Đây không chỉ là cơ hội để hiểu sâu sắc hơn về vai trò then chốt của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn là tiền đề để vận dụng những giá trị nhân văn, những ngu
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
Làm rõ nội dung “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” và vận dụng vào
thực tiễn hiện nay
GVHD: Nguyễn Thị Quế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Mã số sinh viên: 2200197
TP.HCM, ngày 02 tháng 11 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ii
I KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM ĐI THỰC TẾ - BẢO TÀNG BẾN NHÀ RỒNG ………1
II MỞ ĐẦU 3
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
2.2 Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu 3
III NỘI DUNG 4
3.1 Tổng quan lí luận 4
3.2 Nội dung chính 4
3.2.1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh và đạo đức cách mạng 4
3.2.2 Nguồn ngốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh\ 5
3.2.3 Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh 8
3.2.4 Vai trò đạo đức Cách mạng 11
3.2.5 Tiêu chuẩn đạo đức Cách mạng 12
3.2.6 Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng mới 13
3.3 Vận dụng tư tưởng đạo đức Cách mạng vào thực tiễn 14
IV KẾT LUẬN 16
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Hồng Quang (2012) Bài 7 Tập bài giảng môn chính trị
2 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam NXB Giáo dục
3. Sinh viên Cofer (n.d.) Lịch học phần Truy cập ngày , 22/10/2024 từ
https://sinhvien.cofer.edu.vn/sinh-vien/page-lhp.html?g=DbFKLmXd-_mdu2eNrHuLlLJswAFXKgmn4V75tLKeyFoagz1go1GQ3nTN0gD1d3p0o
nSIkmeWZA-J5eq8VioI5JiLS8oSNyc-fHkYGwInqP0uW2fTE3n03ehopIXsVrpz
4 Báo Hà Giang (2017, 6 tháng 7) Câu hỏi 25: Theo Hồ Chí Minh, ba nguyên
tắc cơ bản để xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội là những nguyên tắc nào? Truy cập ngày 29/10/2024 từ
https://baohagiang.vn/hoc-tap-theo-bac/201706/cau-hoi-25-theo-ho-chi- minh-ba-nguyen-tac-co-ban-de-xay-dung-nen-dao-duc-moi-trong-xa-hoi-la-nhung-nguyen-tac-nao-712667/
5 Thanh niên Đường sắt Chuyên đề 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Truy cập ngày
29/10/2024 từ
https://thanhnienduongsat.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=hoc- tap-dao-duc-ho-chi-minh/chuyen-de-8-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang-can-kiem-liem-chinh-chi-cong-vo-tu-763.html
6 Thư viện Pháp luật Đạo đức là gì? Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán
bộ, đảng viên trong giai đoạn mới Truy cập ngày 29/10/2024 từ
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/ chinh-sach-moi/66951/dao-duc-la-gi-chuan-muc-dao-duc-cach-mang-cua-can-bo-dang-vien-trong-giai-doan-moi
7 Hồ Chí Minh Phần I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Truy cập ngày
29/10/2024 từ
https://hochiminh.vn/book/tac-pham-ve-ho-chi-minh/tac-pham-trong-nuoc/ phan-i-tutuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-334
8 Quản lý Nhà nước (2020, 9 tháng 7) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng.Truy cập ngày 29/10/2024 từ
https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/07/09/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-cach-mang/
9 Luận văn (n.d.) Tiểu luận: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Truy cập ngày 01/11/2024 từ
https://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-noi-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-48494
Trang 4I KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM ĐI THỰC TẾ - BẢO TÀNG BẾN NHÀ
RỒNG
Bảo tàng Bến Nhà Rồng nằm bên bờ sông Sài Gòn, thuộc Quận 4, TP.HCM, là một trong những di tích lịch sử đặc biệt, nơi lưu dấu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày 5 tháng 6 năm 1911,
từ bến cảng Nhà Rồng Bác với khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đã lên đường sang Pháp trên con tàu Latouche-Tréville Đây là sự kiện khởi đầu cho hành trình tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, mở ra một trang sử mới cho Việt Nam Bến Nhà Rồng không chỉ là công trình văn hóa có giá trị, mà còn là nhân chứng cho sự hình thành và phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam
Ngày nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh hay còn gọi là Bảo tàng Bến Nhà Rồng, trưng bày hàng ngàn hiện vật, tài liệu, hình ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bảo tàng bao gồm nhiều khu trưng bày như những câu chuyện về hành trình 30 năm bôn ba hải ngoại của Bác, các dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và những đóng góp to lớn mà Người đã dành trọn cho dân tộc và nhân dân Việt Nam Mỗi hiện vật tại đây là một phần
ký ức lịch sử, là nguồn tư liệu sống động giúp thế hệ sau hiểu hơn về con người giản dị, kiên cường, đầy lý tưởng vì nước vì dân Đến thăm Bảo tàng Bến Nhà Rồng, em không chỉ được tìm hiểu sâu sắc về cuộc đời của Bác Hồ mà còn có cơ hội sống lại những chặng đường lịch sử của đất nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập Qua các hiện vật và câu chuyện tại bảo tàng, em có thể cảm nhận được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, và ý chí quật cường của Người – những giá trị truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi thế hệ người Việt Nơi đây không chỉ
là điểm đến của các nhà nghiên cứu lịch sử mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, là nơi giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng và trách nhiệm với Tổ quốc
Trang 5Hình 1 Một số hình ảnh trong chuyến đi thực tế tại Bảo tàng Bến nhà Rồng
Nghiên cứu về tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua chuyến đi thực tế tại Bảo tàng Bến Nhà Rồng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây không chỉ là cơ hội để hiểu sâu sắc hơn về vai trò then chốt của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn là tiền đề để vận dụng những giá trị nhân văn, những nguyên tắc đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại vào đời sống xã hội hiện tại
Trang 6II MỞ ĐẦU
II.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến vai trò của đạo đức cách mạng, coi đây là nền tảng quan trọng của người cách mạng, là nguồn sức mạnh tinh thần để chiến thắng mọi thử thách
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng bao gồm hệ thống các chuẩn mực như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đoàn kết, yêu thương con người, và phụng sự Tổ quốc, nhân dân Đây không chỉ là lý tưởng cao cả mà còn là lối sống thiết thực, là phương châm hành động mà mỗi cán bộ, đảng viên và công dân Việt Nam cần học hỏi, rèn luyện và thực hành
Bối cảnh xã hội hiện nay, đặc biệt là trong quá trình hội nhập và phát triển, đòi hỏi một nền tảng đạo đức mạnh mẽ để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Tuy nhiên, cùng với các thách thức từ sự phát triển kinh tế - xã hội, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng đang là vấn đề đáng lo ngại Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào đời sống hiện đại là cần thiết để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, và giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng
II.2 Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và phân tích giá trị thực tiễn của tư tưởng đó trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân, cán bộ, đảng viên, đặc biệt sinh viên
Từ đó, nghiên cứu đề xuất những phương pháp vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng trong thực tiễn cuộc sống, giúp cá nhân và tổ chức định hướng được cách thức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức theo tinh thần Hồ Chí Minh
Nghiên cứu này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Về lý luận, nó góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức cách mạng Tư tưởng của Bác không chỉ là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và Nhà nước, mà còn là nguồn cảm hứng, là động lực mạnh mẽ giúp mỗi người vượt qua khó khăn, rèn luyện bản thân, và cống hiến hết mình cho đất nước Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp những bài học quý báu cho công tác xây dựng đạo đức trong Đảng, trong các tổ chức xã hội, và cho từng cá nhân trong đời sống Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là bước đi cần thiết để bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ vững niềm tin của nhân dân và xây dựng đất nước phát triển, phồn vinh
Trang 7III NỘI DUNG
III.1 Tổng quan lí luận
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, được coi là gốc rễ của người cách mạng và là nền tảng tinh thần của
xã hội Đạo đức cách mạng được hiểu là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với người khác, với xã hội và với tự nhiên theo lập trường cách mạng, vì mục tiêu cách mạng
Đạo đức cách mạng mang những đặc điểm nổi bật như tính giai cấp sâu sắc, tính khoa học dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tính chiến đấu trong việc bảo vệ cái thiện và đấu tranh chống cái ác, cùng tính thực tiễn gắn liền với đời sống nhân dân Nó đóng vai trò then chốt như một động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, là nhân tố bảo đảm thành công của cách mạng và là nền tảng xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Các nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng được thể hiện qua những phẩm chất như trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng và tình thương yêu con người Trong giai đoạn hiện nay, đạo đức cách mạng càng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nền tảng tinh thần xã hội, định hướng giá trị, tăng cường đoàn kết và đấu tranh chống suy thoái đạo đức, góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong thời kỳ mới
Việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ mang tính lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng để xứng đáng với di sản tư tưởng mà Người để lại
III.2 Nội dung chính
III.2.1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh và đạo đức cách mạng
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩ Mác-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”
Trang 8Đạo đức cách mạng là hệ thống những phẩm chất và giá trị đạo đức mà một người cách mạng phải có, nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân dân và đất nước, chứ không phải lợi ích cá nhân Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng đạo đức cách mạng là nền tảng của người cách mang, quan điểm “đức là gốc” của Hồ Chí Minh có nội dung phong phú, bao trùm và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, ngoài ra, đạo đức cách mạng còn liên quan đến thành bại của cách mạng, là thước đo cao thượng của con người, là động lực giúp con người vượt lên trong mọi hoàn cảnh Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản khi gặp thuận lợi thành công cũng vẫn giũ tinh thần khiêm tốn
III.2.2 Nguồn ngốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh\
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa
tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông đã để lại
a) Nguồn gốc thực tiễn
+ Diện mạo xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Cuối thế kỷ 19, Việt Nam rơi vào tình cảnh bị đô hộ bởi thực dân Pháp sau khi triều đình nhà Nguyễn ký các hiệp ước nhượng bộ từng phần đất nước Từ
1858 thực dân pháp xâm lược Việt Nam đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Việt Nam Đến năm 1884 chúng đã thiết lập được sự thống trị xã hội thuộc địa, nửa phong kiến ở Vệt Nam Dưới sự thống trị của thực dân, đời sống của nhân dân lâm vào cảnh lầm than Người nông dân bị bần cùng hóa bởi các chính sách bóc lột của thực dân và địa chủ Những cuộc khởi nghĩa của các phong trào yêu nước theo con đường phong kiến như: Phong trào Cần Vương (1885-1896); Phong trào Đông Du và Duy Tân (1906-1908) Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh; Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907); Phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927-1930)…Tuy nhiên các phong trào đều thất bại Sự thất bại này cho thấy con đường cứu nước cũ kỹ, dựa trên sự bảo vệ quyền lợi của triều đình và sĩ phu, không còn khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Bối cảnh thời đại:
Thế giới vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đang chứng kiến những biến đổi lớn lao Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, kèm theo đó là sự gia tăng của các phong trào công nhân và sự lan rộng của phong trào cách mạng vô sản trên toàn
Trang 9thế giới Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là sự kiện mang tính lịch sử, đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp vô sản và mở ra thời đại mới cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và các nước thuộc địa
Các nước thuộc địa trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á, đang đấu tranh chống lại sự thống trị của các đế quốc Nhiều lãnh tụ, nhà hoạt động cách mạng đã tìm cách học hỏi từ cuộc cách mạng thành công của nước Nga để áp dụng vào tình hình nước mình
b) Nguồn gốc tư tưởng lí luận
Những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc: đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc gồm:
Chủ nghĩa yêu nưóc và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước, đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh xuyên suốt lịch sử dân tộc
+ Tinh thần nhân nghĩa, đề cao đạo lí làm người, khuyên con người sống
có tình, có nghĩa, nhân đức, thuỷ chung vẹn tròn chữ Trung chữ Hiếu
+ Truyền thống đoàn kết, hành vi ứng xử nhân ái trong gia đình và xã hội, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn khó khăn
+ Truyền thống cần cù, dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời ham học hỏi và luôn biết mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá nhân loại
Tinh hoa văn hoá nhân loại: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ sự kế thừa và phát triển tinh hoa văn hóa từ cả phương Đông và phương Tây
+ Từ phương Đông, Người đã tiếp thu những giá trị cốt lõi của Nho giáo
về triết lý hành động, nhân nghĩa và lý tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại
đồng Đặc biệt, Người đề cao các giá trị văn hóa truyền thống như "dân vi quý,
xã tắc thứ chi, quân vi khinh" Bên cạnh đó, tư tưởng từ bi, bác ái và tinh thần
cứu khổ cứu nạn của Phật giáo cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng của Người, thể hiện qua quan điểm về bình đẳng và không phân biệt đẳng cấp Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn với ba nguyên tắc: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc đã được Người vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
+ Từ phương Tây, Người đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ Cách mạng Pháp 1789 và Cách mạng Mỹ 1776 về quyền con người, tự do và bình đẳng Đặc
Trang 10biệt, thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp như
"Khế ước xã hội" của Rousseau và "Tinh thần pháp luật" của Montesquieu, Người đã tiếp thu những tư tưởng về tự do, bình đẳng và pháp quyền Sự kết hợp hài hòa giữa các nguồn tư tưởng này đã tạo nên một hệ thống tư tưởng độc đáo, vừa mang tính dân tộc vừa mang tính thời đại, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam
- Chủ nghĩa Mác Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò nền tảng và quyết định trong việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Cụ thể, tư tưởng Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trên hai phương diện cơ bản: thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp biện chứng duy vật Điều này dẫn đến sự phát triển về chất trong tư tưởng của Người, thể hiện qua ba đặc trưng quan trọng:
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin,
được thể hiện thông qua việc vận dụng sáng tạo và phát triển các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
Thứ hai, tư tưởng của Người mang tính khoa học sâu sắc, được minh
chứng qua việc phân tích một cách khoa học và biện chứng về các vấn đề của cách mạng Việt Nam
Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính cách mạng triệt để, thể hiện qua
việc Người đã nhận diện đúng các giá trị tư tưởng văn hóa truyền thống dân tộc
và tinh hoa văn hóa của nhân loại Đặc biệt, Người đã phân tích sâu sắc cấu trúc
xã hội, chỉ ra khuynh hướng vận động của xã hội Việt Nam và thời đại, từ đó xác định con đường cách mạng vô sản và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là tất yếu cho dân tộc Việt Nam
- Nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh
Phẩm chất cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư tưởng của Người Có thể khái quát những phẩm chất nổi bật sau:
+ Người có tư duy độc lập và tinh thần sáng tạo mạnh mẽ Điều này thể hiện qua việc Người không rập khuôn, máy móc khi tiếp thu các học thuyết và tư tưởng, mà luôn có sự chọn lọc, vận dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam