1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trên cơ sở phân tích chính cương Đảng lao Động việt nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ii của Đảng (2 1951) hãy làm rõ sự bổ sung phát triển của văn kiện này so với các cương lĩnh năm 1930

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trên Cơ Sở Phân Tích Chính Cương Đảng Lao Động Việt Nam Tại Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ II Của Đảng (2-1951) Hãy Làm Rõ Sự Bổ Sung Phát Triển Của Văn Kiện Này So Với Các Cương Lĩnh Năm 1930
Tác giả Nguyễn Hùng Tín, Mai Thy Trúc, Võ Quang Trí, Lê Văn Tỉnh, Phạm Hữu Toàn
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Bích Hồng
Trường học Đại Học Quốc Gia Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 153,65 KB

Nội dung

Ở trong nước, sau Cách mạng tháng Tám, nhà nước Dân chủ Nhân dân Việt Nam thực hiện quyền làm chủ của nhân dân do Đảng lãnh đạo, nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc khán

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH



BÀI TẬP NHÓM MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

ĐỀ TÀI:

TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2-1951) HÃY LÀM RÕ SỰ BỔ SUNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN KIỆN

NÀY SO VỚI CÁC CƯƠNG LĨNH NĂM 1930 LỚP L05 - NHÓM 17 - HK 232

NGÀY NỘP: 24/03/2024 Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Thị Bích Hồng

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

MỤC LỤC Chương 1.  Chính cương Đảng lao động Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ II của Đảng (2-1951) 1

1.1 Bối cảnh lịch sử và nội dung Chính cương Đảng lao động Việt Nam, chính sách của Đảng 1

1.1.1 Bối cảnh lịch sử 1

1.1.2 Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 - 1951) 2

1.1.3 Chính sách của Đảng 2

1.2 Nội dung Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 3

1.2.1 Nhiệm vụ cách mạng 3

1.2.2 Lực lượng tham gia cách mạng 3

1.2.3 Con đường lên chủ nghĩa xã hội 3

1.3 TIỂU KẾT 4

Chương 2.  LÀM RÕ SỰ BỔ SUNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN KIỆN NÀY SO VỚI CÁC CƯƠNG LĨNH NĂM 1930 5

2.1 Đối với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2-1930) 5

2.1.1 Những điểm giống nhau của Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam (2/1951) với cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) 5

2.1.2 Những điểm khác nhau và nguyên nhân giữa Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam (2/1951) với cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) 6

2.2 Đối với Luận cương chính trị (10-1930) 8

TỔNG KẾT 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

Chương 1.  Chính cương Đảng lao động Việt Nam tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) 1.1 Bối cảnh lịch sử và nội dung Chính cương Đảng lao động Việt Nam, chính sách của Đảng

1.1.1 Bối cảnh lịch sử

Tháng 02-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập, đại hội tiến hành trong những điều kiện lịch sử mới, khác với điều kiện của đại hội lần thứ I Trong gần 16 năm kể từ đại hội lần thứ I của Đảng (cuối tháng 3-1935), tình hình trong nước và thế giới đã có nhiều biến đổi quan trọng

Cùng với sự lớn mạnh vượt bậc của Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân châu

Âu, châu Á bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa làm thay đổi lực lượng so sánh trên trường quốc tế, có lợi cho hòa bình và Cách mạng thế giới Các nước xã hội chủ nghĩa bao gồm hơn 900 triệu người chiếm 1/3 dân số và 1/4 đất đai trên thế giới, nối liền một dải từ nước Cộng hòa Dân chủ Đức đến Việt Nam Các nước đế quốc chủ nghĩa lâm vào một cuộc khủng hoảng mới, Mỹ trở thành tên sen đầm quốc tế, khống chế các nước Tây Âu, lập khối quân sự bắc Đại Tây Dương, dự định lập khối Thái Bình Dương, chuẩn bị chiến tranh thế giới mới, đàn áp các phong trào dân chủ và giải phóng dân tộc Đế quốc Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương

Ở trong nước, sau Cách mạng tháng Tám, nhà nước Dân chủ Nhân dân Việt Nam thực hiện quyền làm chủ của nhân dân do Đảng lãnh đạo, nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến, uy tín của Đảng và chính phủ ta được nâng cao trên trường quốc tế Điều kiện lịch sử mới đặt ra cho Đảng ta các yêu cầu bổ sung

và hoàn chỉnh đường lối Cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, có những chính sách đưa cuộc kháng chiến thắng lợi Đặc biệt, yêu cầu Đảng phải ra công khai lãnh đạo Cách mạng với tư cách là một đảng cầm quyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh

Trang 4

Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19-02-1951 Về dự đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự quyết, thay mặt cho 766349 đảng viên

1.1.2 Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 - 1951)

Chính cương Ðảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Ðại hội II của Ðảng (tháng 2 năm 1951) thảo luận, thông qua

Chính cương chỉ rõ: trước khi thuộc Pháp, xã hội Việt Nam căn bản là một xã hội phong kiến, nông dân là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất Từ khi thuộc Pháp, Việt Nam

là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến; giai cấp công nhân Việt Nam hình thành và trưởng thành nhanh; tư bản Việt Nam ra đời nhưng bị tư bản độc quyền Pháp đè nén nên không phát triển được Khi Nhật xâm chiếm Việt Nam, chế độ thuộc địa của Pháp

ở Việt Nam cũng trở nên phát-xít hóa, làm cho nhân dân Việt Nam càng thống khổ hơn

Chính cương còn nêu những quan điểm cơ bản về xây dựng quân đội, phát triển kinh tế tài chính, cải cách ruộng đất, phát triển văn hóa giáo dục, chính sách đối với tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách đối với vùng tạm chiếm, chính sách ngoại giao, chính sách đối với Việt kiều Về ngoại giao, Chính cương khẳng định nguyên tắc "tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ, thống nhất quốc gia của nhau và cùng nhau bảo vệ hòa bình, dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến"; mở rộng ngoại giao nhân dân, giao thiệp thân thiện với Chính phủ nước nào tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với các nước đó theo nguyên tắc tự do, bình đẳng và có lợi cho

cả hai bên, đấu tranh cho hòa bình thế giới

1.1.3 Chính sách của Đảng

Về chính sách của Ðảng, Chính cương chỉ rõ: hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xóa bỏ phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội Chính sách kháng chiến là thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, trường kỳ, kháng chiến đến cùng để giành độc lập thống nhất cho Tổ quốc Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân, trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo

Trang 5

1.2 Nội dung Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

1.2.1 Nhiệm vụ cách mạng 

Trên cơ sở nhận định kẻ thù và mục tiêu của cuộc cách mạng, Đảng ta xác định

rõ ba nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, Đánh đuổi bọn đế quốc (thực dân Pháp) xâm lược, giành độc lập và

thống nhất thực sự cho quốc gia, dân tộc

Thứ hai, Xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người

cày có ruộng

Thứ ba, Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

Và nhiệm vụ quan trọng nhất là chống đế quốc, hoàn thành giải phóng dân tộc

Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc Vì có giải phóng dân tộc thì mới chặt đứt được tay sai phong kiến

Có độc lập dân tộc thì mới có thể đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa đẻ đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân Và hơn lúc nào hết, chúng ta phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc

1.2.2 Lực lượng tham gia cách mạng

Tập hợp lực lượng bao gồm các giai - tầng yêu nước Họ là những người công nhân bị bóc lột trong xưởng máy, là người nông dân bị cướp mất ruộng, là tiểu tư sản,

tư sản dân tộc yêu nước, sẵn sàng vì cuộc chiến tranh chính nghĩa Ngoài ra còn phải quy tụ những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ Những giai cấp, tầng lớp và phần

tử đó họp lại thành nhân dân, mà nền tảng là công nhân, lao động trí óc Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Mục tiêu của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên Chủ nghĩa xã hội

1.2.3 Con đường lên chủ nghĩa xã hội

Giai đoạn này, Cách mạng Việt Nam có ba tính chất: Dân chủ, nhân dân và một phần thuộc địa nửa phong kiến Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau, nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc

Trang 6

địa Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân

Pháp và can thiệp Mỹ Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng vô sản) gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân Đồng chí Trường Chinh giải thích: Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc Gọi

là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy Đồng thời, Chính cương cũng khẳng định: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây là một quá trình lâu dài và đại thể trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.

Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa

phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế

độ dân chủ nhân dân

Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội,

tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội

Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau Nhưng mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm Và đường lối, chính sách của Đảng sẽ được bổ sung, phát triển qua các hội nghị trung ương tiếp theo dựa trên thực tiễn lịch

sử cách mạng

1.3 TIỂU KẾT

Tháng 2/1951, Đại hội II của Đảng đã thảo luận thông qua bản Cương lĩnh thứ

ba Đó là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo Chính cương chỉ rõ, nhiệm vụ căn bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất thật sự cho đất nước, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội Chính cương khẳng định: cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, trải qua

Trang 7

nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt là phải tập trung sức hoàn thành giải phóng dân tộc Về chính sách của Đảng, Chính cương chỉ rõ: hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xóa bỏ phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội Chính sách kháng chiến là thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, trường kỳ, kháng chiến đến cùng để giành độc lập thống nhất cho Tổ quốc Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân, trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo

Chương 2.  LÀM RÕ SỰ BỔ SUNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN KIỆN NÀY SO VỚI CÁC CƯƠNG LĨNH NĂM 1930

2.1. Đối với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2-1930) 

2.1.1 Những điểm giống nhau của Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam (2/1951) với cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930)

Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tịch thu ruộng đất cho dân cày nghèo

Lực lượng tham gia cách mạng:Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng nòng cốt trong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản

Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới

Phương pháp cách mạng: Đều sử dụng bạo lực cách mạng Sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về quân sự lẫn chính trị để thực hiện mục đích căn bản của cuộc cách mạng là đánh đổ thực dân Pháp

Trang 8

2.1.2 Những điểm khác nhau và nguyên nhân giữa Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam (2/1951) với cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930).

  Cương lĩnh chính trị đầu

tiên(2/1930)

Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam (2/1951)

Nhận xét

Tính

chất

Là cuộc cách mạng tư

sản dân quyền có 2 tính

chất thổ địa và phản

đế.Sau khi cách mạng

dân quyền thành công sẽ

tiếp tục phát triển bỏ qua

thời kỳ tư bản chủ nghĩa,

đi thẳng lên cách mạng

xã hội chủ nghĩa

Là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân.Gọi

là cách mạng dân tộc vì đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do dân tiến hành cuộc cách mạng ấy

Trong Chính cương Đảng đã nêu rõ được cuộc chiến chống đế quốc, là cuộc cách mạng của nhân dân và do nhân dân tiến hành

Nhiệm

vụ cách

mạng

Ðánh đổ ách thống trị

của thực dân Pháp và chế

độ phong kiến, làm cho

nước Việt Nam hoàn

toàn độc lập, dựng ra

chính phủ công nông

binh, tổ chức ra quân đội

công nông

Đánh đuổi bọn đế quốc Pháp, giành độc lập thực

sự cho quốc gia, dân tộc

Xóa bỏ tàn tích phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ

sở cho chủ nghĩa xã hội

Trong Cương lĩnh đầu tiên đã quá nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp và cách mạng ruộng đất, không nêu được mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp

Trong Chính cương Đảng nêu

rõ mục tiêu đánh đuổi đế quốc và

Trang 9

giành độc lập, xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa tiến bộ hơn so với chính phủ công nông

Lực

lượng

cách

mạng

Chủ yếu là công nhân,

nông dân,lôi kéo tiểu tư

sản, trung nông, Thanh

niên, Tân Việt Làm

trung lập phú nông, trung

tiểu địa chủ và tư bản An

Nam

Bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp yêu nước

Gồm những người công nhân bị bóc lột, nông dân mất ruộng đất, tiểu tư sản,

tư sản dân tộc yêu nước và địa chủ yêu nước, tiến bộ

Trong Cương lĩnh đầu tiên chưa đánh giá đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản và tư sản yêu nước, chưa thấy được khả năng lôi kéo một bộ phận địa chủ Trong Chính cương Đảng đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng đông đảo Mâu

thuẫn

chủ

yếu

Dân cày, công nhân, và

các phần tử lao khổ với

đế quốc, phong kiến, địa

chủ

Tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa

Trong Cương lĩnh đầu tiên nhấn mạnh đến mâu thuẫn giai cấp trong khi trong Chính cương Đảng nêu

Trang 10

rõ mâu thuẫn giữa dân chủ nhân dân và thuộc địa

2.2. Đối với Luận cương chính trị (10-1930)

Luận cương chính trị 10/1930 có những hạn chế :

Trong nhận thức thực tiễn, quá nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu Mâu thuẫn giai cấp ở Việt Nam không quá căng thẳng, trong khi dưới cai trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của đế quốc Pháp, tất cả các giai cấp đều có mâu thuẫn với Pháp Điều này mới là mâu thuẫn chủ yếu cần được ưu tiên hàng đầu

Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, đã có sự nhấn mạnh quá mức vào việc chống phong kiến và coi việc giải quyết vấn đề thổ địa là "cốt lõi" của cách mạng tư sản dân quyền Điều này không phản ánh thực tế của xã hội Việt Nam

Trong số lực lượng cách mạng, chỉ quan tâm đến công nhân, nông dân và những người lao khổ, bỏ qua khả năng cách mạng của một số bộ phận có thể lôi kéo từ phong kiến, tư sản và tiểu tư sản Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và bọn tay sai

Trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, Đảng xác định rằng chống đế quốc là để toàn bộ Đông Dương độc lập, không thể hiện quyền tự quyết của dân tộc và không đề cao ý thức giải phóng tự lực cho từng quốc gia dân tộc ở Đông Dương Điều này làm cho cách mạng Việt Nam phải đối mặt với một nhiệm vụ nặng nề hơn, không chỉ giải phóng cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia

Sau gần 10 năm, những hạn chế trên đã được cải thiện tại Hội Nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII (5-1941):

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w