1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Bảo vệ thực vật: Đánh giá hiệu lực phòng trừ và mức độ kháng thuốc trừ cỏ của quần thể cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) thu thập tại tỉnh Tiền Giang

134 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Lực Phòng Trừ Và Mức Độ Kháng Thuốc Trừ Cỏ Của Quần Thể Cỏ Lồng Vực (Echinochloa Crus-Galli) Thu Thập Tại Tỉnh Tiền Giang
Tác giả Vũ Xuân Hưng
Người hướng dẫn TS. Phùng Minh Lộc, ThS. Nguyên Tuần Đạt
Trường học Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 36,52 MB

Nội dung

Có một số phương pháp để quản lý cỏ đại trong lĩnh vực này bao gồm làm cỏ cơ học làm cỏ bằng tay, dụng cụ, máy hoặc máy phát laser dé đốt cây, sử dung hóa chất thuốc diệt cỏ, mô hình cạn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

VŨ XUÂN HƯNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG

THUOC TRU CO CUA QUAN THE CO LONG VUC

(Echinochloa crus-galli) THU THAP TAI

TINH TIEN GIANG

LUẬN VAN THAC SĨ KHOA HOC NÔNG NGHIỆP

Tp Hé Chi Minh, Thang 10 nam 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

VŨ XUÂN HƯNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG

THUOC TRU CO CUA QUAN THE CO LONG VUC

(Echinochloa crus-galli) THU THAP TAI

TINH TIEN GIANG

Trang 3

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG THUỐC

TRU CO CUA QUAN THE CO LONG VUC (Echinochloa crus-galli)

THU THAP TAI TINH TIEN GIANG

VŨ XUAN HUNG

Hội đồng cham luận văn:

1 Chủ tịch: | PGS.TS PHAM THI MINH TÂM

Trường Dai Hoc Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS VÕ THỊ NGỌC HÀ

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Phản biện1 TS PHAN VĂN TƯƠNG

Trung Tâm Kiểm Định Và Khảo Nghiệm Thuốc BVTV Phía Nam

4 Phản biện2 TS NGUYEN CHAU NIÊN

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

5 Ủy viên TS LÊ THỊ DIỆU TRANG

Trường Dai Hoc Nông Lâm TP Hồ Chi Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Vũ Xuân Hưng

Sinh ngày 31 tháng 07 năm 1992 tại tinh Hưng Yên

Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 5 năm 2010 học THPT tại Trường THPT ÂnThi, huyện An Thi, tỉnh Hưng Yên

Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 09 năm 2015 học Đại học tại Học Viện Nông

Nghiệp Việt Nam

Tốt nghiệp Đại học ngành Bảo Vệ Thực Vật, hệ chính qui tại trường Học ViệnNông Nghiệp Việt Nam năm 2015

Từ tháng 10/2020, theo học Cao học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật tại trường

Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Nhà riêng: Chung cư Hoàng Anh Gold House, 187A Lê Văn Lương, Phước

Kiến, huyện Nhà Bè

Điện thoại: 0962870668

Email: Vuhung3 107@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong

luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bat kỳ công trình nào khác

Tác giả

Vũ Xuân Hưng

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

- Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ này tôi đã nhận được sự

truyền đạt, sự tận tình giúp đỡ của quý Thay cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.Tôi xin ghi nhớ và chân thành cảm ơn đến:

- TS Phùng Minh Lộc đang công tác tại Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệmthuốc bảo vệ thực vật phía Nam và ThS Nguyễn Tuấn Đạt đang công tác tại TrườngĐại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ,động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn tốt nghiỆp

- Ban Giám hiệu nhà trường, quý Thầy cô và Phòng Sau đại học trường Đại học

Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã giảng day và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá

trình học tập tại trường.

- Ban chủ nhiệm và quý Thầy cô khoa Nông Học

- Anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp.

- Xin gửi đến gia đình lòng biết ơn sâu sắc đã luôn động viên, khích lệ và ủng

hộ tôi về mọi mặt

Xin chân thành cảm ơn

Vũ Xuân Hưng

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá hiệu lực phòng trừ và mức độ kháng thuốc trừ cỏ của quan thé

có lồng vực (Echinochloa crus-galli) thu thập tại tỉnh Tiền Giang” được thực hiện từtháng 10 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023 Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu lựccủa một số hoạt chất hoá học trừ cỏ phô biến và xác định kha năng kháng thuốc của

cỏ lồng vực nhằm dé khuyến cáo sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ cỏ lồng vựchại lúa tại tỉnh Tiền Giang có hiệu quả và làm chậm quá trình kháng thuốc trừ cỏ của

cỏ lồng vực

Kết quả đánh giá hiệu lực sinh học của một số hoạt chất hóa học ngoài đồng

ruộng ở cả 2 huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy cho thấy: Hoạt chất Penoxulam

vẫn còn hiệu lực khoảng 70% trong phòng trừ cỏ lồng vực hại lúa Các hoạt chấtPropanil, Quinclorac và Cyhalofop-butyl cho hiệu lực trung bình khoảng 55% đối với

co lồng vực Từ kết quả nay, tiếp tục chọn ra 4 hoạt chất này có hiệu lực trung bình

dé tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới nhằm xác định nồng độ gây chết và tỷ lệ kháng

của mỗi loại hoạt chất trên cỏ lồng vực

Kết quả thí nghiệm trong nhà lưới, dựa vào hiệu lực kiểm soát cỏ và nồng độgây chết LCso, nồng độ khuyến cáo và LCss thì quan thể cỏ lồng vực tại 2 huyện CaiLay và Châu Thành, tinh Tiền Giang đã biểu hiện tính chống chịu đối với hoạt chatPropanil, Quinclorac, Cyhalofop-butyl và Penoxsulam Cụ thé, dé kiểm soát được 90

— 95 % quần thể cỏ dại thì phải sử dụng nồng độ cao hơn từ 2 - 3 lần so với nồng độkhuyến cáo của nhà sản xuất

- Tỷ lệ kháng các hoạt chất thí nghiệm so với nồng độ khuyến cáo tại Châu

Thành lần lượt là 8,8; 3,7; 2,7 và 3 Tỷ lệ kháng các hoạt chat thí nghiệm so với nồng

độ khuyến cáo tại Cai Lay lần lượt là 8,7; 2,9 ; 2,4 và 2,9

- Tỷ lệ kháng so với mẫu cỏ thu thập trên đất không trồng trọt tại huyện ChâuThành lần lượt là 6,2 : 5,0 : 3,14 và 2,6 Tỷ lệ kháng so với mẫu cỏ thu thập trên đấtkhông trồng trot tại Cai Lay lần lượt là 6,8 : 4,9 : 2,9 và 2,3

Trang 8

- Mức độ kháng của các hoạt chất Cyhalofop-butyl, Quinclorac và Propaniltrong thí nghiệm tại huyện Châu Thành tăng so với năm 2021 lần lượt là 0,97 : 1,23 và

1 Cụ thể, đối với hoạt chất Cyhalofop-butyl có giá trị LCso đối với cỏ lồng vực (2023)

là 283,6 ppm cao hơn so với năm (2021) là 277,1 ppm Tương tự, đối với hoạt chấtQuinclorac năm 2023 là 364,8 ppm cao hơn so với 2021 là 295,8 ppm Đối với hoạtchất Propanil, năm 2023 là 4,310.3 ppm cao hơn so với 2021 là 4,266.3 ppm

Trang 9

The title “Evaluation of control efficacy and herbicide resistance level of

Echinochloa crus-galli samplings were collected in Tien Giang province” was

conducted from October, 2022 to October, 2023 The research purpose 1s to evaluate,

the bio-efficacy of chemical herbicides to control and determin the herbicide

resistance levels of Echinochloa crus-galli in order to recommend the chemical

proper herbicide ussage and to slow down the resistance increase of grass in, Tien

Giang province.

The results of the biological efficacy evaluation of some chemical active

ingredients in the field in both Chau Thanh and Cai Lay districts of Tien Giang

province showed that Penoxulam active ingredient 1s still effective about 70% in

controlling of grass in the field rice The active ingredients such as Propanil,

Quinclorac and Cyhalofop-butyl give an average efficacy of about 55% against to

grasses From these results, continuing to select these four active ingredients with

medium efficacy to conduct experiments in the net house to determine the lethal

concentration and resistance rate of each type.

As a result of experiments 1n the net house, based on grass control efficacy and

lethal concentrations of LC50, recommended concentrations and LC95, grass

populations in two districts of Cai Lay and Chau Thanh, Tien Giang province had

shown the resistance to active ingredients of Propanil, Quinclorac, Cyhalofop-butyl

and Penoxsulam Specifically, to control 90-95% of the weed populations were have

to use higher concentrations 2 to 3 times than the manufacturer's recommended

concentrations of active ingredients.

- The resistant levels of active ingredients in the experience compered with

recommended concentration at Chay Thanh district were 8.8; 3.7; 2.7 and 3.0 At Cai

Lay district were 8.7; 2.9 ; 2.4 va 2.9, espectively.

Trang 10

- The resistant levels of active ingredients compared with grass (E crus-gally)

1n non-plant land at Chau Thanh district were 6.2; 5.0; 3.1 and 2.6 At Cai Lay district

were 6.8 ; 4.9 ; 2.9 and 2.3, espectively.

- The resistant levels of Cyhalofop-butyl, Quinclorac va Propanil in the net

house at Chau Thanh increased higher than 2021 were 0.97: 1.23 and 1.0,

espectively As a result, LCso of Cyhalofop-butyl against to grass (È crus-gally) in

2023 was 283.6 ppm, it was higher than 277.1 ppm in 2021 LCso of Quinclorac in

2023 was 364.8 ppm, higher than 295.8 ppm in 2021 LCso of Propanil in 2023 was

4,310.3 ppm , higher than 2021 was 4,266.3 ppm.

Trang 11

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa

17 ocx ẢẢẢm.ơAớAớAớAớợAớợAợA.A.A.C.C i

Ley chia THẬTHssssssseeceosobsossisSsbzBitciesnrsisiorondlioaingdiSEbaiapdimù coSlilnlogkisginsobsgidiSiajksgtiiialtajsgiasmnduosf il

LO CAI dOẤ on gõ Ha ngg 1g tú HH 1G 58053013514SESASEEESSIESSSERRSHHTHID5SS40514819903002148584824G550030088 iil

iu 1V

ADS UAC sex 01051051655000IS6212)XtSLS18835519chgslniEEgugsRdlMiis4BisldsansinstoseagtlstpstsftytgorssisdEisoirssrespbsebj vii

INARTG: | TÏC»aigtnrrroitingatiedttrngidtpuinluid3f5ssnTd6y3dtb:S80inGicsianpatti:oiegsliBtôodospftiiteiptikistf:B2HH13i30:8ï083030033.md983488Tag0Singdi ix

Danh sách các chữ viết tắt 22-522 ©2222222222212211211221221121122121122121211 112 cre xii

Danh sach cac bang TT xiii

Danh Sách Cae bith vesceseccscseserenas crear nue mseneenen mcuneamaemersarern nee XV

Đặt vấn đỀ - ST 12212112121121121112112111 2112111 212111212111 2211121211212 errre |Mục tiêu của đề tài s55 5c 2 222 212212112121121121211211112112111122212 22121 errre 5

AR sesh EP cong boot i i ecb 2

Ck, song on NHA TH SH GLEGE-GIH.LPGINHGAGS.HĐTHGENGHItgSE.E02 E.Dr1ĐtHgE0n8g3.g 3

Chương 1 TONG QUAN TALI LIEU -2-5s2©5<ese£sec+eeeseezeecse 4

L.] Tình hình canh tác lúa ở ViEt Na sci ccasssascssnescuseiancessadaesesvedsocesvaiectassancassbanenad 41.2 Tổng quan về c6 lồng vực E €r?/s=galÏi -2-5252222222E2E22222223223222252252 55 51.3 Khả năng kháng thuốc của cỏ dại và phương pháp xác định tính kháng 61.3.1 Tính kháng thuốc diét cỏ của cỏ đậại 2 2-5222222222E22E22E22E2E22EzEzxee 61.3.2 Tam quan trọng của quản lý kháng thuốc diệt cỏ -2- ©2255: §

1.3.3 Cơ chế kháng thuốc điệt cỏ 2-22 2+22+2E22E12EE22E122122E122122222212222222e 101.3.3.1 Khang muc ti6u 011 10

13.32 Khang’ khong mye teu z6: sits6643553033690683001G8385988133EISKBBHESESGESEE38.304e 12

1.3.4 Phương pháp thử nghiệm xác định tinh khang thuốc diệt cỏ - 131.4 Chiến lược quan lý kháng thuốc diệt cỏ - 2-22 2 2¿22222£+22z+£++zzz+zzzzx2 15

Trang 12

144.1 Giám thiêu phân tán hạt cô đại., cá sS122112210.3212112122021.102 x62 15

I pc na na 15

1.4.3 Sử dụng luân phiên thuốc diệt cỏ và hỗn hợp nhiều hoạt chất thuốc diét cỏ l61.5 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về tính kháng thuốc diệt cỏ lồng vực

[274/11/1012/11212850PN008588A 161.6 Đặc điểm và cơ chế trừ cỏ của một số loại hoạt chất trong thí nghiệm 20

1.6.1 Hoạt chất Cyhalofop-butyl 2-2 ©2222222E22EE22E22EE22322E1221232221 22222 crkv 20[Re Real er 206N: 8080) .ẢẢẢ 211.6.4 Hoạt chất Penoxsulam 2-2-5222 +EeEE2 3 E221 21212111 212121 15211111 Xe 21Chương 2 NOI DUNG VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 23

2:1» J\OL UN TEHIỆN GỮ bang 2n pha nggitoittiS30014348351G0T015ĐT4ĐL80Si31005413459k2090301804E8 23

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2- -2+2222222222222212212221222122212222-ee 23

2:3s Việt HIỂU NEHER CUM ceeesseieseseerisetisiESE00101350050008053E00938.20958E185619E9SESSD915E031580230708 23

1 Ÿ-.—-ni=-=—niiii=i= == 23

2.3.2 Thuốc trừ cỏ và dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm - 24

VÀ Na s0 05020) (i0 24

2.4.1 Đánh giá hiệu lực phòng trừ cỏ lồng vực của một số hoạt chất ở điều kiện

ngoài đồng tại huyện Châu Thành và huyện Cai Lay tỉnh Tiền Giang 242.4.1.1 Điều kiện thí nghiệm - 2-22 %+2E22EE£EEE2EE2EE22EE22E22E2EEEEErErrrrrrev 24

2.4.1.2 Phương pháp bồ trí - 2-2-2 ©2++22+22E+2EEE2EE1222122212721271127112712221222 252.4.1.3 Chỉ tiêu và phương pháp điều tra: 2-2 ©222222222EE22E22EESEEcrrrzrrcree 262.4.2 Đánh giá mức độ kháng thuốc trừ cỏ của một số mẫu cỏ lồng vực thu thập

tại huyện Cai Lậy và Châu Thành, tỉnh Tiền Giang -cc+ccccs<S2 28Chương 5 KẾT QUA VA THO LUẬN pesscccsnassassnsnisasacenasnnnnsasassanannaaanennsisennanaiss 33

3.1 Đánh giá hiệu lực phòng trừ cỏ lồng vực của một số hoạt chất ở điều kiện

ngoài đồng tại huyện Châu Thanh và huyện Cai Lay, tỉnh Tiền Giang 333.1.1 Đánh giá hiệu lực phòng trừ cỏ lồng vực của một số hoạt chất ở điều kiện

ngoài đồng tại huyện Cai Lay, tỉnh Tiền Giang -2222552522225522 33

Trang 13

3.2.1 Đánh giá hiệu lực phòng trừ cỏ lồng vực của một số hoạt chất ở điều kiện

ngoài đồng tại huyện Châu Thanh, tỉnh Tiền Giang 52 5225522 363.3 Đánh giá mức độ kháng thuốc trừ cỏ của một số mẫu cỏ lồng vực thu thập

tại huyện Cai Lậy và huyện Châu Thành, tỉnh Tiền GIANG si ssssesaesrsnomaosi 40KET LUẬN VA DE NGHỊ, 5-2 5° ©s<£cs£reetretrxerrerrereerrxereerrsrrere 57TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 5° ©52©2s£©S<£E£EseEeetreerserrserserrerrsere 59

PHU LC nagaagrrrurtoirrdtruoittoitoreaitrtoipbg0i06 i308001y016-06080n888886ni8) 69

Trang 14

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

Viết tắt Viết đầy đủ (nghĩa)

BVTV Bảo vệ thực vật

ctv Cong tac vién

DC Đối chứng

ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

EPPO European and Mediterranean Plant Protection Organization

FAO Food and Agriculture Organization

HRAC Herbicide Resistance Action Committee

IWM Integrated Weed Management

LC Nồng độ gây chết

MoAs Cơ chế tác động

NSP Ngày sau phun

NSS Ngày sau sạ lúa

Trang 15

DANH SÁCH CÁC BANG BANG TRANG

Bang 2.1 Các hoạt chất và liều lượng sử dụng ngoài đồng ruộng - 29

Bảng 2.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm với hoạt chất Cyhalofop-buty] 29

Bảng 2.3 Các nghiệm thức trong thí nghiệm với hoạt chất Quinelorac 29

Bảng 2.4.Các nghiệm thức trong thí nghiệm với hoạt chất Propanil 30

Bang 2.5 Các nghiệm thức trong thí nghiệm với hoạt chất Penoxsulam 30

Bang 3.1 Thành phan và mức độ phố biến của cỏ dai ở thời điểm 45 ngày sau SBi 2 ee ee ee ee ee 33 Bảng 3.2 Mật độ va trọng lượng của cỏ lồng vực qua các thời điểm điều tra tại huyện Cai Lay, tinh Tiền Giang 2-52©525522ccszsszvssvssssesee 34

Bảng 3.3 Hiệu lực (%) của các hoạt chất đối với cỏ lồng vực trong ruộng lúa tại huyện Cai Lay, tỉnh Tiền Giang . 22-55c5522ccscsesrereerserce-s 3Õ Bang 3.4 Ảnh hưởng của thuốc đối với cây lúa ở các ngày sau phun 35

Bảng 3.5 Thành phần và mức độ phố biến của cỏ dại ở thời điểm 45 ngày sau Bảng 3.6 Mật độ và trọng lượng của cỏ lồng vực qua các thời điểm điều tra 37

Bảng 3.7 Hiệu lực (%) của các hoạt chất đối với các nhóm cỏ trong ruộng lúa vụ Hè Thu 2021 tại Châu Thành, Tiền CHÍ ND xsssesemnsesiindekeksskasasateepdiaskedsoiraa tS Bang 3.8 Ảnh hưởng của thuốc đối với cây lúa ở các ngày sau phun 38

Bảng 3.9 Kết quả của hoạt chất Cyhalofop-butyl đối với cỏ lồng vực hại lúa, lúc 124 ngày sau, KHI Xử Tý :csocsssiissasgiini0LSD010S02G2G30E2EEPRAGSSIGS281SE7386380MiEn928 ng es 41 Bảng 3.10 Kết quả của hoạt chất Quinclorac đối với cỏ lồng vực hại lúa, lúc 14 0122018 400) 212177 43

Bảng 3.11 Kết quả của hoạt chất Propanil đối với cỏ lồng vực hại lúa, lúc 14 00-08 4004001201577 46

Bảng 3.12 Kết quả của hoạt chất Penoxsulam đối với cỏ lồng vực hại lúa, lúc

TA nay sau khi OY seeneneeeiesbsonioEES015643154Đ1G0958353343583E08GD43H98.0300019803Ig0gggs1asi 48

Trang 16

Bang 3.13 Nồng độ gây chết trung bình (LCs0), gây chết 95% (LCss) đối với

cỏ lồng vực của hoạt chất Cyhalofop-butyl và tỷ lệ kháng thời điểm 14

gầy SaU KHÍ XI TẾ: s-ccscscn so con e 432502 20200 snes 053150116 8.0:1G ,Ä0005E5020 8.5005.56g050-3E2iSeE 50

Bảng 3.14 Nong độ gây chết trung bình (LCso), gây chết 95% (LCos) đối với

cỏ lồng vực của hoạt chất Quinclorac và tỷ lệ kháng thời điểm 14 ngày

SAULT RAE DY annie nsticnnntrnsinvonnanstbiniiene snnntinon snioninnnsistne ndastnntonsiinsiihiesisanienihedasitesinnn tension 51

Bang 3.15 Nồng độ gây chết trung bình (LCso), gây chết 95% (LCos) đối với cỏ

lồng vực của hoạt chất Propanil và tỷ lệ kháng thời điểm 14 ngày sau khi

ee 52

Bang 3.16 Nong độ gây chết trung bình (LCso), gây chết 95% (LCos) đối với 54

Trang 17

DANH SÁCH CÁC HÌNHHÌNH TRANG

Hình 1.1 Kháng thuốc diệt cỏ tăng theo năm trên toàn thế giới . )

Hình 1.2 GST xúc tác giải độc atrazine trong cây -+-c+<c+c+xce+ 13Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở ngoài đồng -2- 22222222222 25Hình 2.2 Hệ thống xếp hạng * và hệ thống xếp hạng R được sử dụng ở Anh 32Hình 3.1 Diễn biến tỷ lệ có lồng vực chết theo các dãy nồng độ của hoạt chat

Hình 3.5 : Biéu đồ thể hiện tỷ lệ kháng của các mẫu cỏ thu thập tại huyện

Châu Thành, tỉnh Tiền Giang so với các mẫu cỏ thu thập trên đất không

trồng trọt đối với các hoạt chất Cyhalofop-butyl, Quinclorac và Propanil 54

Trang 18

MỞ DAU

Đặt van đề

Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chủ yêu của hơn một nửa dân sốtrên thế giới Lúa gạo còn là nguyên liệu cung cấp cho công nghệ dược phẩm, côngnghiệp chế biến bia, rượu, cồn, sơn, mỹ phẩm, xà phòng Hiện nay cỏ đại là yếu tốquan trọng nhất làm giảm năng suất lúa Dương Văn Chín (2001) nhận định rằng cỏ

dai có thé gây ra 46% thiệt hai năng suất trên lúa sa thang (chiếm khoảng 90% tông

diện tích canh tác ĐBSCL nếu không được kiểm soát Các loài cỏ quan trọng nhưlồng vực (Echinochloa spp.), đuôi phụng (Leptochloa chinensis), cỏ lac (Cyperusspp.) đều là cây quang hợp theo chu trình C4 nên tốc độ sinh trưởng và mức độ cạnhtranh với lúa rất cao (Caton và ctv 2010), trong đó cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) có thé gây thiệt hại năng suất lúa 100% (Kwesi va ctv, 1991) Ngoài ra cỏ lồngvực (E crus-galli) còn có khả năng “bắt chước” hình thái của cây lúa ở giai đoạn dau,dẫn đến việc phân biệt và nhồ cỏ bằng tay ở giai đoạn này trở nên khó khăn hơn

Kiểm soát cỏ đại là một việc quan trọng đối với bat kỳ hệ thống trồng trọt thâmcanh nào Có một số phương pháp để quản lý cỏ đại trong lĩnh vực này bao gồm làm

cỏ cơ học (làm cỏ bằng tay, dụng cụ, máy hoặc máy phát laser dé đốt cây), sử dung

hóa chất (thuốc diệt cỏ), mô hình cạnh tranh cây trồng (allelopathy) và kiểm soát sinh

học (côn trùng ký sinh, nam, chăn tha gia súc hoặc động vat ăn cỏ khác) Đối với sảnxuất cây trồng ở quy mô lớn, phương pháp sử dụng thuốc hóa học vẫn là giải pháp

đáng tin cậy và hiệu quả nhất dé quản lý cỏ đại (Harker và O'donovan, 2013)

Do áp lực có cao trên các ruộng lúa sa và việc sử dụng thuốc diét cỏ liên tụctrong nhiều mùa vụ đã làm tăng nguy cơ cỏ kháng thuốc trên ruộng lúa (Jesusa vàctv, 2012; Lê Phước Cường, 2021; Lê Duy, 2017, Le Duy, 2018a; Le Duy, 2018b).Việc xuất hiện tính kháng thuốc ở cỏ lồng vực đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trênruộng lúa Cỏ lồng vực có khả năng kháng với nhiều hoạt chất trừ cỏ trên thị trường

Trang 19

Trong điều kiện hiện nay việc nghiên cứu sâu hơn về tính kháng thuốc của cỏ lồngvực là cần thiết Retzinger và Mallory-Smith (1991) đề xuất 9 phương pháp chung déhạn chế tính kháng thuốc cỏ, trong đó có hai phương pháp phổ biến khi sử dụng thuốclà: (1) hạn chế số lần sử dung thuốc cỏ có cùng nhóm cơ chế tác động trong cùng mùavụ; (2) áp dụng phương pháp hỗn hợp hoặc sử dụng luân phiên các loại thuốc đặc trị

cỏ khác cơ chế tác động

Tính kháng thuốc trừ cỏ được nghiên cứu từ lâu ở nhiều nước trên thế giới Ởnước ta, những nghiên cứu tính kháng thuốc diét cỏ hại cây trồng nói chung còn ítđược được nghiên cứu và công bô.

Lê Phước Cường (2021), đã thử nghiệm hoạt chất Pretilachlor vẫn còn hiệulực khoảng 80% với nhóm cỏ hòa bản hai lúa, cụ thé là cỏ lồng vực Các hoạt chấtCyhalofop-butyl, Quinclorac và Propanil cho hiệu lực phòng trừ loài cỏ lồng vực ởmức trung bình (khoảng 50%) ngoài đồng ruộng Theo kết quả đó có thé thay quanthé cỏ lồng vực tại huyện Châu Thanh đã xuất hiện tính chống chịu với 3 hoạt chấttrên Kế thừa kết quả nghiên cứu của Lê Phước Cường( 2021), đề tài tiếp tục nghiêncứu diễn biến mức độ kháng thuốc tại huyện Châu Thành và mở rộng ra huyện CaiLay, tỉnh Tiền Giang

Do đó, dé giúp công tác quan lý cỏ dại và khuyến cáo việc sử dụng thuốc hiệuquả, an toàn hơn trong sản xuất, đề tài: “Đánh giá hiệu lực phòng trừ và mức độkháng thuốc diệt cỏ của quan thé cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) thu thậptại tỉnh Tiền Giang” được tiến hành

Mục tiêu của đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá diễn biến mức độ kháng thuốc của một sốquan thé cỏ lồng vực (E crus-galli) để đưa ra liều lượng sử dụng thuốc trong phòngtrừ cỏ lồng vực có hiệu quả và làm chậm khả năng kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực.Yêu câu của dé tài

- Đánh giá hiệu lực phòng trừ cỏ lồng vực (E crus-galli) của một số hoạt chất

ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

Trang 20

- Xác định mức độ kháng thuốc trừ cỏ của quan thể cỏ lồng vực (E crus-galli)thu thập tại huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Giới hạn đề tài

- Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023 tại huyện Châu Thành vàhuyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

- Quy mô thí nghiệm trên diện hẹp.

- Tập trung trên đối tượng là cỏ lồng vực (E crus-galli)

Trang 21

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Tinh hinh canh tac lia 6 Viét Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Vào

năm 2015, có khoảng 45 triệu tấn gạo được sản xuất, trong đó có khoảng 22,4% đãđược xuất khẩu, và phần còn lại được tiêu thụ trong nước (USDA, 2017) Trong nhiều

năm, lúa là một trong những cây trồng quan trọng nhất ở Việt Nam với khoảng 7.6triệu ha được canh tác trong nước (Tổng cục thống kê của Việt Nam, 2017) Hơn thếnữa, có khoảng 55% sản lượng lúa gạo cả nước được sản xuất tại Đồng Bằng SôngCửu Long (ĐBSCL) và năng suất trung bình của khu vực này là 5,98 tan/ha (Tổngcục thống kê Việt Nam, 2020) cao hơn 38% so với năng suất trung bình toàn cau

Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam có diện tích 40.577 km” Đây là phan

hạ lưu của sông Mê Kông, tổng dân số hơn 17 triệu người với 3,96 triệu ha cho cáchoạt động nông nghiệp (Lê Anh Tuấn và ctv, 2007) ĐBSCL sản xuất hơn 50% thựcphẩm ngũ cốc cho tất cả Việt Nam Xuất khẩu gạo từ khu vực này là một trong nhữngthế mạnh quan trọng nhất của đất nước Sản lượng cao nhất được thu hoạch trong

mùa đông-xuân (tháng 1 đến tháng 4) và có thé cao hơn 20,5% so với trung bình của

năm (Nguyễn Hoàng Dân và ctv, 2015) Tiền Giang là một trong những tỉnh nằmtrong khu vực ĐBSCL Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh TiềnGiang năm 2019, tổng điện tích xuống giống 184.227 ha, năng suất trung bình khoảng6,1 tan/ ha, sản lượng đạt 1,1 triệu tấn/ năm Sản lượng lúa vụ Đông Xuân đạt 466.625tan, vụ Hè Thu đạt 316.609 tan và vu Thu Đông đạt 140.269 tan (Sở Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tiền Giang, 2019)

Trang 22

1.2 Tổng quan về cỏ lồng vực E crus-galli.

Có dại là loại thực vật mọc tự nhiên, có ảnh hưởng xấu đến quá trình sinhtrưởng, năng suất và pham chất của cây trồng, gây tốn kém trong chi phí sản xuất, làloại thực vật có nhiều khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, có tính chốngchịu cao với điều kiện khắc nghiệt của khí hậu và thé nhưỡng (Hà Thị Hiền, 2003)

Bên cạnh những tác động trực tiếp, cỏ dại cũng có thê đóng vai trò là vật chủthay thé cho côn trùng và mầm bệnh trên đồng ruộng, dẫn đến hậu quả là chi phíphòng trừ cao hơn và tăng nguy cơ cây trồng bị nhiễm bệnh (Wisler và Norris, 2005)

Một số báo cáo về cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) đóng vai trò là vật chủ cho viruttruyền bởi ray nâu trên ruộng lúa vào cuối vụ lúa (Hattori, 2001; Zhou và ctv, 2008).

Chi Echinochloa bao gồm 250 loài, va hau hết đều là cỏ dai Các loài cỏ daithuộc Echinochloa rất đa dạng về tập tinh sinh trưởng, phân bố và hình thái học của

chúng (Barrett và Wilson, 1983) Hình thái của Echinochloa spp rất đa dang, trong

nhiều trường hợp, có một số loài nhầm lẫn với nhau E crus-galli là một trong nhữngloài phô biến của chi Echinochloa, là một loại cỏ hằng năm hoặc lâu năm, sống cạnhtranh với lúa trong đồng ruộng FE crus-galli sống ở những khu vực có khí hậu ấm,những khu vực có lượng mưa lớn và nhiệt độ thay đổi trên khắp thé giới, ngoại trừ

Greenland và Nam Cuc.

E crus-galli có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng hiện nay được lan rộng ra những

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Quattrocchi, 2006) Ở Ấn Độ Z crus-galli được gọi

là “lúa rừng” do có hình dang và phát triển chung với điều kiện tự nhiên giống vớicây lúa (Borkar và cvt, 2015).

Môi trường sống và phát triển của E crus-galli ở những vùng đất âm hoặc dat

phù sa và đất sét và chủ yếu xảy ra trên đất 4m, mau mỡ va có kết cầu nặng, bị lũ lụttheo mùa E crus-galli được tìm thấy tự nhiên ở vùng đất ngập nước: trong ao vanhững nơi dam lay, ở những đồng cỏ ngập nước theo mùa, bờ sông, ria của hỗ nướcmặn, ở những khu vực bị xáo trộn, những cánh đồng bị bỏ hoang và mương được tướitiêu (FAO, 2011) E crus-galli phát triển phổ biến nhất ở độ cao thấp nhưng nó cóthể được tìm thấy ở độ cao tới 2000 m và ở những khu vực có lượng mưa hàng năm

Trang 23

từ 400 mm đến khoảng 1200 mm (Manidool, 1992) E crus-galli không thé phát triển

ở nhiệt độ rất thấp và sẽ bị chết ở nhiệt độ 9°C (Ecocrop, FAO, 2011) Theo Chauhan

và Abugho, 2012 hạt E crus-galli nảy mầm dé dang ở nhiệt độ trên 25°C, với điềukiện có đủ độ 4m Ở Việt Nam khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi lý tưởng

dé E crus-galli phát trién

Có khoảng 400 loài cỏ dại được bao cáo trong các vụ mùa vung cao và ruộnglúa của Việt Nam; Trong số những loại cỏ đại đó, E crus-galli là một trong 9 loại cỏdại quan trọng nhất trên ruộng lúa vì loại cỏ này có thể làm giảm năng suất lúa khoảng

25% trong điều kiện phá hoại cao (Dương Văn Chín, 2001)

Kết quả nghiên cứu của Vũ Huy Hoàng và ctv (2013) cho thấy tốc độ quanghợp và tốc độ tích lũy chất khô của cỏ lồng vực cao hơn lúa ở tất cả các giai đoạntăng trưởng mặc dù độ dẫn của khí không, tốc độ thoát hơi nước và giá trị SPAD của

lúa cao hơn so với cỏ lồng vực Tốc độ quang hợp, tốc độ tích lũy chất khô và hàm

lượng nitơ trong lá cũng tăng lên ở cả lúa và cỏ lồng vực khi nồng độ nitơ tăng

Theo nghiên cứu của Heap (2017) đã cho thấy rang, phần lớn Echinochloaspp đã kháng với hầu hết các hoạt chất có sẵn trên thị trường Allelopathy đã đượccông nhận là một cơ chế mạnh mẽ của sự xâm lan của cỏ dai trong lĩnh vực này vìcác allelochemicals được tìm thấy trong vùng rễ của cỏ dai có thé ức chế sự phát triển

của cây trồng (Lorenzo va ctv, 2013) E crus-galli là một loại cỏ với tiềm năng cạnh

tranh allelopathic mạnh trong nhiều loại cây trồng (Chung va ctv, 2001)

1.3 Khả năng kháng thuốc của cỏ dại và phương pháp xác định tính kháng1.3.1 Tính kháng thuốc diệt có của cỏ dại

Sau khi thuốc diệt cỏ được giới thiệu trên thị trường, sự tiền hóa của tính khángthuốc điệt cỏ trong co dại đã được Blackman (1950) dự đoán Trường hợp đầu tiên

về kháng atrazine và simazine được tìm thấy vào năm 1968 và lần đầu tiên được báo

cáo ở Hoa Kỳ vào năm 1970, loại cỏ dại này đã tiễn hóa kháng thuốc diệt cỏ ức chế

vận chuyền điện tử trong hệ thống quang điện tử II (thuốc ức chế PSII) sau khi thuốcdiệt cỏ được sử dụng một hoặc hai lần mỗi năm trong 10 năm (Ryan, 1970)

Trang 24

Định nghĩa về tính kháng thuốc diệt cỏ đã được một số tác giả đề cập, theo Heap

và ctv (1993), tinh kháng thuốc diệt cỏ là khả năng tiến hóa của quan thé cỏ dai dé bịnhiễm thuốc diệt cỏ trước đây đề chống lại thuốc diệt cỏ và hoàn thành vòng đời của

nó khi thuốc diệt cỏ được sử dụng ở mức bình thường trong tình huống nông nghiệp

Uy ban hoạt động về tinh kháng thuốc diệt cỏ (HRAC, 2017) định nghĩa, khảnăng kháng thuốc diệt cỏ là khả năng di truyền tự nhiên của một số kiểu gen cỏ đạitrong một quan thé cỏ đại nhất định dé sống sót khi điều trị bằng thuốc diệt cỏ trongđiều kiện sử dụng bình thường, sẽ kiểm soát hiệu quả quan thé cỏ dai đó Lựa chon

các kiểu gen kháng thuốc có thé dẫn đến that bại trong kiểm soát

WSSA (Weed Science Society of America, 1998) cũng phân biệt kháng thuốcdiệt co và khả năng chống chịu thuốc diệt cỏ như sau: Kháng thuốc diệt cỏ là khảnăng di truyền của một cây dé sinh tồn và hồi phục sau khi tiếp xúc với một liều thuốcdiệt cỏ thường gây chết các loại hoang da Đối với cây trồng, sự kháng thuốc có théxảy ra một cách tự nhiên hoặc gây ra bởi các kỹ thuật như kỹ thuật di truyền hoặc lựachọn các biến thé được tạo ra bởi nuôi cay mô hoặc gây đột biến

Tổ chức bảo vệ thực vật châu Âu và Địa Trung Hải (OEPP/ EPPO) mô tả khảnăng kháng thuốc diệt cỏ như là sự điều chỉnh tự nhiên, điều chỉnh theo khả năng củacác cá nhân trong quan thé dé tồn tại trong sản phẩm bảo vệ thực vật thường manglại sự kiểm soát hiệu quả Các hướng dẫn của EPPO giới thiệu một sự khác biệt giữakháng thuốc có thê được xác minh ở cấp độ phòng thí nghiệm và sức đề kháng quansát được trong tình huéng thực tế ngoài đồng ruộng, được gọi là sức đề kháng thực

tế, và được định nghĩa là sự mat kiểm soát đồng ruộng do sự thay đôi nhạy cảm Theo

sự khác biệt này, việc phát hiện kháng thuốc diét cỏ ở cấp độ phòng thí nghiệm không

phải lúc nào cũng liên quan đến việc giảm sự kiểm soát dịch hại đó trên đồng ruộng

(EPPO, 1988).

Cây trồng kháng thuốc diệt cỏ thường tôn tại ở bat kỳ quan thé cỏ dai nào ở

mức độ thấp hơn trước khi sử dụng thuốc diét cỏ, nhưng áp lực chọn lọc liên tục dothuốc diệt cỏ gây ra cho cây trồng cho phép sức đề kháng tăng tần số (Jasieniuk vàctv, 1996) Một số yếu tố góp phan vào sự tiến hóa của tính kháng thuốc diệt cỏ ở bat

Trang 25

kỳ loài cỏ dai nào, bao gồm tần số alen kháng trong quan thé, số lượng và phươngthức sử dụng thuốc diệt cỏ, hiệu quả của liều lượng sử dụng, hạt giống trong đất và

các yếu tô sinh học khác (Preston và Powles, 2002)

Nhìn chung, ngoài quần thể kháng thuốc đã có từ trước, sự đi chuyên của gen(thông qua hạt hoặc phan hoa phụ thuộc vào loài) từ quan thé kháng ở các vùng lâncận cũng trở thành nguồn gen kháng mới trong nhóm gen của quan thể Các đột biếngen liên quan đến tính kháng với một loại thuốc diét cỏ cụ thể không được gây rabằng cách áp dụng thuốc điệt cỏ, mà là xảy ra tự nhiên (Jasieniuk và ctv, 1996).1.3.2 TẦm quan trọng của quản lý kháng thuốc diệt cỏ

Kiểm soát cỏ dại bằng thuốc điệt cỏ là một trong những phương pháp hiệu quảnhất dé quản lý cỏ dai trong sản xuất cây trồng quy mô lớn trên toàn thé giới Tuynhiên, tương tự như các giải pháp sử dụng hóa chất khác, quản lý cỏ dại bằng thuốcdiệt cỏ đã cho thấy cả ưu điểm và nhược điểm Thời gian xử lý thuốc diệt cỏ dé kiểmsoát cỏ đại có thé được phân loại theo tiền nảy mam và hậu nảy mam, sự khác biệtdựa trên cơ chế và thời gian áp dụng của thuốc diệt cỏ cụ thé chống lại cỏ dại mụctiêu Thuốc diệt cỏ nên được lựa chọn dựa trên chế độ hoạt động và chọn lọc trongcác mô hình cây trồng khác nhau (Talbert và Burgos, 2007)

Hiệu quả chi phí là lợi thế lớn nhất của ứng dụng diét cỏ trong sản xuất câytrồng Kết quả trong một nghiên cứu của Samar và ctv (2007), cho thấy chỉ phí việc sửdụng thuốc hóa học diét cỏ trong kiểm soát cỏ dại ở Ấn Độ thấp hơn so với phươngpháp làm cỏ bằng tay khoảng từ 17 - 45% Theo Rao và ctv (2007), xử lý thuốc diệt cỏ

là phương pháp hiệu quả nhất đối với lúa giống trực tiếp do sự gia tăng chỉ phí lao động

ở khu vực nông thôn của các nước châu A kế từ những thập kỷ trước Do đó, việc quản

lý cỏ đại bằng cách sử dụng thuốc diệt cỏ là rất quan trọng đối với canh tác lúa

Nghiên cứu của Jesusa và ctv (2012), tại Philippines cho thấy chỉ phí cho việc

sử dụng thuốc diét cỏ trong kiểm soát cỏ dai không kháng thuốc thấp hơn so với môhình làm cỏ thủ công trên cây lúa Mặt khác, tông chi phí cho việc kiểm soát có lồngvực kháng thuốc diệt cỏ cao hơn đáng kế so với các phương pháp thông thường vì nóđòi hỏi cả thuốc diệt cỏ và làm cỏ bằng tay dé kiêm soát cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ

Trang 26

Tuy nhiên, tính kháng thuốc là vấn đề lớn nhất của việc quản lý cỏ đại bằngthuốc diệt cỏ Lap đi lặp lại việc sử dụng thuốc diệt cỏ sẽ dẫn đến tình trạng khángthuốc là hậu quả không mong muốn Echinochloa spp là một trong những loài được

báo cáo nhiều nhất của Uy ban hành động kháng thuốc diệt cỏ với 80 trường hợp

được báo cáo (Heap, 2017) (Hình 1.1) Thuốc diệt cỏ sẽ làm tăng chi phí quản lý và

sự tiến hóa của kháng thuốc diệt cỏ sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối vớinăng suất cây trồng toàn cầu (Powles và Holtum, 1994)

Chronological Increase in Resistant Weeds Globally

@ ALS Inhibitors Trazires ® ACCase Inhibitors mm Synthetic Auxins @ Bipyridiliums m Glycines TM Ureas, Amides

® Dintroanilines

Number of Species

Hình 1.1 Kháng thuốc diệt cỏ tăng theo năm trên toàn thé giới

(Nguồn: Heap, 2017).Quản lý kháng thuốc diệt cỏ là biện pháp quan trọng nhất trong sản xuất câytrồng Nó đòi hỏi số lượng thuốc diệt cỏ cao hơn dé kiểm soát cỏ đại kháng thuốc, và

sẽ làm tăng chi phí kiểm soát cỏ dai (Norsworthy và ctv, 2012) Do đó, đã tăng sửdụng thuốc diệt cỏ và gây ra tác dụng phụ cho môi trường và sức khỏe con người

(Monaco và ctv, 2002).

Tan số ban đầu của các cá thé kháng thuốc diệt cỏ nhóm B methyl) là 1 trên 45.000 đến 1 trong 80.000 cây trong họ hòa thảo hang năm chưađược xử lý, điều này cũng cho thấy rang tần số ban đầu cao hơn sẽ cho phép tiến hóakháng thuốc nhanh hơn với tác dụng diệt cỏ thấp hơn (Preston và Powles, 2002) Nhìn

Trang 27

(sulfometuron-chung, tần suất kháng thuốc ban đầu ở bất kỳ quan thé nào đối với tất cả các loạithuốc diét cỏ có thé là 1 trên 10.000 đến 1 trong một tỷ cây (Storrie, 2007) Có bảyphương pháp được khuyến nghị để quản lý kháng thuốc diệt cỏ (William và ctv,

2012), và phương pháp quan trọng nhất là sử dụng các loại thuốc diệt cỏ khác nhau

và sử dụng luân canh hàng năm Sử dụng nhiều MoAs và hỗn hợp cũng là một chiếnlược quan trọng dé quản ly kháng thuốc diệt cỏ, bởi vì ít có khả năng một cây cỏ daiphát triển tính kháng thuốc diệt cỏ của nó đối với nhiều loại hoạt chất diệt cỏ cùng

một lúc (Bradley và ctv, 2014).

1.3.3 Cơ chế kháng thuốc diệt có

1.3.3.1 Kháng mục tiêu

Cơ chế kháng thuốc ức chế ACCase

Mỗi loại thuốc diét cỏ có một vị trí tác dụng cụ thé (SOA), thường là enzymehoặc protein trong tế bào thực vật Bat kỳ thay đổi hoặc thay đối trong các vị trí mụctiêu đều có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc (kháng tại chỗ mục tiêu) và nhữngthay đôi này sẽ làm giảm sự liên kết của thuốc diệt cỏ với enzyme hoặc protein mục

tiêu (Storrie, 2007).

Fenoxaprop-P-ethyl được phân loại là hoạt chất diệt cỏ ức chế ACCase, phân

tử này là một loại hoạt chất diệt cỏ hiệu quả dé kiểm soát cỏ dai trong lúa Fenoxaprop

ức chế enzyme acetyl-CoA carboxylase (ACCase) trong ty thé của tế bào thực vậtnhạy cảm (Phongphitak va ctv, 2014).

ACCase là enzyme tổng hợp axit béo đầu tiên trong plastid tế bào Có hai dạngACCase ở thực vật bậc cao là eukaryotic và prokaryotic, trong đó dạng tế bào nhânthực chủ yếu kháng thuốc diệt cỏ va dang plastidic prokaryotic dé bị nhiễm thuốc diệt

cỏ (Konishi và Sasaki, 1994).

Enzym plastidic được phân chia thành hai dạng đồng phân của dang dimeric

và dạng đa miền bất thường, dạng dimeric được tìm thấy trong hầu hết các monocot

và tat cả các dicots Hình thức đa miền chỉ được tìm thấy trong các monocace gramin,

và nó là mục tiêu chính cho ACCase ức chê thuôc diệt cỏ Sự ức chê của ACCase sẽ

Trang 28

làm gián đoạn quá trình tổng hợp phospholipid cần thiết cho việc xây dựng thành tếbào và phát triển tế bào (Konishi và ctv, 1996).

Cơ chế kháng thuốc ức chế ALS

Thuốc diệt cỏ nhóm B hoặc chất ức chế ALS là nhóm thuốc diệt cỏ lớn nhấthiện nay Nhóm thuốc điệt cỏ này được thiết kế để nhắm mục tiêu Acetolactatesynthase (ALS) hoặc Acetohydroxyacid synthase (AHAS), với AHAS là enzymechính trong tông hợp nhiều axit amin trong tế bào thực vật, bao gồm isoleucine,leucine, valine và laRossa Sự gián đoạn tổng hợp axit amin sẽ ảnh hưởng đến việc

sản xuất protein và dẫn đến cái chết của thực vật, điều đó có nghĩa là sự thay đôi mã

hóa axit amin cho ALS là một trong những cơ chế quan trọng nhất của tính khángthuốc ức chế ALS trong cỏ đại (Heap, 2017)

Cho đến tháng 10 năm 2017, đã có 46 trong số 145 loài được báo cáo khángthuốc diệt cỏ ức chế ALS (Heap, 2017) Kháng thuốc diệt cỏ tương tự ALS do thay đôi

mã hóa axit amin cho ALS cũng được báo cáo ở Arabidopsis thaliana (Kaundun, 2014).

Penoxsulam là một hoạt chất diệt cỏ ALS được sử dụng để kiểm soát cỏ đại trêntoàn cầu và hoạt chất này có hiệu quả cao đối với Echinochloa spp Một nghiên cứutrên 172 quan thé E crus-galli ở Thổ Nhĩ Ky cho thay 78% số quan thé này khangpenoxsulam và 14 quan thé là cỏ dại kháng ALS và ACCase (Emine và Husrev, 2011)

Cơ chế kháng thuốc ức chế quang hợp

Chat ức chế quang hợp là một trong những chat diệt cỏ phô biến nhất được sửdụng dé quản lý cỏ dai trên ruộng lúa Thuốc diét cỏ của nhóm này ức chế quá trìnhquang hợp ở hệ thống quang điện tử II (PSII) bằng cách liên kết vào vị trí hoạt độngcủa QB, một plastoquinone trong protein D1 thuộc hệ thống quang điện tử II, nằm

trong thylakoid của diệp lục (Gronwald, 1997).

Sự liên kết của các phân tử thuốc diệt cỏ có thể ngăn chặn sự chuyên điện tử

từ QA trong protein D2 sang QB Sự gián đoạn này dẫn đến sự thất bại của quá trình

có định CO2 và sản xuất ATP va NADPH trong tế bào thực vật (Gronwald, 1997).Tuy nhiên, cơ chế kháng thuốc ức chế PSII đã được tìm thay ở Arabidopsis thaliana.Kháng thuốc diệt cỏ này có liên quan đến gen D1 mã hóa protein D1 trong DNA của

Trang 29

diệp lục Phân tích di truyền cho thay sự thay đổi serine của glycine ở vị tri 264 Sựthay đôi nay làm giảm ái lực giữa phân tử thuốc diệt cỏ và QB vì liên kết phụ thuộc

vào liên kết hydro giữa phân tử thuốc điệt cỏ và nhóm hydroxyl của serine trong QB

(Trebst và ctv, 1991) Gronwald (1997) cũng phát hiện ra việc thay thế tám axit amingan QB chịu trách nhiệm về mức độ kháng thuốc diệt cỏ trong Lolium multiflorum,

tùy thuộc vào axit amin thay thé và vị trí thay thế

Đột biến vi trí mục tiêu là co chế chính của kháng thuốc va metribuzin ở E.crus-galli, Phân tích phân tử trong năm mẫu kháng cho thấy hai đột biến trong DNA

cỏ đại Trình tự đột biến này có guanine thay vì adenine ở các vị trí 232 và 286 trong

gen psbA được mã hóa cho ALS, dẫn đến mức độ kháng cỏ cao hơn đối với amipsen

và metribuzin (Elahifard va ctv, 2013).

1.3.3.2 Khang không mục tiêu

Hoạt tính tăng cường của cytochrom P450 trong chuyến hóa thuốc diệt cỏ

Bên cạnh tính kháng của vi trí mục tiêu, tinh kháng của vi trí không phải mụctiêu là một yếu tố quan trọng khác của tính kháng thuốc diệt cỏ ở thực vật Có một số

cơ chế kháng vị trí không phải mục tiêu, một trong những cơ chế được nghiên cứunhiều nhất là hoạt động tăng cường của cytochrom P450 trong tế bào thực vật.Cytochrom P450 này là một họ isozyme, enzyme chịu trách nhiệm chuyền hóa một

số hóa chất và 20 hợp chat trong tế bào Tế bào thực vật có thé chuyền hóa sinh họccác hợp chất độc hại và cả thuốc diệt cỏ qua hai giai đoạn: đầu tiên là quá trình oxyhóa và sau đó là liên hợp với glutathione Enzyme P450 monooxygenase là enzyme

chính trong giai đoạn đầu tiên giải độc thuốc diệt cỏ trong tế bào thực vật (Cummins

và ctv, 2013).

Cytochrom P450 không chỉ có hiệu quả chống lại thuốc điệt cỏ ức chế ALS mà

còn chịu trách nhiệm giải độc một số loại thuốc diét cỏ ức chế ACCase ethyl, cyhalofop-butyl) và chất ức chế tong hợp lipid (thiobencarb) ở E crus-galli, hoạttính cytochrom P450 trong chiết xuất mô của cây kháng bệnh cao hơn 141% và 300%

(fenoxaprop-so với hoạt tính enzyme ở cây mẫn cảm tương ứng (Yun và ctv, 2005)

Trang 30

Hoạt tinh tăng cường của glutathione S-transferase trong chuyển hóa thuốc diệt cỏ

Glutathione S-transferase (GST) (Hình 1.2) là một nhóm enzyme được tìm

thay ở thực vật bậc cao, nam, côn trùng và động vật có vú, có 55 và 79 gen GST đượcphát hiện trong cây Arabidopsis và lúa (Dixon và Edwards, 2010; Jain và ctv, 2010).Các enzyme GST có thé xúc tác xenobiotics (là chất không được tự sản xuất trong tế

bào thực vật) bằng cách kết hop glutathione tripeptide với các chất độc hại trong tế

bào Nhóm enzyme này cũng chịu trách nhiệm cho việc chuyển đổi anthocyanin vaaxit cinnamic Trong khi cytochrom P450 là enzyme chính của giai đoạn đầu (oxy

hóa) giải độc thuốc diệt cỏ, GST là enzyme chính của giai đoạn thứ hai của xúc tác,

quá trình này ngăn chặn thuốc điệt cỏ tương tác với các vi trí mục tiêu liên kết củachúng Sau khi xúc tác, bơm glutathione trong thành tế bào có thể bài tiết các chấtđược xúc tác ra khỏi tế bào và các chất có thê được phân lập trong stroma hoặc giữa

Hình 1.2 GST xúc tác giải độc atrazine trong cây

1.3.4 Phương pháp thử nghiệm xác định tính kháng thuốc diệt cỏ

Ké từ báo cáo đầu tiên về cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ, việc kiểm soát cỏ đạikháng thuốc diệt cỏ đã trở thành một vấn đề cấp bách trên toàn thế giới Các phươngpháp kiểm tra sức chống chịu khác nhau đã được sử dụng như gieo hạt trong chậu,trồng cây trong chậu, nảy mầm đĩa petri, kỹ thuật phân tử và xét nghiệm phóng xạ.Trong số các phương pháp này, nảy mầm đĩa petri có ưu điểm là thời gian ngắn và

chỉ phí thấp (Moss, 1999)

Mặt khác, phương pháp gieo hạt thích hợp cho tất cả các loài cỏ dại cũng nhưtat cả các loại thuốc diét cỏ và có thé phát hiện cơ chế kháng thuốc Phương pháp

Trang 31

trồng cây có thê đưa ra câu trả lời trong cùng một vụ mùa, nhưng điều kiện đồngruộng phải đồng nhất Phân tích phân tử và phân tích phóng xạ cho kết quả nhanhchóng trong việc phát hiện, tuy nhiên chi phí rat cao và bị hạn chế trong các khámphá cơ chế (Heap va ctv, 1993).

Xét nghiệm phân tử có khả năng phù hợp với tất cả các loài cỏ dại và điều kiện

đồng ruộng không đồng nhất Nó có thể đưa ra kết quả trong cùng một vụ mùa và

thời gian thử nghiệm rất nhanh Tuy nhiên, chi phí của xét nghiệm này rất tốn kém

và nó chỉ có thể kiểm tra điện trở của acetyl-CoA carboxylase và Acetolactatesynthase Phương pháp này cũng chỉ phát hiện đối với trường hợp kháng mục tiêu

(Moss và ctv, 2012).

Ap dụng phương pháp nay đã cung cấp thông tin có giá trị cho nghiên cứukháng thuốc diệt cỏ trong năm gần đây Ví dụ, kết quả trong nghiên cứu của Barshe

và ctv, (2015) cho thấy bằng cách sử dụng beta Actin làm gen tham chiếu trong

phân tích định lượng mRNA, mức độ biểu hiện của mRNA được mã hóa cho genEcGLRI (mã genebank: JX518597) đã tăng đáng kể trong mô của cây khángquinclorac so với cây man cảm Cũng cần lưu ý rằng EcGLR1 có mối tương quancao với tính kháng quinclorac trong E crus-galli Ưu điểm quan trọng nhất củaphương pháp này đối với nghiên cứu kháng thuốc diệt cỏ là nó không yêu cầu bat

kỳ thông tin nào có sẵn về trình tự DNA, phương pháp này cung cấp một công cụhữu ích dé các nhà khoa học nghiên cứu trên cơ sở phân tử kháng thuốc diệt cỏ ởcác loài mong muốn (Barshe và ctv, 2015)

Trang 32

1.4 Chiến lược quản lý kháng thuốc diệt cỏ

Quản lý cỏ dai tổng hợp (IWM) bao gồm các phương pháp kiểm soát cỏ daixem xét việc sử dụng tất cả các kỹ thuật kiểm soát cỏ đại có sẵn về kinh tế, bao gồmcác biện pháp phòng ngừa, giám sát, luân canh cây trồng, làm đất, cạnh tranh câytrồng, luân canh diệt cỏ, trồng cây thuốc trừ cỏ, kiểm soát sinh học, cạnh tranh mùa

màng, dinh đưỡng và đốt cháy (Aminpanah và ctv, 2013)

1.4.1 Giảm thiểu phân tán hạt cỏ dại

Hạn chế trong quá trình gieo hạt giống vào các khu vực canh tác là một trong

những chiến lược phô biến và hiệu quả nhất dé trì hoãn sự phát triển của quan thé cỏ

đại kháng thuốc (Buhler, 2002) Ví dụ, ngăn chặn sự di chuyên vật lý của hạt cỏ dại

có thé bao gồm làm sạch thiết bị, máy móc, giày dép hoặc sử dụng hạt sạch đượcchứng nhận để hạn chế sự ô nhiễm của hạt cỏ đại vào hạt giống lúa Ngoài ra, việcthiết lập các bộ lọc dé giảm thiểu hạt giống lây lan qua nước tưới cũng là cần thiết(Walker, 1995) Thường xuyên, theo dõi các cánh đồng đề phát hiện nhanh chóng vàloại bỏ cỏ dai sớm thoát khỏi sự kiểm soát chất diét cỏ cũng là một phương pháp quantrọng để kiểm soát sự lây lan và kháng hạt của cỏ dại trên đồng ruộng

1.4.2 Luan canh

Trước khi thuốc điệt cỏ được giới thiệu, luân canh cây trồng từ lâu đã được

coi là một phương pháp phô biến và hiệu qua dé quan lý cỏ đại kháng thuốc diệt cỏ

trên ruộng lúa Theo Hill va ctv, (1990), luân canh lúa nước với các loại cây trồngtrên đất khô, như bông, cà chua, đậu phộng và lúa mì, việc luân canh có thê làm giảmdân số cỏ dại thấm nước Các ví dụ khác về điều này có thể được tìm thấy trongnghiên cứu của Matt và Elizabeth (1993).

Luân canh cây trồng có thé làm giảm áp lực cỏ dai khi mỗi loài cỏ dại pháttriển mạnh trong môi trường nhất định và thích nghi với việc cạnh tranh với từng loại

cây trồng Cây trồng luân canh có thể ngăn chặn cỏ dại từ chu kỳ tăng trưởng tối ưu,

do đó trì hoãn sự tiến hóa của kháng thuốc (Buhler, 2002) Cũng theo Buhler (2002),luân canh lúa - đậu tương là một trong những khuyến nghị phô biến trước khi thuốc

diệt co được đưa vào dé kiêm soát cỏ trên ruộng lúa Ngoài ra, khi luân canh, các loại

Trang 33

thuốc diệt cỏ khác nhau được sử dụng để giảm áp lực cho việc áp dụng một MoAs

duy nhất (Anderson và ctv, 1999: Buhler, 2002; HRAC, 2017).

1.4.3 Sử dụng luân phiên thuốc diệt cỏ và hỗn hợp nhiều hoạt chất thuốc diệt cỏ

Cùng với các ứng dụng của thuốc diệt cỏ thay thế MoAs cùng một lúc, việc luân

phiên sản phẩm tiền nảy mầm và hậu nay mam là việc làm quan trọng trong việc làm

gián đoạn quá trình thiết lập tính kháng thuốc diệt cỏ (Kaushik và ctv 2006) Phương

pháp này có thé làm giảm sự phá hoại của cỏ dai một cách quyết liệt do khả năng chốnglai hai loại thuốc diét cỏ khác nhau thấp hơn so với việc chống lại một loại

Sự luân phiên của thuốc diệt cỏ là phô biến và được khuyến khích rộng rãi Tuynhiên, nghiên cứu được thực hiện ở Tây Canada từ năm 2004 đến 2007 dé so sánh hiệuquả của luân phiên thuốc diệt cỏ và hỗn hợp thuốc diệt cỏ với sự tiến hóa kháng thuốccủa cỏ đại, kết quả cho thấy ý tưởng xoay vòng thuốc diét cỏ không hoàn toàn chính

xác Trong trường hợp này, áp dụng thuốc diệt cỏ chỉ với một MoAs duy nhất sẽ dẫn

đến việc tích lũy hạt giống kháng cỏ mỗi mùa Khi trộn hai hoặc nhiều hoạt chất vớiMoAs khác nhau, nó sẽ đạt được hiệu quả lớn hơn đối với các loài cỏ dại khó kiểmsoát so với khi áp dụng một loại thuốc diét cỏ duy nhất (Hugh và Xavier, 2009)

1.5 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về tính kháng thuốc diệt cỏ lồng vựcEchinochloa spp.

Có lồng vực Echinochloa spp (E crus-galli, E colona va E oryzoides) là mộtvan đề khó phòng trừ ở lúa vì chúng đã tién hóa nhiều tinh khang với hau hết các loạithuốc điệt cỏ có sẵn, bao gồm cả chất ức chế ACCase (Nhóm A), chất ức chế ALS(Nhóm B) và Amides 33 (Nhóm C2), Isoxazolidinones (Nhóm F3), Chloracetamides(Nhóm K3), Thiocarbamates (Nhóm N) và hợp chat tổng hợp (Nhóm O) Heap (2017).Người ta ước tính rằng có hơn 2 triệu ha bị nhiễm với mục tiêu chéo đối với butachlor

và thiobencarb ở E crus-galli ở Trung Quốc (Huang và Gressel, 1997)

Kháng thuốc diệt cỏ là một kết quả rất dé đoán của sự tiến hóa Trên thực tế,

bat kỳ thực hành kiểm soát cỏ dai nao cũng sẽ chịu tác động của tiến hóa và bất kế

thực hành là gì, nếu được thực hiện liên tục trong một thời gian đủ dài, cỏ đại sẽ tiếnhóa dé tồn tại trong thực tiễn Cách tốt nhất dé ngăn chặn các lực lượng tiến hóa là

Trang 34

thách thức nó với sự đa dạng sao cho bất kỳ một thực hành nào không được sử dụng

đủ nhất quán đề lựa chọn các cơ chế kháng và tránh (Hugh và Xavier, 2009)

Trong số 127 trường hợp báo cáo về khả năng kháng thuốc diệt cỏ trên thégiới có 43 báo cáo về về các loài Echinochloa spp Heap (2017), đã đề cập rằng phanlớn Echinochloa spp đã bị chống lại hầu hết tat cả các hoạt chat có sẵn trên thị trường

Lê Duy (2018) đã tiền hành thí nghiệm kháng thuốc trên cỏ lồng vực (E

crus-galli) tai ĐBSCL Kết qua cho thay E crus-galli kháng đối với các hoạt chấtbispyribac, penoxsulam và quinclorac và cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ đã được tìm thấy

ở tat cả các tỉnh Tổng cộng có 67 mẫu trong sé 78 mẫu đã tiến hóa kháng thuốc diệt

cỏ với ít nhất một loại thuốc diệt cỏ, chỉ có 11 mẫu dễ bị nhiễm thuốc diệt cỏ và có

16 mẫu được phát hiện là kháng đơn với bispyribac, penoxsulam hoặc quinclorac Có23% mẫu kháng thuốc là kháng chéo của bispyribac và penoxsulam Tám mẫu là đakháng , kháng bispyribac và quinclorac, 10 mẫu đa kháng với 3 phân tử (kháng cả bahoạt chất)

Một số hoạt chất diệt có lồng vực E crus-galli

Tổng quan về hoạt chất diệt cỏ bispyribac

Bispyribac-sodium hoặc pyrimid 502 carboxy thuốc diệt cỏ bispyribac natri(natri 2,6-bis [4,6 dimethoxypyrimidine-2-yl) oxy] benzoate) là chất điều hòa sinhtrưởng loại D, tác dụng diệt cỏ của phân tử này lần đầu tiên được nghiên cứu bởi FagPenner vào năm 1998 Bispyribac-sodium đễ dàng được rễ hấp thụ và di chuyên quachéi (Lycan và Hart, 2006) Bispyribac-sodium được sử dụng dé kiểm soát sự xuấthiện sau chọn lọc của E crus-galli và nhiều loại cỏ dại khác trong ruộng lúa (Martini

và ctv 2015a).

Bispyribac-sodium là một loại hoạt chất điệt cỏ có hệ thống, chuyển từ hoạtđộng quang hợp sang các vùng thực vật, dé đạt được hiệu quả kiểm soát cỏ đại tối

ưu, một lượng thuốc điệt cỏ nhất định cần đến các vùng này có thé phòng trừ tốt các

cây dé bị nhiễm bệnh (Murata và Los, 1997; Martini va ctv, 2015a)

Bispyribac-sodium có thé gây hai cho cây lúa thời ki còn nhỏ, bằng cách làmton thương lá, ức chế sự phát triển của rễ và giảm trọng lượng khô của rễ (Devine,

Trang 35

1989; Devine và ctv, 1990) Zhang và Eric (2002) đã chứng minh rằng cây lúa chịuđược natri bispyribac tùy thuộc vào giống và giai đoạn sinh trưởng của cây, cây lúalớn hơn chịu được thuốc diệt cỏ hơn so với cây nhỏ hơn.

Bispyribac-sodium ảnh hưởng đến cây trồng bang cách ức chế Acetolactate

synthase (ALS), còn được gọi là Acetohydroxyacid synthase (AHAS), một enzyme

chủ chốt trong sinh tổng hợp các axit amin chuỗi nhánh là isoleucine, leucine và valine

Cây chết vì ức chế ALS và giảm sản xuất axit amin chuỗi nhánh thấp trong các mô lá

và do sự ức chế sản xuất axit amin xảy ra dan dan, có thé mat vài ngày dé thấy các triệu

chứng thiệt hai ở lá co dại (LaRossa va Schloss, 1984; Shimizu va ctv 2002)

Theo Martini va ctv, (2015b), cytochrom P450 monooxygenase (P450s), một

ho enzyme gắn màng lớn, là enzyme chủ chốt chuyên hóa bispyribac-natri trong môthực vật Enzyme này có thé chuyên hóa nhiều loại thuốc diệt cỏ, bao gồm bispyribac,propanil và các chất ức chế ALS khác nhau Nhiệt độ thấp thúc đây quá trình làmcứng màng, sẽ làm giảm hoạt động P450, góp phần giảm chuyền hóa thuốc diệt cỏ vàtăng thiệt hại thuốc diệt cỏ trên cây lúa

Ở Việt Nam, bispyribac cũng là một loại thuốc diệt cỏ phố biến dé kiểm soát

cỏ hoà ban và cỏ dai lá rộng trên ruộng lúa Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi nhưmột sản phẩm đơn hoặc hỗn hợp với các loại thuốc diệt cỏ khác Một số nhãn hiệubispyribacsodium (tối thiểu 93%) là Nominee (10SC và 100OF được sản xuất bởi

Kumiai Chem Ind Co., Ltd), nonee-cali (10WP và 100SC do Cali - Parimex Inc san

xuat) va Sunbishi (10SC san xuất bởi Sundat (S) Pte Ltd) Dựa trên khuyén nghị được

dán nhãn của Kumiai Chem, bispyribac 100OF có hiệu quả cao đối với cỏ hoà bản và

cỏ lá rộng, và sản phẩm nên được sử dụng ở giai đoạn 2-4 lá của È crus-galli (Thuốcdiệt cỏ được phép ở Việt Nam 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tổng quan về hoạt chất diét cỏ penoxsulam

Penoxsulam là một hoạt chất diệt cỏ trong nhóm B (chất ức chế ALS) Thuốc

diệt cỏ này được phát triển từ N- (triazolo [1,5-a] pyrimidine) sulfonamides Ban dau,đảo ngược liên kết (-SO2NH) trong N- (triazolo [1,5- a] pyrimidine) sulfonamide dẫnđến Flumetsulam - một hoạt chat diệt cỏ có thể ức chế hoạt động tổng hợp

Trang 36

Acetolactate trong cỏ lá rộng và cỏ dại Sau đó, Florasulam, một hoạt chất diét cỏkhác cho cỏ lá rộng được phát triển bởi quá trình biến đổi dị vòng lõi Tuy nhiên, cảFluroslam và Flumetsulam đều không có hiệu quả trên các loại cỏ hoà bản Cácnghiên cứu tiếp theo đã phát hiện ra rằng những thay đối cấu trúc của các vòng phenyl

ở Florasulam đã tạo ra một hoạt chất mới với khả năng kiểm soát hiệu quả ở cỏ hoàbản và cỏ lá rộng Hoạt chất này sau đó được đăng ký với tên thương mại Penoxsulam(Johnson và ctv, 2009).

Dilpreet va ctv, (2012), đã nghiên cứu tính kháng thuốc diệt cỏ ở ba quan thé

barnyardgrass được xác nhận là kháng cỏ dai với imazethaccor và penoxsulam (thuốc

diệt cỏ ức chế ALS) ở Mississippi và Arkansas Kết quả cho thấy việc khử độc thuốcdiệt co thông qua hoạt động tang cường của cytochrom P450 monooxygenase (CYP)

là cơ chế chính trong các kiểu gen này, cỏ dai đã tiến hóa kháng thuốc diệt cỏ đối với

hai loại thuốc điệt cỏ ALS trong nghiên cứu này Malathion đã được sử dụng trongnghiên cứu đó dé xác định xem phân tử organophosphate có giúp khắc phục tình trạngkháng thuốc hay không, dữ liệu cho thấy rằng bổ sung malathion trong hỗn hợpimazethaccor và penoxsulam làm giảm đáng kề trọng lượng khô và tăng ty lệ tử vongcủa cỏ dại kháng thuốc, điều nay chứng minh rõ ràng việc tăng CYP là một cơ chếchính dé kháng thuốc diét cỏ ALS trong các kiểu gen barnyardgrass

Trong một nghiên cứu khác của Dilpreet và ctv, (2011) các kiểu gen tương tự

từ Arkansas và Mississippi barnyardgrass đã tiến hóa kháng chéo với imazamox,

imazeth vật liệu, penoxsulam và bispyribac-sodium Trình tự của chuỗi mã hóa ALS

cặp cơ sở 1701 đã tìm thấy những thay đổi trong Ala122 thành Val Sự thay thé tronghai kiểu gen có khả năng kháng imazamox cao Đây là kết quả của tính kháng thuốcmục tiêu, có thé làm giảm đáng ké hiệu quả của thuốc diét cỏ vì các phân tử thuốcđiệt có không thé liên kết với enzyme mục tiêu trong mô cỏ dại Mặt khác, sự hấp thụ14C bispyribacsodium, -imazamox và -penoxsulam tương tự nhau trong tất cả cáckiểu gen Tuy nhiên, sự chuyển vị của 14C-Bispyribac và 14C-Imazamox lần lượtgiảm 31— 43% va 39% so với kiêu gen S Kết quả giới thiệu một cơ chế kháng thuốcdiệt có ALS thứ hai trong quan thê barnyardgrass

Trang 37

1.6 Đặc điểm và cơ chế trừ cỏ của một số loại hoạt chất trong thí nghiệm

1.6.1 Hoạt chất Cyhalofop-butyl

Danh pháp: Butyl (R)-2-[4-(4-Cyano-2-fluorophenoxy)phenoxy]-propionat

Công thức hóa học: C2oH20FNO«

Cấu tạo hoá học:

med [or how on

Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dang ran màu trắng Ít tan trong nước, tan trong

aceton, methanol (250 g/l) và octanol (16,0 g/l) Thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nay mam,

tác động với cỏ từ khi nảy mầm đến khi cỏ 5-6 lá Trừ cỏ hoà bản cho ruộng lúa.Không có hiệu quả với cỏ năn lác và lá rộng.

Nhóm độc IV, LDso qua miệng > 5.000 mg/ kg, LDso qua da > 2.000 mg/ kg.

Ít độc với cá

1.6.2 Hoạt chất Quinclorac

Danh pháp: 3, 7 — Dichloro — 8 — quinolinecarboxylic acid.

Công thức hóa học: CioHsCl2NO2

Cấu tạo hoá học:

COzH

Cl N

¬

ZZ¬ci

Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dạng rắn, tan ít trong nước, trong Cyclohexanol

va xylene Thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, tác động hậu nay mam, hiệu quả cao với

cỏ hoà bản Ít hiệu quả với cỏ năn lác và lá rộng

Nhóm độc IV, LDso qua miệng 4.120 mg/ kg, LDso qua da > 2.000 mg/ kg Ítđộc với cá, không độc với ong.

Trang 38

1.6.3 Hoạt chất Propanil

Danh pháp: N - (3,4 — Dichlorophenyl) propanamide.

Công thức hóa học: CoH9C]zNO

lô)

|[

CC >-nu-b_om-om

|ClCấu tao hoá học:

Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dạng ran, tan it trong nước, tan trong rượu ethylic

và xylene, benzene và toluene.

Hoạt chất Propaml: Thuộc nhóm thuốc Anilide Thuốc trừ cỏ chọn lọc với cơchế tiếp xúc, hấp thụ nhanh qua lá và gây ức chế quang hợp của cây cỏ

1.6.4 Hoạt chất Penoxsulam

Danh pháp: 2-Chloro-N-(2,6-diethylphenyl)-N-(2-propoxyethyl) acetamide.

Công thức hóa học: Ci7H26CINO2

Cấu tạo hoá học:

Cơ chế của hoạt chất Penoxsulam: Trừ cỏ phổ rộng, lưu dẫn hậu nảy mầm, tác

động chủ yếu qua lá và thông qua hệ thống rễ Được chuyền vị trong cả hai phloem và

xylem Các triệu chứng bao gồm gan như ức chế sự tăng trưởng ngay lập tức, một điểm

phát triển chlorotic với sự hoại tử của chồi cuối cùng, dẫn đến cây chết sau 2 đến 4tuần Hoạt chất Penoxsulam gồm các loại công thức SC; GR; OD VỊ trí hoạt động tổnghợp axit amin chuỗi nhánh (leucine, isoleucine và valine) (ALS hoặc AHAS) chất ức

Trang 39

chế Tính chọn lọc dựa trên sự chuyền hóa khác biệt với các chất chuyền hóa khônghoạt động Sử dụng kiểm soát hầu hết tất cả các loại cỏ (cỏ lồng vực, nhóm cỏ lá rộng

và nhóm cỏ năn lác) Để ngăn chặn sự phát triển của cỏ đại trong canh tác lúa, hoạtchất Penoxsulam được sử dụng rộng rãi trong các hệ sinh thái lúa

Trang 40

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiệu lực phòng trừ cỏ lồng vực (E crus-galli) của một số hoạt chất

ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

- Đánh giá mức độ kháng thuốc trừ cỏ của một số mẫu cỏ lồng vực thu thập

tại huyện Châu Thành và Cai Lay, tỉnh Tiền Giang

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đánh giá hiệu lực phòng trừ cỏ lồng vực (E crus-galli) của một số hoạt chất

ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023

- Đánh giá mức độ kháng thuốc trừ cỏ của một số mẫu cỏ lồng vực (E

crus-galli) tai Trung tâm bao vệ thực vat phía Nam, xã Long Định, huyện Châu Thanh,

tinh Tién Giang

- Thời gian thực hiện: từ thang 5 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023

2.3 Vật liêu nghiên cứu

2.3.1 Mẫu cỏ

- Các mẫu cỏ lồng vực được thu thập tại 2 xã thuộc 2 huyện Châu Thành và

huyện Cai Lay, tinh Tiền Giang Các quan thé cỏ lồng vực được thu thập phải thỏamãn các điều kiện sau:

- Các điểm thu thập mẫu cỏ phải cách nhau ít nhất 5 km Ruộng thu mẫu phải có

diện tích trên 2.000 m? Thu 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm thu 20 bông cỏ

- Chỉ thu những bông mọc cách bờ ruộng trên 3 m, các bông cỏ được thu mẫu

phải già sinh lý trên 70%.

Ngày đăng: 11/12/2024, 11:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN