Với mục đích nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những biện pháp xây dựng và bảo tồn văn hóa Việt Nam của Đảng và nhà nước, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn ch
Trang 1TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C SƯ PH Ạ M K Ỹ THU Ậ T TP.HCM
KHOA LÝ LU Ậ N CHÍNH TR Ị
TI Ể U LU Ậ N MÔN H Ọ C: TƯ TƯ Ở NG H Ồ CHÍ MINH
TƯ TƯ Ở NG H Ồ CHÍ MINH
Lê Võ Phước Tường 21146053
Nguyễn Minh Hiếu 21116298
Tp H ồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Lớp: THỨ BA TIẾT 10-11
Trang 2ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM
NHẬN XÉT
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 3
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
THỨ
KÝ TÊN
( Phần 3,4 )
Nguyễn Lê Phương Uyên Hoàn thành tốt
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận 6
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận 6
6 Kết cấu của tiểu luận 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA VIỆT NAM 8
1.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa và quan điểm 8
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa 9
1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa 11
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG VÀ TÌNH HÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM, NHỮNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA VIỆT 14
2.1 Xây dựng và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam 14
2.2 Xây dựng và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Việt Nam 14
2.3 Xây dựng và bảo tồn lễ hội của dân tộc Việt Nam 17
2.4 Xây dựng và bảo tồn nghệ thuật dân tộc Việt Nam 19
KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Với mục đích nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những biện pháp xây dựng và bảo tồn văn hóa Việt Nam của Đảng và nhà nước, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, vượt qua những khó khăn, thách thức, nâng cao hiệu quả của
chính sách xây dựng và bảo tồn văn hóa, nhóm 12 đã chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa, và sự vận dụng của Đảng trong việc xây dựng và bảo tồn nền văn hóa truyền thống ở nước ta hiện nay.” làm tiểu luận kết thúc môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
1 Đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam
Truy cập: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Vi%E1%BB%87t_Nam
Trang 6Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
Đối tượng nghiên cứu:
Những nội dung cơ bản về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về vấn đề văn hóa và các vận dụng của Đảng trong xây dựng và bảo tồn văn hóa Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lenin
Phương pháp cụ thể: Các phương pháp nghiên cứu của Hồ Chí Minh như kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm vào nghiên cứu thực tiễn, phương pháp đối chiếu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản của Đảng và Nhà nước về chính sách xây dựng và bảo tồn văn hóa Việt Nam, phục vụ cho các cơ quan, đơn
vị và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về các nội dung này
6 Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận được chia làm hai nội dung chính:
Chương 1: Những nội dung cơ bản của Đảng và Nhà nước về chính sách xây dựng
và bảo tồn văn hóa Việt Nam
Trang 7Chương 2: Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và tình hình văn hóa Việt Nam, những biện pháp xây dựng, bảo tồn văn hóa Việt
Trang 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA
VIỆT NAM
1.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1.1 Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới Văn
hóa trong đời sống của chúng ta được định nghĩa rất phong phú và đa dạng và có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa Vì thế có hàng trăm hang ngàn định nghĩa khác nhau về văn hóa Văn hóa được Hồ Chí Minh nêu định nghĩa một cách giản dị và sâu sắc lần đầu tiên vào tháng 8/1943 khi còn ở trong nhà tù Tưởng Gioi Thạch : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của
sự sinh tồn” Song song bên cạnh đó Người cho rằng : “ Phải làm cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân, đi vào cuộc sống mới; văn hóa phải sửa đổi tham nhũng , lười biếng, phù hoa, xa xỉ; văn hóa phải làm thế nào cho mọi người Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc mình nên được hưởng ”
1.1.2 Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
Quan điểm về nền văn hóa mới của Hồ Chí Minh đã xuất hiện trong những ngày dầu hoạt động cách mạng của Người, trong thời điểm giáo dục thực dân và chính sách ngu dân của Pháp còn tồn tại ở Việt Nam Trong Chánh cương vắn tắt năm 1930 Người đã đề cập đến hai vấn đề “ nam nữ bình quyền” , “ phổ thông giáo dục theo công nông hóa” Đồng thời vào tháng 8 năm 1943 Người nêu lên năm quan điểm lớn để xây dựng một nền văn hóa mới :
“ 1 Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
2 Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
Trang 93 Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội
4 Xây dựng chính trị: dân qup ccttyền
“• Chính trị, xã hội có giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển
• Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá
• Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.”- “Văn hóa ở trong chính trị” được hiểu là văn hóa cũng là một phần trong nhiệm vụ chính trị,tham gia cách mạng để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như văn hóa hải góp phần thúc dẩy phát triển kinh
tế Văn hóa là yếu tó không thể thiếu trong kinh tế lẫn chính trị
1.2.2 Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới
Nền văn hóa cũ của dân tộc ta là nền văn hóa bị đô hộ mang tính nô dịch ,ngu dân,
bị áp bức bốc lột đã được Hồ Chí Minh lên án trong rất nhiều bài viết rõ nhất là trong Bản
án ché độ thực dân Pháp ở Đông Dương Khác với nền văn hóa cũ , Người có quan điểm rõ ràng về nèn văn hóa mới : ko còn áp bức bốc lột, xóa tan nô dịch, nghèo đói bệnh tật , văn hóa quyền con người được tự do phát triển
Trang 10Vào năm 1943 lần đầu tiên Đảng ta nêu lên ba tính chất trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới :
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc lại ba tính chất này Ngày 7-9-1945, trong buổi tiếp đoàn đại biểu ủy ban Văn hóa lâm thời Bắc Bộ, Người nói: Cái văn hóa mới này cần phải có tính cách khoa học, tính cách đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại”.Bên cạnh đó trong báo cáo chính tri Đại hội đại biểu toàn quóc lần thứ 2 của Đảng(1951) ,Người khẳng định rằng:
” xây dựng nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học, đại chúng.”
Tính dân tộc của văn hóa là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời thể hiện đươc cốt cách và tâm hồn chất riêng của con người Việt Nam, duy trì truyền thống yêu nước cần cù, dung cảm,…phát huy truyền thống tốt đẹp đó cho phù hợp với đấ nước hiện nay Tính dân tộc cũng được xem là cái cốt cách riêng dung để phân biệt văn hóa với các dân tộc khác
Tính khoa học : Hồ Chí Minh nói: “ nay nước ta đã được độc lập,tinh thần được giải phóng,cần phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng nhân dân” Vì vậy tư tưởng tiến hóa phải đồng bộ cùng với tính khoa học của nền văn hóa càng ngày phát triển : hòa bình,dân chủ,độc lập và được tự do phát triển Nền văn hóa mới phải phục
vụ được tính khoa học ngày càng tiến hóa của xã hội
Tính chất đại chúng : Người khẳng định rằng:”Văn hóa phải phục vụ đại đa số nhân dân, phải hướng về đại chúng, phải phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân”- nền văn hóa do dân làm ra nên nó phải phục vụ nhu cầu sống hạnh phúc ấm no đời sống của nhân dân
Trang 111.2.3 Quan điểm về chức năng của văn hóa
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh văn háo có ba chức năn chính sau đây:
Thứ nhất là bồi dưỡng tư tưởng ,lý tưởng cao đẹp , tình cảm cho con người:
Được Hồ Chí Minh nêu rõ : “Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng” -phải làm cho văn hóa đi sâu vào tâm trí của ngươi dân để xây dựng tình cảm lớn lao đẹp đẽ ở con người như tính trung thực, những sa đọa được xóa bỏ , tệ nạn không còn Niềm tin vào con người vào Đảng ,vào đường lối cách mạng chủ nghĩa để từ đó ,tin vào Mác-lenin ,biết được nhiệm vụ trách nhiệm cua bản than
giải phóng dân tộc, đất nước
Thứ hai là nâng cao dân trí,trình độ trí thức của nhân dân:
Văn hóa luôn gắn liền với dân trí Dân trí đươc nâng cao thì người dân mới hiểu được quyền lợi va trách nhiệm của bản thân Nâng cao trình độ dân trí là giúp người dân biết đọc ,viết,được phổ cập nhiều kiến thức mới vừa tiếp thu vừa nâng cao trình độ là điều
mà khi đó trong chế đô thưc dân cũ chúng ta không làm được Nâng cao văn hóa lẫn dân trí góp phần vào châm ngôn phát triển của Đảng ta: “ Dân giàu, nước mạnh,công bằng, dân chủ, văn minh”
Cuối cùng là bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, cách sống lành mạnh luôn hướng
về việc hoàn thiện bản thân phẩm chất của con người.Hình thành phẩm chất cốt cách từ những quan hệ đạo đức ,lối sống đúng,tiếp thu tinh hoa trong phong tục tập quán của dân tộc Không tiếp thu những cái xấu hư hỏng ,biết phân biệt đúng sai việc nên làm và không nên làm, cái tiên tiến và lạc hậu Sửa được thói tham nhũng ,lười biếng,tham lam vinh hoa phú quý
1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa 1.3.1 Văn hóa giáo dục
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh : “ Văn hóa giáo dục diệt giặc tốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển của xã hội.Với sứ mệnh “ trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con người mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách
Trang 12mạng Thoát ra khỏi nền giáo dục phong kiến ,tiếp thu kiến thức xây dựng nền giáo dục mới là điều rất cần thiết
Mục tiêu của giáo dục của nền văn hóa mới là thực hiện được ba chức năng kể trên của nền văn hóa bằng phương pháp cụ thể hóa là dạy và học Với thành quả là đào tạo ra những nhân tài cho đất nước, những con người vừa có tâm vừa có tầm , những công dân
có tri thức sẵn sàng cho việc làm chủ đất nước, tiếp thu nền văn hóa giáo dục ngày càng tân tiến Cải tạo tri thức cũ , tiếp thu tri thức mới có chọn lọc ,công nông hóa,tri thức hóa,góp phần cho đội ngũ tri thức ngày càng cao
Đội ngũ giáo viên chất lượng ,có tâm với nghề
Theo châm ngôn : “ Học, học nữa ,học mãi”-lenin
1.3.2 Văn hóa văn nghệ
Văn học nghệ thuật hay gọi chung là văn nghệ Được hiểu là sự tập trung những đỉnh cao quan điểm của Hồ Chí Minh và các nghệ sĩ nhân dân và những tác phẩm mang những giá trị tinh thần cao mà thế hệ trước để lại cho chúng ta Có thể thấy rõ qua : “ Văn nghệ là mặt trận, nghệ là chiến sĩ,tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng,trong xây dựng xã hội mới, con người mới”- có ý nghĩa rất to lớn vì đó là tập hợp những nghệ sĩ chiến đấu bằng vũ khí sắc bén của mình những lời ca lời thơ dõng dạc: “ nay trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng biết xung phong” Góp phần định hướng đúng đắn,giúp dân ta theo con đường chủ nghĩa xẫ hội
Trang 13Văn nghệ phải gắn liền với đời sống của nhân dân : gắn liền với cuộc sống lao động, chiến đấu ,sinh hoạt của nhân dân Văn nghệ phải phát triển theo hướng đúng đắn phản ánh được thức tiễn của cái đẹp.Cái đẹp của nhân dân tạo ra do nhân dân hưởng thụ
Như quan điểm của Hồ Chí Minh : “ Phải có tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, của dân tộc.Phải phản ánh cho hay,cho chân thật,cho hùng hồn sự nghiệp cách mạng của nhân dân”-vì vậy muốn phục vụ được nhu cầu văn nghệ của thời đại của nhân dân thì phải nâng cao chất lượng hình ảnh và nội dung
1.3.3 Văn hóa đời sống
“ Đời sống mới” mà Hồ Chí Minh đưa ra ba gồm cả đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất
Đạo đức mới: trước khi thực hiện được đaọ đức cách mạng thì phải thực hành đời sống mới trước
Lối sống mới : lối sống văn minh,kết hợp giữ những truyền thống quý báu mà thế hệ trước để lại với nền văn minh nhan loại hiện tại.Muốn xây dựng được lối sống mới theo Hồ Chí Minh cần phải: “ sửa đổi những việc rất cần thiết,rất phổ thông,trong đời sống của mọi người,tức là sửa đổi cách ăn,cách mặc,cách ở,cách đi lại,các làm việc”- không chỉ sửa đổi cho cá nhân mà còn tập thể chung,cộng đồng cùng nhau chung sống
Nếp sống mới: làm cho lối sống ngày càng hoàn thiện hơn ,hình thành những thói quen ổn định tốt ở mỗi cá nhân trong khu vực cả nước thường được gọi là nếp sống văn minh, nếp sống mới
Trang 142.1 Xây dựng và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam
Nước ta là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ Ngoài tiếng Việt được sử dụng làm ngôn ngữ chung thì với 53 dân tộc thiểu số cũng đều có ngôn ngữ của riêng dân tộc mình Tuy nhiên, do những điều kiện khác nhau mà có những ngôn ngữ được gìn giữ, bảo tồn, có những ngôn ngữ đã mai một và cũng có những ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất Vấn đề bảo tồn, gìn giữ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và coi ngôn ngữ các dân tộc là một trong các thành tố làm nên bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn, giữ gìn ngôn ngữ dân tộc là góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta Hiến pháp Việt Nam năm 2013 ghi rõ: "Các dân tộc
có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình" Những nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hàn lâm khoa học xã hội và Khoa Ngôn ngữ học thấy một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta có nguy cơ “biến mất” cao như tiếng Arem, Mã Liềng, Rục, Cơ Lao, Pa Dí, Thu Lao, Cuối, Pu Péo… Nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mai một ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số đó là dân số ít, số người biết và thường xuyên sử dụng ngôn ngữ dân tộc không nhiều; không có chữ viết, hoặc không được sử dụng thường xuyên; việc sinh sống quá biệt lập hoặc giao thoa trong khu vực mà các dân tộc thiểu số khác có dân số đông hơn, điều kiện kinh tế-xã hội phát triển hơn cũng rất dễ kéo theo nguy cơ làm mai một ngôn ngữ; vấn đề truyền dạy không được quan tâm, chú trọng; sự hỗ trợ của các
cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương chưa thật sự mang lại hiệu quả…
Tuy vậy, đối với một số ngôn ngữ của dân tộc thiểu số có điều kiện để bảo tồn thì những chủ trương, chính sách của Nhà nước thực sự có ý nghĩa Nhiều địa phương nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong cả nước như Nghệ An, Đăk Lăk, Gia Lai,