BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIỀU ANH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KHÁM PHÁ HANG TÚ LÀN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH
Trang 1BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN KIỀU ANH
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KHÁM PHÁ HANG TÚ LÀN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG BÌNH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: DU LỊCH BỀN VỮNG
Lớp: 18DLH2 (chuyên ngành Quản trị lữ hành)
Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Khóa học: 2018-2022
MSSV: D18DL235
TP Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Các khái niệm về du lịch 4
1.1.1 Chương trình Môi trường liên hợp quốc UNEP 4
1.1.2 Khái niệm Phát triển du lịch bền vững 4
1.1.3 Hợp phần và mục tiêu của du lịch bền vững 4
1.1.4 Khái niệm Du lịch sinh thái 6
1.2 Tổng quan về chương trình Môi trường liên hợp quốc UNEP 6
1.2.1 Chương trình Môi trường liên hợp quốc 6
1.2.2 Hoạt động của chương trình Môi trường liên hợp quốc 7
II THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH CỦA UNEP VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HANG TÚ LÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GẮN VỚI DU LỊCH BỀN VỮNG 7
2.1 Hoạt động chương trình du lịch bền vững của UNEP 7
2.2 Giới thiệu về Hang Tú Làn – Quảng Bình 8
2.2.1 Tổng quan hệ thống và khám phá hang Tú Làn 8
2.2.2 Hoạt động du lịch Hang Tú Làn gắn với Chương trình môi trường UNEP 8 2.3 Thực trạng khách du lịch tại hệ thống hang động tỉnh Quảng Bình 9
2.3.1 Thực trạng khách du lịch tại hệ thống hang động trong tình hình dịch bệnh 9 2.3.2 Các hoạt động du lịch khám phá hệ thống Hang Tú Làn 9
III XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KHÁM PHÁ HANG TÚ LÀN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG BÌNH 10
3.1 Xây dựng chương trình du lịch khám phá Hang Tú Làn 10
3.1.1 Thông tin chung của chương trình du lịch 10
3.1.2 Lịch trình của chương trình du lịch 10
3.2 Ý nghĩa trong việc xây dựng chương trình du lịch đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Bình 12
3.2.1 Đối với chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNEP 12
3.2.2 Đối với việc phát triển bền vững du lịch sinh thái 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PHỤ LỤC 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng và xã hội hoá cao,
là ngành có khả năng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho xã hội, góp phần thúc đẩy giao lưu, phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo ra việc làm cho người lao động
Trong gần 2 năm trở lại đây Việt Nam cũng như thế giới gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là ngành du lịch do ảnh hưởng dịch bệnh, chính vì vậy Việt Nam đang đẩy mạnh du lịch nội địa và thu hút được rất nhiều khách du lịch đến với những loại hình du lịch độc đáo mới lạ
Hệ thống hang động Tú Làn đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt đề
án công nhận và đưa vào khai thác phục vụ du khách tháng 06 năm 2014 Tuyến
du lịch khám phá hệ thống hang động Tú Làn sẽ góp phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Bình, đáp ứng nhu cầu của khách muốn tìm hiểu, khám phá, tham quan những cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ
Hang Tú Làn là một trong những hệ thống hang động tại tỉnh Quảng Bình, được thế giới biết đến trong phim Đảo Đầu Lâu – Kong: Skull Island, một bộ phim bom tấn Hollywood Hình ảnh Tú Làn trong mắt du khách trong và ngoài nước rất nên thơ, yên bình, có thể sánh với những danh thắng khác của thế giới
Qua đề tài “Xây dựng chương trình du lịch khám phá Hang Tú Làn hướng tới phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Bình” giúp mọi người có
thể hiểu hơn và cùng nhau hưởng ứng theo chương trình Môi trường thế giới do UNEP tổ chức, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững du lịch sinh thái Việt Nam
3
Trang 4NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm về du lịch
1.1.1 Chương trình Môi trường liên hợp quốc UNEP
Chương trình Môi trường liên hợp quốc – United Nations Environment Programme (UNEP) là tổ chức duy nhất của hệ thống Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích đưa ra những đường lối có tính chỉ đạo và các chương trình hành động toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mà không gây tổn hại cho thế hệ tương lai; đóng vai trò xúc tác, điều phối; cung cấp tư vấn kỹ thuật, pháp lý và cơ cấu tổ chức cho các chính phủ nâng cao về khả năng xây dựng thể chế và các sáng kiến phát triển bền vững
Hoạt động của UNEP bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến khí quyển, các hệ sinh thái biển và trên cạn, quản trị môi trường và nền kinh tế xanh UNEP đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các công ước môi trường quốc tế, thúc đẩy khoa học và thông tin về môi trường, cũng như trình diễn cách thức về những vấn đề có thể triển khai cùng với chính sách, cộng tác với chính phủ các nước, các thể chế khu vực, cũng như các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường về việc xây dựng và thực hiện chính sách UNEP còn hoạt động tích cực trong việc tài trợ và thực hiện các dự án phát triển liên quan đến môi trường 1.1.2 Khái niệm Phát triển du lịch bền vững
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế: Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương tai
1.1.3 Hợp phần và mục tiêu của du lịch bền vững
Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính:
4
Trang 5- Thân thiện môi trường: Du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và khu bảo tồn nói riêng Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường và cố gắng có lợi cho môi trường
- Gần gũi về xã hội và văn hoá: Du lịch bền vững không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng động nơi mà chúng được thực tiện Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương
- Có kinh tế: Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt Như vậy, du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên theo cách khuyến cáo về bảo tồn,
có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương
Mục tiêu của du lịch bền vững
- Hiệu quả kinh tế.
- Sự phồn thịnh cho địa phương.
- Chất lượng việc làm
- Công bằng xã hội
- Sự thoả mãn của khách du lịch.
- Khả năng kiểm soát của địa phương
- An ninh cộng đồng.
- Đa dạng văn hoá.
- Thống nhất về tự nhiên.
- Đa dạng sinh học.
- Hiệu quả của nguồn lực.
- Môi trường trong lành.
Nguyên tắc của du lịch bền vững
- Sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững
5
Trang 6- Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
ra môi trường
- Phải nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tự nhiên, văn hoá, xã hội
- Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động
du lịch
- Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng
- Chú trọng đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường cho cán bộ kinh doanh du lịch
- Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo
du lịch
- Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu 1.1.4 Khái niệm Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nghiệm bảo tồn phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương Là hình thức du lịch có trách nghiệm không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tổn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương
1.2 Tổng quan về chương trình Môi trường liên hợp quốc UNEP
1.2.1 Chương trình Môi trường liên hợp quốc
Chương trình Môi trường liên hợp quốc – United Nations Environment Programme (UNEP) là tổ chức duy nhất của hệ thống Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích đưa ra những đường lối có tính chỉ đạo và các chương trình hành động toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mà không gây tổn hại cho thế hệ tương lai; đóng vai trò xúc tác, điều phối; cung cấp tư vấn kỹ thuật,
6
Trang 7pháp lý và cơ cấu tổ chức cho các chính phủ nâng cao về khả năng xây dựng thể chế và các sáng kiến phát triển bền vững
1.2.2 Hoạt động của chương trình Môi trường liên hợp quốc
Hoạt động của UNEP bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến khí quyển, các hệ sinh thái biển và trên cạn, quản trị môi trường và nền kinh tế xanh UNEP đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các công ước môi trường quốc tế, thúc đẩy khoa học và thông tin về môi trường, cũng như trình diễn cách thức về những vấn đề có thể triển khai cùng với chính sách, cộng tác với chính phủ các nước, các thể chế khu vực, cũng như các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường về việc xây dựng và thực hiện chính sách UNEP còn hoạt động tích cực trong việc tài trợ và thực hiện các dự án phát triển liên quan đến môi trường UNEP đã hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn và các hiệp ước về những vấn
đề như thương mại quốc tế về các hóa chất có hại tiềm tàng, ô nhiễm không khí xuyên biên giới và ô nhiễm các đường thủy quốc tế
KHÁM PHÁ HANG TÚ LÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GẮN VỚI DU LỊCH BỀN VỮNG
II.1 Hoạt động chương trình du lịch bền vững của UNEP
Năm 2020 Ngày Môi trường thế giới (ngày 05 tháng 06) được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc lựa chọn là “Hành động vì thiên nhiên” (Time for Nature) Theo UNEP, năm 2020 là một năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động nhằm phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời đó là thời điểm mỗi quốc gia, địa phương chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên
và trái đất
Năm 2021 Ngày Môi trường thế giới (ngày 05 tháng 06) được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc lựa chọn là “Phục hồi hệ
7
Trang 8sinh thái” (Ecosystem Restoration) Hỗ trợ phục hồi các hệ sinh thái
đã bị suy thoái hoặc bị phá huỷ, cũng như bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn nguyên vẹn Các hệ sinh thái lành mạnh hơn, với đa dạng sinh học phong phú hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho con người như đất đai màu mỡ hơn, sản lượng gỗ và cá lớn hơn và lượng khí nhà kính được lưu trữ lớn hơn
II.2 Giới thiệu về Hang Tú Làn – Quảng Bình
II.2.1 Tổng quan hệ thống và khám phá hang Tú Làn
- Hang Tú Làn thuộc xã Tân Hoá huyện Minh Hoá tỉnh Quảng Bình Nằm cách Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng khoảng 70km về phía Tây Bắc dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh
- Để khám phá Hệ thống Hang động Tú Làn, các du khách sẽ băng qua trùng điệp những cảnh quan hùng vĩ; băng qua những các đồng cỏ, thung lũng xanh rì; những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp, chinh phục những dốc núi sừng sững hay bơi qua những con sông ngầm
- Hệ thống hang Tú Làn bao gồm hơn 10 hang động tất cả, một số trong
số đó ban đầu đã được phát hiện vào năm 1992, còn một số thì được tìm thấy chỉ trong những năm gần đây
- Địa chất địa mạo của khu vực hệ thống hang Tú Làn rất đặc biệt Các mảng địa chất trong khu vực này luôn luôn di chuyển va chạm nhau, những ngọn núi vẫn đang hình thành và ngày càng lớn lên Các con sông tiếp tục cắt vào chân núi, bào mòn và tạo ra hang động mới theo thời gian
II.2.2 Hoạt động du lịch Hang Tú Làn gắn với Chương trình môi trường UNEP
- Việc bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong tất cả các chương trình du lịch khám phá tại Hang Tú Làn luôn được cá nhiên và tổ chức du lịch quan tâm, đặc biệt là địa phương nơi đây Những lối đi riêng được đánh dấu nhằm hạn chế tối đa những tác động đối với nền hang cũng như hệ thống thạch nhũ Các hoạt động khám
8
Trang 9phá nằm trong khuôn viên vườn quốc gia luôn có sự kết hợp giám sát của nhân viên kiểm lâm để đảm bảo việc thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường và bảo tồn hang động
- Không xây dựng cơ sở hạ tầng cố định trong hang, mọi thứ được mang vào rừng hoặc hang động đều phải được mang ra Nhà vệ sinh cũng sử dụng phương pháp ủ phân vi sinh tại các điểm cắm trại nhằm bảo vệ môi trường và các mạch nước ở những khu vực này
- Các chương trình khám phá hang, khuyến khích các du khách sử dụng bình nước sử dụng nhiều lần và thiết bị lọc nước, không sử dụng nước đóng cahi, sử dụng than đốt từ cây trồng Sử dụng túi nilon sinh học tự huỷ được làm từ bột ngô để đựng quần áo tư trang cho mọi người Các túi nilon này sẽ tự phân huỷ thành CO2, H2O và phân mùn sau khoảng thời gian 6 - 12 tháng
II.3 Thực trạng khách du lịch tại hệ thống hang động tỉnh Quảng Bình
II.3.1 Thực trạng khách du lịch tại hệ thống hang động trong tình hình dịch bệnh
- Theo thống kê của đơn vị khai thác tour tại hệ thống hang động tỉnh Quảng Bình, năm 2020 đón gần 7.000 khách du lịch giảm 50% so với năm
2019 Lượng khách du lịch Việt Nam là hơn 6.000 người Thời gian chưa có dịch, khách quốc tế thường chiếm 80% tổng số khách đi tour Đặc biệt trong tháng 6 tháng 7 năm 2020, khi Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa, các doanh nghiệp đa số kín chỗ 100% Như vậy, giữa thời kì dịch bệnh khách Việt đi tour hang động tăng hơn so với những năm trước
II.3.2 Các hoạt động du lịch khám phá hệ thống Hang Tú Làn
Trekking xuyên rừng
Lội suối
Bơi trong hang nước
Đu dây mạo hiểm abseiling xuống sông ngầm
Leo dốc
9
Trang 10 Cắm trại bên bờ suối
Các hoạt động khám phá này mang đến ý nghĩa hưởng ứng việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững thông qua các việc giữ sự hoang sơ, hạn chế sự tác động của bàn tay con người Không xây dựng các cơ
sở hạ tầng tác động đến thiên nhiên, môi trường tự nhiên và giữ sạch nguồn nước tại hệ thống Hang động tỉnh Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung
III.XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KHÁM PHÁ HANG TÚ LÀN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG BÌNH
III.1 Xây dựng chương trình du lịch khám phá Hang Tú Làn
III.1.1 Thông tin chung của chương trình du lịch
Thời lượng: 3 ngày
Thời gian thích hợp: Giữa tháng 11 đến giữ tháng 9
Số khách mỗi tour: Tối đa 10 khách; 16 tuổi trở lên
Quãng đường: 14km trekking băng rừng; 4km thám hiểm; 1km bơi sông ngầm, 450m leo dốc; 10m leo thang
Điểm nổi bật: đường trek có thể khá bùn lầy và trơn trượt khu trời mưa
III.1.2 Lịch trình của chương trình du lịch
NGÀY 1: PHONG NHA – TÂN HOÁ – HANG CHUỘT – BÃI TRẠI
TÚ LÀN
Từ 07:30 - 08:00 Sáng ngày khởi hành, xe sẽ đến đón tại khách sạn của quý khách trong khu vực Phong Nha Quý khách nghe phổ biến về các quy định an toàn, hướng dẫn an toàn, giới thiệu lịch trình tour Khám phá
Tú Làn, nhận các thiết bị cá nhân cần thiết cho chuyến đi
Sau khi kết thúc phần phổ biến an toàn đoàn sẽ bắt đầu cuộc hành trình với việc đi bộ, trekking băng qua những cánh đồng ngô và đậu phộng dài 2.5km Từ đằng xa một cửa hang xuất hiện đó là Hang Chuột nơi mà đoàn
10