1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài lịch sử nghệ thuật là lịch sử của sự Điều chỉnh khoảng cách tâm lí bằng các thủ pháp nghệ thuật không ngừng biến Đổi

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Nghệ Thuật Là Lịch Sử Của Sự Điều Chỉnh Khoảng Cách Tâm Lí Bằng Các Thủ Pháp Nghệ Thuật Không Ngừng Biến Đổi
Tác giả Nguyễn Thị Yến Ly
Người hướng dẫn Đào Đồng Diện
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 4,46 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Lịch sử Mỹ học – hay lịch sử sự phát triển tư tưởng thẩm mỹ; là diễn tiếntrong cách thức con người quan niệm về nghệ thuật và cái đẹp và các phạm trùliên quan.. Ngày na

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: DU LỊCH MÔN: MĨ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: DU LỊCH MÔN: MĨ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trang 3

Mục lục

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1

1 Khái niệm mĩ học và nội dung mỹ học 1

1.1 Khái niệm Mĩ học: 1

1.2 Nội dung của Mĩ học: 1

2 Khái niệm và đối tượng của nghệ thuật 2

2.1 Khái niệm: 2

2.2 Đối tượng của nghệ thuật: 2

3 Khái niệm khoảng cách tâm lý 4

4 Quan hệ giữa mĩ học và nghệ thuật 4

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ 6

1 Vai trò của khoảng cách tâm lý trong nghệ thuật 6

2 Lược sử thay đổi quan điểm 9

2.1 Quan điểm trước chủa nghĩa C Mác 9

2.2 Mĩ học từ C.Mac-PH Ăngghen-V.I.Lenin đến nay 13

2.3 Quan điểm mĩ học của C.Mác- Ph Ăngghen- V.I.Lênin 16

Trang 4

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Mĩ học đại cương của em vẫn cònnhững hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quátrình hoàn thành bài tiểu luận này Mong thầy xem và góp ý để bài tiểu luậncủa em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệhọc trò đến những bến bờ tri thức

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lịch sử Mỹ học – hay lịch sử sự phát triển tư tưởng thẩm mỹ; là diễn tiếntrong cách thức con người quan niệm về nghệ thuật và cái đẹp (và các phạm trùliên quan) Trong bối cảnh của toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin toàn cầu, khicon người đứng trước quá nhiều những lựa chọn về phương tiện, cách thức vàmục đích tồn tại, bàn về mỹ học là bàn về chìa khóa để khai mở và kiến tạonhững xác tín cá nhân, hệ giá trị và sự “phát triển bền vững” giữa những khủnghoảng hoặc nguy cơ khủng hoảng của đời sống

Trong vô vàn quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội:quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, đạo đức có quan hệ thẩm mĩ.Một vừng trăng, một dòng sông, một cơn gió , một lâu đài, một hành vi caothượng, một bức tranh là những hiện tượng tựû nhiên xã hội trong quan hệ vớicon người nó bộc lộ nhiều phẩm giá khác nhau: giá trị kinh tế, giá trị chính trị,giá trị văn hóa, giá trị khoa học và giá trị thẩm mĩ Ðiều đó có nghĩa là, trongquá trình đồng hóa thế giới, con người không chỉ biết đồng hóa thế giới về cái

có ích, mà còn biết đồng hóa thế giới về cái thẩm mĩ Vừng trăng, dòng sông,cơn gió, con người không chỉ thấy ở nó những giá trị thực dụng cho sinh hoạt

và đời sống như: ánh sáng soi đường, nước tưới cho đồng ruộng, gió làm căngbuồm, đẩy thuyền ra khơi , mà còn thấy nó đẹp, còn thích thú về nó- mộüt sựthích thú vô tư, không vụ lợi Nghĩa là, ánh trăng ấy, dòng sông ấy, ngọn gióấy không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thực dụng mà còn khơi dậy ở con ngườinhững rung cảm, những xúc động, những xao xuyến của tâm hồn- tạo ra ở conngười những cảm xúc thẩm mĩ Ðồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ cũng chính làquan hệ thẩm mĩ đối với thế giới, cũng chính là đời sống thẩm mĩ của conngười

Trang 6

học đại cương, em đề cao việc tìm hiểu và nghiên cứu quan điểm thẩm mỹ nghệ thuật cũng như để nâng cao hiểu biết của bản thân mình trong lĩnh vực mĩhọc Từ nhu cầu tìm hiểu trên em đã chọn ra được đề tài “Lịch sử nghệ thuật làlịch sử của sự điều chỉnh khoảng cách tâm lí bằng các thủ pháp nghệ thuậtkhông ngừng biến đổi”.

-2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu, đưa ra được những cơ sở lí luận cho vấn đề, luận giảiđược mối quan hệ giữa mĩ học và nghệ thuật Từ đấy có tiền đề để phân tích rõvai trò của khoảng cách tâm lý trong nghệ thuật, đồng thời thấy được sự thayđổi và điều chỉnh tâm lý qua một số thời kỳ

3 Cấu trúc bài luận

Nội dung của bài luận sẽ được chia thành 2 phân đoạn cụ thể:

Chương I - Cơ sở lí luận: Trình bày khái niệm liên quan đến đề tài.Chương II – Phân tích vấn đề: Luận giải vai trò khoảng cách tâm lý

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Khái niệm mĩ học và nội dung mỹ học

1.1 Khái niệm Mĩ học:

huật ngữ “mĩ học” bắt nguồn từ một chữ Hy Lạp cổ aisthetikos có nghĩa

là giác quan, cảm giác, tình cảm Trong lịch sử tư tưởng mĩ học của nhân loại,người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này là A Baumgarten(1714 : 1762) - một nhà

mĩ học duy tâm người Đức Vào năm 1735, trong bài “Những suy xét về triếthọc có quan hệ tới việc xây dựng thơ ca” ông đề xuất khái niệm mĩ học Trongkhoảng tám năm từ 1750 đến 1758, Baumgarten cho xuất bản cuốn sách gồm 2tập (tập I năm 1750, tập II năm 1758) lấy tên là “Mĩ học” Từ đó về sau, thuậtngữ mĩ học ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhưng mỗi người sử dụng nó theomột quan niệm riêng, khác nhau

Ngày nay khái niệm được sử dụng nhiều nhất là khái niệm củaM.OvsOvsanni, Mỹ học là khoa học về cái thẩm mỹ trong thiên nhiên và xã hội;trong nền sản xuất vật chất và tinh thần; về những nguyên tắc chung trong sựsáng tạo theo quy luật của cái đẹp; về nguồn gốc, những quy luật phát triển vàvận động của ý thức thẩm mỹ, trong đó có nghệ thuật với tư cách là một hìnhthức đặc thù của sự phản ánh thực tại

1.2 Nội dung của Mĩ học:

a Mĩ học nghiên cứu ý thức thẩm mĩ của con người Mĩ học nghiêncứu những cấp độ hoạt động của ý thức thẩm mĩ của con người với tư cách làchủ thể thẩm mĩ, bao gồm: những đặc điểm của ý thức thẩm mĩ, cảm xúcthẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, quan điểm thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ

b Mĩ học nghiên cứu các phạm trù mĩ học Mĩ học nghiên cứu cácphạm trù mĩ học như là những công cụ của tư duy nhằm nhận thức, đánh giácác hiện tượng thẩm mĩ trong đời sống và trong nghệû thuật

Trang 8

c Mĩ học nghiên cứu nghệ thuật như là một lĩnh vực thẩm mĩ Mĩ họcnghiên cứu bản chất, đặc trưng của nghệ thuật- lĩnh vực hoạt động trung tâmcủa sự sáng tạo ra những giá trị theo quy luật của cái đẹp.

2 Khái niệm và đối tượng của nghệ thuật

2.1 Khái niệm:

Nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu trung tâm, đối tượng khám phá quantrọng nhất của Mỹ học

a, Trong thực tế, khái niệm mỹ thuật được dùng với nhiều nghĩa:

- Nghệ thuật đồng nghĩa với một tài nghệ nào của con người

- Nghệ thuật dùng để chỉ hoạt động sáng tạo theo nguyên tắc của cái đẹp

b, Trong mỹ học và lí luận văn học, từ nghệ thuật được dùng để:

Chỉ một hành động sáng tạo mang tính đặc thù với mục đích sáng tạo ranhững cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu thẫm mĩ cho con người mang ý nghĩa sâusắc

c, Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo đa dạng gồm nhiều loại:

Hình hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa, văn học, âmnhạc

2.2 Đối tượng của nghệ thuật:

Nên tránh lầm lẫn đối tượng nghệ thuật với nội dung nghệ thuật Cái

mà nghệ thuật quan tâm thể hiện, đó là đối tượng Cái được thể hiện trong cáctác phẩm nghệ thuật cụ thể qua hoạt động sáng tạo của người nghệ sỹ, đó lànội dung Đối tượng còn là vật – tự – nó Nội dung đã thành vật – cho – ta.Một lần họa sĩ phong cảnh Lutvich Richte (1803 - 1884) kể lại rằng, ông vàcác bạn ông quyết định cùng vẽ một phong cảnh với một điều kiện khôngđược khác với thiên nhiên dầu chỉ là chút ít Kết quả là ta có 4 bức tranh khác

2

Trang 9

hẳn nhau, đến nỗi có thể phân biệt được từng cá tính của từng họa sĩ Hướngtới cùng một đối tượng nhưng nội dung lại hoàn toàn khác biệt Ấy là bởi nộidung là đối tượng được chuyển hóa vào hình tượng nghệ thuật qua sáng tạocủa người nghệ sĩ.

Mỹ học duy vật và duy tâm đối lập nhau trong việc xem xét đối tượngcủa nghệ thuật Mỹ học duy tâm khách quan yêu cầu nghệ thuật hướng tới cáiđẹp biểu hiện “ý niệm tuyệt đối” (Platon) hay “tinh thần vĩnh viễn” (Hegel),nghĩa là những yếu tố ở bên ngoài đời sống, ở bên trên con người như thầnlinh, thượng đế Mỹ học duy tâm chủ quan coi tinh thần chủ quan của nghệ sĩ

là nơi khởi nguồn của nghệ thuật Sáng tạo nghệ thuật theo họ là sự biểu hiện

sự rực cháy của tinh thần chủ quan, là một hoạt động cá nhân, tự do và không

vụ lợi (Kant) Hoàn toàn trái ngược với quan điểm mỹ học duy tâm, chủ quancũng như khách quan, đối tượng nghệ thuật theo quan điểm mỹ học duy vậtkhông chút siêu phàm, thần bí Đó là toàn bộ thực tại khách quan , tồn tại bênngoài và độc lập với ý muốn chủ quan của con người Ở đây không có sự cắtxén đơn giản nào cả Có thể nói, đối tượng nghệ thuật phong phu, đa dạngnhư chính cuộc đời, không đâu là rừng cấm của nghệ thuật cả Không thể liệt

kê chất liệu thẩm mỹ dành cho sáng tạo nghệ thuật Và theo ý nghĩa triết họcchung, không có sự phân biệt giữa đối tượng của khoa học và đối tượng của

nghệ thuật Biêlinxki khẳng định: “Tất cả thế giới… tất cả những hình thức

tự nhiên và đời sống đều có thể là những hiện tượng của thi ca”.

Khi nói toàn bộ thế giới tự nhiên, xã hội và con người đều có thể đượcnghệ thuật quan tâm thể hiện không có nghĩa đối tượng nghệ thuật không cósắc thái riêng để có thể phân biệt nghệ thuật, chẳng hạn, với khoa học Vậynét riêng ở đây là gì? Đó chính là mặt thẩm mỹ của đối tượng nghệ thuật Mặtthẩm mỹ mà đối tượng nghệ thuật coi trọng ít nhất được bộc lộ ở hai khíacạnh cơ bản sau:

Trang 10

- Một là vẻ độc đáo thẩm mỹ Nghệ thuật luôn chú ý tới cái cụ thể, sinh:

động muôn hình vạn trạng của sự vật, hiện tượng, con người ngoài đời sống.Cái cá biệt, đơn lẻ luôn có chỗ đứng và luôn được yêu cầu có chỗ đứng trongtác phẩm nghệ thuật Cái chung, cái khái quát phải tìm được sự biểu hiện thôngqua cái riêng, cái cụ thể Chẳng hạn: miêu tả đôi mắt Không thể có đôi mắt trừutượng trong nghệ thuật Phải là đôi mắt này, đôi mắt kia, không giống nhau vàkhông được phép giống nhau Càng đặc sắc, phẩm chất thẩm mỹ càng cao

- Hai là tính người của đối tượng nghệ thuật Nói một cách đơn giản, bất:

kỳ hiện tượng nào từ đời sống muốn đi vào tác phẩm nghệ thuật phải được đặttrong tương quan tư tưởng - thẩm mỹ với con người. Nghệ thuật là tiếng nói đặcbiệt của con người về cuộc sống, vì cuộc sống Mọi cái xa lạ với con người, vớiđời sống vật chất và tinh thần của con người đều khó tìm thấy chỗ đứng trongtác phẩm nghệ thuật

3 Khái niệm khoảng cách tâm lý

Khoảng cách tâm lý là trạng thái tạm thời thoát ly khỏi nhu cầu và mụcđích sống thực tế, khiến cho mối liên hệ mang tính thực dụng giữa ta và vật bịxóa mờ, mà biến thành sự thưởng ngoạn

Khoảng cách tâm lý - một khái niệm khá trừu tượng Chung quy, khoảngcách tâm lý chính là khoảng cách vừa hình thành nên, vừa là cầu nối tri thức vàcảm xúc giữa tác giả - tác phẩm - người thưởng lãm

Nói đến khoảng cách tâm lý là nói đến sự tách biệt giữa ta và vật trênquan điểm thực dụng, còn trên quan điểm mĩ cảm thì ta và vật như hòa hợp vàonhan, không còn khoảng cách nào nữa

4 Quan hệ giữa mĩ học và nghệ thuật

Như một cầu nối giữa triết học và nghệ thuật học, mỹ học trởthành cơ sở lý luận nghiên cứu những vấn đề chung của nghệ thuật

4

Trang 11

Còn nghệ thuật học lại nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, chức năng vàquy luật phát triển của các loại hình nghệ thuật cụ thể.

Nghệ thuật học ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó chỉ tất cảcác khoa học nghiên cứu các ngành nghệ thuật cụ thể Trong đó mỗimột bộ môn nghệ thuật lại nghiên cứu sâu các loại hình nghệ thuật từ

ba góc độ: lý luận, lịch sử và phê bình nghệ thuật.

Cố nhiên, vẫn còn những vấn đề mà nghệ thuật học không tựmình giải quyết được Chẳng hạn, tính quy luật chung và đặc thù củatừng loại hình nghệ thuật, sự giống nhau và khác nhau giữa văn học,hội họa, kiến trúc Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quy luật chungcủa mọi loại hình nghệ thuật lại là đối tượng nghiên cứu riêng của mỹhọc Và cũng chính mỹ học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất đặc trưng

và chức năng của nghệ thuật chỉ ra vai trò của nghệ thuật trong đờisống xã hội; mối tương quan giữa nội dung và hình thức; giữa phươngpháp và bút pháp diễn đạt cá nhân; giữa tính giai cấp – dân tộc – nhândân – nhân loại của nghệ thuật

Trang 12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ

1 Vai trò của khoảng cách tâm lý trong nghệ thuật

Lúc cảm xúc thẩm mỹ xuất hiện cũng là lúc đối tượng không còn

là sự - vật - tự - nó mà trở thành sự - vật - cho - ta và ý thức trở thành

ý - thức - về Không có nguồn kích thích của đối tượng thì tất nhiênkhông có cảm xúc thẩm mỹ, nhưng nếu không có ý tưởng của tinh thần

về phía đối tượng, thì cũng không thể có cảm xúc thẩm mỹ

Như vậy cảm xúc thẩm mỹ không chỉ đơn giản do các khách thểtang ứng sinh ra, mà là kết quả sự nhập cảm của ý thức chủ thể vào đốitượng Ý thức thẩm mỹ dường như thâm nhập vào các đối tượng này,bộc lộ và phân phát bản chất người của nó vào toàn bộ cấu trúc của đốitượng bằng một sự thấm đẫm sâu sắc

Nói cảm xúc thẩm mỹ biến thế giới tự nó thành thế giới cho ta là

vì vậy Vấn đề, khả năng nhập cảm của con người là nội dung của lýthuyết mỹ học - tâm lý học với các nhà tư tưởng có tên tuổi nhu Fisher,Lipps,

Các nhà mỹ học này cho rằng, sự nhập cảm là cơ sở của cảm xúcthẩm mỹ Theo Fisher, nhà mỹ học người Đức, sự nhập cảm chính làmối quan hệ giữa cảm xúc nội tại với sự tri giác hình thức bên ngoài,

là sự phản chiếu của tình cảm trên những hình tượng được chủ thể tiếpnhận

Fisher còn đầy ý tưởng đó đi xa hơn, đến chỗ cho rằng bản chấtcủa đối tượng được tiếp nhận chính là kết quả của sự di chuyển trạngthái tình cảm của chủ thể đến đối tượng Như vậy, thiên nhiên là tự nókhông vui không buồn, chỉ có con người đem cái buồn của mình màtrải lên cảnh vât

6

Trang 13

Nói theo, LFeuerbach là một triết gia người Đức, nghệ thuậtkhông bao giờ đòi hỏi phải thừa nhận nó như là hiện thực Vì vậy,khoảng cách tâm lý là một điều kiện cần thiết để làm cho tác phẩm trởthành đối tượng của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, và cho phép chúng tađánh giá sự tái hiện nghệ thuật đối với thế giới cũng như tính cách củacác nhân vật, và quan niệm nghệ thuật của các tác giả.

Đồng thời, một khoảng cách tâm lý thích ứng cũng sẽ tạo nênhiệu quả của việc đồng sáng tạo của công chúng, đối với tác phẩmnghệ thuật, làm cho họ có khả năng tiếp nhận tác phẩm từ cấu trúc bêntrong và đưa tác phẩm vận hành vào trong đời sống Theo ý nghĩa đó,việc xem nhẹ vấn đề khoảng cách tâm lý trong bất kỳ trường hợp nào,cũng đều có hại cho nghệ thuật

Với tư cách là thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ, cảm xúcthẩm mỹ có quan hệ mật thiết với năng lực trực quan của con người.Nếu cảm xúc thẩm mỹ là dấu hiệu về sự giao tiếp của chủ thể với đốitượng, thì điểm xuất phát của sự giao tiếp đó chính là cái nhìn có tínhchất trực quan của chủ thể

Điều này vô cùng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật, bởi vìnếu cái nhìn trực quan này mà chính xác, thì người nghệ sĩ mới có cơmay đạt đến sự phong phú, và chân thực của hình tượng nghệ thuật.Nhà danh họa Mathisse từng nói: “Đối với người nghệ sĩ, thì sự sángtạo bắt đầu từ cái nhìn Nhìn chính là một hành động sáng tạo đòi hỏi

sự căng thẳng của tư duy”

Trực quan thẩm mỹ còn có ý nghĩa như một hình thức độc lậpcủa hoạt động thẩm mỹ tinh thần Hình thức này đặc biệt phát triểntrong nền văn hóa và nghệ thuật các nước phương Đông, nơi mà nhữngyếu tố duy lý có vai trò rất mờ nhạt trong sáng tạo nghệ thuật

Trang 14

Chúng ta không mấy khó khăn để nhận ra điều đó, qua tranh thủymạc của Trung Quốc, thơ Thiền thời Lý Trần, thơ Tagore, tiểu thuyếtKawabata, Nảy sinh trong quá trình khám phá thẩm mỹ đối với thếgiới và con người, cảm xúc thẩm mỹ đã tác động tích cực đến sự hìnhthành những đặc điểm của con người phát triển toàn diện và hài hòa.Cảm xúc thẩm mỹ góp phần quan trọng vào việc điều tiết các chứcnăng tâm lý, và sinh lý của con người, giúp con người được thanh lọc về mặttình cảm, đạo đức, và tâm linh để vươn tới đỉnh cao về nhân cách.

Nắm bắt, điều chỉnh tốt khoảng cách tâm lý, đó là tài năng củangười nghệ sĩ, được đo lường bằng chính sự tồn tại tác phẩm Kéokhoảng cách tâm lý lại quá gần mục đích thực dụng, người sáng tạo chỉ

có thể cho ra một sản phẩm nghèo cảm xúc, một tác phẩm minh họathừa tính kể lể, tự sự, minh họa… mà vắng chất lay động truyền cảm,trữ tình Đẩy khoảng cách tâm lý đi quá xa, tác phẩm sẽ trở nên viểnvông, xa rời thực tế, tự nhiên hoặc hư vô chủ nghĩa Tác phẩm vănnghệ sẽ trở nên cao siêu, rối rắm, khó hiểu, xa lạ, khó có thể tạo nênsức lan tỏa, vì công chúng không thể nắm bắt được Đó là một tácphẩm tồi, tất nhiên, nó tự sẽ chết yểu

Khoảng cách tâm lý chừng mực, đúng đắn, hợp lý mới có thểgiúp người thưởng lãm nắm bắt, nhận chân được giá trị nghệ thuật củatác phẩm, khóc, cười thật sự với nó Nhờ đó, người ta hiểu chính tácphẩm và tác giả sâu sắc hơn, những cảm xúc tương đồng và mới mẻkhác sẽ dâng lên trong chính con người công chúng Nó giúp kíchthích nối dài sự sáng tạo, làm phong phú thêm nền nghệ thuật - vănhóa

8

Ngày đăng: 02/12/2024, 12:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w