LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tinh dầu bạc hà và ứng dụng trong điều chế son môi màu cam từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21” là công trình nghiên cứu củ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tinh dầu bạc hà và ứng dụng trong điều chế son môi màu cam từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21” là công trình nghiên cứu của tôi và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Đỗ Thị Thúy Vân
Toàn bộ dữ liệu, số liệu và thông tin có trong bài khóa luận đều được thu thập và sử dụng một cách trung thực Các kết quả nghiên cứu này không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu hay từ luận văn đã từng được công bố nào khác và chưa được dùng cho bất cứ bài báo cáo cùng cấp nào khác
Báo cáo Khóa luận Tốt nghiệp là yếu tố giúp Nhà trường đánh giá năng lực, kỹ năng vận dụng của từng sinh viên Khóa luận giúp thể hiện kết quả vận dụng những kiến thức trong chương trình đào tạo để nghiên cứu giải quyết một vấn đề mang tính lý thuyết hoặc tính ứng dụng, thực hành trong cuộc sống Giúp bản thân sinh viên trau dồi và củng cố lại toàn bộ những kiến thức đã được học vào thực tiễn, cũng như để củng cố sự tự tin, sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động
Ngoài những thông tin liên quan đã được trích dẫn theo quy định, toàn bộ kết quả trình bày trong Báo cáo Khóa luận Tốt nghiệp được tìm hiểu và nghiên cứu do chính tôi trực tiếp thực hiện Tất cả tài liệu đều được trích dẫn, ghi nguồn và trung thực Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 4 năm 2024
Người thực hiện
Nguyễn Thúy Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài Báo cáo Khóa luận Tốt nghiệp này trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý thầy cô trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng; đặc biệt là thầy cô khoa Hóa đã dìu dắt, giảng dạy cho em những kiến thức và hành trang vững chắc cho em trong suốt bốn năm học vừa qua
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô TS Đỗ Thị Thúy Vân - Giảng viên trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo em trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này Cô đã rất tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn em một cách tỉ mỉ, cụ thể, luôn giải đáp mọi thắc mắc và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt nhất bài báo cáo tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Din và thầy Đoàn Văn Dương đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho em sử dụng dụng cụ, hóa chất, trang thiết bị có trong phòng thí nghiệm trong quá trình em thực hiện nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn
Em xin trân trọng cảm ơn Hội đồng chấm Khóa luận Tốt nghiệp đã dành thời gian
để xem xét, góp ý và sửa chữa để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn
Hơn hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bài khóa luận này
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận, do bản thân em còn nhiều hạn chế về kiến thức và chưa có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với thực tế nên chưa thành thạo về mặt kỹ thuật và không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm, nhận xét, ý kiến đóng góp và phê bình từ phía thầy cô để em
có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình và làm cho bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Sau cùng, em kính chúc Ban lãnh đạo nhà trường, Quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5ICP - MS (Inductively coupled plasma mass
Môi trường LB Broth, Lysogenia Broth hoặc Luria - Bertani
MIC (Minimum Inhibitory Concentration) : Nồng độ ức chế tối thiểu
UV-VIS (Ultra violet - Visible) : Quang phổ tử ngoại khả kiến
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh son thỏi và son kem 10
Bảng 1.2 Công thức điều chế son thỏi công nghiệp 11
Bảng 1.3 Công thức điều chế son thỏi tự nhiên 12
Bảng 1.4 Công thức điều chế son kem công nghiệp 13
Bảng 1.5 Công thức điều chế son kem tự nhiên 13
Bảng 1.6 Đánh giá giới hạn nhiễm khuẩn cho phép 26
Bảng 2.1 Nguyên liệu sử dụng điều chế son môi 27
Bảng 2.2 Tỷ lệ công thức son thỏi thay đổi về pha sáp và pha dầu 37
Bảng 2.3 Tỷ lệ công thức son kem thay đổi về pha sáp và pha dầu 38
Bảng 2.4 Tỷ lệ công thức son thỏi thay đổi về khối lượng màu 38
Bảng 2.5 Tỷ lệ công thức son kem thay đổi về khối lượng màu 39
Bảng 3.1 Kết quả hiệu suất thu tinh dầu Bạc hà ở các tỷ lệ rắn/lỏng khác nhau 47
Bảng 3.2 So sánh hiệu suất thu tinh dầu Bạc hà dựa vào tỷ lệ rắn/lỏng 48
Bảng 3.3 Kết quả hiệu suất thu tinh dầu Bạc hà với các khoảng thời gian khác nhau 48 Bảng 3.4 So sánh hiệu suất thu tinh dầu dựa vào ảnh hưởng của thời gian chưng cất 49 Bảng 3.5 Chỉ tiêu cảm quan đối với tinh dầu Bạc hà 49
Bảng 3.6 Kết quả định danh thành phần hóa học của tinh dầu Bạc hà 50
Bảng 3.7 So sánh thành phần hóa học của tinh dầu Bạc hà Quảng Nam với Thái Bình, Việt Nam và nước ngoài 52
Bảng 3.8 Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Bạc hà 53
Bảng 3.9 Kết quả tỷ lệ 06 thỏi son dạng thỏi thay đổi pha sáp và pha dầu 54
Bảng 3.10 Kết quả tỷ lệ 06 thỏi son dạng kem thay đổi pha sáp và pha dầu 56
Bảng 3.11 Kết quả tỷ lệ 06 thỏi son dạng thỏi thay đổi khối lượng màu 58
Bảng 3.12 Kết quả tỷ lệ 06 thỏi son dạng kem thay đổi khối lượng màu 59
Bảng 3.13 Công thức phối trộn thích hợp nhất cho son thỏi 61
Bảng 3.14 Công thức phối trộn thích hợp nhất cho son kem 62
Bảng 3.15 Kết quả khảo sát nhiệt độ nóng chảy của sáp đối với son thỏi 62
Bảng 3.16 Kết quả khảo sát nhiệt độ nóng chảy của sáp đối với son kem 63
Bảng 3.17 Kết quả khảo sát thời gian đồng hóa hỗn hợp son thỏi 64
Trang 7Bảng 3.18 Kết quả khảo sát thời gian đồng hóa hỗn hợp son kem 65
Bảng 3.19 Kết quả nhiệt độ đổ khuôn thích hợp cho son thỏi 65
Bảng 3.20 Kết quả khảo sát nhiệt độ đông đặc thích hợp cho son thỏi 66
Bảng 3.21 Kết quả xây dựng đường chuẩn 70
Bảng 3.22 Nồng độ theo phương trình của mẫu son 70
Bảng 3.23 Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu đánh giá son môi thành phẩm 72
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bạc hà nam - Mentha arvensis L 8
Hình 1.2 Lá của loài Mentha arvensis L 8
Hình 1.3 Hoa của loài Mentha arvensis L 8
Hình 1.4 Thành phần hóa học chính có trong tinh dầu Bạc hà 9
Hình 1.6 Sơ đồ kỹ thuật đùn 21
Hình 2.1 Lá Bạc hà đã được xử lý sơ bộ 27
Hình 2.2 Sáp ong trắng 28
Hình 2.3 Bơ shea 28
Hình 2.4 Sáp đậu nành 28
Hình 2.5 Sáp Carnauba 28
Hình 2.6 Sáp Candelilla 28
Hình 2.7 Dầu bơ và dầu hạnh nhân 29
Hình 2.8 Dầu olive 29
Hình 2.9 Dầu dừa 29
Hình 2.10 Màu khoáng Orange 21 29
Hình 2.11 Vitamin E 29
Hình 2.12 Zinc oxide 29
Hình 2.13 Tinh dầu Bạc hà 29
Hình 2.14 Vỏ son thỏi và vỏ son kem 30
Hình 2.15 Khuôn son 30
Hình 2.16 Chưng cất 33
Hình 2.17 Tinh dầu thô 33
Hình 2.18 Tinh dầu 33
Hình 2.20 Cân 3 gam son chứa chất màu khoáng thiên nhiên Orange 21 44
Hình 2.21 Tiến hành nung mẫu ở 2500C 44
Hình 2.22 Tiến hành nung mẫu ở 4000C 44
Hình 2.23 Tiến hành nung mẫu ở 5500C 44
Hình 2.24 Tiến hành nung mẫu ở 6500C 44
Trang 9Hình 3.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ rắn/lỏng đến hiệu suất thu tinh dầu lá Bạc hà 60
Hình 3.2 Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất thu tinh dầu lá Bạc hà 61
Hình 3.3 Tinh dầu Bạc hà 62
Hình 3.4 Sắc ký khí của tinh dầu Bạc hà 63
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện các đỉnh hấp thụ đặc trưng của màu khoáng Orange 21 67
Hình 3.6 Kết quả công thức phối trộn 06 thỏi son dạng thỏi dựa trên sự thay đổi khối lượng màu 71
Hình 3.7 Kết quả công thức phối trộn 06 thỏi son dạng kem dựa trên sự thay đổi về khối lượng màu 72
Hình 3.8 Son thỏi thành phẩm 73
Hình 3.9 Son kem thành phẩm 74
Hình 3.10 Đồ thị xây dựng đường chuẩn 82
Hình 3.11 Kết quả chỉ tiêu tổng số vi sinh vật đếm được 83
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình kỹ thuật đổ khuôn 30
Sơ đồ 1.2 Tiến hành đo AAS 36
Sơ đồ 2.1 Quy trình chiết tinh dầu Bạc hà 44
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Giới tính của 05 người tham gia khảo sát 80
Biểu đồ 3.2 Độ tuổi của 05 người tham gia khảo sát 80
Biểu đồ 3.3 Kết quả khảo sát mẫu mã, bao bì của son môi 81
Biểu đồ 3.4 Kết quả khảo sát về màu sắc và sự phù hợp đối với làn da 81
Biểu đồ 3.5 Kết quả khảo sát về độ hài lòng khi sử dụng son môi 81
Biểu đồ 3.6 Kết quả khảo sát về độ bền màu của son môi 81
Biểu đồ 3.7 Kết quả khảo sát về hương thơm của son môi 82
Biểu đồ 3.8 Kết quả khảo sát sự hài lòng về thành phần tự nhiên của son môi 82
Biểu đồ 3.9 Kết quả khảo sát đánh giá điểm số cho son môi trên thang điểm 10 82
Trang 12MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT III DANH MỤC BẢNG IV DANH MỤC HÌNH ẢNH VI DANH MỤC SƠ ĐỒ VIII DANH MỤC BIỂU ĐỒ IX MỤC LỤC X
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Nghiên cứu lý thuyết 3
4.2 Nghiên cứu thực nghiệm 4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
5.1 Ý nghĩa khoa học 4
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 5
6 Nội dung nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 Tổng quan về tinh dầu Bạc hà 6
1.1.1 Giới thiệu về cây Bạc hà 6
1.1.1.1 Phân loại khoa học 6
1.1.1.2 Nguồn gốc 6
1.1.1.3 Phân bố 7
Trang 131.1.1.4 Đặc điểm thực vật học 7
1.1.1.5 Tác dụng dược lý 8
1.1.2 Tổng quan tinh dầu Bạc hà 9
1.1.2.1 Khái niệm 9
1.1.2.2 Tính chất lý - hóa 9
1.1.2.3 Thành phần hóa học chính 9
1.1.2.4 Hoạt tính kháng khuẩn 9
1.1.2.5 Công dụng của tinh dầu Bạc hà 9
1.1.3 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 10
1.2 Tổng quan về son môi tự nhiên 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 So sánh son dạng thỏi và son dạng kem 10
1.2.3 So sánh son môi tự nhiên và son môi công nghiệp 11
1.2.3.1 Son dạng thỏi 11
1.2.3.2 Son dạng kem 12
1.2.4 Tình hình nghiên cứu son môi tự nhiên 13
1.2.4.1 Trên thế giới 13
1.2.4.2 Ở Việt Nam 14
1.3 Nguyên liệu sử dụng điều chế son môi 14
1.3.1 Hợp chất màu cam Orange 21 14
1.3.2 Hợp chất tạo mùi 15
1.3.3 Pha sáp 15
1.3.3.1 Sáp ong 15
1.3.3.2 Sáp Candelilla 16
1.3.3.3 Sáp Carnauba 16
1.3.3.4 Sáp đậu nành 17
1.3.3.5 Bơ shea (Bơ hạt mỡ) 17
1.3.4 Pha dầu 18
1.3.4.1 Dầu olive 18
1.3.4.2 Dầu dừa 18
Trang 141.3.4.3 Dầu bơ 18
1.3.4.4 Dầu hạnh nhân 19
1.3.5 Các nguyên liệu khác 19
1.3.5.1 Vitamin E 19
1.3.5.2 Zinc oxide (ZnO) 19
1.4 Kỹ thuật bào chế son môi 20
1.4.1 Kỹ thuật đổ khuôn 20
1.4.2 Kỹ thuật đùn 21
1.5 Các lỗi thường gặp trong điều chế son môi 22
1.6 Phương pháp khảo sát chất màu trong son môi 23
1.7 Tổng quan các chỉ tiêu đánh giá chất lượng son môi 24
1.7.1 Đánh giá cảm quan 24
1.7.2 Đánh giá về hàm lượng chì 24
1.7.3 Đánh giá về tổng số vi sinh vật đếm được 25
1.7.3.1 Pha môi trường 25
1.7.3.2 Pha loãng mẫu theo dãy thập phân 25
1.7.3.3 Kỹ thuật trải đĩa 26
1.7.3.4 Đánh giá kết quả 26
CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Nguyên liệu 27
2.1.1 Lá cây Bạc hà 27
2.1.2 Son môi 27
2.2 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất 30
2.2.1 Tinh dầu Bạc hà 30
2.2.1.1 Dụng cụ, thiết bị 30
2.2.1.2 Hóa chất 30
2.2.2 Son môi 30
2.2.2.1 Dụng cụ, thiết bị 30
2.2.2.2 Hóa chất 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
Trang 152.3.1 Tinh dầu Bạc hà 31
2.3.1.1 Chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu Bạc hà 31
2.3.1.2 Khảo sát tỷ lệ rắn/lỏng 33
2.3.1.3 Khảo sát thời gian chưng cất 33
2.3.1.4 Xác định thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn 33
2.3.2 Son môi 35
2.3.2.1 Quy trình điều chế son môi 35
2.3.2.2 Khảo sát các quá trình điều chế son môi 37
2.4 Phương pháp đánh giá son môi thành phẩm 41
2.4.1 Đánh giá cảm quan 41
2.4.2 Đánh giá hàm lượng chì 43
2.4.2.1 Thiết bị 43
2.4.2.2 Hóa chất 43
2.4.2.3 Cách tiến hành 43
2.4.2.4 Quy trình thực hiện 44
2.4.2.5 Tính toán kết quả 45
2.4.3 Đánh giá tổng số vi sinh vật đếm được 45
2.4.3.1 Dụng cụ, thiết bị 45
2.4.3.2 Hóa chất 45
2.4.3.3 Chuẩn bị môi trường 45
2.4.3.4 Cách tiến hành 45
2.4.3.5 Tính toán kết quả 46
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 47
3.1 Kết quả các thông số trong quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu Bạc hà 47
3.1.1 Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu Bạc hà 47
3.1.1.1 Tỷ lệ rắn/lỏng 47
3.1.1.2 Thời gian chưng cất 48
3.1.2 Kết quả đánh giá cảm quan chất lượng thành phẩm tinh dầu Bạc hà 49
Trang 163.1.3 Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu Bạc hà 50
3.1.4 Kết quả xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Bạc hà 52
3.2 Kết quả các thông số trong quá trình điều chế son môi màu cam từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21 53
3.2.1 Kết quả đo phổ hấp thụ của màu khoáng Orange 21 53
3.2.2 Kết quả khảo sát công thức phối trộn 54
3.2.2.1 Kết quả thay đổi về pha sáp và pha dầu 54
3.2.2.2 Kết quả thay đổi về khối lượng màu 58
3.2.2.3 Đánh giá chung công thức phối trộn 60
3.2.3 Kết quả khảo sát nhiệt độ nóng chảy của sáp 62
3.2.3.1 Son thỏi 62
3.2.3.2 Son kem 63
3.2.4 Kết quả khảo sát thời gian đồng hóa hỗn hợp 64
3.2.4.1 Son thỏi 64
3.2.4.2 Son kem 64
3.2.5 Kết quả khảo sát nhiệt độ đổ khuôn và nhiệt độ đông đặc của son thỏi 65 3.2.5.1 Nhiệt độ đổ khuôn 65
3.2.5.2 Nhiệt độ đông đặc 65
3.2.6 Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu dành cho son theo tiêu chuẩn Bộ Y tế66 3.2.6.1 Kết quả đánh giá cảm quan 66
3.2.6.2 Kết quả phép đo giới hạn hàm lượng chì 70
3.2.6.3 Kết quả phép đo tổng số vi sinh vật đếm được 71
3.2.6.4 Kết quả đánh giá chung về các chỉ tiêu 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1 Kết luận 73
2 Kiến nghị 73
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng mùi thơm từ các loại cây cỏ, hoa lá; mùi thơm đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, phản ánh sự tương tác sâu sắc giữa con người với thiên nhiên Việc sử dụng hương thơm từ các loại thực vật, động vật có trong tự nhiên đã trải qua một hành trình phát triển đầy bản sắc
và đa chiều Hiện nay, mùi thơm hay còn gọi là tinh dầu; đã và đang là một trong những nguyên liệu của nhiều ngành nghề đa dạng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tinh dầu ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, những sản phẩm có mặt tinh dầu kể đến như nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm xông hơi…
Ngày nay, việc dùng các loài thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên ngày càng được ưa chuộng và các công trình nghiên cứu về chúng không ngừng phát triển Hơn hết, hiệu quả mang lại từ các loài thực vật này rất cao Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loài thực vật khác nhau, trong đó các loài có chứa tinh dầu
đã và đang khẳng định vai trò và vị thế của mình trong các lĩnh vực Trong đó, Bạc hà được coi là nguồn dược liệu quý, tinh dầu Bạc hà có nhiều tính chất có lợi cho sức khỏe và làm đẹp, bao gồm khả năng làm dịu da, giảm cảm giác căng thẳng, tăng cường tinh thần và có khả năng kháng khuẩn Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng tinh dầu từ Bạc hà cải thiện một cách tốt hơn và ít có tác dụng phụ đối với sức khỏe và tinh thần của người tiêu dùng Mặt khác, bạc hà là nguồn nguyên liệu dễ trồng, dễ dàng tìm kiếm và rẻ tiền, hơn hết nó mang lại giá trị cao về mặt kinh tế Do vậy, nghiên cứu về tinh dầu Bạc hà có thể mang lại nhiều ứng dụng trong ngành mỹ phẩm hay y học Sản phẩm làm từ tinh dầu tự nhiên đang trở thành xu hướng phổ biến trong ngành mỹ phẩm
Song song đó, ngày nay, khi tác hại của các sản phẩm làm đẹp công nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến với những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, con người bắt đầu quay về thiên thiên với những sản phẩm “xanh - sạch - an toàn” Gần đây, xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên đã dần phổ biến, nhu cầu sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm, nhất là son môi được sử dụng rộng rãi và không ngừng tăng lên, thị trường sản xuất
Trang 18son môi ngày càng phong phú và đa dạng Son môi không chỉ là một sản phẩm làm đẹp, mà nó còn là biểu tượng của sự tự tin, quyến rũ và thể hiện được phong cách cá nhân Tuy nhiên, ít ai biết son môi cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng kim loại nặng như chì, cadmium, nhôm, mangan… ngày càng phổ biến trong các sản phẩm dành cho môi Các nhà nghiên cứu cho biết khi phụ nữ dùng son môi từ 2 đến 14 lần mỗi ngày thì đồng nghĩa với việc họ đang nuốt hoặc hấp thụ khoảng 87mg son môi Do đó, xu hướng sử dụng son môi làm từ nguyên liệu tự nhiên và hữu cơ đang ngày càng lớn mạnh do sự tăng cường nhận thức về việc chọn lựa sản phẩm an toàn, lành tính và không gây hại cho sức khỏe
Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu tinh dầu Bạc hà và ứng dụng trong điều chế son môi màu cam từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21” dưới sự hướng dẫn của giảng viên Đỗ Thị Thúy Vân để làm khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát và xây dựng quy trình chiết tách tinh dầu từ lá Bạc hà
(Mentha arvensis L.), bên cạnh đó khảo sát thêm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu
Bạc hà Và ứng dụng tinh dầu Bạc hà thu được vào quy trình điều chế son môi màu cam từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21
2 Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Nghiên cứu quy trình trích ly tinh dầu Bạc hà (Mentha arvensis L.) để hiểu rõ về
thành phần và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu này
- Điều chế son môi màu cam đi từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21 và tinh dầu Bạc
hà cùng pha sáp (bao gồm sáp ong, sáp Candelilla, sáp Carnauba, sáp đậu nành, bơ shea), pha dầu (bao gồm dầu olive, dầu bơ, dầu dừa, dầu hạnh nhân) và các nguyên liệu khác (như zinc oxide, vitamin E)
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Chiết tách tinh dầu Bạc hà (Mentha arvensis L.) bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước
- Xác định tỷ lệ rắn/lỏng và thời gian chưng cất tinh dầu Bạc hà
- Xác định được thành phần hóa học của tinh dầu Bạc hà
Trang 19- Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Bạc hà
- Tiến hành điều chế son môi màu cam đi từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21
- Thực hiện thử nghiệm kết hợp giữa tinh dầu Bạc hà và màu khoáng Orange 21 trong điều chế son môi màu cam
- Đánh giá cảm quan, hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật tổng số của sản phẩm
son môi màu cam được điều chế từ màu khoáng Orange 21 và tinh dầu Bạc hà
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng được sử dụng để tách chiết tinh dầu là lá Bạc hà (Mentha arvensis L.)
- Đối tượng được sử dụng để điều chế son môi màu cam là màu khoáng thiên nhiên Orange 21, tinh dầu Bạc hà, pha sáp (bao gồm sáp ong, sáp Candelilla, sáp Carnauba, sáp đậu nành, bơ shea), pha dầu (gồm dầu bơ, dầu dừa, dầu olive, dầu hạnh nhân) và các nguyên liệu khác (như zinc oxide, vitamin E)
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu về tinh dầu Bạc hà và màu khoáng Orange 21:
+ Tổng hợp kiến thức về thành phần hóa học, hoạt tính kháng khuẩn và ứng dụng của tinh dầu bạc hà và màu khoáng Orange 21 từ các nguồn tài liệu khoa học, sách vở
và bài báo liên quan
+ Nghiên cứu các phương pháp chiết tách và phân tích tinh dầu bạc hà, cũng như về tính chất và cách sử dụng của màu khoáng Orange 21 trong sản phẩm son môi
- Đánh giá khả năng kết hợp giữa tinh dầu Bạc hà và màu khoáng Orange 21: Xem xét các nghiên cứu trước đây về việc kết hợp giữa các thành phần này trong các sản phẩm
mỹ phẩm khác nhau để đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của việc kết hợp này trong son môi
Trang 204.2 Nghiên cứu thực nghiệm
- Chiết tách và phân tích tinh dầu bạc hà:
+ Thực hiện quy trình chiết tách tinh dầu Bạc hà (Mentha arvensis L.) bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
+ Định danh các cấu tử có mặt trong tinh dầu Bạc hà bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC - MS
+ Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Bạc hà bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch
- Điều chế son môi màu cam từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21:
+ Tiến hành việc điều chế son môi màu cam từ màu khoáng Orange 21 và các thành phần khác như pha sáp (bao gồm sáp ong, sáp Candelilla, sáp Carnauba, sáp đậu nành,
bơ shea), pha dầu (gồm dầu bơ, dầu dừa, dầu olive, dầu hạnh nhân) và các nguyên liệu khác (như zinc oxide, vitamin E)
+ Đánh giá tính chất của sản phẩm son môi như màu sắc, mùi thơm, độ bám màu…
- Thử nghiệm kết hợp giữa tinh dầu Bạc hà và màu khoáng Orange 21:
+ Thực hiện các thử nghiệm kết hợp giữa tinh dầu Bạc hà và màu khoáng Orange 21 trong điều chế son môi màu cam
+ Định danh màu khoáng Orange 21 bằng phương pháp UV-VIS
+ Xác định hàm lượng chì trong son môi bằng phương pháp AAS
+ Xác định vi sinh vật tổng số bằng phương pháp thử giới hạn nhiễm khuẩn
- Đánh giá sản phẩm son môi:
+ Đánh giá cảm quan thành phẩm son môi
+ Đánh giá tính ổn định và an toàn của sản phẩm son môi trong điều kiện lưu trữ và
Trang 21Điều này có thể đóng góp vào sự hiểu biết về phương thức tách chiết tinh dầu và ứng dụng của chúng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm Đặc biệt là sản phẩm son môi
tự nhiên này rất an toàn và không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như hạn chế việc ảnh hưởng đến môi trường, bảo vệ môi trường hơn
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc tạo ra một sản phẩm son môi sử dụng tinh dầu Bạc hà, có màu sắc từ màu khoáng thiên nhiên Orange 21 có thể được áp dụng trong thị trường mỹ phẩm Điều này có thể mang lại lợi ích thương mại và cung cấp một lựa chọn sản phẩm mới cho người tiêu dùng Sản phẩm son môi đi từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên đề cao việc đảm bảo an toàn và yên tâm khi sử dụng
6 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và tiếp cận đề tài
Nội dung 2: Chiết tách tinh dầu từ lá Bạc hà
- Khảo sát, tìm hiểu và đánh giá phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để tách chiết và thu được hàm lượng tinh dầu Bạc hà cao
- Tiến hành quá trình chiết tách tinh dầu Bạc hà từ nguyên liệu ban đầu, đó là loài
Mentha arvensis L được trồng và thu hái tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
- Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu Bạc hà thu được
- Xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Bạc hà thu được
Nội dung 3: Xây dựng quy trình điều chế son môi từ màu khoáng Orange 21
Nội dung 4: Xác định các chỉ tiêu dành cho son môi theo quy định của Bộ Y tế
- Đánh giá cảm quan thành phẩm son môi bao gồm màu sắc, mùi hương…
- Xác định hàm lượng kim loại nặng trong son môi
- Xác định tổng số vi sinh vật có trong son môi
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về tinh dầu Bạc hà
1.1.1 Giới thiệu về cây Bạc hà
1.1.1.1 Phân loại khoa học
- Tên khác: Anh sim, nam bạc hà, đông đô, kê tô…
- Tên khoa học: Mentha arvensis L
- Họ: Hoa môi Lamiaceace (Labiatae)
- Chi: Mentha
- Loài: M arvensis
1.1.1.2 Nguồn gốc
a Trên thế giới
Mentha arvensis L là loài bản địa thuộc các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của
châu Á, Tây Á và Trung Á, Himalaya cho đến đông Xibia (Nam Mỹ) và Bắc Mỹ [1]
Ở Nhật Bản, vào cuối thế kỷ XIX việc sản xuất bạc hà chỉ tập trung ở Khondo Đầu thế kỷ XX tập trung ở Uren, Amoto, Hiroshima Sự phát triển mạnh mẽ của cây bạc hà trong thời kỳ này đã đưa Nhật Bản lên vị trí hàng đầu sản xuất tinh dầu Năm 1914, khoảng 50% bạc hà của thế giới được sản xuất ở Nhật Bản Ở Trung Quốc cây bạc hà
(Mentha arvensis L.) được trồng tập trung ở một số tỉnh phía Nam như Phúc Kiến,
Chiết Giang và Hải Nam [1] Ở vùng Tây Á và Trung Á, bạc hà được phát hiện và trồng từ thời cổ đại, chủ yếu ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Uzbekistan… [1] Loài Mentha arvensis được đưa vào Bắc Mỹ từ châu Âu vào thế kỷ XVII và được trồng chủ yếu ở các bang như Michigan, Wisconsin và Washington ở Hoa Kỳ, cũng như Ontario
và Quebec ở Canada [1] Ở vùng Nam Mỹ, loài bạc hà này không phải là loài cây bản
địa, mà được nhập từ châu Âu vào thời kỳ đầu thuộc địa Cụ thể, loài Mentha arvensis
L đã được nhập vào Nam Mỹ từ châu Âu vào thế kỷ XVI và XVII bởi các nhà thám
hiểm và thương nhân châu Âu Loài này được trồng ở các khu vực như Chile và
Argentina [1] Hầu hết, việc trồng và sản xuất tinh dầu từ loài Mentha arvensis L ở
các vùng này phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XX, khi công nghệ chiết xuất tinh dầu từ thảo dược đã được phát triển và cải thiện, nhu cầu về các loại tinh dầu thiên nhiên bắt đầu tăng cao trên toàn cầu
Trang 23b Ở Việt Nam
Ở nước ta, ngoài các loài bạc hà mọc hoang dại thì một số chủng cùng loài có năng suất tinh dầu cao được đưa vào Việt Nam như BH974 nhập vào từ tháng 09/1974, BH975 được nhập vào từ tháng 09/1975, BH976 xuất xứ từ Triều Tiên được đưa vào nước ta từ tháng 09/1976 Từ năm 1955 đến năm 1980 cây bạc hà được trồng ở làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yên (Hà Nội) Năm 1958 tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), vườn trồng bạc hà thí điểm của Trường Đại học Dược khoa Hà Nội đã được trang bị nồi cất tinh dầu Năm 1972, cả nước ta lần đầu tiên đã tự sản xuất được 60 tấn tinh dầu bạc hà và sản xuất hơn 01 tấn menthol tinh thể Năm 1974, nước ta có chủng bạc hà Nhật Bản Năm 1997, Công ty Dược liệu Trung Ương I đã di thực giống bạc hà mới từ Nhật Bản về Việt Nam có tên là SK33, được trồng thử nghiệm tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Hà cho thấy giống cây mới này có nhiều ưu thế hơn về năng suất và chất lượng, có mùi thơm mát dễ chịu, hàm lượng menthol đạt 73% Đến năm 2004, việc trồng thử nghiệm giống cây mới này thành công, diện tích trồng tăng lên rõ rệt, hiện nay diện tích trồng bạc hà tăng đến 700 ha [2]
1.1.1.4 Đặc điểm thực vật học
Bạc hà thuộc loài thân thảo, thân chính và tán lá tạo thành dạng chóp nón Thân chính cao từ 10 đến 60cm (đôi khi đạt đến 100cm), có thể cao tới 1m, thân vuông mọc đứng hay hơi bò, có khi phân nhánh, trên thân có nhiều lông Thân chứa tinh dầu hàm lượng thấp [2] Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, cuống dài từ 2 - 10mm, phiến lá hình trứng hay thon dài, rộng 2 - 3cm, dài 3 - 7cm, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới
Trang 24đều có lông che chở và lông bài tiết (ngắn, hơi tù, có tinh dầu, còn gọi là lông tiết tinh dầu) Hai phía mặt lá là các túi tinh dầu, mặt trên số lượng lớn hơn mặt dưới [2] Vào mùa hè và mùa thu cây ra hoa, hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, môi trên hơi lõm, môi dưới tách làm ba, mỗi hoa dài 3 - 4mm Ít khi thấy có quả và hạt [2] Đặc điểm về thân, lá và hoa của cây bạc hà được thể hiện ở hình 1.1, hình 1.2 và hình 1.3
Hình 1.1 Bạc hà nam -
Mentha arvensis L
Hình 1.2 Lá của loài Mentha arvensis L
Hình 1.3 Hoa của loài Mentha arvensis L
1.1.1.5 Tác dụng dược lý
a Y học cổ truyền
Bạc hà có vị cay, the, tính mát, có mùi thơm, vào kinh phế, can Khứ uế khí, phá huyết, phát độc hãn, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết Bạc hà trị thương hàn đầu đau; trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí; trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm; trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, đầu đau… [2]
Trang 251.1.2 Tổng quan tinh dầu Bạc hà
1.1.2.1 Khái niệm
Tinh dầu bạc hà là một loại tinh dầu được chiết xuất từ bộ phận lá của cây Bạc hà
(Mentha arvensis L.) Tinh dầu Bạc hà có mùi thơm mát, sảng khoái
1.1.2.2 Tính chất lý - hóa
Tinh dầu Bạc hà là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt Mùi thơm đặc biệt,
vị cay mát Tinh dầu Bạc hà rất dễ tan trong ethanol, chloroform và ether Tinh dầu Bạc hà có tỷ trọng ở 200C từ 0,890 đến 0,922; chỉ số khúc xạ ở 200C từ 1,455 đến 1,465; góc quay cực riêng ở 200C từ -20 đến -400 [3]
1.1.2.5 Công dụng của tinh dầu Bạc hà
Trang 26Tinh dầu bạc hà và menthola dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khi đầu nhức Theo Lesieur và J Mayer bạc hà là một vị thuốc chữa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị và giảm đau [2]
1.1.3 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, không cần các bước tách chất phức tạp do tinh dầu nhẹ hơn nước nên nước và tinh dầu tách lớp Đặc biệt, thành phần trong tinh dầu thu được không bị biến đổi, vẫn giữ nguyên được giá trị về màu sắc, mùi hương Tuy nhiên, thời gian chưng cất lâu, thường kéo dài từ 4 - 5 giờ Ngoài ra, nguồn nước cấp vào làm mát ống ngưng tụ tốn khá nhiều
1.2 Tổng quan về son môi tự nhiên
1.2.1 Khái niệm
Son môi có nguồn gốc từ tự nhiên mang đến sự thay thế an toàn và thân thiện hơn với môi trường vì chúng hoàn toàn được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại Nguyên liệu để điều chế son môi thường chứa các thành phần dưỡng ẩm
và làm mềm môi như dầu dừa, dầu olive, bơ hạt mỡ hay vitamin E giúp nuôi dưỡng và bảo vệ môi khỏi khô ráp và nứt nẻ Ngoài ra, để tạo ra màu sắc tươi sáng và tự nhiên cho đôi môi thì son môi tự nhiên thường có màu sắc từ các màu khoáng tự nhiên như thực vật, khoáng chất và các loại màu tự nhiên khác Và mùi hương của son cũng được chiết xuất từ các loài thực vật có trong tự nhiên
1.2.2 So sánh son dạng thỏi và son dạng kem
Son thỏi và son kem là hai dạng sản phẩm trang điểm môi phổ biến Sự khác nhau của hai dạng son này được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1 So sánh son thỏi và son kem
Thiết kế Thiết kế hình trụ tròn dài hoặc
vuông, có nắp vặn để đẩy son lên
Thiết kế theo hình trụ dài hoặc vuông, phía bên trong gồm phần đựng son và nắp son đính kèm cọ đánh son
Thành phần
Pha sáp: Sáp ong, sáp Candelilla, sáp Carnauba và bơ shea
Pha dầu: Dầu bơ, dầu dừa, dầu
Pha sáp: Sáp ong và sáp đậu nành
Pha dầu: Dầu bơ và dầu dừa
Trang 27olive và dầu hạnh nhân
Độ bám màu Độ bám màu tầm trung Độ bám màu lâu trong nhiều giờ
Khi sử dụng Khi lên môi, son thấm vào môi
ngay lập tức
Khi lên môi có cảm giác ướt, sau
1 - 2 phút son mới thấm vào môi
Ưu điểm
Dễ dàng sử dụng, không cần cọ
Khi sử dụng ít bị hao mòn Không
bị lem hay chảy son
Kết cấu mềm mại, tạo cảm giác mượt Phù hợp với mọi loại môi Khó trôi khi ăn uống Quy trình điều chế ít tốn thời gian
Nhược điểm
Độ bám màu kém Khá khô khi đánh lên môi Tạo vệt không đều trên môi Có thể gây vón cục Dễ gãy son Quy trình điều chế tốn thời gian
Gây cảm giác dính và khó chịu
Dễ bị lem màu Dễ bị tràn son Cần thời gian để son bám trên môi Cần sử dụng cọ để tán son
1.2.3 So sánh son môi tự nhiên và son môi công nghiệp
1.2.3.1 Son dạng thỏi
Sự so sánh các nguyên liệu để sản xuất son thỏi trong công nghiệp và son thỏi làm
từ tự nhiên được trình bày ở bảng 1.2 và bảng 1.3
Bảng 1.2 Công thức điều chế son thỏi công nghiệp [6]
Castor oil (Dầu thầu dầu) 26.00 Chất làm mềm Polyglyceryl-2 Diisostearate 8.00 Chất làm đều màu Trioctyldodecyl Citrate 5.00 Chất làm đều màu Shea butter (Bơ hạt mỡ) 3.00 Chất làm mềm Cocoa butter (Bơ cacao) 3.00 Chất làm mềm
Trang 28Cetyl Lactate 5.00 Chất dưỡng da
Bảng 1.3 Công thức điều chế son thỏi tự nhiên [7]
Chiết xuất củ cải đường 5.00 Chất tạo màu
Acid polyhydroxystearic 1.50 Chất làm đặc Phần lớn son môi công nghiệp chứa thành phần hóa học như parabens, BHA, chất làm đều màu, chất tạo độ bóng… Khi sử dụng các chất này lâu dài sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến da và sức khỏe, có thể làm tăng nguy cơ ung thư Còn son thỏi tự nhiên được làm từ các thành phần an toàn như dầu dừa, dầu thầu dầu, sáp candelilla, sáp vegan, màu khoáng chất tự nhiên, vitamin E… Đặc biệt, các thành phần này có độ dưỡng ẩm cao, tính kháng khuẩn tự nhiên và không gây kích ứng cho da
1.2.3.2 Son dạng kem
Sự so sánh các nguyên liệu để sản xuất son kem trong công nghiệp và son kem làm
từ tự nhiên được trình bày ở bảng 1.4 và bảng 1.5
Trang 29Bảng 1.4 Công thức điều chế son kem công nghiệp [8]
Castor oil (Dầu thầu dầu) 3.00 Chất làm mềm Diglyceryl triisostearate 5.00 Chất nhũ hóa Glyceryl triisostearate 2.00 Chất làm mềm Silicone resin (Trimethylsiloxysilicate) 25.00 Chất tạo bóng Decamethyl cyclopenta siloxane 39.50 Chất tạo bóng
Bảng 1.5 Công thức điều chế son kem tự nhiên [9]
Phần lớn các thành phần trong son môi công nghiệp chứa silicone resin, silica, chất tạo độ bóng hay hương liệu… Khi sử dụng các chất này lâu dài sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến da và sức khỏe Trong khi đó, son kem tự nhiên chứa thành phần an toàn như dầu bơ, dầu thầu dầu, sáp ong, sáp đậu nành, màu khoáng chất
tự nhiên, tinh dầu… Đặc biệt, các thành phần này có độ dưỡng ẩm cao, tính kháng khuẩn tự nhiên và không gây kích ứng cho da
1.2.4 Tình hình nghiên cứu son môi tự nhiên
1.2.4.1 Trên thế giới
Trang 30Năm 2014, Normasarah và công sự, Đại học Malaysia Kelantan, Malaysia đã thực
hiện nghiên cứu sử dụng và đánh giá sắc tố Betalain từ thanh long đỏ (Hylocereus Polyrhizus) làm chất tạo màu tự nhiên cho son [10] Năm 2020, Namrata và cộng sự,
thuộc khoa Dược, Cao đẳng Dược Tatyasaheb Kore, Ấn Độ thực hiện đề tài thiết kế, phát triển và đánh giá son môi từ sắc tố tự nhiên [11] Năm 2022, Rakshata Desai và cộng sự, khoa Dược, Cao đẳng Dược Maratha Mandal, Bỉ cũng đã thực hiện xây dựng công thức và đánh giá son môi thảo dược sử dụng chất màu tự nhiên [12]
1.2.4.2 Ở Việt Nam
Năm 2021, công trình nghiên cứu của Vi Ngọc Mai và cộng sự, khoa Công nghệ Hóa, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu son dưỡng môi thảo dược tinh chất trà xanh [13] Năm 2022, công trình nghiên cứu của Lê Thế Hoài và cộng sự, Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng đã nghiên cứu điều chế son dưỡng môi thảo dược chứa chất màu Betacyanin chiết xuất từ vỏ quả thanh long [14]
1.3 Nguyên liệu sử dụng điều chế son môi
1.3.1 Hợp chất màu cam Orange 21
Màu khoáng là một dạng muối kim loại không tan, dạng bột mịn có màu sắc tự nhiên, có nguồn gốc từ nhiều chất thiên nhiên và lấy từ các lớp đất sâu trong núi lửa
Đặc biệt màu khoáng được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
công nhận an toàn cho môi, mắt và mặt… Những chất này thường được ứng dụng để tạo màu sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mỹ phẩm, thực phẩm hay dược phẩm
Do đó, chúng trở thành lựa chọn phổ biến trong việc tạo màu sắc cho các sản phẩm mỹ phẩm, đặc biệt là son môi Hợp chất màu khoáng vô cơ thường ở dạng bột, đều không tan trong nước và dầu Nhưng có khả năng phân tán trong dầu, nghĩa là chúng thường được sử dụng để tạo màu cho các dung dịch gốc chất béo Kích thước hạt các bột màu thường nhỏ giúp phân tán dễ dàng Các loại màu khoáng có đặc tính ổn định và không
dễ bị phân hủy dưới tác động của các điều kiện môi trường bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, pH [15] Màu khoáng vô cơ Orange 21 có thành phần chính là các khoáng sản tự nhiên như iron oxide Ngày nay, quy trình được sử dụng rộng rãi nhất để sản xuất màu chứa iron oxide chất lượng cao là quy trình Penniman - Zoph tạo các sắc tố vàng, đỏ, cam và đen Quy trình Penniman - Zoph bắt đầu bằng dung dịch FeSO4 khi
Trang 31có huyền phù hạt α - FeOOH, sẽ phản ứng với sắt vụn để tạo thành α - FeOOH sắc tố vàng [15]: FeSO4 + Fe + ½ O2 + 3H2O → 2α - FeOOH + H2SO4 + 2H2 Iron oxide màu vàng thu được theo cách này có thể chuyển thành iron oxide cam bằng cách nung trong không khí ở nhiệt độ trên 5000C [15]: 2α - FeOOH 500
1.3.3 Pha sáp
1.3.3.1 Sáp ong
Sáp ong được lấy từ tổ ong mật (họ Apidae, ví dụ Apis mellifera L.) sau khi đã rút
hết hoặc ly tâm hết mật ong Tổ ong được làm chảy với nước nóng, hơi nước hoặc phơi dưới ánh mặt trời, sau đó sản phẩm đã tan chảy được lọc và đóng thành bánh sáp ong vàng [16] Sáp ong trắng thu được bằng cách tẩy trắng sáp ong vàng dùng các chất oxy hóa như hydro peroxyde, acid sulfuric, hay ánh sáng mặt trời Sáp ong là một hỗn hợp các ester của các acid béo và cồn béo, các hydrocarbon và acid béo tự do, và có một phần nhỏ các cồn béo tự do [16] Sáp ong là chất rắn màu trắng hay màu trắng ngà (lớp mỏng thường trong mờ), có mùi nhẹ đặc trưng của mật ong Sáp này tan trong dầu, không tan trong nước, ít tan trong cồn, rất dễ tan trong ether Sáp ong làm các sản phẩm dạng dung dịch có độ đặc quánh [16] Trong sáp ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid béo, ester, các chất caffeine, acid phenethyl ester và bioflavonoids Bên cạnh đó, sáp ong còn chứa các chất monosaccharide, cellulose, các acid amin, các nhóm viatmin B1, B2, pro - vitamin A, E, và D, nicotinic acid, folic acid, các chất khoáng như calci, madnesium, sắt, đồng, kẽm [17] Trong sản xuất son môi, sáp ong được sử dụng như chất làm đặc, tạo độ rắn cho sản phẩm dạng sáp Sáp ong là một nguyên liệu cực kỳ an toàn để sử dụng điều chế son môi, tạo độ kết dính và độ cứng cho thỏi son, khả năng nhũ hóa tương đối tốt, tạo lớp màng trên môi, chống sự mất nước và còn có thể chống nắng nhẹ cho môi Sáp ong không gây ảnh hưởng đến chất lượng màu và mùi của thành phẩm [18]
Trang 321.3.3.2 Sáp Candelilla
Sáp Candelilla là một loại sáp thực vật chiết xuất từ cây Candelilla thuộc họ
Euphorbiaceae, phân bố chủ yếu tại khu vực Bắc Mỹ và Trung Mỹ, đặc biệt là tại Mexico và Texas [19] Loại sáp này có màu vàng nhạt đến nâu tùy thuộc vào mức độ tinh chế và nguồn gốc cây Độ màu của sáp Candelilla càng đậm, chất lượng càng tốt Sáp Candelilla ở dạng vảy hoặc hạt; có thể ăn được nhưng không có mùi, không vị Sáp Candelilla không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong nhiều dung môi hữu cơ như acetone, chloroform, benzene Sáp Candelilla có độ bền cao, không bị biến đổi màu sắc và tính chất vật lý khi tiếp xúc với nhiệt độ, ánh sáng và không khí Điều này giúp sản phẩm chứa sáp Candelilla có thời gian bảo quản lâu dài [20] Sáp Candelilla
có tính chất chống ẩm và chống nước tốt, giúp bảo vệ các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm và đồ dùng gia đình khỏi sự ảnh hưởng của môi trường Sáp này bao gồm chủ yếu là hydrocarbon (khoảng 50%, chuỗi có 29 - 33 carbon), ester có trọng lượng phân
tử cao hơn (20 - 29%), acid tự do (7 - 9%) và nhựa (12 - 14%, chủ yếu là ester triterpenoid) [20] Sáp Candelilla thô thu được bằng cách đun sôi các nhánh khô của
cây Candelilla (Euphorbia antisyphilitica) trong nước đã được acid hóa bằng acid
sulfuric để giải phóng ra sáp Sáp tan chảy sau đó được loại béo và để cho đông đặc lại, tiếp theo được tinh chế bằng cách xử lý với sulfuric acid và qua các công đoạn ép - lọc Sáp Candelilla về cơ bản chứa n-alkanes mạch lẻ (C29 đến C33) với các ester của các acid và các rượu có mạch carbon chẵn (C28 đến C34) Các acid tự do, rượu tự do, sterol, keo trung tính và các chất khoáng cũng có mặt [16] Loại sáp này cứng, có thể tạo độ cứng gấp đôi so với sáp ong Loại sáp này chủ yếu được sử dụng trộn với các loại sáp khác để làm cứng chúng mà không làm tăng điểm nóng chảy của chúng Sáp Candelilla làm tăng độ bóng cho mỹ phẩm, tạo ra một lớp bảo vệ và làm bóng cho môi [18]
1.3.3.3 Sáp Carnauba
Carnauba là một loại cây cọ phổ biến ở vùng Đông Bắc Brazil; sáp Carnauba được
chiết tách từ nhựa của cây Carnauba, do tính chất khí hậu khô nóng ở nơi này, loài cây
này tự tiết ra một loại sáp để bảo vệ lá cây Sáp Carnauba còn có tên gọi khác là Palm wax hoặc Brazil wax [19] Sáp Carnauba có dạng vảy rắn vô định hình và dẻo dai, có
Trang 33màu vàng sáng, mùi thơm nhẹ dễ chịu, nhiệt độ nóng chảy cao 80 - 860C [21] Loại sáp này chủ yếu bao gồm các ester béo (40% w/w), diester của acid 4 - hydroxycinnamic (21,0% w/w), acid ω - hydroxycarboxylic (13,0% w/w) và rượu béo (12% w/w) Các hợp chất này chủ yếu có nguồn gốc từ acid và rượu khoảng C26 - C30
Nó đặc biệt vì hàm lượng diester và acid methoxycinnamic cao [22] Sáp Carnauba với
độ cứng cao nên khó bị tác động bởi nhiệt ở môi trường bên ngoài, dùng cho son để tăng sức kháng nhiệt, tính ổn định nhũ và liên kết tốt giúp son bền màu hơn, son có thành phần Carnauba thường cho nền môi căng mọng hơn các loại sáp thông thường Sáp Carnauba được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình làm son Không chỉ giúp tạo
độ rắn, độ bóng cho các loại son sáp mà còn giúp son bám lâu hơn trên môi [18]
1.3.3.4 Sáp đậu nành
Sáp đậu nành là sáp thực vật được làm từ dầu đậu nành Sau khi thu hoạch, đậu được làm sạch, tách, khử vỏ, và cuộn thành từng mảnh Dầu sau đó được chiết xuất từ các mảnh vụn và được hydro hóa [23] Quá trình hydro hóa chuyển đổi một số acid béo trong dầu từ không no đến bão hòa Quá trình này làm thay đổi đáng kể điểm nóng chảy của dầu, làm cho nó trở nên rắn chắc ở nhiệt độ phòng [23] Sáp đậu nành là thành phần quen thuộc trong son môi và nến thơm, giúp làm đặc hệ nền, tạo liên kết bền giữa dầu và các chất phụ gia giúp hệ đồng nhất tránh tách lớp Chất son sử dụng sáp đậu nành thường cho hệ nền dẻo, mềm, mịn, độ đặc tương đối [23]
1.3.3.5 Bơ shea (Bơ hạt mỡ)
Bơ shea hay còn gọi là bơ hạt mỡ là loại bơ thực vật được chiết xuất từ hạt cây
Karite (hay còn gọi là cây Shea) vốn chỉ mọc tự nhiên ở một phần khu vực phía Đông
và Tây châu Phi [24] Bơ hạt mỡ bao gồm 05 acid béo chính: palmitic, stearic, oleic, linoleic và arachidic Khoảng 85 đến 90% thành phần acid béo là acid stearic và oleic
Tỷ lệ tương đối của hai acid béo này ảnh hưởng đến độ đặc của bơ hạt mỡ Acid stearic mang lại độ đặc chắc chắn, trong khi acid oleic ảnh hưởng đến độ mềm hay cứng của bơ hạt mỡ, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường [25] Bơ shea có màu ngà khi còn sống và thường được nhuộm màu vàng bằng rễ cây borututu hoặc dầu cọ Bơ shea
sử dụng trong điều chế son môi giúp tăng độ bám và giữ cho màu sắc của son lâu phai
Trang 34Ngoài ra, bơ shea có tính chất dưỡng ẩm và làm mềm da môi, nó giúp giữ cho da môi mềm mại và ngăn chặn cho khô nứt, cung cấp căng bóng tự nhiên cho son môi [26]
1.3.4 Pha dầu
1.3.4.1 Dầu olive
Dầu olive là một loại dầu thu được từ cây Ô liu thuộc họ Oleaceae, là một loại cây truyền thống của vùng Địa Trung Hải Thời cổ, dầu olive được chiết xuất bằng phương pháp thủ công thông qua việc nghiền và ép các quả olive bằng các cối đá chuyên dụng
để ép ra dầu [27] Thành phần của dầu olive thay đổi theo giống cây trồng, độ cao, thời điểm thu hoạch và quy trình chiết xuất Bao gồm chủ yếu là acid oleic (lên đến 83%), với một lượng nhỏ các acid béo khác bao gồm acid linoleic (lên đến 21%) và acid palmitic (lên đến 20%) [28] Trong điều chế son môi, dầu olive là thành phần dùng như chất dưỡng ẩm nhờ cung cấp độ ẩm cho đôi môi cao; ngoài ra, dầu olive còn có tính chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn môi khỏi tác động của các gốc tự do và tia
UV [29]
1.3.4.2 Dầu dừa
Dừa (Cocos nucifera) là một loài cây trong họ Cau Dầu dừa (coconut oil) là dầu
thu được từ cùi của quả dừa Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, và công nghiệp Dầu dừa cung cấp nguồn nhiệt rất ổn định; do tính ổn định, nên nó ít bị oxy hóa, và do hàm lượng chất béo no cao nên có thể cất giữ lâu (đến hơn 6 tháng) trong điều kiện bảo quản thường [30] Dầu dừa được cấu tạo chủ yếu bởi các acid béo bão hòa (92%), còn lại 8% là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa [31] Trong điều chế son môi, dầu dừa có tác dụng giúp dưỡng ẩm, làm mềm da môi và tạo độ bóng tự nhiên cho son môi Dầu dừa cũng giúp son môi giữ màu lâu hơn và tăng cường độ bám màu của son [30]
Trang 35giàu vitamin E, D, A có tác dụng kích thích sản sinh collagen tự nhiên, làm đẹp và giúp da săn chắc Bên cạnh đó, dầu quả bơ có khả năng thấm nhanh vào da nên không gây cảm giác nhờn, làm mềm, tái tạo tế bào da Dầu bơ là một loại dầu nhẹ, khi sử dụng trong sản xuất son môi thì nó có tác dụng làm bóng cho môi [32]
1.3.4.4 Dầu hạnh nhân
Quả hạnh nhân (Prunus dulcis, syn, Prunus amygdalus) là loại cây giàu dinh dưỡng
đến từ Địa Trung Hải trải dài đến Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ & Pakistan Dầu hạnh nhân là một loại dầu thực vật, được ép từ hạt hạnh nhân tươi hay còn được gọi là hạt
hồ đào Dầu hạnh nhân chứa nhiều acid béo đơn không bão hòa, vitamin E, kali, đạm, kẽm, nhiều vitamin và khoáng chất khác đều cần thiết cho cơ thể [33] Trong điều chế son môi, dầu hạnh nhân là thành phần giúp dưỡng ẩm cho môi, tính chất làm dịu của dầu hạnh nhân giúp giảm tình trạng khô và khó chịu trên làn môi Ngoài ra, dầu hạnh nhân giúp tạo độ bóng tự nhiên trên bề mặt son môi, còn giúp tăng cường độ bám của son, giữ màu sắc được duy trì lâu hơn [33]
1.3.5 Các nguyên liệu khác
1.3.5.1 Vitamin E
Vitamin E là tên gọi chung để chỉ hai lớp các phân tử (bao gồm các tocopherol và các tocotrienol) Vitamin E là một chất chống oxy hóa tan trong dầu và được sử dụng nhiều nhất trong các công thức mỹ phẩm với khả năng chống viêm mạnh [34] Vitamin
E trong công thức điều chế son môi có vai trò làm chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu tình trạng phai màu, biến chất hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm do gốc D-alpha tocopherol trong vitamin E kháng lại các gốc oxy hóa tự do trong cơ thể làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả Trong son môi vitamin E được xem là chất bảo quản tự nhiên cho son vừa giúp son chống ôi dầu, ngừa nấm mốc mà còn giúp môi thêm hồng hào, hạn chế môi thâm sạm [34]
1.3.5.2 Zinc oxide (ZnO)
Zinc oxide là một hợp chất liên kết giữa nguyên tử kẽm và nguyên tử oxy với đặc tính trơ, có công thức hóa học là ZnO [35] Ở điều kiện thường zinc oxide có dạng bột trắng mịn, khi nung trên 3000C, nó chuyển sang màu vàng, sau khi làm lạnh thì trở lại màu trắng Nó hấp thụ tia cực tím và ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 366nm Khi đưa
Trang 36vào mạng tinh thể một lượng nhỏ kim loại hóa trị I hoặc hóa trị III thì nó trở thành chất bán dẫn [35] Zinc oxide được ứng dụng dùng trong điều chế son môi như một chất phụ gia trong son giúp tăng độ bám màu cho son, làm son bền màu và lì hơn [35]
1.4 Kỹ thuật bào chế son môi
1.4.1 Kỹ thuật đổ khuôn
Sơ đồ 1.1 Quy trình kỹ thuật đổ khuôn
Kỹ thuật đổ khuôn (sơ đồ 1.1) thường được ứng dụng trong sản xuất các loại son thỏi, son viền môi, son bóng và mỹ phẩm bảo vệ môi [36]
Chuẩn bị nguyên liệu: Tương tự như kỹ thuật đun chảy, đổ khuôn sử dụng trong
sản xuất thuốc đạn Các nguyên liệu sử dụng cho son sẽ được tính dư 10% so với lượng cần dùng Để bù lượng thất thoát do dính dụng cụ [36]
Quá trình đun chảy: Các dầu, mỡ, sáp sẽ được đun chảy để thuận lợi cho quá trình
khuấy trộn với các chất màu, làm cho hỗn hợp đồng đều về màu hơn [36]
Quá trình khuấy trộn: Các chất màu, chất bảo quản, chất thơm, chất chống oxy hóa
sẽ được khuấy trộn với các thành phần điều chế son môi Trong quy mô nhỏ phòng thí nghiệm hoặc tự làm, quá trình cần được tiến hành theo nguyên tắc trộn đồng lượng để phân bố đều các thành phần, đặc biệt là các chất không tan trong pha dầu ví dụ các chất màu vô cơ Quá trình khuấy trộn cũng cần chú ý vấn đề bọt khí vào trong hỗn hợp Không được khuấy quá mạnh, sẽ tạo thành các thỏi son có chứa nhiều bọt khí Son nhiều bọt khí sẽ dẫn đến màu không đều và ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền Ngoài ra oxy cũng ảnh hưởng đến độ bền các thành phần trong son [36]
Trang 37Đổ khuôn: Để hỗn hợp trên nhiệt độ đông đặc khoảng 100C và tiến hành đổ khuôn Không tiến hành ở nhiệt độ quá cao, mức độ co gót của chế phẩm sẽ lớn và sẽ tạo ra các thỏi son bị lõm Ngoài ra nhiệt độ cao còn giảm độ nhớt của chế phẩm, các tiểu phân rắn (đặc biệt là các chất màu không tan) sẽ bị sa lắng, phân bố không đều, dẫn đến không đồng đều trong thỏi son và giữa các thỏi son Thực hiện nhiệt độ thấp quá, trong quá trình đổ khuôn, hỗn hợp có thể đông ngay khi vừa tiếp xúc với khuôn Hiện tượng này sẽ tạo ra các lớp khác nhau và các khía trên son Trong quá trình đổ khuôn hỗn hợp cần được khuấy trộn để phân tán đồng đều các hàm lượng, và quá trình đổ khuôn cần được tiến hành liên tục Khi đổ khuôn, hỗn hợp cần được đổ tràn bề mặt khuôn, để tránh hiện tượng lõm đáy của chế phẩm trong quá trình làm đông đặc [36]
Quá trình đông đặc: Thường được tiến hành ở nhiệt độ 5 - 100C Không tiến hành
ở nhiệt độ quá thấp vì với những hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy cao sẽ tạo ra độ chênh lệch nhiệt độ lớn, son dễ bị gãy và nứt [36]
Hoàn thiện sản phẩm: Tiến hành cho son vào vỏ đựng và đóng vào bao bì, nhãn
1.4.2 Kỹ thuật đùn
Hình 1.5 Sơ đồ kỹ thuật đùn
Kỹ thuật đùn (hình 1.6) dùng bào chế son viền môi và son bóng dạng bút chì [36]
Chuẩn bị nguyên liệu: Chuẩn bị các thành phần, tiến hành nghiền cân [36]
Tạo hỗn hợp nguyên liệu: Trộn các thành phần để tạo hỗn hợp đồng đều [36] Quá trình đùn: Hỗn hợp các thành phần được đưa qua phễu và chảy xuống buồng
đùn Buồng đùn có trục xoắn để vận chuyển và cũng tiến hành trộn hỗn hợp đồng thời Buồng đùn này được gia nhiệt để các thành phần được chảy lỏng và phân tán đều các
Trang 38thành phần Trục đùn ép hỗn hợp qua một lỗ đùn (ở lỗ đùn có buồng làm lạnh, để rắn hóa chế phẩm) để thu thỏi son Tiến hành cắt phân đoạn theo kích thước phù hợp [36]
Đóng gói và dán nhãn: Thỏi son thành phẩm được đóng gói và dán nhãn [36]
1.5 Các lỗi thường gặp trong điều chế son môi
Son có chứa bọt khí: Nguyên nhân do trong quá trình đảo trộn hỗn hợp Cần chú ý
thứ tự trộn, tốc độ trộn và tính liên tục của trộn Với quy mô sản xuất lớn có thể tiến hành ở áp suất giảm để giảm hiện tượng lồng bọt khí trong quá trình trộn [36]
Son có nhiều khía nứt ngang: Nguyên nhân có thể do tiến hành đổ khuôn ở nhiệt
độ quá thấp (gần ở nhiệt độ đông đặc của hỗn hợp), làm son đông ngay khi vừa tiếp xúc với khuôn và như vậy sẽ tạo ra hiện tượng tách lớp và có các khía nứt ngang trên thân son Ngoài ra, còn do quá trình đổ hỗn hợp vào khuôn không liên tục cũng tạo ra hiện tượng phân lớp cho son Do đó cần chú ý nhiệt độ và kỹ thuật đổ khuôn [36]
Son bị mẻ, sứt đầu: Nguyên nhân do quá trình xây dựng công thức Trong son có
sự kết hợp không phù hợp các chất lỏng và rắn Các chất rắn đông trước trong khi các chất lỏng ở giữa chưa kịp đông lại, nên có độ cứng không đều dễ bị mẻ và nứt đầu trong quá trình làm đông [36]
Son bị biến dạng: Do thành phần công thức có nhiều chất lỏng, các chất tạo khung
ít, dẫn đến son có độ bền vật lý kém dễ bị biến dạng Ngoài ra, vấn đề này còn liên quan đến kỹ thuật bào chế, do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các vị trí trên son khi tiến hành đông đặc, các vị trí ở bên trên son được đông đặc trước, trong khi bên dưới chậm đông hơn, dẫn đến sự co ngót diễn ra không đồng đều giữa các vị trí, tạo ra sự dịch chuyển và biến dạng trên son Do đó cũng cần chú ý đến độ đồng đều nhiệt độ giữa các vị trí trên son [36]
Son có chứa các vết rỗ: Nguyên nhân do sự tách ra của các vết dầu trên bề mặt son
Do đó, cần quan tâm đến tỷ lệ dầu trong chế phẩm và cách phối hợp giữa chúng Ngoài ra, với các chế phẩm dạng nhũ tương (dạng kem) cần quan tâm đến lượng chất nhũ hóa đã sử dụng phù hợp để tránh xảy ra hiện tượng tách pha dầu [36]
Son có chứa các vệt màu: Do kỹ thuật bào chế không phân bố đều màu đặc biệt với
các màu không tan, quá trình thấm của các tiểu phân màu và môi trường phân tán
Trang 39không được tốt (thiếu chất gây thấm) Kích thước tiểu phân màu không đồng đều cũng gây ra hiện tượng này [36]
Trên son xuất hiện các vệt dầu: Cũng liên quan đến hiện tượng các giọt dầu bị tách
ra, do dùng thừa pha dầu hoặc lượng chất nhũ hóa chưa phù hợp [36]
Son bị gãy: Nguyên nhân trong quá trình đổ khuôn, tiến hành đổ khuôn không liên
tục dẫn đến sự phân lớp, quá trình khuấy trộn và đổ khuôn làm lồng bọt khí vào bên trong son làm giảm độ cứng của son Ngoài ra, son bị gãy còn liên quan đến quá trình xây dựng công thức, công thức của son có tỷ lệ chất rắn quá cao cũng làm son giòn, dễ gãy [36]
Son các vết via trên bề mặt: Liên quan đến khuôn chưa được lắp ráp kín, để hở và
tạo ra các vết via trên thân son Do đó, cần kiểm tra khuôn trước khi đổ hỗn hợp [36]
1.6 Phương pháp khảo sát chất màu trong son môi
Phương pháp khảo sát hợp chất màu trong son môi là phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS được đo bằng máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến UV-VIS Máy đo quang phổ UV-VIS là dụng cụ đo độ phản xạ hoặc độ truyền qua của mẫu dưới dạng hàm của bước sóng Phương pháp phân tích này dựa vào hiệu ứng hấp thụ xảy ra khi phân tử vật chất tương tác với bức xạ điện từ Vùng bức xạ được sử dụng là vùng tử ngoại hay khả kiến ứng với bước sóng khoảng từ 200 - 800nm Hiện tượng hấp thụ bức xạ điện từ tuân theo định luật Bouger - Lambert – Beer [37] Các mẫu phải
ở dạng lỏng, do đó cần có dung môi nếu hợp chất hữu cơ là chất rắn Các chất tạo màu được thảo luận trước đây có chung đặc tính hấp thụ có chọn lọc của ánh sáng khả kiến dẫn đến sự phản xạ hoặc truyền các bước sóng ánh sáng khác mà người quan sát cảm nhận được là màu sắc Điều này thường được quan sát dưới dạng λmax đặc trưng của hợp chất, hoặc bước sóng ánh sáng được hợp chất hấp thụ mạnh nhất Các loại màu khoáng khác nhau có bước sóng ánh sáng khác nhau mà chúng hấp thụ Hầu hết màu khoáng là các hợp chất liên hợp với các liên kết đôi và đơn xen kẽ và thường hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến Các khoáng chất thể hiện quang phổ hấp thụ khác nhau, góp phần tạo nên màu sắc đặc biệt của chúng Đỉnh hấp thụ của màu khoáng vô cơ trong khoảng 400 - 700nm [38].
Trang 401.7 Tổng quan các chỉ tiêu đánh giá chất lượng son môi
1.7.1 Đánh giá cảm quan
Đánh giá cảm quan là một phương pháp khoa học được dùng để gợi lên, đo đạc, phân tích và giải thích các cảm nhận của con người đối với sản phẩm thông qua các giác quan là thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác [39] Đánh giá cảm quan được xem là một trong những phương pháp sử dụng đầu tiên trong việc kiểm tra
và quản lý chất lượng trong sản xuất sản phẩm Những tính chất và quy trình sẽ luôn đòi hỏi các phép thử cảm quan để đánh giá nhận thức của con người đối với các thay đổi trong sản phẩm Thông qua đánh giá cảm quan sẽ biết được:
- Mối liên quan giữa các tính chất của nguyên liệu và cảm quan của sản phẩm
- Phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu [39]
1.7.2 Đánh giá về hàm lượng chì
Việc đánh giá hàm lượng chì có trong son môi rất quan trọng vì chì là một trong những kim loại độc hại có thể gây hại cho sức khỏe con người Chì là một kim loại nặng, nếu hấp thụ phải chì, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, thận, tủy… Nếu hấp thụ ở mức độ ít thường có triệu chứng đau bụng, đau khớp, tăng huyết áp Nếu ở mức độ cao có thể đẫn đến nguy cơ tai biến, thậm chí gây tử vong Để xác định hàm lượng kim loại nặng như chì có trong son môi, người ta thường sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Atomic Absorbtion Spectrometric - AAS) Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS là phương pháp dựa trên nguyên lý hấp thu hơi nguyên tử Khi thực hiện chiếu vào đám hơi nguyên tử một năng lượng bức xạ đặc trưng của riêng nguyên tử đó Sau đó đo cường độ còn lại của bức xạ đặc trưng này sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, sẽ tính ra được nồng độ nguyên tố
có trong mẫu đem phân tích [40] Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố cần phải thực hiện các quá trình được trình bày ở sơ đồ 1.2 [40]
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tiến hành đo AAS