Xác định vấn đề nghiên cứu Selecting a problem: Xác định vấn đề nghiên cứu; phát hiện vấn đề nghiên cứu; xác định đề tài, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và mục đích nghiên cứ
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Câu 1: Anh chị phân tích các bước nghiên cứu khoa học? Câu 2: Anh chị phân tích các phương pháp thu thập thông tin
trong nghiên cứu khoa học?
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Tất Đạt Học viện thực hiện : Lê Tiến Cường
Lớp : 2302QLCA
Hà Nội, Tháng 11/2023
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tất Đạt đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như thực hiện làm bài tiểu luận
Do em còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài trình bày chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ phía thầy giáo và các bạn
Trang 3Câu 1: Anh chị phân tích các bước nghiên cứu khoa học?
Một nghiên cứu khoa học nhìn chung cần được thực hiện theo trình tự 7 bước sau:
1 Xác định vấn đề nghiên cứu (Selecting a problem):
Xác định vấn đề nghiên cứu; phát hiện vấn đề nghiên cứu; xác định đề tài, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời và các giả thuyết ban đầu tương ứng (nếu cần thiết), đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu đây là những bước đầu tiên của một nghiên cứu khoa học, trong đó phát hiện được vấn đề khoa học là giai đoạn quan trọng và cũng là khó nhất trên bước đường phát triển nhận thức
2 Tổng quan tài liệu (Reviewing the literature on the problem):
Tổng quan các công trình nghiên cứu đã có, các nguồn thông tin, tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Căn cứ trên kết quả tổng quan này để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu
Sau khi xác định vấn đề, cần tìm hiểu thêm thông tin về nó Đọc sách, bài báo, tài liệu nghiên cứu và các nguồn thông tin khác liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề và ngữ cảnh xung quanh nó
3 Thiết kế nghiên cứu (Designing the research):
Bao gồm các nội dung: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu, mẫu khảo sát, dự kiến tiến độ thực hiện
Thiết kế nghiên cứu là một bản kế hoạch chi tiết của các phương pháp nghiên cứu Nó cụ thể hóa các bước cần thực hiện, nếu không có thiết kế nghiên cứu thích hợp thì gần như không thể thực hiện các nghiên cứu khoa học Có thể nói thiết kế nghiên cứu cho người nghiên cứu biết chính xác khi nào và phải làm
gì Thiết kế nghiên cứu đề cập đến cách thức đạt được các mục tiêu của nghiên cứu khoa học Thiết kế nghiên cứu chính là thể hiện cấu trúc tổng thể của một dự
án nghiên cứu
Chức năng chính của thiết kế nghiên cứu là đảm bảo rằng thông tin thu thập được trong cả quá trình nghiên cứu có thể trả lời được các câu hỏi hoặc vấn đề đã nêu ra ban đầu Nói cách khác, kết quả và kết luận cuối cùng của nghiên cứu phải tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu đã nêu ra Do đó, nếu không cẩn thận trong việc lựa chọn thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu có thể không đạt yêu cầu hoặc mong đợi Trong trường hợp này, nếu là một sai sót trong thiết kế nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ phải thay thế một phương pháp nghiên cứu khác, và ngược lại phương pháp này cũng có thể sẽ thay đổi
Trang 4thiết kế nghiên cứu ban đầu của bạn Các tính năng chính của thiết kế nghiên cứu bao gồm phương pháp, thu thập và phân phối mẫu, thu thập và phân tích dữ liệu, các thủ tục và công cụ được sử dụng
- Mô tả (nghiên cứu điển hình, khảo sát, quan sát tự nhiên, v.v.)
- Tương quan (nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu quan sát, v.v.)
- Thử nghiệm (thử nghiệm)
- Bán thực nghiệm (thử nghiệm hiện trường, thử nghiệm bán thực nghiệm, v.v.)
- Phân tích tổng hợp (meta-analysis)
- Nhận xét (tổng quan tài liệu, tổng quan hệ thống)
4 Thu thập dữ liệu (Collecting the data):
Tổ chức thu thập các thông tin định tính hoặc định lượng theo các phương pháp và công cụ đã chọn ở bước thiết kế nghiên cứu
Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm, tập hợp thông tin một cách có hệ thống về các biến cần quan tâm trong nghiên cứu, cho phép người nghiên cứu trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, các giả thuyết và đánh giá kết quả nghiên cứu
Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học là thu thập bằng chứng có chất lượng để làm cơ sở cho việc phân tích và cho phép xây dựng câu trả lời thuyết phục và đáng tin cậy cho các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra Bất kể lĩnh vực nghiên cứu nào, dù là nghiên cứu định lượng, định tính hay hỗn hợp, việc thu thập dữ liệu nghiên cứu chính xác là điều kiện cần thiết để đảm bảo
độ tin cậy của nghiên cứu
Một số nguyên tắc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu:
- Nguyên tắc về đảm bảo tính trung thực
- Nguyên tắc về đảm bảo tính khách quan
- Nguyên tắc về đảm bảo tính liêm chính
- Nguyên tắc về đảm bảo tính cẩn thận
- Nguyên tắc về đảm bảo tính “mở” trong công bố kết quả nghiên cứu
- Nguyên tắc về đảm bảo tôn trọng sở hữu trí tuệ
- Nguyên tắc về tính bảo mật
- Nguyên tắc về tính không phân biệt đối xử
- Nguyên tắc về tính hợp pháp
5 Phân tích dữ liệu (Analyzing the data):
Từ các thông tin thu thập được, sử dụng các công cụ thống kê hoặc các phương pháp đặc thù để xử lý và phân tích dữ liệu
Trang 5Phân tích dữ liệu hay xử lý thông tin là một quá trình kiểm tra, phân tích, chuyển đổi và mô hình hóa dữ liệu với mục tiêu tìm hiểu, làm rõ thông tin hữu ích để đưa ra kết luận và hỗ trợ việc đưa ra quyết định Phân tích dữ liệu có nhiều khía cạnh và nhiều cách tiếp cân, bao gồm các kỹ thuật đa dạng dưới nhiều tên gọi khác nhau và được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh khoa học va khoa học xã hội khác nhau
Tất cả các phương pháp phân tích dữ liệu khác nhau này đều dựa trên hai lĩnh vực cốt lõi: phương pháp định lượng và định tính trong nghiên cứu Hiểu rõ hơn về các kỹ thuật và phương pháp phân tích dữ liệu khác nhau trong nghiên cứu định lượng, cũng như những hiểu biết định tính sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn cho công việc phân tích thông tin của mình, vì vậy bạn nên dành thời gian để hiểu sâu hơn về những kiến thức cụ thể này Ngoài ra, bạn sẽ có thể tạo một báo cáo phân tích toàn diện cho phép quá trình phân tích của bạn phát triển nhảy vọt
Phương pháp định lượng: là quá trình vận dụng các kỹ thuật để đối chiếu,
chọn lọc, chỉnh lý, đánh giá các thông tin và sử dụng mô hình, áp dụng các phương pháp đo lường và thống kê để trả lời cho câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
- Cách thức tiến hành xử lý và phân tích thông tin định lượng:
+ Xử lý thông tin để phân tích:
Bước 1: Xác thực thông tin
Bước 2: Làm sạch/sàng lọc thông tin
Bước 3: Mã hóa thông tin
+ Lựa chọn và áp dụng các phương pháp phân tích thông tin định lượng
* Phương pháp Thống kê mô tả: Giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu Thống kê mô tả một biến tập trung vào hai khía cạnh: Xu hướng tập trung và sự phân tán
* Phương pháp Phân tích mối quan hệ (phân tích quan hệ tương quan, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy)
* Phương pháp Phân tích sự khác biệt (kiểm định sự khác biệt) là một phương pháp phân tích trong thống kê được dùng để phân loại các đối tượng (object) vào các nhóm dựa trên việc đo lường các đặc trưng của đối tượng Mục đích của phân tích sự khác biệt là tìm cách phân loại các đối tượng vào mộ trong hai hay nhiều lớp được xác định trước dựa vào các đặc trưng dùng để mô tả đối tượng
Trang 6Phương pháp định tính: Xử lý thông tin định tính là một tập hợp các kỹ
thuật để cô đọng (tóm tắt),dán nhãn (khái niệm hóa), phân loại, hoặc cấu trúc lại thông tin để đưa ra các kết quả phân tích có ý nghĩa Xử lý và phân tích thông tin định tính có nhiều điểm khác biệt so với thông tin định lượng vì thông tin được tạo thành từ ngôn ngữ, mô tả, hình ảnh, âm thanh và đôi khi là ký hiệu và thường không được chuẩn hóa
- Cách thức tiến hành xử lý và phân tích thông tin định tính:
+ Chuẩn bị thông tin (thu gọn, làm sạch và tổ chức thông tin)
+ Thể hiện thông tin (dán nhãn, cô đặc thông tin và tổ chức sơ đồ mối quan
hệ của các nhãn)
+ Mô tả và giải thích
Một số kỹ thuật và lưu ý trong xử lý và phân tích thông tin trong định tính + Về độ tin cậy: Dữ liệu phải được thu thập và phân tích một cách có hệ thống và có tổ chức
+ Trong nghiên cứu định tính: Phân tích có nghĩa là dựa trên cơ sở và được hướng dẫn bởi kinh nghiệm chung của nhà nghiên cứu, định nghĩa cụ thể về đối tượng nghiên cứu, cảm tính cá nhân, lý thuyết hoặc niềm tin về đối tượng nghiên cứu, những hiểu biết bắt nguồn từ kiến thức về lĩnh vực này và các yếu tố tương tự
+ Phân tích dữ liệu định tính có tính chất động và linh hoạt tương tự như thu thập dữ liệu định tính
+ Mối quan tâm của nhà nghiên cứu là các danh mục và khái niệm mà người trả lời sử dụng để cấu trúc các mô tả về tình huống của họ Tuy nhiên, nhiệm vụ cuối cùng thường không phải là mô tả và chẩn đoán một trường hợp cụ thể mà là đặt các mô tả của người trả lời vào một bối cảnh tổng quát hơn Do đó, các kích thước được xác định phải đủ khái quát hóa để áp dụng cho những bối cảnh tương tự
6 Tổng hợp kết quả và kết luận (Interpreting the findings and stating conclusions):
Khái quát hóa các kết quả xử lý và phân tích dữ liệu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, cung cấp các kết luận và các đề xuất, kiến nghị (nếu cần thiết)
Tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận là một khía cạnh quan trọng của quá trình nghiên cứu Bao gồm việc phân tích dữ liệu được thu thập trong quá trình nghiên cứu và rút ra những suy luận có ý nghĩa trực tiếp giải quyết các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu
Trang 7Đó là quá trình tập hợp và tổ chức thông tin quan trọng từ phần kết quả và thảo luận của nghiên cứu để đưa ra một tóm tắt chính xác và súc tích về những điểm chính mà sau quá nghiên cứu đã đạt được Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo nghiên cứu và thường được đặt ở cuối bài viết để người đọc có thể nhanh chóng hiểu được ảnh hưởng và ý nghĩa của nghiên cứu
7 Báo cáo kết quả (Reporting results):
Người nghiên cứu lập báo cáo kết quả nghiên cứu để gửi đến cá nhân, tổ chức quan tâm hoặc chịu trách nhiệm quản lý
Báo cáo kết quả là bước cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu khoa học Nó giúp trình bày và chia sẻ những phát hiện và thông tin thu được
từ nghiên cứu của bạn với cộng đồng nghiên cứu và công chúng
Câu 2: Anh chị phân tích các phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học?
1 Thông tin trong nghiên cứu khoa học:
Thông tin trong nghiên cứu khoa học là một loại dữ liệu được thu thập hoặc được tạo ra nhằm mục đích phân tích để đưa ra các kết quả nghiên cứu
Thông tin trong nghiên cứu tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là những thông tin ở dạng thô (chưa được xử lý) hoặc những thông tin đã được xử lý Thông tin trong nghiên cứu khoa học có thể là: văn bản (sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm, sổ ghi chép hiện trường, nhật ký, thông tin nghiên cứu được viết trên bản cứng hoặc ở dạng máy tính có thể đọc được, số liệu thực nghiệm, số liệu thống
kê, bảng câu hỏi…); phim/băng video; tập tin âm thanh; mô hình; hình ảnh; hiện vật; mẫu vật; bản đồ vv Những thông tin này được tạo ra hoặc được thu thập, phân tích (suy luận, thảo luận hoặc tính toán) để từ đó những giả thuyết và lý thuyết được xây dựng hoặc kiểm tra
2 Khái niệm thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học:
Thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm, tập hợp thông tin một cách có hệ thống về các biến cần quan tâm trong nghiên cứu, cho phép người nghiên cứu trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, các giả thuyết và đánh giá kết quả nghiên cứu
Thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm khoa học vật lý và xã hội, nhân văn, kinh doanh, v.v Mục tiêu của việc thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học là thu thập bằng chứng có chất lượng để làm cơ sở cho việc phân tích và cho phép xây dựng câu trả lời thuyết phục và đáng tin cậy cho các câu hỏi nghiên cứu được đặt
ra Bất kể lĩnh vực nghiên cứu nào, dù là nghiên cứu định lượng, định tính hay hỗn
Trang 8hợp, việc thu thập thông tin nghiên cứu chính xác là điều cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu
3 Các Phương pháp thu thập thông tin:
3.1 Phương pháp nghiên cứu/khảo cứu tài liệu:
a) Khái niệm: Phương pháp nghiên cứu/khảo cứu tài liệu là phương pháp thu
thập thông tin một cách có hệ thống dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn (hồ sơ, báo cáo, các công trình nghiên cứu đã có trong lĩnh vực, sổ sách thống kê…) để hình thành khung lý thuyết, xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu
b) Mục đích: Phương pháp nghiên cứu/khảo cứu tài liệu được sử dụng cho cả
nghiên cứu định tính và định lượng, tuy nhiên phương pháp này được sử dụng phổ biến hơn trong các nghiên cứu định tính Việc sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu phục vụ cho các mục đích cụ thể sau:
Thứ nhất, việc khảo cứu tài liệu phục vụ cho việc tìm kiếm những vấn đề
nghiên cứu, phát hiện những khoảng trống trong nghiên cứu khoa học
Thứ hai, việc khảo cứu tài liệu nhằm mục đích đưa ra các câu hỏi nghiên cứu,
các giả thuyết nghiên cứu và phát triển các khung lý thuyết Việc khảo cứu tài liệu cũng cho phép người nghiên cứu khám phá các lý thuyết và khái niệm liên quan đến dự án nghiên cứu của mình và kiểm tra các phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng cho các vấn đề đang được xem xét
Thứ ba, việc khảo cứu tài liệu nhằm mục đích sử dụng và khai thác tốt nhất
các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực đang được điều tra nghiên cứu và do đó học hỏi từ kinh nghiệm, phát triển những hạn chế của những nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực tương tự hoặc liên quan Khảo cứu tài liệu có thể giúp người nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc về lĩnh vực nghiên cứu và do đó, việc khảo cứu tài liệu thường được thực hiện ở giai đoạn đầu của việc nghiên cứu Đồng thời, việc khảo cứu tài liệu là một phương pháp thu thập dữ liệu nhằm khám phá dữ liệu tồn tại từ trước có thể được sử dụng trong đánh giá Trên cơ sở đó, người nghiên cứu có thể giảm như cầu về việc dữ liệu sơ cấp
c) Cách thức tiến hành nghiên cứu/khảo cứu tài liệu: Người nghiên cứu cần
tiến hành các bước sau:
+ Xác định loại tài liệu nghiên cứu/khảo cứu phục vụ cho nghiên cứu của mình;
+ Xác định địa chỉ thu thập tài liệu nghiên cứu/khảo cứu;
+ Đánh giá nguồn tài liệu nghiên cứu/khảo cứu;
+ Thu thập các tài liệu để phục vụ cho nghiên cứu của mình
Trang 9d) Ưu, nhược điểm của phương pháp nghiên cứu/khảo cứu tài liệu:
- Ưu điểm:
+ Thông tin trong các nguồn tài liệu chính thống được xuất bản bởi các cá nhân, tổ chức uy tín thường có mức độ hợp lệ và độ tin cậy cao mà không cần kiểm tra lại;
+ Thông tin có sẵn, do vậy, không tốn kém và tốn nhiều thời gian cho việc có được các thông tin, tài liệu này;
+ Việc khảo cứu tài liệu giúp cung cấp thông tin về các xu hướng hoặc trình tự lịch sử, tạo cơ hội nghiên cứu xu hướng theo thời gian
Nhược điểm:
+ Thông tin có thể không đầy đủ vì điểm yếu của việc khảo cứu dữ liệu có sẵn cũng giống như việc sử dụng những dữ liệu thứ cấp;
+ Thường rất khó để xác định độ chính xác của dữ liệu khảo cứu được;
+ Việc định vị tài liệu phù hợp có thể đặt ra nhiều thách thức thức cho điều tra viên
d) Một số kỹ thuật và lưu ý khi thực hiện phương pháp nghiên cứu/khảo cứu tài liệu:
+ Thứ nhất, cần phải đánh giá cẩn thận bất kỳ nguồn dữ liệu thứ cấp nào thu thập được;
+ Thứ hai, người nghiên cứu cần xem xét khả năng truy cập các nguồn tài liệu này Với các nguồn từ internet hay thư viện sẽ dễ tiếp cận hơn các nguồn từ tổ chức hay từ những người nghiên cứu khác;
+ Thứ ba, người nghiên cứu cần chú ý đến độ tin cậy và tính hợp lệ của các nguồn tài liệu Người nghiên cứu có thể đánh giá nhanh những điểm này bằng cách xem nguồn gốc của tài liệu (ví dụ: nhà xuất bản, tổ chức, các nhân uy tín…)
3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
a) Khái niệm: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp thu thập
thông tin nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi, bao gồm một loạt các câu hỏi và các gợi ý khác cho mục đích thu thập ý kiến từ người trả lời
b) Mục đích: Việc sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thường sử
dụng cho nghiên cứu định lượng Thông thường phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi được phục vụ cho các nghiên cứu theo cách tiếp cận diễn dịch, với mục đích kiểm tra các khung lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu
c) Cách thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi được trình bày
theo một trình tự nhất định để người được hỏi trả lời dễ dàng và chính xác Để thiết
Trang 10kế một bảng hỏi hiệu quả, người nghiên cứu có thể tiến hành một số bước chính sau:
+ Bước 1: Xác định cụ thể thông tin cần thu thập và đối tượng khảo sát dựa trên mục tiêu nghiên cứu;
+ Bước 2: Xác định nội dung câu hỏi;
+ Bước 3: Xác định hình thức câu trả lời;
+ Bước 4: Xác định cách sử dụng từ ngữ và hình thức của bảng câu hỏi;
+ Bước 5: Phỏng vấn thử và hoàn thiện bảng câu hỏi
d) Cách thức tiến hành phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sau khi xây
dựng được bảng hỏi chính thức, điều tra viên tiến hành gửi bảng câu hỏi cho các đáp viên Điều tra bằng bảng hỏi có thể được thực hiện bằng ba phương thức:
+ Thứ nhất, trong phương pháp điều tra trực diện, đối tượng khảo sát nghe câu
hỏi và tương tác trực tiếp với người phỏng vấn có thể sử dụng những câu hỏi dài và phức tạp, đồng thời có thể giải thích nội dung cụ thể của từng câu hỏi để tránh trường hợp đối tượng khảo sát hiểu sai ý câu hỏi;
+ Thứ hai, trong phương pháp điều tra qua điện thoại cũng có sự tương tác
giữa người phỏng vấn và đối tượng khảo sát, tuy nhiên đối tượng khảo sát không tiếp xúc trực tiếp với người phỏng vấn nên câu hỏi được sử dụng trong trường hợp này thường ngắn và đơn giản hơn phương pháp phỏng vấn trực diện;
+ Thứ ba, trong phương pháp điều tra bằng cách gửi thư/email/câu hỏi điện tử hoàn toàn không có sự tương tác giữa người phỏng vấn và đối tượng khảo sát, vì vậy câu hỏi được sử dụng cho phương pháp này thường đơn giản, cụ thể và rõ rang hơn hiap hương pháp trước
đ) Ưu, nhược điểm cảu phương pháp điều tra bằng hỏi:
Ưu điểm:
+ Là phương pháp tốt để thu thập dữ liệu mô tả;
+ Có thể bao gồm một loạt các chủ đề;
+ Ít tốn kém, có thể cung cấp bảng câu hỏi cho số lượng lớn người cùng một lúc;
+ Có thể được phân tích với sự hỗ trợ của nhiều phần mềm phân tích định lượng hiện có;
+ Cho phép người trả lời có thời gian xem xét các câu trả lời của họ một cách cẩn thận;
+ Tính đồng nhất cao do mỗi đáp viên trả lời nhận được bộ câu hỏi giống nhau;