1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo khoa học ''''phương pháp phân tích rủi ro dự án''''

10 707 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 161,56 KB

Nội dung

tổng quan về phân tích rủi ro dự án Trong quá trình quản lý rủi ro, sau bước khởi đầu là nhận dạng rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đối với một dự án, bước tiếp theo

Trang 1

Phương pháp phân tích rủi ro dự án

NCS trịnh thuỳ anh

Bộ môn Quản trị kinh doanh Khoa Vận tải – Kinh tế - Trường Đại học GTVT

Tóm tắt: Phân tích rủi ro dự án lμ một khâu quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro dự

án Trong bμi viết nμy, tác giả trình bầy tổng quan về phương pháp phân tích rủi ro căn cứ theo

bản chất vμ hình thức Căn cứ theo bản chất có các phương pháp thuộc về lý thuyết quyết định

vμ lý thuyết xác suất Trong khi căn cứ theo hình thức thể hiện lại bao gồm phân tích định tính

vμ phân tích định lượng rủi ro dự án Các phương pháp phân tích rủi ro sẽ được trình bầy chi tiết

trong bμi viết nμy

Từ khoá: rủi ro dự án, phân tích rủi ro, phân tích định lượng, phân tích định tính

Summary: Project risk analysis is an important stage in project risk management In this

paper, the author presents project risk analysis methodologies according to the essence and

phenomenon Based on the essence of the risk, there are deterministic and probabilistic

methods Meanwhile based on the phenomenon of the risk, there are qualitative and

quantitative methods Risk analysis methods are studied in the paper in detail

KT-ML

i tổng quan về phân tích rủi ro dự án

Trong quá trình quản lý rủi ro, sau bước khởi đầu là nhận dạng rủi ro và lập bảng liệt kê tất

cả các rủi ro có thể đối với một dự án, bước tiếp theo là tiến hành phân tích rủi ro dự án, phải

xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp quản lý

chúng Phân tích rủi ro là việc nhìn thấy trước, xem xét trước những kết quả và khả năng xuất

hiện rủi ro trong những tình huống tốt xấu khác nhau, trợ giúp cho quá trình ra quyết định

Để phân tích và đánh giá mức độ rủi ro, cần thu thập số liệu và tiến hành xác định xác suất

xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro Xác suất xuất hiện rủi ro chính là khả năng

xảy ra biến cố nguy hiểm trong khoảng thời gian xác định Mức độ nghiêm trọng của rủi ro tuỳ

thuộc vào tổn thất hay mất mát, nguy hiểm gặp phải khi xuất hiện rủi ro Việc phân tích rủi ro có

được diễn ra một cách toàn diện, chi tiết, đầy đủ hay không phụ thuộc vào quan điểm và khả

năng của người phân tích

Các phương pháp phân tích rủi ro dự án có thể được tập hợp theo nhóm căn cứ theo cơ sở

lý luận (bản chất của phương pháp) hoặc hình thức thể hiện của phương pháp

1.1 Các phương pháp phân tích rủi ro căn cứ theo bản chất

Cơ sở lý luận tiếp cận với vấn đề phân tích rủi ro là lý thuyết quyết định và lý thuyết xác

Trang 2

suất Bảng 2 trình bầy chi tiết về lý thuyết quyết định và lý thuyết xác suất

Lý thuyết quyết định hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định trong điều kiện có rủi ro và

bất trắc, đó có thể là các quyết định ngắn hạn, trung hạn, hoặc dài hạn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Lý thuyết này giả thiết giá trị các biến quyết định là đã biết một cách chắc chắn 100%, điều này rất khó xảy ra đối với các dự án xây dựng công trình giao thông Trong khi

đó, lý thuyết xác suất sẽ xem xét các yếu tố không được xác định một cách chắc chắn Lý

thuyết xác suất là phù hợp hơn đối với việc phân tích rủi ro dự án xây dựng công trình giao thông

Bảng 2 Trình tự vμ phương pháp phân tích rủi ro theo lý thuyết quyết định vμ xác suất

Lý thuyết quyết định Lý thuyết xác suất Các bước thực hiện Phương pháp Các bước thực hiện Phương pháp

1 Xác định và xây

dựng vấn đề

2 Đánh giá giá trị và

những bất trắc đối với

các đầu ra có thể

3 Xác định sự lựa

chọn tối ưu nhất

4 Thực hiện quyết

định

Phương pháp logic Chuỗi đầu - cuối

Ma trận quyết định Cây quyết định Phân tích cây quyết

định theo lý thuyết tất định

1 Xác định xác suất xảy ra các rủi ro

2 Xác định mức độ

ảnh hưởng nếu các rủi ro đó xảy ra

3 Đánh giá giá trị đối với toàn bộ dự án

4 Đưa ra kết luận và thực hiện

Phương pháp xác suất chủ quan

Phương pháp xác suất khách quan: phân tích độ nhậy tình huống, các phương pháp xác suất, phân tích cây quyết định, mô phỏng

KT-ML

1.2 Các phương pháp phân tích rủi ro căn cứ theo hình thức thể hiện

Có thể đo lường mức độ rủi ro bằng phương pháp phân tích định tính và phân tích định

lượng

Phân tích định tính là việc mô tả tác động của mỗi loại rủi ro và sắp xếp chúng vào từng

nhóm mức độ: rủi ro cao, trung bình, thấp Mục đích là nhằm đánh giá tổng thể xem rủi ro tác

động đến những bộ phận nào và mức độ ảnh hưởng của nó đến từng bộ phận nào và toàn bộ

dự án Đối với những dự án đơn giản có thể áp dụng phương pháp phân tích định tính để xác

định rủi ro Ngoài ra, cũng có một số dự án không thể áp dụng phương pháp phân tích định lượng thì việc phân tích định tính để xác định rủi ro là rất cần thiết Các phương pháp phân tích

định tính gồm phương pháp chuyên gia, phương pháp xếp hạng sự lựa chọn, phương pháp so sánh, phương pháp đầu - cuối, phân tích mô tả

Phân tích định lượng là việc sử dụng các phương pháp toán, thống kê và tin học để ước

lượng rủi ro về chi phí, thời gian, nguồn lực và mức độ bất định Một số công cụ thường sử dụng

để lượng hoá rủi ro như phân tích độ nhậy, phân tích tình huống, phân tích xác suất, phương pháp đồ thị, phân tích quan hệ Nói chung, nhà quản lý thường tin tưởng và căn cứ vào phân tích định lượng hơn là các đánh giá và xét đoán mang tính trực giác Các phương pháp phân tích

định lượng gồm phương pháp phần thưởng rủi ro, phương pháp tỉ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro, phương pháp phân tích độ nhậy, phương pháp xác suất, phương pháp cây quyết

định, phương pháp mô phỏng

Trang 3

Sau đây sẽ trình bầy cụ thể một số phương pháp phân tích rủi ro căn cứ theo hình thức thể

hiện

ii các phương pháp phân tích định tính

2.1 Phương pháp chuyên gia

Người ta thu thập ý kiến của các chuyên gia để đánh giá xác suất xảy ra rủi ro và mức độ

xảy ra rủi ro một cách định tính Phương pháp này có thể được tiến hành thông qua việc tổ chức

họp chung để lấy ý kiến chuyên gia (phương pháp chuyên gia tập thể); hoặc thông qua việc bỏ

phiếu kín để ý kiến các chuyên gia không ảnh hưởng đến nhau (phương pháp Delphi) Xác suất

xuất hiện rủi ro có thể được mô tả một cách định tính như là rất thấp, thấp, bình thường, cao, và

rất cao Bảng 3 trình bầy cách xếp hạng xác suất xuất hiện rủi ro

Bảng 3 Đánh giá xác suất xuất hiện rủi ro

Đánh giá Thang đo thứ tự Thang đo định lượng

Mức độ tác động của rủi ro cũng có thể được mô tả một cách đơn giản như là rất cao, cao,

bình thường, thấp, và rất thấp, trên cơ sở đó người ta gán giá trị cụ thể cho mức độ tác động

này Các giá trị này có thể là tuyến tính (như 1; 3; 5; 7; 9) hoặc phi tuyến (như 1; 2; 4; 8; 16)

KT-ML

Trên cơ sở kết hợp xác suất xuất hiện và mức độ tác động của rủi ro, ma trận rủi ro được

xây dựng để xác định các mức độ rủi ro (rất thấp, thấp, bình thường, cao, và rất cao)

2.2 Phương pháp đầu - cuối

Phương pháp này xác định chuỗi các mục tiêu và do đó xác định một loạt các hành động

để đạt được các mục tiêu đó Nó dựa trên một thực tế là mỗi mục tiêu dẫn tới một quyết định

được lựa chọn sẽ là cơ sở để đi đến một quyết định khác tiếp theo Hình 1 thể hiện mối liên hệ

trong chuỗi đầu - cuối Nguyên tắc xây dựng chuỗi đầu - cuối là biện pháp chính là cơ sở để đạt

được một mục tiêu, và từ đó dẫn đến một mục tiêu tiếp theo cao hơn

Tại sao?

Phương pháp A

Kết thúc A

Thế nào?

Hình 1 Mối liên hệ trong chuỗi đầu - cuối

Trong thực tế các vấn đề thường có mối quan hệ đa chiều phức tạp, chuỗi đầu - cuối đa

Trang 4

chiều được trình bầy trong hình 2 ở đây, khi chúng ta muốn đạt được mục tiêu A, chúng ta cần thực hiện các biện pháp A trên cơ sở kết thúc mục tiêu B Và việc kết thúc B cũng chỉ là một mục tiêu chuyển tiếp và nó cũng khá khó khăn để có thể đạt được, vì vậy chúng ta phải thực hiện các biện pháp B Xây dựng chuối đầu - cuối tiếp tục như vậy cho đến khi chuỗi đòi hỏi phải thực hiện một biện pháp nào đó không thể thực hiện được

Trên cơ sở xây dựng chuỗi đầu - cuối, ta có thể xem xét đến các rủi ro có thể, cũng như

đưa ra các tình huống tốt nhất và xấu nhất có thể xảy ra Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng

Kết thúc A

KT-ML

Hình 2 Chuỗi đầu - cuối đa chiều

Các mục tiêu dùng làm công cụ để đạt được mục tiêu chính của dự án

2.3 Phân tích mô tả

Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở mô tả các tình huống xấu tốt có thể xảy ra, đây

là các tình huống giả định, từ đó tiến hành phân tích xác suất và mức độ tác động của rủi ro một cách định tính theo kinh nghiệm và trình độ của các chuyên gia và các nhà quản lý dự án

III các phương pháp phân tích định lượng

Tất nhiên việc đánh giá rủi ro thông qua phân tích định tính là quan trọng, nhưng trong trường hợp có thể, nên tiến hành phân tích định lượng, bởi nó có thể đưa ra một con số cụ thể mang tính thuyết phục Điều quan trọng là luôn sử dụng số liệu thống kê khi có thể Số liệu thống kê chỉ là hình thức, điều đáng quan tâm hơn cả là số liệu đó nói lên điều gì

3.1 Phương pháp tỉ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro

Người ta cho rằng cần sử dụng tỉ suất chiết khấu có điều chỉnh để đánh giá rủi ro đối với một khoản đầu tư Tỉ suất chiết khấu có điều chỉnh có thể xem là bao gồm 3 yếu tố: giá trị thời gian của tiền, điều chỉnh theo lạm phát dự kiến, và phần thưởng rủi ro Phần thưởng rủi ro được cộng thêm vào phản ánh quan điểm của nhà đầu tư về mức độ nhậy cảm của dự án đối với rủi

ro Độ lớn của phần thưởng rủi ro phụ thuộc vào mức rủi ro liên quan đến dự án, và phản ứng với rủi ro của nhà đầu tư

Tỉ suất chiết khấu khác nhau được áp dụng cho các dự án khác nhau tuỳ thuộc vào rủi ro của

Biện pháp A Kết thúc B Biện pháp B

Kết thúc C

Biện pháp C Kết thúc D

Mục tiêu chính

Trang 5

nó Trong thực tế, có hai phương pháp để xác định tỉ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro

Theo phương pháp thứ nhất, tỉ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro được xác định như sau:

RA = (RF + I + RP)t trong đó: RA: tỉ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro

RF: tỉ suất chiết khấu khi không có rủi ro

I: Tỉ số lạm phát cho phép

RP: Phần thưởng rủi ro để điều chỉnh tỉ suất chiết khấu

Hình 4 Mối liên hệ giữa tỉ suất chiết khấu vμ các loại rủi ro

6%

10%

12%

DA xây nhà ở

DA xây nhà máy/KCN

DA xây văn phòng

DA GTVT/

BOT

R1

Phương pháp này có một nhược

điểm rất lớn Vì tỉ suất chiết khấu nằm

trong hàm phức hợp, nên tỉ suất chiết

khấu tăng theo giá trị của t Điều này có

nghĩa là người ta đã công nhận một giả

thiết đặc biệt là rủi ro liên quan đến chi

phí và doanh thu tương lai sẽ tăng theo

cấp số nhân theo thời gian Giả thiết

này thường được đánh giá trên cơ sở

mức chính xác của khả năng dự báo

tương lai giảm theo thời gian

Phương pháp thứ hai xác định tỉ

suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro

theo cách sau:

KT-ML

P l

R RA

ư

=

trong đó: RA: là tỉ lệ chiết khấu đầy đủ

R: là tỉ lệ chiết khấu (tỉ lệ hiện tại hoá, hoặc có thể là chi phí sử dụng vốn…)

P: là xác suất xuất hiện rủi ro

3.2 Phương pháp phân tích độ nhậy

Bước 1: Tính lại lợi ích xã hội ròng

Bước 2: Nhận dạng các biến số chủ yếu

Bước 3: Giải thích lại kết quả

Hình 5 Sơ đồ quá trình phân tích độ nhậy

Phương pháp phân tích độ nhậy là phương

pháp đánh giá các tác động của rủi ro đối với khoản

đầu tư bằng cách xác định khả năng sinh lời của

khoản đầu tư đó thay đổi như thế nào khi các yếu tố

tác động (sau đây tạm gọi là biến số) bị thay đổi

Nói cách khác, phân tích độ nhậy là một cách tính

lại lợi ích xã hội ròng với bộ dữ liệu khác, cùng với

sự giải thích lại mong muốn tương đối của các

phương án Quá trình phân tích độ nhậy bao gồm

các bước như sơ đồ hình 5

Trang 6

Phương pháp phân tích độ nhậy là loại phân tích "tất định" ở trạng thái tĩnh Mỗi lần thử chỉ xem xét sự thay đổi của một biến (với phân tích độ nhậy đa biến là nhiều hơn hai biến) và giả

định các biến còn lại không thay đổi Trong thực tế rất khó xảy ra trường hợp lý tưởng như vậy, bởi vậy nó chỉ mang tính chất tham khảo để nhà quản lý đưa quyết định chứ không hoàn toàn là căn cứ chính xác

Phương pháp phân tích độ nhậy bao gồm phân tích hoà vốn, phương pháp độ nhậy, và phương pháp phân tích tình huống

a Phương pháp phân tích hoμ vốn

Phương pháp này nhằm tìm giá trị cực tiểu có thể chấp nhận được của đại lượng đầu vào Bài toán được xây dựng theo các bước sau:

- Bước 1: Chọn đại lượng đầu vào được coi là không an toàn, chẳng hạn mức lãi suất tính toán, lượng sản phẩm tiêu thụ, thời gian sử dụng, giá bán sản phẩm, các yếu tố chi phí sản xuất, chi phí vốn đầu tư

- Bước 2: Lựa chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án đầu tư

- Bước 3: Cho giá trị hiện tại ròng NPV = 0 và giải bài toán ở bước 2 theo ẩn cần tìm

b Phương pháp phân tích độ nhậy

Phương pháp này nhằm nghiên cứu sự thay đổi của đại lượng đầu ra khi có sự thay đổi của

đại lượng đầu vào cho trước Bao gồm có phân tích độ nhậy đơn biến và phân tích độ nhậy đa biến Trình tự giải bài toán theo các bước sau:

KT-ML

- Bước 1: Chọn các đại lượng đầu vào được coi là không an toàn

- Bước 2: Chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án trong điều kiện an toàn

- Bước 3: ấn định mức thay đổi của các đại lượng đầu vào được nghiên cứu so với giá trị gốc (ở điều kiện an toàn), thường

lấy ± 10% làm mức thay đổi trên và

0

B t

T

% thay đổi của IRR

% thay đổi của các tham số

+ 40

20

- 20

- 40

Hình 6 Đồ thị mạng nhận rủi ro

Bước 4: Tính sự biến đổi của

đại lượng đầu ra do sự thay đổi của

một hay nhiều đại lượng đầu vào

cùng một lúc

thấy mối liên hệ giữa sự thay đổi

của các tham số lựa chọn và kết

quả đầu ra Trên hình vẽ, đường đồ

thị nào càng dốc thì yếu tố tham số

đó càng ít nhạy cảm hơn Chẳng

Trang 7

hạn đối với một dự án xây dựng đường, giá trị thanh lý H TL là ít nhậy cảm nhất, rồi đến thời gian

hoàn vốn T; lợi ích năm B t và yếu tố chi phí đầu tư I 0 nhậy cảm nhất đối với tỉ suất nội hoàn IRR

c Phương pháp phân tích tình huống

Phân tích tình huống hay còn gọi là phân tích độ nhậy xác suất hoặc phân tích kịch bản - là

sự kết hợp giữa phương pháp độ nhậy và phương pháp xác suất Trong phương pháp này, một

tập hợp của nhiều biến rủi ro được chọn do được đánh giá là mang nhiều rủi ro nhất và được

sắp đặt theo các tình huống: lạc quan, trung bình, bi quan Mục đích là xem xét kết quả của dự

án trong tình huống tốt nhất (doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhất…), trường hợp trung bình, và

trường hợp xấu nhất (doanh thu thấp nhất, chi phí cao nhất, lạm phát cao nhất…)

3.3 Phương pháp xác suất

Phương pháp xác suất giúp cho người ra quyết định có được cảm giác chắc chắn hơn về

các tác động rủi ro và bất trắc trong các kết quả phân tích kinh tế so với bất kỳ phương pháp

tính toán nào khác Phương pháp này có nhược điểm ở chỗ khó thu thập được tập hợp số liệu

quá khứ đầy đủ để có thể áp dụng nguyên tắc xác suất khách quan, vì vậy người ta thường dựa

trên ý kiến chủ quan để đưa ra xác suất xảy ra các sự kiện nằm trong mức hợp lý chấp nhận

được Tuy vậy, nhìn chung đây vẫn là cách tốt nhất mà những người tham gia vào một dự án

tiến hành phân tích đánh giá rủi ro, mặc dù về bản chất các xác suất đưa ra là chủ quan

a Phương pháp độ lệch chuẩn

Khi phân tích đánh giá các dự án đầu tư, việc làm rất khó khăn nhưng có tầm quan trọng

đặc biệt là ước lượng chi phí và thu nhập của dự án Các dự án có mức độ mạo hiểm, được hiểu

là các dự án mà chi phí, đặc biệt là thu nhập biến động nhiều Lý thuyết xác suất nghiên cứu

tính bất trắc của các sự kiện, xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó đưa ra giá trị kỳ

vọng của thu nhập dự án Mức độ mạo hiểm được đánh giá trên cơ sở biến động của khoản thu

nhập Phương pháp được xác lập như sau:

KT-ML

- Bước 1: Đánh giá các khoản thu nhập ở các mức độ khác nhau (bi quan, trung bình, lạc quan)

- Bước 2: Xác định xác suất xảy ra các mức thu nhập khác nhau đó

- Bước 3: Tính giá trị kỳ vọng của thu nhập mong đợi ∑

=

l i

i.P X X

n

l

i 2

i X P X

⎪⎭

⎪⎩

ư

=

=

Độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ mạo hiểm càng cao, khả năng an toàn càng thấp do đó

dự án có thể bị từ chối

b Phương pháp hệ số biến động

Trong trường hợp mức độ mạo hiểm σ của cả 2 dự án bằng nhau, ta đưa vào hệ số biến

động để xác định dự án có mức độ an toàn cao hơn Dự án nào có H nhỏ hơn thì dự án đó có

Trang 8

mức độ mạo hiểm ít hơn

Hệ số biến động H=σ/X

c Phương pháp phân tích giá trị dự kiến

Giá trị dự kiến được định nghĩa là sự chênh lệch giữa lợi nhuận dự kiến và chi phí dự kiến Bản chất của phương pháp này là ta đi tính khoản lãi lỗ trung bình sẽ nhận được hoặc mất đi

của chủ đầu tư khi thực hiện khoản đầu tư này Điều kiện để lựa chọn là giá trị dự kiến EV > 0

EV = ∑ Pi Qi trong đó: Pi: xác suất biến cố i

Qi: giá trị biến cố i

3.4 Phương pháp phân tích cây quyết định

Cây quyết định là phương pháp đồ hoạ mô tả quá trình ra quyết định Thông qua sơ đồ hình cây về quá trình ra quyết định nhà quản lý có thể sử dụng lý thuyết xác suất để phân tích những quyết định phức tạp gồm nhiều khả năng lựa chọn, nhiều yếu tố chưa biết

Phân tích cây quyết định là một công cụ rất hữu ích trong việc ra các quyết định liên quan

đến quản lý dự án Cây quyết định được xây dựng theo quy định như sau: hình vuông biểu hiện

điểm quyết định, tức là ta quyết định lựa chọn một hành động trong những hành động có thể; hình tròn phản ánh khả năng có thể xảy ra, các khả năng này không chịu sự chi phối của người

ra quyết định

KT-ML

Quá trình phân tích được bắt đầu từ bên phải (đỉnh của cây) và đi ngược sang trái (tới gốc cây) Trong quá trình đi lùi, bằng cách phân tích từ phải sang trái, trước hết ta xác định các nhiệm vụ phải làm sau đó thực hiện theo kiểu lùi dần và theo từng phần nhiệm vụ đặt ra Đối với hình vuông, ta đặt vào đó con số có giá trị dự đoán lớn nhất trong tất cả các giá trị của các cành bắt nguồn từ nút này Bằng cách ấy, ta chọn được cành có kết quả dự đoán lớn nhất và loại bỏ các cành có giá trị dự đoán nhỏ hơn Đối với hình tròn, ta tính các giá trị dự đoán bằng cách nhân xác suất trên mỗi nhánh bắt nguồn từ điểm nút ấy với mức lợi nhuận ghi ở tận cùng của nhánh, sau đó cộng tất cả các kết quả tính được của mỗi nhánh bắt nguồn từ nút này

Phân tích cây quyết định đòi hỏi người ra quyết định hành động qua 6 bước:

- Bước 1: Xác định vấn đề: trước tiên xác định những nhân tố quan trọng đối với quyết định, sau đó ước lượng các phân phối xác suất mà chúng được giả định để mô tả giá trị tương lai của những nhân tố này Thu thập số liệu tài chính liên quan đến những kết quả có điều kiện

- Bước 2: Mô hình hoá quá trình quyết định, tức là xây dựng cây quyết định, mô tả tất cả các sự kiện có thể chứa đựng trong vấn đề ở bước này, người ra quyết định chọn lựa số giai

đoạn trong đó sự kiện tương lai được phân chia

Trang 9

- Bước 3: Đặt các giá trị xác suất giả định và số liệu tài chính vào mỗi cành và nhánh của

cây quyết định

- Bước 4: “Giải ” cây quyết định: sử dụng phương pháp luận đã nêu, tiếp tục xác định cành

được lựa chọn của cây mà nó có giá trị hy vọng lớn nhất hoặc làm tối đa tiêu chuẩn quyết định

- Bước 5: Thực hiện phân tích độ ảnh hưởng, nghĩa là xác định xem lời giải tác động trở lại

tới thay đổi đầu vào như thế nào Bước này cho phép thí nghiệm mà không cần cam kết thực tế,

không sợ sai lầm và không phá vỡ quá trình thực hiện

- Bước 6: Liệt kê những giả định cơ bản, giải thích các kỹ thuật đã sử dụng để xác định các

phân phối xác suất

3.5 Phương pháp mô phỏng

Nội dung của phân tích mô phỏng là xây dựng những mô hình mà mỗi mô hình là một khái

niệm hoặc một sự tượng trưng cho một hệ thống thực nào đó Tiến hành thử nghiệm trên các mô

hình đó để có thể hiểu biết rõ ràng về hành vi của hệ thống hoặc trợ giúp quá trình ra quyết

định Mô phỏng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, quân

sự, nghiên cứu vũ trụ …

Ngoài mô hình quyết định/tất định (deterministic) là mô hình mà trong đó, mọi dữ liệu đã

được biết hoặc giả định là đã biết một cách chắn chắn (như các mô hình quy hoạch tuyến tính),

còn có mô hình xác suất (probabilistic) là mô hình có một số dữ liệu được mô tả bởi các phân

Như vậy, với một số ngẫu nhiên (một tình huống) được mô phỏng sẽ cho ta một kết quả

Chú ý rằng trong quá trình mô phỏng, kết quả sẽ được tính toán lại dựa trên tình huống ngẫu

nhiên vừa được đưa ra Người ta muốn đưa ra nhiều tình huống khác nhau để mô phỏng và đưa

ra các kết quả khác nhau Trên cơ sở đó tìm được quy luật (một tổ hợp của các giả định và kết

quả) để phục vụ cho quá trình ra quyết định

Phân tích xác suất là một công cụ mạnh trong việc tìm hiểu vấn đề Mô phỏng Monte Carlo

là một mô phỏng ngẫu nhiên theo lý thuyết xác suất thường được sử dụng hiện nay Mô hình

này giả thiết là các tham số rủi ro tuân theo phân phối xác suất Mô phỏng Monter Carlo sử

dụng phân phối xác suất để mô phỏng chi phí ước tính dự kiến

Để mô phỏng dự án với các yếu tố bất trắc trong quá trình ước tính, đầu tiên, dự án được

phân chia ra nhiều hoạt động hoặc các gói nhỏ với các đánh giá về giá trị và khả năng xuất hiện

một cách lạc quan (cao nhất), mức thường gặp (trung bình), và bi quan (thấp nhất) Giá trị

thường gặp nhất là giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất trong phân bố xác suất

Trong thực tế, gần như không có tình huống nào mà mọi hoạt động xảy ra một cách tốt

nhất hoặc xấu nhất trong thời gian thực hiện dự án Vì vậy kết quả toàn diện được xác định trên

cơ sở mô phỏng sử dụng 3 giá trị tiêu biểu (lạc quan, trung bình, bi quan) và mô tả mọi thứ giữa

các giá trị đó Sau chu trình đầu tiên, việc tính toán được thực hiện lặp đi lặp lại Máy tính sử

Trang 10

dụng một số ngẫu nhiên để lựa chọn một con số trong phạm vi giá trị Chúng sử dụng một phân

bố để xác định tần suất lựa chọn

iv Kết luận

Các vấn đề về phân tích rủi ro dự án trong bài viết này được tập trung nghiên cứu cho các

dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, trên góc độ của nhà quản lý dự án Bài viết trình bầy các nội dung về lý thuyết xác suất - một công cụ căn bản trong phân tích rủi ro dự án, sau

đó tổng quan về phương pháp phân tích rủi ro dự án được đề cập Các phương pháp phân tích

được tập trung theo hai nhóm là các phương pháp phân tích định tính và các phương pháp phân tích định lượng Việc áp dụng phương pháp nào để phân tích rủi ro trong các dự án cụ thể tuỳ thuộc vào quan điểm, trình độ của nhà quản lý rủi ro dự án, tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện

áp dụng của từng phương pháp trong những trường hợp cụ thể

Tài liệu tham khảo

[1] TS Nguyễn Xuân Hoμn, ThS Trịnh Thuỳ Anh Bài giảng Quản trị dự án đầu tư giao thông vận tải

Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, 2003

[2] Nhập môn phân tích lợi ích - chi phí Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2003

[3] Nguyễn Xuân Hải Quản lý dự án xây dựng nhìn từ góc độ nhà nước, nhà đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu Nhà xuất bản Xây dựng, 2002

KT-ML

[4] PGS.TS Đoμn Thị Hồng Vân Quản trị rủi ro và khủng hoảng Nhà xuất bản Thống kê, 2002

[5] TS Ngô Thị Ngọc Huyền, TS Lê Tấn Bửu, ThS Nguyễn Thị Hồng Thu, ThS Bùi Thanh Hùng Rủi ro

trong Kinh doanh Nhà Xuất bản Thống kê, 2001

[6] Chris Chapman and Stephen Ward John Wiley & Sons, 1999 Project Risk Management - Processes,

Techniques and Insights

[7] A Guide to Project Management Body of Knowledge (PMBOK Guide) Project Management Institute,

Newtown Square Pennsylvania USA

[8] Miles Dixon - Association for Project Management Project Management: Body of Knowledge, fourth edition

[9] John Raftery E & FN Spon, 1994 Risk Analysis in Project Management

[10] Roger Flanagan and George Norman Risk Management and Construction Blackwell Scientific

Publication, 1993

[11] Thomas Papageorge, ra R.S Means Company, Inc Risk Management for Building Professionals [12] Jay Christensen CADENCE Management Corporation Project Risk Management.

[13] Project Risk Management Handbook 1 st Edition Caltrans - Office of Project Management Process

Improvement♦

Ngày đăng: 29/06/2014, 15:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Trình tự vμ phương pháp phân tích rủi ro theo lý thuyết quyết định vμ xác suất - báo cáo khoa học  ''''phương pháp phân tích rủi ro dự án''''
Bảng 2. Trình tự vμ phương pháp phân tích rủi ro theo lý thuyết quyết định vμ xác suất (Trang 2)
Hình 1. Mối liên hệ trong chuỗi đầu - cuối - báo cáo khoa học  ''''phương pháp phân tích rủi ro dự án''''
Hình 1. Mối liên hệ trong chuỗi đầu - cuối (Trang 3)
Hình 2. Chuỗi đầu - cuối đa chiều - báo cáo khoa học  ''''phương pháp phân tích rủi ro dự án''''
Hình 2. Chuỗi đầu - cuối đa chiều (Trang 4)
Hình 4. Mối liên hệ giữa tỉ suất chiết khấu vμ các loại rủi ro - báo cáo khoa học  ''''phương pháp phân tích rủi ro dự án''''
Hình 4. Mối liên hệ giữa tỉ suất chiết khấu vμ các loại rủi ro (Trang 5)
Hình 5. Sơ đồ quá trình phân tích độ nhậy - báo cáo khoa học  ''''phương pháp phân tích rủi ro dự án''''
Hình 5. Sơ đồ quá trình phân tích độ nhậy (Trang 5)
Hình 6. Đồ thị mạng nhận rủi ro - báo cáo khoa học  ''''phương pháp phân tích rủi ro dự án''''
Hình 6. Đồ thị mạng nhận rủi ro (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w