Xin gửi quý thầy cô đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 5 thầy cô tham khảo, thầy cô có thể tải về để làm tư liệu.
Trang 1Thứ ……, ngày tháng năm 2024 Trường:
Lớp 5
Họ và tên:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
(Đọc hiểu) NĂM HỌC: 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 40 phút
………
………
………
Thanh âm của gió
Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi Thỉnh thoảng gió lại vút qua tai chúng tôi như đùa nghịch
Chiều về, đàn trâu no cỏ đầm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình
Bỗng em Bống nói:
- Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm
- Bịt tai thì nghe được gì? – Tôi hỏi Bống
- Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế Anh thử xem
- Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm – Điệp reo lên
Vừa nói, nó vừa lấy tay bịt hai tai rồi mở ra như Bống chỉ Cả hội tụ lại, lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai
- Nghe “u u…u ” – Văn cười
- Không, phải thật im lặng, đầu mình nghĩ gì sẽ nghe tiếng gió nói ra như thế
- Thành nhíu mày như đang tập trung lắm
- Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui ”
- Còn tớ nghe thấy “cười, cười, cười, cười ”
Mỗi đứa nghe thấy một thanh âm Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió cho đến khi Văn la lên:
- Gió nói “đói, đói, đói rồi.”
Cả hội giật mình Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp Chúng tôi lùa trâu về, không quên đưa hai tay lên giữ tai để vẫn nghe tiếng gió
Trang 2Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 (0,5 điểm) Các bạn nhỏ cùng nhau đi đâu?
A Các bạn nhỏ cùng nhau đi tắm sông B Các bạn nhỏ cùng nhau đi học
C Các bạn nhỏ cùng nhau đi chăn trâu D Các bạn nhỏ cùng nhau đi chơi
Câu 2 (0,5 điểm) Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì?
A Trò bịt mắt nghe gió B Trò bịt tai nghe gió
C Trò bịt mắt bắt dê D Trò bịt mắt trốn tìm
Câu 3 (0,5 điểm) Thái độ của các bạn đối với trò chơi ấy như thế nào?
A Các bạn hưởng ứng và làm theo một cách thích thú
B Có bạn thích thú làm theo, có bạn không
C Các bạn thờ ơ, không làm theo
D Các bạn không thích và phản đối trò chơi
Câu 4 (0,5 điểm) Điểm thú vị của trò chơi này là gì?
A Các bạn đều nghe tiếng gió như nhau
B Các bạn đều cảm nhận được tiếng gió rất êm dịu
C Các bạn đều nghe tiếng gió vi vu như sáo thổi
D Các bạn nghe tiếng gió khác nhau, tùy vào trí tưởng tượng của mỗi người
Câu 5 (1 điểm) Câu văn nào sau đây dùng từ “tay” với nghĩa chuyển?
A Em hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến
B Nam hạnh phúc khi cầm tờ giấy báo trúng tuyển đại học trên tay.
C Cơ thể người được chia thành 3 phần chính: đầu, thân và tay chân.
D Huy là tay vợt giỏi nhất của Câu lạc bộ cầu lông.
Câu 6 (1 điểm) Trong câu “Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy
làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.” Từ đồng nghĩa với từ trong vắt là:
A Trong veo B Trong lành C Trong sáng D Trong lòng
Câu 7 (1 điểm) Đặt một câu có sử dụng từ đồng nghĩa với từ “trong vắt.”
………
Câu 8 (1 điểm) Em đã tham gia những trò chơi ngoài trời nào cùng với bạn bè?
bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi Bố còn nói nhất định sáng mai bố sẽ thử ngay xem gió nói điều gì
Theo Văn Thành Lê
(Sách Tiếng Việt lớp 5 - tập 1, trang 8 - Bộ sách Kết nối tri thức)
Trang 3………
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Đọc thành tiếng) NĂM HỌC: 2024 – 2025
1 Cho học sinh bốc thăm 1 bài rồi đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi trên phiếu.
Bài đọc số 1: Bến sông tuổi thơ (Sách Tiếng Việt 5 tập 1 sách Kết tri
thức với cuộc sống trang 23)
Bài đọc số 2: Ngôi sao sân cỏ (Sách Tiếng Việt 5 tập 1 sách Kết tri thức
với cuộc sống trang 31)
Bài đọc số 3: Kì diệu rừng xanh (Sách Tiếng Việt 5 tập 1 sách Kết tri
thức với cuộc sống trang 51)
Bài đọc số 4: Hang Sơn Đoòng – Những điều kì thú (Sách Tiếng Việt 5
tập 1 sách Kết tri thức với cuộc sống trang 56)
Bài đọc số 5: Những ngọn núi nóng rẫy (Sách Tiếng Việt 5 tập 1 sách
Kết tri thức với cuộc sống trang 68)
Trang 4Bến sông tuổi thơ
Từ khi sinh ra và lớn lên, tôi đã thấy trước nhà có một dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng
Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít Chúng tôi thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn Hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quả thì cả bọn vừa
ăn vừa hít hà vì cay
Những ngày nước ròng nước lớn, con sông mang phù sa bồi đắp cho cây bần ngày một lấn ra sông Chiều chiều, gió từ phía sông thổi về man mác, những bông hoa bần tim tím nở xoè, từng cánh hoa thi nhau rơi xuống rồi cuốn trôi theo dòng nước Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rất tỏm xuống sông,
âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này
(Theo (Theo Lê Văn Trường)
(Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Tiếng Việt 5 tập ITrang 23 -Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Trả lời câu hỏi
1 Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ?
2 Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm gì cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ?
Trang 5Bài đọc số 2 Ngôi sao sân cỏ
Tôi được bạn bè khu phố công nhận là cầu thủ xuất sắc Thế mà đợi mãi tôi mới có dịp ra mắt “giới hâm mộ bóng đá trường nhà” trong trận đấu với lớp 5C sáng nay
Trận đấu gay cấn từ những phút đầu Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dẫn xuống vòng cấm địa Hậu vệ lớp C xô lên chặn Mạnh và Chiến đã lên kịp Nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai
cơ hội ghi bàn Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng Cả sân vỡ oà vì tiếc
Sốt ruột lắm nhưng đến giữa hiệp tôi mới ghi bàn Tiếng vỗ tay dội lên, tôi sung sướng chạy như một ngôi sao sân cỏ Từ lúc đó, lớp C kèm tôi như hình với bóng Tôi dắt bóng một quãng là mất, lại chẳng chuyền cho ai Lớp C được thế tấn công và ghi liền hai bàn
Giữa hai hiệp, chúng tôi hội ý Mạnh thở hồng hộc:
- Tại Việt cứ một mình ôm bóng, tụi nó phá mất
Vĩnh đanh mặt:
- Hiệp sau đừng ích kỉ thế
Tôi hầm hầm:
- Tớ không đá nữa, xem các cậu làm được gì
Không ai đáp lại, chỉ lặng lẽ dãn ra cho tôi đi
Tôi ngồi khuất một góc xem hiệp hai Có một tích tắc Vĩnh chậm nhịp, không kịp chuyền cho Chiến làm lỡ cơ hội ghi bàn Tôi làu bàu: “Giữ bo bo thế làm gì chẳng lỡ" Nói xong, bất giác tôi nóng bừng mặt
(Theo Lê Khắc Hoan)
(Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Tiếng Việt 5 tập ITrang 31 -Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Trả lời câu hỏi
1 Việt được giới thiệu như thế nào ở đầu câu chuyện?
2 Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh và Việt khác nhau ra sao? Những hành động đó cho biết điều gì về hai bạn?
Trang 6Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên Mỗi chiếc nấm là một lâu dài kiến trúc tân kì Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây thưa thớt Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu Tôi dụi mắt Những sắc vàng động dậy Mấy con mang vàng hệt như màu lá đang ăn cỏ non Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí
(Theo Nguyễn Phan Hách)
(Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Tiếng Việt 5 tập I –trang 51- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Trả lời câu hỏi
1 Vì sao những người đi rừng có cảm giác đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon?
2 Muông thú trong rừng được miêu tả thế nào?
3 Theo em, sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho rừng?
Trang 7Bài đọc số 4 Hang Sơn Đoòng – Những điều kì thú
Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được coi là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của tạo hoá
Sơn Đoòng được xác định có niên đại tới 5 triệu năm tuổi.
Hang Sơn Đoòng được hình thành từ một vết đứt gãy của dãy Trường Sơn, bị dòng nước sông Rào Thương bào mòn liên tục trong một khoảng thời gian dài (từ 2 đến 5 triệu năm) Quá trình đó đã tạo nên một “lỗ hổng khổng lồ" ngay dưới mặt đất
Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Theo ước tính, hang động này có chiều dài lên tới 9 ki-lô-mét, thể tích 38,5 triệu mét khối Nó có thể chứa tới 68 máy bay cỡ lớn Bô-inh 777 hoặc cả một khu phố sầm uất với những toà nhà cao 40 tầng
Sơn Đoòng sở hữu hệ sinh thái đặc biệt.
Trong hang Sơn Đoòng, có một khu rừng nguyên sinh tuyệt đẹp với thảm thực vật phong phú, khác lạ Cây cối ở đây khá mỏng manh, dù là cây thân gỗ Sơn Đoòng còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật, trong đó có một số loài
cá, nhện, cuốn chiếu, bọ cạp, với đặc diểm chung là không có mắt và cơ thể trong suốt
Vẫn còn những điều bí ẩn về hang động lớn nhất hành tinh này chưa được giải mã Liệu những điều trên có đủ khiến bạn muốn đặt chân tới nơi này một lần trong đời?
(Phan Nguyên tổng hợp)
(Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Tiếng Việt 5 tập I –trang 56- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Trả lời câu hỏi
1 Những câu được in đậm trong văn bản cho biết điều gì?
2 Quá trình hình thành hang Sơn Đoòng được giới thiệu như thế nào?
3 Những chi tiết nào cho thấy hang Sơn Đoòng rất lớn?
Trang 8Những ngọn núi nóng rẫy
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rẫy Nhưng thực tế, núi lửa không phải bao giờ cũng y như vậy Có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro Một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển nữa
Để hiểu núi lửa hình thành ra sao, bạn cần biết Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, y hệt một củ hành khổng lồ với nhiều lớp áo
Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang
đi đứng nhảy nhót phía trên Dưới lớp vỏ, có những chỗ đá bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh Thứ mác-ma này giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1 300 độ C Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa
Vậy là nếu mặt đất tự nhiên nứt ra và từ kẽ nứt đó trào ra một thứ đá nóng chảy, thì chắc chắn là chúng ta đang thấy một quả núi lửa đấy
(Theo A-ni-la Ca-nê-ri, Dương Kiều Hoa dịch)
(Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Tiếng Việt 5 tập I –trang 68- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Trả lời câu hỏi
1 Vì sao Trái Đất được miêu tả y hệt "một củ hành khổng lồ"? Em nghĩ
gì về hình ảnh đó?
2 Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như thế nào?
3 Núi lửa được hình thành ra sao?
Trang 9HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT (Đọc) - LỚP 5 NĂM HỌC: 2024 - 2025
1 Đọc thành tiếng (4 điểm)
1.1 Đọc
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (1 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm)
+ Đọc sai 6 - 10 tiếng (0.5 điểm)
+ Đọc sai quá 10 tiếng (0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm)
1.2 Trả lời câu hỏi
Bài đọc số 1: Bến sông tuổi thơ
1 Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ?
Trả lời
Từ khi sinh ra, hình ảnh dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ
2 Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm gì cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ?
Trả lời
- Mỗi chiều, tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít
- Thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn Hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quả thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay
Bài đọc số 2: Ngôi sao sân cỏ
1 Việt được giới thiệu như thế nào ở đầu câu chuyện?
Trả lời Việt được giới thiệu là một cầu thủ xuất sắc được công nhận bởi bạn bè khu phố Việt chờ đợi để có cơ hội ra mắt "giới hâm mộ bóng đá trường nhà" trong trận đấu với lớp 5C
2 Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh và Việt khác nhau ra sao? Những hành động đó cho biết điều gì về hai bạn?
Trang 10Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh là cướp bóng và chuyền cho Việt dẫn xuống vòng cấm địa Trong khi đó, Việt vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn cho ai cơ hội ghi bàn mặc cho việc thủ môn đã lao lên bắt bóng Hành động này cho thấy Mạnh chơi đồng đội và hợp tác, trong khi Việt có phần ích kỷ và muốn ghi bàn mặc cho cơ hội của đồng đội
Bài đọc số 3: Kì diệu rừng xanh
1 Vì sao những người đi rừng có cảm giác đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon?
Trả lời Những người đi rừng có cảm giác đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon vì môi trường xung quanh là một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa với các công trình kiến trúc tự nhiên như những chiếc nấm
to bằng cái ấm tích, mỗi chiếc nấm là một lâu dài kiến trúc tân kì Cảnh sắc này tạo ra cảm giác như họ là những người khổng lồ trong một thế giới nhỏ bé của những người tí hon
2 Muông thú trong rừng được miêu tả thế nào?
Trả lời Muông thú được miêu tả như những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp và những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo
3 Theo em, sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho rừng?
Trả lời
Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp hoang dã và sống động cho rừng, tạo ra một không gian tự nhiên hoang dã và đa dạng
Bài đọc số 4 Hang Sơn Đoòng – Những điều kì thú Trả lời câu hỏi
1 Những câu được in đậm trong văn bản cho biết điều gì?
Trả lời Những câu in đậm trong văn bản cho biết những đặc điểm nổi bật của hang Sơn Đoòng
2 Quá trình hình thành hang Sơn Đoòng được giới thiệu như thế nào?
Trả lời Quá trình hình thành hang Sơn Đoòng được giới thiệu như sau: Hang Sơn Đoòng được hình thành từ một vết đứt gãy của dãy Trường Sơn, bị dòng nước sông Rào Thương bào mòn liên tục trong một khoảng thời gian dài (từ 2 đến 5 triệu năm) Quá trình đó đã tạo nên một “lỗ hổng khổng lồ" ngay dưới mặt đất
Trả lời
Trang 11Chi tiết cho thấy hang Sơn Đoòng rất lớn là: Theo ước tính, hang động này
có chiều dài lên tới 9 ki-lô-mét, thể tích 38,5 triệu mét khối Nó có thể chứa tới
68 máy bay cỡ lớn Bô-inh 777 hoặc cả một khu phố sầm uất với những toà nhà cao 40 tầng
Bài đọc số 5 Những ngọn núi nóng rẫy
1 Vì sao Trái Đất được miêu tả y hệt "một củ hành khổng lồ"?
Trả lời Trái Đất được miêu tả y hệt như một củ hành khổng lồ vì Trái đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau giống một củ hành với nhiều lớp áo
2 Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như thế nào?
Trả lời
- Lớp vỏ Trái Đất được miêu tả là rất cứng và là phần mà con người đứng
và nhảy nhót phía trên
- Mác-ma được miêu tả là đá nóng chảy trong lòng đất, giống như một loại cháo đặc lục bục sôi ở nhiệt độ cao khoảng 700 đến 1300 độ C Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa
3 Núi lửa được hình thành ra sao?
Trả lời Núi lửa được hình thành khi dòng mác-ma sôi sùng sục từ lòng đất len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành các cột lửa và tạo ra hình dạng của núi lửa
2 Đọc hiểu (6 điểm)
Câu 7 (1 điểm) Em hãy đặt một câu có sử dụng từ đồng nghĩa với từ
trong vắt
Gợi ý: Nước dưới hồ trong veo là sự sáng rực rỡ của ánh nắng.
- Học sinh đặt đúng đạt 1 điểm
Câu 8 (1 điểm) Em đã tham gia những trò chơi ngoài trời nào cùng với bạn bè?
- Học sinh trả lời theo trải nghiệm cá nhân
- Gợi ý một số trò chơi như sau: kéo co, nhảy dây, bắn bi,
- Học sinh kể đúng một trò chơi đạt 0,5 điểm