1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của bốn giống cao lương (Sorghum bicolor L. Moench) và hiệu lực phòng trừ bệnh thối đỏ của thuốc dupont curzate 72wg trên cao lương tại Tp. Hồ Chí Minh

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Năng Suất Của Bốn Giống Cao Lương (Sorghum Bicolor L. Moench) Và Hiệu Lực Phòng Trừ Bệnh Thối Đỏ Của Thuốc Dupont Curzate 72wg Trên Cao Lương Tại Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyen Cong Chanh
Người hướng dẫn ThS. Hồ Tan Quốc
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 37,63 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của bốn giống cao lương và hiệu lực phòng trừ bệnh thối đỏ của thuốc Dupont Curzate 72WG trên cây caolương Sorghum bico

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

KHOA NONG HOC

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DANH GIA KHA NANG SINH TRUONG, NANG SUAT CUA

BON GIONG CAO LUONG (Sorghum bicolor L Moench)

VA HIEU LUC PHONG TRU BENH THOI DO CUA

THUOC DUPONT CURZATE 72WG TREN

CAO LUONG TẠI TP HO CHÍ MINH

NGANH: BAO VE THUC VAT

KHOA: 2020 — 2024

SINH VIEN THUC HIEN: NGUYEN CONG CHANH

Tp Hồ Chí Minh, thang 5 năm 2024

Trang 2

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUÁT CỦA BÓN GIONG CAO LUONG (Sorghum bicolor L Moench)

VA HIEU LUC PHONG TRU BENH THOI DO CUA

THUOC DUPONT CURZATE 72WG TREN CAO LUONG TAI TP HO CHi MINH

Tac gia

NGUYEN CONG CHANH

Khoá luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Bao vệ thực vật

Giáo viên hướng dân

ThS Hồ Tan Quốc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề có thé hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình, bên cạnh sự cô gắng của bản thân,tôi xin cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy cô khoa Nông học, Trường Đại học Nông

Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là thay Hồ Tan Quốc

Cảm ơn thay đã luôn chỉ dạy và hướng dẫn tôi vô cùng tận tình, giúp tôi có thé hoàn

thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất! Cảm ơn thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

đề tôi có thể hoàn thành chương trình học và tiễn hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn chân tình nhất tôi xin gửi đến Nguyễn Phạm Cường Duy, Đoàn TrầnDiễm My, Trần Hữu Khang, đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm

Cuối cùng, em kính chúc quý Thay cô thật nhiều sức khỏe và tràn đầy nhiệt huyết

dé tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ sinh viên theo ngành học này

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của bốn giống cao

lương và hiệu lực phòng trừ bệnh thối đỏ của thuốc Dupont Curzate 72WG trên cây caolương (Sorghum bicolor L Moench) tại TP Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng 10/2023đến 02/2024 trên nền đất xám bạc màu tại Trại thực nghiệm khoa Nông học - Trường Đại

học Nông Lâm Thành phố Hồ Chi Minh

Thí nghiệm hai yếu tố được bồ trí theo kiểu lô phụ (SPD) với 3 lần lặp lại trên điện

tích 400 m? nhằm xác định được giống cho năng suất cao và liều lượng thuốc phòng trừhiệu quả bệnh thối đỏ trên cây cao lương phù hợp với điều kiện canh tác tại Thủ Đức, Thành

phố Hồ Chí Minh Kết quả dat được như sau:

Các giống cao lương có thời gian sinh trưởng 118 - 128 ngày Chiều cao cây trongkhoảng 244.5 — 350,2 cm Giống SQ20 là giống có số lá nhiều nhất 22,1 lá, chỉ số diện tích

lá 4,0 m? lá/m? đất và số long thân đạt được 20,5 long Đường kính thân 26,8 mm Các

giống có khối lượng thân lá dao động từ 347 - 1262 g Giống SQ20 sau khi được xử lý(Mancozeb 64% + Cymoxanil 8%) với liều lượng 2,25 kg/ha có năng suất thân lá thực thuđạt (58,4 tắn/ha) và năng suất sinh khối lớn nhất (67,6 tan/ha) Giống SQ20 cho số hạt trênchùy nhiều nhất (3553,7 hạt) và khối lượng hạt trên chùy nặng nhất (135,6 g) Đồng thời,

giống SQ20 có tiềm năng năng suất hạt cao (7,2 tan/ha) và năng suất hat thực thu cao nhất(6,4 tan/ha)

Về hoạt chất phòng trừ bệnh thối đỏ: Giống SQ20 sau khi được xử lý bằng hoạt chất(Mancozeb 64% + Cymoxanil 8%) với liều lượng 2,25 kg/ha có chỉ số bệnh thấp nhất 40,4tại thời điểm 48 ngày sau phun (98 NSG) Đối với các ô nghiệm thức được xử lý bằng(Mancozeb 64% + Cymoxanil 8%) với liều lượng 2,25 kg/ha có diễn biến bệnh thối đỏ

chậm điều này cho thấy rằng hiệu lực phòng trừ bệnh thối đỏ của hoạt chất (Mancozeb

64% + Cymoxanil 8%) với liều lượng 2,25 kg/ha là cao nhất

Trang 5

Kết quả xác định được giống SQ20 sau khi được xử lý bằng hoạt chất (Mancozeb64% + Cymoxanil 8%) với liều lượng 2,25 kg/ha có chi số bệnh thấp nhất 40,4 tại thời

điểm 48 ngày sau phun (98 NSG) Giống SQ20 là giống thích hợp để trồng lấy sinh khối

và giỗng SQ20 là giống thích hop trong sản xuất lương thực, thực phẩm

Trang 6

GIỚI 0 Ws 0 0 0) -2- 2 2 SS£SS92E2EE2212E192121251211211221221211211211211211211111121121211211 12 c0 |

Đặt vẫn ————=———=—_-——_-——=—=—_ 1Mục tiêu đề tai o eceeecccceccecccssscssescscsseevsucevsucevsecevsecsvssssvsesevsesstsevssesssseessnsevssessesetesesseeeseees 2

ki KƯAỚỚNẽẽ.ẽ.ố ố.ố ố .ố 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU 2: 222222S22EE22E£2EE22EE2EE22EE2E222E222z2zxzzrxez 3

1.1 Giới thiệu khái quát về cây cao lương - ¿2-2 2+2+22+2E+2x+2+2E+2E2Ezxzzxerxzrrzex 3

1.1.1 Nguôn gốc vã pHâH Đỗ xaeeneesenoonioioirnnucgbogStngDEi0001/0002631050180183400360001G0:G4301053/300 3

LD.V.L NgQuénn £60 š§5,5 3

OL Rca is ahi ie Scans inh ns 4

I0 0i 00 - 4‹.‹: 41.1.3 Đặc điểm thực vat học -+22c222ttHH treo 41.1.4 Thanh phần dinh duGng cây cao lương -2- 2 2 2+222222222E+zxzzzzzzzsez 5

1.1.5 Vị trí kinh tế cây cao lương 2 2 2+2222E22E22E22E12212212212212211211221 222 e2xe2 6

1.2 Hiện trạng sản suất, tiêu thụ cao lương trên thế giới và Việt Nam 8

1.2.1 Hiện trạng san xuất, tiêu thụ cao lương trên thế 525 (0) — 81.2.2 Hién trang san xuất, tiêu thu cao tương W020 NHeeeeeioiisobdnibodbiidesosbsuiaslse 10

1.3 Một số kết quả nghiên cứu chon tạo giống ở trong và ngoài nước 13

1.3.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cao lương trên thế giới 131.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cao lương ở Việt Nam 14

Trang 7

1,4 Bệnh hại tiền Gây Cad NGI cseeasseaainnnitnnnianiitroiliengteinbtogtdigiiSGIIG0013000130160030 000010010800/028068 161.5 Bệnh thối đỏ cao lương -. -22- 2-©2222S22222E122E1223122121122112212211221211221211 2 1e l61.5.1 Lịch sử phát triển bệnh -2- 2 222222S++EE+EE+EE£EE2E22E122122122171722222222 xe 17[eR ae Moc gl {a ee 17

Se 18

can 191.6 Đặc điểm một số hoạt chat được sử dụng trừ bệnh thối đỏ trên cao lương 21

oe @ a cclep ith) Ree Cn ee en er ee ee 21 1¿6.5: FIMO PICO) seaeseneeeseoesbiiobiisliitgishdtbtasgiotsage3823SBĐ0i-JHSS5SP-GEEGPEDEDIUSSSHGEESIESSgS09080233900388 22 12,4: ElS0001(ATHEHHHHffÍTaseenseseendnienttiidraaidngdtgsggiSNSUGG630000910165009428i02385:31018/000000080093/3803088/00006H40M107 221.7 Một số nghiên cứu về thuốc phòng trừ bệnh thối đỏ cây cao lương 22.Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 2 2222552 24

91 "Thôi wian và địa điểm: thÏ nghÌÿtseseeseseekoietieieooeotbskiiiErES050304000103600004000010.05% 24

2.2 Điều kiện thời tiết và đất đai khu vực thí nghiệm 2-2 2222 s+2z+2z+zzzx22 24

2.2.1 Điều kiện thời tiẾt -2-©22-5222222222212221221222122112712211271 21121121121 1c 242.2.2 Didu kién thé mhuGng TP 25

220 XU DU và đụng ey Kí nghÌ TVuseaaagaaanraieogtdsGGGit1G0GXGSSLa1Gi1381890308800066i63401gi886 26

TO, T mesexeesursnnuorasetogf0tS0902000000004000095200100/00009990700:061/828950405090300/303907004000:890-8057 26

ye 2622-853: 1UfH GI (hl TENTS neongaanannnentaantiasttiGiGBSSGEESRAEGIEGE4GBE46DSEGGBEIDLSGEDSBIGS3E8.-0 1400238 26 2A PHOS Phấn THẾ SMCs sgsesecninsitgebE5k6010118 1543039868884.) gh©53SagS85iGẢ45k58 35843 CE3Su80845 86 163 262.4.1 Bồ trí thí nghiệm 2-2 2+2222E22E92E225121122122121211211211211211211112121 21 xe 26

LP DA uy Thí gi Ti KáeeeseseeeesrkbanioiaskoerdtddoduoinddinigtkdiodtglgibbrhSoGoguiagrduaiguigltimdinctixeuzoo:2i810e Dal

2.5 Quy trinh 9Ÿ i00 27

2.6 ‘CHIL EO Va PHOS PHAP Heo: COL nccsesseesvenencnonmnmanenes meenenesnpuwaswonensemau samme nmenmenannemne 28 2.6.1 PHU@Oie PHI? LH€G GO sees cesses orcas 1601011204058SE08SH6S53S88SEBSSEEERSESSGE42400885EGASGESSBSSES58S8058888 28 2.6.2 Chỉ tiêu theo dO i c.ccccceccccsessessessssssesssssesssssnsssesnssessisesesssssssississiesstssesaneseseeeees 29

Trang 8

2.0.2.1 Chi tiệu SINH THON Và PIA UUEcseaeeseesdsnoessaionooigiliD0iGS0011000:GN30i01003600330800000d68 292.6.2.2 Phương pháp điều tra diễn biến bệnh đốm đỏ trên cây cao lương 302.6.2.3 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại khác - 55+ +-+=++s=>+ze>+zee>>x 322.6.2.4 Các yêu tố cau thành năng suất và năng suất -2- 2 s+cs+¿ 32Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2-©2-22222222222122122122121222122122E re 353.1 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến thời gian sinh trưởng, phát dục của bốn giống

3.2 Ảnh hưởng hai loại liều lượng đến kha năng sinh trưởng của các gidng cao lương 39

3.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây -©22222 2222222221212 39

OO EEO 4S3 023m Í J0 DÔỢ NGN h0 00001010000 000000100000 000 0000000 000100000010000/0000/07 0000 0000 1000 0 0v 433.2.4 Chi số diện tích lá - ¿+ +S<+E+ESEESEEESEEE21E12121211111211111111111111121 1e xe 453.3 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến đặc điểm hình thái của bốn giống cao lương 463.4 Sâu, bệnh gây hại đến bốn giống cao lương thí nghiệm - 2 2-52: 48

3.5 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến tỷ lệ bệnh thối đỏ và chỉ số bệnh thối đỏ trên

0i gidng oi 50BBM MTG URRY css ene csi aS hi sss 513.5.2 Chỉ số D@nh oiececccceccsccssecsessecsesessessessessescsessessessesecsessessesreavesessessesteaessesseeseeseaseeess 533.6 Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thối đỏ thông qua giá trị AUDPC 553.7 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến năng suất trên bốn giống cao lương 563.7.1 Các yêu tố cau thành năng suất hạt -2- 22 ©22©5222222z2EE2£E2£E2E+zzzzzzczvez a3.7.2 Cac yếu tố cau thành năng suất va năng suất than 1a eee 613.8 Anh hưởng của hai loại liều lượng trừ bệnh thối đỏ đến năng suất thân lá va năngsuốt hạt của bốn giống cau WOH acc vecncceviureerminarcarnsnivenveavaiviveenindcereieienmoaviaretsic 623.8.1 Nang 7786 623.8.2 Nang sudt 0: 64KET LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ, ©2222 2222212221221122122112212112211211221221121211 212cc 66

Trang 9

611107

TÀI LIEU THAM KHAO 2222 ©222SE92E92E22222212212712712112112112212712212121211 2 cce 67PHU LUC 0 — 71Phu lục 1 Một số hình anh thí TỊP HIHIẾ HÏat12205566406151831G855183465890SEEMGGSESIENG.IGMSGESABESNG08300d.gg 71

Phụ lục 2 Kết quả phân tích thống kê 2-2-2 ©222S22E22EE2EE2EE2EE2EEZEE2EEzErzrrrred 74

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Viết tắt Viết đầy đủ (nghĩa)

cco Chiều cao cây

CIAT Centro International de Agricultura Tropical

(Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới)

Cs Cộng sự

COMTRADE Commodity Trade (Cơ quan thống kê của liên hợp quốc)

DT Diện tích

FAO Food and Agriculture Organization

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hop Quốc)

IBPGR International Board of Plant Genetics Resources

(Viện Tài nguyên Di truyền Thực Vật Quốc tế)ICRISAT International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics

(Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế Vùng Nhiệt đới Bán Khô

hạn)

KHNNVN Viện khoa học Nông Nghiệp Việt Nam

NSG Ngay sau gieo

NSHLT Năng suất hat ly thuyết

NSHTT Năng suất hạt thực thu

NSTLLT Năng suất thân lá lý thuyết

NSTLTT Năng suất thân lá thực thu

Trang 11

DANH MỤC BANG

Bảng 1 1 Giá trị đinh dưỡng hạt cao lương (% chất khô) so với một số cây lay hạt khác 6

Bảng 1 2 Diện tích năng suất và sản lượng cao lương thé giới từ 2011 đến nay §

Bảng 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng cao lương của các châu lục năm 2021 9

Bang 1 4 Các quốc gia có diện tích canh tác cao lương cao nhất thế giới (triệu ha) 10

Bảng 1 5 Thang đánh giá mức độ nghiêm trong của bệnh thối đỏ từ 1 đến 5 20

Bảng 2 1 Đặc điểm thời tiết khu thí nghiệm từ tháng 08/2023 đến tháng 02/2024 24

Bảng 2 2 Đặc điểm lý hóa tính khu đất thí nghiệm - 2 2 2+2S22E+2z222z22zzzzze 5 Bang 3 1 Các chỉ tiêu về moc mầm của bốn giống cao lương thi nghiệm 36

Bảng 3 2 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến thời gian sinh trưởng, phát đục của các giống cao lương - +-s+2s+2x22222E122122122127122112112112112112112112121212121 xe 37 Bang 3 3 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến chiều cao (cm) cây bốn giống cao lương Bảng 3 4 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc trừ bệnh thối đỏ đến số lá/cây của bốn giống Cặp: TW HE eseexs-eeeikugineingEBLRdioiggAdUDEGit roNtpiglkigdjg03g=tclSZGEmkeskgiG0Gx.mdigHiEEdisrgUgisji1600030c4g22610g0.0 42 Bảng 3 5 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến diện tích lá/cây (dm?) của bốn giống cao TƯ ee 44 Bảng 3 6 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến chỉ số diện tích lá (m? lá/m? đất) của bốn gi0ïng: bao: [HPNg, e e-c.c.esec.cccuace-<LeuinE-cdiggrEiSt03010 cu Hang, 0310Ä0.40.0M407.70ã700c0028077-.6080ceE 45 Bảng 3 7 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến hình thái của bốn giống cao lương 47

Bảng 3 8 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến khả năng chống chịu sâu bệnh của bốn

giống GA TW HD san bú inggiigiiniiSSAGESESSDIGSESSSGSESVANEESEEHSXSSSSESGBBSESSUSSSSIGUISSS02433.8E588 49

Bảng 3 9 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến tỷ lệ bệnh thối đỏ trên bốn giống cao lương

Trang 12

Bảng 3 11 Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thối đỏ thông qua giá trị AUDPC bằng tỷ lệ

Bang 3 12 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến các yếu tố cầu thành năng suất hạt của bốn

gì Trrrr GB TNEHINBE t»ugeoaosoottriroegioStitoxttGorj902GD0IEHGESG008003000G0G700/G100500901900003080ã 58

Bang 3 13 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc đến các yếu tô cau thành năng suất thân lá của

bốn giống cao lương -22- 2-22222222222231221221122112212211221211221 211 1 ee 61Bảng 3 14 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc trừ bệnh thối đỏ đến năng suất hạt của bốn

giống cao lương -¿- + +22222222222E1221221221221211211211211221 21212121 cre 63

Bảng 3 15 Ảnh hưởng của liều lượng thuốc trừ bệnh thối đỏ đến năng suất thân lá của bốn

gì tờ gii0d TƯƯỜNG tousucuhionntstbxgtiH2I200G0800 n0 t0/gP.DR.HDDHHIESICEiNHEHESEOS070ĐS000000 0900030 64

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Phân cấp bệnh thối trên lá cao lương 2-22 2¿22222222£2EE+£E+£E2E2z2zzzzzz+2 20Hình 3.1 Bệnh cháy lá (Xanthomonas vasicola pv holcicola) - 50 Hình 3.2 Sau đục thân (Ostrinia nubilalis) gầy Wal c.ciseseiiiiidkkikisllisdsg805.004268802068 50Hình 3.3 Chỉ số bệnh thối đỏ trên lá của bốn giống (lá thứ 7 - 102 NSG) 54

Hình PL1 Chuan bị đất khu thí nghi@n ee cece cee cseeeseeseeseseeseeseeseeeseeseeseeeeteeeeeees 71Hình PL2 Thu thập số liệu thí nghi@i 2.0.0.0 cccccecccccceeeeeesesseesessessesesessessessesseeeessseeeens 71Hình PL3 Cây cao lương tại các thời điỂm 2 2222222E22E2EE222222252252212222222222Xe2 72Hình EL4 Triện chủng bệnh thôi en 73Hình PL5 Dạng chùy bốn giống cao lương -2- 2 2+222222E+2E+EE2E2E22E22E22222222222ee2 74

Trang 14

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Cây cao lương (Sorghum bicolor L Moench) hay còn gọi là lúa miễn thuộc họ hòa

thảo, là cây ngũ cốc quan trọng thứ 5 trên thế giới sau lúa gạo, lúa mì, ngô và đại mạch.Cao lương có thời gian sinh trưởng ngắn, hàm lượng tinh bột cao (71,7%), được xem là cây

lương thực của Châu Á và Châu Phi và và được sử dụng trên thế giới là thức ăn gia súc, giacầm Hiện nay, cao lương còn được biết đến với công dụng quan trọng là nguyên liệu sinhhọc đề thay thế nguồn nhiên liệu than đá, dầu mỏ đang dần cạn kiệt không có khả năng táisinh.

Tại Việt Nam, cao lương đang được xem là loại cây trồng phù hợp và có ưu thế vượt

trội hơn so với ngô và mía trong sản xuất năng lượng sinh học, vì cao lương chỉ cần 1⁄2 lượng

nước và 1⁄2 lượng phân bón so với ngô và mía Do vậy, cao lương có thé được trồng hiệuquả trên các vùng đất khô cằn, thậm chí gần hoang hóa (khoảng 9,3 triệu ha đất hoang hóa

và 4,3 triệu ha đất đồi núi) nơi không thê trồng lúa gạo hoặc cây trồng khác (ngân hàng phát

triển Châu Á, 2009)

Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng thì giống là yêu tố vô cùng

quan trọng, bên cạnh yếu tố giống việc tăng cường các biện pháp kĩ thuật canh tác, phòngtrừ sâu bệnh hại cần được đây mạnh Bệnh thối đỏ là một bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng

ở các vùng trồng cao lương lớn trên thế giới nếu không được phòng trừ, ngăn chặn sớm

Bệnh này pho biến và phát triển mạnh trong môi trường 4m va 4m ướt Bệnh thối đỏ xuất

hiện trên một số bộ phận cua cây như trên thân va lã có biểu hiện rõ rệt và gây hại nặngnhất (Marley và cs, 2004)

Vì vậy đề tài: “Banh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu lực phòng trừ bệnhthối đỏ của thuốc Dupont Curzate 72 WG trên bốn giống cao lương (Sorghum bicolor L.Moench) tại Tp.HCM” dự kiến được thực hiện

Trang 15

Yêu cầu đề tài

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển qua các thời kì

Đánh giá liều lượng Dupont Curzate 72WG thích hợp trong phòng trừ bệnh thối đỏ

trên các giống cao lương

Đánh giá năng suất và khả năng cấu thành năng suất đề chọn ra giống cao lương tốt.Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện trong vụ Đông — Xuân từ tháng 10/2023 đến tháng 02/2024với 4 giống cao lương triển vọng và 2 liều lượng của hoạt chất phòng trừ bệnh trên nền đấtxám bạc màu tại Thủ Đức, Tp HCM.

Trang 16

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu khái quát về cây cao lương

Cao lương (Sorghum bicolor L Moench) là loại ngũ cốc chủ yếu, lớn thứ 5 trên thé giới

về sản lượng và diện tích thu hoạch Cao lương là cây lương thực chủ lực cho hàng triệungười ở vùng bán nhiệt đới của Châu Phi và Châu Á Là một trong những cây lương thựcquan trọng được trồng ở vùng đất biên của hơn 100 quốc gia (Nguyễn Mạnh Chinh và cs,2017).

Hạt cao lương là một trong 5 loại hạt ngũ cốc quan trọng trên thế giới sau lúa gạo, ngô,lúa mì, lúa mạch, hạt cao lương giàu vi lượng hơn các loại ngũ cốc khác Theo Viện nghiêncứu cây trồng quốc tế cho các vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ở Ấn Độ được gọi làcây trồng “lý tưởng” Nhu cầu sử dụng cây cao lương làm cỏ khô và nhiều mục đích khácđang tăng ở Chau A, một phần ở An Độ và Trung Quốc (Bantilan va cs, 2004) Khi sử dụng

thân lá làm thức ăn cho gia súc thì cây cao lương có thé thu hoạch được 2- 5 lần/ vụ gieo

trồng (Parnian và cs, 2013) Hiện nay cây cao lương đang là cây trồng được ưu tiên nghiêncứu sản xuất ethanol cùng với các loại cây trồng khác: ngô, sắn, mía Đặc điểm chung quantrọng của các loài cao lương là cây trồng có mùa vụ ngắn ngày, đòi hỏi ít nước và có thể

phát triển ở vùng nhiệt đới bán khô hạn, nơi thường có nhiều người nghèo sinh sống (dẫn

Các dòng hoang dai của Sorghum bicolor subsp Verticilliforum được cho là tổ tiên

Trang 17

đưa đến các vùng khác thông qua tàu buôn: Đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Á, Trung Đông,Châu Mỹ, Bắc và Nam Phi (Bantilan và cs, 2004).

1.1.1.2 Phân bố

Theo Bantilan va cs (2004), ngày nay, cây cao lương được phân bồ từ độ cao 2,200

m so với mực nước biển và từ 50°N ở Nga đến 40°S ở Argentina Trong khi cải thiện giốngchiếm ưu thế ở châu Mỹ, Trung Quốc và Australia, các phương pháp chọn lọc truyền thống

ở châu Phi và một số quốc gia ở châu Á Năm 2004, khoảng 75% vùng trồng cao lương ở

Ấn Độ là các giống lai so với 1% ở năm 1960

1.1.2 Phân loại thực vật

Theo Kimber (2000), có thể phân loại cây cao lương: cây cao lương thuộc giớiPlantae, không phân hạng Angiosperms, bộ Poales, ho Poaceae, tộc Andropononeae, tộc phụ Sorghinae, chi Sorghum Moench, chi phụ Sorghum, loài: Sorghum bicolor, Sorghum

halepense, Sorghum propinquim.

1.1.3 Đặc điểm thực vật học

Cao lương có chiều cao thay đồi từ 0,5 m đến 5 m, cũng có thé lên đến 6 m tùy thuộcvào từng giống và điều kiện sinh trưởng Đa số cao lương là cao lương là cây hàng nămnhưng cũng có giống cây lâu năm, vậy nên thời gian sinh trưởng của các cây cao lương

cũng khác nhau và tùy thuộc vào tổng tích ôn của từng giống trong từng điều kiện cụ thé

Cao lương là thực vật C4 nên có khả năng quang hợp mạnh tốc độ sinh trưởng nhanh,

cho sinh khối lớn (Madhusudhana và cs, 2015)

Rễ có nhiều sợ được chia thành hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp Phôi rễ hoặc rễ sơ cấp

sẽ xuất hiện đầu tiên khi nảy mầm Một số rễ như vậy phát triển, chúng không phân nhánh

hoặc phân nhánh thưa thớt Rễ sơ cấp phát triển rất hạn chế, chức năng của chúng sẽ sớm

được thay thé bởi rễ thứ cấp Rễ thứ cấp sẽ phát triển từ các mắc đầu tiên sau đó phát triểnthành hệ thống rễ rộng, rễ sơ cấp sau đó sẽ chết và rễ bên sẽ xuất hiện sau đó ở những mắcthấp hơn Nhưng không có hiệu quả thực hiện chức năng trong quá trình hút nước và hấpthu chất dinh đưỡng (Madhusudhana và cs, 2015)

Trang 18

Thân mọc thắng và được tạo thành bởi các hàng loạt các mắc lóng xen kẽ Phần thânrắn chắc với phần vỏ cứng và phần lõi mềm bên trong Những bó mạch nằm rải rác khắpthân, nằm gần ở khu vực ngoại vi Các bó mạch ở phần trung tâm của thân cây lớn hơn thân

cây ở ngoại vi và các bó trung tâm này phân nhánh thành gân lá, trong khi các bó gân ngoại

vi phân nhánh dé tạo thành gân lá nhỏ hơn ở phiến lá Phần lõi có thé là ngọt hoặc nhạt,

ngoại trừ nơi trổ cờ (Madhusudhana va cs, 2015)

Các lá có thể tập trung ở gần gốc hoặc phân bố không đều và xếp xen kẽ với nhau

về phía đối diện với các gân lá song song Lá gồm một bẹ và một phiến Vỏ bọc được gắnvào mắc và bao quanh lóng Các bẹ lá thường được bao phủ bởi một bông hoa sáp, góc gắncủa lá vào thân khác nhau Phién lá dai hẹp và nhọn, phiến lá có thé thang hoặc uốn congnhư vòng cung Dau lá thậm chí có thé cong xuống, chiều dai và chiều rộng lá tuỳ thuộc

vào từng giống Gan giữa nổi rõ, màu xanh lục hoặc trang Số lượng lá khác nhau tùy thuộc

vào kiểu gen, trong các cây tốt thường sẽ có 14 — 17 lá, khí khong xuất hiện trên cả hai bề

mặt của lá (Madhusudhana và cs, 2015).

Cụm hoa gồm nhiều hoa, hình dạng và màu sac hoa khác nhau ở các giống Nhữngcụm hoa cao lương bắt đầu nở rộ ngay khi mặt trời mọc và tiếp tục vào budi sáng sớm,

nhưng có thể nở đến trưa trong điều kiện nhất định Hoa ở những nhánh trên của chùy nở

trước sau đó đến các nhánh ở giữa và cuối chùy Mat khoảng 6 — 9 ngày hoa trên chùy nởhoàn toàn Các bao phan và nhuy day ra khi các mày mở Các nuốm nhụy có thể tiếp nhận

hạt phan trong 1 hoặc 2 ngày trước khi những hoa nở và vài ngày sau khi nở

Hạt cao lương được bao bọc bởi lớp mày, hình bầu dục hoặc tròn và có thể có màu

đỏ hoặc trắng, vàng, nâu hoặc màu đỏ Hạt cao lương gồm vỏ lụa, phôi và nội nhũ

1.1.4 Thành phần dinh dưỡng cây cao lương

Thân, hạt, lá cây cao lương có rất nhiều các chất dinh dưỡng Đặc biệt hạt cao lương

có hàm lượng tinh bột, protein, lipit cao thé hiện cu thé ở bang 1.1

Trang 19

Bảng 1 1 Giá trị đinh dưỡng hạt cao lương (% chất khô) so với một số cây lay hạt khác

Loại hạt Tinh bot Protein Lipid Cellulose Tro Nước

Lúa gạo 62,4 7,9 „2 99 5,7 IL9

Trong thành phần dinh dưỡng của cao lương bao gồm một số khoáng chất, các thành

phần dinh dưỡng phân bố không đều và tập trung hơn trong mầm và hạt giống Trong bộtcao lương xay, khoáng chất như photpho, kẽm, sắt, đồng giảm Điều quan trọng là xử lý vàchuẩn bị cao lương đúng cach dé cải thiện giá trị dinh đưỡng của cao lương

Cây cao lương chứa một lượng lớn vitamin B phức tạp Một số giống cao lương có

chứa B-caroten có thé chuyên đôi thành Vitamin A của cơ thé con người, do tinh chất quangcủa caroten và biến đổi do các yêu tố môi trường một số vitamin tan trong chất béo cụ thé

là D, E và K cũng đã được tìm thấy trong hạt cao lương nhưng với lượng rất ít (dẫn theo

Nguyễn Văn Tuất, 2010)

1.1.5 Vị trí kinh tế cây cao lương

Cao lương là một trong năm cây ngũ cốc quan trọng trên thé giới và là khẩu phan ănchính của hơn 500 triệu người ở hơn 30 nước Hiện nay có hàng triệu người ở An Độ, ChâuPhi, Châu Mỹ La Tỉnh sử dụng cao lương như một loại lương thực chính trong bữa ăn hằngngày Nhưng hiện nay trên thé giới cao lương chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc,

Trang 20

co khô và sirô cao lương (làm từ các giông có hàm lượng đường cao như ở mía), cũng như

dé sản xuất một vài loại đồ uống chứa cồn (Dan và Woody, 2001)

Cao lương có tỉ lệ protein cao hơn ngô, chất béo thấp hơn ngô, không có caroten như

ngô, có năng suất thân, lá, hạt cao nên có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi Tiềm năng

năng suất cao lương có thé đạt 16 tan hạt/ha Hat cao lương có hàm lượng các chất sắt (>

70 ppm), kẽm (> 50 ppm) và được xem như là một cách dé giảm suy dinh dưỡng vi lượngtrên toàn cầu Thân cao lương có hàm lượng đường cao 16 đến 23° brix, là nguồn nguyênliệu tôt đê sản xuât ethanol nhiên liệu.

Cây cao lương có nhiều mục đích sử dụng như là cây trồng làm thức ăn chính chohàng triệu người vùng nhiệt đới bán khô hạn của Châu Phi và Châu Á Hạt cao lương được

dùng làm thức ăn cho động vật ở Thái Lan, Australia Ở Châu Phi, thân cao lương đượcdùng làm nhiên liệu Cây cao lương cũng được trồng làm cỏ tươi Đối với loài cao lươngcòn được sử dung làm sirô Hạt cao lương được dùng làm bánh mì, bánh ngọt, bột, đường,sirô, cồn, bia và sản xuất men Nhu cầu đối với cây cao lương làm cỏ khô và nhiều mụcđích khác đang tăng ở Châu A, một phần ở An Độ và Trung Quốc (Bantilan và cs, 2004)

Theo William Dar (2007), cao lương sử dụng làm nhiên liệu sản xuất ethanol có lợihơn so với sử dụng cây mía, cây bắp bởi vì cây cao lương sử dụng nước bằng 1/5 so với

bắp và 1/8 so với mía và giá canh tác của cao lương bằng 1/5 so với mía hạt cao lương cóthé dùng làm bánh mì, bánh ngọt Dịch thân cây cao lương ngọt dùng làm sirô, đường thô,ethanol nhiên liệu pha trộn, sử dụng trong công nghiệp như dùng làm thức ăn cồn uống

được bia nhẹ, mạch nha, tinh bột.

Trang 21

1.2 Hiện trạng sản suất, tiêu thụ cao lương trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Hiện trạng sản xuắt, tiêu thụ cao lương trên thé giới

Bảng 1 2 Diện tích năng suất và sản lượng cao lương thé giới từ 2011 đến nay

Nền Diện tích kh, suất Sản sei

(triệu ha) (tân/ha) (triệu tân)

Theo FAO (2023) diện tích, năng suất và san lượng cao lương chênh lệch không

nhiều giữa các năm Năm 2015 diện tích giảm so với năm 2014, năng suất trung bình đạt

1.58 tan/ha cao nhất trong giai đoạn 2011 — 2021, sản lượng đạt 65,94 triệu tấn (bảng 1.2)

Trong giai đoạn từ năm 2016 — 2020, diện tích, năng suất, sản lượng cao lương trên

thé giới giảm nhẹ Diện tích trồng cao lương (2021) tăng 1,3 triệu ha, năng suất tăng 0,1

tan/ha, sản lượng tăng 2,4 triệu tan so với (2020) Năm 2021 thế giới có 113 quốc gia trồngcao lương, diện tích canh tác cây cao lương là 40,92 triệu ha, năng suất trung bình đạt 1,5tan/ha, sản lượng trung bình đạt 61,37 triệu tấn

Trang 22

Trên thế giới, năm 2021 cao lương có sản lượng 61,36 triệu tan đứng thứ 8 trongcác cây lương thực chính xếp sau ngô (1210,24 triệu tấn), lúa gạo (787,29 triệu tan), lúa mì

(770,88 triệu tấn), khoai tây (376,12 triệu tấn), khoai mì (314,81 triệu tấn), lúa mạch(145,62 triệu tan) và khoai lang (88,78 triệu tan) Đồng thời diện tích trồng cao lương đứng

thứ năm 40,93 triệu ha và năng suất đứng thứ 8 (1,5 tan/ha) trong các cây trồng chính(Faostat, 2023).

Bang 1.3 Diện tích, nang suất va sản lượng cao lương của các châu lục năm 2021

Diện tích Năng suất Sản lượng

nhưng năng suất lại thấp nhất thé giới (0,9 tan/ha), tuy nhiên sản lượng trồng cao lương tại

đây vẫn cao nhất thế giới (26,3 triệu tan) Châu Âu va Châu Úc có năng suất cao lương caonhất trong các châu lục (4 tan/ha) và có diện tích canh tác rat ít rất thấp (0,3 triệu ha và 0,6

triệu ha) nên sản lượng thấp nhất trong các khu vực (1,2 triệu tấn và 1,6 triệu tan).

Trang 23

Bảng 1 4 Các quốc gia có diện tích canh tác cao lương cao nhất thế giới (triệu ha)

theo từng năm Trong khi đó Nigeria có diện tích canh tác tăng nhẹ từ 2016 — 2017 đạt 5,82triệu ha sau đó giảm nhẹ đến năm 2019 và tăng lại đến năm 2021 diện tích đạt 5,7 triệu ha

Các nước Niger, Ethiopia cũng có diện tích trồng cao lương tăng nhẹ qua các năm bảngLS.

1.2.2 Hiện trang sản xuất, tiêu thụ cao lương Việt Nam

Cao lương đã được nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây lương thực thực phẩm, ViệnNghiên cứu ngô, Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong khoảng 10 năm

Trang 24

(1976 — 1986) sau ngày Việt Nam thống nhất Cao lương dễ trồng, ít kén đất, sinh trưởngkhỏe, canh tác tương tự như sản xuất ngô nhưng chưa được trồng phô biến tại Việt Nam.

Cao lương được trồng phổ biến ở các khu vực núi cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai,Sơn La, Điện Biên hoặc khu vực Tây Nguyên Cao lương dễ trồng, ít kén đất sinh trưởng

khỏe, canh tác tương tự như sản xuất ngô nhưng chưa được trồng phổ biến tại Việt Nam

nguyên nhân chính là do cao lương năng suất hạt thấp (1,5 - 2,5 tan/ha) những giống caolương ăn hạt chưa được cải thiện, trong khi chương trình ngô lai đã được bước tiễn vượt

bậc với năng suất hạt (5 - 7,5 tan/ha) cao gấp 2 đến 3 lần so với cao lương (Nguyễn Ý Lan,2012).

Trong 2 năm (2014— 2015), Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phâm cây trồngNam Bộ và Công ty NTS Pastner Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị khảo nghiệm tiếnhành khảo nghiệm giống Siêu cao lương VN1401 ở 4 vùng sinh thái (Đồng Bằng Sông

Hồng, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) của Việt Nam nhằm đánh

giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng nhằm xác định tiềm năng và vùng sinh thái phù hợp

để phát triển giống siêu cao lương VN1401 ở Việt Nam cho mục đích chế biến đường, cồn,làm thức ăn xanh hoặc ủ chua cho chăn nuôi bò.

Trong thực tế những năm gần đây diện tích canh tác cao lương càng thu hẹp do năngsuất thấp chưa có giống mới dé thay thế Nông dân chủ yếu trồng đề bổ sung thêm thức ăncho gia súc ở một số tỉnh thành như Bình Phước, Bình Thuận và Tp Hồ Chí Minh Vì vậy,chưa đủ nguyên liệu cung cap cho thị trường và xuất khẩu Theo cơ quan thống kê của liênhợp quốc (UN - COMTRADE) trong 3 năm 2004 — 2006, mỗi năm Việt Nam nhập khoảng142.58 tan hạt nguyên liệu cao lương với giá trung bình chưa thuế là 400 USD/1 tan Cũng

trong cùng thời gian đó, mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 10.53 tấn mạch nha và bột thực

phẩm ít ca cao với tốc độ tăng trung bình về nhập khẩu hàng năm là 36% Với một nướctiêu thụ bia lớn như Việt Nam, việc bố sung thêm nguồn nguyên liệu tốt như cao lương làmột hướng đột phá nhiều hứa hẹn (dẫn theo Phan Văn Hải, 2012)

Theo quyết định 177/2007/QĐTTG ngày 20/11/2007 của thủ tướng Chính phủ về

Trang 25

mục tiêu sản xuất xăng E10 và dầu sinh học nhằm thay thế một phần nhiên liệu truyền thống

hiện nay Theo đề án trong giai đoạn 2006 — 2010 Việt Nam sẽ tiếp cận công nghệ sản xuất

xăng sinh học tại một số tỉnh thành, quy hoạch vùng trồng nguyên liệu cho năng suất cao,đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật giai đoạn 2011 — 2015, sẽ phát triển mạnh năng suất

và sử dụng nguyên liệu sinh học thay thế một phần nhiên liệu truyền thống, mở rộng quy

mô sản xuất mạng lưới phân bố phục vụ cho giao thông và các ngành sản xuất công nghiệpkhác, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu

Hướng sử dụng cao lương làm nguyên liệu sinh học đang mở ra triển vọng cho câytrồng này nhưng trở ngại lớn nhất là nguồn hạt giống tốt Đã có nhiều nghiên cứu về việc

chọn tạo các dòng cao lương tốt và khả năng thích nghi cao theo Hồng Hanh (2006) năm

2005 tinh Bình Thuận đã tiến hành trồng thí điểm hai giống cao lương là Pacific 99 vàPacific 80 tại 3 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc năng suất thu được còn thấp

Theo Phan Thị Phương Dung (2009), từ tháng 02/2009 đến tháng 05/2009 công ty Secoin

đã tiến hành trồng thử nghiệm 3 mẫu cao lương nhập nội Kết quả cho thấy mẫu có nguồngốc từ Pakistan có thân nhỏ nhưng có hàm lượng dịch đường rất nhiều và hàm lượng đường

trong thân cũng nhiều nhất

Một giống cao lương mới do công ty TNHH Hạt giống Việt (Vietseed) nhập từ Mỹ

là giống Latte Giống cao lương Latte do công ty thuộc vùng Herefort, bang Texas, Hoa Kỳ

chon tạo từ kết quả lai tạo giữa hai dòng Sorghum bicolor và Sorghum sudanese Hạt giỗng

F1 được khảo nghiệm tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (2016) cho năng suất

chất xanh lứa đầu (70 NSG) đạt trên 33 tắn/ha, cao hơn so với giống đối chứng là SweetJumbo Năm 2015, giống Latte cũng được khảo nghiệm tại trang trại của công ty TH True

Milk tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho năng suất chất xanh lần đầu (sau gieo 40 — 50 ngày) là

43 - 52 tan/ha Giống có thể thu hoạch 3 lứa/năm, nếu chăm sóc tốt năng suất có thể đạt

100 tan/ha/nam (cho ba lứa thu hoạch) Ưu điểm của giống Latte là lá nhiều, lá xanh từ gốcđến ngọn, lá mềm, không có lông và răng cưa như các giống cỏ Voi và VA — 06 nên gia súcrất thích ăn Thân cây mềm gia súc có thể ăn cả phần gốc có thể sử dụng làm cỏ ăn tươihoặc ủ chua.

Trang 26

1.3 Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ở trong và ngoài nước

1.3.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cao lương trên thế giới

Theo ICRISAT (2004), các giống cao lương có tiềm năng gồm ICSV574,

ICSR93034, NTJ2, ICSV700, ICSV 93046, S35, E36 -1, với hàm lượng đường trong thân

cao, tỷ lệ phần trăm đường trong thân biến động từ 16,8 - 21,6% Những giống triển vọng

nhất đã được nhập nội và khảo nghiệm Một số giống chống chịu côn trùng và dịch hại đã

được phát triển tại Icrisat như ICSR93034 và ICSV700 Giống lai ICSSH 7210, SPV 422

được dùng làm thức ăn có chất lượng tuyệt vời trong mùa mưa và có khả năng kháng bệnh

ở lá Giống ICSSH 39 và 28 cho năng suất đường tốt nhất Giống ICSSH 24 được cho làgiống phù hợp nhất cho mùa mưa

ICRISAT, (2008) lưu trữ 36,774 nguồn gen đã được sưu tập cất giữ từ 91 quốc giatrên thế giới Bộ sưu tập này ước chừng đại điện khoảng 80% nguồn gen cao lương trên thé

giới Nguồn gen thuần chủng khoảng 85,3%, nguồn gen lai tạo khoảng 13,2%, nguồn gen

hoang dại khoảng 1,2% và giống canh tác khoảng 0,3% của tổng số bộ sưu tập Nguồn genđược duy trì tại ICRISAT thuộc năm loài canh tác cơ bản là bicolor, guinea, caudatum,kafir, durra và khoảng 10 loài lai tạo của chúng Tuy nhiên bộ sưu tập chủ yếu từ ba loài

durra (21,89%), caudatum (20,99%), guinea (13,49%) Trong 10 loài lai, chỉ có ba loài: durra

- caudatum (11,5%), guinea - caudatum (9.2%) và durra - bicolor (7,1%) là phố biến.Khoảng 90% của bộ sưu tập có được từ các quốc gia đang phát triển vùng nhiệt đới bán khôhạn, khoảng 60% nguồn gen có được từ sáu nước An Độ, Ethiopia, Sudan, Cameroon,

Swaziland và Yemen, 63% tổng số nguồn gen có được từ các nước Châu Phi, 30% có được

từ Châu A (theo Võ Văn Quang, 2011)

Loài guinea đã được sưu tap chủ yếu ở Benin, Burkina Faso, Gambia, India, Malawi,Mali, Mozambique, Senegal, Sierra Leone, Tanzania, Togo va Zambia Loài kafir và các

chủng lai của nó đã được sưu tập chủ yếu ở Botswana, Lesotho, South Africa, Swaziland

va Zimbabwe Loài caudatumn đã được sưu tập chủ yêu ở Burundi, Kenya, Rwanda, Sudan,

Uganda, Cameroon, Central African Republic, Namibia va Sri Lanka Loài durras sưu tap

Trang 27

Độ, trong số các mẫu giống sưu tập, lưu trữ có 23 đặc điểm hình thái, nông học quan trọng.Các đặc điểm đặc trưng như ngày ra hoa, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng chùy, kíchthước hạt, trọng lượng 100 hạt, màu sắc và độ bao phủ của mày, màu sắc hạt, độ khó đập

hạt Ngày ra hoa biến động từ 33 — 199 ngày trong mùa mưa và từ 36 — 154 ngày trong mùakhô Chiều cao cây biến động từ 55 — 655 em trong mùa mưa và từ 50 - 580 cm trong mùakhô Trong mùa khô, chiều dài chùy biến động từ 2,5 - 90 cm, chiều rộng chùy biến động

từ 1 - 80 cm, kích thước hat từ 0,8 - 6 mm, trọng lượng 100 hạt từ 0,29 - 8,92 g, mau sắc

mày từ vàng rơm đến đen, mày bao phủ hoàn toàn đến không bao phủ hạt, màu sắc hạt từ

1.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cao lương ở Việt Nam

Trần Thị Mỹ Linh (2019), đã đánh giá các giống SQ26, SQ30 có khối lượng hạt/chùy

cao nhất (132,6 g và 118,9 g) Các giống tham gia thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt thuộc

nhóm trung bình, dao động trong khoảng 26,1 - 35,2 g Vụ tái sinh 5 giống cao lương SQ04,

SQ11, SQ24, SQ30, VN1401 (d/c) có số gốc tái sinh và ty lệ tái sinh cao hơn những giốngcùng làm thí nghiệm Giống SQ26 có năng suất hạt thực thu cao nhất (5,5 tan/ha) và vượtgiống đối chứng với tỷ lệ 43,8% Năng suất sinh khối thực thu nằm trong khoảng 30,5 -55,8 tan/ha, hai giống SQ09, SQ06 có năng suất sinh khối cao nhất (55,8 tan/ha và 54,2tan/ha) Giống SQ02 có tiềm năng năng suất đường và tiềm năng năng suất ethanol cao nhấttrong 16 giống thí nghiệm (2,0 tan/ha va 1,0 tan/ha)

Trang 28

Trương Văn Hưng (2018), đã đánh giá mức độ ưu thé lai Fi của 12 tổ hợp lai cao

lương (Sorghum bicolor L Moench) trên vùng đất xám Thành Phố Hồ Chí Minh cho kếtluận: Các tô hợp lai đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống bố và mẹ, đưới 5ngày Chọn được hai tổ hợp lai VN1402/ICSV574, CSV574/VN1402 biểu hiện tinh trangsiêu trội, cao hơn cây bố mẹ tốt nhất từ 4-6% và cao cây hơn đối chứng từ 10,8 - 12,8%

Ngô Thái Trọng (2018), đã khảo sát ưu thé lai đời F: và phân tích tương quan di

truyền các tính trang của 14 tô hợp lai cao lương (Sorghum bicolor L Moench) trên vùngđất xám Tp Hồ Chí Minh cho kết luận dòng IRL83 giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng chocác tổ hợp lai khác nhau có dòng IRL83 tham gia Ưu thé lai biểu hiện ở mức độ cao vớigiá trị trung bình ưu thé lai tuyệt đối trên các tính trạng thời gian sinh trưởng, trọng lượngchùy, trọng lượng hạt, năng suất sinh khối, năng suất hạt thực thu và bệnh đốm lá

Nguyễn Trần Hữu Ước (2017), đã đánh giá mức độ ưu thế lai 11 tổ hợp lai cao lương(Sorghum bicolor L Moench)) trên vùng đất xám tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho kết luận

về thời gian sinh trưởng, ngắn nhất là tổ hợp lai IRL95/83 (86,7 ngày), dài nhất là tổ hợplai Thailand/MV (155,3 ngày) Đa số con lai có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với cácdòng bố mẹ Về chiều cao cây, cao nhất là tổ hợp lai MV11/NT12 (387,8 cm), thấp nhất là

tổ hợp lai IRL95/83 (145,3 cm) Tất cả tổ hợp lai đều xuất hiện ưu thé lai làm con lai cóchiều cao cây hơn bố mẹ với ưu thé lai thực dao động từ 9,7 - 24% Về năng suất, các tổhợp lai có năng suất hạt thực thu dao động từ 0,4 - 2,1 tan/ha Cao nhất là tô hợp laiThailand/95, thấp nhất là Thailand/MV

Lê Thị Yến (2016) khi khảo nghiệm khả năng sinh trưởng, phát trién và năng suấtcủa 18 giống cao lương chịu hạn mùa trên vùng đất xám bạc màu Thủ Đức, thành phố HồChí Minh cho kết quả hau hết các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, dao động từ 86,7

đến 111,7 ngày Chiều cao cây của bộ giống từ thấp đến trung bình (100,2 - 172,2) có khảnăng chống đồ ngã tốt, ba giống có năng suất hạt thực thu cao nhất gồm giống IRL85 (2,86

tan/ha), IRL50 (2,80 tan/ha) và giống IRL88 (2,68 tan/ha)

Trang 29

Theo kết quả nghiên cứu của Võ Văn Quang (2011), năng suất sinh khối của cao

lương tại Đồng Nai có thé đạt từ 51 - 111 tắn/ha, năng suất hạt có thé đạt từ 3- 6,7 tan/ha

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2009 —

2011, đã tuyén chọn được 2 giống cao lương triển vọng tại một số tỉnh như Phú Tho, BắcGiang và Hòa Bình là: Giống C4 là giống cao lương thuần, cây cao 3,5 — 4 m, đường kính

thân 3 - 3,5 cm, hàm lượng đường trong thân 12 - 16 độ brix, thời gian sinh trưởng 150ngày, năng suất thân đạt 50 tan/ha Giống C7 là giống lai F1, cây cao 2,5 - 3 m, đường kínhthân 2 - 2,5 cm, hàm lượng đường trong thân 15 - 17 độ brix, thời gian sinh trưởng 120ngày, năng suất thân đạt 30 - 35 tan/ha, có khả năng chịu han Do vậy, cây cao lương có

tiềm năng rất lớn trong việc cung cấp bổ sung nguồn nguyên liệu trong chăn nuôi gia súc,gia cầm

1.4 Bệnh hại trên cây cao lương

Cao lương là ký chủ của nhiều loại bệnh do nam, vi khuẩn, virus, tuyến trùng và thựcvật ký sinh Các bệnh này có thê được phân loại theo các bộ phận của cây mà chúng xảy ra,

chăng hạn như bệnh cây con, bệnh lá, bệnh rễ và thân cây, bệnh khô văn và bệnh lem léphạt, bệnh bảo quản Bệnh hại cũng được phân loại theo các triệu chứng như là bệnh cháy lácây con, bệnh thối rễ và thân, bệnh cháy lá, lá đốm, ri sat, lem luốc, bệnh thối nhũn, héo rũ,

Sương mai, mốc hạt, sọc lá, khảm lá Trong số hơn 50 bệnh được báo cáo và mô tả trên cao

lương, chỉ có một số là quan trọng về kinh tế trên toàn cầu một số khác là tầm quan trọng

trong khu vực và địa phương trong các hệ thống nông nghiệp cụ thể Trong hầu hết các môi

trường nhiệt đới bán khô hạn, quan trọng về kinh tế bệnh trên cây cao lương là mốc hạt,thối đỏ, cháy lá, sương mai, nam mốc, thối thân, ri sắt, bệnh thối nhũn và do và bệnh do

virus - sọc ngô và khảm ngô Những bệnh này, đơn lẻ hoặc kết hợp gây ra thiệt hại đáng kể

về cây trồng dẫn đến thiệt hại nặng về nền kinh tế hàng năm

1.5 Bệnh thối đỏ cao lương

Giới thiệu bệnh thối đỏ Collectotrichum graminicola (Ces.) Wilson là một bệnh quantrong ở các vùng trồng cao lương lớn trên thế giới Căn bệnh này phô biến và nghiêm tronghơn trong môi trường ấm và âm ướt, bệnh gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể Bệnh thối đỏ

Trang 30

xuất hiện trên một số bộ phận của cây Tác nhân gây bệnh cháy lá, thối thân và mốc hạt làmgiảm số lượng ngũ cốc và thức ăn thô xanh Trong số này, thối đỏ qua lá gây hại rõ rệt vàgây hại nặng nhất trên các loại cây làm thức ăn gia súc và cao lương Tổn thất năng suất từ50% trong điều kiện khắc nghiệt Sử dụng các giống cây trồng kháng bệnh, như một chiếnlược để kiểm soát bệnh này, thường không mang lại hiệu quả vì sự biến đổi di truyền lớntrong quan thé của mầm bệnh làm cho khả năng kháng thuốc không hiệu quả Tuy nhiên,với nỗ lực nghiên cứu đang tiếp tục, một số nguồn kháng bệnh đã được tạo ra và một sốnguồn trong số này đã được sử dụng dé sản xuất giống và giống lai thương mại kháng bệnh

thối đỏ ở một số quốc gia (Thakur và cs, 2007)

1.5.1 Lịch sử phát triển bệnh

Bệnh thối đỏ trên cây cao lương lần đầu tiên được mô tả ở Hoa Kỳ từ Texas vào năm

1911 Sau đó các báo cáo mô tả về căn bệnh này đã được thực hiện từ nhiều điểm khác nhau

ở Hoa Kỳ Bệnh thối đỏ trên cây cao lương lần đầu tiên được Lohman và Stokes mô tả Họcho biết cao lương bị thiệt hại nghiêm trọng ở Mississippi Như một căn bệnh tương tự đãđược mô tả một năm trước đó trên cây chổi rồng ở Illinois, nơi có thiệt hại nghiêm trongđược báo cáo Những thiệt hại đáng ké đối với cỏ Sudan ở các Quốc gia Nam Dai TâyDương cũng đã được báo cáo.

Căn bệnh này đã được báo cáo từ hầu hết các khu vực trên thế gidi có sản xuất caolương Phần lớn các báo cáo này chỉ đề cập đến các khía cạnh bệnh trên lá Ngoài các báocáo ở Hoa Kỳ, giai đoạn thối đỏ cũng được báo cáo từ New South Wales, Java và có lẽ làMyanma Như vậy có thể thấy rằng giai đoạn thối cuống của bệnh tương đối ít được biếtđến (Thakur và cs, 2007)

1.5.2 Phân loại bệnh thối đó

Theo GBIF (2023) là tác nhân gây ra bệnh thối đỏ trên cây cao lương

Loài nam Collectotrichum graminicola (Ces.) Wilson thuộc: Giới Fungi, lớp:

Sordariomycetes, họ: Glomerellaceae, chi: Glomerella, loài: Collectotrichum

Trang 31

1.5.3 Triệu chứng

Ba giai đoạn của bệnh thối đỏ được ghi nhận khi đánh giá sức đề kháng của vật chủ

hoặc mức thiệt hại (Harris va cs 1964, Harris va Fisher 1973, Lohman va cs 1951) các triệuchứng bệnh nay bao gom giai doan rung 1a, thối cuống và hạt

Bệnh thối đỏ qua lá có thể nhận biết bởi một loạt các triệu chứng gồm “đốm lá hìnhbau duc”, 6 bệnh trên lá lan tỏa hoặc loang lỗ nhiễm trùng gân lá Làm cho các lá bị suyyếu, tia lá hoặc già đi của các giống cây man cảm sẽ bị nhanh chóng xâm nhiễm bởi mambệnh (Bellagio, 1983).

Các triệu chứng trên lá của bệnh thối đỏ xuất hiện sau khi cây trồng được 20 ngày

tuổi Các triệu chứng dién hình là các đốm nhỏ, hình tròn, hình elip hoặc kéo dai thường cóđường kính khoảng 5 mm Các đốm này phát triển ở các tâm màu xám đến vàng rơm vớiria rộng có thể có màu nâu, đỏ hoặc tim đen tùy vào giống cây trồng và quan thé mầm bệnh.Trong điều kiện độ âm cao, số lượng đốm tăng lên và tập hợp lại dé che phủ diện tích lá lớnhơn Trên trung tâm của các đốm phát triển từ vài đến nhiều cham đen nhỏ, hình tròn, sansùi, day là những bao tử của nam Dưới độ phóng đại, người ta nhìn thay các cấu trúc giống

như sợi tóc đen được gọi là setae nhô ra (Bellagio, 1983).

Ở một số giống cao lương có mức độ nhiễm lá thấp, bệnh nhiễm trùng gân lá xảy ranhiều hơn vét bệnh hình elip đến kéo dai màu vàng rơm, với những đốm lá màu đỏ tia hoặcđen được nhìn thấy ở gần giữa Tác nhân gây bệnh lây nhiễm vào bẹ lá và bông bao gồm cảhạt và quả Sự biến đồi các triệu chứng có trên lá và hạt có thể do phản ứng vật chủ, sinh lýcủa vật chủ (Bellagio, 1983).

Sự xâm nhiễm và sự xâm nhập của nam dẫn đến giảm về số lượng và cả chất lượng

hạt (Reyes và cs, 1969) Sự khác biệt về mức độ xâm nhiễm của bệnh dường như bị ảnhhưởng rất nhiều bởi kiểu gen của vật chủ, nhiều cây cao lương có mức đề kháng của lá cao

dé dàng chống chọi với sự xâm nhiễm của nam (Bellagio, 1983)

Thông thường, hạt cao lương có thể bị nhiễm nắm thối đỏ (Pastor-Corrales, 1980),những hạt này có các vòng đồng tâm hoặc sọc màu đen từ vòi nhụy Bệnh thối cuống dobệnh thối đỏ, đôi khi còn được gọi là bệnh thối đỏ, phát triển sau các giai đoạn khác và cuối

Trang 32

cùng dẫn đến kết quả là bệnh thối nhiin, các triệu chứng của bệnh thối cuống có thé đượcchan đoán bằng hình thái đốm hoặc vân bat thường của bệnh Các triệu chứng này đượcchuẩn đoán trong quá trình xâm nhập của các mô lá, chùy và cành, cuống và thân (Le Beau

và cs, 1951) đã mô ta chỉ tiết các triệu chứng này, ghi nhận không có mặt của sợi nam trongcác vùng nhạt màu được bao quanh bởi các vùng sắc tố, khu trú thưa thớt Sự thay đổi vềsắc tố và tỉ lệ xâm nhiễm có liên quan đến màu sắc của cây ký chủ và tính nhạy cảm vớibệnh thối đỏ (Bellagio, 1983)

Nghiên cứu về sức đề kháng của 23 giống cao lương đối với C graminicola của(Ferreria va cs, 1982) cho thay rang mối quan hệ giữa tuổi của cây con và tính man cảm với

C graminicola Các cây cao lương được trồng trong nhà kính ở ba giai đoạn sinh trưởng

khác nhau đã phản ứng khác nhau với C graminicola Trong ba giai đoạn được kiểm tra,

giai đoạn 6 - 7 lá (35 NSG) để bị nhiễm bệnh nhất 100% các giống mẫn cảm đã phát triểncác vết bệnh điển hình Các vết bệnh nhỏ phát triển trên lá của giống BR64 kháng C.graminicola Giỗng 954114 man cảm với C graminicola và giỗng 954164 có tinh khángtrung bình (Ferreria và cs, 1982).

1.5.4 Kiểm soát bệnh

Việc sử dung các giống kháng bệnh cung cấp các phương tiện tốt nhất dé giảm ton

thất khỏi bệnh thối đỏ Giữ gìn đồng ruộng sạch sẽ và tốt nhất là luân canh đề tránh tàn dư

bệnh.

Xử lý hạt giống dé kiêm soát bệnh lây truyền qua hạt giống cũng sẽ được khuyến

khích (Lebeau, 1951).

Trang 33

Bảng 1 5 Thang đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh thối đỏ từ 1 đến 5

Mức độ Triệu chứng và loại tốn thương trên 4 lá Loại phản ứng

3 11 — 25 % điện tích lá được bao phủ bởi các Kha năng chống chịu vừa

vết bệnh không có bào tử nắm phải (MR)

4 26 — 50% diện tích lá được bao phủ bởi các Dễ bị ảnh hưởng (S)

vết bệnh có bao tử nam

5 > 10% điện tích lá được bao phủ bởi các vết Rất dé bị anh hưởng (HS)

bệnh có bào tử nam

(Thakur và cs, 2007)Hình 1.1 Phân cấp bệnh thối trên lá cao lương

Trang 34

1.6 Đặc điểm một số hoạt chất được sử dụng trừ bệnh thối đó trên cao lương

1.6.1 Mancozeb

Tính chất: Mancozeb là một phức chất của kẽm va muối mangan Là loại bột

màu vàng hung, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ trong môi trườngkhô nhưng dễ thủy phân trong môi trường nóng âm và axit hữu cơ Nhóm độc IV,

LD50 qua miệng 11200 mg/kg, LD50 qua da > 15000 mg/kg DLTD rau quả 2,0, dưa,

cà chua 1,0, nông sản khác 0,2 mg/kg (tinh theo carbon disulfide) TGCL 7 ngày Ít

độc với ca, không độc với ong mật Thuốc trừ nắm, tác động tiếp xúc Phé tác dụng

rong.

Sử dung: Mancozeb dùng phòng trừ các bệnh mốc sương, đốm lá hại cà chua, khoai tây, bệnh sương mai, thối đỏ hại rau, xoài, ớt, chè, bệnh phấn trắng, chết cành

hại nho và các cây ăn quả, bệnh đóm lá, mốc xanh hại thuốc lá, bệnh ri sắt cà phê,

cây cảnh, bệnh đạo ôn, khô văn, lem lép hạt lúa Khả năng hỗn hợp: Khi sử dụng có

thé pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác

1.6.2 Cymoxanil

Tính chất thuốc kỹ thuật dang tinh thé màu trắng, điểm nóng chảy 160°C, tan trongnước (1.000 ppm), tan trong một số dung môi hữu cơ như aceton, cloruaform, benzen,

methanol, hexan.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng 1100 mg/kg, LD50 qua da > 3000 mg/kg.

Ít độc với cá (LC50 = 13,5 - 18,7 mg/l trong 96 gid), không độc với ong Thuốc trừnắm, tác động nội hấp, chủ yếu dùng trừ các bệnh do Peronosporales (như các bệnh mốcxám nho, mốc sương ca chua, khoai tây)

Thuốc trừ nam hỗn hợp, tác động tiếp xúc, nội hap

Phòng trừ nhiều loại bệnh cây như phan trắng nho, mốc sương cà chua, khoai tay,sương mai rau cải, đồm phan, chết cây con dua leo, chết héo dây hồ tiêu, vàng lá lúa, xì mủ

cam.

Trang 35

Sử dụng: Phòng trừ các bệnh sương mai, phấn trắng hại rau, dưa, hành, tỏi, bệnh thốinhũn thuốc lá, bệnh thối non dứa, bệnh nứt thân xì mủ cam, quýt, bưởi, sầu riêng, bệnh chếtnhanh (chết ẻo) hồ tiêu, bệnh loét mặt cao cao su, bệnh thôi quả nhãn, bệnh thối lá, thối rễcây hoa cảnh, bệnh bạc lá lúa.

Khả năng hỗn hợp: Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh.1.7 Một số nghiên cứu về thuốc phòng trừ bệnh thối đỏ cây cao lương

Bệnh thối đỏ do C graminicola (Ces.) Willson gây ra là một trong những bệnh pháhoại và lây lan rộng nhất của cao lương Các nghiên cứu hiện tại về bệnh thối đỏ đã đượcthực hiện trong giai đoạn năm 2014 - 2015 tại Khoa Bệnh lý thực vật, Trạm nghiên cứu Cao

đăng Nông nghiệp và cao lương, Parbhani Mầm bệnh (C graminicola) đã được phân lập

thành công trên môi trường khoai tây dextrose agar va 20 minh chứng va khả năng gây bệnhcủa C graminicola (Ces.) trên cây cao lương CSV-8R Thuốc diệt nấm Carbend ezim(91,52%) và Hexaconazole (88,74%) là hai hoạt chat ức chế tăng trưởng của nam cao nhấtđược ghi nhận Mancozeb 63% + Carbendazim 12% (80,17%) Tiếp theo là thuốc diệt namMancozeb (75,94%) và đồng oxychloride (72,26%) Tat cả các chất sinh học đánh giá trongống nghiệm đã tìm thấy được nam chống lại C graminicola Tuy nhiên, chiết xuất của T

viride, T harzianum và T longibrachiatum đã ghi nhận sự ức ché trung binh lần lượt 79,62,

71,85 và 67,77% Các loài thực vat A indica, Z officinale va A cepa gây ra sự ức chế sự

Trang 36

phát triển của nam trung bình, tương ứng là 70,73, 62,58 và 54,43% Tất cả các phươngpháp điều trị đã được tìm thấy có hiệu quả chống lại C graminicola Tuy nhiên, sự kết hợp

của các hoạt chất làm giảm ty lệ phát triển bệnh Cao nhất (92,61%) đã được ghi nhận với

xử lý bằng Carbendazim + 7 viride Tiếp theo là Propiconazole (89,95%), Mancozeb + T.viride (84,819), Carbendazim và Carbendazim 12% + Mancozeb 63% (82,13%) va

Mancozeb (73,50%) được tìm thấy hiệu quả nhất (Rewale va cs, 2015)

Phạm Thoại An (2021), đã đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thối đỏ của thuốcDuPont Curzate 72WG (Mancozeb 64% + Cymoxanil 8%) va Profiler 711.1 WG

(Fluopicolide + Fosetyl Aluminium) trên cao lương Kết quả cho thay thuốc DuPont Curzate

72WG với hoạt chất (Mancozeb 64% + Cymoxanil 8%) có chỉ số bệnh thấp nhất 37,3% tạithời điểm 48 ngày sau phun (98 NSG) Đối với các ô thí nghiệm được xử lý bằng DuPontCurzate 72WG (Mancozeb 64% + Cymoxanil 8%) có diễn biến bệnh thối đỏ chậm (50,8)

điều này cho thấy rằng hiệu lực phòng trừ bệnh thối đỏ của hoạt chất (Mancozeb 64% +Cymoxamil 8%) là cao nhất.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy hiện nay giống cao lương ở Việt Nam còn rấtnhiều hạn chế, bên cạnh đó hiệu quả sản xuất cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các tácnhân gây bệnh thối đỏ trên cây cao lương Chính vì vậy đã đi đến quyết định thực hiện đềtài nghiên cứu về giống và đánh giá hiệu lực của thuốc Dupont Curzate 72 WG trong côngtác trừ bệnh thối đỏ trên một số giống cao lương triển vọng

Trang 37

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 10/2023 đến 02/2024 tại Trại thực nghiệm khoa

Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

2.2 Điều kiện thời tiết và đất đai khu vực thí nghiệm

2.2.1 Điều kiện thời tiết

Bảng 2 1 Đặc điểm thời tiết khu thí nghiệm từ tháng 08/2023 đến tháng 02/2024

11/2023 28,4 26,4 20,2 120,7 78,8 180,5

12/2023 26,3 24,6 18,8 100,4 75,4 180,9

01/2024 27,5 26,5 19,3 80,6 70,8 3101

02/2024 29,2 28,0 21,8 60,8 68,2 210,7

(Trung tâm dự bao khí tượng thủy văn Nam Bộ, 2024)

Thành phô Hồ Chí Minh năm trong vùng nhiệt đới gió mùa cân xích đạo, nhiệt độ cao đêu trong năm và 2 mùa mưa — khô rõ rệt Đê tài được thực hiện vào vụ đông xuân thờigian từ tháng 10/2023 đến tháng 02/2024 ở giai đoạn cuối mùa mưa Trong giai đoạn đó

Trang 38

nhiệt độ cao nhất đạt 32,5 độ vào tháng 10/2023 và thấp nhất vào tháng 12/2023 Tổnglượng mưa vào tháng 10/2023 dat 180,8mm, lượng mưa it nhất vào tháng 02/2024 chỉ60,8mm Độ âm cũng tương tự cao nhất 82,3% vào tháng 10, và thấp nhất 68,2% vào tháng

02 Ngược lại tong giờ nang cao nhất đạt 210,7 giờ vào tháng 2, và thấp nhất 150,8 giờ vào

tháng 10 Từ sự biến động đáng ké của thời tiết nêu trên, ta cần quan tâm đặt biệt đến yếu

tố nước vào thời điểm trồng và chăm sóc cây

2.2.2 Điều kiện thổ nhưỡng

Bảng 2 2 Đặc điểm lý hóa tính khu đất thí nghiệm

Thànhphncc pH EC CEC Chấttông số (%) Chất dễ tiêu

giới (%) uS/cem medq/ (mg/100g)

Cát Thị Set 100g —Ñ 2O: KO N PO KaO

ở mức trung bình.

Với điều kiện đất ở khu thí nghiệm thì cây cao lương vẫn có khả năng sinh trưởng

và phát triển bình thường, nhưng đề cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì cần bónthêm phân chuồng dé nâng hàm lượng mun trong đất Bên cạnh đó cần bón thêm N-P-K décây cao lương phát triển tốt

Trang 39

Dupont Curzate 72 WP (hoạt chất Cymoxanil 8% và Mancozeb 64%) được mua ở

cửa hàng thuốc Bảo vệ thực vật

Thí nghiệm hai yêu tô được bồ trí theo kiểu lô phụ 3 lần lặp lại với yếu tố lô chính

là 3 liều lượng thuốc Dupont Curzate 72 WG và lô phụ là 04 giống cao lương

Yếu tổ lô chính A là thuốc Dupont Curzate 72WG với các liều lượng:

- Al: 0kg/ha

- A2: 1,5 kg/ha (liều lượng theo khuyến cáo của nha sản xuất)

- _ A3: 2,25 kg/ha (liều lượng tăng 1,5 lần)

Yếu tổ lô phụ B là giống cao lương gồm 04 giống được mã hóa theo ký hiệu:

Trang 40

Sơ đồ thí nghiệmHàng bảo vệ LLL LLL2 LLL3

- Mỗi ô thí nghiệm trồng: 40 cây

- _ Khoảng cách giữa 2 lần lặp lai: 1 m

- _ Khoảng cách hàng cây bảo vệ: 0,7 m

- _ Diện tích toàn khu thí nghiệm: 400 m?

2.5 Quy trình kỹ thuật canh tác

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật của ICRISAT (2010)

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w