1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐÀI LOAN – VIỆT NAM TỪ 1990 ĐẾN 2010

10 281 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 48,15 KB

Nội dung

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐÀI LOAN – VIỆT NAM TỪ 1990 ĐẾN 2010Van Ngoc Thanh(International Conferece: Viet Nam, ASEAN, Taiwan: Quan he da phong va song phuong), Hue 20111. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, Đài Loan đã thiết lập được mối quan hệ khá ổn định với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Đài Loan Việt Nam mới thực sự được đẩy mạnh từ những năm 90 đến nay. Dù muộn màng nhưng đây là mối quan hệ phát triển khá mạnh mẽ. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, trong tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Đài Loan hiện là nhà đầu tư lớn nhất1.Điều này xuất phát từ nhiều cơ sở.

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐÀI LOAN VIỆT NAM TỪ 1990 ĐẾN 2010 Van Ngoc Thanh (International Conferece: Viet Nam, ASEAN, Taiwan: Quan he da phong va song phuong), Hue 2011 1. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, Đài Loan đã thiết lập được mối quan hệ khá ổn định với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Đài Loan - Việt Nam mới thực sự được đẩy mạnh từ những năm 90 đến nay. Dù muộn màng nhưng đây là mối quan hệ phát triển khá mạnh mẽ. Theo Cục Đầu nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, trong tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu trực tiếp vào Việt Nam, Đài Loan hiện là nhà đầu lớn nhất[1].Điều này xuất phát từ nhiều cơ sở. Trước hết, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Đài Loan từ những năm 1980 là nhân tố quan trọng, làm cơ sở cho sự phát triển quan hệ thương mại với bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Đến cuối năm 2007, GDP của Đài Loan (theo cách tính thông thường là 375 tỷ USD) đứng thứ 36 trên thế giới (theo PPP là 690 tỷ USD, đứng thứ 18), tổng ngoại thương đạt khoảng 466 tỷ USD, nằm trong nhóm 20 nước đứng đầu và dự trữ ngoại tệ với 274,7 tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới[2]. Đài Loan cùng với Nhật Bản, Trung Quốc lục địa Hàn Quốc, Hongkong và Xingapo trở thành những đầu tàu kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 1994, Chính quyền Lý Đăng Huy của Đài Loan đưa ra “Phương hướng tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với Đông Nam Á”, thường được biết đến như là chính sách “Hướng Nam”. Tiếp đó, tháng 5-2002, chính quyền Trần Thụy Biển đã đưa ra kế hoạch “Thách thức năm 2008” kêu gọi các nhà đầu trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của Đài Loan. Chương trình này có mục tiêu là cải thiện toàn bộ các ngành kết cấu hạ tầng cũng như dịch vụ của Đài Loan. Điều này có nghĩa là Đài Loan sẽ tập trung nhiều hơn vào các ngành công nghệ cao và nhanh chóng chuyển các ngành cần nhiều lao động ra nước ngoài. Do vậy, lãnh đạo Đài Loan càng khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh chính sách “Hướng Nam”, góp phần tạo nên “làn sóng” đầu thương mại ở khu vực. Ở Việt Nam, bên cạnh việc đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và sụp đổ vào giai đoạn 1986-1988, các thị trường chính của Việt Nam tại Liên Xô và Đông Âu hầu như biến mất do cơn chấn động chính trị diễn ra trong những năm 1989 - 1991. Bối cảnh đó đã làm cho cuộc Đổi mới trở nên cấp thiết, quyết liệt. Việt Nam nhanh chóng tiến hành những cải cách cơ cấu nền kinh tế, chuyển dần từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế định hướng thị trường; ưu tiên tăng cường ngoại thương và thu hút đầu nước ngoài; tạo việc làm cho hàng triệu lao động Những thành tựu của công cuộc đổi mới cùng với các lợi thế của một nền kinh tế mới nổi, của điều kiện tự nhiên và dân cư… đã góp phần đưa Việ Nam trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có Đài Loan. Cần phải thấy rằng, những biến động mạnh mẽ của tình hình thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX có tác động mạnh mẽ đến quan hệ thương mại Đài Loan - Việt Nam. Bên cạnh những hệ lụy do sự sụp đổ của trật tự Ianta, chúng ta còn thấy nhiều yếu tố quan trọng khác. Chẳng hạn như: Thứ nhất, sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại toàn cầu và đi kèm với nó là xu hướng bảo hộ mậu dịch của các khu vực. Trong bối cảnh Đài Loan bị nhìn nhận không phải với cách là một quốc gia mà như một vùng lãnh thổ và Việt Nam đang nỗ lực phá thế bị bao vây, cô lập để gia nhập vào đời sống kinh tế thế giới thì việc hai bên nhanh chóng phát triển quan hệ thương mại, đầu là khá dễ hiểu. Đến nay, Việt Nam đã khá thành công trong việc đa dạng hóa các quan hệ kinh tế với hơn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng Đài Loan vẫn tiếp tục là một trong những đối tác kinh tế quan trọng. Thứ hai, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc lục địa cũng có những tác động không nhỏ. Dù luôn tìm cách hạn chế các nước trên thế giới có quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhưng Trung Quốc Đại lục luôn tìm cách thu hút đầu tư, đẩy mạnh quan hệ mậu dịch hai bờ eo biển Đài Loan nhằm phục vụ cho cải cách ở Lục địa, và xa hơn là chiến lược thống nhất Đài Loan theo con đường “Một nước hai chế độ”. Lập trường “Một nước Trung Quốc” được hai bên thống nhất nhưng những căng thẳng về chính trị giữa hai bờ vẫn hiện hữu và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc Đại lục dẫn đến “ưu đãi” kinh tế cho Đài Loan ít đi và áp lực cạnh tranh đối với Đài Loan sẽ tăng lên. Những hành động của Trung Quốc Đại lục thời gian qua cho thấy sự “trỗi dậy” của họ không hề “mềm” mà có những yếu tố làm cho thế giới lo ngại. Do đó, quan hệ thương mại của Đài Loan cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, những tình cảm của chủ nghĩa dân tộc cùng với tính cạnh tranh cao của môi trường đầu luôn là lợi thế của Trung Quốc Đại lục trong mối quan hệ với Đài Loan. Điều này giải thích vì sao từ năm 2009 quan hệ thương mại Đài Loan - Việt Nam có dấu hiệu “lạnh dần”[3] Thứ ba: Cũng như Đài Loan và Trung Quốc Đại lục, Việt Nam luôn nhất quán với chính sách “Một nước Trung Quốc”. Việt Nam chỉ duy trì các mối quan hệ không chính thức với Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, các mối quan hệ này không thể tách rời các mối quan hệ của Đài Loan với các nước ASEAN và không được chính trị hóa. Như Rodolfo C. Severino, nguyên Tổng Thư ký ASEAN đã chỉ rõ: “Mối quan hệ đó muốn được tiếp tục duy trì thì không nên bị chính trị hóa. Có nhiều cách khác nhau để đạt được các mục tiêu về thương mại của các hiệp định như vậy mà không làm cho người ta hiểu nhầm công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Trong bất cứ trường hợp nào, cần phải cực kỳ cẩn thận trong việc làm đó, bởi nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy về chính trị…”[4]. Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai bên. Trong con mắt của các quan chức chính quyền và lãnh đạo doanh nghiệp Đài Loan, Việt Nam là một thị trường rất gần gũi với họ, nhiều cảng biển, chỉ mất hơn 3 giờ bay và đang ngày càng hấp dẫn đầu nước ngoài. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng Đài Loan cũng thừa nhận tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại sẽ còn kéo dài do cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu song phương khó thay đổi trong tương lai gần[5]. Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị, đồ gia dụng từ Đài Loan trong khi xuất sang chủ yếu là hàng nông sản hay thủ công mỹ nghệ giá trị thấp. Đây là một thách thức lớn trong quan hệ thương mại giữa hai bên. 2. Theo thống kê của Tổng cục thuế quan Đài Loan, tổng kim ngạch mậu dịch Đài Loan - Việt Nam đã tăng lên liên tục và tương đối ổn định qua các năm. Nếu như năm 1990 kim ngạch hai chiều chỉ đạt 118.3 triệu USD thì 1 năm sau, năm 1991 đã tăng lên gần gấp đôi (232,3 triệu USD) đạt tỉ lệ tăng trưởng 96,4%. Đến năm 1992, 1993 kim ngạch hai chiều vẫn tiếp tục tăng. Đến năm 1995, giá trị kim ngạch có sự tăng lên đột biến, đạt 1,283 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 1994[6]. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến này là năm 1995 chính phủ Đài Loan bắt đầu thực hiện “chính sách hướng Nam”[7], trong đó Việt Nam là một trong những thị trường được các doanh nghiệp Đài Loan chú ý. Mặt khác, năm 1995, Mĩ đã bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Các doanh nghiệp Đài Loan coi đó là cơ hội lớn để tiếp cận hàng hoá của mình vào thị trường này. Ngoài ra, thời gian này các hoạt động khác hỗ trợ cho hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng diễn ra rất hiệu quả như tháng 7-1995 Việt Nam đã tổ chức thành công hai cuộc hội thảo về biện pháp thắt chặt và hợp tác có hiệu quả hơn nữa sự hợp tác kinh tế giữa Việt NamĐài Loan[8]. Nhờ đó hai bên đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc về quan thuế, về hình thức đầu tư, nguồn lao động… Từ năm 1996 đến 1997, giá trị kim ngạch hai chiều tiếp tục tăng với các chỉ số tương ứng là 1,492 tỷ USD và 1,688 tỷ USD song có chiều hướng chững lại và giảm đột ngột vào năm 1998, kim ngạch hai chiều giữa hai nước không những không tăng mà còn giảm sút với mức âm 9%. Sở dĩ có tình trạng đó là do tác động của cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ châu Á năm 1997 bắt đầu từ Thái Lan. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền kinh tế trong khu vực, trong đó có Đài Loan. Bước sang năm 1999, khi nền kinh tế của các nước được dần dần hồi phục trở lại thì giá trị kim ngạch giữa Việt Nam - Đài Loan cũng bắt đầu có nhiều dấu hiệu tích cực. Năm 1999 đạt 1,729 tỉ USD đến năm 2000 đạt 2,132 tỷ USD. Kể từ đó, giá trị kim ngạch liên tục tăng lên với tốc độ trung bình khoảng 1 tỷ USD/năm. Năm 2006, giá trị kim ngạch hai chiều đạt 5,6 tỷ USD, Đài Loan trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Xingapo. Bảng 1: Kim ngạch mậu dịch Đài Loan - Việt Nam (1990- 2006) Đơn vị: nghìn USD Năm Tổng kim ngạch hai chiều Đài Loan xuất khẩu Đài Loan nhập khẩu Kim ngạch Tỉ lệ tăng trưởng(%) 1990 118.300 62.744 55.566 1991 232.349 96,4 152.286 80.063 1992 404.366 72,8 278.466 122.900 1993 655.414 63,3 501.275 154.139 1994 961.514 46,7 742.568 218.946 1995 1.283.913 33,5 1.013.635 270.278 1996 1.492.050 16,2 1.175.327 316.723 1997 1.688.600 13,2 1.297.187 391.413 1998 1.556.290 -9,2 1.213.285 343.005 1999 1.729.265 11,1 1.341.503 387.762 2000 2.132.293 23,3 1.663.392 468.847 2001 2.814.674 32,0 2.008.677 805.997 2002 3.342.967 18,8 2.525.578 817.689 2003 3.664.664 10,9 2.915.487 749.157 2004 4.603.874 25,6 3.698.012 905.862 2005 5.265.121 14,4 4.328.966 936.155 2006 5.790.000 9,9 4.822.000 968.700 Số liệu của bảng 1 cũng cho chúng ta thấy một sự tăng trưởng không cân xứng trong cán cân thương mại của hai bên, trong đó chiều hướng không có lợi nhiều hơn liên tục nghiêng về phía Việt Nam. Nghĩa là lợi ích thu được của các doanh nghiệp mậu dịch Đài Loan luôn được nhiều hơn lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự chênh lệch đó ngày càng cao và thậm chí là gấp nhiều lần. Nếu như năm 1990, Đài Loan xuất khẩu sang Việt Nam là 62,7 triệu USD và nhập khẩu từ Việt Nam là 55,5 triệu USD, đó là một sự chênh lệch không đáng kể. Nhưng từ năm 1995 trở đi, cán cân thương mại giữa Đài Loan với Việt Nam chênh lệch gấp 3 lần. Mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam so với Đài Loan qua các năm là: 1995: 743,3 triệu USD (70% tổng giá trị kim ngạch); 2000: 1,194 tỉ USD (85%); 2005: 3,392 tỉ USD (82,2%); 2006: 3,853 tỉ USD (83,3%). Điều này cho thấy tốc độ xuất khẩu của Đài Loan sang Việt Nam ngày càng mạnh, trong khi đó tốc độ nhập khẩu của Đài Loan từ Việt Nam lại tăng rất chậm. Đó cũng là thực trạng chung của nền thương mại Việt Nam trong nhiều năm qua, điều này được chứng tỏ qua số liệu ở bảng sau. Bảng 2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan 1990-2006 Đơn vị: nghìn USD Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 5.156,4 2.404,0 2.752,4 1998 20.859,0 9.360,0 11.499,0 1991 4.425,2 2.087,1 2.049,0 1999 23.162,0 11.540,0 11.622,0 1992 5.121,4 2.552,4 2.540,3 2000 29508,0 15.200,0 14.308,0 1993 6.909,2 2.952,0 3.924,0 2001 31.100,0 15.100,0 16.00,0 1994 9.880,0 4.054,3 5.825,8 2002 35.830,0 16.530,0 19.300,0 1995 13.604,3 5.448,9 8.155,4 2003 44.875,0 19.880,0 24.995,0 1996 18.399,5 7.255,9 11.143,6 2004 58.457,0 26.503,0 31.953,8 1997 20.171,0 8.900,0 11.271,0 2005 69.110,0 32.230,0 36.880,0 2006 84.015,0 39.605,0 44.410,0 Thống kê gần nhất của Việt Nam cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng: Năm 2009, Tổng kim ngạch là 7.373.199.000 USD, trong đó: Xuất khẩu đạt: 1.120. 643.000 USD, Nhập khẩu đạt: 6.252.556.000 USD[9]; Chỉ trong 11 tháng của năm 2010, Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2010 giữa Việt NamĐài Loan đạt 7.565.379.345 USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó xuất khẩu đạt: 1,287,558,236 USD, (tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2009); Nhập khẩu đạt: 6,277,821,109 USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2009[10]. Từ những số liệu của bảng 2 còn cho chúng ta thấy rằng, giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan không ngừng tăng cao. Nếu như từ 1993 trở về trước, mức tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan chỉ đạt 10% thì đến năm 1995 đã tăng lên 12%, chứng tỏ hàng hoá của Đài Loan rất phù hợp với thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời phản ảnh “trình độ” thâm nhập thị trường của các thương nhân Đài Loan và họ ngày càng chiếm được thứ bậc quan trọng trong 10 nước đứng đầu về bạn hàng nhập khẩu của Việt Nam. Năm 1990 Đài Loan chỉ đứng thứ 8 trong 10 nước và khu vực có giá trị kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam nhưng đến năm 1995 đã vươn lên vị trí thứ 4 và sau đó là thứ 3, sau các nước Trung Quốc và Singapo. Theo số liệu chính thức của Việt Nam, đến cuối năm 2007, Đài Loan đã đầu khoảng 10,5 tỷ USD, chiếm khoảng 12,7 % tổng vốn đầu nước ngoài đăng ký tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong cùng thời gian, mức giải ngân thực tế thì chỉ vào khoảng 3,07 tỷ USD, chiếm 29,2% tổng vốn đăng ký của Đài Loan[11]. Tỷ lệ này thấp hơn khi so sánh với một số nước có vốn FDI hàng đầu tại Việt Nam khác như Xingapo (35,5%) và Nhật (55,3%), mặc dù tỷ lệ này của nước có FDI lớn nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc chỉ vào khoảng 20%[12]. Phần lớn đầu của Đài LoanViệt Nam tập trung vào các lĩnh vực sản xuất như xây dựng, sản xuất các thiết bị điện tử và dệt may. Điều này cũng có nghĩa là “chất lượng” của mối quan hệ này là chưa cao[13]. Về xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Việt Nam đã không ngừng liên tục tăng lên qua các năm nhưng ở chiều ngược lại, chiều nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam tuy có tăng về giá trị kim ngạch nhưng tăng rất chậm và nếu như so sánh trong sự đối sánh với 10 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu lớn hàng hoá từ Việt Nam thì Đài Loan không hề cải thiện được vị trí, trái lại đứng gần như ở vị trí sau chót trong bảng xếp hạng. Đài Loan chỉ đứng vị trí thứ 9 trong 10 nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Việt Nam. Thứ bậc đó đang phản ánh một sự yếu kém nhiều mặt từ phía Việt Nam, từ khâu tiếp thị, quảng bá cho đến chất lượng hàng hoá của Việt Nam đối với thị trường Đài Loan. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam thì Đài Loan hiện là bạn hàng lớn thứ 5 của Việt Nam sau Trung Quốc, Nhật Bản, Mĩ, Singapo. Còn theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế quan Đài Loan thì kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam - Đài Loan cũng chiếm một vị trí tương đối trong khu vực Đông Nam Á, chiếm khoảng 5,82%. Thị phần của Việt Nam hiện xếp thứ 6 sau Singapo, Malaixia, Thái Lan, Inđonexia, Philippin trong tổng kim ngạch buôn bán giữa Đài Loan với 10 nước Đông Nam Á. Bảng 3: Kim ngạch mậu dịch của Đài Loan với 10 nước Đông Nam Á năm 1991 và 2006 Đơn vị: triệu USD Tổng thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu 1991 2006 1991 2006 1991 2006 Brunây 66,68 15,92 4,84 13,73 61,84 2,19 Inđônêxia 2,441.53 15,92 1,207.20 2,499.41 1,234.32 5,204.25 Campuchia 0,04 466,30 0,0012 458,49 0,04 7,81 Lào 272 42,03 1,86 2,50 0,86 39,52 Mianma 21,18 116,81 2,68 67,83 18,50 48,98 Malaixia 2,874.20 10,992.85 1,464.84 4,941.33 1,409.35 6,051.51 Philippin 1,083.32 7,259.85 848.01 4,484.34 235.30 2,775.51 Xingapo 3,849.32 14,384.94 2,403.47 9,279.40 1,445.84 5,105.54 Thái Lan 2,030.98 7,893.89 1,444.85 4,576.51 586,12 3,317.37 Việt Nam 232,34 5,719.16 152,28 4,869.22 80,06 849,93 ASEAN 10 12,602.34 54,595.45 7,530.07 31,192.81 5,072.26 23,402.64 Việt Nam chiếm (%) 1.84 10.4 2.02 15.6 1.57 3.63 Nguồn: Bộ Tài chính Đài Loan 3. Hiện Đài Loan là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, giá trị kim ngạch mậu dịch hai chiều hiện nay đạt gần 7,6 tỉ USD. Sự khác nhau về trình độ phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế tất yếu dẫn đến sự không tương đồng về giao dịch hàng hoá. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của mối quan hệ thương mại Đài Loan Việt Nam cũng phản ánh rõ thực tế này. Nếu như hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan chủ yếu là những mặt hàng “tinh” với hàm lượng khoa học kỹ thuật cao thì ngược lại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan lại chủ yếu là những mặt hàng thô, phần lớn là do yếu tố của tự nhiên và lao động thủ công làm nên. Trong thời đại mà khoa học kỹ thuật đang trở thành nhân tố chủ yếu quyết định đến chiều hướng phát triển của một nền kinh tế thì đương nhiên những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao hơn sẽ có giá trị kinh tế lớn hơn và ngược lại những hàng hoá không có hoặc rất ít hàm lượng khoa học sẽ nhận được giá trị kinh tế nhỏ hơn. Cho nên chúng ta cũng hoàn toàn dễ hiểu tại sao sự thâm hụt thương mại trong cán cân mậu dịch hai chiều lại luôn nghiêng về phía Việt Nam. Những sản phẩm chủ yếu mà Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam là những sản phẩm mà Đài Loan không có được lợi thế, như: các loại tài nguyên khoáng sản trong tự nhiên, lực lượng lao động… Trong khi đó Việt Nam lại phải nhập khẩu những sản phẩm của Đài LoanViệt Nam không có được lợi thế, như: các loại linh kiện máy móc, các loại công nghệ mà Việt Nam chưa thể chế tạo được. Theo thống kê của Tổng cục Thuế quan Đài Loan, những mặt hàng chủ yếu mà Đài Loan xuất khẩu sang Việt Nam là: hàng dệt (713,6 triệu USD); hàng dệt từ sợi tơ tằm (522,4 triệu USD); da bò, da ngựa (517,9 triệu USD); linh kiện sản xuất giấy (494,4 triệu USD); các loại xăng dầu (355,2 triệu USD); máy móc, thiết bị nhà xưởng, phòng thí nghiệm (221,5 triệu USD); linh kiện và phụ tùng ô tô (218,8 triệu USD)… Những mặt hàng chủ yếu mà Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam là: đồ gỗ gia dụng (178,8 triệu USD); ghế ngồi, giường tủ (161,5 triệu USD); quần áo nam giới và bé trai (131,2 triệu USD); gỗ (126,6 triệu USD); lông chim (110,1 triệu USD); cao su tự nhiên (88,2 triệu USD); than đá, than bánh, than tròn (38,2 triệu USD)…. Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến “ngoạn mục” trong công cuộc phát triển kinh tế [14] . Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với Đài Loan, xét theo cơ cấu mặt hàng thì chưa có nhiều thay đổi. Các số liệu thống kê của Việt Nam về kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Đài Loan năm 2009[15] và năm 2010[16] cũng phản ánh rõ điều này: Năm 2009 đạt 7.373.199.000 USD, trong đó xuất khẩu đạt: 1.120. 643.000 USD, chiếm tỷ trọng cao nhất theo thứ tự là: hàng Dệt may (215,5 triệu USD); hàng Hải sản (98,616 triệu USD); Gạo ( 81,616 triệu USD); Máy móc, thiết bị phụ tùng khác (62,978 triệu USD); Giấy và các sản phẩm từ giấy (62,845 triệu USD). Nhập khẩu đạt: 6.252.556.000 USD, chiếm tỷ trọng cao nhất theo thứ tự là: Xăng dầu các loại (1.001,555 triệu USD); Vải các loại (785,671 triệu USD); Sắt thép các loại (717,627 triệu USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (648,604 triệu USD); Chất dẻo nguyên liệu (455,318 triệu USD). Bảng 4: Số liệu kim ngạch nhập khẩu của Đài Loan từ Việt Nam năm 2010[17] Tên hàng Đơn vị tính Kim ngạch Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống USD 5,040 Đá quý, kim loại quý và Sản phẩm USD 15,277,649 Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc USD 15,814,892 Cà phê Tấn 2,315,036 Cao su Tấn 102,645,085 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 3,588,949 Chè Tấn 26,484,473 Dây điện & dây cáp điện USD 7,405,660 Gạo Tấn 142,704,502 Gỗ và Sản phẩm từ gỗ USD 48,889,501 Giày dép các loại USD 45,417,119 Giấy các loại USD 17,158,501 Hàng rau quả USD 19,981,236 Hàng thủy sản USD 110,725,330 Hạt điều Tấn 10,991,665 Hạt tiêu Tấn 820,481 Hóa chất USD 5,874,244 Hàng hóa khác 285,679,160 Hàng hóa khác 41,462 Hàng hóa khác 1,208,666 Hàng hóa khác 43,868 Linh kiện và phụ tùng xe máy USD 8,407,737 Linh kiện, phụ tùng ô tô khác USD 5,184,029 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng USD 86,757,058 Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện USD 13,968,431 Phôi thép Tấn 212,212 Phương tiện vận tải khác & phụ tùng USD 5,483,266 Quặng và khoáng sản khác Tấn 404,761 Sản phẩm dệt, may USD 149,744,825 Sản phẩm gốm, sứ USD 32,908,220 Sản phẩm hóa chất USD 32,267,155 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 8,127,220 Sản phẩm từ cao su USD 13,843,429 Sản phẩm từ chất dẻo USD 23,323,043 Sản phẩm từ giấy USD 53,714,984 Sản phẩm từ sắt thép USD 40,668,057 Sắn và các sản phẩm từ sắn Tấn 11,763,508 Sắt thép loại khác Tấn 34,959,158 Tàu thuyền các loại USD 622,103 Than đá Tấn 10,949,708 Thủy tinh và các sản phẩm bằng thuỷ tinh USD 6,764,918 Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù USD 7,557,339 Vải các loại USD 31,723,992 Xe máy nguyên chiếc USD 400 Tổng USD 1,442,841,884 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Các liệu thống kê đã trình bày ở trên cho thấy, trong khi các doanh nghiệp Đài Loan luôn luôn đứng ở vị trí xuất siêu thì phía Việt Nam lại luôn ở vị trí nhập siêu và có chiều hướng ngày càng tăng lên. Nếu như chiều hướng này không được điều chỉnh thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi. Lợi ích mà Việt Nam thu được so với phía các doanh nghiệp Đài Loan còn nhiều bất cập và cần được điều chỉnh Nguyên nhân của tình trạng này là do: Trước hết, về chủ quan, Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế thấp kém, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu dẫn đến chất lượng hàng hoá khó có được điều kiện để cạnh tranh với một nền kinh tế phát triển cao hơn. Hơn nữa, trình độ tổ chức quản lý kinh tế của Việt Nam còn yếu, từ khâu tiếp thị, đến phân phối hàng hoá… Việt Nam chưa thể tạo lập và hình thành được những mạng lưới phân phối đủ mạnh có hệ thống và có thương hiệu ở thị trường Đài Loan; chưa nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của người dân Đài Loan như các doanh nhân Đài Loan đã nắm bắt ở thị trường Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn đang trong giai đoạn chuyển đổi, các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá còn hết sức mập mờ, chưa minh bạch, rõ ràng. Với Đài Loan, Việt Nam là một thị trường “dễ tính” cho nên hàng hoá của Đài Loan khi nhập vào Việt Nam được dễ dàng chấp nhận hơn nhiều so với chiều ngược lại. Hai là, hàng hóa của Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Đài Loan gặp phải trở ngại lớn từ một đối thủ khổng lồ Trung Quốc. Họ không chỉ thuận lợi hơn ta về mặt giao thông vận tải, về tình “máu mủ ruột rà” mà về cả quy mô, chủng loại, đặc biệt là về giá cả cũng đều vượt trội so với hàng hoá của Việt Nam. Đây là một thực tế trong cuộc cạnh tranh không khoan nhượng của “luật chơi” thị trường tự do vốn rất “lạnh lùng”. Giải quyết được các vấn đề này là không đơn giản, một sớm một chiều. TÓM TẮT Quan hệ thương mại Đài Loan - Việt Nam mới thực sự được đẩy mạnh từ những năm 1990 đến nay nhưng đây là mối quan hệ phát triển khá mạnh mẽ.Điều này xuất phát từ nhiều cơ sở. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Đài Loan từ những năm 1980 và chính sách ưu tiên mở rộng quan hệ với khu vực Đông Nam Á; công cuộc đổi mới ở Việt Nam; sự thay đổi của tình hình thế giới cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc lục địa. Từ năm 1990 đến nay, quan hệ thương mại Đài Loan - Việt Nam phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, thể hiện rõ qua kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do trình độ kinh tế còn thấp nên Việt Nam là nước chịu thiệt thòi hơn. Điều này thể hiện cả trong cán cân cũng như cơ cấu mặt hang xuất nhập khẩu của hai bên. [1] Theo Đài Loan là nhà đầu lớn nhất vào Việt Nam,http://www.tinkinhte.com/tai-chinh-dau- tu/tin-dau-tu-viet-nam/dai-loan-la-nha-dau-tu-lon-nhat-vao-viet-nam.nd5-dt.137663.123126.html : Sau hơn 20 năm kể từ khi có Luật đầu ra nước ngoài, tính đến hết năm 2010, Việt Nam có 12.213 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 192,92 tỷ USD. Sau khi rà soát lại toàn bộ nguồn vốnFDI này, Đài Loan đã vượt lên trở thành nhà đầu trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Tổng nguồn vốn FDI từ vùng lãnh thổ này "rót" vào Việt Nam đã đạt hơn 22,81 tỷ USD với 2.146 dự án, chiếm 11,82% về vốn và 17,57% về số dự án. Đáng chú ý, tới 82% vốn của Đài Loan là đầu vào lĩnh vực công nghiệp, chế tạo, một lĩnh vực được khuyến khích trong chính sách thu hút đầu FDI của Việt Nam. Cục Đầu nước ngoài cho biết, lĩnh vực này đã có tới 1726 dự án, chiếm 18 tỷ USD, kế đến là bất động sản với 1,4 tỷ USD, lĩnh vực xây dựng khoảng 1,2 tỷ USD. Còn lại các lĩnh vực như tài chính bảo hiểm ngân hàng, nông lâm thủy sản, dịch vụ lưu trú, ăn uống đều có vốn đầu trên 100 triệu USD. [2] CIA, The World Factbook - Taiwan, 2008, https://www.cia.gov/library/publications/the- worldfactbook/geos/tw.html [3] Một số động thái quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan - Trung quốc thời gian gần đâyhttp://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/265/tin-tuc/23692/mot-so-dong-thai-quan-he-kinh-te- viet-nam-dai-loan-trung-quoc-thoi-gian-gan-day.aspx Theo bài báo này, các số động thái sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam: 1. Công ty Compal Electronocs Inc Đài Loan (chuyên sản xuất máy tính xách tay - Note Books - hàng đầu thế giới) đã tuyên bố, sẽ bỏ ra 180 triệu USD xây dựng tại Côn Sơn (Giang Tô) một cơ sở sản xuất Note Books thứ 2 với 4 nhà xưởng sản xuất Note Books, 2 nhà xưởng lắp ráp màn hình hiển thị phẳng, 1 trung tâm nghiên cứu phát triển… Năm 2006, Compal đã từng tuyên bố sẽ xây dựng cơ sở sản xuất thứ 2 của mình tại Việt Nam, tạo nên chấn động trong giới điện tử. Nhưng hiện nay, cơ sở sản xuất thứ 2 này được gấp rút thực hiện tại Trung Quốc, như vậy tiến trình xây dựng tại Việt Nam sẽ chậm lại. Nguyên nhân của động thái trên, phát ngôn viên của Compal cho biết: đính thân Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô mời chào, khẳng định sẽ dành nhiều ưu đãi và cấp ngay đất theo yêu cầu, không phải chờ đợi. Trong khi bên VN vẫn bị ảnh hưởng của việc giao đất và bãi công. 2. Tập đoàn AUO (AU Optronics Corp.) sau một thời gian dài bị chính phủ Đài Loan cấm không được đầu sản phẩm cao cấp (LGD 8.0) sang Trung Quốc, nay đã quyết định đầu sang Trung Quốc, chứ không phải sang Việt Nam. Trả lời câu hỏi tại sao, quan chức AUO nói: Thị trưởng thành phố Quảng Châu trong chuyến thăm Đài Loan đã đưa ra lời mời, nói rằng chỉ cần AUO đầu tư, mọi thủ tục sẽ do Thị trưởng giải quyết. 3. Quan chức Tập đoàn CMO (Chi Mei Optoelectronics) cho hay, mặc dù tỷ trọng sản lượng màn hình hiển thị tại Trung Quốc chiếm 40% của Tập đoàn, nhưng với chính sách ưu đãi mới của cả Chính phủ Trung Quốc và Đài Loan, Tập đoàn sẽ không ngần ngại tập trung đầu thêm vốn vào Trung Quốc, và sẽ chậm tiến độ đầu tại một số thị trường khác. Mặc dù không nói rõ là thị trường nào, nhưng có thể hiểu đó là thị trường Đông nam Á, trong đó có Việt Nam. 4. Tập đoàn Formosa sẽ tập trung nguồn vốn (291,8tỷ đài tệ = 9,1 tỷ USD) để liên doanh với Sinopec Trung Quốc xây dựng cơ sở hóa dầu, sản xuất các loại sản phẩm nhựa. Như vậy, dự kiến ban đầu của Formosa xây dựng cơ sở lọc dầu tại Việt Nam sẽ bị đình hoãn và tiến độ đầu tại Hà Tĩnh Việt Nam sẽ bị chậm lại do thiếu vốn. 5. Chủ tịch Tập đoàn Foxconn Quách Đài Minh đã được Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai (nguyên Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc) mời chào và đã quyết định đầu 4 tỷ USD vào Trùng Khánh… [4] Rodolfo C. Severino, Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, Đài Loan, 30/8/2007 (Dẫn theo Tạ Minh Tuấn,Vai trò của Đài Loan đối với việc phát triển kinh tế của các thành viên ASEAN mới: Trường hợp của Việt Nam, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, 2008). [5] Đài Loan điều chỉnh chiến lược đầu vào VN, http://vnexpress.net/gl/kinh- doanh/2006/12/3b9f1c64/ [6] http://www.cus.trade.gov.tw [7] Chính sách hướng Nam của Đài Loan xem mở rộng và phát triển kinh tế ra bên ngoài là mũi nhọn cho chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và Đông Nam Á được coi là thị trường trọng tâm trong chính sách xuất khẩu. [8] Phạm Quyền, Lê Minh Tâm, Hướng phát triển thị trường XNK Việt Nam tới năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội 1997, tr. 153. [9] Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Đài Loan năm 2009,http://www.ttnn.com.vn/country/265/news/25810/kim-ngach-xnk-viet-nam-dai-loan-nam- 2009.aspx(26/02/2010) [10] Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2010 giữa Việt NamĐài Loan đạt gần 7,6 tỷ USD, http://www.ttnn.com.vn/country/265/news/29180/kim-ngach-xnk-11-thang-nam-2010-giua-viet- nam-va-dai-loan.aspx (23/12/2010) [11] Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu Việt Nam, http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=FIAs&TabID=4&mID=237 [12] Ting-I Tsai, "Taiwan Investment Scramble," Asia Times, 25/8/2006,http://www.atimes.com/atimes/China/HH25Ad01.html [13] Bất kỳ nền kinh tế nào phát triển cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1: Phát triển ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy dép Giai đoạn 2: Thu hút tài chính đi đôi với phát triển công nghiệp chế tạo nhẹ. Giai đoạn 3: Thu hút công nghệ máy móc thiết bị mới. Giai đoạn 4: Thu hút tri thức cho phát triển công nghệ thông tin và sản xuất công nghệ cao. Giới kinh doanh Đài Loan cho rằng Việt Nam đang ở giữa giai đoạn 2 và 3. [14] Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD/năm. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Năm 2009, gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 6,4%, lên con số 5 triệu tấn. Tại Việt Nam, hiện có 79% số người sử dụng internet trong độ tuổi từ 15 đến 19. Thời gian sử dụng internet bình quân trong ngày tăng từ 22 phút (năm 2006) lên 43 phút. 66% số người số người sử dụng internet tại nhà riêng… (Theohttp://www.nhantainhanluc.com/Themes/nhantainhanluccom/Common/contents.aspx? lang=vn&tid=372&iid=3350&AspxAutoDetectCookieSupport=1) [15] Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Đài Loan năm 2009.http://www.ttnn.com.vn/country/265/news/25810/kim-ngach-xnk-viet-nam-dai-loan-nam- 2009.aspx(26/02/2010) [16] Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2010 giữa Việt NamĐài Loan đạt gần 7,6 tỷ USDhttp://www.ttnn.com.vn/country/265/news/29180/kim-ngach-xnk-11-thang-nam-2010-giua- viet-nam-va-dai-loan.aspx(23/12/2010) [17] http://www.vcci.com.vn/ho-so-thi-truong/dai-loan.htm . Quốc Đại lục trong mối quan hệ với Đài Loan. Điều này giải thích vì sao từ năm 2009 quan hệ thương mại Đài Loan - Việt Nam có dấu hiệu “lạnh dần”[3] Thứ ba: Cũng như Đài Loan và Trung Quốc Đại. Hue 2011 1. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, Đài Loan đã thiết lập được mối quan hệ khá ổn định với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Đài Loan - Việt Nam mới thực sự được đẩy mạnh. chỉ duy trì các mối quan hệ không chính thức với Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, các mối quan hệ này không thể tách rời các mối quan hệ của Đài Loan với các nước ASEAN

Ngày đăng: 29/06/2014, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w