nguyên nhân không áp dụng pháp luật nước ngoài (autosaved)

3 1.2K 20
nguyên nhân không áp dụng pháp luật nước ngoài (autosaved)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyên nhân cuối: Bên cạnh việc quyết định pháp luật nước nào được sử dụng để điều chỉnh vụ việc dân sự thông qua các quy phạm xung đột, thì việc xác định pháp luật nước ngoài để áp dụng cũng gây nhiều khó khăn cho các thẩm phán trong nước. Và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài vào thực tiễn xét xử chưa được thực hiện tại Việt Nam. Xét trên phương diện thứ nhất, thì việc xác định pháp luật nước ngoài bao gồm 2 phần là xác định về nội dung và xác định về cách thức áp dụng pháp luật. Về nội dung, pháp luật một số nước đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ tìm hiểu nội dung thuộc về các cơ quan tư pháp. Ví dụ như Điều 16 Luậtpháp quốc tế Thụy Sỹ năm 1987 có quy định cơ quan xét xử có nghĩa vụ tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài, tuy nhiên vẫn yêu cầu sự hợp tác của hai bên đương sự. Về vấn đề này thì pháp luật Việt Nam chưa quy đinh cụ thể nghĩa vụ tìm hiểu nội dung pháp luật thuộc về cơ quan xét xử hay các đương sự 1 . Về cách thức áp dụng, Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cho các thẩm phán. Tuy nhiên, theo quy định và nguyên tắc chung được thừa nhận rộng rãi của các nước, thì việc áp dụng này phải thoả mãn hai nguyên tắc là: áp dụng đúng, giải thích đúngáp dụng đầy đủ, toàn vẹn cả những quy phạm pháp luật nằm ngoài văn bản luật 2 . Qua đó, để đảm bảo cho sự áp dụng pháp luật nước ngoài được diễn ra theo đúng cách và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, thẩm phán trong nước sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức cho việc xác định pháp luật. Cụ thể, trong một số trường hợp khi xuất hiện sự khác nhau về hệ thống pháp luật. Vì không phải quốc gia nào Việt Nam tiến hành ký kết các hiệp định tư pháp, các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế cũng thuộc cùng hệ thống pháp luật như chúng ta là Civil Law. Đối với một số quốc gia thuộc hệ thống Common Law, khi tìm hiểu pháp luật của quốc gia đó thì các thẩm phán phải xem xét đến những quy phạm pháp luật nằm ngoài văn bản luật như án lệ. Điều này đòi hỏi không gian thời gian là đủ, mà còn cả trình độ nghiên cứu pháp luật quốc tế của cơ quan xét xử. Trên phương diện thứ nhất này, ta thấy việc pháp luật Viêt Nam chưa quy định rõ ràng về việc tìm hiệu nội dung và cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài đã gây nhiều khó khăn cho các thẩm phán. Cụ thể là cơ quan xét xử trong nước sẽ không có hành lang pháp lý để triển khai việc xác đinh pháp luật của quốc gia có hệ thông pháp luật được áp dụng. Từ đó, khi các thẩm phán chưa thực sự hiểu rõ pháp luật nước ngoài thì việc e ngại áp dụng hệ thống pháp luật đó cũng là lẽ đương nhiên. 1 Ths. Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, tr 141. 2 Xem lại phần… tr… Xét trên phương diện thứ hai, để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài đáp ứng đủ các nguyên tắc nêu trên, thì việc xác định nội dung pháp luật phải thực hiện đủ hai giai đoạn: tìm hiệu pháp luật và giải thích pháp luật. Trên thực tế, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc dân sự, và cũng không có hành lang pháp lý hướng dẫn cho các thẩm phản thức hiện hai giai đoạn này. Nên sau sau đây nhóm nghiên cứu xin được tổng hợp một số kinh nghiệm và những có khó của các thẩm phán nước ngoài, qua đó dự trù những khó khăn của thẩm phán Việt Nam trong việc xác định nội dung pháp luật của một quốc gia khác. Trong việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam không quy định cơ quan xét xử hay đương sự có nghĩa vụ thực hiện công việc này. Còn pháp luật một số quốc gia khác thì chỉ dừng lại ở việc quy định nghĩa vụ cho các thẩm phán đi tìm hiểu pháp luật nước ngoài, chứ không có quy định về nguồn và cách thức cụ thể. Nên qua đó, thẩm phản có thể tìm hiểu pháp luật nước ngoài bằng nhiều phương thức khác nhau: Phương thức truyền thống nhất là căn cứ vào giấy xác nhận tập quán (certificat de coutumes). Ban đầu, giấy xác nhận tập quán do các bên tự soạn thảo. Về sau, giấy xác nhận tập quán có thể do Đại sứ quán hoặc cơ quan Lãnh sự cấp, chủ yếu trên cơ sở trích lại các văn bản pháp luật được áp dụng. Ngoài ra, luật gia chuyên về ngành luật nước ngoài có liên quan cũng có thể lập giấy xác nhận tập quán bằng cách trích dẫn học thuyết và án lệ. Tuy nhiên, phân tích của luật gia sẽ ít có độ tin cậy, kém khách quan và chỉ liên quan đến việc áp dụng pháp luật cho một trường hợp cụ thể. Thực tế đã xảy ra không ít trường hợp tư vấn của các luật gia mâu thuẫn nhau, khiến cho thẩm phán không biết chọn áp dụng tập quán nào bởi vì mỗi luật gia đều muốn bảo vệ quan điểm của thân chủ mình 3 . Một con đường hiệu quả khác là các thẩm phán Việt Nam cũng có thể căn cứ vào các Hiệp định tương trợ tư pháp để yêu câu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cung cấp các thông tin về pháp luật của nước mình. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là vấn đề trên lý thuyết, vì không có quy định cụ thể cơ chế trao đổi thông tin cũng như chưa quy định về các cơ quan có thẩm quyền một cách rõ ràng. Ví dụ: Điều 9 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt-Xôviết quy định “các giấy tờ được chuyển giao bằng con đường ngoại giao”, cách quy định “bằng con đường ngoại giao” là hết sức mơ hồ, vì không biết có cơ quan có nghĩa vụ, cũng như có thẩm quyền cung cấp những thông tin pháp lý cho các thẩm phán khi có nhu cầu. Từ đó cho thấy dù đã có hành lang pháp lý hướng dẫn, nhưng trên thực tế, vẫn không có một con đường rõ ràng và nhất quán cho các thẩm phán khi tiến hành tìm hiểu pháp luật nước ngoài. Cuối cùng, qua các kênh chính thức hoặc không chính thức, thẩm phán cũng có thể có được thông tin về pháp luật nước ngoài thông qua các thẩm phán đồng nghiệp và mạng Internet… Ví dụ, trang web www.shiparrested.com chuyên cung cấp các thông tin chính xác liên quan đến pháp luật về bắt giữ tàu biển của nhiều quốc gia, do các 3 Jean-Pierre Remery, Một số khó khăn thực ễn đối với thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tr 1. luật sư về pháp luật hàng hải biên soạn bằng tiếng Anh. 4 Tuy nhiên, con đường tìm hiểu thông tin này có một hạn chế là sự bất đồng về ngôn ngữ, cách thức diễn giải pháp luật của mỗi quốc gia đều có sự khác nhau và không phải thẩm phán nào cũng có năng lực phân tích pháp luật nước ngoài dựa trên ngôn ngữ bản xứ không thông dụng như thế. 4 Tlđd 3, tr 2. . lang pháp lý để triển khai việc xác đinh pháp luật của quốc gia có hệ thông pháp luật được áp dụng. Từ đó, khi các thẩm phán chưa thực sự hiểu rõ pháp luật nước ngoài thì việc e ngại áp dụng. Nguyên nhân cuối: Bên cạnh việc quyết định pháp luật nước nào được sử dụng để điều chỉnh vụ việc dân sự thông qua các quy phạm xung đột, thì việc xác định pháp luật nước ngoài để áp dụng. phán nước ngoài, qua đó dự trù những khó khăn của thẩm phán Việt Nam trong việc xác định nội dung pháp luật của một quốc gia khác. Trong việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam không

Ngày đăng: 29/06/2014, 17:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan