Mục tiêu của nghiên cứu là tính toán dấu vết cacbon qua các giai đoạn vòng đời nhà gỗ và phân tích lượng khí thải nhà kính cho một số hệ kết cau chính của nhà sô, qua đó góp phần cung cấ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP.HO CHÍ MINH
RRR
LIEU THUY NHA
DAU VET CACBON (CARBON FOOTPRINT) TRONG SAN XUAT
NHA GO LAP GHEP TAI CONG TY TIMBER PHOENIX
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC NGANH CONG NGHE CHE BIEN LAM SAN
Thanh phố Hồ Chí Minh
Tháng 3/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP.HO CHÍ MINH
CS oán oa nh :
LIÊU THUÝ NHÃ
DAU VET CACBON (CARBON FOOTPRINT) TRONG SAN XUẤT
NHA GO LAP GHEP TAI CONG TY TIMBER PHOENIX
Chuyén nganh: Ché bién lam san
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOCNgười hướng dan: TS TANG THỊ KIM HONG
TS NGUYEN LE HONG THUY
Thanh phố Hồ Chi Minh
Tháng 3/2024
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài khoá luận “Dấu vét cacbon (Carbon footprint) trong sản xuất nhà gỗ lắp
ghép tại Công ty Timber Phoenix” được thực hiện từ tháng 10/2023 đến tháng
02/2024.
Mục tiêu của nghiên cứu là tính toán dấu vết cacbon qua các giai đoạn vòng
đời nhà gỗ và phân tích lượng khí thải nhà kính cho một số hệ kết cau chính của nhà
sô, qua đó góp phần cung cấp dữ liệu cho việc thực hiện “Công bố sản phẩm môi
trường” (EPD - Environmental Product Declaration) và Tiêu chuẩn xanh công trình(LEED — Leadership in Energy & Environment Design) cho Công ty Timber Phoenix.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp đánh giá dau vết cacbontheo TCVN ISO 14067, phương pháp đánh giá vòng đời sản pham theo tiêu chuẩnISO 14040, ISO 14044 và sử dụng phương pháp tính toán khí nhà kính theo hướngdẫn của Nghị định thư về khí nhà kính (Greenhouse Gas Protocol) Số liệu phát thảiđược tính toán bằng phần mềm SimaPro (v9.4.0.2) trên cơ sở đữ liệu Ecoinvent
Dấu vết cacbon được tính toán qua các giai đoạn vòng đời nhà gỗ bao gồmgiai đoạn sản xuất, giai đoạn kết thúc vòng đời và lợi ích thu được sau khi kết thúcvòng đời, kết qua dấu vết cacbon đạt được giá trị âm: - 18,03 kgCOz/m?GFA Trong
đó giai đoạn sản xuất Al — A5 đạt được lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất - 46,56kgCOz/m?GFA và giai đoạn kết thúc vòng đời nhà gỗ ghi nhận lượng phát thải cacboncao nhất 118,60 kgCO2/m’GFA Lợi ích thu được sau khi kết thúc vòng đời đạt lượng
CO¿tđ tránh thải ra ngoài không khí tương đương - 90,07 kgCOz/m?GFA.
Trong giai đoạn sản xuất các hệ kết cau, hệ cửa và cửa số có lượng khí nhà
kính tác động đến biến đổi khí hậu cao nhất với tông phát thải 15,53 kgCO2/m?GFA
Trang 4Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS Tăng Thị Kim Hong và
TS Nguyễn Lê Hồng Thuý đã hướng dẫn em tận tâm, nhiệt tình và đưa ra nhiều lời góp ý vô
cùng giá trị, nhờ đó mà em đã hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Giám đốc, Bộ phận Kỹ thuật, Bộ phận Thiết
kế và Bộ phận Kế hoạch của Công ty Timber Phoenix đã tạo điều kiện và hỗ trợ em trong việc tiếp cận thực tế, khảo sát, thu thập số liệu cho việc thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
(1T TỬ sunnenensnnnsnnntotrntangntitrttigtddttinturiht200g01600008000307N01803300/iđ00082100000ã.000060008612 iLAN GIÁ MIN ee ee ii
NI DI Gener ere 11ACE eked ORG TẾT Eccannensnotntsonnnnotttoeroootiagtntdttttingurosoianosdorgtrsrl VDANH SÁCH CÁC HÌNH 2222222222Etrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrirrrrrrie viiDANH SÁCH CAC BẢNG 5-5: 2222222222 treo viiiDANH SÁCH CÁC BIBU ĐÔ 5-2222 ix
1.1 Tính cấp thiết của đề tài -<©-s+cesce+rerxerrxerxerrerrserrerrserrrrsrree 11.2 Ý nghĩa khoa học, thực tiỄn - 2-5-2 ©s+cseteetrerxerrerrserrerrserserrsrree 31,5 Mục Gich IghiÊN CỨU :icscccccccz6c6 61016 ggảy 55 01:55 61581666038055656358354168395348463886548388 3 1.4 Mục tiêu nghiên €ỨU 2< << + SE SE E3 HH mg HH ng ngang ngờ 3Chương 2 TONG QUAN 5-52 ©cs+ce+Ereerxerrerreereerrxerkerrsrreerrsrrsereerrsrree 42.1 Xu hướng phát triển xanh - bền vững của ngành chế biến gỗ Việt Nam 42.1.1 Tình hình xuất nhập khâu ngành gỗ Việt Nam năm 2023 - 42.1.2 Xu hướng hướng xanh, bền vững của ngành chế biến gỗ Việt Nam 52.2 Tổng quan đánh giá vòng đời sản phẩm và dấu vết cacbon của sản phẩm 75.5,1.0frilt má võng đổi sản đHữNH se ssascasesecipsgoschöE th hgoiagGờIGi0igiS.Qu.5G0341004001860.Q 12.2.1.1 Khái niệm đánh giá vòng đời sản phẩm -2¿22©22222++2z++cxzsrzree 72.2.1.2 Quy trình thực hiện đánh giá LCA - 5 cee ceeeeeeeeeeeeeeeecereeeeeneees 8 2.2.2 Khí nha kính và sự lưu trữ, cô lập cacbon 00 ee ceceeeeeesececeeeeeeneeseeeneeseeneees 10 2.2.2.1 Khi nha kinh (KNK).00 ee — 10 2.2.2.2 Sự cô lập, lưu trữ cacbon (carbon sequesfratIOn)) - -=+-=+<czec++ 122.2.3 Dau vết cacbon của sản phẩm -2- 2 2222222E22E22E122E222122122212212222222 2e 132.2.3.1 Tổng quan về dấu vết cacbon của sản phẩm - 2-22 ©2z22zz2zz22zzc+2 132.2.3.2 Các tiêu chuẩn dùng dé nghiên cứu dấu vết cacbon -2 5- 152.2.3.3 Dau vết cacbon của căn nhà 2-22 ©2222222222212212221221211221 21.22 162.3 Tình hình nghiên cứu dấu vết cacbon, LCA trên thé giới và Việt Nam 172.3.1 Tình hình nghiên cứu dấu vết cacbon, LCA trên thế giới - 17
Trang 62.3.2 Tình hình nghiên cứu dấu vết cacbon, LCA ở Việt Nam - - 20
2.4 Giới thiệu về Công ty Timber Phoenix << s<esssecseeseeseeseese 22
2.4.1 Sơ lược về Công ty Timber Phoenix 2-2-2 +S2+S+SE£2E+£E£E£E£EzEzrrer 222.4.2 Thiết kế và sản xuất nhà gỗ lắp ghép tại Công ty Timber Phoenix 232.5 Sản xuất nhà gỗ lắp ghép tại Công ty - 2 s<©ss+csecse+zserserxerrsrs 26
Chương 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Nội dung nghiÊn CỨN :s‹:-‹-‹:-‹:‹:scs-ccccsssc2255225156515550 560106 61gL0160561 6056100545516 1808.660 31
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu -<-<<<==<<esessesesee 31 Beedle VI TCU 8 1 COs CUT ng nuynonntiinisiuiigSii0000830130/S050/40700/400G0103R84.HI-DGBEHGIGESNOIAGHĐ0/00003Đ 31 3.2.2 PHƯớHg phap NOMEN CW Use sesersiensassnssa compasses EEA.HS0148813E 31
3.2.2.1 Phuong pháp tính khí thải nhà kính - <5 5555 +5<£2+£+s£+sc+eeeeeeeres 31 3.2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 22 2 222222E222E2EE2EE22EE22EzEzzrxees 383.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 2-2: ©22©2222E2222EE22EE22EEEEEEErrrrrrrrrreee 40
Chương TT THƯA a 41
4.1 Lượng khí thải nhà kính trong sản xuất nhà gỗ lắp ghép (A1 - A5) 414.2 Lượng khí thải nhà kính trong giai đoạn cuối vòng đời 454.3 Lợi ích của việc tái sử dụng nguyên vật liệu phế thải từ nhà gỗ sau khi kếtthức VONG GOT sisasesscscssssecscasisosssnsvensessssnestesvssesacsvasstsnnsonsassestsouneastoossedabscedsssssonsessaeense 494.4 Dấu vết cacbon của nha gỗ lắp ghép -2- s-s<©cs+cseceezreecse 504.5 So sánh lượng khí thải nhà kính giữa các hệ kết cấu của nhà gỗ lắp ghép 52
Chương 5 KET LUẬN, KIÊN NGHỊ, - << << cs+eerxeerreerreerrsee 54
5.2 Kiến nghị, 2 s-<©cs++eErx£reerxxerxerretrerkerrxerxerrxrrserrerrxerserrsereerrsrrsere 55TÀI LIEU THAM KHẢO - 5< << ©S<£S<ESs£sEsESeEssEserssrssrssrssrssrre 56EHIE TL raeeaereeneeeeasooeoinoaoogiegokiteogeigttceetitg4 E98 een 63
Trang 7DANH SÁCH CAC CHỮ VIET TAT
BDKH Biến đổi khí hậu
BSI (British Standard Institute)
Viện Tiêu chuẩn AnhCFP (Carbon footprint)
Dau vét cacbonCOP (Conference of Parties)
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung Liên hợpquốc về biến đổi khí hậu
COntd CO2 tương đương
EPD (Environmental Product Declaration)
Công bồ sản phẩm môi trườngFSC (Forest Stewardship Council)
Chứng nhận Quản ly Rừng bền vữngGFA (Gross Floor Area)
Tổng diện tích san
GWP (Global Warming Potential)
Tiềm năng nóng lên toàn cầuINDC (Intended Nationally Determined Contribution)
Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change)
Trang 8(International Organization for Standardization)
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tếKhí nhà kính
(Life Cycle Assessment)Đánh giá vòng đời san phâm(Life Cycle Inventory)
Kiểm kê (điều tra) vòng đời san phẩm(Life Cycle Impact Assessment)
Đánh giá tac động vòng đời
(Leadership in Energy & Environmental Design)Chứng chi Thiết Kế về Năng Luong & Môi Trường(Publicly Available Specification)
Hướng dan tính toán dau vết các-bon sản phẩm(Programme for the Endorsement of Forest Certification)
Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ Rừng
(World Business Council for Sustainable Development)Hội đồng Doanh nghiệp thé giới vi sự phát triển bền vững
Trang 98: Không gian bên trong nhà gỖ - 2-2 52222222222E££E2EE2Ez£+zzzxerxerez 25
9: Sơ đồ quy trình sản xuất nhà gÕ 2 2-2 222E+2E22EE2EE22222E222zcrxez 261U: Quy trình lấp rắp nhà BỖ Seo 2811: Khung nhà hoàn thiện 5 2 2223223 *22*22E£2zE++EErrerrrrrerrrrrerre 2812: Lắp đặt hệ xương, vách - + 2+©2++22+222xt2Ext2Exrrrxrrrrrrrrrrrrrrrree 2915: Hoan Thiện We Val 118 Oat ws esses mess sssressancamenssouammncammasnaccssananareremmensnts 2914: Lap đặt hệ cửa, cỬa $6 occ ecccecesseceeseesesseesesecscsvesesecsssesevsseesscaneaeeseees 2915: Lắp đặt hoàn thiện hệ vách -2 22 ©22+SSE+EE22E2E22E2E2Eezxezed 30
16: Hình ảnh nhà gỗ sau khi hoàn thiện 2- 22252252 2222z+£zzzzzz+>z 30
Trang 10DANH SÁCH CÁC BANG
Bảng 2 1: Danh mục các KNK được liệt kê trong IPCC 5 ++5-<5-+2 10 Bảng 2 2: Gia tri GWP của một số Íogi KIE ~._ 22~-zE=eEs seee 12
Bảng 2 3: Dấu vết cacbon của một số căn nhà gỗ từ các công trình nghiên cứu trên
Bảng 3 1: Các giai đoạn đánh giá vòng đời nhà gỗ -2+©5+252c+2cszzcez 33
Bảng 3 2: Tổng hợp nguồn phát thai và số liệu cần thu thập cho đánh giá CFP 35
Bang 3 3: Nguồn dir liệu hệ số phát thải của nguyên vật liệu, năng lượng, nhiên liệu trong tính toán tác động vòng đời nhà gỗ lắp ghép 2 2 2222z22zz2zz+zzzz+2 36 Bảng 3 4: Các loại tác động thực hiện đánh giá trong bài nghiên cứu 38
Bang 3 5: Đánh giá chất lượng của dit liệu -225525csccssccsssc-s -.- 39
Bang 3 6: Nguồn dữ liệu phat thải thu thập trên cơ sở dữ liệu Ecoinvent 40
Bảng 4 1: Phát thải KNK trong giai đoạn sản xuất nhà gỗ (Al — A5) 4I Bảng 4 2: Phát thải KNK trong giai đoạn sản xuất tại nhà máy (Al — A3) 42
Bảng 4 3: Phat thải COstđ trong quá trình lắp ráp nhà gỗ (A4 — A5) 45
Bảng 4 4: Phát thải KNK trong giai đoạn kết thúc vòng đời (C1 — C4) 45
Bang 4 5: Phát thai KNK trong giai đoạn tháo dỡ nhà gỗ (C]) - 46
Bang 4 6: Phát thai KNK trong giai đoạn vận chuyển chất thải rắn đến nơi xử lý 46 Bang 4 7: Phát thải KNK trong quá trình xử lý tái chế và phân huỷ (C3, C4) 48
Bang 4 8: Lượng cacbon tránh khỏi sau khi kết thúc vòng đời nhà gỗ lắp ghép 49
Bảng 4 9: Phát thải cacbon và loại bỏ cacbon qua các giai đoạn vòng đời nhà gỗ.50 Bảng 4 10: Lượng khí thải COstđ trong giai đoạn Al — A3 theo từng hệ kết cấu 52
Trang 11DANH SÁCH CÁC BIÊU ĐÒ
Biểu đồ 4 1: Phát thải COrtd của từng loại nguyên vật liệu sử dụng xây dựng nhà gỗ
Øiãi 6811 AL AD hán niangtiabssts8phitibgsbi68953385899838À33885388309013833435391Si5i4G8ãNGG823813ã0i2iapiasessi 43Biểu đồ 4 2: Phat thải qua các giai đoạn vòng đời nhà gỗ - 51Biểu đồ 4 3: Phat thai COatđ của các hệ kết câu trong giai đoạn Al — A3 53
Trang 12Chương 1
ĐẶT VAN DE
1.1 Tinh cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ củaViệt Nam liên tiếp đưa ra các quy định mới về tính hợp pháp và bền vững, yêu cầungành gỗ phải đặt ra định hướng mới trong mục tiêu phát triển Các chính sách củacác quốc gia trong xuất nhập khâu hang hoá ngày càng khắc khe hơn trong việc đánhthuế đối với sản phẩm có lượng cacbon phát thai cao hơn quy định, yêu cầu sản phẩm
nhập khâu vào các nước này phải có tín chỉ cabon phát thải thấp Đây vừa là thách
thức và cũng vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành gỗ thực hiện chuyên đối theohướng phát triển bền vững, gia tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gỗ trênthị trường quốc tế
Đánh giá vòng đời (LCA) và đánh giá dấu vết cacbon (CFP) là công cụ hiệu quảcho quá trình thực hiện chuyên đổi “xanh”, kết quả của các đánh giá sẽ giúp xác định
được mức độ phát thải khí nhà kính, nguồn phát thải cũng như đóng góp vào quyết
định lựa chọn biện pháp giảm phát thải Việc thực hiện đánh giá phát thải, kiểm kê khínhà kính từ hoạt động sản xuất công nghiệp nằm trong chính sách, quy định của cácquốc gia trên thế giới nhằm mục tiêu phát triển bền vững Chính phủ Việt Nam cũng
đã cam kết giảm phát thải tại Hội nghị COP26-28, qua đó triển khai xây dựng các quy
định pháp lý để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, nổi bật là Nghị định số
06/2022/NĐ-CP, đặt ra lộ trình cụ thé cho sự phát triển và áp dung vận hành thị trườngcarbon nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế
Trang 13Ngành gỗ Việt có cơ hội rất lớn trong thị trường cacbon nhờ vào lượng cacbonlưu trữ cao, phát thải thấp, có khả năng tái chế va dé phân huy Sản phẩm từ gỗ đangtrở thành xu hướng cho các lĩnh vực của nên kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xâydựng Tính đến thời điểm hiện tại, lĩnh vực toa nha và xây dựng là nguồn phat thai
khí nhà kính lớn nhất, chiếm 37% lượng khí thải toàn cầu (United Nations
Environment Programme, 2023b) Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liênhợp quốc về hiện trạng toàn cầu ngành Xây dựng, lượng phát thai CO› từ hoạt độngsản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, cốt thép, nhôm, gạch, ước tính khoảng 3,6triệu tấn CO2 trong năm 2021 (United Nations Environment Programme, 2022) Việcgiảm thiểu tác động môi trường từ lĩnh vực xây dựng hiện đang là ưu tiên hàng đầucủa các quôc gia.
Sự gia tăng của các tiêu chuan xanh trên toàn cầu đóng vai trò giải pháp thiếtyếu cho những tác động tiêu cực của con người lên môi trường, các tiêu chuẩn này
dé ra những quy định và hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng vật liệu xanh, thiết kế tiếtkiệm năng lượng và thi công công trình thân thiện với môi trường Đề thích ứng vớithị trường ngày càng khắt khe và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng vềsản phẩm phát thải thấp, các công ty, doanh nghiệp đang tích cực thực hiện việc đăng
ký sản pham xanh, công bố EPD (Environmental Product Declaration) và các chứngchỉ bền vững khác để nâng cao uy tín thương hiệu và gia tăng khả năng cạnh tranh
Công ty Timber Phoenix là đơn vị chuyên cung cấp gỗ xẻ, sấy, gia công mộc
và cung cấp các sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường Hiện nay Công ty đang triểnkhai sản xuất nhà gỗ lắp ghép đáp ứng cho đơn hàng xuất khâu và một số resort trongnước Liên quan đến việc phát triển xanh, bền vững, Công ty Timber Phoenix rất chútrọng đến các chứng chỉ quản lý rừng bền vững như chứng chỉ FSC, PEFC và cũngnhư việc giảm phát thải cacbon trong cam kết của Việt Nam Vì vậy, đánh giá vòng
đời sản phẩm, giảm phát thải trong ngành công nghiệp chế biến gỗ đang được Công
ty quan tâm và đang xúc tiến thực hiện
Trang 14Xuất phát từ nhu cầu thực trạng xu hướng thị trường cacbon ngày càng đượcquan tâm, nhằm góp phần phát triển bền vững và giảm cacbon phát thải theo địnhhướng của Công ty, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Dấu vết cacbon (carbonfootprint) trong sản xuất nhà gỗ lắp ghép tại Công ty Timber Phoenix”.
1.2 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
Đề tài thực hiện nghiên cứu có thé làm cơ sở cho các đánh giá dau vết cacbon
và đánh giá vòng đời công trình nhà gỗ và các sản phâm khác thuộc nhiều lĩnh vực.Kết quả đề tài giúp phân tích, đánh giá, xác định nguồn gốc của phát thải và góp phần
hỗ trợ trong việc lựa chọn các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Về ý nghĩa thực tiễn, đánh giá dấu vết cacbon giúp doanh nghiệp tuân thủ quyđịnh pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính, tham gia vào quá trình chuyên đổi
xanh, phát triển bền vững Doanh nghiệp có thê xây dựng hình ảnh tích cực và thuhút khách hàng bằng cách đăng ký EPD, công bố các đánh giá dấu vết cacbon, mởrộng thị trường tại các quốc gia có các yêu cầu về sản phâm cacbon thấp, tăng tínhcạnh tranh cũng như tăng giá trị sản phẩm
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện với mục đích góp phần cung cấp cơ sở cho Công ty TimberPhoenix đăng ký thực hiện “Công bố sản phâm môi trường” (EPD - EnvironmentalProduct Declaration) và Tiêu chuẩn xanh công trình (LEED — Leadership in Energy
& Environment Design) qua việc đánh giá thực trạng phát thải trong quá trình sảnxuất nhà gỗ lắp ghép tại Công ty Timber Phoenix
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện các mục tiêu:
e Tính toán được lượng khí thải nhà kính qua các giai đoạn vòng đời nhà gỗ
e Phân tích được lượng khí thải nhà kính cho một số hệ kết cau chính của nhà gỗ
Trang 15Chương 2
TONG QUAN
2.1 Xu hướng phát triển xanh - bền vững của ngành chế biến gỗ Việt Nam2.1.1 Tình hình xuất nhập khẩu ngành gỗ Việt Nam năm 2023
Trong giai đoạn năm 2020 — 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam tăng dan theo thời gian mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế suy giảmsau dịch Covid 19 Giá trị kim ngạch năm 2020 đến năm 2022 tăng từ 12,31 tỷ lênmức 15,67 tỷ với thị trường xuất khẩu chính gồm các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, EU và Anh Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022 của
Bộ Công Thương, xuất khẩu viên nén có xu hướng tăng khi các van đề môi trường,giảm cacbon phát thải đang được quan tâm trên toàn cầu làm gia nhu cầu sử dụng
viên nén đề thay thế nhiên liệu hoá thạch Giá trị xuất khâu gỗ và sản phẩm gỗ từ
tháng 7 đến hết năm 2022 đã bắt đầu có sự sụt giảm do sự suy giảm kinh tế ở các thịtrường xuất khâu gỗ Việt như Mỹ, EU, Anh Về khâu nhập khẩu, trong năm 2022,giá tri kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản pham từ các nước đạt gần 3,1 tỷ USD Các mặthàng nhập khẩu chính bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, ván bóc, ván sợi Lượng gỗ nhập khẩu
đa phần từ các quốc gia khu vực Châu Phi (Cam-mo-run, Cộng hoà Dân chủ
Congo ), các nguồn cung từ những khu vực địa lý không tích cực này sẽ tiếp tục demlai rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam trong cả khâu xuất khâu khi các quy định, chính sáchcủa các nước về gỗ hợp pháp ngày càng khắt khe (Cao Thị Cam va ctv, 2023)
Theo Báo cáo của Forest Trends, VIFOREST và FPA Bình Định, kim ngạchxuất khâu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã giảm 19,2% so với cùng ky năm
2022 chỉ đạt 10,67 tỷ USA Các thị trường xuất khâu chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung
Trang 16thống kê của ITC cho thay trong 10 tháng năm 2023, Việt Nam là nước xuất khẩu đồ
gỗ nội ngoại thất vào thị trường Mỹ đứng vị trí hàng đầu Tổng kim ngạch xuất khẩu
đồ gỗ nội ngoại thất và sản phẩm gỗ khác thì Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ ba
vào thị trường Mỹ sau Trung Quốc và Canada (Tô Xuân Phúc và ctv, 2023)
Hiện nay thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đã có những quy định mới,
có nhiều sự thay đổi chính sách đòi hỏi ngành gỗ Việt Nam phải cập nhật, thực hiệncác chính sách kịp thời nhằm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, phục hồi ngành gỗsau khó khăn vừa qua.
2.1.2 Xu hướng hướng xanh, bền vững của ngành chế biến gỗ Việt Nam
Các quốc gia trên thế giới lần lượt đặt ra nhiều quy định về sản phẩm nhập
khẩu, giải pháp trọng tâm nhất trong năm 2024 của ngành gỗ Việt Nam là tích cực
tạo ra hình ảnh ngành gỗ phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ
có chứng chỉ và sản phâm giảm phát thải (Đỗ Hương, 2023)
Trong những năm gần đây, các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ củaViệt Nam liên tiếp đưa ra các quy định mới Cơ chế điều chỉnh cacbon tại biên giớiCBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism) do Liên minh Châu Au (EU) banhành và áp dụng chính thức từ 01/01/2026, hang hóa xuất khâu vào EU phải đáp ứngcác tiêu chuẩn giảm phát thải nhà kính, thị trường này sẽ kiểm soát đánh giá hàmlượng cacbon trong sản phẩm nhập khẩu, đối với những sản phẩm có hàm lượng
cacbon cao hơn quy định thì bắt buộc các nhà xuất khẩu phải nộp thêm thuế hoặc tín
chi carbon (EP and Council of the EU, 2023a) Thị trường xuất khẩu lớn của ngành
gỗ Việt Nam là Hoa Kỳ cũng đã đưa ra Đạo luật cạnh tranh sạch CCA (Clean
Competition Act) thi hành việc đánh thuế đối với hàng hoá nhập khẩu vào nước này
có phát thải cacbon cao, đạo luật được áp dụng từ năm 2024 đối với tất cả các nước
va vùng lãnh thé nhập khâu sản phẩm vào Mỹ (US Senate Committee on Finance,2023) Ngoài ra gỗ xuất khẩu sang châu Âu cũng phải tuân theo Luật chống phá rừngEUDR nhằm đảm bảo tính hợp pháp của gỗ khai thác (EP and Council of the EU,2023b).
Trang 17Van đề về biến đổi khí hậu và thị trường tín chi cacbon trên thế giới đã ảnhhưởng trực tiếp đến hướng phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam Nhiều
dé án, chính sách được đặt ra dé định hướng phát triển kinh tế theo hướng xanh, bềnvững: Đề án Quy hoạch phát thải khí nhà kính quốc gia giai đoạn 2021 — 2030, tamnhìn đến năm 2050 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xác định mục tiêu, giải pháp
và lộ trình giảm phát thai KNK của quốc gia; Thông tư số 38/23/TT-BCT của BộCông Thương Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khínhà kính và kiêm kê KNK; Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm khímethanol của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng cũng đã giaonhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị triển khai hoàn thiện quy định chi tiết về kiểm kê khínhà kính và đo đạc, báo cáo, thâm định llĩnh vực xây dựng
Ngành gỗ Việt có tiềm năng rat lớn dé phát triển thị trường cacbon bởi khảnăng cô lập cacbon cao trong sinh khối Vật liệu gỗ sẽ không chỉ được sử dụng trongngành nội thất mà sẽ phát triên mạnh mẽ ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là ngành xâydựng với sản phẩm gỗ cấu kiện lớn (mass timber) dự đoán sẽ thay thé dần các vật liệuxây dựng phát thải cao như bê tông, kim loại, nhựa Việc định hướng phát triển thịtrường carbon và ứng dụng chứng chỉ xanh cho sản phẩm gỗ sẽ là bước ngoặt đưangành gỗ Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
Công bồ sản phẩm môi trường EPD là một công cụ quan trọng giúp thé hiệncam kết của doanh nghiệp gỗ đối với môi trường, thu hút khách hàng quan tâm đếnsản phẩm bền vững, nâng cao uy tín thương hiệu, tạo dựng hình ảnh doanh nghiệptrách nhiệm và minh Việc đăng ký EPD ngày càng phố biến va là một xu hướng tatyếu, thông tin về lượng khí thải nhà kính của sản pham trong EPD còn có thé được
sử dụng dé doanh nghiệp đăng ký các chứng nhận xanh như LEED, LOTUS, giúptăng khả năng cạnh tranh trong thị trường ngày càng chú trọng tính bền vững
Công ty thép Posco Yamato Vina va INSEE với sản pham xi măng là hai doanhnghiệp công bố EPD đầu tiên tại Việt Nam, mở đầu xu hướng chuyền đổi xanh nền
kinh tế Việt Một số doanh nghiệp gỗ lớn cũng đã bắt đầu nghiên cứu đăng ký công
Trang 18bố EPD, chứng minh sự quan tâm đến ứng dụng EPD trong ngành gỗ Việt Nam Việc
áp dụng EPD ngày càng phổ biến sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế
của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước (Khánh Quỳnh, 2023).
2.2 Tống quan đánh giá vòng đời sản phẩm và dấu vết cacbon của sản phẩm2.2.1 Đánh giá vòng đời sản phẩm
2.2.1.1 Khái niệm đánh giá vòng đời sản phẩm
Đánh giá vòng đời theo thuật ngữ tiếng anh Life Cycle Assessment (LCA) là
phương pháp đo lường những tác động tiềm ân đối với môi trường và sức khoẻ conngười liên quan đến chu kỳ vòng đời của một sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ Quátrình đánh giá vòng đời phải tuân theo tiêu chuẩn ISO 14040 và 14044
©
seas Khai thac tai ché
Vòng đời sản phẩm
Trang 19Đánh giá vòng đời giúp đo lường và quản lý các ảnh hưởng của vòng đời sảnphẩm đến nhiều nhóm tác động khác nhau Kết quả LCA cung cấp thông tin về: Tácđộng về biến đổi khí hậu bao gồm tiềm năng ấm lên toàn cầu (GWP), sự suy giảmtần ozone (ODP), ; tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khoẻ con người; vàcác tác động về sử dụng nguồn tài nguyên như sử dụng đất, tiêu thụ năng lượng Việc lựa chọn nhóm tác động dé đánh giá phụ thuộc vào mục đích của LCA va các
yếu tô khác như loại sản phẩm hoặc dịch vụ, khu vực dia ly va dữ liệu sẵn có
Ngày càng nhiều doanh nghiệp và tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của
việc phát triển bền vững, và LCA là một trong những biện pháp cung cấp hiệu quả sốliệu để đánh giá tác động môi trường và xã hội của sản phẩm Việc áp dụng LCA
được thực hiện ở mọi lĩnh vực từ công nghiệp sản xuat, xây dựng, năng lượng đến
các ngành nghề thuộc lĩnh vực thực phẩm, dich vụ Kết quả LCA giúp doanh nghiệp
và tổ chức nhìn thấy được cơ hội cải thiện, giảm phát thải trong dây chuyền sản xuất,cung ứng sản phẩm Bên cạnh đó, việc công bố kết quả LCA giúp doanh nghiệp gâydựng niềm tin với khách hàng vì càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩmphát thải thấp, bảo vệ môi trường
2.2.1.2 Quy trình thực hiện đánh gia LCA
Theo tiêu chuẩn ISO 14040 va 14044, quy trình đánh giá LCA gồm 4 bước:Bước |: Xác định mục tiêu và phạm vi của LCA Phạm vi của một LCA, bao
gồm cả ranh giới hệ thống và mức độ chi tiết của bài đánh giá, là tuỳ thuộc vào đối
tượng và mục đích nghiên cứu.
Bước 2: Phân tích hệ thống trích xuất và khí thải Day là giai đoạn kiểm kê dữ
liệu đầu vào/đầu ra của hệ thống đang nghiên cứu, giai đoạn này liên quan đến việcthu thập dữ liệu cần thiết nhằm thoả mãn các mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra ở Bước 1
Bước 3: Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm Mục đích của giai đoạnnày nhằm đưa ra các thông tin môi trường bồ sung dé trợ giúp cho đánh giá kết quảcủa giai đoạn phân tích hệ thống trích xuất và khí thải sao có thể hiểu được ý nghĩa
Trang 20Bước 4: Phân tích kết quả và đưa ra phương án cải thiện Giai đoạn này cómục đích diễn giải vòng đời sản phẩm, các kết quả đánh giá tác động vòng đời sảnphẩm được tổng hợp và xem xét dé đưa ra kết luận, kiến nghị và ra quyết định chophù hợp với mục tiêu và phạm vi xác định.
cải thiện
Đánh giá tác động vòngđời sản phẩm
` /
` )
Hình 2 2: Khung đánh giá vòng đời theo ISO 14040 va 14044Hai tiêu chuẩn ISO làm cơ sở cho các nghiên cứu LCA bao gồm ISO 14040:Quan lý môi trường — Đánh giá vòng đời — Nguyên tắc và khuôn khổ thực hiện LCA
và ISO 14044: Quản lý môi trường — Đánh giá vòng đười — Các yêu cầu và hướng
dẫn LCA.
Trang 212.2.2 Khí nhà kính và sự lưu trữ, cô lập cacbon
2.2.2.1 Khí nhà kính (KNK)
Theo IPCC 2019 và TCVN ISO 14067:2020, khí nhà kính (KNK) là thànhphần thê khí của khí quyên, cả từ tự nhiên và từ con người, hấp thụ và phát ra bức xạcác bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt trái đất, khí quyền và cácđám mây phát ra Khí nhà kính bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CHy), dinitooxit (N20) và khí Flo bao gồm các hợp chất hydro florua cacbon (HFCs), các hợpchất perflorua cacbon (PFCs), va sufua hexaflorit (SFs)
Bang 2 1: Danh mục các KNK được liệt kê trong IPCC (Nguồn: IPCC, 2013)
Tên khí Công thức phân tử
Perfluorocarbons PFCs (CF4, C2Fs, C3Fs, CaFio, CaF, CsFi2, CoFia)
Trang 22cho Trái Đất càng nhiều, gây hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng Theo thống
kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự báo tông lượng phát thải KNK tại các cơ sở
sản xuất vào năm 2022 là 662,6 triệu tân COztd Việc đưa vào áp dụng các quy định
kiểm kê KNK tạo tiền đề cho việc phân bồ hạn ngạch phát thai KNK tại các cơ sở từ
giai đoạn năm 2026 trở về sau, chuẩn bị cho kế hoạch cho việc hoạt động chính thức
sản giao dịch cacbon vào năm 2028.
Theo Thông tư 23/2023/TT-BNNPTNT về Quy định đo đạc, báo cáo, thắm
định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực lâm
nghiệp, các loại khí nhà kính kiểm kê bao gồm: Carbon dioxide (CO), Methane(CHa), va Nitrous oxide (N20) Các loại khí CH, va N20 sau khi tính toán được quy
đổi thành khí CO2 tương đương (COztđ) theo Hướng dẫn của Ban Liên chính phủ về
biến đối khí hậu (IPCC) dé đánh giá tác động đến môi trường
Các khí nhà kính được báo cáo trong kết quả đánh giá tác động đến môi trườngđược tông hợp thành giá trị tác động của chỉ số tiềm năng ấm lên toàn cầu (GWP) dé
thé hiện tác động gây biến đổi khí hậu
Trang 23Tiềm năng ấm lên toàn cầu GWP (Global Warming Potential) là hệ số mô tả mức
độ tác động của lượng bức xạ một đơn vi khối lượng của một KNK cho trước so với khíCO> trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 100 năm Giá trị GWP dùng dé so
sánh các tác động của các loạ KNK đến việc gây biến đổi khí hậu,Bảng 2.2 trình bày giá trị GWP của các loại KNK làm nóng toàn cầu trong khoảng thời
gian 100 năm do Ban biến đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC) cung cấp Số liệu từ báocáo đánh giá lần thứ sáu (Smith và ctv, 2021) của IPCC
Bang 2 2: Giá trị GWP của một số loại KNK (Nguồn: Smith và ctv, 2021)
Giá trị GWP trong 100 Tên loại KNK Công thức phần tử năm (GWP 100)
Carbon dioxide CO2 1
2.2.2.2 Sự cô lập, lưu trữ cacbon (carbon sequestration)
Quá trình thu hồi và lưu trữ cacbon trong khí quyền được gọi là cô lập cacbon.Cacbon có thể được thu trực tiếp từ không khí hoặc từ nguồn công nghiệp bằng nhiềucông nghệ, kỹ thuật như hấp phụ hấp thụ, tách khí và sau đó được lưu trữ trong cácbổn chứa cacbon như đáy đại dương, các vùng rừng hoặc dat bằng các quy trình vật lýhoặc sinh học - điển hình là quá trình quang hợp của thực vật (Mai Bui và ctv, 2018)
Rừng là một phần quan trọng trong chu trình cacbon toàn cầu Thực vật hấpthu ánh sáng mặt trời dé chuyên hoá CO2, nước và các chất dinh dưỡng thành đường
và carbohydrate tích trữ trong lá, cành, thân và rễ thông qua quá trình quang hợp:
6 CO; + 6 HạO > C¿HizOs (lưu trữ) + 6 O¿ (thải ra)
Trang 24Tất cả các bộ phận của cây đều chứa cacbon với tỷ lệ khác nhau tuỳ thuộc vàoloài thực vật, độ tuổi của cây và mô hình tăng trưởng của cây Cacbon lưu trữ là mộtthuộc tinh đặc biệt của gỗ mà các vật liệu kết cấu khác không có được Quá trình
quang hợp là một quy trình sinh học tự nhiên sẵn có, giúp giảm được lượng cacbon
trong thời gian ngắn với chi phí thấp mà không cần đầu tư vào các công nghệ thu hồi
và lưu trữ cacbon hiện đại.
Khi cây được khai thác dé lay gỗ, một phần cacbon vẫn tiếp tục được lưu trữ
không thai ra ngoài khí quyên cho đến khi sản phẩm gỗ bị thải bỏ bang cách đốt sinhkhối hoặc phân huỷ sinh khối vào đất bằng việc chôn lấp Quá trình quang hợp và lưutrữ cacbon trong suốt vòng đời của cây gỗ giúp vật liệu gỗ có thế mạnh lớn trong việcgiảm phát thai (Uy hội Mê Công quốc tế, Sáng kiến Biến đổi Khí hậu và Thich ứngvới Biến đổi Khí hậu, 2013) Trong tính toán tổng lượng cacbon phát thải, Nghị địnhKyoto cho phép tính và loại bỏ cacbon từ rừng và đất của quốc gia, khấu trừ lượngcacbon lưu trữ khỏi lượng khí thải Vì vậy, một trong những lựa chọn cho việc giảm
khí phát thải, giảm biến đổi khí hậu là tăng khối lượng cacbon lưu trữ trong những
khu vực trồng rừng, sử dụng nguyên vật liệu từ sinh khối thực vật đề làm nguyên liệu,nhiên liệu sản xuât sản phâm.
Trong khi quá trình tạo ra vật liệu gỗ thu hồi CO? trong khí quyền và trữ lạitrong sinh khối, quá trình tạo ra các vật liệu khác lại chỉ thải cacbon với lượng lớn gâytác động biến đối khí hậu Do đó, việc sử dụng vật liệu gỗ trong xây dựng được xem là
hướng đi mới trong việc giảm phát thải, phát triển theo hướng xanh và bền vững
2.2.3 Dâu vét cacbon của sản pham
2.2.3.1 Tổng quan về dấu vết cacbon của sản phẩm
Dấu vết cacbon của sản phẩm (Carbon Footprint of a Product — CFP) theoTCVN ISO 14067:2020 định nghĩa là tong lượng phát thai khí nhà kính và loại bỏ khínhà kính (Greenhouse Gas Removal) trong toàn bộ chu kỳ vòng đời sản phâm, đượcbiểu thị theo CO? tương đương và dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm (Life CycleAssessment) chỉ sử dụng một loại tac động don nhất là tác động biến đổi khí hậu
Trang 25Theo Resolute Forest Product, dấu vết cacbon của một sản pham là tông tat cảlượng phát thải KNK liên quan đến toàn bộ vòng đời của sản phẩm trừ đi lượng khíthải được hấp thụ hoặc tránh được Dấu vết cacbon của sản phẩm thé hiện tác độngcủa sản phẩm về phương diện ảnh hưởng đến biến đổi khí hau, một van đề dang được
các nhà quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng quan tâm
Tất cả sản pham, dịch vụ đáp ứng nhu cau dân sinh đều gây ra tác động ít nhiều
đến môi trường Trong thời đại nền công nghiệp sản xuất phải đối mặt với nhiều
khủng hoảng của suy giảm tài nguyên, ô nhiễm không khí, đất, nước, con người dần
có nhu cầu hướng tới giảm thiêu tác động của sản phẩm vì tương lai phát triển bềnvững Do đó, dấu vết cacbon là một chỉ số quan trọng cần được đo lường, tính toánnằm trong mục tiêu giảm phát thải KNK của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
Dấu vết cacbon của sản phẩm và dịch vụ mang lại nhiều lợi ích, và đã đượcchứng minh không chỉ góp phần tăng hiệu quả trong việc quản lý phát thải của chuỗicung ứng mà còn là một công cụ dé kinh doanh (Kleiner, 2007) Báo cáo nghiên cứudau vết cacbon có thé sử dụng cho việc gắn nhãn sinh thái, tăng khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm, hỗ trợ các quyết định liên quan đến việc giảm thiêu phát thải, tăngcường loại bỏ khí nhà kính của doanh nghiệp, tạo cơ sở đề thực hiện đánh giá vòngđời sản phẩm (LCA) và đăng ký Công bố sản pham môi trường (EPD)
Các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau về chứng chỉ cacbon, công khai đánhgiá dấu vết cacbon của sản phâm cho khách hàng có nhu cầu lựa chọn các sản pham
có phát thải thấp Từ năm 2006 đến năm 2012, trên thế giới đã có 13 quốc gia và vùnglãnh thé triển khai chương trình dán nhãn dấu vết cacbon tự nguyện lên sản phẩm tiêudùng, các dịch vụ tư vấn và tính toán dấu vết cacbon trực tuyến được đã đây mạnhviệc tính toán dấu vết cacbon tại các nước phát triển, các phần mềm tính toán trựctuyến cũng góp phan đưa ra phương án bù trừ cacbon thông qua việc trồng rừng vaphát triển năng lượng tái tạo (Đào Minh Trang, 2012)
Đánh giá dấu vết cacbon dan trở nên phố biến trên toan thế giới, đi song songvới xu hướng phát triển bền vững giảm phát thải Các công ty đoanh nghiệp và tổ
Trang 26chức đang tích cực thực hiện đánh giá phát thải, dán nhãn xanh cho sản phẩm củacông ty, chứng minh tránh nhiệm của công ty trong việc sản xuất sản phẩm, cung cấpdịch vụ thân thiện, bảo vệ môi trường.
2.2.3.2 Các tiêu chuẩn dùng dé nghiên cứu dấu vết cacbon
Hiện nay trên thế giới có ba hệ thống tiêu chuẩn, hướng dẫn tính toán dấu vếtcacbon của sản phâm được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, bao gồm: PAS 2050 củaviện Tiêu chuẩn Anh (BSI - British Standard Institute); Nghị định thư về KNK củaviện Tài nguyên thế gidi/H6i đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững(WRI/WBCSD, 2011) và ISO 14067 của Té chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) Cả batiêu chuẩn, hướng dẫn này đều dựa trên phương pháp LCA được quy định trong ISO
14040 và ISO 14044.
Nghị định thư về KNK (Greenhouse Gas Protocol) của WRI/WBCSD là cơ sởcủa hầu hết các tiêu chuẩn và chương trình KNK được chính phủ và các doanh nghiệpxây dựng và áp dụng Tài liệu hướng dẫn cụ thé cách tiếp cận các khái niệm, cáchphân loại phát thải và cách tính toán định lượng, quản lý phát thải KNK.
Tiêu chuẩn ISO 14067 cung cấp hướng dẫn về cách thực hiện đánh giá dau vếtcacbon của sản phẩm và cách trình bày kết quả đánh giá Tiêu chuẩn này dựa trên cácnguyên tắc đánh giá vòng đời sản phảm (LCA) và nhất quán với các tiêu chuẩn quốc
tế khác về đánh giá môi trường như ISO 14040 và ISO 14044
TCVN ISO 14067 sử dụng một loại tác động duy nhất là biến đổi khí hậu(Climate change) Báo cáo phát thải và loại bỏ phát thải trong đánh giá dấu vết cacbon
được trình bay qua kết quả đánh giá tác động biến đổi khí hậu từ nguồn nhiên liệu
hoá thạch (Climate Change — fossil); BĐKH từ nguồn sinh học (Climate Change —biogenic) và BĐKH từ việc sử dụng đất và thay đổi sử dụng dat (Climate Change —luluc) Việc tách riêng các tác động theo nguồn phát thải giúp kết quả đánh giá théhiện rõ hon mức độ ảnh hưởng của vòng đời sản phẩm, dịch vụ đến biến đổi khí hậu
từ đó có hướng phát triển các biện pháp giảm khí phát thải phù hợp và hiệu quả
Trang 272.2.3.3 Dấu vết cacbon của căn nhà
Lĩnh vực xây dựng đang là tiêu điểm cho việc cắt giảm phát thải cabon của
các quốc gia và do đó, việc đánh giá dấu vết cacbon của toà nhà ngày càng trở nên
quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm biến đổi khí hậu Dấu vết cacbon căn
nhà được thé hiện qua phát thải cacbon hàm chứa (embodied carbon) và phat thải
cacbon vận hành (operational carbon) trong toàn bộ vòng đời căn nhà.
@ Cacbon vận hành ® Cacbon hàm chứa
-NGUYÊN LIỆU XÂY DỰNG VẬN HÀNH KÉT THÚC VÒNG ĐỜI
Đừng dã Bảo trì, | Thai bỏ, xử lý, tái
ung cap Sản xuất Lắp ráp, xây dựng , Vận hành thay thẻ, Phá dỡ chế, tái sử dụng
nguyên liệu thô chất thải rắn
TT
: sửa chữa be
GS “Qe
Hình 2 4: Phát thai cacbon trong toàn bộ vòng đời của căn nha
(Nguồn: Tap chí vật liệu và Xây dựng ISSN 1859 — 381X)
AÀ |
IGE
_-<
Phát thải cacbon hàm chứa thé hiện tổng lượng phát thải KNK liên quan đến
toàn bộ vòng đời sản phâm ngoại trừ giai đoạn vận hành:
- Giai đoạn khai thác và sản xuất nguyên liệu (Module A1 — A3): phát thải từhoạt động cung cấp, vận chuyền nguyên vật liệu thô và hoạt động sản xuất vật liệuxây dựng, các loại vật tư liên kết, kết cấu
- Giai đoạn xây dựng (Module A4 — A5): phát thải đến từ hoạt động vận
chuyền vật vận liệu xây dựng, các hoạt động lắp ráp, xây dựng toà nhà
- Giai đoạn kết thúc vòng đời (Module C1 — C4): bao gồm phát thải đến từhoạt động phá dỡ kết cấu xây dựng của toà nhà; thai bỏ và xử lý tái chế, tái sử dụngchất thải rắn xây dựng
Trang 28Phát thải cacbon vận hành:
- Giai đoạn vận hành (Module B1 — B7): phát thải liên quan đến vận hành các
hệ thống dịch vụ của toa nha bao gồm các hoạt động sử dụng điện, nhiên liệu gas chomáy lạnh, sưởi âm, làm mát, các thiết bị nâu nướng, chiêu sáng
Việc giảm lượng cacbon phát thải thông qua đánh giá dấu vết cacbon đangđược chú trọng nghiên cứu Mặc dù trong lĩnh vực toa nha, cả cacbon vận hành va
cacbon hàm chứa đều đóng vai trò quan trọng trong tác động đến môi trường, tuy
nhiên các chính sách và đề án giảm phát thải phần lớn chỉ chú ý đến giảm phát thảicacbon vận hành Kết quả từ các nghiên cứu, đánh giá cho thấy phát thải từ việc vậnhành toà nhà có thể giảm bằng cách sử dụng nguồn điện, nhiên liệu từ nguồn tái tạo
và bền vững hay tiến hành thay thê, sử dụng các thiết bị truyền thống thành các thiết
bị với công nghệ hiện đại với hệ số chuyên đôi năng lượng cao Nguồn phát thải chủyếu từ việc sử dụng điện nên nhìn chung, việc giam lượng cacbon vận hành có thể dễ
dàng thực hiện Do đó, vấn đề giảm thiểu cacbon ham chứa của toà nhà ngày cảngđược quan tâm chú trọng và cần được tiến hành nhằm góp phan giảm được phát thảitrong toàn bộ vòng đời toà nhà (Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Công Thịnh, 2023).
2.3 Tình hình nghiên cứu dấu vết cacbon, LCA trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình nghiên cứu dấu vết cacbon, LCA trên thế giới
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bài nghiên cứu đánh giá vàkiểm soát lượng khí thải carbon ở tất cả các lĩnh vực trên toàn thế giới Lĩnh vực xâydựng đang là tiêu điểm giảm phát thải của các quốc gia do lượng phát thải tác độngđến biến đối khí hậu lớn
Việc xây dựng và sử dụng các công trình một cách hợp lý và hiệu quả có thélàm giảm thiểu tác động đối với môi trường, tiết kiệm nguồn nguyên liệu và từ đógiảm được khí thải nhà kính Monahan và Powel đã nhận thấy việc sử dụng vật liệubền vững có thé làm giảm đáng kế lượng phat thải CO2 (Monahan, 2011) Sử dung
vật liệu gỗ có nhiều ích lợi vì trong quá trình cây gỗ quang hợp và phát triển, mộtlượng cacbon ngoài môi trường được cây hấp thu vào qua quá trình quang hợp và giữ
Trang 29lại bên trong cây Việc sử dụng vật liệu gỗ trong xây dụng có thé làm giảm biến đổikhí hậu thông qua cacbon lưu trữ nhiều hơn vật liệu phi gỗ như sắt, xi măng, thạchcao, gạch (Churkina và ctv, 2020) Kết quả nghiên cứu của Cindy X.Chen và cộngtác viên cho thấy việc sử dụng vật liệu gỗ cho xây dựng toà nhà phát thải ít cacbonhon sử dụng vật liệu xi măng, mặc dù vật liệu gỗ thô vận chuyên đến nhà máy xa hơnvận chuyên xi mang (Cindy X.Chen va ctv, 2022) Sử dụng vật liệu bền vững, điển
hình là vật liệu gỗ được xem là hướng phát triển mới của ngành vật liệu xây dựng
trong công cuộc chạy đua tín chỉ cacbon trên thị trường hiện nay.
Các nước Bắc Âu đã cho thay sự quan tâm đến van đề giảm phát thải CO2 quaviệc sử dụng LCA để phân tích các động môi trường trong lĩnh vực xây dựng.Boverket (Uỷ ban Xây dựng và Quy hoạch Thuy Điền) đã được chính phủ Thuy Điển
uỷ quyền đề xuất cho phép xây dựng các phương pháp báo cáo các tác động về khíhậu sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời LCA Mục tiêu của Thuy Điền là trunghoa carbon (Carbon neutral) vào năm 2045, các tuyến bố về khí hậu phải tuân theoLCA Tiêu chuân châu Au EN 15987, trong đó bao gồm phải thực hiện LCA cho cáccông trình toà nha (Habib Sadri, 2022).
Nghiên cứu về đánh giá vòng đời, dấu vết cacbon nha gỗ trên thế giới đượcthực hiện trong thời gian qua đã khẳng định việc sử dụng gỗ trong xây dựng giúp làmgiảm lượng cacbon phát thải Đối tượng của các bài nghiên cứu có thể chia thành hailoại chính theo vật liệu kết cấu nhà: Nhà khung gỗ (wood frame house) với phầnkhung nha (cột, dầm kiéng) làm từ gỗ kết hợp với vật liệu xây dựng khác như gach,
xi măng, bê tông ở các hệ kết cau còn lại; nhà hoàn toàn bằng gỗ (log house) vớithành phan kết cấu hoàn toàn hoặc phan lớn là từ gỗ tròn, gỗ nguyên khối, gỗ ghép;
có kết hợp với ván nhân tạo như plywood, OSB Kết quả về dau vết cacbon của một
vài nghiên cứu đánh giá vòng đời trên thế giới được trình bày ở Bảng 2.3
Trang 30Bảng 2 3: Dấu vết cacbon của một số căn nhà gỗ từ các công trình nghiên cứu trên thế giới
Phat thai
giai doan
Al -A3 (kgCOz/m?)
Nhà riêng lẻ tại Thuy Điền: Nhà
khung CLT, nền bê tông: ốp
plywood, gỗ xẻ, tắm thạch cao Mái
nền móng từ bê tông, vật liệu cách
nhiệt, gach, mái sắt.
(Nguôn: Bojana và ctv, 2019)
169,8 204
Nhà gỗ 1 tại Slovakia : Tông diện
tích 145m” Khung gỗ, bê tông,
thạch cao, vật liệu cách nhiệt.
Nhà gỗ 2 tại Slovakia: Tổng điện
tích 198m? Khung, tường, mái từ gỗ,
có thêm vật liệu cách nhiệt.
Nhà 5 tang tai Chile: khung gỗ CLT,
sử dung xi mang, các vat liệu khác.
(Nguồn: Gabriel và ctv, 2022)
Trang 31Các kết quả đánh giá tác động GWP của nhà gỗ phụ thuộc phần lớn vào việclựa chọn loại vật liệu xây dựng và kết cấu toà nhà Các loại hình nhà khung gỗ vớinền móng bê tông có lượng phát thải CO2 dương Nhà hoàn toan bằng gỗ (B Soust
và ctv, 2020) có lượng phat thải CO2 âm, nguyên nhân do lượng cacbon cô lập bên
trong vật liệu gỗ lớn, việc sử dụng thêm các vật liệu phát thải cao như xi măng, bê
tông với khối lượng nhỏ hoặc không sử dụng cũng làm giảm tông phát thải Nhà kếtcau khung gỗ phát thải trong khoảng 60 kgCOz/m?GFA đến 169,8 kgCOz/m?GFA
Đối với công trình nhà xây dựng với diện tích lớn, phần kết cầu nền móng và
hệ khung đòi hỏi yêu cầu cao hơn về độ bền, khả năng chịu tải trọng của toàn bộ toànhà và tải trọng sử dụng bao gồm số lượng người sử dụng, vật dụng, lực ảnh hưởng
từ gió (đặc biệt đối với các công trình toà nhà cao tang), dan đến yêu cầu cần phải
sử dụng bê tông cho kết cầu nền móng dé dam bảo chất lượng công trình Việc sửdụng xi măng, bê tông cho hệ nền móng sẽ làm tăng phát thải KNK của toà nhà Nhàlàm hoàn toàn bằng gỗ kết qua phát thải trong giai đoạn Al — A3 có giá trị - 90 đến
- 98,69 keCOz/m”GFA Việc lựa chọn thiết kế, kết cầu nhà và chọn vật liệu xây dựng
có ảnh hưởng lớn đến tổng lượng phát thải khí nhà kính, các nghiên cứu trên thế giớicũng đã khang định vật liệu gỗ với lượng cacbon lưu trữ sẽ làm giảm tổng phát thaicủa toàn bộ toa nhà, giúp giảm được tác động biến đối khí hậu
2.3.2 Tình hình nghiên cứu dấu vết cacbon, LCA ở Việt Nam
Nghiên cứu đánh giá dấu vết carbon ở Việt Nam đang trở nên ngày càng quantrong và đa dang ở tat cả lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng vả công nghiệp.Nhiều nghiên cứu được thực hiện với mục đích tiếp cận và đo lường, tính toán đượcdau vết carbon theo tiêu chuẩn quốc tế, qua đó nhận định rõ ảnh hưởng của các hoạtđộng sản xuất và xây dựng đối với biến đồi khí hậu, tạo tiền dé cho việc áp dụng cácbiện pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Trong những năm gần đây, các tổ chức nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu
và các đơn vị quản ly môi trường tại Việt Nam đã tiến hành nhiều dự án dé đánh giá
dâu vết carbon ở cap độ quôc gia, ngành công nghiệp và các dự án xây dựng Trong
Trang 32lĩnh vực xây dựng, nghiên cứu về đánh giá dấu vết carbon không chỉ giúp xác địnhlượng carbon hàm chứa trong vật liệu xây dựng mà còn tập trung vào các phươngpháp xây dựng và quản lý toà nhà có hiệu suất năng lượng cao Nguyễn Đức Lượng
và Nguyễn Công Thịnh với bài nghiên cứu về giảm thiểu phát thải cacbon hàm chứa
của trong lĩnh vực toà nhà đưa ra khuyến nghị cần xây dựng cơ sở dữ liệu phát thai
cacbon hàm chứa ở các cấp độ khác nhau: cấp độ sản phẩm xây dựng (sản phẩm vậtliệu xây dựng, kết cấu xây dựng) và cấp độ toà nhà; nghiên cứu cũng yêu cầu cậpnhật các nội dung, tiêu chí củng công cụ đánh giá, chứng nhận công trình xanh;khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vật liệu xây dụng nghiên cứu, xâydựng va ban hành các Công bồ sản phẩm môi trường - EPD (Nguyễn Đức Lượng,
Nguyễn Công Thịnh, 2023).
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu dấu vết cacbon của toà nhà, đặc biệt là nhà gỗlắp ghép còn hạn chế do chưa có phương pháp tính toán thống nhất và cụ thé Cácnghiên cứu trong ngành gỗ chỉ dừng lại ở việc đánh giá dấu vết cacbon trong sản xuất
gỗ tròn, gỗ xẻ va dim gỗ (Nguyễn Thuy Mỹ Linh và ctv, 2021), chưa có đánh giácacbon cho sản pham nội ngoại thất cũng như đánh giá dau vết cacbon cho công trình
nhà gỗ
Đánh giá dấu vết cacbon trong lĩnh vực ngành gỗ còn nhiều thách thức cần
vượt qua, bao gồm việc thiếu dit liệu hệ số phát thải chỉ tiết, sự thiếu hụt về tiêu chuẩn
đánh giá và sự tương tác giữa các bên liên quan như chính phủ, doanh nghiệp và cộng
đồng Đối mặt với những thách thức này, cộng đồng nghiên cứu đánh giá dấu vết
carbon ở Việt Nam đang hướng tới việc tăng cường hợp tác dé đạt được kết quả tích
cực và thúc đây sự chuyền đổi sang mô hình phát triển thân thiện với môi trường bằng
cách tiến hành đánh giá dấu vết cacbon, đánh giá vòng đời sản phâm một cách chủđộng, tích cực hơn trong thời gian tỚI.
Trang 332.4 Giới thiệu về Công ty Timber Phoenix
2.4.1 Sơ lược về Công ty Timber Phoenix
- Logo Công ty Timber Phoenix
- Tên giao dịch quốc tế: TIMBER PHOENIX
- Loại hình hoạt động: Công ty TNHH một thành viên
- Giây phép kinh doanh: 0315493870
- Ngày hoạt động: 23/01/2019
- Giám đốc: Voòng Thị Kim Quyên
- Địa chỉ Công ty: Lô D3 - D4, đường số 04, cụm công nghiệp Nhị Xuân, xã
Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
-Website công ty: https://timberphoenix.com
Công ty Timber Phoenix chuyên cung cấp sỉ, lẻ gỗ tron và gỗ xẻ, say nhập khâuvới hơn 30 chủng loại gỗ từ 15 quốc gia trên thế giới, nhập khẩu gỗ có chứng chỉ hợppháp, đạt chuẩn chất lượng và gia công mộc Công ty cung ứng dịch vụ xẻ, xử lý vàsay gỗ, đồng thời cũng thực hiện dịch vụ gia công các chỉ tiết sản phâm mộc, sản xuất
ván sản và một số sản phẩm gỗ xuất khẩu và cung ứng cho thị trường trong nước.
Trang 34TỎNG GIÁM ĐÓC
PHÒNG | |PHÒNG| |PHÒNG| | PHÒNG | |PHONG] | phường
KINH KE NHAN KE KY | | VẬTTƯ
DOANH| | TOAN sy HOẠCH | | THUAT
hoa ee TO VAN ` : TO KIEM TRA
TO MOC TO SON eee:
TOXEGO| | TỎ SÁY SAN 0 VA DONG GOI
Hình 2 5: Sơ đồ tổ chức Công ty Timber PhoenixVới xu hướng phát triển xanh, Công ty Timber Phoenix đang phát triển nhữngsản phẩm gỗ thân thiện với môi trường và hiện nay Công ty đang triển khai sản xuất
nhà gỗ lắp ghép đáp ứng cho đơn hàng xuất khâu và một số resort trong nước Liên
quan đến việc phát triển xanh, bền vững Công ty Timber Phoenix rất chú trọng đếncác chứng chỉ quản lý rừng bền vững như chứng chỉ FSC, PEFC và cũng như việcgiảm phát thải cacbon trong cam kết của Việt Nam Vì vậy, đánh giá vòng đời sảnphẩm, giảm phát thải trong ngành công nghiệp chế biến gỗ đang được Công ty quantâm và đang xúc tiên thực hiện.
2.4.2 Thiết kế và sản xuất nhà gỗ lắp ghép tại Công ty Timber Phoenix
2.4.2.1 Thiết kế nhà
Nhà gỗ lắp ghép tại Công ty Timber Phoenix được Công ty thiết kế với tôngdiện tích san (Gross Floor Area - GFA) 19,4 m? Nhà gỗ lắp ghép với vật liệu chính
từ gỗ thông Mỹ (Pinus radiata) được cưa xẻ, tam say đạt độ 4m 10 + 2%
Vách nhà gỗ gồm 2 lớp ván ốp trong va ván ốp ngoài, giữa 2 lớp là tam cáchnhiệt, cách âm bằng bông khoáng Rockwool chống cháy, kháng âm, cách nhiệt Hoàn
thiện ván ốp bằng sơn chống UV Kết cau nhà gỗ được thé hiện trong Phụ lục 01
Trang 35Thiết kế nha gồm san trệt diện tích san 5400 x 2500 mm là không gian sinhhoạt chung gồm: 1 bếp, sofa phòng khách, 1 nhà vệ sinh Gác lửng điện tích 2185 x
1600 mm làm phòng ngủ.
Các cột, vách và mái được sơn theo bảng màu cao cước Thời gian sử dụng
nhà được công ty ước tính là 10 năm dưới điều kiện được bảo trì, bảo dưỡng theohướng dẫn của Công ty
Trang 36Hình 2 8: Không gian bên trong nhà gỗ
Trang 372.5 Sản xuất nhà gỗ lắp ghép tại Công ty
Quy trình sản xuất nhà gỗ lắp ghép được thực hiện tại Công ty Timber Phoenixđược thé hiện trình tự theo sơ đồ Hình 2.9
Trang 38Biểu đồ gia công chị tiết của các hệ kết cấu được trình bày tại Phụ lục 02.Lưu trình gia công các chi tiết thuộc các hệ kết cấu nhà gỗ lắp ghép:
e Chi tiết cột 1,2,3,4; cột vách; dầm kiểng DKI - DK 14, dầm kiểng phụDKPI, DKP2
Gỗ xẻ sấy > Bào > Cha nhám —> Cao cước > Cha nhám —> Cat tinh > Tạomộng —> Sơn —> Sản pham
e Van ép mai, Van san
Gỗ xẻ sây — Bào —> Cha nhám —> Chạy rãnh bên, rãnh chống mo, — Tạo
rãnh 2 đầu > Sơn > Ván ốp mái
e Ván ốp vách trong, ván ốp vách ngoài:
Gỗ xẻ sấy > Bào 2 mặt > Rong cạnh > Cắt ngắn —> Cha nhám thô > Địnhhình rãnh + Đánh mộng 2 đầu > Xử lý tram trét —> Cha nhám tinh —> Trang sức bềmặt — Ván ốp vách
Các chi tiết thuộc các hệ kết cau sau khi được đóng gói tại nhà máy sẽ được
vận chuyền đến nơi thi công dé lắp ráp nhà gỗ
Trang 39s* Quy trình lắp ráp nhà gỗ được thực hiện qua các bước trong Hình 2.10 vàđược trình bảy cụ thể, chỉ tiết trong Phụ lục 03.
Bước 1 Bước 2 Bước 3
Lap rap module cột [—>] Lắp ráp hệ cột và hệ [>] Lắp hệ cột - dầm gác
và dâm kiêng dâm kiêng và hệ khung xương
|Vv
Bước 4 Bước 5 Bước 6
Lap hé dam gac mai Lắp hệ đỡ mái Lắp ván hệ mái
|Ni
Bước 7 Buses Bước 9
Lap van hé vach | ss | ek a | ss Lap rap hoàn thiện
ngoài — hệ vách Tạ cân cemboard hé van san tang trét
trong va hoan thién mai
Hình 2 11: Khung nhà hoàn thiện
Trang 40Hình 2 14: Lắp đặt hệ cửa, cửa số