1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ câu hỏi khtn thcs

86 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 14,72 MB

Nội dung

Bộ câu hỏi KHTN (HOÁ) khối THCS từ lớp 6 đến lớp 9, bao gồm lý thuyết sau đó đến câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm câu trả lời ngắn và phần luyện tập

Trang 1

MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHẤT QUANH TA 4

I LÍ THUYẾT 4

1 Sự đa dạng của chất 4

2 Các thể của chất và sự chuyển thể 5

3 Oxygen Không khí 6

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 8

CHỦ ĐỀ 2: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM THÔNG DỤNG HỖN HỢP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP 12

I LÍ THUYẾT 12

1 Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng 12

2 Một số lương thực - thực phẩm thông dụng 16

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 18

CHỦ ĐỀ 3: NGUYÊN TỬ SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 22

I LÍ THUYẾT 22

1 Nguyên tử 22

2 Nguyên tố hóa học 23

3 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 25

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 28

CHỦ ĐỀ 4: PHÂN TỬ LIÊN KẾT HÓA HỌC 31

I LÍ THUYẾT 31

1 Phân tử - Đơn chất - Hợp chất 31

2 Giới thiệu về liên kết hóa học 32

3 Hóa trị và công thức hóa học 34

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 36

CHỦ ĐỀ 5: PHẢN ỨNG HÓA HỌC 40

I LÍ THUYẾT 40

1 Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học 40

2 Phản ứng hóa học 40

3 Năng lượng của phản ứng hóa học 40

4 Định luật bảo toàn khối lượng 41

5 Phương trình hóa học 41

6 Mol 42

7 Tỉ khối của chất khí 42

8 Hiệu suất phản ứng 43

9 Dung dịch, chất tan và dung môi 43

10 Tốc độ phản ứng 44

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 44

Trang 2

CHỦ ĐỀ 6: ACID - BASE - pH - OXIDE - MUỐI 49

I LÍ THUYẾT 49

1 Acid 49

2 Base - Thang pH 50

3 Oxide 51

4 Muối 51

5 Phân bón hóa học 53

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 54

CHỦ ĐỀ 7: KIM LOẠI SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI 57

I LÍ THUYẾT 57

TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI 57

DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI 58

TÁCH KIM LOẠI VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP KIM 58

SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI 60

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 61

CHỦ ĐỀ 8: GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU 65

I LÍ THUYẾT 65

GIỚI THIỆU VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ 65

ALKANE 66

ALKENE 67

NGUỒN NHIÊN LIỆU 68

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 70

CHỦ ĐỀ 9: ETHYL ALCOHOL VÀ ACETIC ACID 74

I LÍ THUYẾT 74

ETHYL ALCOHOL 74

ACETIC ACID 75

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 76

CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT 77

I LÍ THUYẾT 77

CƠ SỞ HOÁ HỌC VỀ VỎ TRÁI ĐẤT 77

VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VỎ TRÁI ĐẤT 77

KHAI THÁC ĐÁ VÔI CÔNG NGHIỆP SILICATE 77

KHAI THÁC NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH NGUỒN CARBON CHU TRÌNH CARBON SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU 80

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 82

Trang 3

CHỦ ĐỀ 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHẤT QUANH TA

Thế giới xung quanh chúng ta gồm các vật thể vô cùng đa dạng. 

Tùy theo cách phân loại ta có thể phân chia thành:

● Vật thể tự nhiên hay vật thể nhân tạo

● Vật sống hay vật không sống

Các vật thể được tạo thành từ một hay nhiều chất khác nhau Ví dụ: giọt nước được tạothành từ một chất là nước, còn rau củ được tạo thành từ nhiều chất như nước, chất xơ, vitamin, enzyme, muối khoáng,

 Khoa học đã biết hàng chục triệu chất khác nhau Nhiều chất có sẵn trong tự nhiên, nhiều chất do con người điều chế ra

Một số tính chất hóa học của chất như:

khả năng cháy, khả năng phân hủy, khả năng biến đổi thành chất khác,

Trang 4

Đường dễ tan trong nước Cửa sắt lâu ngày bị gỉ

2 Các thể của chất và sự chuyển thể

Các thể của chất và sự chuyển thể Các thể của

Trang 5

Khả năng lantruyền (hay khảnăng chảy)

Không cháy được(không tự dichuyển được)

Có thể rót được vàchảy tràn trên bềmặt

Dễ dàng lan truyềntrong không giantheo mọi hướngKhả năng chịu nén Rất khó nén Khó nén Dễ bị nén

● Cấu tạo hạt của chất

Các chất đều được cấu tạo bởi các "hạt" vô cùng nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường Nếu biểu diễn các hạt này bằng các hình cầu, ta có thể mô tả các thể của chúngmột các dễ dàng

- Ở thể rắn, các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ dao động quanh một

vị trí cố định Trật tự này thay đổi thì vật thể bị phá vỡ

- Ở thể lỏng, các hạt không ở vị trí cố định, có thể di chuyển và trượt lên nhau

- Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm đầy vật chứa nó

Sự chuyển thể

của chất

Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác

 

 Sự nóng chảy, sự động đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định

 Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra ở mọi nhiệt độ

Trang 6

 Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

● Tầm quan trọng của oxygen

Ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống Oxygen là thành phần quan trọng và cần thiết cho quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật trên Trái Đất

 Oxygen còn duy trì quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt, Nếu không có oxygen thì sự cháy không thể xảy ra

Trang 7

Vai trò của

không khí  - Sự luân chuyển không khí giúp điều hòa khí hậu, khiến bề mặt Trái Đất không

quá nóng hoặc quá lạnh Không khí còn có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ, do khi cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết

- Oxygen trong không khí cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu

 Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên)

- Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh

Sự ô nhiễm

không khí

● Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

- Ô nhiễm không khí xảy ra khi có sự thay đổi lớn về thành phần không khí, chủ yếu

do khói, bụi hoặc khí lạ khác Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người

- Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người Ví dụ, làm Trái Đất ấm lên, băng tan ở hai cực làm nước biển dâng, mưa axit làm phá hủy các công trình xây dựng, giảm chất lượng đất, giảm khả năng quang hợp của cây,

- Bụi, khói và khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp

● Bảo vệ môi trường không khí

Để bảo vệ bầu khí quyển trong lành, mỗi cộng đồng, cá nhân cần hành động mạnh mẽ

để bảo vệ môi trường sống Các quốc gia cần nỗ lực các giải pháp:

 + Tìm nguồn năng lượng sạch

 + Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm

 + Đề ra những quy định nghiêm ngặt về xử lí chất thải độc hại, khí thải,

 + Bảo vệ và trồng cây xanhTừng hành động nhỏ của mỗi con người trong cộng đồng cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP

PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 Mỗi câu hỏi

thí sinh chỉ chọn một phương án

Câu 1 Vật sống là

A vật có sẵn trong tự nhiên.

Trang 8

B là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

C vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

D không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

Câu 2 Vật thể tự nhiên là

A vật có sẵn trong tự nhiên.

B là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

C vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

D không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

Câu 3 Vật thể nhân tạo là

A vật có sẵn trong tự nhiên.

B là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

C vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

D không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

Câu 4 Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

A Đường mía, muối ăn, con dao B Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.

C Nhôm, muối ăn, đường mía D Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Câu 5 Hiện tượng vật lý là

A đốt que diêm B nước sôi C cửa sắt bị gỉ D quần áo bị phai màu Câu 6 Quá trình nào thể hiện tính chất vật lý là

A nung đá vôi tạo ra vôi sống và khí carbonic.

B làm kem trong tủ lạnh.

C thức ăn bi ôi, thiu.

D dấm chín hoa quả.

Câu 7 Quá trình nào thể hiện tính chất hoá học là

A Hoà tan đường vào nước.

B Cô cạn nước đường thành đường.

C Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.

D Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.

Câu 8 Cho các hiện tượng sau:

1 Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

2 Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

3 Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.

4 Muối ăn khô hơn khi đun nóng.

5 Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

Số hiện tượng hóa học là

Câu 9 Tính chất hóa học của chất là

A khả năng hòa tan trong nước B sự biến đổi một chất tạo ra chất mới

C sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí D sự nóng chảy từ thể rắn sang thể lỏng

Câu 10 Oxygen có tính chất nào sau đây:

A Ở điểu kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn

không khí, không duy trì sự cháy

B Ở điểu kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn

không khí, duy trì sự cháy và sự sống

C Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn

không khí, duy trì sự cháy và sự sống

D Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng

hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống

Trang 9

Câu 11 Quá trình nào sau đây cần oxygen?

Câu 12 Quá trình tự nhiên tạo ra nguồn oxygen là quá trình gì?

A Quang hợp B Hô hấp C Nóng chảy D Đông đặc

Câu 13 Bệnh nhân cần đến ống thở khi hô hấp không ổn định là để:

A Lưu thông máu B Tăng nhiệt độ cơ thể.

C Cung cấp oxygen D Giảm đau.

Câu 14 Để tăng lượng oxygen trong không khí ta cần:

A Thải khí ra môi trường không cần qua xử lý.

B Xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp.

Câu 17 Oxygen không có tính chất nào sau đây?

A Nặng hơn không khí B Không mùi C Không màu D Tan nhiều trong nước.

Câu 18 Nuôi cá, tôm cần máy sục oxygen, ứng dụng này dựa vào tính chất là:

A Oxygen là chất khí không màu B Oxygen là chất khí không mùi.

C Oxygen là chất khí ít tan trong nước D Oxygen là chất khí nặng hơn không khí

PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi

câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1 Rắn, lỏng, khí là ba thể của chất Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác

a Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

b Quá trình chuyển từ thể khí sang thể rắn gọi là sự ngưng tụ

c Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

d Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí

Câu 2 Xung quanh ta có rất nhiều vật thể được làm từ các chất khác nhau Có thể chia vật thể làm hai loại

là vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

a Vật thể nhân tạo do con người tạo ra

b Vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu

c Quần áo, sách vở, xe máy… là các vật thể nhân tạo

d Vật thể tự nhiên được làm từ các chất có sẵn trong tự nhiên còn vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Câu 3 Mỗi chất có một tính chất nhất định Chất có hai loại tính chất là tính chất vật lí và tính chất hóa

Trang 10

c Than đá cháy tạo ra khí carbon dioxide là tính chất vật lí.

d Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn, xốp…là tính chất hóa học

Câu 4 Oxygen là chất khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên

liệu

a Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước

b Oxygen không duy trì sự cháy

c Oxygen chiếm 78% thành phần không khí

d Trong quá trình quang hợp, cây xanh giải phóng khí oxygen

PHẦN III Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1 Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

Câu 2 Khí nitrogen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

Câu 3 Trong các vật thể sau: xe đạp, cây dương xỉ, ghế gỗ, con sư tử, cặp sách, tivi Có bao nhiêu vật thể

nhân tạo?

Câu 4 Theo em có mấy trạng thái (thể) tồn tại cơ bản của chất?

Câu 5 Trung bình mỗi giờ, một người lớn hít vào khoảng 500 lít không khí Một ngày đêm, mỗi người

cần trung bình bao nhiêu lít oxygen? Biết cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí

Câu 6 Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu

thụ hết 7 lít xăng Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp cho ô tô chạy được quãng đường dài 100 km

PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai.

Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S)

Trang 11

CHỦ ĐỀ 2: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM THÔNG DỤNG HỖN HỢP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

I LÍ THUYẾT

1 Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng Một số vật

→ Nhựa được dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao Lựa chọn các loại nhựa phù hợp cho mục đích. Tìm hiểu các kí hiệu sử dụng đồ nhựa an toàn

Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần

Kim loại

Đặc điểm chung: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt

Một số kim loại có tính chất khác như: tính nhẹ, tính cứng, tính bền,

Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt tố của kim loại

Ví dụ không tiếp xúc trực tiếp với phần dây dẫn điện bị mất lớp nhựa bảo vệ

Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí Vì vậy, để bảo vệ, người ta thường sơn lên bề mặt kim loại

Cao su

Đặc điểm: bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng, có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước

Trang 12

Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần chú ý không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn.

Trang 13

Đặc điểm: bền chắc và dễ tạo hình Tuy nhiên, gỗ dễ bị ẩm, mốc hay bị mối, mọt, phá hoại Người ta thường xử lí gỗ bằng cách sấy, tẩm hóa chất trước khi đưa vào gia công

đồ vật

● Sử dụng các vật liệu bảo đảm sự phát triển bền vững

Sử dụng vật liệu không hợp lí, không hiệu quả sẽ làm lãng phí tài nguyên, gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường

Cần bảo vệ, bảo quản và sử dụng các vật liệu đúng cách Khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng các vật liệu khó phân hủy

❗ Các em có thể làm các sản phẩm tái chế sử dụng chai, lọ nhựa hoặc vật dụng không sửdụng, giúp giảm lượng rác thải và bảo vệ môi trường

Trang 14

nhiên liệu như khí hóa lỏng, xăng, dầu,

- Xăng, dầu đều là các chất lỏng, dễ bắt cháy Khi sử dụng cần đảm bảo an toàn: lưu trữ, vận chuyển trong các thiết bị chuyên dụng; giữ các nhiên liệu dễ cháy tránh xa nguồn nhiệt

● Sơ lược về an ninh năng lượng

- Các nhiên liệu như than, dầu mỏ đang có nguy cơ cạn kiệt Vì vậy, các quốc gia đều quan tâm tới việc đảm bảo an ninh năng lượng

- An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau đủ dùng, sạch và rẻ, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,

● Sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững.

Sử dụng nhiên liệu không hợp lí sẽ gây mất an toàn, lãng phí và ô nhiễm môi trường Một số cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hợp lí và bảo đảm sự phát triển bền vững:

 Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy: cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí

 Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng

 Tăng cường sử dụng các nhiên liệu tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sứckhỏe con người

Trang 15

Đá vôi có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống vì tính phổ biến và giá thành rẻ.

● Sử dụng nguyên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững

Việc khai thác và chế biến nguyên liệu như quặng, đá vôi có thể gây những tác động tiêucực đến môi trường Vì vậy, cần sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm

Lương thực như gạo, ngô, khoai,

sắn, có chứa tinh bột Thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa đượcdùng để làm các món ăn

Trang 16

b) Chất béo có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống của

cơ thể

c) Chất đạm là một thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật Chúng cung cấp năng

lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật

d) Các loại vitamin và chất khoáng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta

có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật

Tính chất của

lương thực -

thực phẩm

Lương thực- thực phẩm rất đa dạng.

Chúng có thể ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến

Lương thực- thực phẩm dễ bị hỏng trong không khí do nấm và vi khuẩn phân hủy nếu

không được bảo quản đúng cách

Trang 17

Một số cách bảo quản lương thực- thực phẩm thông thường là: đông lạnh, hút chân không, hun khói, sấy khô, sử dụng muối hoặc đường

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP

PHẦN I TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 Mỗi câu hỏi thí

sinh chỉ chọn một phương án

Câu 1 Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A Carbohydrate (chất đường, bột) B Protein (chất đạm)

Câu 2 Từ quặng bauxite sản xuất ra

Câu 3 Vitamin nào tốt cho mắt, chống sự lão hóa của cơ thể?

Câu 4 Kí hiệu nào biểu thị cho loại nhựa PS (nhựa polystiren), thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ

ăn nhanh, … và là loại nhựa độc hại, không thể tái chế?

Câu 5 Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây ?

Câu 6 Nhận định nào sau đây là sai?

A Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

B Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.

C Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp …

D Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường

Câu 7 Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

A Nhiên liệu khí B Nhiên liệu lỏng C Nhiên liệu rắn D Nhiên liệu hóa thạch Câu 8 Nhận xét nào sau đây không đúng về lương thực?

A Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.

B Lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong thành phần thức ăn.

C Lương thực bao gồm: thực vật, động vật và các sản phẩm chế biến.

D Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại.

Câu 9 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.

B Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép,…

C Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.

D Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 10 Khi dùng nước biển để sản xuất muối ăn, thì nước biển được gọi là

Trang 18

A vật liệu B nguyên liệu C nhiên liệu D phế liệu.

Câu 11 Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

A Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục.

B Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi.

C Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất.

D Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị.

Câu 12 Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống phản ứng với nước được vôi tôi Hỗn hợp vôi tôi và nước được

gọi là

Câu 13. Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành:

Câu 14. Trộn 2ml rượu với 10ml nước cất Câu nào sau đây diễn đạt đúng?

A Chất tan là rượu, dung môi là nước B Chất tan là nước, dung môi là rượu.

C Nước hoặc rượu đều có thể là dung môi D Nước hoặc rượu đều có thể là chất tan.

Câu 15 Để tách chất khó bay hơi ra khỏi chất dễ bay hơi, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây?

Câu 16 Để tách chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây?

Câu 17 Trong quá trình sản xuất tinh dầu hương nhu, người ta thu được được hỗn hợp tinh dâu hương nhu và

nước Làm thế nào để tách tinh dầu hương nhu ra khỏi nước?

Câu 18 Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau vể kích thước hạt?

A Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.

B Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

C Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.

D Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.

PHẦN II TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 Trong mỗi ý a), b), c), d) ở

mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1 Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng xảy ra khi cơ thể nhiễm một lượng lớn vi khuẩn có hại qua đường

thức ăn vào ống tiêu hoá Có 3 nhóm vi khuẩn gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm là Campylobacter, Salm

onella và Vibrio Biểu đồ thể hiện số trường hợp ngộ độc thực phẩm tại một nước đang phát triển vào năm

2003 và 2018 như sau:

Trang 19

ter Salmonella Vibro 0

Campylobac-200400600800

a) Vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nhất vào năm 2003.

b) Có 500.000 người bị ngộ độc vào năm 2003 gây ra bởi vi khuẩn Sabnonella và Vibrio.

c) Số ca nghiễm khuẩn Campylobacter vào năm 2003 còn thấp là 150.000 người và năm 2018 là

820.000 người nhiễm tăng vọt gấp nhiều lần so với năm 2003 do thói quen ăn uống và do môi trường sinhhoạt của người dân

d) Khi nấu chín sẽ loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, các mầm bệnh do vi sinh vật gây nên.

Câu 2 Ngày nay, máy điều hoà nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và khách

sạn sử dựng

a) Khi ở trong phòng có máy điều hoà, ta cảm thấy không khí ẩm hơn.

b) Máy điều hoà giúp tách được nhiều tạp chất khác nhau ra khỏi thành phần không khí như bụi bẩn,

hơi nước

c) Để tách hơi nước ra khỏi không khí, máy điều hoà đã dùng hơi lạnh để ngưng tụ nước và xả nước ra

ngoài theo ống sả

d) Ngoài ra, có loại máy điều hoà còn khử được một số loài vi sinh vật gây hại,

Câu 3 Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp bằng các phương

pháp: lọc, chưng cất, chiết, cô cạn

a) Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất rắn tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

b) Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi

hỗn hợp chất lỏng

c) Phương pháp chưng cất: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về

nhiệt độ sôi

d) Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

Câu 4 Lương thực và thực phẩm dễ bị hư hỏng nhất là trong môi trường nóng, ẩm Khi đó chúng sẽ sinh ra

các chất độc, có hại cho sức khoẻ Vì vậy lương thực phẩm cần đuọc bảo quản thích hợp

a) Bảo quản thực phẩm trong ngăn đá có thể kéo dài thời gian sử dụng.

b) Thực phẩm tươi không cần bảo quản ở nhiệt độ thấp vì không bị hư hỏng nhanh.

c) Để tránh hư hỏng, thực phẩm đã chế biến nên được bảo quản trong tủ lạnh.

d) Trái cây và rau củ không bao giờ cần rửa trước khi bảo quản.

PHẦN III CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1 Dầu diesel là loại nhiên liệu được dùng phổ biến cho các phương tiện như ô tô, máy xúc, máy

cày Nếu dầu diesel bị lẫn nước, người ta có thể tách dầu diesel ra khỏi hỗn hợp dầu diesel và nước trong điềukiện phòng thí nghiệm như sau Em hãy sắp xếp để lại các bước để được câu trả lời đúng ?

1 Đặt phễu chiết lên giá thí nghiệm và khoá phễu, rót hỗn hợp vào phễu chiết

2 Mở nắp phễu chiết

Trang 20

3 Đậy nắp phễu, để yên hỗn hợp một thời gian để dầu diesel và nước tách thành hai lớp.

4 Mở khoá phễu từ từ để thu lớp nước ở dưới vào bình thuỷ tinh

Câu 2 Thông thường, ethanol được sản xuất từ quá trình lên men của ngũ cốc như ngô Đây là một nguồn

nhiên liệu sạch và sản sinh khí nhà kính thấp hơn so với các loại khác Ethanol được đưa vào xe sau khi đã phatrộn với xăng tùy theo từng nồng độ khác nhau Nhiều quốc gia hiện nay đang sử dụng xăng E85 với tỉ lệ phatrộn 85% ethanol và 15% xăng về thể tích Xăng E90 có tỉ lệ 90% ethanol và 10% xăng về thể tích Người ta

phải thêm bao nhiêu lít ethanol vào 10 lít xăng E85 để được xăng E90? (Giả sử không có hao hụt về thể tích

khi pha trộn)

Câu 3 Quá trình đốt cháy nhiên liệu thường sinh ra khí gì gây ô nhiễm ?

Câu 4 Phương pháp tách chất dựa trên sự chênh lệch kích thước hạt gọi là gì?

Câu 5 Trong một thí nghiệm tách hỗn hợp muối và cát ra khỏi nước, các bước được thực hiện như sau:

Bước 1: Hòa hỗn hợp muối và cát vào nước, khuấy đều

Bước 2: Dùng giấy lọc để tách cát ra khỏi nước muối

Bước 3: Đun sôi nước muối để nước bay hơi, muối kết tinh lại

Hỏi có bao nhiêu phương pháp tách chất đã được sử dụng trong thí nghiệm trên?

Câu 6 Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực thực phẩm gồm: carbohydrate, protein, lipid, chất

khoáng và vitamin Chất có vai trò chống lạnh và là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể là chất nào ?

PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai.

Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S)

Trang 21

CHỦ ĐỀ 3: NGUYÊN TỬ SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

+ Mang điện tích âm

+ Giá trị điện tích bằng một điện tích nguyên tố (1,602.10-19 culong), viết gọn là -1

2 Hạt nhân nguyên tử

- Hạt nhân nằm ở tâm, có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử

- Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và neutron

- Proton:

+ Kí hiệu: p

+ Mang điện tích dương

+ Giá trị bằng một điện tích nguyên tố (1,602.10-19 culong), viết gọn là +1

- Neutron:

+ Kí hiệu: n

+ Không mang điện tích

- Điện tích của hạt nhân bằng tổng điện tích của các proton

- Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton

Ví dụ: Nguyên tử nitrogen có 7 proton, do đó nguyên tử nitrogen có điện tích hạt nhân

là +7, số đơn vị điện tích hạt nhân là 7

Lưu ý: Khi biểu diễn điện tích hạt nhân của nguyên tử cần đi kèm dấu "+".

- Trong nguyên tử, số electron bằng số proton

Trang 22

Mô hình cấu tạo nguyên tử carbon

Ví dụ: Nguyên tử carbon gồm hạt nhân có 6 proton, 6 neutron, và vỏ nguyên tử có 6 electron

- Các electron được sắp xếp thành từng lớp, lần lượt theo thứ tự từ trong ra ngoài

- Mỗi lớp có số electron tối đa xác định:

 Lớp thứ nhất có 2 electron

 Lớp thứ hai có 8 electron

Mô hình nguyên tử Neon

Ví dụ: Nguyên tử Neon có 10 electron, lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ hai có 8 electron Ta nói số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Neon là 8 electron

Khối lượng

nguyên tử

- Nguyên tử có khối lượng rất nhỏ

- Để biểu thị khối lượng nguyên tử, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu

là amu (atomic mass unit)

1 amu = 1,6605.10-24 gram

- Khối lượng proton ≃ Khối lượng neutron ≃ 1 amu

- Khối lượng electron ≃ 0,00055 amu ≪ 1 amu

- Khối lượng nguyên tử = khối lượng proton + khối lượng neutron + khối lượng electron

        ≃ khối lượng proton + khối lượng neutron      = khối lượng hạt nhân

Ví dụ: Nguyên tử oxygen có 8 proton và 8 neutron, vậy khối lượng của nguyên tử oxygen là

8 x 1 + 8 x 1 = 16 amuKhối lượng nguyên tử = Khối lượng hạt nhân = số proton + số neutron (amu)

2 Nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học Nguyên tố

Trang 23

- Một nguyên tố hoá học được đặc trưng bởi số proton có trong nguyên tử.

- Các nguyên tử của cùng nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học giống nhau

- Phân loại:

 Nguyên tố hoá học có trong tự nhiên (khoảng 90 nguyên tố)

 Nguyên tố hoá học nhân tạo (khoảng 28 nguyên tố)

Tên

nguyên tố

hóa học

- Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên gọi riêng

- Việc đặt tên nguyên tố dựa vào nhiều cách khác nhau (liên quan đến tính chất, ứng dụng của nguyên tố, theo tên của các nhà khoa học, theo tên của các địa danh, )

Ví dụ:  Tên nguyên tố carbon (thành phần chính của than) bắt nguồn từ tiếng Latinh,

"carbo" nghĩa là than

- Tên nguyên tố mendelevi bắt nguồn từ tên nhà hoá học người Nga D.I Mendeleev

- Tên nguyên tố poloni bắt nguồn từ đất nước Ba Lan (Poland)

Ví dụ: Kí hiệu hoá học của nguyên tố hydrogen là H

- Kí hiệu hoá học của nguyên tố carbon là C

- Kí hiệu hoá học của nguyên tố chlorine là Cl

Trong một số trường hợp, kí hiệu hoá học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC

Ví dụ 4: Kí hiệu nguyên tố potassium là K, bắt nguồn từ tên La-tinh "kalium"

Bảng 2.1: Tên gọi và kí hiệu của một số nguyên tố hoá học

Trang 24

3 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn Nguyên tắc

tuần hoàn Bảng tuần hoàn gồm các ô được sắp xếp thành các hàng và các cột.1 Ô nguyên tố

- Mỗi nguyên tố hoá học được sắp xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, được gọi là ô nguyên tố

- Ô nguyên tố cho biết:

 Số hiệu nguyên tử (Z)

 Kí hiệu hoá học

 Tên nguyên tố

 Khối lượng nguyên tử

- Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, và cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2 Chu kì

- Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

Trang 25

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.

- Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì, được đánh số từ 1 đến 7. 

- Chu kì 1

 gồm 2 nguyên tố (H và He)

 số lớp electron: 1

 điện tích hạt nhân tăng từ H (+1) đến He (+2)

Mô hình cấu tạo nguyên tử hydrogen và helium

- Chu kì 2

 gồm 8 nguyên tố (từ Li đến Ne)

 số lớp electron: 2

 điện tích hạt nhân tăng dần từ Li (+3) đến Ne (+10)

Mô hình cấu tạo nguyên tử lithium và neon

- Chu kì 3

 gồm 8 nguyên tố (từ Na đến Ar)

 số lớp electron: 3

 điện tích hạt nhân tăng từ Na (+11) đến Ar (+18)

Mô hình cấu tạo nguyên tử sodium và argon

- Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

 mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì I);

 cuối chu kì là một phi kim điển hình;

 kết thúc chu kì là một khí hiếm

Ví dụ: Trong chu kì 3:

 mở đầu chu kì là nguyên tố sodium (Na), là một kim loại điển hình;

 cuối chu kì là nguyên tố chlorine (Cl), là một phi kim điển hình;

Trang 26

 kết thúc chu kì là nguyên tố khí hiếm argon (Ar).

3 Nhóm

- Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

- Bảng tuần hoàn gồm 18 cột, trong đó có 8 cột là nhóm A và 10 cột là nhóm B

- Nhóm A được đánh số thứ tự bằng số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến nhóm VIIIA

- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tốthuộc nhóm đó

 số electron lớp ngoài cùng: 8 (trừ helium)

 điện tích hạt nhân tăng dần từ He (+2) đến Og (+118)

 Các nguyên tố phi kim nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn

 Các nguyên tố nhóm VIIA hầu hết đều là phi kim điển hình (flourine là phi kimhoạt động mạnh nhất)

 Bảng tuần hoàn cho biết:

- các thông tin của một nguyên tố hoá học

- vị trí của một nguyên tố hoá học, từ đó nhận ra được các nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm

Ví dụ: Sử dụng bảng tuần hoàn để biết được, nguyên tố lưu huỳnh (S) ở ô số 16, chu kì

3, nhóm VIA; là nguyên tố phi kim

Trang 27

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP

PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 Mỗi câu hỏi thí

sinh chỉ chọn một phương án

Câu 1 Loại hạt được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử là

A Các hạt mang điện tích âm (electron) B Các hạt neutron và hạt proton.

C Các hạt neutron không mang điện D Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong Câu 2 Điều mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton là

A Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.

B Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.

C Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.

D Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 3 Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

A 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen B 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.

C 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon D 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.

Câu 4 Cho các nguyên tử: Na, O, Ca, H ; nguyên tử có khối lượng nguyên tử lớn nhất là

Câu 5 Kim loại ở thể rắn, rất mềm, có thể cắt bằng dao là

Câu 6.Nguyên tử được tạo nên bởi những loại hạt

A proton, neutron, electron B proton, neutron.

Câu 7.Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày

nay là

Câu 8.Nguyên tử oxygen có khối lượng nguyên tử là

Câu 9.Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là

Câu 10.Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử

fluorine là

Câu 11.Nguyên tố là thành phần có trong thuốc tẩy gia dụng

Câu 12 Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là

Câu 13.Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của

Câu 14.Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên

A số hạt proton = số hạt neutron B số hạt electron = số hạt neutron.

C số hạt electron = số hạt proton D số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron Câu 15.Trong ô nguyên tố 11, con số 23 cho biết

A Khối lượng nguyên tử của nguyên tố B Chu kì của nó.

C Số nguyên tử của nguyên tố D Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 16.Nguyên tử X có 19 proton Số hạt electron của X là

Câu 17.Nguyên tử Mg có 3 lớp electron chứa số electron lần lượt là: 2e/8e/2e Trong bảng tuần hoàn các

nguyên tố hóa học, nguyên tố Mg thuộc

Trang 28

A ô số 12 B ô số 3 C ô số 2 D ô số 10

Câu 18.Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron Tổng số hạt trong nguyên tử X là

PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,

thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1 Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: làm đồ trang sức, làm răng giả, làm mạch dẫn điện

trong các thiết bị điện tử Nguyên tử của nguyên tỗ X có số hiệu nguyên tử là 47, tổng số hạt cơ bản là 155

a Số hạt proton, electron, neutron lần lượt là 47, 47 và 61

b Điện tích hạt nhân là + 47 và có khối lượng nguyên tử là 94 amu

c Trong hạt nhân nguyên tử có 108 hạt, khối lượng nguyên tử là 155 amu

d X là nguyên tố Silver (Ag), có khối lượng nguyên tử là 108 amu

Câu 2 Xung quanh chúng ta gồm có vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo, các vật thể đều được tạo thành từ các

nguyên tố hóa học

a Mỗi nguyên tố hóa học được xác định bởi số lượng proton trong hạt nhân của nguyên tử.

b Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bởi kí hiệu hóa học, mỗi kí hiệu hóa học gồm các chữ cái in hoa

c Tên của các nguyên tố hóa học có kí hiệu: H, O, Na, Ca lần lượt được đọc là; hydrogen, oxygen, sodium,calcium

d Nguyên tố hóa học được phân loại thành kim loại và phi kim

Câu 2 Nguyên tố A thuộc chu kỳ III, nhóm VII, có số hiệu nguyên tử là 17.

a Nguyên tố A có 3 lớp electron, có 7 electron ở lớp ngoài cùng

b Nguyên tử của nguyên tố A có điện tích hạt nhân là +17, số proton là 17

c Nguyên tử của nguyên tố A có 17 proton và 17 neutron trong hạt nhân

d Trong nguyên tử của nguyên tố A có 17 proton và 17 electron

Câu 3 Nguyên tố B có 3 lớp electron, 2 electron ở lớp ngoài cùng và có 12 proton trong hạt nhân nguyên tử.

a Nguyên tố B nằm ở vị trí ô số 12, chu kỳ III và nhóm II trong bảng tuần hoàn

b Nguyên tố B nằm ở chu kỳ II, nhóm III, có điện tích hạt nhân là +12

c Nguyên tố B có 12 electron ở trạng thái trung hòa

d Nguyên tố B có điện tích hạt nhân nhỏ hơn nguyên tố nằm ở ô số 11 trong bảng tuần hoàn

Câu 4 Bảng tuần hoàn hóa học được ra đời năm 1869, do nhà bác học ( D.I Mendeleev ) xây dựng Ngày

nay, bảng tuàn hoàn các nguyên tố gồm 118 nguyên tố và được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhânnguyên tử

a Trong 118 nguyên tố thì nguyên tố phi kim là nhiều nhất

b Trong bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ, 8 nhóm A và 8 nhóm B

c Trong số 118 nguyên tố thì có 7 nguyên tố là khí hiếm Nguyên tử của khí hiếm lớp electron ngoài cùng cóchứa 7 electron nên rất bền vững

d Bảng tuần hoàn có hơn 90 nguyên tố là kim loại hầu hết tập chung ở các nhóm IA, IIA, IIIA và các nhóm

B

PHẦN III Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Lưu ý: đáp án của câu

trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn là dưới dạng số (tối đa 4 kí tự kể cả dấu trừ hoặc dấu phẩy)

Câu 1 Tổng số proton, neutron, electron trong nghuyên tử X là 46 Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt

không mang điện là 14 Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X là bao nhiêu amu?

Câu 2 Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân Theo mô hình nguyên tử của Rutherford- Bo số lớp

electron của nguyên tử đó là bao nhiêu?

Câu 3 Kí hiệu hóa học của nguyên tố có tên nitrogen là gì?

Câu 4 Bảng tuần hoàn hiện nay có bao nhiêu ô nguyên tố?

Câu 5 Nguyên tố A thuộc chu kì 2 nhóm I của bảng tuần hoàn Nguyên tử của nguyên tố A có mấy elctron? Câu 6 Quan sát mô hình cấu tạo nguyên tử sodium và argon, cho biết nguyên tố sodium và nguyên tố argon

thuộc chu kì mấy của bảng tuần hoàn:

Trang 29

ĐÁP ÁN

PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai.

Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S)

Trang 30

CHỦ ĐỀ 4: PHÂN TỬ LIÊN KẾT HÓA HỌC

I LÍ THUYẾT

1 Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Phân tử, đơn chất, hợp chất

Phân tử

1 Khái niệm phân tử

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kếthoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất

- Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng

Ví dụ: Nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và

có dạng gấp khúc

Hình 1: Mô hình phân tử của nước

- Mỗi phân tử gồm nhiều nguyên tử liên kết với nhau

- Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống hoặc khác nhau

2 Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử (kí hiệu là M) bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân

tử Đơn vị của khối lượng phân tử là amu

Ví dụ: Cách xác định khối lượng phân tử nước

Bước 1: Xác định số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố Phân tử nước gồm 2 nguyên

- Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học

Hình 2: Mô hình phân tử một số đơn chất

Ví dụ: Mỗi chất trong hình 2 đều do một nguyên tố hoá học tạo nên, do đó khí hydrogen, khí nitrogen và kim loại copper đều là các đơn chất

- Ở điều kiện thường, trừ mercury ở thể lỏng, các đơn chất kim loại khác đều ở thể rắn

- Tên của các đơn chất thường trùng với tên của các nguyên tố tạo nên chất đó, trừ một

số nguyên tố tạo ra được hai hay nhiều đơn chất

Hợp chất - Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hoá học tạo thành

Hình 3: Mô hình phân tử một số hợp chất

Ví dụ: Khí carbon dioxide được tạo thành từ nguyên tử của hai nguyên tố carbon và

Trang 31

- Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm là 8 electron (riêng He có 2 electron)

là lớp vỏ bền vững, vì vậy, các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập ở điều kiện thường

Mô hình cấu tạo vỏ nguyên tử của một số khí hiếm

- Nguyên tử của các nguyên tố khác có lớp vỏ ngoài cùng kém bền, có xu hướng tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với các nguyên tử khác

Liên kết ion 1 Sự tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride

- Nguyên tử Na cho đi 1 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang một điện tích dương, kí hiệu là Na+

Sơ đồ nguyên tử Na cho electron tạo ra ion Na +

- Nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử Na để trở thành ion mang một điện tích

âm, kí hiệu là Cl-

Sơ đồ nguyên tử Cl nhận electron tạo ra ion Cl

Các ion Na+ và Cl- hút nhau để tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride

Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride

2 Sự tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide

- Nguyên tử Mg cho đi 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang hai điện tích dương, kí hiệu là Mg2+

Trang 32

Sơ đồ nguyên tử Mg cho electron tạo ra ion Mg 2+

- Nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Mg để trở thành ion mang một điện tích

âm, kí hiệu là O2-

Sơ đồ nguyên tử O nhận electron tạo ra ion O

2 Các ion Mg2+ và O2- hút nhau để tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide

Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide

3 Khái niệm liên kết ion

- Khái niệm: Liên kết ion là liên kết được tạo thành

bởi lực hút giữa ion dương và ion âm Chất được tạo thành bởi ion dương và ion âm được gọi là hợp chất ion.

- Khi kim loại điển hình kết hợp với phi kim điển hình, nguyên tử kim loại sẽ cho electron để tạo

thành ion dương, nguyên tử phi kim sẽ nhận

electron tạo thành ion âm Các ion dương và ion âm hút nhau, tạo ra hợp chất ion.

- Tính chất chung của hợp chất ion:

cao.

Trang 33

Liên kết cộng

hóa trị 1 Sự tạo thành liên kết trong phân tử hydrogen

- Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

- Khi hai nguyên tử H liên kết với nhau, mỗi nguyên

tử góp 1 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.

- Hạt nhân của hai nguyên tử H cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử hydrogen.

Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử hydrogen

2 Sự tạo thành liên kết trong phân tử nước

- Khi O kết hợp với H, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron Như vậy, giữa nguyên tử O và nguyên tử H có một đôi electron dùng chung.

- Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước.

Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử nước

3 Sự tạo thành liên kết trong phân tử khí carbon dioxide

Trang 34

- Nguyên tử C có 4 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 4 electron

để được lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm Ne.

- Trong phân tử khí carbon dioxide, nguyên tử C góp 4 electron,

mỗi nguyên tử O góp 2 electron, giữa nguyên tử C và O có hai đôi electron dùng chung.

- Hạt nhân nguyên tử C và O cùng hút đôi electron dùng chung,

Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử khí carbonic

4 Khái niệm liên kết cộng hoá trị

- Khái niệm: Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hoá trị được gọi là chất cộng hoá trị.

- Để có được lớp vỏ electron bền vững tương tự khí hiếm, các nguyên tử phi kim đã góp các electron để tạo ra một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa các nguyên tử và liên kết với nhau thành phân tử.

- Tính chất chung của chất cộng hoá trị:

(ethanol, ), thể khí (oxygen, ).

ethanol, ).

3 Hóa trị và công thức hóa học

Hóa trị và công thức hóa học

Hóa trị

1 Khái niệm về hoá trị

- Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác

Ví dụ: Khi tạo thành phân tử hydrogen chloride, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron để tạo thành đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử Người ta nói, H và Cl có hoá trị I

- Trong hợp chất, H luôn có hoá trị I, O luôn có hoá trị II

Bảng 1: Hoá trị của một số nguyên tố

Tên nguyêntố

Kí hiệu hoá học Hoá trị Tên nguyên tố

Kí hiệu hoá học Hoá trị

Trang 35

Beryllium Be II Silicon Si IV

Ta có tích của hoá trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O bằng nhau

- Quy tắc hoá trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hoá trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hoá trị và số nguyên tử của B. 

Công

thức hóa

học

1 Công thức hoá học

- Để biểu diễn chất, ta dùng công thức hoá học.

Ví dụ:  Công thức hoá học của nước là H2O.

- Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất, gồm có hai phần: phần chữ và phần số.

tạo thành chất.

hoá học, ứng với số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử (nếu chỉ có một nguyên tử thì không ghi) Các số này được gọi là chỉ số.

Trang 36

- Công thức hoá học của các hợp chất có từ hai kí hiệu hoá học trở lên.

Ví dụ: NaCl, Na2O, H2SO4, CaCO3,

- Công thức hoá học của các đơn chất chỉ có một kí hiệu hoá học.

 Với phi kim, phân tử thường có hai nguyên tử (N2, H2, O2,

Cl2, ).

 Với kim loại và một số phi kim, kí hiệu hoá học của nguyên tố được coi là công thức hoá học của đơn chất (kim loại: Fe, Cu, Al, Na, và một số phi kim: C, S, P, )

2 Ý nghĩa của công thức hoá học

- Công thức hoá học của một chất cho biết một số thông tin:

+ Nguyên tố tạo ra chất

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất

+ Khối lượng phân tử của chất

- Biết công thức hoá học tính được phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hơp chất:

+ Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất

+ Tính khối lượng phân tử

+ Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố theo công thức:

- Biết công thức hoá học và hoá trị của một nguyên tố, xác định được hoá trị của nguyên tố còn lại trong hợp chất.

+ Đặt hoá trị của nguyên tố chưa biết là a

+ Xác định a dựa vào quy tắc hoá trị

3 Lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị hoặc phần trăm khối lượng của các nguyên tố

a) Biết hoá trị của các nguyên tố, lập công thức hoá học của hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố.

Nếu hai nguyên tố A, B có hoá trị tương ứng là a, b thì công thức hoá học của hợp chất tạo thành từ A, B được xác định như sau:

- Đặt công thức hoá học của hợp chất là AxBy

- Áp dụng quy tắc hoá trị, xác định tỉ lệ 

- Xác định x, y (x, y thường là những số nguyên nhỏ nhất thoả mãn tỉ lệ trên)

b) Xác định công thức hoá học của hợp chất khi biết phần trăm khối lượng của các nguyên tố và khối lượng phân tử của hợp chất.

Khi biết phần trăm khối lượng của hai nguyên tố A, B tạo nên hợp chất và khối lượng phân

tử của hợp chất đó, xác định công thức hoá học theo các bước sau:

- Đặt công thức hoá học của chất là AxBy

- Tính khối lượng của A, B trong một phân tử chất

- Tìm x, y

II CÂU HỎI LUYỆN TẬP

PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 Mỗi câu hỏi

thí sinh chỉ chọn một phương án

Câu 1 Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tố?

Câu 2 Trong mật ong có nhiều fructose Phân tử frutose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử

O Khối lượng phân tử fructose là

Trang 37

Câu 3 Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các đơn chất ?

A Nước cất (H2O), thép (hỗn hợp Fe, C, ).

B Glucose (C6H12O6), Acetic acid (CH3COOH).

C Khí Nitrogen (N2), khí hydrogen (H2).

D Hydrochloric acid (HCl), không khí.

Câu 4 Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron như thế nào khi hình

thành liên kết hóa học?

A Nhận 1 electron B Nhường 1 electron C Nhận 7 electron D Nhường 7 electron.

Câu 5 Phân tử muối ăn (NaCl) được hình thành do

A sự kết hợp giữa nguyên tử Na và nguyên tử Cl.

B sự kết hợp giữa ion Na+ và ion Cl2-

C sự kết hợp giữa ion Na- và ion Cl+

D sự kết hợp giữa ion Na+ và ion Cl-

Câu 6 Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo dung dịch dẫn

điện được Hợp chất A là

A sodium chloride (NaCl) B glucose (C6H12O6).

C sucrose (C12H22O11). D fructose (C6H12O6).

Câu 7 Trong liên kết cộng hóa trị, các electron dùng chung giữa hai nguyên tử được hình thành từ

A một số electron thích hợp ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

B tất cả các electron ở lớp ngoài cùng của hai nguyên tử.

C tất cả các electron có trong hai nguyên tử.

D một electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Câu 8 Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng

cách

A nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.

B nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.

C nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.

D nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.

Câu 9 Khí methane (CH4) là một nhiên liệu thông dụng, methane được tạo ra trong những môi trường yếm

khí, ẩm ướt bởi vi khuẩn Methanogen Người ta thường có thể thu lại methane từ rác thải, bằng cách khoan vào bên trong những bãi rác thải lâu đời, hay là những bể chứa chất thải động vật Vi khuẩn Methanogen lấy

năng lượng từ các phản ứng hoá học tách oxygen khỏi carbon dioxide và thải ra một chất khí là methane

Trong công thức của methane gồm

A ba liên kết cộng hoá trị và một liên kết ion.

B bốn nguyên tử carbon liên kết với hydrogen.

C bốn liên kết cộng hoá trị.

D bốn liên kết ion

Trang 38

Câu 10 Hợp chất liên kết ion có tính chất nào sau đây?

A Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp B Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.

C Hợp chất ion dễ hoá lỏng D Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định Câu 11 Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử Sodium thường

Câu 12 Phát biểu này sau đây không đúng

A Công thức hoá học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất.

B Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết chất đó là đơn chất hay hợp chất.

C Công thức hoá học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất.

D Công thức hoá học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 13 Trong các lò luyện kim khí thải ra môi trường lượng lớn oxide XO2, gây ô nhiễm môi trường và hiệu

ứng nhà kính Biết X chiếm 27,27% về khối lượng, khối lượng phân tử của oxide là 44 amu Công thức hoáhọc của oxide là:

Câu 14 Nguyên tử sau khi nhường đi electron trở thành phần tử

Câu 15 Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm (trừ He) là:

Câu 18 Khí SO2 có nhiều trong khí thải của các nhà máy công nghiệp, là khí gây ra hiện tượng mưa axit Hoá

trị của Sulfur trong hợp chất SO2 là:

PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi

câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1 Phân tử của đơn chất và hợp chất có những điểm khác nhau.

a) Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện

đầy đủ tính chất hóa học của chất

b) Phân tử của đơn chất gồm các nguyên tử cùng loại

c) Phân tử của hợp chất gồm hai loại nguyên tử khác nhau

d) Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử tính theo

đơn vị gam

Câu 2 Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gồm liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

a) Nguyên tử của các nguyên tố tham gia liên kết để đạt được số electron lớp ngoài

cùng giống với khí hiếm gần nhất

b) Trong liên kết ion, nguyên tử phi kim nhường electron cho nguyên tử kim loại

c) Trong liên kết cộng hóa trị của đơn chất thì hai nguyên tử góp chung số electron là

Trang 39

b) Hợp chất ion khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện.

c) Hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao

d) Nước muối dẫn được điện vì muối ăn là hợp chất ion

Câu 4 Công thức hóa học của các hợp chất phụ thuộc vào hóa trị.

a) Công thức hóa học của chất gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố tạo nên chất

b) Công thức hóa học biểu diễn 1 phân tử của chất

c) Trong các hợp chất, nguyên tố H có hóa trị I và nguyên tố O có hóa trị II

d) Trong CTHH của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố

này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia

PHẦN III Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1 Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm thường chứa bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

Câu 2 Khối lượng phân tử Iron (III) sulfate Fe2(SO4)3 là bao nhiêu amu?

Câu 3 Cho các phân tử sau: NaCl, CaO, H2, CO2, H2O, MgO Có bao nhiêu phân tử có chứa liên kết cộng

hoá trị?

Câu 4 Có bao nhiêu cặp electron dùng chung giữa các nguyên tử trong phân tử CO2?

Câu 5 Khi hình thành phân tử MgO, nguyên tử O đã nhận vào lớp electron ngoài cùng bao nhiêu electron? Câu 6 Hợp chất NaxCO3 có khối lượng phân tử là 106 amu Giá trị của x là?

PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai.

Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S)

Trang 40

CHỦ ĐỀ 5: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I LÍ THUYẾT

1 Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Biến đổi vật lí Biến đổi hóa học Khái

niệm

Là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái,

hình dạng, kích thước, … nhưng vẫn giữ

nguyên là chất ban đầu

- Là hiện tượng chất biến đổi có tạo thành chấtmới

Khác Không tạo thành chất mới Có tạo thành chất mới

Ví dụ

- Nước nóng chảy, bay hơi

- Nước hoa khuếch tán trong không khí

- Hòa tan đường vào nước, …

- Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hóa học

- Chất ban đầu bị biến đổi gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia, chất đầu), chất mới tạo thành gọi là sảnphẩm

- Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng Tên các chất sản phẩm

2.2 Diễn biến của phản ứng hóa học

- Trong các phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thànhphân tử khác

- Phản ứng hóa học xảy ra khi: Các chất tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần cóchất xúc tác, …

2.3 Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra

- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Thay đổi về màu sắc, mùi, trạng thái (tạo ra chất khí, chất kết tủa), có sự tỏa nhiệt và phát sáng, …

3 Năng lượng của phản ứng hóa học

3.1 Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

Phản ứng tỏa nhiệt Phản ứng thu nhiệt

Ngày đăng: 11/12/2024, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w