1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tại sao nhà quản trị cần có tư duy kinh doanh? trên cơ sở tìm hiểu thông tin một doanh nghiệp cụ thể,

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

 Theo khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một hoặc một chuỗi hoặc tất cả các hoạt động của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

KHOA: Quản trị kinh doanh

-

-BÀI LUẬN CUỐI KÌ

Đề tài: Tại sao nhà quản trị cần có tư duy kinh doanh? Trên cơ sở tìm hiểu thông

tin một doanh nghiệp cụ thể, anh (chị) hãy trình bày nhận định của mình về tư duy

kinh doanh của doanh nghiệp đó

Hồ Chí Minh, 2022

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Tiến

Sinh viên thực hiện : Võ Tùng Dương

Môn học : Nhập môn quản trị kinh doanh

Mã số sinh viên : 120603210034

CHẤM ĐIỂM Bằng số Bằng chữ

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TƯ DUY KINH DOANH 4

1 Khái niệm kinh doanh 4

2 Khái niệm tư duy kinh doanh 4

3 Những biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt 4

4 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp 5

5 Mô hình kinh doanh là gì? 7

6 Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 10

1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp 10

2 Sứ mệnh và tầm nhìn 10

3 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 11

4 Đối thủ cạnh tranh 11

5 Những biểu hiện thể hiện tư duy kinh doanh của Biti’s 11

6 Nêu nhận định, đánh giá khái quát về ưu điểm, hạn chế theo quan điểm của bản thân 14

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tư duy tác động đến suy nghĩ và hành động của con người ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống Các ngành nghề khác nhau sẽ cần một những loại

tư duy khác nhau và trong kinh doanh cũng vậy Thương trường cũng như chiến trường Ngày nay, dưới sự phát triển của con người và điều kiện vật chất, kinh doanh không còn là một công việc quá xa lạ và khó tiếp cận, vì vậy càng ngày càng có rất nhiều các nhà kinh doanh, thậm chí ở độ tuổi rất trẻ

Tuy nhiên, sự tiến bộ đó cũng đặt ra một vấn đề về sự cạnh tranh tăng cao

Vì vậy, giữa số đông con người với vốn kiến thức như nhau, điều kiện môi trường và tài chính như nhau thì tư duy kinh doanh là thứ vũ khí tối thượng nhất, giúp cho con người và những bước đi của doanh nhân trở nên khác biệt, có những quyết định sáng suốt và khôn khéo hơn trong bối cảnh kinh

tế biến động không ngừng Vậy, tư duy kinh doanh được hiểu như thế nào

và lý do tại sao kỹ năng này là cần phải có ở một nhà quản trị?

Vấn đề và các câu hỏi đặt ra sẽ được giải thích và minh họa trong bài tiểu luận “ Tại sao nhà quản trị cần phải có tư duy kinh doanh? Trên cơ sở tìm hiểu thông tin một doanh nghiệp cụ thể, anh (chị) hãy trình bày nhận định của mình về tư duy kinh doanh của doanh nghiệp đó.”

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TƯ DUY KINH DOANH.

1 Khái niệm kinh doanh.

 Theo khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một hoặc một chuỗi hoặc tất cả các hoạt động của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

2 Khái niệm tư duy kinh doanh.

 Là khả năng nghiên cứu tình hình, biến động của thị trường, tư duy các chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp, có năng lực tư duy để trao đổi, ứng xử giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, nắm bắt và thấu hiểu tâm lý, xu hướng nhu cầu khách hàng, thể hiện tốt các công việc tiếp thị và quan hệ công chúng

 Bên cạnh đó, tư duy kinh doanh còn thể hiện ở việc có tầm nhìn xa, có khả năng dự đoán các cơ hội và rủi ro có thể diễn ra Tầm nhìn xa là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự hưng thịnh, phát triển bền vững của doanh nghiệp

3 Những biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt

a) Có nền tảng kiến thức vững chắc

 Muốn sở hữu tư duy kinh doanh tốt trong lĩnh vực nào của kinh doanh thì ít nhất phải có kiến thức chuyên môn tốt, kiến thức có thể đến từ sách báo, các khóa học kỹ năng hay trải nghiệm công việc thực tiễn Trên nền tảng kiến thức quý giá ấy, nhà quản trị sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra chiến lược hợp lý và mang lại hiệu suất cao

b) Biết tự suy nghĩ và làm chủ bản thân

 Phải biết tự định hướng cho cuộc đời của mình, không để người khác kiểm soát, kìm hãm ước mơ, mục tiêu và tham vọng của mình Khi thất bại, người chịu trách nhiệm chính là bản thân mình Nhờ vậy, bản thân mới có trải nghiệm, kinh nghiệm và nhiều kiến thức mới, cũng như đổi mới tư duy kinh doanh mà mình đã có phạm sai lầm trước đó Chỉ bản thân mới biết bản thân muốn gì và có mục tiêu gì Những người xung quanh đóng vai trò

Trang 5

như những sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết, góp phần hoàn thiện mục tiêu của mình đã đề ra

c) Có tầm nhìn

 Mọi chiến lược kinh doanh đều liên quan mật thiết tới những sự kiện và biến động ở tương lai Vì vậy, việc nhà quản trị có tầm nhìn xa trông rộng

là cực kỳ cần thiết, tư duy kinh doanh của họ phải không bao giờ chỉ trong phạm vi hiện tại vì thương trường luôn biến động theo thời gian, nếu không xem xét vấn đề và dự đoán tương lai, nhà quản trị sẽ bị lạc hậu, sớm bị đào thải khỏi thị trường cũng như không phản ứng kịp thời với những rủi ro, tình huống bất ngờ xảy ra

d) Biết thiết lập mục tiêu cụ thể cho mỗi hoạt động kinh doanh

 Có mục tiêu rõ ràng cho từng hoạt động cũng xác định được con đường an toàn nhất cho lộ trình của mình thay vì tiến lên một cách mơ hồ mà không biết phải đi qua những nơi nào để đến được nơi mình muốn đến Bên cạnh

đó, mục tiêu sẽ đi kèm với kế hoạch chi tiết để biết được bản thân hoàn thành việc gì để đạt được mục tiêu đề ra

e) Gắn kết cảm xúc trong mỗi hoạt động kinh doanh

 Việc có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh luôn được đánh giá cao trong hoạt động kinh doanh Nhà quản trị có tư duy kinh doanh tốt cần phải biết cân nhắc, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, lời nói và hành động cá nhân

 Việc xác định cảm xúc của bản thân có liên hệ gì với các hoạt động kinh doanh sẽ giúp bản thân tháo bỏ được rào cản cảm xúc cá nhân Kết nối cảm xúc với các hoạt động kinh doanh giúp bản thân tránh được tính bảo thủ cũng như hạn chế và ứng phó tốt các mâu thuẫn nội bộ trong công ty

4 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

4.1 Khái niệm

 chu kỳ kinh doanh được hiểu trong những phạm trù cụ thể hơn chẳng hạn như chu kỳ kinh doanh của sản phẩm, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sẽ có vòng đời riêng và có tính chu kỳ Trong giai đoạn

kể từ khi hình thành và phát triển doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các thử thách riêng, cụ thể :

4.2 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 6

a) Giai đoạn hình thành.

 Đây là thời kỳ bắt đầu cực kỳ quan trọng Chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra các ý tưởng kinh doanh và tiến hành lựa chọn ý tưởng cũng như cụ thể hóa ý tưởng đó, lựa chọn phân khúc, khách hàng mục tiêu chuẩn bị nguồn vốn và nguồn lực để thực hiện các dự định đó

 Trong giai đoạn đoạn này, chủ doanh nghiệp phải đầu tư thời gian, tài chính

và các nguồn lực khác để chứng minh sự khả thi của ý tưởng đó cũng như lên kế hoạch, tiếp cận các nguồn vốn khác

 Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đương đầu với các vấn đề về nguồn lực tài chính cho sản xuất, quảng cáo và các nhu cầu cần thiết trong giai đoạn cũng như các chi phí phát sinh

b) Giai đoạn bắt đầu phát triển

 Giai đoạn thứ hai trong chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường, tăng độ nhận diện qua các công tác, chiến dịch truyền thông để quảng bá được rộng rãi cũng như tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần

và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng…Giai đoạn này doanh nghiệp phải đối mặt với các khó khăn lớn nhất về mặt tài chính để duy trì marketing, trang thiết bị cũng như các chi phí đầu tư ban đầu

c) Giai đoạn phát triển nhanh, sôi động

Trang 7

 Ở giai đoạn thứ 3 trong chu kỳ kinh doanh, các khó khăn về tài chính của doanh nghiệp cơ bản được giải quyết và đạt đến điểm hòa vốn,, doanh nghiệp tập trung mở rộng quy mô

 Tuy nhiên ở giai đoạn này doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản trị khi quy mô được mở rộng, phải chú trọng việc chuẩn hóa công tác quản trị, phân chia lợi nhuận Nếu vượt qua thời kỳ này, doanh nghiệp sẽ bước đến thời kỳ ổn định

d) Giai đoạn trưởng thành

 Doanh nghiệp có đủ năng lực để sở hữu và duy trì số lượng khách hàng ổn định, sản phẩm và dịch vụ được đánh giá cao và tin dùng nhiều hơn bởi khách hàng

 Thời điểm này doanh thu được duy trì ở mức ổn định chứ không còn tăng vọt như giai đoạn trước đó Các khoản nợ cũng được thanh toán, tuy nhiên doanh nghiệp dễ đối mặt với việc trở nên lạc hậu, lỗi thời trong sản phẩm

và dịch vụ Nếu không có chiến lược đúng đắn sẽ dễ bị suy thoái và đào thải khỏi thị trường

e) Giai đoạn suy thoái

 Giai đoạn này doanh nghiệp không bán được sản phẩm và dịch vụ Sự sụt giảm trong doanh thu và lợi nhuận dẫn đến việc cắt giảm nhân lực và việc sản xuất bị trì hoãn Nếu không có các chính sách, chiến lược kinh doanh hay thậm chí cân nhắc việc tái cấu trúc doanh nghiệp để phù hợp nhu cầu khách hàng cũng như tác động của môi trường vĩ mô thì sẽ dẫn đến việc thua lỗ, rất khó phục hồi và cuối cùng là giải thể tổ chức, doanh nghiệp đó

5 Mô hình kinh doanh là gì?

 Một mô hình kinh doanh được thành lập để trả lời cho câu hỏi khách hàng của bạn là ai? Mô hình này có thể tạo ra những giá trị gì cho khách hàng và

có cách thức để bạn thực hiện nó với chi phí tối ưu và hợp lý Vì thế, một

mô hình kinh doanh chính là sự mô tả của những lý do để một công ty được tạo ra, phân bố và bắt được những giá trị cho chính nó cũng như khách hàng như thế nào Nói cách khác, mô hình kinh doanh là một hình mẫu cho việc công ty khai thác và sử dụng các nguồn lực, những mối quan hệ với khách hàng và lợi nhuận như thế nào để tồn tại, phát triển

Trang 8

6 Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh.

 Mỗi mô hình kinh doanh thực chất có hai phần – phần đầu tiên đề cập đến thiết kế và sản xuất sản phẩm trong khi phần thứ hai đề cập đến mọi thứ liên quan đến việc bán sản phẩm, từ việc tìm kiếm đúng khách hàng đến phân phối sản phẩm :

 Phân khúc khách hàng: xác định nhóm khách hàng mà doanh nghiệp nhắm tới ( thị trường đại chúng, thị trường ngách hoặc thị trường hỗn hợp)

 Các kênh truyền thông: để tiếp xúc với phân khúc khách hàng, quảng bá và phổ biến sự tồn tại của sản phẩm đến khách hàng Có thể thông qua kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp

 Quan hệ khách hàng: mô tả mối quan hệ doanh nghiệp hướng đến để duy trì khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới

 Dòng doanh thu: thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó Dòng doanh thu chính là thành phần mà các nhà đầu tư quan tâm nhất

 Nguồn lực chính: mô tả những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh Nó có thể đến từ các nguồn lực từ vật lý ( tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực hoặc tài chính

 Hoạt động chính: Mô tả hoạt động quan trọng nhất để duy trì việc kinh doanh Nói cách khác là mô tả việc sử dụng các nguồn thực để tạo ra các giá trị mình hướng đến và qua đó cũng thu về lợi nhuận

 Đối tác chính: Các nhà cung cấp nguồn lực và đối tác, giúp ích cho việc thực hiện quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

 Cơ cấu chi phí: Mô tả chi tiết các chi phí để đầu tư và chi phí phát sinh để thực hiện hoạt động kinh doanh đó

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.

1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp.

 Biti’s Là một thương hiệu giày dép của người Việt, Biti’s được thành lập tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1982 bởi chủ tịch gốc hoa - Vưu Khải Thành Sau 40 năm phát triển, Biti’s đã và đang giữ vững được vị trí trong lòng khách hàng Việt

 Với những thế hệ từ 7x trở lên, không tuổi thơ của một ai có thể thiếu bóng dáng của Biti’s Là một sản phẩm với độ bền vô cùng cao, những đôi giày đến từ thương hiệu Biti’s luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các cô, các mẹ thời xưa Ngày nay, Biti’s đã không ngừng chuyển mình, hồi sinh lại nhằm giữ vững vị trí mà còn thu hút thêm các bạn trẻ - một thị trường dồi dào, đầy tiềm năng và cũng không kém phần cạnh tranh khốc liệt

 Giờ đây, Biti's đã lớn mạnh và phát triển đi lên cùng đất nước, không chỉ trở thành một thương hiệu uy tín trong nước mà còn tiên phong xuất khẩu

ra thị trường thế giới Biti's đã đánh dấu thương hiệu tại 40 nước trên thế giới, trong đó phải nói đến các thị trường khó tính như: Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ, Trung Quốc, Mexico

2 Sứ mệnh và tầm nhìn.

 Sứ mệnh: Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm đúng ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng" Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên cam kết sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao

và đa dạng của quý khách hàng, đúng như ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng", tạo dựng niềm tin lâu dài đối với tất cả khách hàng

 Tầm nhìn: Với tâm niệm phải “Sáng tạo vì sứ mệnh tồn tại và phát triển công ty”, hiện nay, công ty Biti’s đang quan tâm phát triển chiến lược đầu

tư dài hạn và bền vững Quyết định xây dựng tầm nhìn và khẳng định diện mạo nhằm phát triển Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên thành một công ty lớn mạnh và ngày càng phát triển không chỉ trong nước mà còn rộng khắp trên toàn thế giới, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích

Trang 11

cực với quốc tế, trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á

3 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

4 Đối thủ cạnh tranh

 Đối thủ trong nước: Vina giày, Thượng Đình, Bitas, Ananas, v.v…

 Đối thủ nước ngoài: - Các sản phẩm giày giá rẻ của Trung Quốc- Các thương hiệu cao cấp: Nike, Adidas, Puma, Vans, Converse

5 Những biểu hiện thể hiện tư duy kinh doanh của Biti’s

 Có tầm nhìn xa trông rộng về tương lai : Khi ông Thành quyết định thâm nhập thị trường Trung Quốc thì hoạt động đầu tiên ông làm là đăng ký ngay

và bảo hộ thương hiệu (Đây là điều mà các nhãn hiệu Cafe như Trung Nguyên của Việt Nam không làm được và gặp rất nhiều khủng hoảng nhãn hiệu trong giai đoạn sau này)

 Luôn tự nghiên cứu, phát triển và chủ động nắm bắt cơ hội chiếm lĩnh thị trường:

Trang 12

 Với thị trường rộng rãi, Biti’s tổ chức hệ thống cung cấp chân rết từ tổng đại lý đến đại lý kinh doanh để phủ dày và hiện diện khắp nơi

từ Vân Nam, Trùng Khánh, Quảng Tây, Quảng Đông, …đến cả Bắc Kinh, Thượng Hải

 Tập quán của người dân Trung Quốc là thích đi lại, thích tụ họp tại những địa điểm đông người như triển lãm, hội chợ, bên cạnh đấy quảng cáo báo chí tuy chi phí cao tuy nhiên đạt kết quả tốt không bằng nên Biti’s chọn con đường hội chợ để quảng bá sản phẩm đến người dùng

 Đến Đài Loan, họ đã nhìn thấy một loại dép xốp đặc biệt làm bằng chất liệu hạt nhựa EVA, có thể cạnh tranh được với dép xốp đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khi đó, và họ nắm ngay cơ hội này

Vợ chồng Vưu Khải Thành ngày đêm tìm hiểu công nghệ EVA và dành tiền mua dây chuyền sản xuất mang về Việt Nam

 Ba năm sau khi phát triển sản phẩm này, công ty của gia đình họ Vưu trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trong ngành giày dép được xuất khẩu chính thức vào thị trường Trung Quốc

 Thắng lớn tại Trung Quốc, đầu thập niên 1990, Biti's chuyển hướng tập trung sang thị trường nội địa và ghi dấu ấn bằng thông điệp quảng cáo nổi tiếng “Nâng niu bàn chân Việt” Thời đó, những chiếc sandal rất bền của Biti’s đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu với thế hệ 8X và 9X đời đầu Còn riêng sản phẩm dép xốp, đã có lúc mỗi gia đình Việt Nam có 1 đôi

 Có chiến lược đúng đắn và sáng tạo, tạo ra những cú đúp ấn tượng về doanh thu:

 Chính sách một giá, phủ rộng phân phối và quảng cáo nhãn hiệu Để người dùng yên tâm không phải lo trả giá, mua hớ, mua nhầm

 Với thị trường rộng rãi, Biti’s tổ chức hệ thống cung cấp chân rết từ tổng đại lý đến đại lý kinh doanh để phủ dày và hiện diện khắp nơi

từ Vân Nam, Trùng Khánh, Quảng Tây, Quảng Đông, …đến cả Bắc Kinh, Thượng Hải

Ngày đăng: 05/12/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w