1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đường Lối Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Bảo Vệ Chủ Quyền Biển, Đảo Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Lê Minh Quân, Lê Tấn Tài, Trần Đình Thái, Võ Quang Trường, Vũ Lê Hoài Trang
Người hướng dẫn TS. Trịnh Thị Mai Linh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 362,69 KB

Nội dung

Nhờ đường lối đúng đắn, đảng ta không chỉ bảo vệ được chủ quyền biển đảo mà còn thúc đẩy được phát triển kinh tế biển, khai thác tài nguyên bền vững mà còn giúp nâng cao hội nhập quốc tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

1 Lê Minh Quân 23128051

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ I , NĂM HỌC: 2024-2025

Tên đề tài: ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ

CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

STT HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

TỶ LỆ % HOÀN THÀNH KÝ TÊN

1 Võ Quang Trường 23128073 100%

2 Lê Tấn Tài 23128055 100%

3 Trần Đình Thái 23128057 100%

4 Lê Minh Quân 23128051 100%

5 Vũ Lê Hoài Trang 23128068 100%

Ghi chú:  Tỷ lệ % = 100%  Trưởng nhóm: Võ Quang Trường Nhận xét của giáo viên:

Ngày tháng

năm

Giáo viên chấm điểm

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM 4

1.1 Nhận thức lý luận về chủ quyền biển, đảo Việt Nam 4

1.1.1 Lý luận lịch sử: 4

1.1.2 Lý luận pháp lý: 5

1.2 Tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam 7

1.2.1 Kinh tế: 7

1.2.2 Quốc phòng - an ninh: 8

1.2.3 Tư tưởng, văn hóa, giáo dục: 8

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CHỦ QUYỀN ĐIỂM, ĐẢO VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Thực trạng, tình hình chủ quyền biển đảo hiện nay 10

2.2 Quan điểm của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay 13

2.2.1 Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ 13

2.2.2 Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình 14

2.2.3 Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và quốc tế 14

2.2.4 Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền 14

2.2.5 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biển đảo 15

2.2.6 Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái 15

CHƯƠNG 3: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN 16

3.1 Chủ trương của Đảng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay 16

3.2 Nhiệm vụ của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Chúng ta đã biết rằng Biển, đảo Việt Nam đóng một vai trò rất lớn về chiến lược, kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh quốc gia Với đường bờ biển dài hơn 3260km và có vùng biển rộng lớn Việt Nam cũng sở hữu nguồn tài nguyên phong phú và là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng Với tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự gia tăng các hành động xâm phạm chủ quyền của Biển, đảo Việt Nam, thì điều này cần đòi hỏi có sự nghiên cứu sâu sắc và quan tâm hơn về đường lối của Đảng.

Bác đã từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” Thật vậy, trong câu nói ấy người đã căn dặn các con cháu sau này của Việt Nam phải biết giữ gìn, bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng quý báu của Tổ quốc Và để thực hiện hóa được công cuộc bảo vệ ấy thì Đảng Cộng Sản Việt Nam ta luôn nghiên cứu những chiến lược, phương hướng và giải pháp tối ưu nhất để giúp bảo

vệ biển đảo trong bối cảnh phức tạp hiện nay Nhờ đường lối đúng đắn, đảng ta không chỉ bảo vệ được chủ quyền biển đảo mà còn thúc đẩy được phát triển kinh tế biển, khai thác tài nguyên bền vững mà còn giúp nâng cao hội nhập quốc tế của nước ta và cũng chính vì vậy Đảng ta luôn coi việc bảo vệ biển, đảo là độc lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Vậy nên chúng em quyết định chọn đề tài Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay Đề tài này không chỉ có ý nghĩa thực tiễn mà còn làm phong phú thêm các nghiên cứu lý luận về chính trị, quốc phòng và an ninh Hơn nữa nghiên cứu này cũng góp phần khơi dậy tình yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền và trách nhiệm với tương lai của đất nước Sở dĩ vấn đề này là cực kỳ quan trọng và cấp thiết vì luôn luôn có những thế lực thù địch luôn nhắm tới khu vực Biển Đông của chúng ta Điều này không chỉ giúp bảo vệ

Trang 5

lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mà còn bảo đảm bảo được an ninh của quốc phòng và phát triển kinh tế vùng biển đảo Trong bối cảnh phức tạp hiện trên thế giới, việc nghiên cứu đường lối của Đảng sẽ giúp chúng ta hình dung và định hướng được chính sách phù hợp, đảm bảo được việc bảo vệ lợi ích của quốc gia và phát triển bền vững.

1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích được các quan điểm, tư tưởng cũng như các sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Làm rõ được các cơ sở pháp lý, lịch

sử và địa lý chính trị liên quan tới biển, đảo Việt Nam.

Phân tích được các chính sách, chiến lược và hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Xác định những thành tựu, hạn chế và thách thức trong việc thực hiện đường lối bảo vệ chủ quyền.

Đề xuất được nhiều giải pháp tối ưu nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh hiện nay dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng

và trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, hòa bình hợp tác với các nước trong khu vực và cả thế giới.

Góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ là tương lai của đát nước phải hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Giúp cho lòng tự tôn dân tộc của nhân dân trở nên bùng nổ hơn để có thể tạo được tinh thần đoàn kết dân tộc trong công cuộc giữ gìn và phát huy giá trị biển, đảo của

tổ quốc.

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Dựa trên Tư tưởng của Hồ chủ tịch và các giá trị định hướng trong việc bảo vệ lãnh thổ, biển, đảo cùng với các văn kiện, nghị quyết và chiến lược của Đảng liên quan tới việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia trên biển.

Trang 6

Quan điểm xây dựng và củng cố những lực lượng nòng cốt như lực lượng hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển Các biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình khu vực cũng như các cơ chế, chính sách trong tình hình căng thẳng hiện nay.

Vai trò và nhận thức của các tầng lớp nhân dân chẳng hạn như tăng cường nhận thức về trị trí, vai trò biển, đảo Ý thức của nhân dân, đặc biệt là ngư dân và nhân dân sống tại vùng ven biển Đặc biệt vai trò của giáo dục và truyền thông trong việc nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo.

3 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu để thu thập và xử lý các nguồn tài liệu liên quan tới đường lối, chính sách và văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ quyền biển, đảo Nghiên cứu sự hình thành và phát triển kèm theo những thay đổi trong đường lối của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo qua các thời kỳ.

Dựa trên các sơ sở lý luận về quốc gia và chủ quyền của Chủ nghĩa Mác-Lênin,

Tư tưởng Hồ Chí Minh… để hiểu rõ về bản chất của nhà nước, quốc gia và vai trò của chính quyền trong việc bảo vệ lãnh thổ Đồng thời kế thừa một cách có chọn

Trang 7

lọc những bài báo khoa học, nghiên cứu khác đã được công bố ở trong và ngoài nước.

Trang 8

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

1.1 Nhận thức lý luận về chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Chủ quyền biển đảo Việt Nam là một vấn đề quan trọng mang tính chiến lược về cả lịch sử, pháp lý và địa chính trị Nhận thức lý luận về chủ quyền biển đảo không chỉ bao gồm việc hiểu rõ về quyền sở hữu của quốc gia đối với các vùng biển và đảo, mà còn liênquan đến việc bảo vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn an ninh quốc phòng và thúc đẩy phát triển kinh tế biển

1.1.1 Lý luận lịch sử:

Từ thời kỳ các triều đại phong kiến, Việt Nam đã có các hoạt động quản lý, khai thác

và bảo vệ các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của mình Có thể kể đến như: 

 Thời Lê Thánh Tông, trong “Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư” ta đã vẽ bản đồHoàng Sa và Trường Sa, lúc đó ta gọi là “bãi cát vàng” và “Vạn lý Trường Sa”

 Thế kỷ thứ XVIII, trong “Đại Nam nhất thống toàn đồ” đã ghi rõ Hoàng Sa và Vạn lýTrường Sa là một trong những đảo của Việt Nam

 Trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn cũng đã tả kỹ về hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa của Việt Nam

 Trong sách “Lịch triều hiến dương loại chí” và “Hoàng Việt địa dư chí”, Phan HuyChú còn mô tả việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Năm 1884, Hiệp ước Huế áp đặt chế độ thuộc địa Ngày 9/6/1885: Hiệp ước Pháp –Thanh tại Thiên Tân chấm dứt xung đột giữa Pháp Thanh; Việt Nam vĩnh viễn thoát khỏichế độ phên thuộc Ngày 26/6/1887, Hiệp ước Pháp – Thanh ấn định biên giới giữa ViệtNam và Trung Hoa Nghĩa là từ đây, mọi tuyên bố hay hành vi của Pháp về Hoàng Sa,Trường Sa, được hiểu là và trên thực tế là, đại diện cho Việt Nam, của Việt Nam

Tại hội nghị San Francisco: 

 Ngày 5/9/1951, Ngoại trưởng Liên Xô Gromyko đã đề nghị 13 khoản tu chính Trong

đó, có khoản tu chính liên quan đến việc Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của TrungHoa đại lục đối với đảo Hoàng Sa Hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếuthuận Danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển

Trang 9

Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốctế.

 Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại

đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của ViệtNam: “Cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt các mầm mống tranhchấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quầnđảo Trường Sa và Hoàng Sa” Kết thúc hội nghị là việc ký kết Hòa ước với Nhậtngày 8/9/1951 Trong hòa ước này, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọichủ quyền và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệnhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa” 50 phái đoàn yên lặngnghe lời tuyên bố của phái đoàn Việt Nam, không quốc gia nào phản đối

Sau Hội nghị San Francisco, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do chính quyềnBảo Đại quản lý Đến năm 1954, 2 quần đảo này được đặt dưới sự quản lý của chínhquyền Việt Nam Cộng hòa Tháng 4/1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi ĐôngDương, đội tuần tra của Pháp trên đảo Hoàng Sa được thay thế bởi đội tuần tra của chínhphủ Việt Nam Cộng hòa

Thông qua hội nghị, Việt Nam “xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời trên quần đảoTrường Sa và Hoàng Sa” trước cộng đồng quốc tế

Từ những cơ sở lý luận lịch sử đã nêu ở trên có thể khẳng định rõ ràng chủ quyền biểnđảo của Việt Nam là thực tế, không gián đoạn, hòa bình và minh bạch xuyên suốt cácthời kỳ Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chủ quyền biển đảo của nước ta có thể bị xâmphạm bởi bất kì một quốc gia nào trên thế giới

1.1.2 Lý luận pháp lý:

Việt Nam đã đưa ra những tuyên bố và tham gia các công ước quốc tế để khẳng định

và bảo vệ chủ quyền biển đảo Đặc biệt, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm

1982 (UNCLOS) là cơ sở pháp lý quan trọng nhất giúp Việt Nam khẳng định chủ quyền

và quyền tài phán đối với các vùng biển và thềm lục địa Theo các quy định củaUNCLOS, Việt Nam được thừa nhận có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền

Trang 10

kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải

lý tính từ đường cơ sở Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởngtheo quy định của Công ước khoảng gần một triệu km², rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổđất liền

Thông qua công ước, Việt Nam đã và đang bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trướccác tranh chấp biển đảo trong khu vực và trên trường quốc tế

1.2 Tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam

1.1.3 Kinh tế:

Biển đảo Việt Nam là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên phongphú, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia Cụ thể:

 Khoáng sản: Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng nhất cũng như

có trữ lượng lớn nhất ở vùng biển nước ta Các mỏ dầu và khí đốtnằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lànguồn thu ngoại tệ chủ yếu Việc khai thác và xuất khẩu dầu khíkhông chỉ đóng góp vào GDP mà còn đảm bảo an ninh năng lượngcho đất nước Ước tính trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam ViệtNam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông Có thểkhai thác từ 30-40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20triệu tấn/năm Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa ViệtNam khoảng 10 tỉ tấn quy dầu Ngoài dầu khí, biển Việt Nam cònchứa đựng nhiều loại khoáng sản quý giá như titan, cát thủy tinh, vàmuối biển

 Thủy, hải sản: Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn lợi thủy, hải sản, vớicác ngư trường phong phú và đa dạng Theo các điều tra về nguồnlợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã pháthiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú; trong đó, có 6.000loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế),

653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù

du, 225 loài tôm biển Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,1triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn.  Ngành ngưnghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, tạo

Trang 11

công ăn việc làm cho hàng triệu ngư dân, và đem lại nguồn thu lớn

từ xuất khẩu hải sản ( tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4,355 tỷUSD 6 tháng đầu năm 2024) Các sản phẩm hải sản như tôm, cá,mực, và hải sâm được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, đóng gópvào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Du lịch biển đảo: Du lịch biển là một ngành kinh tế mũi nhọn củaViệt Nam, thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗinăm Tại hội thảo “Phát triển Du lịch biển, đảo Việt Nam - Thời cơ,thách thức và giải pháp” diễn ra cuối năm 2022, Thứ trưởng Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết các hoạt động du lịchbiển đảo đã chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam.Giai đoạn 2010 - 2019, lượng khách đến các địa phương ven biển tăngnhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước với 13,6%/năm đốivới khách quốc tế Năm 2019 đã đạt trên 34 triệu lượt khách quốc tế

và 145,6 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu từ du lịch đạt508.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 67,3% tổng thu của cả nước Điều này

có được là nhờ các bãi biển đẹp, hệ sinh thái đa dạng tạo nên sức hấpdẫn lớn đối với du khách cả trong và ngoài nước; đơn cử ta có thể kểđến di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long hay bãi biển Mỹ Khê (ĐàNẵng), nơi được tạp chí nổi tiếng Forbes bình chọn là bãi biển đẹp nhấtthế giới năm 2005

Giao thông vận tải biển: Việt Nam có hệ thống cảng biển phát triển,đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận tải biển và dịch vụ hànghải quốc tế Hệ thống cảng biển hiện đại và các tuyến đường hàng hảiquốc tế đi qua lãnh hải Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc giaothương và xuất nhập khẩu hàng hóa

1.1.4 Quốc phòng - an ninh:

Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển,đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp,

Trang 12

nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc.Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sửdụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta Những chiến công hiểnhách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắngquân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắngtrên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - XoàiMút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trênchiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không baogiờ mờ phai trong lịch sử dân tộc Trong bối cảnh hiện nay, với sự pháttriển vượt bậc của công nghệ quân sự, biển đảo càng trở nên quantrọng hơn bao giờ hết Việc xây dựng và củng cố các căn cứ, hệ thốngradar, tên lửa trên các đảo không chỉ giúp ta phát hiện sớm các mụctiêu thù địch mà còn tạo ra một lớp phòng thủ vững chắc, ngăn chặncác cuộc tấn công từ biển, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Có thểnói, biển đảo là tuyến phòng thủ tiền tiêu, là lá chắn thép bảo vệ đấtliền, góp phần làm tăng chiều sâu chiến lược của đất nước.

1.1.5 Tư tưởng, văn hóa, giáo dục: 

 Nhận thức và thấu hiểu vị trí chiến lược, tầm quan trọng về kinh tế

-xã hội và quốc phòng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,công tác giáo dục truyền thống về chủ quyền biển đảo đã và đangđược đẩy mạnh, không chỉ về nội dung mà còn về hình thức tổchức Từ năm 2002,  Việt Nam đã chủ động đưa nội dung giáo dục

về biển, đảo vào chương trình giảng dạy của các cấp học, từ phổthông đến đại học Những kiến thức cơ bản về địa lý, tiềm năngkinh tế biển, định hướng phát triển và pháp luật liên quan đến biển,đảo cùng với quá trình đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới,lãnh thổ với các nước láng giềng đã được trang bị cho thế hệ trẻ,nhằm nuôi dưỡng tình yêu biển đảo và trang bị hành trang để bảo

vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Trang 13

 Việc tuyên truyền kiến thức về biển đảo thông qua các loại hình vănhóa liên quan trực tiếp đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đượcthực hiện qua nhiều phương tiện như phim tài liệu, bài viết, và bộtem về biển đảo Việt Nam Đặc biệt, năm 1998, trong khuôn khổchương trình Năm Quốc tế Đại dương do Liên Hợp Quốc đề xướng,Hãng phim Tư liệu và Khoa học Trung ương đã sản xuất bộ phim

"Lãnh thổ trên Biển Đông" Bộ phim này giới thiệu về các hoạt độngbảo vệ chủ quyền và quản lý nhà nước trên quần đảo Trường Sa,cùng với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa,thông qua những bằng chứng lịch sử và tư liệu thực tế phong phú

và sinh động

Trang 14

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CHỦ QUYỀN ĐIỂM, ĐẢO VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng, tình hình chủ quyền biển đảo hiện nay

Chủ quyền biển đảo của Việt Nam luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm và phứctạp nhất trong bối cảnh địa chính trị khu vực và thế giới hiện nay Với vị trí chiến lượcđặc biệt, Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tếquan trọng Do đó, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam không chỉ đối mặt với

cơ hội phát triển mà còn phải ứng phó với các âm mưu chống phá từ những thế lực thùđịch Một trong các thủ đoạn tinh vi của chúng là lợi dụng các sự kiện nhạy cảm để kíchđộng, xuyên tạc và gây rối an ninh trật tự, nhằm làm lung lay lòng tin của nhân dân, pháhoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và kìm hãm sự phát triển của đất nước

Những thế lực thù địch này thường là các tổ chức phản động hoặc các nhóm bên ngoài

có ý đồ chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam Mục tiêu của chúng rất rõ ràng:làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, chia rẽ nội bộ, cản trở sựphát triển kinh tế - xã hội, và thao túng dư luận để gây áp lực lên chính quyền

Chúng thường xuyên sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hộinhư Facebook, YouTube, Twitter làm công cụ truyền bá thông tin sai lệch và kích động

dư luận Thông qua các trang mạng, nhóm kín, hay kênh truyền thông, chúng đăng tảinhững bài viết và video bóp méo sự thật, nhằm gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức củangười dân về các hoạt động của Việt Nam trên Biển Đông Những sự kiện như tàu cáViệt Nam bị tấn công, các cuộc tập trận quân sự của các cường quốc trên Biển Đông, haycác tranh chấp về khai thác dầu khí đều được chúng khai thác triệt để để xuyên tạc vàkích động rằng chính phủ Việt Nam không đủ khả năng bảo vệ ngư dân Ngoài ra, chúngcòn lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo và các mâu thuẫn xã hội để gây chia rẽ trongkhối đại đoàn kết dân tộc

Ngày đăng: 03/12/2024, 05:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w