1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tại sao nhà quản trị cần phải có tư duy kinh doanh ? trên cơ sở tìm hiểu thông tin một doanh nghiệp cụ thể,

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại Sao Nhà Quản Trị Cần Phải Có Tư Duy Kinh Doanh ? Trên Cơ Sở Tìm Hiểu Thông Tin Một Doanh Nghiệp Cụ Thể
Trường học Đại Học Ngân Hàng Tp.Hcm
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Mỗi công ty, doanh nghiệo cũng như mỗi cá nhân, trong hoạt động kinh doanh của mình luôn phải tìm cách để trở nên thật đặc biệt so với đối thủ, từ đó thu về lợi nhuận cho mình.. 1.2 Nhữn

Trang 1

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: “Tại sao nhà quản trị cần phải có tư duy kinh doanh ? Trên cơ sở tìm

hiểu thông tin một doanh nghiệp cụ thể, anh (chị) hãy trình bày nhận định của

mình về tư duy kinh doanh của doanh nghiệp đó.”

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến tư duy kinh doanh

1.1 Khái niệm tư duy kinh doanh

1.2 Những biểu hiện của tư duy kinh doanh tốt:

1.2.1 Sở hữu nền tảng kiến thức tốt: 05

1.2.2 Tính định hướng chiến lược: 05

1.2.3 Tư duy độc lập: 05

1.2.4 Tính sáng tạo: 05

1.2.5 Phát huy năng lực của nhân viên: 05

1.2.6 Khả năng tổ chức thực hiện: 06

1.3 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: 1.3.1 Khái niệm chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) 06

1.3.2 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp 06

1.4 Mô hình kinh doanh: 1.4.1 Khái niệm: 07

1.4.2 Các mô hình inh doanh phổ biến hiện nay 08

1.4.3 Những thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh 08

CHƯƠNG 2: Thực trạng về tư duy kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 2.2 Những biểu hiện tư duy kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội 2.2.1 Sở hữu nền tảng kiến thức tốt: 11

2.2.2 Tính định hướng chiến lược: 11

2.2.3 Tư duy độc lập: 12

2.2.4 Tính sáng tạo: 12

2.2.5 Phát huy năng lực của nhân viên: 13

2.2.6 Khả năng tổ chức thực hiện: 13

2.3 Nhận định theo quan điểm của bản thân 2.3.1 Ưu điểm 13

2.3.2 Nhược điểm 14

3

Trang 3

CHƯƠNG 3: Giải pháp để có tư duy kinh doanh tốt đối với công ty Bia Hà Nội

3.1 Giải pháp 14 3.2 Phương pháp thực hiện 15

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

4

Trang 4

MỞ ĐẦU

Sự cạnh tranh trên thị trường là vô cùng khốc liệt Mỗi công ty, doanh nghiệo cũng như mỗi cá nhân, trong hoạt động kinh doanh của mình luôn phải tìm cách để trở nên thật đặc biệt so với đối thủ, từ đó thu về lợi nhuận cho mình Trước khi bắt tay vào hoạt động thực tiễn, con người đã có ý niệm trong đầu Tư duy có trong mọi lĩnh vực, bất kỳ việc làm lĩnh vực khía cạnh nào cũng cần có tư duy Để đến được mục đích đó, khả năng phân tích được môi trường vĩ mô, vi mô từ đó nhìn thấy được cơ hội và định hướng cho chính doanh nghiệp mình là điều cần thiết Mặt khác, những rủi ro và khủng hoảng xảy ra trong quá trình kinh doanh cũng cần được nhạy bén quản trị lấy Đó là những điều hoàn toàn thực hiện được nếu ta có được một tư duy kinh doanh tốt

CHƯƠNG 1:

Cơ sở lý thuyết liên quan đến tư duy kinh doanh

1.1 Khái niệm tư duy kinh doanh: Tư duy kinh doanh được hiểu là việc

nhìn nhận đúng đắn về chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, và nhiều yếu

tố khác có liên quan đến việc vận hành sự phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh

đó, tư duy kinh doanh cần gắn liền với các hoạt động và chiến lược sản xuất, cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cụ thể cho thị trường

1.2 Những biểu hiện của tư duy kinh doanh tốt:

1.2.1 Sở hữu nền tảng kiến thức tốt: Để có được tư duy kinh doanh tốt, bạn

cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc được tích luỹ ở sách

vở và nỗ lực rèn luyện kinh nghiệm của bản thân Đây là những kiến thức cần thiết

để bạn đưa ra được các chiến lược kinh doanh đồng thời hỗ trợ tốt các vấn đề cấp thiết trên con đường kinh doanh

1.2.2 Tính định hướng chiến lược: Người có tư duy kinh doanh thường có

một tầm nhìn rất tốt Điều này được thể hiện ở khả năng dự đoán những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong tương lai và nắm bắt mọi thứ một cách toàn diện Đây là yếu tố cần thiết giúp công việc kinh doanh của bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bắt kịp xu hướng của thị trường Người có tầm nhìn tốt

sẽ mở ra một bức tranh tươi sáng cho doanh nghiệp phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh

1.2.3 Tư duy độc lập: Điều này có thể hiểu là bạn sẵn sàng làm việc một

mình Ở những thời điểm cần thiết, bạn đủ mạnh mẽ và quyết liệt đưa ra quyết định

5

Trang 5

cho các hoạt động của doanh nghiệp Đó là tư duy cần thiết của một người làm chủ, người làm công tác quản trị

1.2.4 Tính sáng tạo: Tính sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong kinh

doanh Đặc biệt, đối với những nhân sự chủ chốt, đứng đầu doanh nghiệp cần luôn sáng tạo để truyền động lực cũng như mang đến những giải pháp hoạt động kinh doanh mới, duy trì thậm chí gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp

1.2.5 Tính đa dạng, đa chiều: Đồng nghĩa với tầm nhìn xa trông rộng, nhà

quản trị cần xem xét, cân nhắc trên nhiều phương diện để phát hiện ra phương án

ưu việt nhất Biểu hiện này hướng đến sự thay đổi, nhìn nhận, tìm tòi và thử nghiệm theo nhiều cách khác nhau Nhà quản trị nếu giữ khư khư một tư duy thì khó có thể thành công được

1.2.6 Phát huy năng lực của nhân viên: Mỗi nhân viên đều có điểm mạnh

điểm yếu riêng Người có tư duy kinh doanh sẽ đánh giá đúng năng lực của nhân viên, từ đó tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy điểm mạnh của mình, tạo nên giá trị tích cực cho sự phát triển chung của doanh nghiệp

1.2 Khả năng tổ chức thực hiện: Nếu chỉ dùng lại ở việc lập kế hoạch tốt thì

vẫn chưa chứng minh được hiệu quả của chiến lược Người có tư duy kinh doanh cần có khả năng triển khai hoạt động dựa trên kế hoạch dài hạn đã đặt ra Mỗi hoạt động, mỗi quyết định đều cần phải đặt câu hỏi, phân tích chi tiết để có được tính hiệu quả cao nhất

1.3 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:

1.3.1 Khái niệm chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế): Là sự

biến động của GDP (tổng sản phẩm nội địa) thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ) Cũng có quan điểm coi pha phục hồi

là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng) Như vậy, có thể hiểu đơn giản, chu kỳ kinh doanh là quá trình diễn

ra hoạt động mở rộng sản xuất, phát triển sau đó là giai đoạn giảm sút, thu hẹp và cuối cùng là phục hồi, mở rộng Quá trình này có độ dài ngắn khác nhau và diễn ra liên tục

1.3.2 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp sẽ có vòng đời riêng và có tính chu kỳ Trong giai đoạn

kể từ khi hình thành và phát triển doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các thử thách riêng Cụ thể:

a Giai đoạn hình thành

6

Trang 6

Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng của mỗi doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp sẽ nghiên cứu ra các ý tưởng kinh doanh, bị nguồn vốn và nguồn lực để thực hiện các dự định đó Các thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt:

- Làm thế nào để khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của mình và đồng ý thử nghiệm?

- Công ty có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư cho hoạt động sản xuất, quảng

bá sản phẩm, trang trải cho các nhu cầu cần thiết trong giai đoạn đầu thành lập?

- Kế hoạch kinh doanh dài hạn khi kết quả kinh doanh tốt

b Giai đoạn phát triển

Ở giai đoạn này các doanh nghiệp bắt đầu cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra bên ngoài thị trường Để được khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác truyền thông, đưa ra các chương trình khuyến mại Thông thường ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải bỏ ra khá nhiều chi phí nhưng phần lợi nhuận thu được không cao Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí:

- Trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp có đạt được điểm hòa vốn và có thể tích lũy nguồn tài chính đủ để chi trả các chi trả chi phí nhân lực, sửa chữa, thay thế tài sản không?

- Doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh và tăng trưởng tài chính đến quy mô lớn?

c Giai đoạn trưởng thành

Bước sang giai đoạn này, doanh nghiệp đã chứng minh được năng lực của mình thông qua việc có được số lượng khách hàng ổn định và sản phẩm, dịch vụ của họ tốt để có thể duy trì được khách hàng Trong giai đoạn này doanh nghiệp phải đưa ra quyết định có nên mở rộng quy mô hoạt động của công ty hay duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại để có lợi nhuận Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức quản lý phù hợp trong giai đoạn phình to cả về quy mô nhân sự và quy mô doanh thu của mình

d Giai đoạn suy thoái

Đây là giai đoạn không mong muốn nhất của doanh nghiệp Các sản phẩm được sản xuất ra nhưng không bán được, các dịch vụ được cung cấp nhưng ít người trải nghiệm Doanh thu và lợi nhuận giảm dẫn đến việc cắt giảm nhân lực, hoạt động sản xuất bị trì trệ Nếu không có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thay đổi chính sách kinh doanh thì việc phục hồi là việc rất khó Nếu

7

Trang 7

không có giai đoạn phục hồi thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể, kết thúc một chu kỳ của doanh nghiệp Giai đoạn suy thoái xảy ra kéo theo đó là sản lượng giảm sút, tỷ

lệ thất nghiệp tăng, thị trường hàng hóa, dịch vụ bị thu hẹp dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về nền kinh tế

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải trải qua chu kỳ kinh doanh trên Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp không được trải nghiệm đủ cả 4 giai đoạn trên mà chỉ dừng lại ở giai đoạn phát triển

1.4 Mô hình kinh doanh:

1.4.1 Khái niệm:

Mô hình kinh doanh là chiến lược cốt lõi của công ty nhằm mục đích kinh doanh có lãi Hay nói cách khác đó là xác định được sản phẩm, dịch vụ mà họ bán, bao gồm thị trường mục tiêu cũng như các khoản chi phí dự kiến khác cho Marketing

Mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn Nó giúp cho các công ty/doanh nghiệp mới thu hút đầu tư, tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên Riêng với những công ty/doanh nghiệp đã thành lập lâu đời, thì mô hình này lại giúp họ dự đoán được xu hướng và thách thức của cả hiện tại và tương lai Tất cả các quy trình cũng như chính sách kinh doanh mà họ áp dụng, tuân theo đều là một phần của mô hình kinh doanh

1.4.2 Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mô hình kinh doanh, trong đó có 6 mô hình phổ biến sau:

Mô hình kinh doanh online: Là hình thức kinh doanh thông qua Internet và quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội hoặc website…

Mô hình tiếp thị liên kết Affiliate: Đây cũng là một mô hình kinh doanh quảng cáo online

Mô hình nhượng quyền kinh doanh

Mô hình Agency: Là mô hình cung cấp giải pháp marketing cho những công

ty, đơn vị có nhu cầu

Mô hình Freemium: Là mô hình kinh doanh kết hợp giữa dịch vụ miễn phí

và dịch vụ trả phí

Mô hình kinh doanh bất động sản

1.4.3 Những thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh:

8

Trang 8

Để hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì cũng như chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn cần nắm chắc 8 yếu tố chính sau đây:

a Giá trị kinh doanh: Giá trị kinh doanh chính là lợi ích mà sản phẩm của

doanh nghiệp đem đến cho khách hàng Để giá trị kinh doanh cao trước tiên cần xác định các phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới Đó có thể là các

cá nhân hoặc tổ chức Năm 2020, có rất nhiều hình thức đem lại giá trị kinh doanh vượt trội ra đời như: Cuộc cách mạng trong thanh toán di động, tạp hóa thời công nghệ Vinshop, quét mã thanh toán giao hàng tận nhà,…Để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì phải ngày càng nâng cao giá trị kinh doanh Tức là càng ngày càng làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm mà mình cung cấp Đây chính là lý

do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty đối thủ

b Xác định doanh thu: Đây là việc mà người làm chủ doanh nghiệp phải

tính toán kỹ lưỡng trước khi đặt nền móng xây dựng Bởi vì nguồn doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp sẽ đem lại lợi nhuận để công ty có thể duy trì và phát triển lớn mạnh Một phần doanh thu cũng chính là vốn để doanh nghiệp

có thể tiếp tục vận hành đầu tư một chu trình mới Doanh thu càng cao, chi phí đầu

tư càng nhỏ thì lợi nhuận càng lớn Vì thế, cần tính toán và xác định doanh thu làm sao ở mức cao nhất có thể Mức doanh thu này phải đi kèm với số vốn đầu tư càng thấp càng tốt Nếu doanh thu cao, nhưng vốn đầu tư cũng cao thì lợi nhuận vẫn sẽ

ít Mà lợi nhuận mới chính là số lãi mà doanh nghiệp được hưởng

c Cơ hội thị trường: Nếu hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì thì bạn sẽ biết

phân tích cơ hội thị trường là một quá trình để xác định các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Đồng thời tìm ra được ý tưởng kinh doanh chắc thắng Thông thường, người chủ doanh nghiệp sẽ thực hiện một số nghiên cứu, khảo sát thị trường xem sản phẩm mà mình đưa ra thị trường sẽ như thế nào? Khách hàng có hưởng ứng hay không? Từ đó biết được ý tưởng kinh doanh sản phẩm này có khả thi hay không rồi mới đầu tư Để làm được điều này cần giải đáp được các câu hỏi: làm thế nào để đáp ứng nhu cầu khách hàng? Tiềm năng thị trường có tốt không?

Ý tưởng, sản phẩm đầu ra chất lượng ra sao? Tiềm năng khi xâm nhập thị trường mới ra sao?

d Môi trường cạnh tranh: Để xác định mô hình kinh doanh là gì bạn cần

hiểu rõ môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau Sản phẩm/dịch vụ càng ít đối thủ cạnh tranh thì bạn càng chiếm lĩnh được thị trường Tuy nhiên, hiện nay là thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, do đó có quá nhiều doanh nghiệp và các sản phẩm công nghệ cao ra đời Cho nên, để tồn tại và vượt qua đối thủ bạn cần biết được kinh doanh thời đại 4.0 có gì mới? Đồng thời cần tập trung phát

9

Trang 9

triển, cải tiến kỹ thuật sao cho sản phẩm của mình có chất lượng tốt hơn, giá thành

rẻ hơn

e Lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh thể hiện ở việc với cùng một sản

phẩm/dịch vụ cung cấp, doanh nghiệp của bạn có gì vượt trội hơn đối thủ khác Đó

có thể là giá cả rẻ hơn, hình thức bắt mắt hơn, chúng được đưa ra thị trường sớm hơn, số lượng nhiều hơn, dễ mua sắm và sử dụng hơn, mô hình kinh doanh mới hơn,…Càng tranh thủ được nhiều lợi thế cạnh tranh bạn sẽ càng bỏ qua đối thủ Như vậy cũng khẳng định mô hình kinh doanh của bạn hiệu quả hơn so với đối thủ trong cùng một loại hàng hóa, dịch vụ

g Chiến lược thị trường: Bất cứ một doanh nghiệp nào để làm việc có hiệu

quả cùng cần có một chiến lược hợp lý Đặc biệt là việc sản xuất và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường Cần có một kế hoạch chi tiết sau khi khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng Từ đó bạn sẽ biết nên kinh doanh gì năm

2022 đem lại hiệu quả cao? Sản phẩm phải được đưa ra đúng thời điểm mà khách hàng cần Ví dụ bạn sản xuất một chiếc quạt hơi nước có tác dụng giảm nhiệt, làm mát trong mùa hè thì không thể ra mắt sản phẩm vào mùa đông được Đồng thời, cần biết tận dụng tâm lý khách hàng, đưa gia các chương trình khuyến mãi, tri ân hợp lý Như vậy, sẽ góp phần giúp sản phẩm bán chạy hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn

h Phát triển tổ chức: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng là một trong

những yếu tố quan trọng quyết định mô hình kinh doanh có thành công hay không Một doanh nghiệp cần phải chia ra các phòng ban cụ thể, mỗi người phụ trách một công việc, một nhiệm vụ nhất định Cũng như khi sản xuất theo dây chuyền, mỗi

bộ phần sẽ làm một khâu Ví dụ để hoàn thành một chiếc áo thì cần có người chọn vải, cắt may, đính cúc, nhặt chỉ, đóng gói và hoàn thiện Hay trong một công ty kinh doanh cũng cần có từng bộ phận như: bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng,

bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận hành chính, nhân sự,…Mỗi bộ phận nhỏ sẽ tiến hành từng bước, từng bước một Cứ như vậy, các chi tiết nhỏ đều được hoàn thành, dần dần đến các công việc lớn hơn Từ đó, đảm bảo bộ máy được vận hành một cách trơn tru, chuyên nghiệp Có như thế mới đem lại hiệu quả bền vững

k Đội ngũ quản lý: Để có được từng bộ phận, vận hành từng chi tiết thì cần

có đội ngũ quản lý lập kế hoạch và chỉ dẫn từng đường đi, nước bước Đội ngũ quản lý cần có năng lực, mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm thì mới có thể điều hành cấp dưới hiệu quả Ngoài ra, đội ngũ quản lý cũng cần có tâm huyết, sát sao chỉ đạo từng bộ phận của doanh nghiệp, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của công, nhân viên Bởi vì họ chính là đầu tàu, là người cầm trịch, quyết định mọi kế

10

Trang 10

hoạch hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp Vì thế, đội ngũ quản lý cần hiểu

rõ mô hình kinh doanh là gì Nếu đội ngũ quản lý yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng thất bại

CHƯƠNG 2:

Thực trạng về tư duy kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, tên giao dịch HABECO (Hanoi Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation) là một doanh nghiệp cổ phần có trụ sở ở Hà Nội, Việt Nam Đây là công ty bia lớn thứ ba tại Việt Nam và là chủ sở hữu của các thương hiệu Bia Hà Nội và Bia Trúc Bạch Nó thuộc quyền sở hữu và thẩm quyền của Bộ Công Thương, Việt Nam

Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là Nhà máy bia Hommel được người Pháp xây dựng từ năm 1890, là khởi đầu cho một dòng chảy nhỏ bé cùng song hành với những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội Ngày 15/8/1958, trong không khí cả nước sôi sục chào mừng kỷ niệm 13 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bốn năm Thủ đô hoàn toàn giải phóng; chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời trong niềm vui xúc động lớn lao của cán bộ công nhân viên Nhà máy Với bí quyết công nghệ - truyền thống trăm năm, cùng hệ thống thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm của HABECO đã nhận được sự mến mộ của hàng triệu người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế Thương hiệu BIA HÀ NỘI ngày hôm nay được xây dựng, kết tinh từ nhiều thế hệ, là niềm tin của người tiêu dùng, niềm tự hào của thương hiệu Việt

11

Ngày đăng: 05/12/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w