Điều này có nghĩa là giá trị của một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào giá cả thị trường mà còn phụ thuộc vào thời gian và công sức lao động mà xã hội đã bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm đó.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
- -BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề tài Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam
GVHD: ThS Trần Tiến Nhóm: Nhóm học ghép
BIÊN HÒA – THÁNG 11/2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG CỘNG HÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 27 tháng 11 năm 2024
DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN
Nhóm: Học ghép lớp
Trang 3CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Khái niệm quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật xác định rằng giá trị của hàng hóa được xác định bởi lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó Điều này có nghĩa là giá trị của một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào giá cả thị trường mà còn phụ thuộc vào thời gian và công sức lao động mà xã hội đã bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm đó
1.2 Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa
1.2.1 Điều tiết và lưu thông hàng hóa
Thực chất điều tiết sản xuất của quy luật giá trị là điều chỉnh tự phát các yếu tố sản xuất như: tư liệu sản xuất, sức lao động và tiền vốn từ ngành này sang ngành khác,
từ nơi này sang nơi khác Làm cho sản xuất hàng hóa của ngành này, nơi này được phát triển mở rộng, ngành khác nơi khác bị thu hẹp, thông qua sự biển động giá cả thị trường Từ đó tạo ra những tỷ lệ cân đổi tạm thời giữa các ngành ,các vùng của một nền kinh tế hàng hóa nhất định
Quy luật canh tranh thể hiện ở chỗ cung và cầu thường xuyên muốn ăn khớp với nhau, nhưng từ trước đến nay nó chưa hề ăn khớp với nhau mà thường xuyên tách nhau ra và đối lập với nhau Cung luôn bám sát cầu ,nhưng từ trước đến nay không lúc nào thỏa mãn được một cách chính xác
Chính vì thế thị trường xảy ra các trường hợp sau đây:
- Khi cung bằng câu thì giá cả bằng giá trị hàng hóa;
- Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị hàng hóa bán chạy, lãi cao;
- Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị, hàng hóa ế thừa ,bán không chạy, có thể lỗ vốn
Thực chất điều tiết lưu thông của quy luật giá trị là điều chỉnh một cách tự phát khối lượng hàng hoá từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, tạo ra mặt bằng giá cả xã hội Giá trị hàng hóa mà thay đổi ,thì những điều kiện làm cho tổng khối lượng hàng hóa có thể tiêu thụ được cũng sẽ thay đổi Nếu giá trị thị trường hạ thấp thì nói chung nhu cầu xã hội sẽ mở rộng thêm và trong những giới hạn nhất định, có thể thu hút những khối lượng hàng hóa lớn hơn và ngược lại
Trang 41.2.2 Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động xã hội
Để tránh bị phá sản, giành được ưu thế trong cạnh tranh và thu hút được nhiều lãi, từng người sản xuất hàng hóa đều tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất để giảm hao phí lao động cá biệt của mình ,giảm giá trị cá biệt của hàng hóa do mình sản xuất ra Từ đó làm cho kỹ thuật của toàn xã hội càng phát triển lên trình độ cao hơn, năng suất càng tăng cao hơn
Theo Mác thì trong sự vận động bên ngoài những tư bản những quy luật bên trong của nền sản xuất tư bàn chủ nghĩa trở thành những quy luật bắt buộc của sự cạnh tranh, rằng dưới hình thức đó đối với những nhà tư bản những quy luật biểu hiện thành động cơ của những hoạt động của họ rằng như vậy là muốn phân tích
một cách khoa học sự cạnh tranh thì trước đó phải phân tích tính chất bên trong của tư bản, cũng như chỉ người nào hiểu biết sự vận động thực sự của các thiên thể
1.2.3 Phân hóa người sản xuất thành người giàu, người nghèo
Trong sự phân công tự phát, không có kế hoạch nào thống trị xã hội, phương thức sản xuất ấy đã xác lập ra sự phân công, tổ chức theo kế hoạch, trong những công xưởng riêng lẻ ;bên cạnh sản xuất của những người sản xuất cá thể nhỏ đã làm xuất hiện sản xuất xã hội .Sản phẩm của hai loại sản xuất đó cùng bán trên một thị trường ,do đó giá cả ít ra cũng sấp xỉ nhau Nhưng so với sự phân công tự phát thì tổ chức có kế hoạch đương nhiên mạnh hơn nhiều ;sản phẩm của công xưởng dùng lao động xã hội là rẻ hơn so với sản phẩm của những người sản xuất nhỏ Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của các quy luật kinh tế nhất là quy luật giá trị tất yếu dẫn đến kết quả: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhiều vốn, có kiến thức và trình độ kinh doanh cao, trang bị kĩ thuật tốt sẽ phát tài, làm giàu Ngược lại không có các điều kiện trên ,hoặc gặp rủi ro sẽ mất vốn phá sản Quy luật giá trị đã bình tuyển, đánh giá những người sản xuất kinh doanh
Sự bình tuyển tự nhiên ấy đã phân hóa những người sản xuất kinh doanh ra thành người giàu người nghèo Người giàu trở thành ông chủ người nghèo dần trở thành người làm thuê Lịch sử phát triên của sản xuất hàng hóa đã chi ra là quá trình
Trang 5phân hóá này đã làm cho sản xuất hàng hóa giản đơn trong xã hội phong kiến dần dần này sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Sự phát triển chủ nghĩa tư bản, cùng sự bần cùng hóa của nhân dân là những hiện tượng ngẫu nhiên Hai điều đó tất nhiên đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa dựa trên sự phân công lao động xã hội Vấn đề thị trường hoàn toàn bị gạt đi,
vì thị trường chăng qua chi là biêu hiện của sự phân công đó và của sản xuất hàng hóá Người ta sẽ thấy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không những là có thể có mà còn
là sự tất nhiên, vì một khi kinh tế xã hội đã xây dựng trên sự phân công và trên hình thức hàng hóa của sản phẩm, thì sự tiến bộ về kỹ thuật không thể không dẫn tới chỗ làm cho chủ nghĩa tư bản tăng cường và mở rộng thêm
1.3 Biểu hiện của quy luật giá trị
1.3.1 Ý nghĩa lý luận
Quy luật giá trị là một khái niệm trung tâm trong kinh tế chính trị Mác, xác định rằng giá trị của hàng hóa được định hình bởi lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng Quy luật này không chỉ giải thích cơ sở hình thành giá cả hàng hóa mà còn phản ánh các mối quan hệ quyền lực trong xã hội, nơi những người sở hữu tư liệu sản xuất có khả năng kiểm soát giá trị và phân phối hàng hóa Nó cũng điều tiết sản xuất theo nhu cầu thị trường, thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, từ đó tạo ra những biến động xã hội như phân hóa giàu nghèo và khủng hoảng kinh tế chu kỳ Hơn nữa, quy luật giá trị khuyến khích cải cách xã hội và phát triển công nghệ, khi các nhà sản xuất phải liên tục cải tiến quy trình sản xuất để duy trì lợi thế cạnh tranh
Như vậy, quy luật giá trị không chỉ là một khái niệm kinh tế mà còn là một phần thiết yếu trong việc hiểu rõ các mối quan hệ xã hội và chính trị trong bối cảnh kinh tế chính trị Mác
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 Sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
Trước năm 1986, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và hạn chế Để giải quyết các vấn đề này, việc phát triển thị trường là cần thiết nhằm tạo
ra một nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn Cụ thể như sau:
2.2.2 Trong lĩnh vực sản xuất
Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự điều tiết của quy luật giá trị mà chịu sự chi phối của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội và quy luật phát triển
có kế hoạch và cân đối nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, quy luật giá trị không phải không có ảnh hưởng đến sản xuất Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù vào sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, đều được sản xuất và tiêu thụ dưới hình thức hàng hóá và chịu sự tác động của quy luật giá trị.Trong những thành phần kinh tế khác nhau ,tác động của quy luật giá trị có những điểm không giống nhau Nhà nước ta
đã chủ động vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất Vì thế các xí nghiệp của chúng ta không thể và không được bỏ qua quy luật giá trị một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá tức là thực hiện sự trao đổi hàng hóa thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hóa Nguyên tắc này đòi hỏi tuân thủ quy luật giá trị sản xuất và trao đỏi hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết Cụ thể: Xét ở tầm vi mô: Mỗi cá nhân khi sản xuát các sản phẩm đều cố gắng làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội Xét ở tầm vĩ mô:Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết Nâng cao tính cạnh tranh của nên kinh tế
Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường Việt Nam Cạnh tranh gay gắt
sẽ đưa đến một hệ quả tất yếu là làm cho nền kinh tế năng động lên Vì trong cạnh tranh, mỗi người sẽ tìm cho mình một con đường đi mới trong một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tạo nên sự sản xuất hiệu quả nhất Các con đường đó sẽ vô vàn khác nhau, các con đường đó luôn tạo ra những lĩnh vực sản xuất mới Và hơn nữa, cạnh tranh năng động sẽ làm cho sản phẩm hàng hóá đa dạng về mẫu mã, nhiều về số lượng, cao
về chất lượng Bởi vì, sự đào thải của quy luật giá trị sẽ ngày càng làm cho sản phẩm
Trang 7hoàn thiện hơn, mang lại nhiều lơi ích cho người tiêu dùng Sự năng động còn thể hiện
ở sự phát triển nhiều thành phần kinh tế
Thúc đẩy quá trình hộinhập quốc tế Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, siêu lợi nhuận Sự đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển, hay nói cách khác là thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế Mỗi nước đều có những ưu thế, lợi thế riêng Do thời gian và trình độ xuất phát điểm của nền kinh tế khác nhau nên khi nước này cần vốn thì nước kia lại thừa Do tốc độ phát triển khác nhau nên khi nước này phát triển thì nước kia lại quá lạc hậu ; do sự phân bố tài nguyên khác nhau nên nước này có điều kiện sản xuất cía này, nước kia có điều kiện sản xuất cái kia và tạo ra một lợi thế so sánh trên thương trường Điều này thúc đầy sự chuyên môn hoá, hiệp tác hóa sản xuất để có chi phí sản xuất thấp và tuân theo sự điều tiết của quy luật giá trị, chi phí sản xuất thấp sẽ làm cho giá cả thấp, và do đó thắng trên thương trường Ngoài ra khi quy luật giá trị tác động như vậy sẽ có tác dụng giáo dục những cán bộ lãnh đạo kinh tế tiến hành sản xuất một cách hợp lí và khiến họ tôn trọng kỉ luật
2.2.3 Trong lĩnh vực lưu thông
Việc cung cấp hàng hóa cho thị trường dược thực hiện một cách có kế hoạch Đối với nhưng mặt hàng có quan hệ lớn đến quốc kế dân sinh, nếu cung cầu không cân đối thì nhà nươc dùng biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thu mua ,cung cấp theo định lượng, theo tiêu chuẩn mà không thay đổi giá cả Chính thông qua hệ thống giá cả quy luật có ảnh hưởng nhất định đến việc sự lưu thông của một hàng hóa nào
đó Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng ,giá bán hạ sẽ đầy mạnh việc tiêu thụ, và ngược lại Do đó mà nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị ,xoay quay giá trị để kích thích cải tiến kĩ thuật ,tăng cường quản lí Không những thế nhà nước ta còn chủ động tách giả cả khỏi giá trị đối với từng loại hàng hóa trong từng thời
kì nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông ,điều chỉnh cung cầu và phân phối giá cả được coi là một công cụ kinh tế quan trọng để kế hoạch hoá sự tiêu dùng của xã hội Ví dụ như là giá cả của sản phẩm công nghiệp nặng lại đặt thấp hơn giá trị để khuyến khích sự đầu tư phát triển ,áp dụng kĩ thuật vào sản xuất Tuy nhiên sự điều chỉnh này ở nước ta không phải bao giờ cung phát huy tác dụng tích cực,nhiều khi những chính sách này lại làm cho giá cả bất ổn,tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngoài tràn vào nước do giá cả hợp lí
Trang 8hơn Kinh tế thi trường tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá hàng hóa, theo đuổi hiệu quả phân phối tối ưu của các nguồn Do vậy, ở nước ta, phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phải chú ý sự chuyển đổi quan niệm giá trị xã hội sao cho phù hợp với đạo đức dân tộc truyền thống và hiện đại Thể hiện rõ nhất ở nước ta hiện nay
là nạn hàng giả, trốn thuế, buôn lậu.
2.3 Đánh giá kết quả
2.3.1 Kết quả đạt được
Từ sau Đổi mới (1986), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ổn định và đạt nhiều thành tựu ấn tượng GDP tăng trung bình 4,4%/năm trong giai đoạn 1986–1990, đến 7,6%/năm từ 1991–2000 nhờ đẩy mạnh cải cách kinh tế Từ 2001–2020, dù chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng trung bình 6,3–6,7%/năm Đặc biệt, năm 2022, GDP tăng 8,02% – mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, khẳng định khả năng phục hồi mạnh mẽ
và hiệu quả của chính sách kinh tế
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Việt Nam đã áp dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và CAD/CAM để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí Các nhà máy điện tử của Samsung, LG, và Foxconn đã triển khai hệ thống robot tự động để lắp ráp linh kiện, kiểm tra chất lượng sản phẩm, và đóng gói, giúp đảm bảo độ chính xác cao và tăng công suất sản xuất Thuật toán AI được sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng, dự báo nhu cầu thị trường, và tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, trong khi Big Data hỗ trợ thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực, giúp doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn Đặc biệt, ngành dệt may ứng dụng công nghệ CAD (thiết kế trên máy tính) để tạo mẫu nhanh và chỉnh sửa linh hoạt, kết hợp với CAM (sản xuất tự động) giúp cắt vải chính xác, tiết kiệm nguyên liệu và nâng cao năng suất lao động Những cải tiến này không chỉ giảm chi phí sản xuất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế, góp phần giữ vững vị thế là một trong những nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới
Trang 9Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học đã mang lại những đột phá lớn, đặc biệt trong việc cải tạo giống cây trồng Các giống lúa năng suất cao như ST25, nổi tiếng toàn cầu với danh hiệu "gạo ngon nhất thế giới," không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn gia tăng giá trị xuất khẩu Bên cạnh đó, công nghệ cấy mô được ứng dụng để sản xuất cây giống với chất lượng cao và đồng đều, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế Hệ thống tưới tiêu thông minh ứng dụng IoT đang được triển khai rộng rãi tại các trang trại lớn, đặc biệt trong trồng trọt cây ăn quả
và rau sạch Các hệ thống này tự động điều chỉnh lượng nước và phân bón dựa trên độ
ẩm và nhu cầu cụ thể của cây trồng, giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí vận hành
và tăng hiệu quả sản xuất Các mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp cảm biến IoT không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tối ưu hóa sản lượng nông nghiệp Ngoài ra, các mô hình nông nghiệp chính xác cũng được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Các trang trại sử dụng máy bay không người lái (drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật, gieo hạt và giám sát đồng ruộng, giúp tiết kiệm thời gian, giảm lượng hóa chất sử dụng và tăng năng suất cây trồng Công nghệ phân tích hình ảnh từ vệ tinh hoặc drone hỗ trợ dự báo năng suất, phát hiện sớm các dịch bệnh và đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời, giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro
và nâng cao chất lượng sản phẩm Đặc biệt, việc áp dụng mô hình nhà kính và nhà lưới thông minh tại nhiều trang trại lớn, tích hợp cảm biến IoT để kiểm soát tự động nhiệt
độ, độ ẩm và ánh sáng, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển Mô hình nhà kính hiện đại không chỉ đảm bảo năng suất ổn định mà còn giúp sản xuất nông sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế Nhờ ứng dụng đồng bộ các công nghệ tiên tiến, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ cải thiện đáng kể năng suất mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo sự bền vững lâu dài
Nhờ ứng dụng đồng bộ các công nghệ tiên tiến, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ cải thiện đáng kể năng suất mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo sự bền vững lâu dài
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Trang 10Sự phân hóa giàu nghèo và mất cân đối phát triển vùng miền tại Việt Nam hiện nay là vấn đề nổi bật Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức trung bình từ 6-7% mỗi năm, tuy nhiên sự phân bố giữa các vùng vẫn chưa đồng đều Các khu vực thành thị như Hà Nội và TP.HCM phát triển mạnh mẽ hơn so với các vùng nông thôn và miền núi Các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên vẫn đối mặt với nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội và chất lượng cuộc sống, khiến mức sống ở đây thấp hơn đáng kể Tỷ lệ phân hóa thu nhập ở Việt Nam có sự gia tăng đáng kể Chỉ số Gini, dùng để đo lường mức độ phân hóa thu nhập trong xã hội, cho thấy sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập ngày càng lớn Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, chỉ số Gini của Việt Nam đã tăng từ 36,4 vào năm 2018 lên 37,5 vào năm 2022, cho thấy một sự gia tăng đáng kể về bất bình đẳng thu nhập Điều này tạo ra sự phân hóa rõ rệt trong xã hội và làm gia tăng sự chênh lệch giữa các tầng lớp kinh tế Đồng thời, các chính sách và sự phân phối lợi ích từ tăng trưởng chưa thực sự hiệu quả, khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn, gây ra những bất
ổn xã hội và khó khăn trong việc duy trì sự công bằng trong phát triển
Ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam bao gồm các lĩnh vực như sản xuất linh kiện điện tử, gia công cơ khí, vật liệu xây dựng, vải và sợi, chế biến thực phẩm, và phụ tùng ô tô Các ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và linh kiện cho các ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, điện tử và ô tô Tuy nhiên,
sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tiềm năng của các ngành này, với yêu cầu về nguyên liệu như sợi, vải, kim loại, nhựa, linh kiện điện tử, và vật liệu bán dẫn cho từng ngành
Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu có tác động tiêu cực đáng kể đến các ngành công nghiệp tại Việt Nam, làm tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh Các nguyên liệu như sợi, vải, linh kiện điện tử, kim loại, và nhựa có giá cả dao động mạnh trên thị trường quốc tế, và khi giá nguyên liệu tăng, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn, làm giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh Đặc biệt, trong các ngành công nghiệp chủ lực như dệt may và điện tử, nơi có sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, các sản phẩm Việt Nam dễ bị yếu thế trong cạnh tranh giá cả vì các quốc gia này sản xuất nguyên liệu với chi phí thấp hơn