1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần năng lực cạnh tranh doanh nghiệp chủ Đề phân tích năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần bia – rượu – nước giải khát hà nội

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước Giải Khát Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thúy Vân
Trường học Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 136,81 KB

Nội dung

Đặc biệt, năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp để phát triển thị trường, huy động vốn

Trang 1

-*** -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP

Chủ đề: Phân tích năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

Họ và tên học viên : Nguyễn Thị Thanh Thủy

Mã số học viên : QK02010 Lớp tín chỉ : K2QK Giảng viên giảng dạy : TS Phạm Thị Thúy Vân

Học kỳ 1 – Năm học: 2021 - 2022

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Các khái niệm cơ bản 2

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 2

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 2

1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 2

1.3 Vai trò của năng lực cạnh tranh 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 4

2.1 Giới thiệu tổng quan về HABECO 4

2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của HABECO 4

2.2.1 Năng lực tài chính 4

2.2.2 Năng lực quản trị 5

2.2.3 Năng lực nhân sự 6

2.2.4 Năng lực Marketing 7

2.2.5 Công nghệ và sản xuất 7

2.2.6 Thương hiệu HABECO 8

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của HABECO 8

2.3.1 Ưu điểm 8

2.3.2 Hạn chế 9

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đã hơn 20 năm và hội nhập trên cả 3 phương diện: đơn phương, song phương và đa phương Đặc biệt, năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp để phát triển thị trường, huy động vốn từ nước ngoài để phát triển công nghệ và sản phẩm Bên cạnh những thuận lợi các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt và không cân sức về nhiều mặt như vốn, công nghệ, trình độ quản lý,…

Với khả năng cạnh tranh tốt, doanh nghiệp có thể đứng vững hoặc vượt qua một cuộc cạnh tranh dễ dàng hơn Nó có thể làm chậm hoặc ngưng sự xói mòn của thị trường Tạo ra một thương hiệu mạnh và làm tăng sức lôi cuốn của công ty đối với thị trường, mang lại các giá trị hữu hình cho doanh nghiệp Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải khẩn trương tạo thế và lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế

Biết được năng lực cạnh tranh của mình để có những hướng đi đúng đắn là điều các

doanh nghiệp rất quan tâm hiện nay Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Phân tích năng lực

cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO)” để nghiên cứu, nhằm tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh –

nâng cao vị thế của công ty trên thị trường

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”

Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) ghi nhận: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất.”

Tóm lại, có thể hiểu: Cạnh tranh là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các chủ thể trên thị trường với nhau để giành được điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo ra điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Giáo sư Michael E.Porter của trường Kinh doanh Havard – người có sức ảnh hưởng nhất đến lĩnh vực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc tế đãg ghi tron cuốn

“Competitive Strategy” rằng: “Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”

1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

- Năng lực tài chính:

Khi doanh nghiệp có năng lực tài chính đảm bảo, đó sẽ là điểm tựa vững chắc để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi và hiệu quả Tài chính của công ty thể hiện qua nguồn vốn, tài sản, các khoản nợ doanh nghiệp,… Năng lực cạnh tranh có thể đo theo tiêu chí phản ánh kết hợp kết quả kinh doanh như tăng trưởng tài sản vốn, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, quy mô doanh nghiệp

- Năng lực quản trị:

Nhà quản trị có quyền lực cao nhất cũng như gánh trách nhiệm nặng nề nhất để quyết định hướng đi, mục tiêu của doanh nghiệp Nhà quản trị cần có tư duy, kiến thức kinh doanh tốt, các phẩm chất cần có, sáng tạo, kiên định để dẫn dắt nhân viên của mình

Trang 5

làm tốt nhiệm vụ Nhà quản trị giỏi xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, có tầm nhìn xa trông rộng sẽ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và đi đúng hướng

- Nguồn nhân lực:

Nguồn lực con người có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của

tổ chức cùng sự phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực được đo bằng số lượng và chất lượng Nguồn lực dồi dào, có sức khỏe, cộng thêm trình độ chuyên môn nghiệp

vụ và năng lực tốt sẽ góp phần cho sự phát triển doanh nghiệp Chỉ thiếu một trọng hai yếu tố này, nguồn lực sẽ không thể đóng góp được nhiều cho công ty

- Năng lực Marketing:

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải hiểu khách hàng mục tiêu, giải quyết tốt nhu cầu của họ với sự thay đổi không ngừng cùng với sự lớn mạnh của đối thủ cạnh tranh Đội ngũ marketing cần nhanh nhạy, nắm bắt nhu cầu thị trường, đưa ra các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp (4Ps) một cách hợp lý để tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Công nghệ và sản xuất:

Công nghệ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp Các tiêu chí đánh giá bao gồm: dây truyền sản xuất hiện đại, quy

mô sản xuất, tính chuyên môn hóa, đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật

- Thương hiệu doanh nghiệp:

Một thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận và yêu mếm là cả một thành công rực rỡ của doanh nghiệp Một khách hàng đã quen dùng một loại thương hiệu nào đó thì rất khó làm cho họ rời bỏ nó Thương hiệu doanh nghiệp được tạo nên bởi nhiều yếu tố như uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, hình ảnh nhà lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp…Vì vậy mà có rất ít doanh nghiệp trên thương trường có được lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp

1.3 Vai trò của năng lực cạnh tranh

- Năng lực cạnh tranh thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi vì nó tỉ

lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động hội nhập kinh tế

- Khi cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triển không ngừng, đó là tiền đề để doanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình từ đó tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới Khi doanh nghiệp có đủ khả năng về nguồn lực về vốn và con người, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với

Trang 6

công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại Từ đây, những sản phẩm mới có chất lượng cao ra đời, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Trang 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC

GIẢI KHÁT HÀ NỘI

2.1 Giới thiệu tổng quan về HABECO

 Lịch sử:

Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) trải qua hơn 60 năm xây dựng, phát triển và ngày càng lớn mạnh Tiền thân của Tổng công ty là Nhà máy Bia Hommel do người Pháp xây dựng năm 1890

 Định vị công ty:

HABECO là công ty bia lớn thứ ba tại Việt Nam và là chủ sở hữu của các thương hiệu Bia Hà Nội và Bia Trúc Bạch. Tổng công ty hiện cso 26 công ty thành viên, trong đó

16 công ty chiếm tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ

Ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh Bia – Rượu – Nước giải khát và Bao bì; Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất; Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ và ngành nghề khác theo luật định

Những dòng sản phẩm nổi tiếng làm nên thương hiệu HABECO như Bia chai Hà Nội, Bia lon Hà Nội, Bia Trúc Bạch, Hanoi Beer Premium… đã nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng về cả chất lượng và phong cách, chinh phục những người sành bia trong và ngoài nước

2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của HABECO

2.2.1 Năng lực tài chính

Với HABECO, năng lực tài chính quyết định việc đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, hoạt động phát triển nguồn nhân lực, nâng cao thương hiệu hay xúc tiến cũng cần đến nguồn lực tài chính đều đặn Năm

2013, tổng tài sản đạt 8,067.6 tỷ đồng, thì đến năm 2017, tổng tài sản tăng 1.19 lần đạt 9,612 tỷ đồng

Bảng 2.1 cho thấy quy mô tổng tài sản, nguồn vốn toàn tổng công ty tăng trưởng trong giai đoạn 2013-2018 Tổng doanh thu tăng đều qua các năm, có sự sụt giảm vào năm

Trang 8

2015 nhưng bứt phá vào năm 2016 và giữ mức doanh thu gần 10,000 tỉ đồng Năm

2018, doanh thu có xu hướng giảm, lợi nhuận sau thuế là 518.5 tỷ đồng, bằng 75.7%

so với năm 2017 Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn trên 50% tổng nguồn vốn

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của HABECO

Đơn vị: tỷ đồng

2013 2014 2015 2016 2017 2018

1.1 Doanh thu thuần 6,446.5 7,101.6 9,638.4 9,995.9 9,801.7 9,311.4

1.2 Tốc độ tăng doanh thu(%) 113.05 110.1 135.7 103.7 98.05 94.9

2 Lợi nhuận sau thuế

3.1 Tổng nguồn vốn 5,077.8 5,926.3 6,812.01 6,797.4 7,197.5 9,266.7

Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của HABECO

Có thể thấy, tình hình tài chính công ty lành mạnh, mức độ chủ tài chính tốt, không mất cân đối tài chính, không sử dụng vốn vay, đảm bảo đủ tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm và không có vốn đi vay nên không tạo áp lực quá lớn cho doanh nghiệp

Tổng công ty thường xuyên cơ cấu lại nguồn vốn để huy động tối đa lượng tiền gửi có

kì hạn, tăng thu nhập tài chính, đồng thời đảm bảo đủ nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho các công ty còn gặp khó khăn theo chủ trương được phê duyệt, tìm kiếm và khái thác dịch vụ ngân hàng ngằm tháo gỡ khó khăn

2.2.2 Năng lực quản trị

Ban lãnh đạo của HABECO tập hợp những người có năng lực và kinh nghiệm đã đưa

ra các chiến lược cũng như cách quản lý hiệu quả dẫn dắt công ty phát triển dưới niềm tin của các nhân viên trong công ty

Trang 9

Để có thể quản lý và điều hành tốt các hoạt động, tổng công ty xây dựng hệ thống các công ty con, công ty liên kết và các chi nhánh để triển khai hoạt động hiệu quả Hàng quý, hàng năm, các đơn vị đều phải gửi giấy tờ, sổ sách, báo cáo đầy đủ về tình hình hoạt động cho công ty mẹ Để bộ máy vận hành chuyên nghiệp mô hình quản lý công

ty mẹ - công ty con, tổng công ty sắp xếp lại các bộ phận, thiết lập phòng chuyên môn, đồng bộ về chất lượng, quản lý các nguyên liệu đầu vào, tích hợp hệ thống ISO của các nhà máy, công ty với hệ thống ISO của tổng công ty

Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản trị của doanh nghiệp có thể nói đến đó là thị phần Trong báo cáo ngành bia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), phần lớn thị phần bia Việt Nam là do bốn doanh nghiệp thống lĩnh: HABECO, Hue Brewery, Sabeco và Heineken

2.2.3 Năng lực nhân sự

Tổng số lao động của HABECO là hơn 5000 người tính cả công ty con và công ty liên kết Đây là nguồn nhân lực đông đảo, góp phần vào sự thành, bại của công ty

Nguồn: Phòng tổ chức lao động HABECO Hình 2.1 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2018

Lao động có trình độ đại học (36%) và trung cấp (49%) tập trung ở khối thị trường, quản lí chất lượng và lao động có nghề thuộc khối phục vụ sản xuất kinh doanh, phfu hợp với yêu cầu của tổng công ty để phát triển thị trường, mở rộng quy mô sản xuất HABECO cũng thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ nguồn nhân lực để hoạt động sản xuất ngày càng công nghiệp hóa

Bên cạnh đó, tổng công ty tổ chức nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bổ cốt cán dưới nhiều hình thức: mời cán bộ, chuyên viên trong và ngoài nước về giảng dạy; gửi nhân

49%

6%

36%

5% 2% 3%

TC, sơ cấp CĐ ĐH Thạc sĩ Tiến sĩ LĐPT

Trang 10

viên đi học nước ngoài; các hoạt động đào tạo nội bộ… Giai đoạn 2011-2017, HABECO tổ chức hơn 280 khóa đạo tạo cho hơn 10,000 lượt cán bộ lao động, khuyến khích nhân viên tham gia nội dung về năng lực quản lý, an toàn lao động, cập nhật quy định, chính sách mới…

Tiền lương lao động tăng qua mỗi năm, đến năm 2018 là 20.250 triệu đồng/người/tháng Ngoài ra còn chính sách lương thưởng theo mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh; mức tiết kiệm vật tư, nguyên liệu; sáng kiến cải tiến và danh hiệu thi đua

2.2.4 Năng lực Marketing

Công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu

HABECO chú trọng nghiên cứu các vấn đề: đánh giá thỏa mãn của khách hàng; đánh giá chất lượng bao bì; nghiên cứu bán lẻ; đánh giá sức mạnh thương hiệu Qua các cuộc khảo sát sẽ đưa ra mức độ hiệu quả và các đổi mới sáng tạo đối với từng mảng

Chính sách sản phẩm

Tổng công ty tập trung vào sản phẩm bia – chiếm hơn 70% tổng sản lượng công ty, với sự trở lại của bia chai, bia lon Trúc Bạch HABECO đặt chất lượng lên hàng đầu, luôn đưa ra các ứng dụng đổi mới kiểm soát chất lượng, để từ đó tăng lượng khách hàng trung thành

Ngoài ra, chính sách về giá cũng được đưa ra một cách hợp lý Các nhãn hiệu bia lâu đời vẫn giữ ở mức 10,000đ/chai, phù hợp với tầng lớp dân lao động, văn phòng, sinh viên nên vẫn giữ được vị trí trên thị trường

Chính sách xúc tiến hỗn hợp

HABECO dành ra khoản chi phí tương đối lớn để xúc tiến thương hiệu qua tivi, truyền thông, internet, quảng cáo ngoài trời,… Chúng ta có thể thấy thương hiệu này trên xe buýt, taxi, qua các mạng xã hội Facebook, trang web, hay quảng cáo cho các cuộc thi thể thao v vv…

2.2.5 Công nghệ và sản xuất

Nguyên liệu sản xuất và nhập khẩu từ các nhà cung ứng uy tín, gắn bó tại Châu Âu nên chất lượng cao và ổn định Tuy nhiên, không chủ động hoàn toàn nguồn nhiên liệu cũng khiến HABECO có thể bị ép giá dẫn đến tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm Sản phẩm của HABECO được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ của Cộng hòa Liên bang Đức hoàn toàn tự động, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Hệ thống luôn

Trang 11

được hiện đại hóa ở tất cả các công đoạn: xử lý nguyên liệu, nấu, lọc nước nha, làm lạnh nhanh, lên men, lọc bia, chiết bia, thanh trùng, dán nhãn, xếp pallet…

Các công đoạn công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như: nấu – lên men – lọc – chiết, đều được ứng dụng công nghệ CIP để đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm độc hại cho công nhân.Việc chuyển đổi sử dụng nhiên liệu tái tạo trong công nghệ lò hơi, giảm chi phí sản xuất hơi nước cũng góp phần đáp ứng nhiệm vụ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

2.2.6 Thương hiệu HABECO

Qua 60 xây dựng và phát triển, thương hiệu HABECO đã có chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng, ngay từ cái tên gọi Bia Hà Nội Tuy nhiên, tổng công ty chưa thực sự đầu tư xứng đáng vào quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu

Với câu khẩu hiệu thương mại “Bí quyết duy nhất – Truyền thống lâu năm”, HABECO muốn nhấn mạnh giá trị cốt lõi, truyền thống Việt Nam, đặc biệt là người

Hà Nội Đây là một trong chiếc lược định vị thương hiệu hiệu quả của tổng công ty Ngoài ra, mỗi dòng sản phẩm lại có câu slogan riêng như: Bia Trúc Bạch – “Kiệt tác chinh phục đỉnh cao”, Bia Hà Nội nhãn xanh – “Hương bia truyền thống – Sức sống miền Trung”…

Bên cạnh đó, công ty cũng xây dựng chiến lược marketing và truyền thông thương hiệu vào thị trường miền Trung và miền Nam nhiều hơn

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của HABECO

2.3.1 Ưu điểm

- Nhân sự lãnh đạo tổng công ty có năng lực, tầm nhìn tốt Mô hình công ty mẹ, công ty con vận hành tương đối trôi chảy và hiệu quả

- Đội ngũ nhân sự được tuyển dụng khắt khe, năng lực tốt, cống hiến hết mình cho công ty HABECO đảm bảo thu nhập cho người lao động gắn với hiệu quả kinh doanh và quy chế nội bộ; đảm bảo công tác chăm lo đời sống, sức khỏe nhân viên

- Tài chính công ty ổn định, khả năng quay vòng vốn tốt, không có nợ dài hạn –

đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển về sau

- Chiến lược marketing cũng có những bước đi nhất định để thu hút khách hàng, mang lại làn gió mới cho hình ảnh của hãng, tìm ra hướng đi đến những thị trường mới Trong đó, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong phân khúc bia phổ

Ngày đăng: 05/12/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w