Đánh giá nhận thức về biến Đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông thăng long, quận hai bà trưng, thành phố hà nội Đánh giá nhận thức về biến Đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông thăng long, quận hai bà trưng, thành phố hà nội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN LÊ KIM NGÂN
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THĂNG LONG,
QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Nội – 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN LÊ KIM NGÂN
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THĂNG LONG,
QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Tuấn Anh
Hà Nội – 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Tuấn Anh, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Học viên
Nguyễn Lê Kim Ngân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô ở Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến GS.TS Nguyễn Tuấn Anh đã trực
tiếp tận tâm hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường Trung học phổ thông Thăng Long, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ủng
hộ và khích lệ tôi học tập trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên
Nguyễn Lê Kim Ngân
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa nghiên cứu 5
6 Kết cấu luận văn 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở pháp lý 6
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
1.2.1 Tổng quan về thực trạng giáo dục Biến đổi khí hậu 8
1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài 14
1.2.3 Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam 20
1.3 Các khái niệm làm việc 25
1.3.1 Biến đổi khí hậu 25
1.3.2 Nhận thức 26
1.3.3 Đánh giá 27
1.3.4 Học sinh trung học phổ thông 28
1.4 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 28
Trang 61.5 Địa bàn nghiên cứu 30
1.5.1 Thành phố Hà Nội 30
1.5.2 Trường THPT Thăng Long 32
1.6 Phương pháp nghiên cứu 34
1.6.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 34
1.6.2 Phương pháp chuyên gia 34
1.6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 35
1.6.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 35
1.6.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu 37
CHƯƠNG 2 NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ BẢN CHẤT, BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 39
2.1 Nhận thức của học sinh về Bản chất của Biến đổi khí hậu 39
2.2 Nhận thức của học sinh về Biểu hiện của Biến đổi khí hậu 43
2.3 Nhận thức của học sinh về Nguyên nhân dẫn đến Biến đổi khí hậu 48
CHƯƠNG 3 NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ HỆ QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 53
3.1 Nhận thức của học sinh về hệ quả của Biến đổi khí hậu 53
3.2 Nhận thức của học sinh về ứng phó với Biến đổi khí hậu 61
3.3 Cách tiếp cận nguồn thông tin của học sinh về Biến đổi khí hậu 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 1 79
PHỤ LỤC 2 86
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mức biến đổi trung bình của nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nội giai đoạn năm 2046-2065 và 2080-2099 31 Bảng 1.2 Mức biến đổi trung bình của lượng mưa năm tại Hà Nội giai đoạn năm 2046-
2065 và 2080-2099 31 Bảng 1.3 Thông tin chung về các học sinh tham gia nghiên cứu 37 Bảng 2.1 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Bản chất của BĐKH phân loại theo học lực 40 Bảng 2.2 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Bản chất của BĐKH phân loại theo nghề nghiệp của cha mẹ 41 Bảng 3.1 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hậu quả của BĐKH đối với môi trường - sức khỏe con người phân loại theo học lực 60 Bảng 3.2 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về các cách giảm thiểu phát thải khí nhà kính 62 Bảng 3.3 Cơ cấu lựa chọn về đánh giá vai trò của các đối tượng trong quá trình tiếp cận thông tin của học sinh 67
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Nhận thức của học sinh về Bản chất của BĐKH 39 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Biểu hiện BĐKH 43 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Biểu hiện của BĐKH theo khóa học 44 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Biểu hiện của BĐKH phân loại theo giới tính 45 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Biểu hiện của BĐKH phân loại theo học lực 46 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Biểu hiện của BĐKH phân loại theo nghề nghiệp của cha mẹ 47 Biểu đồ 2.7 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Nguyên nhân dẫn đến BĐKH 48 Biểu đồ 2.8 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Nguyên nhân dẫn đến BĐKH phân loại theo khóa học 49 Biểu đồ 2.9 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Nguyên nhân dẫn đến BĐKH phân loại theo giới tính 50 Biểu đồ 2.10 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Nguyên nhân dẫn đến BĐKH phân loại theo học lực 51 Biểu đồ 2.11 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Nguyên nhân dẫn đến BĐKH phân loại theo nghề nghiệp của cha mẹ 52 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với nông nghiệp
và phân loại theo khóa học - giới tính 53 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với nông nghiệp phân loại theo học lực 54 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với nông nghiệp
và phân loại theo nghề nghiệp cha mẹ 55 Biểu đồ 3.4 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với tài nguyên nước, tài nguyên đất và vùng ven biển phân loại theo khóa học 56 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với tài nguyên nước, tài nguyên đất và vùng ven biển phân loại theo giới tính 56 Biểu đồ 3.6 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với tài nguyên nước, tài nguyên đất và vùng ven biển phân loại theo học lực 57
Trang 9Biểu đồ 3.7 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với tài nguyên nước, tài nguyên đất và vùng ven biển theo nghề nghiệp cha mẹ 58 Biểu đồ 3.8 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với môi trường - sức khỏe con người phân loại theo khóa học 59 Biểu đồ 3.9 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với môi trường - sức khỏe con người phân loại theo giới tính 59 Biểu đồ 3.10 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hệ quả của BĐKH đối với môi trường - sức khỏe con người phân loại theo nghề nghiệp của cha mẹ 61 Biểu đồ 3.11 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về Hiện trạng tham gia các hoạt động ngoại khóa 63 Biểu đồ 3.12 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về tổ chức hoạt động chuyên đề 64 Biểu đồ 3 13 Cơ cấu lựa chọn về các nguồn cung cấp thông tin về BĐKH của học sinh THPT Thăng Long 65 Biểu đồ 3.14 Cơ cấu lựa chọn của học sinh về việc trao đổi vấn đề Biến đổi khí hậu với các đối tượng 66
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASCC Awareness Scale for Climate Change
(Thang đo nhận thức về biến đổi khí hậu)
CCAS Climate Change Attitude Scale
(Thang đo thái độ với biến đổi khí hậu) CCESD Climate Change Education for Sustainable Development programme
(Giáo dục Biến đổi Khí hậu vì Sự Phát triển Bền vững)
ESD Education for Sustainable Development
(Giáo dục vì sự phát triển bền vững)
IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban Liên chính phủ vè Biến đổi khí hậu)
KT - XH Kinh tế - xã hội
NAMA Nationally Appropriate Mitigation Action
(Hành động giảm nhẹ phù hợp quốc gia) RCP 4.5 Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp
RCP 8.5 Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change
(Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu) VET Vocational Education and Training
(Giáo dục và Đào tạo nghề)
WISE Web-based Inquiry Science Environment
(Trang web về hỏi đáp khoa học môi trường)
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra ngày một nhanh chóng và phức tạp hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người Sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một vấn đề thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21 BĐKH ảnh hưởng mạnh mẽ đến tài nguyên nước, năng lượng, nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe con người, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (Bùi Văn Hiển và cộng sự, 2019) Chính vì thế, sự BĐKH không còn đơn thuần là vấn đề về môi trường nữa mà nó
đã trở thành vấn đề gắn liền với sự phát triển KT - XH, là yếu tố quan trọng có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của cả thế giới (Lê Nguyễn Đăng Khôi, 2011)
Để thích ứng với điều kiện khí hậu hiện nay, việc nâng cao nhận thức của con người về BĐKH đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với BĐKH (IPCC, 2007) Tại Điều 6, Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) đã quy định về công tác giáo dục, đào tạo và nhận thức của cộng đồng, vấn đề này đã và đang kêu gọi Chính phủ các nước xây dựng và thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng như xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH nhằm đảm bảo sự tiếp nhận của cộng đồng với các thông tin và thúc đẩy sự tham gia của xã hội trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan (UNDP, 2007) Tuy nhiên, không phải tất cả người dân đều nhận thức một cách đúng đắn những kiến thức về BĐKH và các giải pháp ưu tiên mà họ có thể chủ động thực hiện nhằm thích ứng và giảm thiểu BĐKH
Nhận thức về BĐKH là bước cơ bản đầu tiên nhằm hướng tới hành động giảm nhẹ tác hại của BĐKH Nhận thức đúng về BĐKH ở các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển Tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản có 90% cộng đồng có nhận thức đúng về BĐKH và chỉ 35% ở các nước đang phát triển như Ai Cập, Bangladesh, Ấn Độ (Lee TM và cộng sự, 2015) Theo một nghiên cứu trên đối tượng sinh viên khoa học sức khỏe tại Ethiopia, có khoảng 75% số sinh viên được phỏng vấn có nhận thức đúng về tác động của BĐKH đến sức khỏe và 77,5% sinh viên có nhận thức đúng về BĐKH (Nigatu AS và cộng sự, 2014) Tuy nhiên, tại Việt Nam, một nghiên cứu trên người dân sống ở 03 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Nam và Cà Mau) của Việt Nam vào năm 2014, có tới 74,2% người dân có trình độ hiểu biết kém về BĐKH, tức là các biểu hiện, nguyên nhân
Trang 12và tác động của nó, hầu hết các nhóm dễ bị tổn thương trước BĐKH, thích ứng và giảm thiểu các biện pháp đối với BĐKH (Tô Thị My Phương, 2016) Theo một nghiên cứu khác trên 409 cán bộ y tế dự phòng và điều trị tại các tuyến ở Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh năm 2013, chỉ có 0,2% cán bộ y tế của cả hai tỉnh trả lời được 5/5 hậu quả về môi trường và sức khỏe do thiên tai lũ lụt, tỷ lệ cán bộ trả lời được 3/5 hậu quả môi trường
và sức khỏe là 17,4% (Lê Thị Hương và cộng sự, 2014)
Chính vì vậy, việc giáo dục và đào tạo để nâng cao nhận thức về BĐKH từ các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông là rất cấp thiết Việc đánh giá nhận thức là hợp phần không thể thiếu trong việc điều chỉnh và phát triển hệ thống giáo dục Hành động nâng cao nhận thức, kiến thức về BĐKH và thiên tai của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và cộng đồng và tăng cường năng lực, phát triển nguồn nhân lực nữ, thúc đẩy bình đẳng giới trong thích ứng với BĐKH là yếu tố then chốt (Thủ tướng Chính phủ, 2020)
Để nâng cao nhận thức về BĐKH, tại Việt Nam, học sinh chính là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng của đất nước, và cần được đào tạo, hỗ trợ để phát triển KT - XH trong tương lai Các nguy cơ về BĐKH học sinh có thể gặp phải bao gồm những ảnh hưởng trực tiếp về mặt thể chất, tính mạng từ việc gia tăng về tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan và các sự kiện thiên tai đến những ảnh hưởng gián tiếp về
cơ sở vật chất phục vụ cho hệ thống giáo dục, đào tạo, khó khăn về trở ngại tâm lý (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014) Nhận thức được sâu sắc về BĐKH (bản chất, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và giải pháp ứng phó) là hết sức cần thiết đối với mọi người ở mọi lứa tuổi Tuy nhiên, chương trình giáo dục Việt Nam chưa tập trung đến đào tạo kỹ năng thích ứng với BĐKH Ở các trường phổ thông, chưa hình thành môn học riêng, chưa có tài liệu giảng dạy riêng, do đó chưa được chú trọng và đầu tư một cách đầy đủ về cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên chuyên sâu Việc lồng ghép một số nội dung môn học chưa mang tính logic, thậm chí quá tải, do đó việc dạy và học khó đạt hiệu quả như mong muốn (Tạp chí Môi trường, 2021)
Là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó, các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi
Trang 13phân tỏa về phía Biển Đông (sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu) (THPT Thăng Long, 2021)
Hà Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10km (phía Bắc huyện Sóc Sơn) đến trên 30km (từ xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm) (Việt Nam Mới, 2021) Thời gian gần đây, những tác động tiêu cực của BĐKH khiến hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng gia tăng, nắng nóng kéo dài, rét đậm rét hại… trên địa bàn thành phố Hà Nội (Báo Hà Nội Mới, 2020) Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2020, nắng nóng sẽ vượt mức trung bình nhiều năm và Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng từ thời tiết bất thường Theo thống kê, hiện dân số Hà Nội có hơn 8,5 triệu người với 17 khu công nghiệp, trên 1.350 làng nghề, gần 6 triệu xe máy và hơn 600.000 ô tô Đó đều là những nguồn phát thải khí nhà kính, gây BĐKH (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, 2020)
Để có các giải pháp ứng phó với BĐKH phù hợp cần phải đánh giá đúng nhận thức về BĐKH và các biện pháp ứng phó đối với BĐKH của người dân Do đó, những hoạt động nghiên cứu khoa học về nhận thức của cộng đồng tại Thủ đô đang ngày càng ngày càng được quan tâm
Là một trong những trường công lập tốt nhất của Hà Nội, trải qua gần 55 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Thăng Long đã đạt được nhiều thành tích tốt đẹp cùng những đóng góp to lớn trong sự nghiệp trồng người Trường đã nhiều năm được công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động Xuất Sắc” Trường vinh dự được Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động Hạng Nhất, Huân chương Độc lập Hạng Ba Trường vinh
dự là 1/7 trường của toàn quốc được nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội tặng cờ: Đơn vị xuất sắc dẫn đầu khối trung học phổ thông ngành giáo dục Thủ đô Trường nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của UBND quận Hai Bà Trưng Học sinh của trường rất năng động, tham gia nhiều cuộc thi như: Tìm hiểu kiến thức pháp luật, Nhà vô địch Thăng Long hay các hoạt động Liveshow ca nhạc, giải chạy, Music day hay các câu lạc bộ được hoạt động thường xuyên của Nhà trường Tuy nhiên, các chương trình và hoạt động nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ môi trường nói chung cũng như BĐKH nói riêng vẫn chưa được phổ biến trong hệ thống giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa (THPT Thăng Long, 2021)
Trang 14Từ những yếu tố trên, đề tài “Đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học
sinh Trường trung học phổ thông Thăng Long, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” là cần thiết, nhằm xem xét, đánh giá tổng thể về mức độ nhận thức của học sinh
trường THPT Thăng Long Từ đó, đề xuất kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức, hình thành kỹ năng ứng phó với BĐKH cho học sinh để tăng cường hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn về BĐKH
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng nhận thức về BĐKH của học sinh trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THPT Thăng Long;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH của học sinh THPT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về BĐKH
Học sinh THPT: Bao gồm các học sinh lớp 10, 11, 12 ở độ tuổi từ 15 - 17 tuổi
+ Nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá nhận thức của học sinh trường THPT Thăng Long ở cấp độ hiểu biết về bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và ứng phó với BĐKH dựa trên 04 yếu tố: Giới tính, khóa học, học lực và nghề nghiệp của cha mẹ
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhận thức của học sinh Trường THPT Thăng Long về BĐKH hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh về BĐKH?
Trang 155 Ý nghĩa nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngđến nhận thức của học sinh về BĐKH: Khóa học, giới tính, học lực, nghề nghiệp của cha mẹ và đánh giá nhận thức về BĐKH của học sinh THPT tại Hà Nội, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cho học sinh; phát huy vai trò của các em trong việc ứng phó hiệu quả với thiên tai; phát triển khả năng ứng phó và chuẩn bị của học sinh trước tác động của BĐKH ở cấp địa phương
6 Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương này tổng hợp cơ sở pháp lý về BĐKH, tổng quan các tài liệu gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước, ngoài ra chỉ rõ các khái niệm và lý thuyết được sử dụng
để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu khái quát về đối tượng và không gian nghiên cứu, cũng như các phương pháp nghiên cứu Từ đó xây dựng nền tảng cơ sở lý thuyết
và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài
Chương 2: Nhận thức của học sinh về bản chất, biểu hiện và nguyên nhân của BĐKH
Chương này nêu ra các kết quả của nghiên cứu được tiến hành dưới góc độ liên ngành, tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Thăng Long về bản chất, biểu hiện và nguyên nhân của BĐKH
Chương 3: Nhận thức của học sinh về hệ quả của BĐKH và thích ứng với BĐKH
Chương này tập trung phân tích các kết quả nghiên cứu về tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về hệ quả của BĐKH, ứng phó với BĐKH cũng như các cách tiếp cận nguồn thông tin của học sinh
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở pháp lý
Trong những năm gần đây, BĐKH được ghi nhận với diễn biến theo xu thế phức tạp, các hiện tượng khí hậu cực đoan tiếp tục xảy ra với cường độ mạnh và tần suất cao hơn Dự báo đến năm 2050, nếu mực nước biển dâng từ 18 đến 38 cm, tổn thất có thể lên tới 2% GDP của Việt Nam Trước những thách thức của BĐKH, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra chủ trương, chính sách, các văn bản chỉ đạo thể hiện nỗ lực và quyết tâm trong ứng phó với BĐKH (Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 2022) Cụ thể:
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã khẳng định việc chủ động ứng phó với BĐKH là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn
và quyết định sự PTBV của đất nước;
- Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đã đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng, theo đó, ứng phó với BĐKH phải đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển Đồng thời, ứng phó với BĐKH cũng là nội dung quan trọng trong các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
- Luật BVMT số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 quy định công tác quản lý nhà nước về BĐKH đã được thể chế toàn diện hơn Luật đã quy định nội dung
và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương về thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK, bảo vệ tầng ô-dôn Quy định rõ về kiểm kê KNK, các lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK; quy định về lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch; Cơ sở dữ liệu quốc gia về BĐKH; báo cáo quốc gia ứng phó với BĐKH; thực hiện các cam kết quốc tế về BĐKH và bảo vệ tầng ô-dôn Đặc biệt, Luật lần đầu tiên chế định về tổ chức và phát triển triển thị trường các-bon như là công cụ để thúc đẩy mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK, góp phần thực hiện những cam
Trang 17kết của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế Ngoài Luật BVMT, đã xây dựng, sửa đổi và ban hành 10 Luật có nội dung liên quan đến BĐKH
- Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 quy định về giảm phát thải khí nhà kính (KNK), bảo vệ tầng ô-dôn;
- Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về việc Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH;
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2016 về việc phê duyệt Thỏa thuận Pa-ri thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH;
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH;
- Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Pa-ri về BĐKH;
- Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 về Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
- Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP (Quyết định số 417/QĐ-TTg);
- Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam (2020);
- Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 về Hệ thống giám sát
và đánh giá hoạt động thích ứng với BĐKH cấp quốc gia;
- Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK (Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 2022)
Trang 18Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn phê duyệt các văn bản có liên quan đến ứng phó với BĐKH, như: Chiến lược tăng trưởng xanh; các quy hoạch vùng, lĩnh vực; các chương trình, đề án,… Tại Hội nghị COP26 tổ chức tháng 11/2021 tại Vương quốc Anh, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và tham gia nhiều cam kết, sáng kiến như: Cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu, Cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, Tuyên bố Glasgow của các nhà Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất, tham gia Sáng kiến về Liên minh Hành động thích ứng toàn cầu Việc cam kết và tham gia các sáng kiến thể hiện quyết tâm và lộ trình rõ ràng của Việt Nam trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế, khai thông cơ hội tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải vào Việt Nam, sẵn sàng ứng phó với BĐKH nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu Sau Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 (Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 2022)
Các bộ, ngành cũng ban hành các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án liên quan đến ứng phó với BĐKH Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022 về việc quy định chi tiết thi hành Luật BVMT về ứng phó với BĐKH Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho địa phương, một số địa phương
đã ban hành bản cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH (Tạp chí Tài nguyên
và Môi trường, 2022)
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan về thực trạng giáo dục Biến đổi khí hậu
Giáo dục nằm trong nhóm giải pháp thích ứng Giáo dục BĐKH là “quá trình giáo dục sử dụng các tiếp cận sư phạm định hướng hành động, giáo dục giúp cho người dân và thế hệ trẻ nâng cao kiến thức, kĩ năng, giá trị và thái độ đối với việc giảm thiểu
và thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững” (UNESCO, 2010) Đây được xem là một trong những biện pháp chiến lược hữu hiệu, lâu dài và quan trọng đối với cuộc chiến chống BĐKH ở bất cứ một cấp độ nào
Trang 19Được thành lập vào năm 2010, chương trình Giáo dục Biến đổi Khí hậu vì Sự Phát triển Bền vững (CCESD) của UNESCO nhằm mục đích giúp mọi người hiểu về BĐKH bằng cách mở rộng các hoạt động CCESD trong giáo dục không chính quy thông qua phương tiện truyền thông, mạng lưới và quan hệ đối tác Nó dựa trên cách tiếp cận toàn diện của Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD), kết hợp các vấn đề phát triển bền vững chính như BĐKH, giảm thiểu rủi ro thiên tai và các vấn đề khác vào giáo dục, theo cách giải quyết sự phụ thuộc lẫn nhau của tính bền vững môi trường, khả năng kinh
tế và công bằng xã hội Nó thúc đẩy các phương pháp dạy và học có sự tham gia nhằm thúc đẩy và trao quyền cho người học thay đổi hành vi và hành động vì sự phát triển bền vững Chương trình tìm cách giúp mọi người hiểu tác động của sự nóng lên toàn cầu ngày nay và tăng cường “hiểu biết về khí hậu”, đặc biệt là trong giới trẻ và nhằm mục đích làm cho giáo dục trở thành một phần trọng tâm hơn trong ứng phó quốc tế với BĐKH UNESCO hợp tác với chính phủ các quốc gia để tích hợp CCESD vào chương trình giảng dạy quốc gia và phát triển các phương pháp dạy và học sáng tạo để thực hiện điều đó (UNESCO, 2015)
1.2.1.1 Thế giới
Liên bang Úc
Úc đã đi đầu trong lĩnh vực giáo dục vì sự bền vững, thông qua kế hoạch quốc gia vào năm 2000 mang tên Giáo dục Môi trường vì một Tương lai Bền vững Một số sáng kiến và cơ quan đã được thành lập để thực hiện kế hoạch quốc gia, bao gồm Sáng kiến Trường học Bền vững Úc và Viện Nghiên cứu Môi trường và Bền vững Úc Những điều này đã tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược của Úc, được đưa ra vào năm 2006, nhằm hưởng ứng Thập kỷ Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc Chiến lược đặt ra mục tiêu lồng ghép tính bền vững thông qua cách tiếp cận toàn diện thu hút cộng đồng thông qua giáo dục và học tập suốt đời Trong khi BĐKH được coi là một trong những mối quan tâm về môi trường trong kế hoạch quốc gia đầu tiên, một kế hoạch mới được đưa ra vào năm 2009, mang tên Sống bền vững Kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục vì sự bền vững của Chính phủ Úc, đã tập trung nhiều hơn vào BĐKH và tác động của nó đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong bối cảnh toàn cầu rộng lớn hơn Kế hoạch mới kết hợp BĐKH trong giáo dục vì sự bền vững, thay vì thiết lập một lĩnh vực Giáo dục BĐKH mới và có khả năng cạnh tranh Úc lần đầu tiên giới
Trang 20thiệu chương trình giảng dạy quốc gia vào năm 2014, trong đó tính bền vững là một trong ba môn học xuyên suốt chương trình giảng dạy (UNESCO, 2015)
Trung Quốc
Trung Quốc giới thiệu giáo dục môi trường vào cuối những năm 1970 do sự chú
ý ngày càng tăng đối với sự phát triển bền vững và nhu cầu BVMT Sau Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (Rio de Janeiro, 1992), giáo dục môi trường chuyển sang hướng tới môi trường, dân số và phát triển, và cuối cùng là giáo dục vì sự phát triển bền vững (UNESCO, 2015)
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số văn bản chính sách xác định giáo dục môi trường và ESD là chìa khóa dẫn đến giáo dục có chất lượng Năm 2003, Bộ Giáo dục ban hành chính sách hướng dẫn đầu tiên - Hướng dẫn thực hiện giáo dục môi trường
ở trường tiểu học và trung học - về giáo dục môi trường ở Trung Quốc ESD chính thức được đưa vào chính sách giáo dục quốc gia vào năm 2010 trong Đề cương giáo dục quốc gia 2010-2020 và được tích hợp thêm trong một số chính sách giáo dục địa phương Các chính sách và kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu ở Trung Quốc đề cập đến giáo dục nhưng không đề cập cụ thể đến CCE Điều này đã dẫn đến sự hỗ trợ thể chế hạn chế cho đến nay Không có kế hoạch hành động quốc gia về ESD hoặc CCE hoặc chính sách chính thức để thông báo cho việc thực hiện (UNESCO, 2015)
Ở Trung Quốc, ESD chủ yếu đề cập đến việc cung cấp cho các cá nhân kiến thức khoa học, năng lực học tập, các giá trị và lựa chọn lối sống để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước CCE được triển khai phổ biến nhất như một thành phần của ESD Một số phương pháp giáo dục đã được áp dụng để tạo thuận lợi cho việc thực hiện ESD, bao gồm tích hợp các giá trị ESD vào triết lý học đường, phát triển chương trình giảng dạy, xây dựng năng lực cho giáo viên và nhà giáo dục, phương pháp sư phạm ESD và các hoạt động theo chủ đề ESD và CCE (UNESCO, 2015)
ESD là một thành phần của giáo dục bắt buộc, nhưng bị giới hạn trong giáo dục đại học và VET Bộ Giáo dục mới đây đã có văn bản hướng dẫn xác định lĩnh vực VET nói riêng cần phải được cải cách để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế Trung Quốc (UNESCO, 2015)
Vương quốc Anh
Trang 21Giáo dục môi trường và phát triển đã có mặt ở Anh từ những năm 1970, khi các
tổ chức xã hội dân sự đi đầu Từ cuối những năm 1990, chính phủ Vương quốc Anh đã thúc đẩy phát triển bền vững và ESD ở cấp địa phương, khu vực và quốc gia Tuy nhiên, trong khi một số báo cáo chiến lược của chính phủ đề cập đến CCE, chính sách của chính phủ ít tập trung hơn vào ESD kể từ năm 2010 (UNESCO, 2015)
Báo cáo năm 2008 Tương lai tươi sáng hơn – Cuộc sống xanh hơn: Kế hoạch hành động phát triển bền vững 2008-2010 đã vạch ra một số sáng kiến cụ thể liên quan đến Giáo dục BĐKH bằng cách sử dụng phương pháp ESD Điều này bao gồm trao quyền cho thanh niên với các kỹ năng, kiến thức và quyền tự do nói lên ý kiến của họ
và tạo ra sự khác biệt Cùng năm đó, CCE được đưa vào chương trình giảng dạy địa lý Giai đoạn 3 (từ 11 đến 14 tuổi) (UNESCO, 2015)
Báo cáo Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Vương quốc Anh năm 2010 chỉ rõ
đã có những dấu hiệu tiến bộ đáng kể trong việc áp dụng các chính sách liên quan đến ESD và thực tiễn phát triển ở Vương quốc Anh trên nhiều lĩnh vực trong năm 2008 và
2009 Ví dụ, các tài liệu năm 2009 đã nhấn mạnh dự án Trường học bền vững nhằm mục đích trao quyền cho giới trẻ đối phó với những thách thức trong tương lai mà hành tinh phải đối mặt Mục đích là để tất cả các trường trở thành “Trường học bền vững” vào năm 2020 (UNESCO, 2015)
Hàn Quốc
Hàn Quốc có một số chính sách và sáng kiến hỗ trợ giáo dục môi trường Năm
2008, Đạo luật Xúc tiến Giáo dục Môi trường đã khuyến khích phát triển giáo dục môi trường, nhằm mục đích nâng cao nhận thức quốc gia về môi trường, khuyến khích mọi người phát triển các kỹ năng nghiên cứu và tìm hiểu, đồng thời biến những gì họ học được thành hành động (UNESCO, 2015)
Bộ Môi trường, trong Kế hoạch tổng thể giáo dục môi trường 2011-2015, đã đề xuất một chương trình nghị sự về chính sách để giáo dục môi trường được thực hiện thông qua giáo dục chính quy, giáo dục môi trường xã hội và phương pháp tiếp cận cơ
sở hạ tầng giáo dục Các cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực giáo dục chính thức bao gồm:
Trang 22- “Môi trường và Tăng trưởng xanh” là một môn học tự chọn trong chương trình giảng dạy ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, và các lớp học ở trường tiểu học được thiết kế để lồng ghép giáo dục môi trường;
- Thành lập Viện Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên cung cấp các chương trình tương tác dành cho giới trẻ về nghiên cứu môi trường;
- Các Trường học kiểu mẫu về Môi trường, được thiết kế để thể hiện phương pháp thực hành tốt nhất;
- “Thách thức Carbon thấp” tại 10 trường đại học;
- Bồi dưỡng tại chức cho giáo viên để nâng cao trình độ, chuyên môn về giáo dục môi trường (UNESCO, 2015)
1.2.1.2 Việt Nam
Thời gian qua, ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện, cụ thể hóa Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và một số đề án, chương trình mục tiêu ứng phó BĐKH của Chính phủ Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020” và “Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2015”, đồng thời Bộ Giáo dục
và Đào tạo cũng tăng cường quan hệ hợp tác với các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lí rủi ro thiên tai tại Việt Nam Trong năm 2014 và năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thực hiện các đề án đã được phê duyệt; tập huấn đội ngũ giáo viên về tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trong các cơ sở giáo dục cũng như xây dựng bài giảng điện tử E-learning về phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH cho các cấp học Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã định hướng đưa vấn đề giáo dục BĐKH thành một nội dung giảng dạy quan trọng trong các trường phổ thông và được giảng dạy linh hoạt, phù hợp đối với từng cấp học Cụ thể, bậc mầm non sẽ được giáo dục BĐKH thông qua tuyển tập các bài thơ, bài hát, trò chơi ; cấp tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên chủ yếu biên soạn tài liệu tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục BĐKH vào các môn học như Tự nhiên và Xã hội, Địa lí, Sinh học, Kĩ thuật nông nghiệp, Giáo dục công dân…; ở các trường đại học, cao đẳng khối sư phạm, nội dung này đã được đưa thành
Trang 23một chương riêng trong học phần “Con người và Môi trường”, “Khoa học môi trường”,
“Môi trường và phát triển bền vững” (Lê Văn Khoa, 2012)
Ngày 21/2/2013 tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc Thụy Điển và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì phát triển bền vững đã tổ chức hội thảo
“Giáo dục về biến đổi khí hậu”, nhằm phát triển năng lực giảng dạy và nghiên cứu giáo dục BĐKH tại các trường phổ thông bằng phương pháp hiện đại, thu hút sự tìm tòi, yêu thích của HS 06 trường được thí điểm đầu tiên đó là 02 trường tại Hải Phòng, 01 trường tại Hà Nội, 01 trường tại Đồng Tháp và 02 trường tại Thừa Thiên Huế (Nguyễn Thị Hiển, 2019)
Tuy nhiên trên thực tế, BĐKH chưa được xây dựng thành một môn học riêng ở trường phổ thông, chưa có sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy riêng, do đó chưa được chú trọng và đầu tư một cách đầy đủ về nội dung chương trình, cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên chuyên sâu Hiện nay nội dung giáo dục BĐKH chỉ mới được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trong trường phổ thông như Địa Lí, Sinh học, Vật lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Công nghệ… và thông qua một số dự án, một số hoạt động ngoại khóa tổ chức trong trường học để giáo dục BĐKH Điều này đã gây nên hạn chế rất lớn cho vấn đề giáo dục BĐKH: Bản thân nội dung các môn học ở phổ thông bao gồm nhiều vấn đề đặc trưng của môn học, thậm chí nhiều môn học còn bị tình trạng chương trình quá tải, thời lượng giảng dạy hạn hẹp, do đó tích hợp, lồng ghép giáo dục BĐKH chỉ có thể chiếm một nội dung và thời lượng nhỏ trong chương trình, rất khó để giáo viên có thể giáo dục BĐKH cho học sinh một cách hiệu quả và có hệ thống (Nguyễn Thị Hiển, 2019)
Hiện nay, một số địa phương ở Việt Nam, đặc biệt là những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các thiên tai do BĐKH gây ra, đã xuất hiện những dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với địa phương hoặc do các tổ chức giáo dục, môi trường nước ngoài phối hợp với địa phương tổ chức tập huấn cho giáo viên về nội dung, phương pháp
và phương thức giáo dục BĐKH cho học sinh THPT Tuy nhiên do giới hạn về kinh phí,
cơ sở vật chất và nhiều yếu tố khác nên các hoạt động này chỉ có thể thực hiện thí điểm được ở một số trường tại một số tỉnh thành của Việt Nam, trong những khoảng thời gian nhất định, chứ chưa có điều kiện phổ biến rộng rãi đến giáo viên và học sinh trung học phổ thông trong cả nước (Nguyễn Thị Hiển, 2019)
Trang 24Bên cạnh đó, giáo dục BĐKH ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: bản thân nhiều giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của giáo dục BĐKH; lương thấp khiến nhiều giáo viên phải dành thời gian bươn chải, chưa toàn tâm toàn ý cho giáo dục; nhiều giáo viên nữ bị ảnh hưởng bởi công việc gia đình và chăm sóc con cái; nhiều giáo viên lớn tuổi không tiếp xúc nhiều với công nghệ, truyền thông để có thể
hỗ trợ tốt cho giáo dục BĐKH; một số địa phương kinh tế kém phát triển và thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật cũng ảnh hướng đến việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục BĐKH… (Nguyễn Thị Hiển, 2019)
1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong bối cảnh hiện nay, BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại Nhiệt độ tăng, thời tiết ngày càng thất thường và có xu hướng khắc nghiệt hơn, nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và kinh tế-xã hội trong tương lai Do đó, sự cần thiết của việc đánh giá nhận thức về BĐKH trong cộng đồng là rất quan trọng nhằm xây dựng các hoạt động giảm thiểu và thích ứng với các tác động của BĐKH Do đó, các nghiên cứu về nhận thức BĐKH đã được thực hiện trên nhiều đối tượng
Năm 2015, một bài báo mang tựa đề “Hiểu biết của học sinh lớp 6 về cơ chế biến đổi khí hậu toàn cầu” đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Giáo dục và Công nghệ
của Hoa Kỳ Nghiên cứu này báo cáo về tác động của các mô hình công nghệ được triển khai để nâng cao hiểu biết về BĐKH toàn cầu, các cơ chế và mối quan hệ của chúng với việc sử dụng năng lượng hàng ngày BĐKH toàn cầu được triển khai trong trang web
về hỏi đáp khoa học môi trường (WISE), thu hút các học sinh lớp 6 thực hiện các cuộc điều tra trực tuyến bằng cách sử dụng mô hình NetLogo để nâng cao hiểu biết cơ bản về hiệu ứng nhà kính Sau đó, học sinh kiểm tra xem cách hiệu ứng nhà kính gia tăng khi
sử dụng năng lượng hàng ngày Nghiên cứu này dựa trên 03 nguồn dữ liệu chính: (1) Phỏng vấn trước và sau khi sử dụng mô hình; (2) Phân tích các đánh giá tổng hợp sau các cuộc khảo sát trực tuyến; (3) Trường hợp đối lập giữa hai học sinh (Hiểu biết thông thường so với không thông thường về hiệu ứng nhà kính) Kết quả cho thấy giá trị của việc sử dụng điều tra trực tuyến trong việc giảng dạy giúp học sinh có nhiều ý tưởng về các cơ chế thúc đẩy BĐKH toàn cầu Điều tra kết hợp với mô hình giúp học sinh phân biệt các ý tưởng của mình và lập luận, phân tích dựa trên các dẫn chứng Kết quả cho
Trang 25thấy hiểu biết về hiệu ứng nhà kính là nền tảng để xây dựng mối liên hệ giữa việc sử dụng năng lượng hàng ngày và sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu Khó khăn trong việc nâng cao hiểu biết chuyên sâu và lô-gíc là sự tồn tại của một khái niệm thay thế về ô-dôn như một lời giải thích cho BĐKH Những phát hiện này cho thấy tính cấp thiết phải sửa đổi chương trình giảng dạy dựa trên các thử nghiệm trong lớp học Nghiên cứu phân tích về các đặc điểm thiết kế chính của các mô hình và sửa đổi hướng dẫn có thể thay đổi việc dạy và học về BĐKH toàn cầu (Tammie Visintainer và cộng sự, 2015)
Năm 2016, Khoa Giáo dục, Đại học Obafemi Awolowo trực thuộc Viện Giáo
dục của Nigeria đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức của sinh viên tại hai trường Đại học ở Bang Oyo, Nigeria về Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững” Nghiên cứu
đã triển khai khảo sát 300 sinh viên đang theo học tại Đại học Ibadan tại Ibadan và Đại học Công nghệ Ladoke Akintola tại Ogbomoso thuộc bang Oyo, Nigeria bằng phương pháp sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên có mục đích Mỗi mục gồm 45 câu với định dạng phản hồi loại Likert với tiêu đề “Nhận thức về BĐKH và Phát triển bền vững của sinh viên” đã được triển khai Dữ liệu thu thập được phân tích bằng cách sử dụng phần trăm cơ bản và kiểm định t Kết quả cho thấy sinh viên chưa tốt nghiệp có nhận thức cao
về khái niệm BĐKH, có khả năng tiếp cận các nguồn thông tin, các trải nghiệm cá nhân, hoạt động cộng đồng và giáo dục có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của họ Kết quả cho thấy, mức độ BĐKH và nhận thức về phát triển bền vững theo giới (t=0,733 > 0,05) không có sự khác biệt đáng kể Tuy nhiên, mức độ nhận thức của sinh viên chưa tốt nghiệp về khái niệm BĐKH dựa trên quản lý của nhà trường (t=0,013 < 0,05) lại có sự thay đổi lớn Kết quả của nghiên cứu đã chỉ rõ giáo dục về BĐKH nên được xây dựng
và đưa vào chương trình giảng dạy của trường học ở tất cả các cấp; việc đào tạo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên liên quan về BĐKH phải được thực hiện mà không phân biệt đối xử dưới mọi hình thức (Agboola và cộng sự, 2016)
Cùng trong năm 2016, nhóm các tác giả của Khoa Giáo dục Khoa học Xã hội,
Đại học Nigeria đã đăng tải nghiên cứu về “Nhận thức và thái độ về Biến đổi khí hậu của học sinh Trung học phổ thông ở khu Giáo dục Umuahia của Bang Abia, Nigeria”
Sáu câu hỏi nghiên cứu (Điểm nhận thức về BĐKH của học sinh trung học phổ thông ở khu vực giáo dục Umuahia là bao nhiêu? Điểm ý nghĩa về thái độ của học sinh đối với BĐKH? Nhận thức về BĐKH có ý nghĩa như thế nào về điểm số của học sinh nam và
Trang 26nữ? Thái độ của học sinh nam và nữ có ý nghĩa như thế nào đối với BĐKH? Nhận thức
về BĐKH có ý nghĩa như thế nào về điểm số của học sinh về vị trí trường học? Điểm số
về thái độ của học sinh đối với BĐKH xét về vị trí trường học là gì?) và bốn giả thuyết (Không có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình nhận thức về BĐKH của nam và nữ học sinh trung học cơ sở; Không có sự khác biệt đáng kể về điểm số trung bình về thái
độ của nam và nữ học sinh trung học đối với BĐKH; Không có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình nhận thức về BĐKH của học sinh trung học cơ sở ở thành thị và nông thôn; Không có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình thái độ của học sinh trung học
cơ sở ở thành thị và nông thôn đối với BĐKH) đã định hướng cho cuộc nghiên cứu Nghiên cứu đã thông qua thiết kế nghiên cứu khảo sát mô tả Nghiên cứu tiến hành khảo sát tất cả 2012 học sinh trung học phổ thông lớp hai của 34 trường trung học ở bốn khu vực chính quyền địa phương trong khu giáo dục Umuahia Kỹ thuật chọn mẫu có mục đích được sử dụng để lấy mẫu 16 trường trong số 34 trường trung học và 640/2012 học sinh Hai công cụ đã được sử dụng để thu thập dữ liệu Các công cụ này là Thang đo nhận thức về BĐKH (ASCC) và Thang đo thái độ với BĐKH (CCAS) Các công cụ được phát triển bởi nhà nghiên cứu và được xác nhận bởi ba chuyên gia tại Đại học Nigeria, Nsukka Dữ liệu thu thập được phân tích bằng cách sử dụng điểm trung bình
và độ lệch chuẩn để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong khi kiểm định t được sử dụng
để kiểm tra các giả thuyết được xây dựng cho nghiên cứu Kết quả chính của nghiên cứu dựa trên dữ liệu đã khẳng định: Học sinh trung học phổ thông khu giáo dục Umuahia nhận thức về BĐKH chưa cao, không có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình nhận thức về BĐKH của học sinh nam và nữ; Có sự khác biệt đáng kể về điểm trung bình nhận thức về BĐKH của học sinh giữa khu vực thành thị và nông thôn (Samuel A.Z và cộng sự, 2016)
Năm 2018, Đại học Minh Truyền, Đài Bắc, với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và
Công nghệ Đài Loan đã phát triển nghiên cứu “Hướng tới mô hình nhận thức về BĐKH: Nghiên cứu bảng hỏi giữa các sinh viên đại học ở Đài Loan” Cuộc khảo sát điều tra
kiến thức, mối quan tâm và thay đổi hành vi về BĐKH đã được thực hiện đối với 1118 sinh viên đại học tại 09 trường đại học trên khắp Đài Loan vào tháng 6 năm 2016 Phương pháp nghiên cúu sử dụng các biến phụ thuộc và các biến giải thích Các Biến phụ thuộc là những kiến thức liên quan đến BĐKH, nhận thức rủi ro và sự sẵn sàng thay đổi hành vi của sinh viên đại học ở Đài Loan được đánh giá thông qua bảng câu hỏi ba
Trang 27phần bằng tiếng Trung (chữ viết phồn thể) vào tháng 6 năm 2016 Một thử nghiệm được tiến hành thí điểm với 231 người tham gia và thiết lập một loạt các nhóm tập trung để điều tra chất lượng câu hỏi Kết quả được sử dụng để lựa chọn bộ câu hỏi cuối cùng đưa vào bảng hỏi chính thức Kiến thức được đánh giá bằng 15 câu hỏi trắc nghiệm bao gồm các khía cạnh khoa học và xã hội cơ bản của BĐKH, xét theo tỷ lệ phần trăm câu trả lời đúng Để đo lường nhận thức về rủi ro, nhóm tác giả đã hỏi sử dụng 14 câu hỏi Trong bài báo này, kết quả cho các câu hỏi được trình bày như sau: “Bạn có quan ngại rằng BĐKH toàn cầu sẽ gây hại cho bạn vào một thời điểm nào đó trong đời?” đưa ra các lựa chọn trả lời “Rất quan ngại”, “Hơi quan ngại”, “Quan tâm một chút”, “Không hề quan tâm”, “Không tồn tại BĐKH” và “Không biết” Để đo lường sự sẵn sàng thay đổi hành
vi, chúng tôi đã hỏi bốn câu hỏi Trong bài viết này, kết quả sẽ trình bày câu hỏi “Bạn
đã thay đổi hành vi của mình về vấn đề BĐKH ở mức độ nào với các lựa chọn “Không hề”, “Một phần” hay “Thay đổi rất nhiều”? Các biến giải thích là giới tính, thu nhập hộ gia đình bằng đơn vị tiền tệ Đài Loan mới, khu vực quê hương, trình độ học vấn của cha
mẹ, học lực, khu vực sinh viên theo học, đảng phái chính trị của sinh viên; xếp hạng trường đại học cũng được đưa vào như một biến số Trình độ học vấn của mẹ được sử dụng vì nó thể hiện mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các biến số kết quả so với trình độ học vấn của cha Nghiên cứu tiến hành lựa chọn các chuyên ngành của sinh viên thành
ba ngành chính được Bộ Giáo dục Đài Loan sử dụng: Nhân văn, Khoa học Xã hội và Khoa học và Công nghệ Tuy nhiên, sau đó danh mục thứ tư đã được thêm vào nghiên cứu về “Khoa học làm đẹp và mỹ phẩm” (ban đầu được bao gồm trong danh mục Khoa học và Công nghệ) sau khi xem xét nội dung chương trình giảng dạy của chuyên ngành này Đối với đảng phái chính trị, các sinh viên được yêu cầu chỉ ra đảng chính trị mà họ xác định nhất Nghiên cứu tiến hành điều tra ba biến phụ thuộc trong nghiên cứu: (1) Kiến thức về BĐKH; (2) Quan ngại về BĐKH và (3) Thay đổi hành vi liên quan đến BĐKH Do các điểm về kiến thức BĐKH không được phân phối theo chuẩn và vì các biến phụ thuộc khác được phân tích theo thứ tự nên điểm kiến thức được chuyển đổi thành các loại thứ tự để có sự gắn kết hơn trong việc xử lý các biến kết quả của nghiên cứu Trước tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm định Kruskal-Wallis H để đánh giá tác động của từng biến giải thích riêng lẻ đối với các biến phụ thuộc Sau đó, nghiên cứu đã phát triển các mô hình hồi quy logistic thứ tự để ước tính quy mô ảnh hưởng của các biến giải thích trong các mô hình tích hợp Mô hình phù hợp nhất cho từng biến phụ thuộc
Trang 28đã được chọn bằng cách sử dụng mức độ phù hợp của thống kê Tất cả các phân tích được thực hiện bằng phần mềm SPSS Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức của sinh viên về BĐKH được phân bổ đều theo khu vực nhưng có sự khác biệt rõ rệt theo vị trí KT - XH, với 65% tỉ lệ sinh viên “quan tâm một chút” và 28% “rất lo ngại”, trong khi số lượng sinh viên không quan tâm đến BĐKH là không đáng kể Ở miền đông và miền nam Đài Loan, các sinh viên bày tỏ quan ngại nhiều hơn, do đây là những khu vực
dễ bị tổn thương hơn trước các hiện tượng thời tiết nguy hiểm Tuy nhiên, mức độ lo ngại cao này không chuyển thành hành động, vì chỉ 38% số người được hỏi cho rằng họ nhận thức “một phần” và 11% sinh viên hiểu biết “rất nhiều” về thay đổi nhận thức để ứng phó với BĐKH Mức độ thay đổi hành vi cao hơn được báo cáo do sinh viên bày
tỏ mối quan tâm nhiều hơn và có kiến thức về BĐKH ở mức độ thấp hơn Trái ngược với các nghiên cứu về xã hội phương Tây, nghiên cứu này định hướng xây dựng mô hình Đông Á, việc tăng trưởng kinh tế và môi trường diễn ra theo những cách đối lập và khác nhau, vì vậy giải pháp chính cần Chính phủ chú trọng là quản lý chính sách Hạn chế của nghiên cứu này dựa trên mức độ quan tâm và những thay đổi trong quá trình tự báo cáo của đối tượng khảo sát và những phản hồi này có thể bị sai lệch (ví dụ: xu hướng mong muốn xã hội) Bên đó, vì dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu cắt ngang - dữ liệu điều tra được thu thập một lần duy nhất của các đối tượng ngay tại một thời điểm, vì vậy kết quả không thể đưa ra kết quả cụ thể liên quan đến các mối tương quan giữa các yếu
tố, mặc dù các phân tích hồi quy đã làm sáng tỏ các mối quan hệ có thể có trong các phát hiện trong nghiên cứu (Bruno D G và cộng sự, 2018)
Cùng trong năm này, trên Tạp chí Giáo dục Bền vững đăng tải một bài báo với
tựa đề “Đánh giá mức độ nhận thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững của sinh viên Đại học Bang Partido, Camarines Sur, Phi-líp-pin” Nghiên cứu sử dụng phương
pháp khảo sát sử dụng công cụ thang điểm 5 của Lickert 247 người được chọn ngẫu nhiên từ nhóm sinh viên của trường đại học và được chia đều theo khóa học Kết quả chỉ ra rằng, mức độ nhận thức của học sinh cuối cấp thường cao hơn so với học sinh năm nhất Ngoài ra, các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nhận thức của người được hỏi có sự khác nhau giữa các cấp độ năm học Sinh viên năm nhất cảm nhận trải nghiệm theo xu hướng cá nhân trong khi sinh viên năm thứ hai, ba và năm cuối nhận thức giáo dục và hành động của Chính phủ là những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến mức độ nhận thức của họ Các kênh thông tin truyền thông về BĐKH cũng
Trang 29khác nhau giữa sinh viên các năm Trong số 04 kênh được trình bày trong cuộc khảo sát, sinh viên năm thứ nhất và thứ hai cho rằng phương tiện thông tin đại chúng, gia đình, các khóa đào tạo và hội thảo, sinh viên năm thứ ba nhận thức internet, phương tiện truyền thông xã hội và sinh viên năm thứ tư nhận thức giáo dục, truyền thông đại chúng, gia đình cũng như các khóa đào tạo và hội thảo là các kênh thông tin quan trọng Nhìn chung, sự khác biệt giữa các khóa sinh viên có thể được sử dụng làm cơ sở để phát triển các hoạt động học tập cũng như ngoại khóa theo giới tính và trình độ năm học của các sinh viên tham gia nhằm nâng cao năng lực thích ứng và nhận thức của họ (Ariel B Barreda và cộng sự, 2018)
Năm 2021, Tạp chí Nghiên cứu Prithvi tại Nepal đã đăng tải một bài báo với tựa
đề “Nghiên cứu đánh giá nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người ở Nepal” Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện để
đánh giá nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe của học sinh trung học cơ
sở đang học lớp 9 và 10 của trường trung học Jaycee Bal Sadan ở Biratnagar Để thu thập dữ liệu, bộ câu hỏi bán cấu trúc tự quản lý được xây dựng bằng tiếng Anh trên cơ
sở các mục tiêu của nghiên cứu Công cụ nghiên cứu gồm hai phần: Phần I: Thông tin nhân khẩu - xã hội và Phần II: Nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe (gồm các câu hỏi liên quan đến kiến thức, nhận thức về BĐKH, nguyên nhân BĐKH, tác động của BĐKH, tác động của BĐKH đối với sức khỏe và các biện pháp phòng ngừa) Giá trị nội dung của công cụ được thực hiện bằng cách xem xét tài liệu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia Theo kết quả kiểm định trước được thực hiện trên 10% cỡ mẫu, việc điều chỉnh bảng câu hỏi được thực hiện ở phần kiến thức và nhận thức Bảng câu hỏi được hoàn thiện sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia bằng tiếng Anh Phần kiến thức gồm 15 câu hỏi bán cấu trúc dạng trắc nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm (Có/Không)
và phần Nhận thức gồm 10 câu hỏi bán cấu trúc dạng phân đôi (Có/Không) Mỗi câu hỏi liên quan đến kiến thức, nhận thức được 1 điểm nhưng trong trường hợp có nhiều câu trả lời thì mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Tổng số điểm sau đó được chuyển đổi thành tỷ lệ phần trăm và được diễn giải như sau: trên 75% nhận thức đầy đủ, (55-75) % nhận thức trung bình và dưới 55% nhận thức không đầy đủ
Dữ liệu được thu thập theo phương pháp điều tra 110 sinh viên Trước khi phê duyệt việc thu thập dữ liệu được lấy từ Ủy ban quản lý nghiên cứu của Cơ sở điều dưỡng
Trang 30Biratnagar, Đại học Tribhuvan, Viện Y học, Biratnagar Thư chấp thuận được lấy từ Hiệu trưởng của các trường học để tiến hành nghiên cứu Việc đồng ý bằng văn bản cũng được lấy ý kiến từ mỗi học sinh trả lời sau khi giải thích mục đích của nghiên cứu Quyền riêng tư, bảo mật thông tin của tất cả những người được hỏi được đảm bảo Học sinh trả lời đã được giải thích về bản chất và mục đích của nghiên cứu sau khi thu thập trong một lớp học Sau đó, các hướng dẫn để hoàn thành bảng câu hỏi đã được xác định trước khi phát bảng câu hỏi Trong thời gian thu thập dữ liệu, việc giám sát đã được thực hiện để ngăn ngừa sai số dữ liệu giữa những người tham gia và sau đó được thu thập được kiểm tra tính đầy đủ Chỉ có các nhà nghiên cứu tham gia vào việc thu thập dữ liệu (Bhawana Gautam và cộng sự, 2021)
1.2.3 Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu nhận thức về BĐKH cũng được triển khai thực hiện trên nhiều đối tượng như người dân ven biển, người dân sản xuất nông nghiệp đều là những đối tượng chịu tổn thương từ tác động của BĐKH
Năm 2017, tác giả Trần Thị Minh Ngọc đã công bố luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Biến đổi khí hậu với đề tài “Nhận thức và thái độ của học sinh trung học phổ thông về BĐKH hiện nay: Nghiên cứu trường hợp học sinh trường THPT Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội” Áp dụng phương pháp Delphi trong nghiên cứu về nhận thức và
hành vi của học sinh về BĐKH là một hướng tiếp cận mới Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn tổ chức những hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục về BĐKH vào chương trình học tập của học sinh THPT và có thể áp dụng cho nhiều cấp học khác Các vấn đề được đề cập đến trong nghiên cứu bao gồm các nội dung về nguyên nhân, diễn biến, biểu hiện, thích ứng với BĐKH hiện đại Kết quả điều tra Delphi cho thấy đối tượng học sinh THPT là lứa tuổi có tầm hiểu biết về BĐKH chưa thực sự toàn diện Tuy nhiên, đây là cấp học có vai trò quan trọng liên quan đến các hoạt động ngoại khóa trong bối cảnh BĐKH, đồng thời có sự ảnh hưởng đến những đối tượng xung quanh Vì vậy, khảo sát nhận thức và thái độ của học sinh về BĐKH là điều cấp thiết Từ đó có giải pháp nhằm bổ sung thêm thông tin và tổ chức hoạt động cụ thể nhằm nâng cao hiểu biết của các em sẽ có ý nghĩa thực tiễn Kết quả khảo sát có thể thấy nhận thức về BĐKH của học sinh trường THPT Xuân Đỉnh ở mức độ tương đối cao Tuy nhiên, hành vi và thái
độ của học sinh trong bối cảnh BĐKH chưa được bổ sung một cách toàn diện, vì vậy
Trang 31vẫn còn một số học sinh có hành vi chưa bảo vệ môi trường Những bài học về giáo dục BĐKH cần được chú ý thích đáng và thực hiện hiệu quả hơn trong trường THPT Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi của học sinh trong bối cảnh BĐKH là (i) Tuyên truyền và giải thích cho mọi người biết tác hại của việc sử dụng túi nilon; (ii) Tuyên truyền giảm lượng sử dụng túi nilon; (iii) Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường; (iv) Tuyên truyền và khuyến khích đi học bằng phương tiện thân thiện với môi trường; (v) Tổ chức ngày thứ 7 xanh (Trần Thị Minh Ngọc, 2017)
Năm 2018, Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật số 50 đã đăng tải bài báo với
tựa đề “Thực trạng nhận thức và hành động của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đối với vấn đề Biến đổi khí hậu hiện nay” Nghiên cứu sử
dụng hai phương pháp chính Thứ nhất là phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tư liệu thứ cấp sẵn có Phương pháp này xuất phát từ việc tìm đọc và chắt lọc các tư liệu thông qua sách báo, Internet, tạp chí, các báo cáo khoa học, các thống kê, báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội về vấn đề biến đổi khí hậu Thứ hai là phương pháp thu thập và xử lý thông tin định lượng Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn Bảng hỏi được thiết kế trên Google form dưới dạng thức câu hỏi đóng, gồm 10 câu hỏi liên quan đến nhận thức và hành động của sinh viên đối với vấn
đề biến đổi khí hậu Từ kết quả khảo sát tại thực địa, các thông tin định lượng được xử
lý cho ra các số liệu thống kê mô tả bằng phần mềm excel Với phương pháp này chúng tôi tiến hành khảo sát 352 đơn vị mẫu là sinh viên của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh không phân tổ về giới tính và khóa học/năm học Hướng tiếp cận của nghiên cứu sử dụng hướng tiếp cận theo lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết cấu trúc chức năng để xem xét khả năng lựa chọn hành động ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật như thế nào Xu hướng lựa chọn hành động ứng phó trước vấn đề biến đổi khí hậu của sinh viên có nằm trong sự cân nhắc, tính toán sự “được – mất” trong lợi ích của sinh viên đối với vấn đề biến đổi khí hậu hay không Đồng thời làm rõ hơn hành động ứng phó và thích nghi của sinh viên với vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra trong một môi trường, hoàn cảnh lịch sử cụ thể là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, với những chức năng và cấu trúc ấy, chúng tôi muốn xem xét vai trò và chức năng của nhà trường trong việc tổ chức, triển khai các chương trình và hoạt động cho sinh viên nhằm nâng cao nhận thức, khả năng hiểu biết và vận dụng, thích nghi với BĐKH Kết quả nghiên cứu cho thấy, Sinh
Trang 32viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã có nhận thức khá đầy
đủ về biến đổi khí hậu, từ các biểu hiện đến các tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của con người Và cũng chính vì vậy, sinh viên bước đầu đã và đang có những hành động nhằm để góp phần giảm thiểu tối đa tình hình biến đổi khí hậu và những tác động của nó, đồng thời “thích ứng” với tình hình biến đổi khí hậu là cách “sống chung” với BĐKH trong trạng thái của sự hài hòa, cân bằng cuộc sống Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia cũng như nâng cao nhận thức cho sinh viên về biến đổi khí hậu và các tác hại của biến đổi khí hậu gây ra Vai trò và chức năng của Nhà trường đã thể hiện một cách
rõ nét trong các chương trình và hoạt động được triển khai tại trường (Nguyễn Thị Như Thủy và cộng sự, 2018)
Trong Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu Số 11 năm 2019, một nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung được đăng tải với tiêu đề
“Nhận thức về Biến đổi khí hậu của thanh niên Miền Trung từ khóa học mùa hè về Biến đổi khí hậu năm 2017” Đối tượng nghiên cứu là nhận thức về BĐKH của các bạn trẻ
dưới 32 tuổi đang sinh sống và làm việc tại Miền Trung ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi Các bạn trẻ là nghiên cứu viên, giảng viên và sinh viên, nên vấn đề nhận thức của
họ có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực Kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh niên Miền Trung đã có nhận thức đúng đắn về BĐKH và những tác động của BĐKH lên cuộc sống
và nghề nghiệp tương lai của họ để đề xuất các biện pháp ứng phó thích hợp Đây là những nền tảng tri thức cơ bản cho những định hướng phát triển trong tương lai nhằm thích ứng tốt hơn với BĐKH tại Miền Trung Việc tổ chức các khóa học mùa hè về BĐKH dành cho thanh niên ở khu vực miền Trung nói riêng và toàn quốc nói chung là cần thiết để trang bị những kiến thức nền tảng về thích ứng và giảm thiểu BĐKH cho các bạn trẻ, từ
đó hình thành nên tầm nhìn và định hướng nghề nghiệp phù hợp với tình hình của địa phương Các bạn trẻ đã có ý thức rõ rệt trong việc tìm kiếm các giải pháp thích ứng với BĐKH và tích cực trao đổi và thảo luận trong suốt khóa học, điều này cho thấy nhu cầu được đào tạo về BĐKH ở Miền Trung rất lớn (Hoàng Thị Bình Minh và cộng sự, 2019)
Tạp chí Y học dự phòng Tập 29, số 11 năm 2019 đã đăng tải bài báo với tựa đề
“Nhận thức về Biến đổi khí hậu tác động đến sức khỏe của sinh viên Đại học Huế năm 2019” Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn 1305 sinh viên, sử dụng phương pháp
Trang 33chọn mẫu theo nhiều giai đoạn Giai đoạn thứ nhất là lập danh sách các trường thuộc Đại học Huế, dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, chọn 6 trường vào nghiên cứu, bao gồm: Đại học Y Dược, Đại học Sư phạm, Đại học Nông lâm, Đại học Khoa học, Đại học Luật, Đại học Ngoại ngữ Giai đoạn thứ hai là sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, chọn ngẫu nhiên 8-10 lớp ở mỗi trường đã chọn, đủ 210-215 sinh viên tại một trường Sử dụng bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn dựa trên các nghiên cứu đang được tiến hành trên thế giới Bộ câu hỏi có 56 câu, gồm 3 phần: Thông tin cá nhân; BĐKH và tác động của BĐKH đến sức khoẻ; Nhu cầu về thông tin, giáo dục và đào tạo Kết quả cho thấy, Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có nhận thức đúng về BĐKH cao, tuy nhiên nhận thức về tác động của BĐKH tới sức khỏe vẫn còn hạn chế Trong đó, nhận thức đúng về các nhóm bệnh do tác động của BĐKH như bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần, suy dinh dưỡng, các bệnh có sẵn trong nước và những nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH như người có đời sống kinh tế xã hội thấp, dân tộc thiểu số, người dân địa phương, chiếm tỷ lệ còn thấp Các biện pháp nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH đến sức khỏe cho sinh viên cần được thực hiện trong thời gian tới, chú trọng đến việc nâng cao kiến thức về các vấn đề sức khỏe do tác động của BĐKH và các nhóm người dễ bị tổn thương bởi BĐKH (Bùi Văn Hiển và cộng sự, 2019)
Cùng trong năm 2019, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn số 62 đã đăng tải bài
báo “Thực trạng nhận thức của cư dân huyện Cần Giờ về Biến đổi khí hậu hiện nay”
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi 614 đại diện hộ gia đình, được chọn theo cách lập mẫu ngẫu nhiên phân tầng tại 6 xã và 1 thị trấn của huyện Cần Giờ Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS với các dạng số liệu phân bố tỉ lệ Phương pháp thứ hai được sử dụng trong nghiên cứu là Phương pháp phỏng vấn sâu, trong đó dữ liệu định tính được thu thập chọn lọc
từ 10 cuộc phỏng vấn sâu bán cấu trúc bao gồm đại diện chính quyền địa phương các cấp và người dân địa phương Những thông tin từ phỏng vấn sâu này sẽ giúp nắm bắt thêm tình hình kinh tế xã hội của thành phố, tình hình của địa phương, nhận thức của người dân và ý kiến của cán bộ địa phương về nhận thức của người dân đối với BĐKH hiện nay tại huyện Cần Giờ Cuối cùng là Phương pháp thảo luận nhóm tập trung, tổ chức 03 cuộc thảo luận nhóm ở 02 địa bàn nghiên cứu đặc trưng như: đảo, bán đảo (vùng duyên hải) của huyện Cần Giờ để thu thập các thông tin về vấn đề nhận thức, chiến lược
Trang 34ứng phó với thiên tai, các hiện tượng thời tiết bất thường và BĐKH Mỗi nhóm có 08 người trong đó tỷ lệ phụ nữ tham gia là 50% Một nhóm từ 45 đến 65 tuổi và hai nhóm còn lại từ 20 đến 24 tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân tiếp cận thông tin về BĐKH còn quá ít, chỉ có một bộ phận quan tâm từ các phương tiện truyền thông đại chúng và chính quyền địa phương Việc chia sẻ thông tin trong cộng đồng còn khá rời rạc, thụ động Từ đó, hành động của người dân còn mang tính tự phát, đơn lẻ và chưa tạo được sức mạnh cộng đồng Ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH tới gia đình đang có xu hướng tăng hơn là giảm đi Không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế, còn làm tăng thêm gánh nặng đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp Vấn đề “Mất/ Ảnh hưởng đến việc làm/ sinh kế” sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các thành viên của hộ gia đình Xu hướng này tăng lên khá rõ so với các ảnh hưởng khác và đây là vấn đề nghiêm trọng mà người dân cảm nhận được qua thực tiễn (Nguyễn Minh Nhựt, 2019)
Năm 2020, Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường số 31 đã đăng tải kết
quả của nghiên cứu “Đánh giá Nhận thức - Thái độ - Hành vi của sinh viên Đại học Cần Thơ về Biến đổi khí hậu” của trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu này tiến hành
phỏng vấn 120 học sinh năm ba trở lên ở 04 khoa gồm: Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (30 sinh viên), khoa Nông nghiệp (30 sinh viên), khoa Kinh tế (30 sinh viên), khoa Sư phạm (30 sinh viên) về nhận thức (mức độ hiểu biết về BĐKH, khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và tác hại của BĐKH, thái độ (mức độ quan tâm đến các vấn đề của BĐKH bao gồm truyền thông, các biểu hiện của BĐKH, biện pháp giảm thiểu và thích ứng), trách nhiệm bản thân về các vấn đề liên quan đến BĐKH, hành vi (những việc làm như tuyên truyền, sử dụng năng lượng, nước, xử lý và quản lý chất thải) đối với vấn đề BĐKH Kết quả cho thấy, tất cả sinh viên tham gia khảo sát có nhận thức về BĐKH, biểu hiện và tác động của BĐKH tới đời sống hàng ngày tương đối cao Sinh viên khoa Sư phạm có hiểu biết và nhận thức về BĐKH thấp nhất so với khoa Kinh tế, khoa Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường và khoa Nông nghiệp Đa số sinh viên ở các khoa đều có thái độ quan tâm, lo lắng những vấn đề nghiêm trọng mà BĐKH gây ra và thể hiện trách nhiệm của bản thân, mong muốn thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH Sinh viên được phỏng vấn đều cho biết sẽ thay đổi hành vi trong thói quen sinh hoạt, sử dụng năng lượng hay việc quản lý và xử lý chất thải, tham gia tích cực về truyền thông nâng cao nhận thức cho sinh viên và cộng đồng Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin ban đầu về hiểu biết, thái độ và nhận thức của sinh viên đối với BĐKH, làm
Trang 35cơ sở để Khoa và Trường tổ chức những hoạt động, chương trình ngoại khóa,… lồng ghép giáo dục về BĐKH vào chương trình học tập của sinh viên để hiểu biết, thái độ và
có hành vi ứng xử đúng cho chiến lược giảm thiểu và thích ứng với BĐKH ở Việt Nam (Nguyễn Thanh Hòa và cộng sự, 2020)
Năm 2021, tác giả Đỗ Minh Hải đã công bố luận văn Thạc sỹ về “Nghiên cứu xây dựng chương trình khung truyền thông về Biến đổi khí hậu cho cán bộ hội nông dân cấp xã, thí điểm tại tỉnh Hưng Yên” Kết quả nghiên cứu cho thấy qua các điều tra, khảo
sát và tổng quan tài liệu, có thể khẳng định rằng xây dựng chương trình khung truyền thông về BĐKH cho đối tượng nông dân ở tỉnh Hưng Yên là hết sức cần thiết và có khả năng thành công cao, đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra Việc xây dựng chương trình này
đã thu hút sự tham gia đông đảo của nông dân địa phương từ những người đứng đầu về công tác bảo vệ môi trường hay những người lãnh đạo nông dân của địa phương đã giúp cho chương trình đạt được hiệu quả cao (Đỗ Minh Hải, 2021)
1.3 Các khái niệm làm việc
1.3.1 Biến đổi khí hậu
Theo UNFCCC, “tác động bất lợi của biến đổi khí hậu” là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng tác động có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản
lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống KT - XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người “Biến đổi khí hậu” nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu
và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được (UNFCCC, 1992)
Theo Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), BĐKH là sự biến đổi
về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình
và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất (IPCC, 2007)
Trang 36Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm về BĐKH được nêu trong Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH: “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn” BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” Đây là một định nghĩa được xây dựng trên cơ sở bản chất của BĐKH được nêu rõ theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) (Thủ tướng Chính phủ, 2012)
1.3.2 Nhận thức
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, nhận thức là một quá trình phức tạp,
nó được bắt đầu từ việc xem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cục, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn Do đó, nhận thức là sự phản ánh vào ý thức những hoạt động thực tiễn của con người, dưới dạng ý niệm và biểu tượng Nhận thức là một quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau Tuỳ theo tính chất sự tư duy, quá trình đó được phân ra thành cấp độ khác nhau: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa học Bên cạnh đó, tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng Đối tượng được nhận thức bao gồm sự phát triển của các đối tượng, những mối quan hệ, những quy luật vận động được diễn đạt bằng ngôn ngữ hoặc hệ thống ký hiệu khác Do đó, tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển KT – XH (Lê Văn Hảo, 2021)
Mặt khác, nhận thức được coi một quá trình phức tạp trong thang cấp độ tư duy của Benjamin Samuel Bloom Về tổng thể, nhận thức là một quá trình gồm 06 cấp độ từ hoạt động nhận biết đến hoạt động đánh giá (Lê Văn Hảo, 2021)
Ngoài ra, nhận thức là một trong những chức năng quan trọng của xã hội học Theo quan điểm xã hội học, nhận thức thể hiện ở việc giải nghĩa, hiểu biết các hiện tượng và các quá trình xã hội Các hiện tượng hay quá trình xã hội đều có mục đích, ý nghĩa và giá trị nào đó đối với con người và xã hội thông qua quan sát, miêu tả tỉ mỉ, dựa vào tư duy logic để nhận thức chúng (Lê Văn Hảo, 2021)
Trang 37Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này, “nhận thức” của học sinh được coi là những kiến thức ở mức ghi nhớ được những thông tin thu được và nhận biết được ý nghĩa của tri thức
1.3.3 Đánh giá
Khái niệm “Đánh giá” được hiểu theo nhiều cách khác nhau
Năm 1984, R Tyler đã đưa ra khái niệm về đánh giá, “quá trình đánh giá chủ yếu
là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục” (Trần Thị Tuyết Oanh và cộng sự, 2010) Như vậy, trong khái niệm này, đánh giá thể hiện ở
sự xem xét mức độ thích đáng giữa toàn bộ các thông tin với toàn bộ các tiêu chuẩn tương ứng với mục tiêu xác định, nhằm đưa ra một quyết định
C E Beeby đã đưa ra khái niệm về đánh giá vào năm 1997, “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” (Trần Thị Tuyết Oanh và cộng sự, 2010)
Năm 1999, Owen và Rogers đã nhận định, “Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được” (Trần Thị Tuyết Oanh và cộng sự, 2010) Như vậy, nhận định này đưa ra quan niệm về đánh giá được xem xét phù hợp với mục đích, đối tượng cụ thể cần đánh giá Qua đó,
có thể hiểu đánh giá là việc người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có
Đánh giá nhằm cho nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà đưa ra những mục đích nhất định Đánh giá tạo ra những lực đẩy để điều chỉnh, phát triển nâng cao chất lượng giáo dục Đây là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp
Tóm lại, trong giới hạn luận văn này, đánh giá là một quá trình từ việc chuẩn bị, thu thập thông tin, phân tích và xử lý các dữ liệu thu được, đến chuyển giao kết quả tới những người liên quan để có được những quyết định thích hợp Sản phẩm của đánh giá
là các thông tin và bằng chứng thu được trong quá trình đánh giá, các nhận định được đúc kết dựa trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được, các kết luận và khuyến nghị
Trang 381.3.4 Học sinh trung học phổ thông
Học sinh trung học phổ thông là công dân, thường nằm trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 18 tuổi Theo Luật Dân sự năm 2015, học sinh THPT là người chưa thành niên vì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi Bên cạnh đó, theo Luật Trẻ em năm 2016, học sinh THPT không phải trẻ em vì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi
1.4 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng thang cấp độ tư duy để đánh giá nhận thức của đối tượng
là học sinh Một cách khái quát, thang cấp độ tư duy được xem là một công cụ nền tảng nhằm xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, quy trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình tư duy
Trong lĩnh vực giáo dục, thang cấp độ tư duy có thể được xem là một công cụ nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, qui trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng
để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin S Bloom (1956), thường được gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom (Bloom’s Taxonomy) bao gồm 6 cấp độ sau (Lê Văn Hảo, 2021):
1 Nhận biết (Knowledge): Đây là mức độ cơ bản nhất, chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại được những gì đã học, không cần giải thích những thông tin thu được;
2 Hiểu (Comprehension): Nhận biết ở mức độ cao hơn, đòi hỏi hiểu rõ cả ý nghĩa của tri thức, liên hệ kiến thức với những gì đã học, đã biết;
3 Vận dụng (Application): Được xây dựng dựa trên các cấp thấp hơn Khi vận dụng, người nghiên cứu cần phải căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để lựa chọn, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nào đó;
4 Phân tích (Analysis): Chia tài liệu thành các đơn vị kiến thức nhỏ hơn, cho phép tìm hiểu những cấu trúc tổ chức, dấu hiệu đặc trưng của chúng;
Trang 395 Tổng hợp (Synthesis): Kết hợp các yếu tố, thành phần bằng phương thức nào
đó để tạo thành một cấu trúc khác với cấu trúc trước đó, nhấn mạnh tính thống nhất và tính sáng tạo;
6 Đánh giá (Evaluation): Thu thập các thông tin một cách có hệ thống về hiện trạng của đối tượng được đánh giá, từ đó đưa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ
sở các thông tin thu được, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao
hệ thống tư duy
Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1990, Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh như sau (Lê Văn Hảo, 2021):
1 Ghi nhớ (Remembering): Nhắc lại thông tin đã được tiếp nhận trước đó;
2 Hiểu (Understanding): Tiếp thu ý nghĩa của tri thức, thể hiện qua khả năng diễn giải, lập luận, liên hệ, khái quát;
3 Vận dụng (Applying): Áp dụng những kiến thức đã biết vào một tình huống, điều kiện mới;
4 Phân tích (Analyzing): Chia thông tin thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên
sự thay đổi vì hai yếu tố này đều thể hiện sự ghi nhớ và nhắc lại những gì đã học được trong quá trình nhận thức sơ cấp Cấp độ Tổng hợp bỏ đi nhưng quá trình kết hợp các yếu tố, thành phần vẫn được đan xen thực hiện trong cấp độ Đánh giá ở thang cấp độ
Trang 40mới Ngoài ra, cấp độ Sáng tạo là một phần của cấp độ Đánh giá ở thang đo cấp độ ban đầu và được tách ra thành một cấp độ mới, nhằm đề xuất những biện pháp nâng cao hệ thống tư duy thông qua nhận thức dựa trên cơ sở những thông tin, kiến thức đã được học hỏi, tiếp thu
1.5 Địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Thăng Long nằm ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Thành phố này được ghi nhận đã và đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do biến đối khí hậu gây ra với tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng ngày càng gia tăng
1.5.1 Thành phố Hà Nội
Theo thống kê, dân số của Thủ đô Hà Nội hiện có khoảng hơn 8 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm gần 50% Đáng chú ý, với sự góp mặt của 17 khu công nghiệp, trên 1.350 làng nghề, gần 6 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô, Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ ước tính trên 40 triệu Kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu… đây được xem
là nguồn phát thải khí nhà kính gây ra BĐKH, có tác động tiêu cực đến Thủ đô (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, 2020)
Thời điểm trước năm 1970, tần suất mưa, lụt lớn tại Hà Nội xảy ra từ 15 - 25 năm/lần Tuy nhiên, trong vòng 60 năm qua, các đợt lũ lụt xảy ra trở nên thường xuyên hơn với tần suất 5 - 7 năm/lần Từ năm 1958 đến năm 2014, nhiệt độ Việt Nam tăng 0,62 độ C Số ngày nắng nóng tăng, số ngày lạnh giảm, mưa cực đoan xuất hiện nhiều Tình trạng ngập úng phổ biến ở các thành phố lớn Mưa bình quân tăng nhưng vào mùa
hè lại không mưa Số lượng bão không thay đổi nhưng cường độ của từng cơn bão lại mạnh và khó lường hơn (Báo Điện tử Kinh tế và Đô thị, 2021)
Việc quy hoạch, phát triển Thành phố còn chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép các giải pháp giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH và hạn chế trong hiểu biết của cộng đồng dân cư về BĐKH… đang là những thách thức không nhỏ đối với Hà Nội khi triển khai các công tác liên quan Đáng lưu ý, ý thức bảo vệ môi trường của xã hội nói chung, của một bộ phận người dân còn hạn chế Theo ghi nhận thực tế, trên một số khu vực ngoại thành, thậm chí ven các trục giao thông chính kết nối với Hà Nội như: QL 21B;
QL 32; QL 1A cũ… vẫn rải rác xuất hiện tình trạng xả rác bừa bãi Đặc biệt, ở trên địa