BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG LÊ THẾ VINH HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LÊ THẾ VINH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH
HẢI PHÒNG – 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LÊ THẾ VINH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 834.01.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Bá Khiêm
HẢI PHÒNG – 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hải Phòng, ngày tháng 10 năm 2022
Tác giả
Lê Thế Vinh
Trang 4LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hải Phòng cùng các thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn thành luận văn của mình
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Bùi Bá Khiêm người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng 10 năm 2022
Tác giả
Lê Thế Vinh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC BẢNG ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 4
1.1 Tổng quan về tín dụng đối với hộ nghèo và vai trò của tín dụng đối với người nghèo trong nền kinh tế 4
1.1.1 Khái niệm tín dụng với hộ nghèo 4
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng đối với người nghèo 5
1.1.3 Vai trò của tín dụng đối với người nghèo trong nền kinh tế 6
1.2 Nội dung của công tác tín dụng đối với hộ nghèotại NHCSXH 6
1.2.1 Đối tượng được vay vốn 6
1.2.2 Điều kiện để được vay vốn 6
1.2.3 Thời hạn cho vay vốn 7
1.2.4 Mức cho vay vốn 7
1.2.5 Lãi suất cho vay vốn 7
1.2.6 Quy trình thủ tục vay vốn 8
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH 9
Trang 61.4 Kinh nghiệm hoạt động tín dụng đối với hộ nghèocủa các NHCSXH quận, huyện trên địa bàn Hải Phòng và bài học rút ra cho NHCSXH huyện
Thủy Nguyên 13
1.4.1 Kinh nghiệm hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của các NHCSXH quận, huyện trên địa bàn Hải Phòng 13
1.4.2 Bài học rút ra cho NHCSXH huyện Thủy Nguyên 15
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 18
2.1 Tổng quan về huyện Thủy Nguyên và NHCSXH huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng 18
2.1.1 Khái quát chung về huyện Thủy Nguyên 18
2.1.2 Khái quát chung về NHCSXH Thủy Nguyên 19
2.1.3 Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH Thủy Nguyên 20
(Nguồn: NHCSXH huyện Thủy Nguyên) 21
2.1.4 Các chương trình tín dụng đang triển khai tại NHCSXH Thủy Nguyên 21
2.1.5 Công tác huy động vốn tại NHCSXH Thủy Nguyên 22
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2021 27
2.2.1 Đối tượnghộ nghèo được vay vốn 27
2.2.2 Cơ cấu tổng dư nợ cho vay 33
2.2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay đối với hộ nghèo 37
2.2.4 Vốn ủy thác cho vay hộ nghèo qua các Tổ chức chính trị - xã hội 41
2.2.5 Công tác thu nợ gốc đến hạn và thu lãi vay 47
Trang 72.2.6 Tình hình dư nợ quá hạn 50
2.2.7 Tình hình một số công tác khác 55
2.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2017 - 2021 60
2.3.1 Những kết quả đạt được 60
2.3.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế 63
Chương 3: Biện pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 67
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên tới năm 2025 67
3.1.1 Mục tiêu phát triển của NHCSXH huyện Thủy Nguyên 67
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên 69
3.2 Biện pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên 69
3.2.1 Đẩy mạnh cho vay theo dự án, nâng suất đầu tư cho hộ nghèo lên mức tối đa 69
3.2.2 Tăng cường thu hồi nợ quá hạn 71
3.2.3 Đẩy mạnh tín dụng uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội 72
3.2.4 Hoàn thiện vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể trong công tác uỷ thác cho vay 73
3.2.5 Nâng cao chất lượng giao dịch xã 74
3.2.6 Hoàn thiện mạng lưới hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn 75
3.2.7 Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát 76
Trang 83.2.8 Gắn cho vay với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, tư vấn
người nghèo sử dụng vốn hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ thu nợ 78
3.2.9 Đẩy mạnh công tác đào tạo 79
KỂT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1 Kết luận 81
2 Kiến nghị 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG
LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội
NHCSXH VN Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo 8 Hình 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH huyện Thủy Nguyên 20 Hình 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động tại NHCSXH huyện Thủy
Hình 2.3: Tình hình nguồn vốn cân đối từ Trung ương tại NHCSXH
Hình 2.4: Tình hình nguồn vốn nhận uỷ thác đầu tư tại địa phương tại
Hình 2.5: Số hộ nghèo được vay vốn trong năm tại NHCSXH huyện
Hình 2.6: Số hộ nghèo còn dư nợ tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên giai
Hình 2.10: Dư nợ cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức tại
Hình 2.11: Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn và thu lãi cho vay hộ nghèo của tại
Hình 2.12: Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên giai
Hình 2.13: Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên giai đoạn
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động tại NHCSXH huyện Thủy
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn cân đối từ Trung ương tại NHCSXH
Bảng 2.3: Số hộ nghèo được vay vốn tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên
Bảng 2.4: Tổng dư nợ theo chương trình cho vay tại NHCSXH huyện
Bảng 2.5: Chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thủy
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay hộ nghèo uỷ thác qua các tổ chức hội, đoàn thể
Bảng 2.7: Tình hình thu nợ gốc và thu lãi cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên giai
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động của tổ TK&VV
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam nhằm xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt thực tiễn, nó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hộ nghèo Thực tế sau 20 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đã chứng minh rằng cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là phương pháp cho vay hiệu quả nhằm góp phần to lớn thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo
NHCSXH huyện Thủy Nguyên, một đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHCSXH Hải Phòng, trong những năm qua đã bám sát các chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ cho vay hộ nghèo để góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá thì hoạt động tín dụng hộ nghèo của NHCSXH Thủy Nguyên vẫn còn những hạn chế, như: Nguồn vốn được phân bổ ít, cho vay thì phân tán, xẻ nhỏ nên quy mô đầu tư nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao; quy trình, thủ tục cho vay còn phức tạp, phiền hà vì phải qua nhiều khâu, nhiều ngành, nhiều cấp trung gian xét duyệt nhưng trách nhiệm không rõ ràng nên thường rất chậm; Hiệu quả tạo việc làm chưa rõ ràng, nhất
là các dự án thuộc nhóm hộ; Nợ quá hạn chậm được xử lý… Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cấp lãnh đạo NHCSXH huyện Thủy Nguyên, NHCSXH
TP Hải Phòng là cần có những biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tín dụng ở NHCSXH huyện Thủy Nguyên
Xuất phát từ mục tiêu cao cả đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào công tác tín dụng của NHCSXH huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèotại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng thời gian các năm
2017 - 2021
- Đề xuất các biện pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng
+ Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2017 – 2021
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích chi tiết: Tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, từ những kết quả phân tích thực trạng để đưa ra kết luận cũng như đánh giá và để đề xuất các biện pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối vớihộ nghèo tại NHCSXH Thủy Nguyên, TP Hải Phòng
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hầu hết trong tất cả các loại báo cáo, được sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số cho vay của NHCSXH Thủy Nguyênnhư: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, số nợ xấu, số
Trang 14hộ nghèo đúng đối tượng có nhu cầu vay vốn được tiếp cận vốn vay chính sách thông qua hoạt động ủy thác với các tổ chức chính trị xã hội, tỷ lệ thu nợ, thu lãi, xử lý nợ xấu… Trong đề tài nghiên cứu tập trung sử dụng phương pháp so sánh về diễn biến tình hình hoạt động cho vay hộ nghèo ủy thác qua
tổ chức hội qua các năm 2017-2021, sự tăng trưởng dư nợ tín dụng và đối tượng hộ nghèo được tiếp cận vốn vay qua các năm, cơ cấu nguồn vốn trung ương, địa phương và vấn đề sử dụng vốn những năm 2017-2021
- Phương pháp biểu thị số liệu:
+ Phương pháp Bảng thống kê: Các dữ liệu thu thập được về số lượng
hộ nghèo vay vốn, dư nợ cho vay hộ nghèo, kế hoạch cho vay hộ nghèo… được tác giả đưa vào các bảng biểu tại chương 2 của luận văn
+ Đồ thị thống kê: Các dữ liệu về vốn huy động, dư nợ, dư nợ hộ nghèo, dư nợ quá hạn, tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn… được tác giả đưa vào các biểu đồ hình cột trong chương 2 của luận văn
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luậnvà danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Chương 3: Biện pháphoàn thiệnhoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1 Tổng quan về tín dụng đối với hộ nghèo và vai trò của tín dụng đối với người nghèo trong nền kinh tế
1.1.1 Khái niệm tín dụng với hộ nghèo
1.1.1.1 Khái niệm về đói nghèo
Đói nghèo là tổng hợp khái niệm đói và khái niệm nghèo: Đói và nghèo thường gắn chặt với nhau, nhưng mức độ gay gắt khác nhau Đói có mức độ gay gắt cao hơn, cần thiết phải xoá và có khả năng xoá Còn nghèo, mức độ thấp hơn và khó xoá hơn, chỉ có thể xoá dần nghèo tuyệt đối, còn nghèo tương đối chỉ có thể giảm dần Vì vậy, để giải quyết vấn đề đói nghèo, ta thường dùng cụm từ "Xoá đói giảm nghèo"
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: Dù ở dạng nào, thì đói cũng đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng Có thể hình dung các biểu hiện của tình trạng thiếu đói như sau:
- Thất thường về lượng: Bữa đói, bữa no, ăn không đủ bữa
- Về mặt năng lượng: Nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãn mức 1.500 calo/ngày, thì đó là thiếu đói (thiếu ăn); dưới mức đó là gay gắt
Nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu Trong hoàn cảnh nào thì hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày về kinh tế, biểu hiện trực tiếp nhất là bữa ăn Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hoá, tinh thần, hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có Biểu hiện rõ nhất ở các hộ nghèo là hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, không có điều kiện để chữa bệnh khi ốm đau.[15]
1.1.1.2 Khái niệm tín dụng
Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc
và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh
Trang 16tế, trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho một các nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi món vay… Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa Trong điều kiện nền kinh
tế còn tồn tại song song hàng hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là một tất yếu khách quan.[5]
1.1.1.3 Khái niệm tín dụng đối với người nghèo
- Khái niệm tín dụng đối với người nghèo: Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người ngèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng.[13]
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng đối với người nghèo
Từ khái niệm trên có thể thấy, tín dụng chính sách xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, đây là kênh tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu của tín dụng chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN, ổn định kinh tế - chính trị và bảo đảm an sinh xã hội
Hai là, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ
Ba là, nguồn vốn để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách
và có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước
Bốn là, người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn được ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn (Hầu hết các chương trình cho vay không phải thế chấp tài sản), thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.[2]
Trang 171.1.3 Vai trò của tín dụng đối với người nghèo trong nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với hộ nghèo Nó được coi là công cụ quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và năng suất thấp, là chìa khoá vàng để giảm nghèo Vai trò tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng được thể hiện ở một số nội dung sau:
- Cung cấp vốn tín dụng, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống
- Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi
- Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường,
có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường
- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới.[7] 1.2 Nội dung của công tác tín dụng đối với hộ nghèotại NHCSXH
Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay hộ nghèo theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
1.2.1 Đối tượng được vay vốn
- Đối tượng vay vốn là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ Hiện nay, thực hiện theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 – 2025
- Hộ nghèo không được vay vốn bao gồm:
+ Hộ không có sức lao động, hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án; hộ lười biếng không chịu lao động; hộ mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp
+ Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.[8]
1.2.2 Điều kiện để được vay vốn
- Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay
Trang 18- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ
- Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là tổ viên của tổ TK&VV được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
- Hộ gia đình vay vốn NHCSXH lần đầu thì các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật phải thỏa thuận cử 01 (một) cá nhân trong số các thành viên này đại diện theo
ủy quyền để đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với NHCSXH nơi cho vay.[8]
1.2.3 Thời hạn cho vay vốn
- Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng
- Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng
- Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng đến 120 tháng.[8]
1.2.4 Mức cho vay vốn
Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 100 triệu đồng, trong đó:
- Cho vay sửa chữa nhà ở: Tối đa không quá 03 triệu đồng/hộ
- Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ
- Cho vay nước sạch: Tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ
- Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp phổ thông: Tổng giám đốc ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 04 khoản chi gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục
- Còn lại cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ.[8]
1.2.5 Lãi suất cho vay vốn
- Lãi suất cho vay được Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ: Hiện tại lãi suất cho vay là 0,55%/tháng (6,6%/năm)
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay (8,58%/năm).[8]
Trang 191.2.6 Quy trình thủ tục vay vốn
* Đối với hộ nghèo:
- Tự nguyện tham gia tổ TK&VV
- Hộ nghèo viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (Theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi tổ trưởng tổ TK&VV
- Khi giao dịch với Ngân hàng, người vay hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân, nếu không có thì phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú
* Đối với tổ TK&VV:
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo
- Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH và giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay của hộ nghèo, cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi ngân hàng
- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và các địa điểm giải ngân tới hộ nghèo
- Cùng Ngân hàng giải ngân trực tiếp đến từng hộ vay vốn tại điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại UBND xã
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam)
Trang 20Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay
Bước 2: Tổ vay vốn cùng tổ chức Chính trị xã hộ tổ chức họp công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay vốn
và cư trú hợp pháp tại xã
Bước 3: Tổ tiết kiệm vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức hội đoàn thể cấp xã Bước 6: Tổ chức hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho tổ TK&VV
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho hộ vay tại Điểm giao dịch xã đặt tại UBND cấp xã nơi hộ vay cư trú hoặc tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.[8]
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH
- Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng:
Đối tượng cho vay hộ nghèo sẽ được thụ hưởng tín dụng chính sách với các ưu đãi khác nhau được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Các nhóm đối tượng hộ nghèo vay vốn được chỉ định theo từng chương trình tín dụng, được quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Do đó, trong quá trình triển khai cho vay hộ nghèo, NHCSXH phải xác định đúng nhóm đối tượng được vay vốn, tránh tình trạng cấp tín dụng sai đối tượng vay Khi cho vay, NHCSXH căn cứ vào danh sách đối tượng thụ hưởng cụ thể của từng chương trình tín dụng hoặc dự
án do các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận theo quy định
Các hộ nghèo thường không có đủ điều kiện để vay vốn tại các NHTM hay các TCTD khác theo các thông thường nên sẽ được hỗ trợ tài chính từ
Trang 21phía NHCSXH Do đó, khác với NHTM được chủ động lựa chọn đối tượng cho vay, phải đi tìm kiếm khách hàng vay vốn thì NHCSXH không phải tìm kiếm khách hàng mà thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính phủ Các đối tượng không thỏa mãn điều kiện vay theo quy định sẽ không được cho vay
- Tổng dư nợ:Chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng cho vay được nhiều hay
ít, mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng như thế nào? Chỉ tiêu này cho thấy Ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng phong phú thu hút được khách hàng
- Dư nợ cho vay hộ nghèo: Đây là số liệu phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH đối với cho vay hộ nghèo
- Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo:
Trường hợp, các món vay này đã được áp dụng các biện pháp xử lý nợ
bị rủi ro do nguyên nhân khách quan theo cơ chế xử lý rủi ro của NHCSXH, khi tính tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn kỳ cuối sẽ được điều chỉnh:
trong kỳ báo cáo
Trang 22+ Trường hợp món vay áp dụng biện pháp gia hạn nợ, khoanh nợ được tính tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn kỳ cuối tại tháng đến hạn theo thời gian xử lý nợ
ro do nguyên nhân khách quan)
- Tỷ lệ thu lãi:
Tỷ lệ thu lãi (%) = Số lãi thực thu trong kỳ x 100%
Số lãi phải thu trong kỳ Trong đó:Số lãi phải thu = Tổng số tiền lãi tại cột "Lãi tháng này" theo bảng kê mẫu số 13/TD của Tổ TK&VV (tại đầu phiên giao dịch của các tháng) + tổng số tiền lãi phát sinh phải thu (đối với các món vay không ủy nhiệm thu lãi)
Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng tốt, người vay
sử dụng vốn vay hiệu quả, chấp hành đúng nội dung đã cam kết với ngân hàng và ngược lại
Nợ quá hạn là tình trạng hộ nghèo vay vốn chưa thanh toán hoặc không thực hiện đúng hạn nghĩa vụ trả nợ theo cam kết khi NHCSXH cấp tín dụng
Nợ quá hạn sẽ gây ra rủi ro tài chính cho cả NHCSXH và cả người nghèo vay vốn Nếu người nghèo không có trả nợ đúng hạn, NHCSXH sẽ gặp khó khăn
Trang 23trong luân chuyển vốn để tiếp tục giải ngân kỳ tiếp theo hoặc trả nợ vay cho các đối tượng mà ngân hàng huy động vốn Trong khi, người nghèo không trả được nợ đúng hạn sẽ khó khăn trong đợt tiếp tục vay vốn lần sau và phải chịu thêm lãi suất
- Nợ bị chiếm dụng, tham ô
+ Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm và sử dụng một cách trái phép (Ban quản lý Tổ TK&VV thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên không nộp cho NHCSXH theo Hợp đồng ủy nhiệm đã ký kết)
+ Nợ bị tham ô là loại nợ do nhóm người hoặc cá nhân lợi dụng nhiệm
vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt sử dụng vốn vay của khách hàng (Ban quản lý Tổ TK&VV, cán bộ tổ chức CT-XH nhận ủy thác, chính quyền địa phương, cán bộ NHCSXH vay ké, chiếm đoạt tiền gốc của người vay)
Nợ bị chiếm dụng, tham ô là một chỉ số để đo lường chất lượng tín dụng của NHCSXH và đánh giá chất lượng công tác cho vay, kiểm tra, giám sát của mỗi đơn vị
- Chất lượng hoạt động giao dịch tại xã
Hoạt động giao dịch xã, là hoạt động gần dân nhất, đã trở thành hoạt động nghiệp vụ cơ bản của NHCSXH, giải quyết trên 95% khối lượng giao dịch liên quan đến khách hàng ngay tại điểm giao dịch xã Do đó, hoạt động này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH
Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động giao dịch xã thông qua 5 chỉ tiêu định lượng được hệ thống chấm điểm tự động hàng tháng: (1) Số phiên giao dịch xã/điểm giao dịch xã; (2) Tỷ lệ Tổ TK&VV tham gia giao dịch xã; (3) Tỷ lệ giải ngân, thu nợ gốc, thu lãi tại điểm giao dịch xã; (4) Hoạt động tiền gửi thông qua Tổ TK&VV; (5) Kiểm tra, đánh giá phiên giao dịch
- Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV
Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH Đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV được thực hiện với 5 chỉ tiêu định lượng do
hệ thống tự động chấm điểm hàng tháng: (1) Tham gia giao dịch tại xã; (2) Tỷ
Trang 24lệ thu nợ gốc đến hạn; (3) Tỷ lệ thu lãi; (4) Hoạt động tiền gửi thông qua Tổ TK&VV; (5) Tỷ lệ nợ quá hạn
Hiện nay, để phục vụ cho việc đánh giá tự động vể chất lượng hoạt động tín dụng tại các cấp xã, huyện, tỉnh và Tổ TK&VV, Tổng Giám đốc đã ban hành 05 tiêu chí đánh giá gồm: tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn, chất lượng hoạt động giao dịch xã, chất lượng hoạt động Tổ TK&VV và tỷ lệ nợ quá hạn (tại các văn bản 3986, 3987, 3988, 3989/NHCS-TDNN ngày 12/9/2018).[20]
1.4 Kinh nghiệm hoạt động tín dụng đối với hộ nghèocủa các NHCSXH quận, huyện trên địa bàn Hải Phòng và bài học rút ra cho NHCSXH huyện Thủy Nguyên
1.4.1 Kinh nghiệm hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của các NHCSXH quận, huyện trên địa bàn Hải Phòng
1.4.1.1 Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Vĩnh Bảo
Trong những năm qua, nguồn vốn của NHCSXH có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ các hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo Nhờ vốn vay ưu đãi đã giúp 1.530 hộ vượt qua ngưỡng nghèo.Đến nay, qua nhiều năm thực hiện, NHCSXH huyện Vĩnh Bảo đã thực hiện cho vay 60 hộ nghèo với mức cho vay trên 50 triệu đồng/hộ, số tiền cho vay đạt 3.892 triệu đồng, bình quân đạt 64,9 triệu đồng/hộ
Nguồn vốn tín dụng chính sách được NHCSXH huyện Vĩnh Bảo triển khai thực hiện bài bản, hiệu quả, thể hiện bằng chất lượng tín dụng được duy trì đảm bảo, người dân có ý thức trả nợ, lãi đúng hạn; nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với các đơn vị trong toàn hệ thống
NHCSXH huyện Vĩnh Bảo triển khai thực hiện các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn từ năm 2007 Hiện nay, toàn huyện có 29 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn Các điểm giao dịch, nhờ sự hỗ trợ an ninh của lực lượng công
an xã nên luôn bảo đảm an toàn về người và tài sản trong quá trình giao dịch
Từ đó, tạo thuận lợi cho người nghèo, đối tượng chính sách được phục vụ một cách tận tình, an toàn như giao dịch tại trụ sở của Ngân hàng Chính sách Xã
Trang 25hội huyện Các điểm giao dịch tại xã, thị trấn hoạt động với thời gian cụ thể từ 8h30 đến 11h các ngày chẵn trong tháng Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Ngân hàng cũng như người dân đến giao dịch đảm bảo
về thời gian
Thông qua hoạt động của các điểm giao dịch tại xã, thị trấn, NHCSXH huyện Vĩnh Bảo đã đưa đồng vốn tín dụng chính sách đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách một cách nhanh nhất, hạn chế được tiêu cực phát sinh trong hoạt động cho vay ưu đãi; đồng thời tiết giảm được chi phí đi lại cho người dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và làm quen với các dịch vụ Ngân hàng Đồng thời, thông qua đó, cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện được đào tạo thực tiễn, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết công việc, tạo ra một môi trường đào tạo thực tiễn toàn diện, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm viêc, phối kết hợp nhịp nhàng với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể Không những thế, thông qua hoạt động này, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cũng đã cung cấp dịch vụ tiết kiệm cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội ngay tại nơi cư trú Từ đó, nhiều người dân trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.[19]
1.4.1.2 Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Tiên Lãng
Trong những năm qua, NHCSXH huyện Tiên Lãng đã làm tốt công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
Để đồng vốn đến tay hộ nghèonhanh và phát huy hiệu quả, NHCSXH huyện Tiên Lãng đã khắc phục khó khăn, chủ động triển khai cho vay đến từng địa bàn, tích cực phối hợp với UBND xã và các tổ chức hội, đoàn thể trong việc bình xét, lựa chọn, làm thủ tục cho vay vốn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả và trả nợ đúng hạn Thông qua 21 điểm giao dịch tại trụ sở UBND các xã, thị trấn và thông qua việc ủy thác vay vốn của Tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở, chương trình cho vay vốn ưu đãi
đã thu hút sự tham gia của toàn xã hội, việc giúp đỡ người nghèo được coi là trách nhiệm của mọi người, từ đó việc huy động vốn, hoạt động của
Trang 26NHCSXH thực sự được xã hội hoá Thông qua các phiên giao dịch, NHCSXH huyện Tiên Lãng đã tổ chức họp giao ban với các đơn vị nhận ủy thác cấp xã và Tổ TK&VV, Chủ tịch UBND xã tham dự và chỉ đạo, mọi vướng mắc phát sinh được giải quyết tháo gỡ kịp thời
Cụ thể, nguồn vốn cho vay hộ nghèo do các cấp chính quyền phân bổ cho từng xã và được chuyển tải đến hộ vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội và mạng lưới trên 314 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các thôn, xóm trên địa bàn huyện Các hộ tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn không chỉ được vay vốn mà còn được hỗ trợ, giúp đỡ trong sản xuất và đời sống, được chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất để sử dụng vốn hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới, ổn định kinh tế, gắn bó nhân dân với chính quyền và ngược lại, đồng thời gắn bó các hội đoàn thể với hội viên
Từ nguồn vốn vay NHCSXH, trong 20 năm qua, 113.206 lượt hộ nghèo được vay vốn, 8.732 hộ thoát nghèo, 477 hộ thoát cận nghèo
Dù trong hoàn cảnh nào thì các cán bộ của NHCSXH huyện Tiên Lãng vẫn luôn thể hiện tinh thần tận tụy, tận tâm chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến tận xã, giúp bà con ở các thôn, xóm khu vực nông thôn, vùng ven biển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo và trở thành những hộ khá
Những thành quả trong cho vay tín dụng ưu đãi ở huyện Tiên Lãng còn đến từ công tác chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của Ban đại diện NHCSXH huyện Tiên Lãng Đến 31/12/2021, Ban đại diện NHCSXH huyện Tiên Lãng
đã thực hiện kiểm tra tại 8/10 đơn vị huyện, kiểm tra được 8 xã, 18 tổ TK&VV, 88 hộ vay vốn; Ban đại diện HĐQT các huyện, thành phố kiểm tra được 21/21 xã, thị trấn, 314 tổ TK&VV.[18]
1.4.2 Bài học rút ra cho NHCSXH huyện Thủy Nguyên
- Vấn đề căn bản, vốn cho vay phải thực sự đến với các đối tượng thụ hưởng trên nguyên tắc dân chủ, công khai, hay nói cách khác là tiền vay phải đến được tận người vay, phải được bình xét công khai, dân chủ từ cơ sở, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay; có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền xã, sự tham gia giám sát, hướng dẫn của
Trang 27các Hội đoàn thể và Trưởng thôn; có thể đánh giá vai trò của Trưởng thôn rất quan trọng trong hoạt động của Tổ TK&VV, nó gắn kết trách nhiệm của chính quyền thôn trong việc quản lý, giám sát hoạt động của Tổ, tạo được ý thức của người vay trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi đúng hạn
- Cần tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của UBND cấp huyện, cấp xã đối với hoạt động của NHCSXH và các tổ chức Hội, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý vốn tín dụng chính sách Đưa công tác kiểm tra giám sát trở thành hoạt động thường xuyên và phát huy tác dụng, một phương pháp có tác dụng thúc đẩy các tổ chức nhận uỷ thác thực hiện trách nhiệm của mình, đó là tổ chức giao ban theo định kỳ giữa NHCSXH với các
tổ chức nhận uỷ thác các cấp, đặc biệt là giữa NHCSXH huyện với tổ chức nhận uỷ thác cấp xã
- Trong giai đoạn củng cố này, NHCSXH tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các đơn vị trực thuộc; kịp thời báo cáo cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các trường hợp: chiếm dụng vốn, hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, dây dưa không chịu trả nợ phối hợp với các
cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Toà án để đưa ra xử lý trước pháp luật những trường hợp cố tình chiếm dụng vốn của Nhà nước Mặt khác, chủ động
rà soát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại các Phòng Giao dịch NHCSXH huyện; bố trí, sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn Tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng đào tạo tại chỗ, điều động, luân chuyển cán bộ để bổ sung, tăng cường cho những nơi yếu kém Kiên quyết bố trí, sắp xếp lại đối với cán
bộ yếu kém
- Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong cho vay hộ nghèo Trên cơ sở này vừa phát hiện những sai phạm vừa nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo để kịp thời hỗ trợ khó khăn hoặc điều chỉnh cho phù hợp
Trang 28- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các đơn vị để
tổ chức thực hiện kế hoạch được giao, bao gồm: kế hoạch tín dụng, kế hoạch tài chính, kế hoạch mua sắm tài sản, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, thanh toán chuyển tiền; NHCSXH huyện thực hiện điều hòa vốn đến từng xã, thị trấn
Trang 29CHƯƠNG 2: THựC TRạNG HOạT ĐộNG TÍN DụNG ĐốI VớI Hộ NGHÈO TạI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HộI HUYệN THủY
NGUYÊN, THÀNH PHố HảI PHÒNG 2.1 Tổng quan về huyện Thủy Nguyên và NHCSXH huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng
2.1.1 Khái quát chung về huyện Thủy Nguyên
Thủy Nguyên là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp huyện An Dương và nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu Diện tích tự nhiên: 242 km2 - Dân số: trên 35 vạn người - Đơn vị hành chính: 35
xã, 2 thị trấn, trong đó có 6 xã miền núi, địa hình Thủy Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc
Giai đoạn 2017 -2021, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên luôn vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra và duy trì ở mức cao, đạt 15,6%/năm Tổng giá trị sản xuất các ngành đạt trên 98.400 triệu đồng, gấp 2,3 lần giai đoạn 2011 – 2016
Đặc biệt, công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khẳng định vai trò động lực của kinh tế thành phố Hải Phòng ở một số nhóm ngành như: Công nghiệp khai thác, sản xuất xi măng, dịch vụ hậu cần tàu biển, sản xuất thép, đúc kim loại, nhiệt điện, công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện, lắp ráp hàng điện tử Cùng với đó, các làng nghề truyền thống của huyện tiếp tục duy trì và phát triển, trong đó nổi bật là làng nghề đúc Mỹ Đồng với các sản phẩm cơ khí chính xác đã được xuất khẩu đi các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản
Hoạt động thương mại phát triển khá mạnh và toàn diện, doanh thu ngành thương mại trên địa bàn Huyện năm 2020 đạt 5.996 triệu đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2015 Huyện đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, khai
Trang 30thác chợ cho doanh nghiệp và phát triển các siêu thị, khu thương mại, dịch vụ trung tâm xã, cụm xã, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân
Du lịch tâm linh đã và đang trở thành thế mạnh, đặc biệt với di tích Bạch Đằng Giang và bãi cọc Cao Quỳ mới được phát hiện tại địa bàn xã Liên Khê chiếm ưu thế trong hoạt động du lịch của huyện Hệ thống cơ sở hạ tầng
du lịch được quan tâm đầu tư phát triển Trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã hình thành và đang tiếp tục mở rộng các khu vui chơi, giải trí, nhà nghỉ, khách sạn Ước tính, tổng lượng khách du lịch đến Thủy Nguyên khoảng trên 02 triệu lượt/năm
Nhiều công trình xây dựng, kiến trúc đô thị ngày càng được quan tâm đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp theo hướng hiện đại Mô hình kinh tế tập thể phát triển mạnh, đến năm 2021, toàn Huyện có 45 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã, đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế địa phương
2.1.2 Khái quát chung về NHCSXH Thủy Nguyên
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thủy Nguyên được thành lập theo quyết định số 478/QĐ- HĐQT ngày 10/05/2003 của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/06/2003 trên
cơ sở tổ chức sắp xếp lại Ngân hàng phục vụ người nghèo huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận NHCSXH đã tạo ra một kênh tín dụng riêng, tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- Tên tiếng Việt: PGD Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Thủy Nguyên
- Logo:
Trang 31- Slogan: Vì an sinh xã hội
- Trụ sở: Thôn 5 Xã Thủy Sơn- Huyện Thủy Nguyên - TP Hải Phòng Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên là Phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng CSXH thành phố Hải Phòng, đại diện pháp nhân theo
uỷ quyền của Giám đốc Ngân hàng CSXH thành phố Hải Phòng trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thủy Nguyênđược đầu tư xây dựng trụ sở mới khang trang, chắc chắn, sạch sẽ từ năm 2016 tại thôn 5 Xã Thủy Sơn, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác hoạt động tín dụng ngân hàng như quầy giao dịch một cửa tiếp dân, các phòng ban riêng biệt, máy tính, máy photo, xe công vụ… phục vụ kịp thời mọi hoạt động của ngân hàng Phòng giao dịchcó tổng số 12 cán bộ nhân viên là việc chuyên trách, trong đó Ban Giám đốc 02 người (Giám đốc, Phó Giám đốc), 02 tổ nghiệp vụ (tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và tổ Kế toán Ngân quỹ) trình độ đại học và trên đại học.Nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn của NHCSXH,hiện nay Phòng giao dịch có đặt các điểm giao dịch tại đủ các xã với440 tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn
2.1.3 Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH Thủy Nguyên
Hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Thủy Nguyên thông qua ban đại diện bán chuyên trách và cán bộ chuyên trách làm việc tại PGD huyện Thủy Nguyên
Ban đại diện huyện Thủy Nguyên có 47 người bao gồm phó chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban, Chủ tịch, bí thư 04 tổ chức Chính trị
xã hội huyện, giám đốc Ngân hàng CSXH và 37 chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện là thành viên
Trang 32Hình 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH huyện Thủy Nguyên
(Nguồn: NHCSXH huyện Thủy Nguyên) Chỉ đạo trực tiếp
Đối chiếu, kiểm tra lẫn nhau 2.1.4 Các chương trình tín dụng đang triển khai tại NHCSXH Thủy Nguyên
Chương trình cho vay Hộ nghèo
+ Chương trình cho vay Hộ cận nghèo
+ Chương trình cho vay Hộ thoát nghèo
+ Chương trình cho vay Học sinh sinh viên
+ Chương trình cho vay Giải quyết việc làm
+ Chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Trang 33+ Chương trình cho vay Nhà ở xã hội theo Quyết định số 167/QĐ-TTg,
QĐ 33/QĐ-TTg và Nghị quyết số 52/2019/NQ-HĐND của TP Hải Phòng
+ Chương trình cho vay theo QĐ 29 (sau cai nghiện, người nhiễm HIV, bán dân hoàn lương)
+ Chương trình cho vay Xuất khẩu lao động
+ Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo NQ 100 của chính phủ
2.1.5 Công tác huy động vốn tại NHCSXH Thủy Nguyên
Đơn vị: triệu đồng Hình 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động tại NHCSXH
huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2017 - 2021
(Nguồn: NHCSXH huyện Thủy Nguyên)
Trang 34Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2017 - 2021
uỷ thác đầu tư
tại địa phương
Trang 35Tính đến hết năm 2021, tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Thủy Nguyên có được là 471.077 triệu đồng Nguồn vốn được tăng trưởng đều đặn qua các năm: Năm 2017 đạt mức 358.781triệu đồng, năm 2018 tăng 8% so với năm 2017, đạt mức 388.405 triệu đồng; năm 2019 tăng 9% so với năm
2018, đạt mức 421.938 triệu đồng; năm 2020 tăng 6% so với năm 2019, đạt mức 445.630triệu đồng; năm 2021 cũng tăng 6% so với năm 2020, đạt mức 471.077triệu đồng.Trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2017 - 2021, nguồn vốn cân đối từ Trung ương chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 90%), còn nguồn vốn nhận uỷ thác đầu tư tại địa phương chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể (dưới 10%) Đây là đặc trưng trong công tác huy động vốn của NHCSXH nói chung và NHCSXH huyện Thủy Nguyên nói riêng tương ứng với mục tiêu Nhà nước đã đặt ra
* Nguồn vốn cân đối từ Trung ương
Năm 2017 nguồn vốn từ Trung ương chiếm 96,57%, đạt mức 346.491 triệu đồng, năm 2018 nguồn vốn này tăng thêm 7% đạt mức 371.896 triệu đồng Tương tự, các năm 2019 - 2021 cũng có xu hướng tăng nhẹ lần lượt là 8%, 5% và 4%, đến năm 2021 đã đạt mức 439.785 triệu đồng
Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của nhân dân thông qua việc huy động trực tiếp
từ nhân dân và huy động thông qua các tổ TK&VV trên địa bàn huyện Thủy Nguyên Lãi suất huy động trả cho nhân dân tương đương với lãi suất huy động của các NHTM khác trên địa bàn huyện, tuy nhiên lãi suất này sẽ do Trung ương cấp bù chứ không phải do NHCSXH huyện Thủy Nguyên hay Chi nhánh NHCSXH Hải Phòng chi trả
Trang 36Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn cân đối từ Trung ương tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2017 - 2021
Nguồn vốn huy động tại
địa phương được TƯ cấp
Tổng nguồn vốn cân đối từ Trung ương 346.491 371.896 402.087 421.660 439.785 25.405 7 30.191 8 19.573 5 18.125 4
(Nguồn: NHCSXH huyện Thủy Nguyên)
Trang 37Đơn vị: triệu đồng Hình 2.3: Tình hình nguồn vốn cân đối từ Trung ương tại NHCSXH
huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2017 - 2021
(Nguồn: NHCSXH huyện Thủy Nguyên)
Số vốn cân đối chuyển từ Trung ương cũng có xu hướng tăng đều đặn dựa theo kế hoạch mà NHCSXH huyện Thủy Nguyên đã trình lên từ đầu năm
Số vốn này thường ổn định, biến động thấp, tỷ trọng rất cao Năm 2017, số vốn cân đối chuyển từ Trung ương đạt mức 263.113 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75,94% tổng số vốn cân đối từ Trung ương Năm 2018, số vốn này tăng lên đến mức 275.881 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 5%, chiếm tỷ trọng 74,18% Năm 2019, số vốn này tăng lên đến mức 292.661 triệu đồng với tốc
độ tăng trưởng 6%, chiếm tỷ trọng 72,79% Năm 2020 và 2021, số vốn này tiếp tục tăng lên với tốc độ tăng trưởng 2%, đạt mức 297.295 triệu đồng và 301.931 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,51% và 68,65%
Do mức lãi suất có tính cạnh tranh với các NHTM mà tính an toàn lại cao hơn rất nhiều, nên người dân trên địa bàn huyện ngày càng tin tưởng, có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vào NHCSXH huyện Thủy Nguyên cao hơn, số tiền huy động ngày càng tăng cao hơn với tốc độ tăng trưởng rất tốt Năm 2017, số
Trang 38vốn huy động tại địa phương đư
a phương được Trung ương cấp bù lãi su
ng Năm 2018, số vốn này tăng lên đến mức 96.015
% Năm 2019, số vốn này tăng thêm 13.41114%, đạt mức 109.426 triệu đồng Năm 20
c tăng lên với tốc độ tăng trưởng 14% và11%, đvà137.854 triệu đồng
n nhận uỷ thác đầu tư tại địa phương
n nhận uỷ thác đầu tư tại địa phương còn có ngu
y thác của các tổ chức như: Hội cựu chiến binh các c
i nông dân các cấp…
: Tình hình nguồn vốn nhận uỷ thác đầu tư tạ
NHCSXH huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2017
(Nguồn: NHCSXH huyTrong 5 năm vừa qua kết quả huy động vốn từ ngu
m tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vố
ng liên tục tăng cao qua các năm Năm 2017, s
ng Năm 2018, số vốn này tăng lên đến mức
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
ốn huy động nhưng , số vốn này đạt mức
c 16.509 triệu đồng
Năm 2020 Năm 2021
31,292
Trang 39với tốc độ tăng trưởng 34% Năm 2019, số vốn này tăng lên đến mức 19.851 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 20% Năm 2020 và 2021, số vốn này tiếp tục tăng cao với tốc độ tăng trưởng 21% và 31%, đạt mức 23.970 triệu đồng
và 31.292 triệu đồng
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2021
2.2.1 Đối tượnghộ nghèo được vay vốn
Các đối tượng vay vốn tại NHCSXH Thủy Nguyên được ghi nhận trong các chương trình như sau:
Cho vay hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng
10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, theo đó:
+ Đối tượng được vay là hộ nghèo (có tên trong danh sách hộ nghèo của huyệnThủy Nguyên)
+ Lãi suất: 0,55%/ tháng, lãi quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn + Mức vay tối đa là 50 triệu đồng,(mức vay phụ thuộc vào mục đích vay vốn và thời gian thực hiện dự án)
+ Sử dụng vốn vào việc: Chăn nuôi, trồng cây, buôn bán
+ Thời gian vay tối đa là 5 năm (thời gian cho vay tùy vào việc sử dụng vốn vay)
Cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng
12 năm 2008 của Chính Phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
+ Đối tượng được vay là hộ nghèo (có tên trong danh sách hộ nghèo của huyện)
+ Lãi suất: 0,275%/ tháng, lãi quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn + Mức vay tối đa là 10 triệu đồng,
+ Sử dụng vốn vào việc: Chăn nuôi, trồng cây, buôn bán
Trang 40+ Thời gian vay tối đa là 3 năm (thời gian cho vay tùy vào việc sử dụng vốn vay)
Cho vay theo Quyết định 755 của Chính phủ:
+ Đối tượng vay là hộ nghèo (có tên trong danh sách hộ nghèo của huyện)
+ Lãi suất: 0,1%/ tháng, lãi quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn + Mức vay tối đa là 15 triệu đồng,
+ Sử dụng vốn vào việc chi phí khai hoang đất sản xuất (để trồng chuối), chuyển đổi nghề, chi phí đi xuất khẩu lao động
+ Thời gian vay tối đa là 5 năm
Cho vay theo Quyết định 54 của Chính Phủ:
+ Đối tượng vay là: hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (có tên trong danh sách hộ nghèo của huyện)
+ Lãi suất: 0,1%/ tháng, lãi quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn + Mức vay tối đa là 8 triệu đồng,
+ Sử dụng vốn vào việc: Trồng trọt, chăn nuôi
+ Thời gian vay tối đa là 5 năm
Cho vay giải quyết việc làm theo Quyết định 120
+ Đối tượng vay là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ SXKD nhằm giải quyết công ăn việc làm
+ Lãi suất: 0,55%/ tháng, lãi quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn + Mức vay tối đa là 50 triệu đồng,
+ Sử dụng vốn vào việc: Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh
+ Thời gian vay tối đa là 5 năm
Cho vay theo Quyết định 33 của Chính phủ (giai đoạn 2 của QĐ167) + Đối tượng vay là hộ chưa có nhà ở (có tên trong danh sách phê duyệtcủa UBND huyện)
+ Lãi suất: 0,25%/ tháng, lãi quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn