1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty shopee Đến năm 2025

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 643,72 KB

Nội dung

XÂY DỰNG, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 4.1.Xác định mục tiêu dài hạn Mục tiêu tổng thể: Shopee hướng đến trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và Đài

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM

-o0o -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY SHOPEE ĐẾN NĂM

2025

NHÓM: 4

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM

-o0o -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY SHOPEE ĐẾN NĂM 2025 Nhóm 7 Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Văn Thắng Nhóm trưởng: Nguyễn Hoàng Yến 2040226110

Thành viên: 1 Trần Thị Trà My 2040222696

2 Thái Lê Sông Tiền 2040224385

3 Trần Thị Ngọc 2036223059

4 Trần Thị Bích Thủy 2040225109

5 Trần Thị Lệ Ly 2036222538

6 Nguyễn Thị Kim Yến 2040226122

7 Hồ Thị Minh Hoàng 2036221510

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY SHOPEE ĐẾN NĂM 2025

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ ra ràng

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2024

NHÓM TRƯỞNG NGUYỄN HOÀNG YẾN

1

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu Trường Đại Học Công Thương vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn Thầy Đỗ Văn Thắng đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2024

NHÓM TRƯỞNG NGUYỄN HOÀNG YẾN

2

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: (1) Nguyễn Hoàng Yến MSSV: 2040226110

(2) Thái Lê Sông Tiền MSSV: 2040224385 (3) Trần Thị Trà My MSSV: 2040222696 (4) Trần Thị Lệ Ly MSSV: 2036222538 (5) Trần Thị Bích Thủy MSSV: 2040225109 (6) Trần Thị Ngọc MSSV: 2036223059 (7) Hồ Thị Minh Hoàng MSSV: 2036221510 (8) Nguyễn Thị Kim Yến MSSV: 2040226122 Khoá: K13

TPHCM, ngày … tháng … năm 2024

(Ký và ghi rõ họ tên)

3

Trang 6

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

- Lý do nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Đóng góp của nghiên cứu

- Kết cấu của đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

- Cơ sở lý luâ zn

o Khái niệm về chiến lược kinh doanh

o Lý luận về quản trị chiến lược

- T{ng quan về Công ty

o Lịch sử hình thành

o Quá trình phát triển

o Cơ cấu t{ chức

o Ngành nghề kinh doanh

o Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ

- MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

+ Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến công ty

o Tốc độ tăng trưởng

o Yếu tố lãi suất

o Môi trường pháp luật, chính trị

o Môi trường văn hóa – xã hội

o Môi trường dân số

o Môi trường tự nhiên

o Môi trường khoa học - công nghệ

4

Trang 7

+ Phân tích môi trường vi mô của Công ty

o Tình hình chung của ngành nghề kinh doanh

o Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty

o Các đối thủ tiềm €n

o Nhà cung cấp

o Khách hàng

o Sản ph€m thay thế

(Khi phân tích môi trường bên ngoài nhóm phải xây dựng ma trận EFE)

- MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG (Phân tích chuỗi giá trị của công ty)

o Các hoạt động hỗ trợ

o Các hoạt động chính

(Khi phân tích môi trường bên trong nhóm phải xây dựng ma trận EFE)

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC

4.1.Xác định mục tiêu dài hạn

Mục tiêu tổng thể:

Shopee hướng đến trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và Đài Loan, cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tiện lợi, an toàn và giá cả phải chăng cho mọi người

Shopee mong muốn tiếp tục phát triển và nâng cấp để trở thành sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng trên toàn khu vực Hơn nữa, Shopee thật sự tin tưởng vào sức mạnh

5

Trang 8

của công nghệ Đồng thời, mong muốn góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua, người bán dựa trên một nền tảng thương mại điện tử

Mục tiêu cụ thể:

Tăng trưởng thị phần: Shopee đặt mục tiêu duy trì vị trí dẫn đầu thị trường

thương mại điện tử ở các thị trường trọng điểm như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia Đồng thời, Shopee cũng sẽ tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới tiềm năng như Philippines, Myanmar và Campuchia

Tăng doanh thu: Shopee đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hàng năm với

tốc độ cao hơn mức trung bình của ngành thương mại điện tử Doanh thu sẽ được thúc đ€y bởi sự gia tăng số lượng người dùng, số lượng đơn hàng và giá trị đơn hàng trung bình

Tăng lợi nhuận: Shopee đặt mục tiêu đạt được lợi nhuận trong dài hạn Lợi

nhuận sẽ được cải thiện thông qua việc tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí

và tăng doanh thu

Chiến lược thực hiện:

Phát triển nền tảng: Shopee sẽ tiếp tục đầu tư vào phát triển nền tảng

thương mại điện tử của mình, bao gồm cải thiện giao diện người dùng, tăng cường tính năng và chức năng, và nâng cao hiệu quả hoạt động

Mở rộng mạng lưới logistics: Shopee sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới

logistics của mình để đảm bảo giao hàng nhanh chóng và an toàn cho khách hàng

Tăng cường hoạt động marketing: Shopee sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động

marketing để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ

Phát triển các dịch vụ mới: Shopee sẽ tiếp tục phát triển các dịch vụ mới

như thanh toán di động, cho vay tiêu dùng và dịch vụ quảng cáo Shopee

6

Trang 9

đang tập trung vào phát triển các dịch vụ tài chính như ShopeePay và ShopeePayLater để tăng doanh thu và thu hút khách hàng mới

 Shopee cũng đang đầu tư vào phát triển công nghệ như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để cải thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng

 Shopee đang nỗ lực để trở thành một nền tảng thương mại điện tử bền vững bằng cách giảm thiểu tác động môi trường và hỗ trợ cộng đồng địa phương

4.2.Xây dựng chiến lược cho Shopee:

*Xét chiến lược kinh doanh cấp công ty shopee trong phạm vi lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, trong đất nước Việt Nam

 Chiến lược kinh doanh của shopee: chiến lược tăng trưởng tập

trung(hướng nội) Tập trung nguồn lực của doanh nghiệp vào lĩnh vực

thương mại điện tử Khai thác điểm mạnh, cải thiện thị phần trong thị

trường hiện có

Thâm nhập thị trường tăng trưởng cho thương hiệu, thị phần hiện tại trong thị trường, bằng những nỗ lực tiếp thị táo bạo (chiều sâu)

 Mục đích của chiến lược:

o Tăng trưởng thị phần trong ngành, chiếm 50% thị trường

o Giữ vững vị thế sô 1 Việt Nam trong ngành

o Nâng cao giá trị thương hiệu, và công ty

o Doanh thu đạt trăng trưởng 25-40%

 Biện pháp

o Thông qua những nỗ lực tiếp thị táo bạo

o Tăng cường hoạt động quảng cáo

o Tăng cường các hoạt động khuyến mãi về giá, phí vận chuyển

4.2.1 Chiến lược kinh doanh Shopee đa kênh

Hiện nay các nền tảng mạng xã hội rất phát triển nên việc tiếp thị đa kênh luôn được để tiếp cận khách hàng nhiều nhất có thể Kéo link shopee trên

facebook, instagram, Zalo, Google Adword… thúc đ€y lượng khách truy cập và

7

Trang 10

tăng chuyển đ{i.

Tạo các mã giảm giá, chương trình Flash sales và điều hướng người dùng về Shopee để thu hút khách hàng Hiện nay các tính năng Livestream bán hàng trên Shopee cũng giúp bạn chốt khách hàng nhanh chóng Hoặc kết hợp với influencer marketing để tăng độ lan tỏa cho thương hiệu của bạn

4.2.2 Đẩy mạnh chiến lược marketing

a Chiến lược quảng cáo trên tất cả các kênh truyền thông

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của các kênh truyền thông, Shopee đã không

ngần ngại sử dụng tất cả để quảng cáo cho mình Hiện nay, không khó để bắt gặp quảng cáo Shopee trên tất cả các nền tảng truyền thông lớn và ph{ biến nhất như Facebook, Instagram, Youtube,… Cùng với đó là xuất hiện nhiều trên các phương tiện giao thông công cộng, trên TV Điều này đã giúp Shopee có thể tiếp cận đến hàng triệu người và ghi được dấu ấn vô cùng mạnh mẽ

b Chiến lược sử dụng người nổi tiếng

Sử dụng tầm ảnh hưởng và sức hút của những người n{i tiếng để làm đại

diện thương hiệu đang là chiến lược marketing cực kỳ thông minh khi được nhiều thương hiệu lớn áp dụng thành công

Shopee bỏ ra một số tiền cực lớn để mời được nhiều nhân vật n{i tiếng có lượng fan khủng trong giới giải trí trong cả nước như:Trần thành, Tóc Tiên, Bùi

Tiến Dũng để làm gương mặt đại diện cho mình trong các chiến dịch quảng bá sản ph€m, thương hiệu Vì thế, Shopee dễ dàng mở rộng thị trường một cách rộng rãi và tiếp cận với nhiều đối tượng hơn nữa

c TVC quảng cáo bắt trend

Tận dụng sức nóng của xu hướng, sức ảnh hưởng có sẵn của trend, Shopee

đã cho ra đời những TVC quảng cáo “bắt trend” cực kỳ thành công Không cần cố gắng gây sự chú ý mà vẫn có thể lan truyền rộng rãi và thu hút người dùng một cách tự nhiên nhất

d Ưu đãi, giảm giá trên Shopee

Trên sàn thương mại điện tử Shopee luôn có các chương trình ưu đãi,

8

Trang 11

khuyến mại, miễn phí vận chuyển… cho khách hàng Mở các khung giờ vàng giảm giá sản phầm Flash sales của Shopee để có được lượt truy cập cao hơn Ngoài ra, t{ chức sự kiện, ngày lễ siêu mua sắm để thu hút khách hàng như ngày 4/4; 9/9; 10/10; 11/11;12/12; giáng sinh; tết nguyên đáng …

Thúc đ€y số lượng hàng bán ra cũng giúp shop tạo uy tín, tin tưởng từ người dùng trên Shopee Đồng thời, những đánh giá tích cực của khách hàng giúp tạo dựng uy tín thương hiệu về lâu dài Với chất lượng sản ph€m tốt, họ sẽ không ngần ngại đánh giá tốt cho bạn Đây cũng là một chiến lược kinh doanh Shopee bạn không nên bỏ qua

4.2.3 Phát triển công nghệ

- Nền tảng thương mại điện tử sẽ chú trọng tích hợp nhiều yếu tố tương tác hơn như trò chơi và livestream nhằm gia tăng kết nối với người tiêu dùng Trong giai đoạn giãn cách xã hội, người tiêu dùng tận dụng tối đa các nền tảng trực tuyến để vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu, vừa phục vụ mục đích giải trí

- Sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúc đ€y sự phát triển của phương thức thanh toán kỹ thuật số T{ng số đơn đặt hàng trên Shopee thanh toán qua ví điện tử Airpay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần

 Lí do tại sao mà chúng mình lại áp dụng chiên lược tăng trưởng tập trung +Thứ nhất, Vì thị trường trong nước của shopee thì đã rộng khắp cả nước

Bạn có thể ở bất cứ đâu đều có thể đăng nhập vào shopee để mua hàng cũng như bán hàng nếu bạn có internet Chính vì vậy mà chúng mình lựa chọn tăng trưởng tập trung và dùng phương pháp thâm thậm thị trường: Tăng thị phần trong thị trường hiện tại (theo chiều sâu)

+Thứ hai, Tính đến hết quý I/2021 thì lượng truy cập web trung bình mỗi tháng là 63,7 triệu lượt truy cập chiếm 36% thị trường thương mại điện tử Và là sàn thương mại điện tử đứng đầu Việt Nam

9

Trang 12

Shopee có quy mô thị trường lớn, số lượng khách hàng đặt hàng lớn nên có thể làm giảm chi phí các đơn hàng tạo lợi thế cạnh tranh trong ngành Điều này được thể hiện ra qua những phiếu giảm giá, miễn phí vận chuyển và các ưu đãi trong các sự kiện shopee t{ chức Thông qua khảo sát khách hàng cho thấy việc ra quyết định mua hàng phụ thuộc 25% vào có phiếu giảm giá hay miễn phí vận

chuyển hay không Rất nhiều khách hàng lựa chọn mua sắp trên shopee do có phiếu giảm giá và các ưu đãi

+Thứ ba, thị trường có tốc độ tăng trưởng cao

Trong khi tình hình Covid ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành thì theo Sách trắng Thương mại điện tử 2021, doanh thu thương mại điện điện tử B2C cũng liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua Cụ thể, nếu như năm 2016, con số này mới chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm

2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước

Báo cáo kinh tế internet khu vực Đông Nam Á của Google dự báo thương mại điện

tử Việt Nam sẽ đạt khoảng 29 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng 34% so với năm 2020

10

Trang 13

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm

Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người với giá trị mua sắm mỗi người trung bình khoảng 240 USD Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77%

Các hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn mua online nhiều nhất là thực ph€m (52%); quần áo, giày dép, mỹ ph€m (43%); thiết bị đồ dùng gia đình (33%) … Trong số các kênh mua sắm online, website thương mại điện tử và các sàn giao dịch thương mại điện tử năm qua đã có mức tăng vượt bâc với tỷ lệ người mua tăng vọt

từ mức 52% lên 74% Trong khi đó, tỷ lệ người mua hàng trên các kênh diễn đàn, mạng xã hội và các ứng dụng di động lại giảm so với năm trước

Ngoài ra, giá trị mua sắm trực tuyến của mỗi người dùng trong năm cũng tăng cao hơn so với năm trước Trong thời kỳ dịch bệnh Covid, có khoảng 57% số người tiêu dùng cho biết đã đặt hàng trên mạng nhiều hơn năm trước

Sơ lược về ma trận SWOT

Mô hình SWOT là một công cụ n{i tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình n{i tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả

Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đ{i được Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản ph€m,…

11

Trang 14

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào Đối với Shopee, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau

Điểm mạnh (Strengths)

 Nguồn tài chính mạnh mẽ: Shopee được hậu thuẫn bởi tập đoàn SEA, một trong những công ty công nghệ hàng đầu Đông Nam Á Điều này giúp Shopee có nguồn tài chính dồi dào để đầu tư vào phát triển và quảng bá nền tảng

 Chiến lược kinh doanh hiệu quả: Nền tảng này tập trung vào người dùng, người bán và tiếp thị Bằng việc xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với người bán để cung cấp đa dạng sản ph€m và dịch vụ với giá cả cạnh tranh Shopee cũng triển khai các chiến dịch tiếp thị sáng tạo và hiệu quả để thu hút người dùng và tăng độ nhận diện thương hiệu

 Thị phần lớn: Shopee là nền tảng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 73% giúp Shopee có được lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ khác

 Người mua và người bán có thể dễ dàng sử dụng Shopee và có thể trao đ{i trực tiếp với nhau thông qua Shopee

 Trang Web được thiết kê bắt mắt , thông minh , được nghiên cứu để tạo mọi

sự thuận tiện cho người sử dụng

 Liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển , giao hàng nhanh chóng với phí ship hàng rẻ ( freeship)

Điểm yếu (Weaknesses)

12

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN