24/3/1945 của De Gaulle thì ta kiên quyết đánh, nhưng nếu cho ĐôngDương tự chủ thì có thể hòa để phá tan âm mưu của “bọn Tàu trắng, bọn phảnđộng Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn lại”
Ngày 5/3/1946, hạm đội Pháp do tướng Philippe Leclerc chỉ huy tới Vịnh Bắc
Bộ Viện cớ Hiệp định Trùng Khánh là do Bộ Ngoại giao Tưởng Giới Thạch kývới Pháp, nhưng quân Tưởng ở Bắc Việt Nam vẫn chưa nhận được lệnh từ BộTổng tham mưu ở Trùng Khánh, Chu Phúc Thành, quyền Tư lệnh quân Tưởng
ở Bắc Việt Nam không đồng ý cho quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế giảigiáp quân Nhật và nói rõ nếu quân Pháp cứ đổ bộ lên Hải Phòng thì quânTưởng sẽ nổ súng Thực chất, Chu Phúc Thành và một số tướng lĩnh Tưởngkhác muốn kéo dài thời gian ở lại Việt Nam để tiếp tục vơ vét của cải, làm giàu
b Diễn biến bất ngờ và giây phút quyết định:
Sáng sớm 6/3/1946, hạm đội Pháp từ Vịnh Bắc Bộ tiến vào cảng Hải Phòng.Quân Tưởng ở dọc sông Cửa Cấm đã nổ súng vào tàu chiến Pháp Quân Phápbắn trả làm nổ tung kho đạn của quân Tưởng ở Cảng Hải Phòng Cuộc đấu súng
Trang 9giữa hai bên kéo dài tới trưa ngày 6/3/1946 Nhiều binh lính của Pháp và Tưởng
bị thương vong, nhiều tàu Pháp bị trúng đạn Cuộc đụng độ giữa quân Tưởng vàquân Pháp ở Hải phòng đã làm đảo lộn tính toán ban đầu của cả quân Tưởng vàđám tay sai Quân Tưởng và bọn tay sai của họ định lợi dụng việc quân Pháp ramiền Bắc Việt Nam để kích động xung đột giữa Việt Nam và Pháp Nhưng điềutrớ trêu là kẻ đầu tiên nổ súng vào quân Pháp lại là quân Tưởng và lúc này kẻmong muốn phía ta và Pháp sớm đạt thỏa thuận lại chính là số tướng lĩnh chỉhuy quân Tưởng mong muốn thực hiện Hiệp định Trùng Khánh 28/2/1946.Đêm 5/3/1946 và sáng 6/3/1946, một số tướng lĩnh Tưởng nhiều lần đề nghịChính phủ ta nên sớm đạt thỏa thuận với phía Pháp để tránh chiến tranh mởrộng
Cho tới 1h sáng ngày 6/3/1946, cuộc đàm phán giữa Hồ Chủ tịch và Saintenyvẫn còn có bế tắc lớn về vấn đề độc lập của Việt Nam Ta kiên quyết khôngchấp nhận chữ tự trị do phía Pháp nêu ra, nhưng phía Pháp chưa chịu chấp nhậnchữ độc lập của ta
Sáng sớm ngày 6/3/1946, trong giờ phút quyết định, Thường vụ Trung ươngĐảng nhất trí với đề nghị của Hồ Chủ tịch cách giải quyết bế tắc trong đàmphán, đó là: “Nước Pháp công nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do ”với một định nghĩa của từ “tự do” 12h trưa ngày 6/3/1946, Hồ Chủ tịch vàSainteny họp lại Phía Pháp đồng ý với đề nghị trên của ta và hai bên thông qua
dự thảo Hiệp định 16h30 ngày 6/3/1946, lễ ký kết Hiệp định sơ bộ giữa Chínhphủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp được tổ chức tại 38 LýThái Tổ, Hà Nội Tham dự lễ ký còn có các nhà ngoại giao của Mỹ, Anh,Tưởng Giới Thạch và Louis Caput, đại diện Đảng Xã hội Pháp ở Việt Nam Saukhi Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Minh Giám đọc to nội dung bản Hiệp định vàcác phụ khoản kèm theo, Hồ Chủ tịch với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam
Trang 10Dân chủ Cộng hòa nhìn lướt các điều khoản của Hiệp định và đặt bút ký Tiếp
đó, Người chuyển văn bản Hiệp định cho Vũ Hồng Khanh ký với danh nghĩađại diện đặc biệt của Hội đồng Chính phủ (do Bộ trưởng Ngoại giao NguyễnTường Tam không chịu ký) Người ký cuối cùng là Sainteny
1.2 Nội dung hiệp định:
Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp ngày 6/3/1946 gồm 5 nội dung chính:
- Thứ nhất, nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là mộtquốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính củamình, ở trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp
- Thứ hai, chính phủ Pháp cam kết sẽ thừa nhận những quyết định của cuộctrưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ
- Thứ ba, nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Namlàm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa giải giáp quân Nhật Số quânPháp này sẽ phải rút hết trong thời hạn 5 năm, mỗi năm sẽ rút 1/5
- Thứ tư, hai bên đình chiến để mở một cuộc đàm phán chính thức Trong khiđàm phán, quân hai bên ở đâu vẫn cứ đóng ở đấy
- Cuối cùng, cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội, Sài Gòn hoặcParis với nội dung: quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, quychế của Đông Dương, những quyền lợi kinh tế và văn hóa của nước Pháp ởViệt Nam Kèm theo Hiệp định là các phụ khoản về các vấn đề quân sự.Sau lễ ký kết Hiệp định, Sainteny nâng cốc chúc mừng Hồ Chủ tịch, ngỏ ý vuimừng vì bóng ma của một cuộc xung đột vũ trang đã bị đẩy lùi Hồ Chủ tịchbình tĩnh trả lời: “Cảm ơn ông Nhưng thực ra, tôi chưa vừa lòng Ông biết đấy,tôi muốn nhiều hơn, tôi muốn nước tôi độc lập, và chắc chắn nước tôi sẽ đượcđộc lập”
Trang 11Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên mà Nhànước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với nước ngoài Cuối thế kỷ XIX,bằng hai Hòa ước Harmand (1883) và Patenôtre (1884) ký với triều đình nhàNguyễn, nước Pháp đã áp đặt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân lên toàn bộ đấtnước ta, mọi quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, kể cả quyền ngoạigiao đã bị tước đoạt.
Hơn 60 năm sau, ngày 6/3/1946, trước ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc,sức đấu tranh quật cường, anh dũng của toàn thể dân tộc ta dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính phủ Pháp đãbuộc phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, phải thừa nhận chủ quyềnđầy đủ của ta về nội trị, những điều mà thâm tâm họ không mong muốn
Hiệp định cũng thể hiện chủ quyền của ta với việc quy định rõ nước Pháp chỉđược đưa ra Bắc Việt Nam 15.000 quân thay thế quân Tưởng và phải rút hếttrong vòng 5 năm Vào thời điểm này ở miền Nam Việt Nam, quân Pháp có hai
sư đoàn bộ binh thuộc địa số 3 và số 9 và một sư đoàn thiết giáp Việc phải đưa
sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 và sư đoàn thiết giáp ra Bắc Việt Nam đã tạmthời làm mỏng bớt lực lượng quân sự của Pháp ở Nam Bộ, tạo điều kiện cho
Trang 12quân và dân miền Nam có thêm điều kiện để củng cố, tăng cường lực lượng tiếptục kháng chiến.
Có thể nói, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và đối phương lúc bấy giờ,Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã chứa đựng những điều khoản có lợi nhất mà phíaViệt Nam có thể đạt được
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 mở đầu thời kỳ tạm hòa hoãn giữa ta và Pháp Mộtloạt hoạt động ngoại giao quan trọng do đích thân Hồ Chủ tịch và các vị lãnhđạo Việt Nam tiến hành với chính phủ Pháp trong năm 1946 cho tới trước ngàytoàn quốc kháng chiến 19/12/1946 như: cuộc gặp của Hồ Chủ tịch với Cao ủyD'Argenlieu trên Vịnh Hạ Long ngày 24/3/1946, Hội nghị trù bị tại Đà Lạttháng 4-5/1946, Phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm thiện chí Pháp tháng 4-5/1946, Hội nghị Fontainebleau tháng 7 – 9/1946 và chuyến thăm lịch sử của
Hồ Chủ tịch tới Pháp từ đầu tháng 6 tới giữa tháng 9/1946 với việc ký kết Tạmước 14/9/1946…
Các hoạt động ngoại giao nói trên đã khẳng định và nêu bật lập trường chínhnghĩa, thiện chí mong muốn hòa bình, hữu nghị của Chính phủ và nhân dân ta,đồng thời vạch trần dã tâm xâm lược, lật lọng, hiếu chiến lỗi thời của chínhquyền thực dân Pháp Với Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Chính phủ và nhân dân ta
có thêm một thời gian rất cần thiết để củng cố, tăng cường lực lượng chuẩn bịcho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, điều mà Đảng và Hồ Chủtịch biết chắc là không tránh khỏi
Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX sẽ mãi ghi nhớbản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 giữa Việt Nam và Pháp như một mốc son chóilọi, một kỳ tích khởi đầu quá trình phát triển của nền ngoại giao thời đại Hồ ChíMinh, thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệthuật đàm phán có nguyên tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 13và Thường vụ Trung ương Đảng ta trong những tháng ngày đầu tiên đầy khókhăn, gian khổ của chính quyền cách mạng, vừa phải chống cả thù trong lẫngiặc ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổquốc gia, bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 cũng để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc vềnhững vấn đề chiến lược, sách lược như nhân nhượng có nguyên tắc, giànhthắng lợi từng bước, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và tận dụngđúng thời cơ Hiệp định sơ bộ Việt Nam – Pháp 6/3/1946 có thể được xem như
là một sự vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm kinh điển của Lê Nin và ĐảngBolsevich Nga trong việc ký kết hiệp định Brest-Litovsk giữa nước Nga Xô-Viết với nước Đức đế quốc tháng 3/1918
2 Bản tạm ước 14/9:
2.1 Bối cảnh:
Sau ngày Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp (6/3/1946) được ký kết, thông qua
Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cao ủy Pháp Thierry d’Argenlieu đề nghịđược gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh để trao đổi về việc thực thi các quy định củaHiệp định sơ bộ
Trang 14Nhận rõ ý đồ của Cao ủy d’Argenlieu trì hoãn cuộc đàm phán chính thức vàmuốn cuộc đàm phán diễn ra ở Đông Dương để dễ bề kiểm soát, khống chế,phong tỏa thông tin, Hồ Chủ tịch kiên quyết yêu cầu cuộc đàm phán chính thứcsớm được tổ chức tại Paris để tranh thủ sự hậu thuẫn của dư luận Pháp, nhất làlúc đó hai đảng Cộng sản và Xã hội Pháp đang có sự ủng hộ tương đối mạnhtrong dân chúng Tuy vậy, để tránh bế tắc, Hồ Chủ tịch đồng ý với d’Argenlieu
sẽ tổ chức một hội nghị trù bị tại Đà Lạt để vừa tìm hiểu lập trường của Phápvừa kiềm chế Pháp và hỗ trợ cho đồng bào Nam Bộ
Sáng sớm ngày 16/4/1946, phái đoàn Việt Nam rời Hà Nội và tới Đà Lạt tốingày 17/4/1946 Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam tại hội nghị Đà Lạt là ôngNguyễn Tường Tam Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệpKháng chiến, và Phó Trưởng đoàn là ông Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Ủy banKháng chiến toàn quốc cùng 13 đoàn viên chính thức gồm các ông: Trịnh VănBính, Cù Huy Cận, Vũ Văn Hiền, Trần Đăng Khoa, Dương Bạch Mai, PhạmNgọc Thạch, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Hồng Khanh, BùiCông Trừng, và Nguyễn Mạnh Tường Đoàn có một số cố vấn gồm các ông:Phạm Khắc Hòe, Kha Vạng Cân, Tạ Quang Bửu, Kiều Công Cung, Đinh VănHớn, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Tường Thụy, Hồ HữuTường, Trần Văn Tuyên
Trước khi đoàn đàm phán Việt Nam lên đường đi Đà Lạt, Hồ Chủ tịch đã căndặn các thành viên trong đoàn phải đoàn kết, thống nhất, giữ vững kỷ luật, bámsát tinh thần và nội dung của Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 khi trao đổi với đốiphương Người đặc biệt dặn dò đoàn: “Cần đặt vấn đề Nam Bộ và vấn đề đìnhchiến lên đầu chương trình nghị sự”
Hội nghị trù bị bắt đầu lúc 9 giờ sáng ngày 19/4/1946 tại Trường trung họcYersin Đà Lạt Trước và trong quá trình hội nghị, phía Pháp đã liên tục kiếm cớ
Trang 15gây khó dễ cho đoàn Việt Nam như: thông báo Cao ủy d’Argenlieu sẽ làTrưởng đoàn Pháp, nhưng trước sự phản đối mạnh mẽ của phía Việt Nam, ý đồnày không thực hiện được và phía Pháp phải để Max Andre, người mới từ Parissang làm trưởng đoàn; không cho đại biểu Phạm Ngọc Thạch từ Sài Gòn lêntham gia đoàn ta; ngăn đoàn ta sử dụng máy vô tuyến điện để liên lạc…
Trong quá trình họp, phía Pháp thể hiện rõ lập trường thực dân lỗi thời nhưkhông công nhận Việt Nam có quyền ngoại giao, không có quyền ký các hiệpước quốc tế và đặc biệt muốn tách Tây Nguyên thành khu tự trị, không bàn đếnvấn đề Nam Bộ Vì những bất đồng căn bản giữa hai bên nên Hội nghị Đà Lạtkết thúc ngày 11/5/1946 mà không đạt kết quả gì
b Mục tiêu nhất quán của ta:
Ngày 18/5/1946, Cao ủy d’Argenlieu từ Sài Gòn ra Hà Nội cố gắng thuyết phục
Hồ Chủ tịch và đoàn đại biểu Việt Nam chưa sang Pháp với lý do Pháp chưabầu được chính phủ Tuy nhiên, Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta kiên quyết khôngchấp nhận lý do do d’Argenlieu đưa ra Ngày 29/5/1946, theo kế hoạch, Hồ Chủtịch ký quyết định cử đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Bộ trưởng Ngoạigiao Nguyễn Tường Tam dẫn đầu sang Pháp đàm phán cùng với chuyến thămchính thức nước Pháp của Người từ ngày 31/5/1946 Phía Pháp cử Tướng RaoulSalan và Đại tá Tutenge tháp tùng Hồ Chủ tịch và đoàn ta từ Hà Nội sang Pháptrên hai máy bay Dakota của Pháp
Khi đoàn Việt Nam sắp lên đường thì ngày 29/5/1946, Bộ trưởng Ngoại giao,Trưởng đoàn Nguyễn Tường Tam cáo bệnh không đi Pháp nữa Sau đó ôngTam đã chạy sang Trung Quốc theo chân quân đội Tưởng Giới Thạch và cóthông tin ông ta đã mang theo toàn bộ kinh phí chuẩn bị cho đoàn Việt Nam điPháp Vì vậy, ngày 30/5/1946, ông Phạm Văn Đồng, Phó Trưởng Ban Thườngtrực Quốc hội, được cử làm Trưởng đoàn Việt Nam Với tư cách là thượng