Tiêu chuẩn JIS D 0203 của Nhật Bản quy định về các màu sắc và ký hiệu để xác địnhcác dây điện và cáp dẫn điện trong các hệ thống điện và điện tử trên các thiết bị, máy móc vàphương tiện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
HỌC PHẦN THỰC HÀNH ĐIỆN TỰ ĐỘNG Ô TÔ
PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN
VÀ ĐO KIỂM CÁC HỆ THỐNG TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2012
GIẢNG VIÊN: THS ĐỖ KIM HOÀNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
PHẠM BẢO HUY-2175102050033
TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2024
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
***
Ý Thức thực hiện:
Nội dung thực hiện:
Hình thức trình bày:
Tổng hợp kết quả:
TP.HCM, Ngày 15 tháng 04 năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
GVHD Đỗ Kim Hoàng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận cuối kỳ nằm trong chương trình đào tạo kỹ sư của ngành Công nghệ kỹ thuật ô
tô, khoa Công nghệ ô tô Trường Đại học Văn Lang
Trong thời gian làm bài, em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình
từ thầy Trong suốt quá trình thực hiện bài tuy em gặp không ít khó khăn nhưng với sự giúp
đỡ chân thành từ thầy và bạn bè đã giúp cho bài tiểu luận của em được hoàn thành tốt đẹp
Em cũng chân thành cảm ơn các thầy ở khoa công nghệ ô tô đã dạy dỗ em cho em nhiềukiến thức quý báo, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm bài giúp em cóđược cơ sở lý thuyết vững chắc trong suốt thời gian em học tập
Thời gian làm bài có hạn và việc vận dụng kiến thức chuyên môn chưa được nhạy bén, bàibáo không tránh khỏi sai sót kính mong nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy Cuối lời,
em xin chúc các quí thầy và quí cô trong trường dồi dào sức khỏe và công tác thật tốt.Trân trọng cảm ơn!
TP.HCM, Ngày 15 tháng 04 năm 2024
Sinh viên thực hiện
Phạm Bảo Huy
Trang 5MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 2
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
MỤC LỤC HÌNH ẢNH 6
MỞ ĐẦU 8
Giới thiệu về bài tiểu luận 8
Tóm tắt về sơ đồ mạch điện trên xe Toyota Innova 2012 8
Phương pháp đọc sơ đồ mạch điện 9
1 Nguồn điện: 10
2 Đặc điểm của dây dẫn 11
CHƯƠNG I TRÌNH BÀY QUY ĐỊNH MÀU DÂY CỦA HÃNG XE TOYOTA 15
1.1 Quy định của hãng Toyota 15
CHƯƠNG II SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2012 17
2.1 Sơ đồ mạch điện của hệ thống khởi động 17
2.1.1 Các bộ phận của hệ thống khởi động 18
2.1.2 Nguyên lý hoạt động 18
2.1.3 Nguyên lý hoạt động của mạch 21
2.2 Phương pháp đo kiểm 21
CHƯƠNG III SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG SẠC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM HỆ THỐNG SẠC TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2012 25
3.1 Sơ đồ mạch điện của hệ thống sạc 25
3.1.1 Yêu cầu của hệ thống sạc 26
3.1.2 Sơ đồ mạch điện của hệ thống sạc 27
Trang 63.2 Phương pháp đo kiểm 29
CHƯƠNG IV SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA CÁC HỆ THỐNG PHỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM CỦA CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2012 32
4.1 Các hệ thống phụ 32
4.2 Hệ thống gạt mưa và rửa kính 33
4.2 Hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa 40
4.3 Hệ thống đèn mi - cốt - pha - xi nhan 51
CHƯƠNG V SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2012 59
5.1 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 59
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 7MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Sơ đồ các tín hiệu ra vào hộp điều khiển 10
Hình 1 2 Màu dây dẫn 11
Hình 1 3 Đọc chân số của dây 12
Hình 1 4 Đọc kích thước dây dẫn 13
Hình 1 5 Các ký hiệu trên mạch điện 14
Hình 1 6 Mã màu dây dẫn 16
Hình 1 7 Sơ đồ mạch hệ thống khởi động 17
Hình 1 8 Bình ắc quy 18
Hình 1 9 Bộ phận khởi động 19
Hình 1 10 Cầu chì 20
Hình 1 11 Relay khởi động 20
Hình 1 12 ECU 21
Hình 2 1 Kiểm tra ắc quy 22
Hình 2 2 Kiểm tra cầu chì 24
Hình 3 1 Hệ thống sạc 26
Hình 3 2 Sơ đồ mạch điện của hệ thống sạc 27
Hình 3 3 Kiểm tra điện áp của ắc quy 29
Hình 3 4 Kiểm tra máy phát điện 30
Hình 4 1Cụm công tắc gạt mưa 33
Hình 4 2 Mô tơ gạt mưa 33
Hình 4 3 Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt mưa và rửa kính 34
Hình 4 4 Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa 42
Hình 4 5 Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa 42
Hình 4 6 Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa 43
Hình 4 7 Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa 43
Hình 4 8 Sơ đồ mạch điện của hệ thống nâng hạ kính 44
Hình 4 9 Sơ đồ mạch điện của hệ thống nâng hạ kính 44
Hình 4 10 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 46
Hình 4 11 Kiểm tra hoạt động của mô tơ khóa cửa (phía người lái) 47
Trang 8Hình 4 12 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 47
Hình 4 13 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 47
Hình 4 14 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 48
Hình 4 15 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 48
Hình 4 16 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 49
Hình 4 17 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 49
Hình 4 18 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 49
Hình 4 19 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 50
Hình 4 20 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 50
Hình 4 21 Phương pháp đo kiểm hệ thống khóa cửa điện 51
Hình 4 22 Sơ đồ mạch điện đèn mi 52
Hình 4 23 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù 53
Hình 4 24 Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan - hazard 54
Hình 4 25 Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan – hazard 55
Hình 4 26 Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan – hazard 56
Hình 4 27 Sơ đồ đo kiểm hệ thống đèn chiếu sáng 58
Hình 4 28 Sơ đồ đo kiểm hệ thống đèn tín hiệu 58
Hình 5 1 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 59
Hình 5 2 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 60
Hình 5 3 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 61
Hình 5 4 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 62
Hình 5 5 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 63
Hình 5 6 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 64
Hình 5 7 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ 65
Trang 9MỞ ĐẦU Giới thiệu về bài tiểu luận
Trong lĩnh vực cơ khí ô tô, việc nắm vững kỹ năng đọc sơ đồ mạch điện và thực hiệncác kiểm tra hệ thống trên xe ô tô là vô cùng quan trọng Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽkhám phá cách đọc sơ đồ mạch điện và kiểm tra hệ thống trên một chiếc xe Toyota Innova
2012 Với những kiến thức và kỹ năng này, chúng ta có thể chẩn đoán và sửa chữa các vấn
đề kỹ thuật trên xe ô tô một cách nhanh chóng và hiệu quả Hãy cùng khám phá thêm về cáchđọc sơ đồ mạch điện và kiểm tra các hệ thống trên xe Toyota Innova 2012 trong bài tiểu luậnnày
Tóm tắt về sơ đồ mạch điện trên xe Toyota Innova 2012
Sơ đồ mạch điện trên xe Toyota Innova 2012 bao gồm các phần chính như hệ thốngđánh lửa, hệ thống nạp, hệ thống làm mát, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống khóa cửa,
hệ thống đèn, hệ thống âm thanh, hệ thống điện động cơ và hệ thống điện tử
Trang 10- Cửa xe
• Đèn báo an toàn
• Hệ thống làm mát
• Bộ truyền lực
Phương pháp đọc sơ đồ mạch điện
Trong phân tích mạch điện, mỗi mạch điện luôn bao gồm hai nguồn chính là nguồndương (+) và nguồn âm (-), cùng với các tín hiệu đầu vào, tín hiệu điều khiển, và các thiết bịchấp hành Dưới đây là chi tiết về các phần này:
1 Nguồn:
Có hai loại nguồn điện chính trên xe:
Nguồn trực tiếp từ bình điện (Hot all time hoặc B+)
Nguồn cung cấp cho thiết bị giải trí khi xe ở trạng thái ACC
Nguồn cho các thiết bị phục vụ cho động cơ, hộp số khi xe ở trạng thái IG1 hoặc "Hot
in On or Start"
Nguồn cho các thiết bị khác khi xe ở trạng thái IG ON hoặc "Hot in On" – Nguồn này
sẽ bị ngắt khi khởi động máy để tập trung nguồn điện máy đề
Nguồn cho một số loại cảm biến được ECU hạ xuống 5 Volt
2 Các tín hiệu đầu vào:
Bao gồm tín hiệu từ các cảm biến, tín hiệu phản hồi từ các thiết bị chấp hành và tínhiệu từ các công tắc
3 Các tín hiệu điều khiển – đường truyền dữ liệu:
Các tín hiệu gửi trực tiếp đến các thiết bị chấp hành, có thể là Dương (+) hoặc Âm (-)
12 V
Các tín hiệu gửi dưới dạng mã hoá tới các hộp điều khiển khác trước khi đến các thiết
bị chấp hành, có thể truyền qua đường CAN BUS, LIN, K hoặc tín hiệu quang điệnqua cáp quang hoặc các phương tiện truyền dữ liệu khác
4 Các thiết bị chấp hành:
Trang 11 Bao gồm các thiết bị sử dụng mô men quay của motor điện như khoá trung tâm,motor cửa sổ, motor chỉnh gương.
Các thiết bị dùng áp lực chân không như van EGR, dù gió VGT
Các thiết bị dùng điện để chuyển đổi thành từ tính như rơ-le con chuột máy đề, vòiphun nhiên liệu, solenoid hộp số tự động
Các thiết bị sử dụng hiệu ứng giãn nở của vật liệu PIEZO khi được kích thích bằngđiện áp cao như vòi phun trong động cơ Diesel thế hệ mới, van điều áp ống Rail
Các thiết bị sử dụng công năng từ áp lực thuỷ lực được điều khiển bởi các thiết bịđiện khác như bộ côn trong hộp số tự động, module ABS, trợ lực tay lái
Hình 1 1 Sơ đồ các tín hiệu ra vào hộp điều khiển
1 Nguồn điện:
Ổ khóa:
Nóng khi bật on (tức là có dương khi bật on ổ khóa IG) Hot at all times: Nóng
toàn thời gian (tức là có dương trực tiếp BATT)
Hộp nguồn:
+ Hộp Fuse and relay box: nó chỉ là 1 hộp bình thường chứa cầu chì và gắn các relay, nó chỉ là dạng dây điện với các mạch đồng bình thường
+ Hộp Junction box thì nó cũng có cầu chì rờ le, nhưng nhiều khi nó còn xử lý tí
n hiệu bên trong hộp đó nữa (như đường truyền can, v.v ) Hộp Junction box nó có
Trang 12nhiều dạng khác nhau và chức năng cũng khác nhau: E/G Junction box, I/P Junction
box, v.v
Hộp Smart Junction box: giống hộp Junction box, cũng có cầu chì rờ le Nó cũng
xử lý tín hiệu bên trong hộp đó nữa (như đường truyền can, v.v ) nhưng nó thôngminh hơn Hộp Junction box
2 Đặc điểm của dây dẫn
Màu dây
Hình 1 2 Màu dây dẫn
Trang 13Khi đối diện với việc đọc chân số của dây có hai hàng số, có một số yếu tố cần xemxét:
Một trong những lý do phổ biến được nhắc đến là vị trí lắp đặt của tay lái (vô lăng),
có thể là tay lái trái (LHD) hoặc tay lái phải (RHD)
Nguyên tắc cơ bản là nếu chúng ta chọn đọc chân số từ hàng trên, thì tất cả các số cầnđọc sẽ từ hàng trên (như trong hình, chúng ta sẽ đọc hết các số trong khoảng màuvàng) Tương tự, nếu chúng ta chọn đọc từ hàng dưới, thì tất cả các số sẽ đọc từ hàngdưới (như trong hình, chúng ta sẽ đọc hết các số trong khoảng màu đỏ)
Sự xuất hiện của hai hàng số trên và dưới này có thể liên quan đến sự khác biệt giữacác hệ thống lái xe tay trái (LHD) và tay phải (RHD)
Hình 1 3 Đọc chân số của dây
Kích cỡ dây được ghi bên cạnh màu của dây dẫn
Trang 14Hình 1 4 Đọc kích thước dây dẫn
Giắc nối
1 Vị trí và biểu tượng của các giắc nối:
Số 1 là vị trí nằm ở "hộp rơ le/cầu chì số 1"
Dấu mũi tên thường biểu diễn cho giắc đực
Dấu ô van thường biểu diễn cho giắc cái
Cần lưu ý rằng dấu ô van khác với dấu hình tròn ở chỗ:
Dấu ô van: rắc nối vào hộp rơ le/cầu chì
Dấu tròn: rắc nối vào chi tiết (ví dụ như đèn, công tắc, giắc chung, v.v.)
2 Dạng khác (Toyota):
A là kí hiệu của J4 và B là kí hiệu của J5 (J4 và J5 là tên của hai giắc cái) Hai giắc J4
và J5 đều cắm vào một giắc đực ở giữa, J4 ở trên và J5 ở dưới
Số 4 - 2 - 3 - 1 là tên số của từng dây, giắc cái trên Số 3 - 5 - 6 là tên số của từng dây,giắc cái dưới
Thường thì "J" là viết tắt của "Junction Connector" (giắc nối 3)
3 Dạng khác: Dây trong hộp (Toyota):
Đây là dạng mà dây được nối với nhau ở trong một hộp và không thể nhìn thấy mốinối đó Chúng ta chỉ thấy các đầu dây hoặc giắc dây ở bên ngoài
Hộp để che đậy dây thường được sơn một màu mờ (ví dụ như xám mờ)
2J và 2Q là tên của các ắc Số 2 ở đằng trước chỉ vị trí nằm ở hộp rơ le/cầu chì số 2
Trang 15Tránh nhầm lẫn các chân cắm
Điểm chính là việc giải thích cách đọc và hiểu các ký hiệu tên rắc và số thứ tự dâytrên sơ đồ Ví dụ, nếu một dây được ghi là "9 ipg", thì "ipg" là tên rắc và "9" là số thứ tự củadây đó Tuy nhiên, khi xác định vị trí trên sơ đồ, có thể thấy "ipg (21)", trong đó "21" là tổng
số dây ở rắc đó, và dây cần tìm là dây thứ 9 Ý chính là cần nhớ rằng con số trong ngoặc đơn
là tổng số dây, và số thứ tự dây chỉ biết khi xem trên sơ đồ
Các ký hiệu
Hình 1 5 Các ký hiệu trên mạch điện
Trang 16CHƯƠNG I TRÌNH BÀY QUY ĐỊNH MÀU DÂY CỦA HÃNG XE
TOYOTA 1.1 Quy định của hãng Toyota
Toyota áp dụng một hệ thống màu sắc đồng nhất cho dây điện trên các dòng xe của mình,nhằm giúp người sử dụng dễ dàng nhận biết và phân biệt các dây điện Các quy định về màusắc dây điện của Toyota được đặc tả trong tiêu chuẩn JIS D 0203 của Nhật Bản Dưới đây làmột số quy định cơ bản:
Dây điện âm: được sơn màu đen
Dây điện dương: được sơn màu đỏ
Dây điện tiếp địa: được sơn màu xanh lá cây
Dây điện điều khiển: được sơn màu xanh dương
Dây điện báo động được: sơn màu vàng
Dây điện cảm biến nhiệt độ: được sơn màu xanh lá cây đậm
Dây điện cảm biến áp suất: được sơn màu xám
Dây điện cảm biến áp suất khí thải: được sơn màu xanh lá cây nhạt
Dây điện cảm biến dòng điện: được sơn màu trắng
Tuy nhiên, các quy định này có thể thay đổi tùy theo từng loại xe cụ thể Do đó, khi làm việctrên một chiếc xe Toyota, quan trọng là kiểm tra hướng dẫn sử dụng hoặc các tài liệu kỹthuật của hãng để biết chính xác các quy định về màu sắc dây điện cho từng hệ thống trên xeđó
Trang 17Tiêu chuẩn JIS D 0203 của Nhật Bản quy định về các màu sắc và ký hiệu để xác địnhcác dây điện và cáp dẫn điện trong các hệ thống điện và điện tử trên các thiết bị, máy móc vàphương tiện giao thông Trong tiêu chuẩn này, các màu sắc được đánh số từ 0 đến 9 và đượcgán cho từng loại dây điện và cáp dẫn điện Tiêu chuẩn này cũng quy định các ký hiệu để xácđịnh các thông số kỹ thuật của các loại dây điện và cáp dẫn điện, bao gồm đường kính, cấutrúc và vật liệu
Tiêu chuẩn JIS D 0203 được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện tử, ô tô
và các ngành sản xuất thiết bị điện tử khác tại Nhật Bản và các nước có quan hệ thương mạivới Nhật Bản
Hình 1 6 Mã màu dây dẫn
Trang 18CHƯƠNG II SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2012 2.1 Sơ đồ mạch điện của hệ thống khởi động
Hệ thống khởi động trên ô tô hay còn gọi là thiết bị khởi động (starter), có vai trò quan trọng giúp động cơ đốt trong của xe có thể bắt đầu hoạt động Hệ thống này hoạtđộng dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng hoá học lưu trữ trong pin thành điệnnăng và sau đó thành năng lượng cơ học trong động cơ Truyền cho trục khuỷu của nó
số vòng quay nhất định, đủ để nổ máy, còn sau đó thì động cơ sẽ làm việc tự lập Cơcấu khởi động chủ yếu trên ô tô hiện nay là khởi động bằng động cơ điện một chiều.Tốc độ khởi động của động cơ xăng phải trên 50 vòng/ phút, đối với động cơdiesel phải trên 100 vòng/ phút
Hình 1 7 Sơ đồ mạch hệ thống khởi động
Trang 192.1.1 Các bộ phận của hệ thống khởi động
• Bình ắc quy ( Battery)
• Bộ phận khởi động (Stater)
• Cầu chì (Fuse)
• Công tắc máy ( Ignotion SW)
• Công tắc khởi động trung gian (Park/Neutral Position SW)
• Relay khởi động thường mở (ST Relay)
• ECM (Engine Control Module)
2.1.2 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống khởi động của ô tô bao gồm nhiều bộ phận quan trọng để đảm bảo việc khởiđộng động cơ diễn ra một cách hiệu quả Dưới đây là nguyên lý hoạt động của mỗi bộ phậntrong hệ thống khởi động:
4 Bình ắc quy (Battery):
Bình ắc quy cung cấp nguồn điện cần thiết cho quá trình khởi động
Nó chứa năng lượng hóa học trong dạng điện năng, được sử dụng để cung cấp điệncho bộ phận khởi động và các hệ thống điện khác trên ô tô
Hình 1 8 Bình ắc quy
Trang 205 Bộ phận khởi động (Starter):
Bộ phận khởi động chịu trách nhiệm tạo ra lực quay ban đầu để vận hành động cơ
Nó hoạt động bằng cách sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy để tạo ra lực quay đểquay các bộ phận trong động cơ
Trang 217 Công tắc máy (Ignition Switch):
Công tắc máy làm nhiệm vụ kích hoạt hệ thống điện khi người lái xoay chìa khóa vào
vị trí khởi động
Nó tạo ra mạch điện cho bộ phận khởi động và các hệ thống điện khác trên ô tô
Công tắc khởi động trung gian (Park/Neutral Position Switch):
Công tắc này xác định vị trí của hộp số (Park hoặc Neutral) trước khi cho phép khởiđộng
Nếu hộp số không ở vị trí an toàn (Park hoặc Neutral), công tắc này sẽ ngăn chặn việckhởi động
8 Relay khởi động thường mở (ST Relay):
Relay khởi động là thiết bị chuyển mạch được kích hoạt bởi công tắc khởi động
Khi được kích hoạt, nó kết nối nguồn điện từ bình ắc quy đến bộ phận khởi động, tạo
ra lực quay để khởi động động cơ
Hình 1 11 Relay khởi động
9 ECU (Engine Control Unit):
ECM là bộ điều khiển động cơ, quản lý và điều khiển các hoạt động của động cơ
Trong quá trình khởi động, ECM có thể kiểm soát việc cung cấp nhiên liệu và tạođiều kiện cho việc khởi động ổn định và hiệu quả
Trang 22Hình 1 12 ECU
Tất cả các bộ phận này là những thành phần không thể thiếu trong hệ thống khởiđộng của ô tô, đảm bảo việc khởi động động cơ diễn ra một cách an toàn và hiệu quả
2.1.3 Nguyên lý hoạt động của mạch
Dòng điện từ cọc dương ắc quy chia làm nhánh, một nhánh đi qua cầu chì tổng,
từ cầu chì tổng chia làm 2 nhánh, một nhánh nối với khóa điện và một nhánh nối với rờle
Khi bật công tắc, dòng điện đi qua cầu chì 7.5A sau đó chia làm 2 nhánh A/T vàM/T Dòng điện qua A/T đi qua công tắc vị trí số P/N nếu trên xe dòng điện đi qua trựctiếp cuộn dây rờ le, nếu có bộ phận chốn trộm thì đi qua rồi về mass Lúc này tiếp điểm
ST ở rờ le đóng lại đi thẳng đến máy khởi động và hoạt động
2.2 Phương pháp đo kiểm
Kiểm tra ắc quy:
Kiểm tra bằng quan sát:
Quan sát ắc quy để xem có bất kỳ dấu hiệu nào của sự phồng, hỏng cầu cọc, rò rỉ,hoặc nứt vỡ không
Kiểm tra mực dung dịch trong ắc quy (đối với loại dùng dung dịch)
Trang 23Kiểm tra bằng vôn kế:
Bước 1: Tắt máy
Bước 2: Tháo nắp đậy cực dương và vệ sinh sạch sẽ 2 cực bình
Bước 3: Đấu cực dương của vôn kế với cực dương của bình
Bước 4: Nối cực âm của vôn kế với cực âm của bình
Hình 2 1 Kiểm tra ắc quy
Bước 5: Kiểm tra điện áp trên vôn kế:
12,4V – 12,7V: ắc quy còn tốt và sử dụng bình thường
Dưới 12,4V: cần sạc lại ắc quy
Dưới 9,6V: ắc quy cần được thay mới
Kiểm tra bằng đồng hồ đo điện đa năng:
Sử dụng đồng hồ đo điện (loại điện tử – DMM – có thể đo được đến mA) ở chế độ đoAMP
Tháo dây (-) ra khỏi ắc quy và đấu với đầu (+) của DMM
Theo dõi và ghi lại Amp của DMM
Trang 24Kiểm tra máy đề:
Kiểm tra chạm mạch trên khung dây Rotor:
Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch và quay rotor bằng tay
Nếu khung dây bị chạm mạch, lưỡi cưa sẽ hút xuống
Kiểm tra điện trở cuộn dây Rotor và cách điện cuộn Rotor:
Sử dụng VOM kế để kiểm tra
Kiểm tra thông mạch cuộn dây Stator:
Sử dụng VOM kế để kiểm tra
Kiểm tra chổi than:
Đo phần nhô ra của chổi than và so sánh với giá trị tiêu chuẩn
Kiểm tra ổ bi xoay:
Xoay ổ bi bằng tay và cảm nhận tiếng động và độ chặt của nó
Kiểm tra Rơ-lay khởi động:
Kiểm tra cuộn dây:
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
Kiểm tra tiếp điểm:
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo
Kiểm tra công tắc đề:
Trang 25Kiểm tra thông mạch:
Kiểm tra giữa tiếp điểm chân chính và chân thường đóng, nấc thứ 2 và chân đề
Kiểm tra cầu chì:
Kiểm tra bằng quan sát và bằng vôn kế
Hình 2 2 Kiểm tra cầu chì
Đo điện trở cầu chì: Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo.
CHƯƠNG III SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG SẠC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM HỆ THỐNG SẠC TRÊN XE TOYOTA
INNOVA 2012 3.1 Sơ đồ mạch điện của hệ thống sạc
Hệ thống nạp điện trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năngtrong cả thời gian xe đang hoạt động và khi động cơ đã dừng Với sự phát triển của côngnghệ ô tô, số lượng và đa dạng các thiết bị điện trên xe ngày càng tăng lên, bao gồm cả cácthiết bị an toàn và tiện ích Do đó, hệ thống nạp điện phải luôn hoạt động ổn định để đảm bảocung cấp đủ năng lượng cho các thiết bị này trong mọi tình huống
Trang 26Đặc tính chủ yếu của hệ thống nạp điện là tạo ra điện năng từ năng lượng phát sinh trong quátrình hoạt động quay của động cơ Để thực hiện điều này, hệ thống nạp điện bao gồm nhiều
bộ phận quan trọng như máy phát điện, bộ điều áp (hoặc bộ tiết chế), ắc quy, đèn báo sạc vàkhóa điện Các bộ phận này được thiết kế để hoạt động một cách hiệu quả và liên tục, đảmbảo rằng hệ thống nạp luôn cung cấp đủ điện năng cho toàn bộ hệ thống điện trên xe
Hình 3 1 Hệ thống sạc
3.1.1 Yêu cầu của hệ thống sạc
- Máy phát phải luôn tạo ra một hiệu điện thế ổn định (13,8V – 14,2V đối với
hệ thống điện 12V) trong mọi chế độ làm việc của phụ tải
- Máy phát phải có cấu trúc và kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá
thành thấp và tuổi thọ cao
- Máy phát cũng phải có độ bền cao trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lớn, có thể làm việc ở những vùng có nhiều bụi bẩn, dầu nhớt và độ rung động lớn
- Việc duy tu và bảo dưỡng càng ít càng tốt
- Các thông số cơ bản của hệ thống cung cấp điện:
• Hiệu điện thế định mức:
Phải bảo đảm Uđm = 14V đối với những xe sử dụng hệ thống điện 12V, Uđm = 28V đối với những xe sử dụng hệ thống điện 24V
• Công suất máy phát
Phải đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các tải điện trên xe hoạt động Thôngthường, công suất của các máy phát trên ôtô hiện nay vào khoảng Pmf = 700 –1500W
Trang 27• Dòng điện cực đại
Là dòng điện lớn nhất mà máy phát có thể cung cấp Imax = 70 – 140A
• Hiệu điện thế hiệu chỉnh
Là hiệu điện thế làm việc của bộ tiết chế Uhc = 13,8 – 14,2V
3.1.2 Sơ đồ mạch điện của hệ thống sạc
Hình 3 2 Sơ đồ mạch điện của hệ thống sạc
- Máy phát điện: khi động cơ đang nổ máy, máy phát tạo ra một lượng điện gần đủcho các thiết bị trên xe và nạp điện cho ắc quy
- Bộ điều áp IC: thiết bị này được dung để điều chỉnh điện áp được tạo ra ngay cả khi tốc độ của máy phát thay đổi hoặc khi cường độ dòng điện trong mạch thay
đổi
- Bộ chỉnh lưu: dung để thay đổi chiều dòng điện sao cho phù hợp với các thiết bịđược cấp điện
Trang 28- Ắc quy: Đây là nguồn cung cấp điện khi động cơ tắt máy, nó cung cấp điện chocác thiết bị khởi động động cơ và phát điện khi máy phát không thể phát điện.
Tuy nhiên dòng điện được tạo ra bởi máy phát và được nạp vào ắc quy ngay khimáy khởi động
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện liên tục trên xe có thể được giải thích nhưsau: một dòng điện trực tiếp nhỏ chạy qua cuộn dây trường, được điều khiển bởi bộ điềukhiển và duy trì ở mức nhỏ hơn 14 V Hầu hết các máy phát điện trên xe đều có khả năng tạo
ra cường độ dòng điện nhỏ nhất là 45 ampe Máy phát chạy ở tốc độ 3000 vòng/phút và caohơn - nếu bạn xem tỷ lệ kích thước của dây đai và ròng rọc, bạn sẽ thấy nó là hai hoặc ba lần
so với tần số của động cơ
Để tránh tình trạng này, các tấm và bộ phận khác của máy phát chỉnh lưu được phủmột phần hoặc hoàn toàn với một lớp cách điện Trong thiết kế nguyên khối của bộ chỉnhlưu, các bộ tản nhiệt thường được tích hợp chủ yếu với các bảng mạch được làm bằng vậtliệu cách điện được gia cố bằng các thanh nối
Trang 293.2 Phương pháp đo kiểm
Kiểm tra dấu hiệu oxy hóa trên các điện cực và cọc của bình ắc quy
Kiểm tra độ căng của dây đai và tình trạng bộ tăng đai, xem có dấu hiệu hỏng hóc, rách, nứthay bong tróc phần cao su không
Kiểm tra xem dây điện và giắc cắm sau máy phát có bị rỉ, mòn hay đứt không
Kiểm tra điện áp của ắc quy:
Hình 3 3 Kiểm tra điện áp của ắc quy
Điện áp tốt nhất để hệ thống sạc của ô tô hoạt động hiệu quả là từ 12,2 đến 12,6V.Nếu điện áp thấp hơn khoảng này, bình ắc quy cần được sạc trước khi tiến hành kiểm tra
Trường hợp tải cao:
Nhờ một người khởi động xe và cho động cơ quay ở tốc độ 2000 vòng/phút Bật phụtải và đo điện áp ở ắc quy Điện áp trên đồng hồ cần cao hơn điện áp cơ bản ít nhất 0,5V Nếukhông, hệ thống sạc có thể không hoạt động đúng cách
Trang 30Trường hợp không có tải:
Thực hiện tương tự như trên, nhưng cho động cơ chạy ở tốc độ 1000 vòng/phút Điện
áp đo được tại ắc quy cần cao hơn giá trị cơ bản khi sạc từ 0,5 đến 2V Nếu vượt quá 2V sovới điện áp cơ bản, ắc quy đang được sạc quá mức
Kiểm tra mức độ sụt áp:
Khởi động ô tô, nhờ người khác đạp và giữ bàn đạp ga, cho động cơ chạy ở tốc độ
1500 vòng/phút Bật phụ tải và sử dụng đồng hồ để đo điện áp Kiểm tra điện áp giữa chânB+ của máy phát và cực dương của ắc quy Nếu điện áp giảm dưới 0,2V, hệ thống sạc có thểkhông cung cấp đủ năng lượng cho ắc quy và cần kiểm tra lại các kết nối Tiếp tục kiểm tra,nhưng lần này đặt que dò màu đen lên cực âm của ắc quy và que đỏ lên vỏ máy phát Sự sụt
áp bằng hoặc ít hơn 0,05V là ổn định Nếu cao hơn, có thể có vấn đề với kết nối mass của ắcquy
Kiểm tra máy phát điện:
Hình 3 4 Kiểm tra máy phát điện
Trang 31Kiểm tra thông mạch phần ruột máy.
Sử dụng bình ắc quy cấp điện cho 2 đầu của phần ruột chứa cuộn rô-tô để kiểm tra cuộn dây.Nếu cuộn dây trở thành nam châm (có thể hút kim loại), thì cuộn dây trong máy phát điệnvẫn hoạt động bình thường
Đo điện trở tại các chân của cuộn stator và giữa các chân nối ra với chân chung Các giá trịđiện trở nên gần nhau
Trang 32CHƯƠNG IV SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA CÁC HỆ THỐNG PHỤ
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM CỦA CÁC HỆ THỐNG PHỤ
TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2012 4.1 Các hệ thống phụ
Xe Innova 2012 được trang bị một số hệ thống phụ để cải thiện sự tiện nghi và an toàn chongười lái và hành khách Dưới đây là một số hệ thống phụ quan trọng trên Innova 2012:
Hệ thống gạt mưa và rửa kính:
Hệ thống này giúp làm sạch kính xe trong điều kiện thời tiết xấu bằng cách làm mưabay khỏi kính và sử dụng dung dịch rửa kính
Hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa:
Hệ thống này cho phép người lái nâng hạ kính và khóa cửa từ xa, cung cấp sự tiện lợi
và an toàn khi sử dụng xe
Hệ thống đèn mi - cốt - pha - xi nhan:
Hệ thống đèn trên Innova 2012 bao gồm đèn mi (đèn chiếu sáng ban ngày), đèn cốt(đèn chiếu sáng ban đêm), đèn pha (đèn chiếu xa) và đèn xi nhan, giúp cung cấp ánh sángphù hợp và tăng cường an toàn khi lái xe trong điều kiện khác nhau
Hệ thống chỉnh gương điện:
Hệ thống này cho phép người lái điều chỉnh gương của xe một cách dễ dàng và thuậntiện, tăng cường tầm nhìn và an toàn khi di chuyển
Trang 33Đây chỉ là một số hệ thống phụ phổ biến trên Innova 2012, trong khi một số phiên bản có thểđược trang bị thêm các tính năng và tiện ích khác nhau.
4.2 Hệ thống gạt mưa và rửa kính
Hệ thống gạt nước – rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính Vì vậy đây là thiết
bị cần thiết cho sự an toàn của xe khí xe tham gia giao thông
Hệ thống gồm những bộ phận cơ bản sau: Cụm công tắc điều khiển gạt nước, rửakính; cụm mô tơ gạt nước; bơm nước; lưỡi gạt nước; bình nước rửa kính; vòi phunnước
- Cụm công tắc gạt mưa: Tùy thuộc vào từng loại xe, từng phiên bản xe mà có cácchế độ điều khiển khác nhau Về cơ bản, nó thường có các chế độ như:
o OFF – tắt,
o LOW – gạt với tốc độ chậm ,
o HIGH – gạt với tốc độ cao,
o INT – gạt gián đoạn
Trang 34Hình 4 1Cụm công tắc gạt mưa
- Mô tơ gạt mưa: Là động cơ điện một chiều có hai tốc độ quay nhanh và chậm
Hình 4 2 Mô tơ gạt mưa
- Bơm nước rửa kính: là một bơm ly tâm do động cơ điện một chiều lai, có nhiệm vụ hútnước từ bình chứa phun tới kính chắn gió thông qua hệ thống ống dẫn nước và vòi phun
Trang 35Sơ đồ mạch điện
Hình 4 3 Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt mưa và rửa kính
Mạch điện của hệ thống gạt mưa và rửa kính bao gồm:
- Cầu chì
- Hộp điều khiển mạch