Bài tiểu luận của nhóm hướng đến việc làm rõ vấn đề lý luận và pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hải, xem xét thực trạng pháp luật hiện hành về bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam hiện nay và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI
MÔN: Luật hàng hải quốc tế
Trang 2MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Dự kiến kết cấu của đề tài 3
NỘI DUNG 5
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến pháp luật về bảo hiểm hàng hải 5
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm hàng hải 8
1 Một số khái niệm trong bảo hiểm hàng hải 8
2 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm hàng hải 11
3 Nguồn pháp luật 13
4 Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải 14
5 Các nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm hàng hải 15
Chương 3: Một số quy định của pháp luật quốc tế về bảo hiểm hàng hải 20
1 Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 20
Chương 4: Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hải và thực trạng pháp luật 24
1 Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hải 24
2 Thực trạng thực thi các quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam 27
Chương 5: Đề xuất định hướng, giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật về bảo hiểm hàng hải 31
1 Giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hàng hải 31
2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hiểm hàng hải 33
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Con người không thể phủ nhận những thuận lợi mà hoạt động hàng hải quốc tế đã mang lại cho sự phát triển của kinh tế tuy nhiên thực tế cho thấy bên cạnh những lợi thế, hoạt động hàng hải vẫn chứa đựng những rủi ro có thể gây
ra thiệt hại to lớn Và bảo hiểm hàng hải được xem là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra cho các chủ thể trong quá trình tiến hành hay tham gia vào hoạt động hàng hải quốc tế
Thực tế thì Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, nhiều tàu thuyền đi lại, các hoạt động hảng hải diễn ra sôi nổi vì thế cũng có nguy cơ lớn xảy ra các tai nạn do va đâm hay là những tai nạn gây thiệt hại đến các hàng hóa
và để giải quyết vấn đề tổn thất này cũng cần có sự tham gia của bảo hiểm hàng hải Vì vậy mà bảo hiểm hàng hải đang rất được quan tâm và cần có các quy định pháp luật phù hợp để điều chỉnh
Cuối cùng bảo hiểm hàng hải quốc tế xuất hiện còn có thể khuyến khích cho sự phát triển của hoạt động hàng hải quốc tế Vì có bảo hiểm hàng hải nên những chủ thể của hoạt động hàng hải như vận tải đường biển có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình và khi có rủi ro thì sẽ không phải chịu tổn thất quá lớn vì nhiều khi chính những tổn thất quá lớn khiến cho những chủ thể cảm thấy không an toàn khi tham gia vào các hoạt động hàng hải
Xuất phát từ những lý do nêu trên, bài tiểu luận này sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá về vấn đề “Pháp luật về bảo hiểm hàng hải”, từ đó phần nào cung cấp những kiến thức thông tin về hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế
2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 4Bài tiểu luận của nhóm hướng đến việc làm rõ vấn đề lý luận và pháp luật
về hợp đồng bảo hiểm hàng hải, xem xét thực trạng pháp luật hiện hành về bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam hiện nay và từ đó có thể đưa ra một số đề xuất giúp hoàn thiện hơn các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm hàng hải quốc tế là lĩnh vực tương đối rộng, phức tạp với rất nhiều các nội dung có thể nghiên cứu ngay cả trong pháp luật Việt Nam lẫn pháp luật quốc tế vì vậy với các điều kiện hiện có bài tiểu luận tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, Văn bản hợp nhất 06/ VBHN- VPQH 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm kết hợp với việc nghiên cứu Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu cả quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hải ở nội dung về chủ thể hợp đồng bảo hiểm hàng hải; hình thức hợp đồng bảo hiểm hàng hải, đối tượng bảo hiểm hàng hải, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm hàng hải
3 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin Trong quá trình nghiên cứu bài luận có sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống như phân tích, tổng hợp, logic và phương pháp so sánh pháp luật
4 Dự kiến kết cấu của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của bài luận sẽ được triển khai như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về bảo hiểm hàng hải
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm hàng hải
Trang 5Chương 3: Một số quy định pháp luật quốc tế về bảo hiểm hàng hải Chương 4: Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hải và thực trạng pháp luật
Chương 5: Đề xuất định hướng, giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật về bảo hiểm hàng hải
Trang 6
NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến pháp luật về bảo hiểm hàng hải
Trước sự phát triển của hội nhập giao thương quốc tế, việc vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển ngày càng mạnh mẽ cùng với đó là các vấn đề pháp lý liên quan đến việc vận chuyển hàng hải
Trong thời gian vừa qua, chế định pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được nhiều chuyên gia, nhà khoa học pháp lý, luật gia quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
Các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm: sách tham khảo, luận án, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học và các hội thảo khoa học, v.v Các nghiên cứu liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau Điển hình là các tác giả sau
đây, có thể kể tới như: Về hợp đồng thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế, bài
viết của tác giả T.S Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Hà Việt Hưng, Tạp chí Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, số 3/2012 Bài viết trong tạp chí phân tích những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến như khái niệm, phân loại, nguồn luật điều chỉnh Bài viết này phân tích rõ việc xác định được chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng thực hiện hợp đồng thuê tàu chuyến Bài viết trong tạp chí đã phân tích rõ các điều khoản quan trọng và tiêu chuẩn của hợp đồng thuê tàu chuyến Thực tế hàng hải
đã phát sinh nhiều tranh chấp từ hợp đồng thuê tàu chuyến liên quan đến các điều khoản của hợp đồng Vì vậy các bên ký hợp đồng cần qui định rõ ràng cụ thể nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên Bài viết cũng
đã giới thiệu một số hợp đồng mẫu thông dụng về hợp đồng thuê tàu chuyến Bài viết trong tạp chí cũng nhận xét hợp đồng thuê tàu chuyến là loại hợp đồng phổ
Trang 7biến trong thương mại và hàng hải quốc tế nhưng cũng là loại hợp đồng phức tạp liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của thương mại và hàng hải Bên cạnh các bài viết tổng quan về hợp đồng bảo hiểm hàng hải thì bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc và Trần Ngọc Hà trên tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam
với tiêu đề Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm hàng hải của pháp
luật Anh đã nghiên cứu và phân tích rất kĩ về lịch sử ra đời của nguyên tắc này
cũng như việc hiện diện của nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong pháp luật bảo hiểm của Anh và có một số liên hệ với quy định của pháp luật Việt Nam
Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và vấn đề gia
nhập của Việt Nam của GS.TS Hoàng Văn Châu, Nhà xuất bản Lao Động, Hà
Nội 2015 đã giới thiệu tổng quan về Các công ước quốc tế và vận tải biển; Nội
dung chính các công ước quốc tế về vận tải biển hiện hành Hay trong Giáo trình
Bảo hiểm hàng hải của tác giả Đỗ Minh Cường đã nghiên cứu rất chi tiết và toàn
diện về lĩnh vực bảo hiểm hàng hải trong đó có cả những nội dung về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu- P&I, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và còn có một chương cuối với nội dung về hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường tổn thất cùng với mẫu đơn bảo hiểm
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Luận văn thạc
sỹ luật học của Nguyễn Thị Thuý về đề tài “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu biển theo pháp luật Dân sự Việt Nam” đã làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn của hợp đồng trách nhiệm dân sự của chủ tàu như các khái niệm,
sự hình thành và phát triển của chế định bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung trong lịch sử lập pháp Việt Nam và so sánh với pháp luật của một số quốc gia từ
đó phân tích thực trạng pháp luật dân sự về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự chủ tàu biển Việt Nam và đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật
Trang 8Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Văn Nghĩa về đề tài “Pháp luật Việt
Nam về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu trong lĩnh vực hàng hải” cũng thể hiện những quan điểm của tác giả về các vấn đề lý luận
của bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu như các khái niệm liên quan, vai trò, nguyên tắc và đặc điểm của hai loại bảo hiểm này đồng thời còn nghiên cứu cả về vấn đề giải quyết tranh chấp bồi thường của hai bảo hiểm này và đưa ra thực trạng cũng như một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại
Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Hoài Quy về đề tài “Bảo hiểm
thân tàu trong Thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới”; Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Ngọc Minh
về đề tài “Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế”; Luận văn thạc sỹ luật học của Trần Phước Thu về đề tài “Pháp luật về hợp đồng
bảo hiểm tài sản ở Việt Nam”; Bài viết “Bảo hiểm hàng hải, phức tạp và nhiều tranh chấp” của thạc sỹ Nguyễn Văn Minh, đặc san bảo hiểm 2015; Bài viết
“Các yếu tố chi phối quy định của pháp luật trong bảo hiểm tài sản” của tác giả
Nguyễn Thị Thuỷ, tạp chí khoa học pháp lý 4 (35)/2006; Bài viết “Chuyển giao
quyền đòi bồi thường trong bảo hiểm tài sản” của tác giả Nguyễn Thị Thuỷ, tạp
chí khoa học pháp lý số 11/2008;
Trang 9Chương 2: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm hàng hải
1 Một số khái niệm trong bảo hiểm hàng hải
1.1 Khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm vốn là một lĩnh vực lớn và phức tạp nên mặc dù ra đời rất sớm nhưng chưa có một định nghĩa cụ thể và bao quát các vấn đề Vì vậy các nhà nghiên cứu có thể được định nghĩa từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau như kinh tế, kĩ thuật, pháp lý, và với các cách tiếp cận khác nhau
Theo Dennis Kessler: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”
Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm thì có thể hiểu: Bảo hiểm là một cơ chế
và theo cơ chế này một người hay doanh nghiệp, tổ chức chuyển nhượng những rủi ro cho một đối tượng khác là công ty bảo hiểm Công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất trong phạm vi đã cam kết và phân chia các giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm
Dưới góc độ pháp lý, một số nhà nghiên cứu đã định nghĩa: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một bên là người được bảo hiểm chấp nhận một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho người thứ ba khác để trong trường hợp
có rủi ro xảy ra họ được bồi thường một khoản tiền từ một bên khác là người bảo hiểm Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam cũng không đưa ra một định nghĩa chính xác về bảo hiểm mà chỉ đưa ra các khái niệm về kinh doanh bảo hiểm hay một số định nghĩa về các loại bảo hiểm cụ thể
Như vậy ta có thể hiểu bảo hiểm là một sự cam kết, bảo đảm giữa bên bảo hiểm và người được bảo hiểm về vấn đề bồi thường thiệt hại khi phát sinh những rủi ro xâm phạm đến quyền lợi của người được bảo hiểm mà hai bên đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
Trang 101.2 Khái niệm bảo hiểm hàng hải
Từ định nghĩa về bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải có thể được hiểu là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bồi thường, khắc phục thiệt hại phát sinh từ các rủi ro trong hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể tham gia hoạt động hàng hải
Có rất nhiều loại bảo hiểm hàng hải khác nhau tuy nhiên trên thực tế có ba loại bảo hiểm chính đó là bảo hiểm thân và máy tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
Bảo hiểm thân và máy tàu là biện pháp bảo đảm chống lại những thiệt hại vật chất do các rủi ro trên biển gây ra hoặc các nguy cơ khác khi tàu đang đi trên mặt nước với vỏ máy, máy móc, thiết bị trên tàu, chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu khi có sự kiện va đâm
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu có thể hiểu là biện pháp bảo đảm bồi thường của chủ tàu đối với người thứ ba do hoạt động của tàu, thuyền gây ra, có thể là thiệt hại về người hoặc về tài sản
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là biện pháp bảo đảm đối với các rủi ro phát sinh trên biển, trên sông hay trên bộ liên quan đến quá trình vận tải bằng tàu, thuyền gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở và gây tổn thất về hàng hóa
1.3 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là khái niệm được đề cập đầu tiên khi nói về bảo hiểm cũng như bảo hiểm hàng hải vì đó là cơ sở hình thành nên bảo hiểm Theo David Bland:
“Rủi ro ám chỉ một số hình thức không chắc chắn về hậu quả của một tình huống nhất định” hay một số khái niệm khác như:
Rủi ro là khả năng xảy ra một sự cố không may Rủi ro là sự kết hợp của các nguy cơ
Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất
Trang 11Như vậy dù hiểu theo cách nào thì rủi ro chính là những bất trắc có thể xảy
ra mà con người không thể dự đoán trước được và chính những bất trắc ấy mang lại những tổn thất nhất định về mặt vật chất hay thể chất
Và theo quy định tại khoản 1 điều 303 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, rủi ro hàng hải là những rủi ro liên quan đến hành trình trên biển như cháy nổ, chiến tranh, cướp biển, hoặc những rủi ro khác trong hợp đồng bảo hiểm Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 đã liệt kê một số các rủi ro trên biển tuy nhiên trên thực tế không phải hợp đồng bảo hiểm nào cũng đảm bảo hết các rủi ro
1.4 Khái niệm tổn thất, tổn thất chung
Tổn thất được hiểu là những mất mát hư hại của đối tượng do rủi ro được bảo hiểm gây ra
Tổn thất chung được hiểu là những hy sinh chi phí một cách cố ý và hợp
lý nhằm mục đích để cứu nguy chung cho con tàu, hàng hóa, cước phí trên con tàu đó khỏi sự nguy hiểm
1.5 Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Để định nghĩa được hợp đồng bảo hiểm hàng hải trước tiên chúng ta phải làm rõ được khái niệm hợp đồng, trong “Deluxe Black’s Law Dictionary” hợp đồng là một sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người tạo lập nên một nghĩa vụ làm hay không làm một công việc cụ thể Trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” 1 Và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định: “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải
1 Điều 385 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015
Trang 12thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng” 2
Qua việc làm rõ khái niệm hợp đồng ta có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm hàng hải là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa bên bảo hiểm và người được bảo hiểm trong hoạt động hàng hải mà trong đó bên bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm Người được bảo hiểm khi gặp các rủi ro trong hoạt động hàng hải sẽ được bồi thường theo mức độ và điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận
2 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm hàng hải
Ngành thương mại hàng hải mang đến rất nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều rủi ro lớn mà các chủ thể tham gia hoạt động này đã nhận thức từ rất sớm
Vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên con người đã thấy được tổn thất
có thể xảy ra với hàng hóa của mình vì vậy họ nghĩ ra cách đó là chia nhỏ lô hàng của mình ra thành từng phần nhỏ và vận chuyển, cách thức này giúp chủ các lô hàng phân tán được các rủi ro, tránh được thiệt hại lớn và đây chính là hình thức ban đầu của bảo hiểm Nhưng trên thực tế cách thức chia nhỏ này sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các bên vì phải vận chuyển hàng hóa nhiều lần, để khắc phục thực trạng này hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất hiện Hình thức này cho phép người vay không phải trả bất kỳ một khoản tiền nào bao gồm cả vốn và lãi nếu có các tổn thất phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa tuy nhiên nếu hàng đến bến an toàn thì người vay sẽ phải trả một khoản tiền lãi rất cao, đó
có thể coi là khoản phí bảo hiểm Tuy nhiên do sự phát triển của các hoạt động hàng hải, các vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến khiến cho những nhà cho vay mất một số tiền rất lớn và lâm vào nguy hiểm vì vậy hình thức bảo hiểm đã ra đời
2 Khoản 1, Điều 303, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
Trang 13Bảo hiểm ra đời sớm tuy nhiên phải đến thế kỷ XIV người ta mới tìm thấy
sự xuất hiện của hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên Trong hợp đồng này quy định người được bảo hiểm sẽ phải đóng một khoản phí cho người bảo hiểm và người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường những tổn thất về tài sản xảy ra trên biển thuộc trách nhiệm của người được bảo hiểm Sau đó các cuộc phát kiến vĩ đại tìm ra Ấn Độ Dương và Châu Mỹ đã đánh dấu cho sự phát triển của ngành hàng hải tuy nhiên phải thực sự đến thế kỷ XVI- XVII khi chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển thì hợp đồng bảo hiểm mới thực sự phổ biến và đi vào nhiều lĩnh vực đời sống xã hội Đặc biệt lĩnh vực thương mại hàng hải quốc tế ở Anh khi đó thực sự phát triển, các tàu buôn của Châu Âu, Châu Mỹ đều cập bến tại London và bảo hiểm hàng hải bước đầu được ghi nhận trong Luật 1601 của Anh
và Chỉ dụ 1681 của Pháp
Còn tại Việt Nam, chưa có một khẳng định chính xác nào về sự ra đời của bảo hiểm hàng hải mà chỉ phỏng đoán các Hội bảo hiểm Anh, Pháp để ý đến Đông Dương Đầu thế kỷ XX, một số nhà tư sản đã tiến hành kinh doanh nghề vận tải thủy chủ yếu là vận chuyển hành khách tuy nhiên dưới chế độ phong kiến với chính sách “bế quan tỏa cảng” không giao thương với bên ngoài và đến thời
kỳ Pháp thuộc với các chính sách kìm hãm đã khiến cho ngành hàng hải ở Việt Nam đi chậm hơn so với sự phát triển chung của thế giới vì vậy mà các công ty bảo hiểm ở Việt Nam có giải quyết các vấn đề về bảo hiểm hàng hải ra đời muộn nhiều Ở miền Bắc, đến năm 1965 Công ty bảo hiểm Việt Nam mới đi vào hoạt động và có các loại bảo hiểm hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương Bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam phát triển từ thập kỉ
90 khi nền kinh tế chuyển biến theo cơ chế thị trường và cần có sự thay đổi về bảo hiểm sao cho phù hợp Đến năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành điều chỉnh về kinh doanh bảo hiểm hàng hải và các loại bảo hiểm khác
Trang 14và năm 2015 Bộ luật hàng hải Việt Nam ra đời với các quy định cụ thể về vấn đề hợp đồng bảo hiểm hàng hải
3 Nguồn pháp luật
Nguồn pháp luật của bảo hiểm hàng hải có thể hiểu là tất cả những nơi chứa các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp các cơ sở pháp lý để điều chỉnh về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm như hợp đồng bảo hiểm hàng hải, quyền và nghĩa
vụ của các bên khi tham gia vào hợp đồng bảo hiểm hàng hải,
Các loại nguồn chứa đựng các cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề về hợp đồng bảo hiểm hàng hải bao gồm: pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
3.1 Pháp luật quốc gia
Do xu hướng hợp tác xích lại gần nhau mà hoạt động bảo hiểm hàng hải lại càng có sự tham gia của các chủ thể khác nhau về quốc tịch vì vậy mà pháp luật của một quốc gia sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh một hợp đồng bảo hiểm hàng hải khi các bên tham gia thống nhất lựa chọn Ở Việt Nam luật áp dụng điều chỉnh vấn đề về bảo hiểm hàng hải có thể kể đến là pháp luật chuyên ngành như
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có một chương quy định cụ thể về hợp đồng bảo hiểm hàng hải, giúp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải hoạt động có hiệu quả, thống nhất hoạt động của các cơ quan quản lý về hàng hải như Cục hàng hải, Bộ giao thông-vận tải,… và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ như Nghị định 58/2017/ NĐ-CP về quy định một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải Tuy nhiên lĩnh vực bảo hiểm hàng hải rất phức tạp và đa dạng vì vậy bên cạnh các quy định của pháp luật chuyên ngành cần phải có sự điều chỉnh của một số luật khác như luật thương mại, luật môi trường, luật dân sự và một số các văn bản pháp luật quy định về các vấn đề liên quan đến tàu biển, hành trình trên biển, khả năng an toàn đi biển, quy định về chứng từ vận chyển, va đâm, cứu hộ,…
Trang 153.2 Điều ước quốc tế
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hải dẫn đến nhu cầu về bảo hiểm hàng hải và trên thế giới đã ra đời hàng loạt các điều ước quốc tế để điều chỉnh vấn đề này Điều ước quốc tế là hệ thống các quy tắc được các chủ thể trong quan hệ quốc tế tạo dựng lên trên cơ sở tự nguyện bình đẳng điều chỉnh các vấn đề phát sinh giữa các chủ thể này trong đời sống quốc tế Một số điều ước quốc tế điều chỉnh về bảo hiểm hàng hải và các vấn đề liên quan như Công ước Brussel 1924, quy tắc York Antewerp 1974, Công ước quốc tế về Luật biển
1982, Công ước về điều động tránh va (Công ước Colreg 1972),…
3.3 Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế có thể hiểu là các thói quen lặp đi lặp lại, được các quốc gia thừa nhận và áp dụng khi thấy phù hợp và sau đó trở thành một nguyên tắc chung mà các bên phải tuân theo Và tập quán quốc tế liên quan đến bảo hiểm hàng hải có thể kể đến là Inconterms
Các tập quán quốc tế này sẽ được áp dụng trong một số trường hợp: được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan, được pháp luật quốc gia do các bên lựa chọn quy định, được các bên trong hợp đồng thỏa thuận hoặc được cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn
4 Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Đầu tiên, căn cứ vào thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của bảo hiểm hàng hải chúng ta có thể phân loại thành hợp đồng bảo hiểm theo chuyến và hợp đồng bảo hiểm theo định hạn Trong đó hợp đồng bảo hiểm theo chuyến (voyage) được hiểu là hợp đồng mà người bảo hiểm và người được bảo hiểm giao kết về bồi thường rủi ro cho từng chuyến hàng và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi
đó, đối tượng được bảo hiểm di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác hay chỗ khác nữa và mỗi lần di chuyển đó đều cần có bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm theo định hạn là sự giao kết của các bên bảo hiểm về bồi thường cho các đối tượng trong
Trang 16một thời gian xác định mà không quan tâm đến việc đối tượng đó có thể được di chuyển nhiều chuyến Tuy phân loại như vậy nhưng trên thực tế các bên bảo hiểm có thể thỏa thuận một hợp đồng gồm cả hợp đồng bảo hiểm theo chuyến và hợp đồng bảo hiểm định hạn để có thể hạn chế, giảm mức tổn thất một cách hiệu quả nhất
Thứ hai, dựa vào xác định giá trị của đối tượng được bảo hiểm hợp đồng
có thể chia ra là hợp đồng định giá và hợp đồng không định giá Sự phân biệt giữa hai hợp đồng bảo hiểm này được ghi nhận trong Đạo luật bảo hiểm hàng hải của Anh năm 1906 Hợp đồng định giá (Valued policy) là loại hợp đồng bảo hiểm mà các bên khi giao kết đã xác định và quy định một giá trị cụ thể cho đối tượng trước khi yêu cầu bồi thường nhằm xác định giá trị có thể bảo hiểm, vì vậy nếu đối tượng được bảo hiểm tăng hay giảm giá trị cũng sẽ không ảnh hưởng đến
số tiền có thể yêu cầu bồi thường Trái với loại hợp đồng trên, hợp đồng không định giá không xác định rõ giá trị của đối tượng được bảo hiểm, khoản bồi thường nếu có thiệt hại sẽ được đo bằng giá trị có thể bảo hiểm của đối tượng vì vậy mà các chủ tàu có hợp đồng bảo hiểm loại này có thể trả giá tốt hơn nếu họ yêu cầu bồi thường trong thời gian giá thị trường giảm
Thứ ba, có thể dựa vào số lượng tàu để chia thành hợp đồng bảo hiểm cho một tàu hay nhiều tàu hay còn gọi là hợp đồng bao (Điều 29- MIA) Đây là loại hợp đồng mà hai bên bảo hiểm sẽ thỏa thuận những vấn đề chung nhất có tính nguyên tắc, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm này việc xác định tên tàu hay số lượng tàu và các chi tiết khác chưa được xác định rõ ràng Những khai báo sau này như hàng hóa, giá trị hàng hóa, các tài sản khác phải được kê khai trung thực.Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, một khai báo về giá trị không được thực hiện sau khi
có thông báo về tổn thất hoặc tàu đã đến nơi và hợp đồng bảo hiểm sẽ không định giá với đối tượng đó
5 Các nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Trang 175.1 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
Pháp luật hàng hải của Anh phát triển từ rất sớm và nguyên tắc trung thực tuyệt đối được coi là nguyên tắc nền tảng trong pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm hàng hải Nguyên tắc này thực tế xuất phát từ nguyên tắc trung thực trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự và được phát triển trong án lệ Carter kiện Boehm năm 1766 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm Sau đó nguyên tắc này chính thức được ghi nhận trong Luật bảo hiểm hàng hải năm 1906 với tên gọi “utmost good faith” tại các điều 17, 18, 19, 20
Nguyên tắc này có nội dung tập trung vào nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải đặc biệt là bên được bảo hiểm
“Trước khi ký kết hợp đồng, bên được bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi thông tin thiết yếu mà bên được bảo hiểm biết, và bên bảo hiểm được cho là phải biết về mọi tình huống cần được biết trong điều kiện hoạt động bình thường”
3 Hai bên trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải tin tưởng lẫn nhau, không trục lợi lẫn nhau và nếu người bảo hiểm và người được bảo hiểm vi phạm nguyên tắc này thì hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu
Pháp luật bảo hiểm Việt Nam không thấy có sự xuất hiện của cụm từ trung thực tuyệt đối tuy nhiên có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên tham gia bảo hiểm “Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết”4
3 Section 18 MIA 1906
4 Khoản 1 điều 308 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
Trang 18Nguyên tắc trung thực tuyệt đối ra đời với một ý nghĩa to lớn giúp cho các hợp đồng bảo hiểm được giao kết và thực hiện một cách công bằng nhất vì trên thực tế có sự không công bằng về mặt thông tin giữa các bên tham gia bảo hiểm
và bên bảo hiểm không thể tự mình kiểm tra trực tiếp đối tượng được bảo hiểm
5.2 Nguyên tắc bảo hiểm lợi ích thực sự
Nguyên tắc bảo hiểm lợi ích thực sự được ghi nhận trong Luật bảo hiểm Anh năm 1906 với nội dung là chỉ là người có lợi ích liên quan đến đối tượng thì mới được mua bảo hiểm, họ phải có lợi ích vào lúc ký kết hợp đồng nếu không hợp đồng sẽ vô hiệu, phải có quyền lợi vào lúc tổn thất thì sẽ được bồi thường
Nguyên tắc này ra đời xuất phát từ một thực tiễn đó là những người lợi dụng hành trình của tàu biển để đánh cược nhằm lấy tiền bồi thường mặc dù không có lợi ích bảo hiểm Và vốn dĩ bảo hiểm hàng hải ra đời với mục đích hạn chế và giảm thiểu tối đa các tổn thất từ các rủi ro hàng hải khuyến khích hoạt động hàng hải phát triển
5.3 Nguyên tắc bồi thường
Vốn dĩ bảo hiểm chính là một phương thức giảm bớt thiệt hại cho bên được bảo hiểm vì vậy vấn đề về bồi thường như thế nào rất được các bên quan tâm Nguyên tắc bồi thường được quy định trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm
1906 với nội dung bên bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho bên được bảo hiểm khi
có các rủi ro hàng hải xảy ra để bên được bảo hiểm có thể khôi phục lại kinh tế như khi chưa có rủi ro hàng hải tuy nhiên chỉ những trường hợp các bên đã thỏa thuận với nhau hay theo quy định pháp luật thì mới bồi thường và chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định để tránh cho người được bảo hiểm trục lợi trên chính tổn thất của họ
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 đã thể hiện nguyên tắc này bằng cách quy định vào các điều luật cụ thể về trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm
“Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực
Trang 19tiếp của rủi ro được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm và bồi hoàn những chi phí quy định tại điều 322 của Bộ luật này, mặc dù tổng số tiền phải trả cho người được bảo hiểm có thể vượt quá số tiền bảo hiểm” và bồi thường tổn thất xảy ra kế tiếp “ Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất xảy
ra kế tiếp nhau, mặc dù tổng giá trị tổn thất có thể vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng”
5.4 Nguyên tắc thế quyền
Nguyên tắc này được quy định tại điều 79 của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 với nội dung khi đã bồi thường tổn thất thì người bảo hiểm có thể đưa mình vào vị trí của người được bảo hiểm khi thanh toán tổn thất là sự bồi thường hay bồi hoàn từ bên thứ ba Trong Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 cũng có quy định về vấn đề này “Khi đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy đòi người có lỗi gây ra tổn thất đó (sau đây gọi là người thứ ba) trong phạm vi số tiền đã trả Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối với người được bảo hiểm” 5
Nguyên tắc thế quyền này đưa ra nhằm ngăn ngừa việc đòi bồi thường từ bên bảo hiểm và cả người thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại về cùng một tổn thất đồng thời nghiêm cấm lợi dụng bảo hiểm để trục lợi cá nhân
5.5 Nguyên tắc bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm sự chắc chắn
Theo nguyên tắc này, bên bảo hiểm chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm rủi
ro tức là những sự cố, tai nạn đến một cách bất ngờ không phụ thuộc vào ý chí của con người và không thể dự đoán trước được như biển động, bão, lốc xoáy, với bên được bảo hiểm và sẽ không bảo hiểm những gì đã xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra Trong trường hợp nếu bên được bảo hiểm biết rõ đối tượng chắc chắn sẽ gặp rủi ro hay bên bảo hiểm biết rõ và chắc chắn đối tượng sẽ đến nơi an
5 Điều 326, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
Trang 20toàn mà vẫn tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải thì hợp đồng này sẽ
bị vô hiệu vì đã vi phạm nguyên tắc trên Khi ấy hành vi của các bên sẽ trở thành hành vi lợi dụng bảo hiểm để kiếm lời