1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tế chuyên môn 2 hành trình khám phá các tỉnh Đồng bằng sông cửu long

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tế Chuyên Môn 2 Hành Trình Khám Phá Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả Nguyễn Lê Đăng Khoa
Người hướng dẫn TS. Lã Thúy Hường
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Sư Phạm Lịch Sử - Địa Lí
Thể loại báo cáo thực tế
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 16,15 MB

Nội dung

Đầu tiên, chúng ta sẽ được nghe thuyết minh tại phòng chiếu phim về lịch sửhình thành cũng như các hoạt động chủ yếu tại Trại rắn Đồng Tâm để hiểu rõ hơn về địa điểm tham quan này... Hìn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA: SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ -ĐỊA LÍ

BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trang 2

MỤC LỤC:

Mở đầu ………1Lịch trình thực tế chuyên môn

Ngày 1: TP.HCM –TP Châu Đốc

Trại rắn Đồng Tâm ……… 2Làng hoa Sa Đéc ……….5Ngày 2: TP Châu Đốc –TP Hà Tiên

Rừng tràm Trà Sư ………7Khu du lịch Núi Cấm ……… 9Khu di tích Lăng mộ dòng họ Mạc ……… 11Ngày 3: TP Hà Tiên –TP Cà Mau

Hang MoSo ……… 12Khu du lịch Hòn Phụ Tử -Chùa Hang ………14Vườn quốc gia U Minh Thượng ………16Ngày 4: TP Cà Mau

Khu du lịch Khai Long ………19 Khu du lịch Đất Mũi ………21Ngày 5: TP Cà Mau –TP Cần Thơ

Nhà thờ Tắc Sậy ……… 23 Điện gió Bạc Liêu ………24 Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ ……… 25Ngày 6: TP Cần Thơ –TP.HCM

Cồn Sơn –trải nghiệm du lịch cộng đồng ……….27Kết luận ……… 29

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo nhà trường và các thầy côtrong ngành Sư phạm Địa lí đã tổ chức cho tụi em chuyến thực tế chuyên môn 2 rấtnhiều kỉ niệm và ý nghĩa vào trung tuần tháng 10 vừa rồi Đây cũng là chuyến đithứ 2 của em và tập thể lớp DLD1201 sau chuyến đầu tiên cách đây tròn 4 tháng,đặc biệt hơn khi được tham quan học tập, trải nghiệm và bổ sung kiến thức tại khuvực Đồng bằng sông Cửu Long, một nơi có nhiều cảnh quan, và con người thì lạirất chất phác, thật thà Đồng hành cùng tụi em trong chuyến hành trình này còn có

cô TS Lã Thúy Hường, anh Khánh phụ trách bên trung tâm hỗ trợ sinh viên, chúHiệp bác tài lái xe cho chuyến đi này cùng với thầy Việt là người hỗ trợ, cố vấncho sinh viên 2 lớp hướng dẫn học tập tại các địa điểm Các thầy cô đã giúp chúng

em rất nhiều trong chuyến đi “vừa học vừa làm” này, mang đến cho em những buổithực địa quan sát sinh động và dễ hiểu mà khi học trên trường lớp, sách vở thườngkhá khô khan và khó hình dung

Trên công cuộc khám phá hành trình từ Sài Gòn phồn hoa xuống khu vực miềnTây sông nước giản dị và thơ mộng, dù chặng hành trình kéo dài hàng giờ đồng hồvới quãng đường trên 200km trắc trở, khó khăn nhưng tất cả tụi em đều không cảmthấy mệt mỏi mà rất háo hức, đón chờ những điều mới lạ ở phía trước mình vì sẽrất lâu nữa em và các bạn mới có dịp trở lại khu vực này nên chuyến đi này rất có ýnghĩa và sẽ mãi là kỉ niệm không thể quên trong đời sinh viên của tụi em

Trang 4

LỊCH TRÌNH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN:

(Ngày 10/10/2022 đến ngày 16/10/2022)

Ngày 1: TP.HCM –TP Châu Đốc

Sáng 6g00: xe đón đoàn tại trường Đại học Sài Gòn (273 An Dương Vương, P3,

Q5) Khởi hành đến thành phố Châu Đốc Dùng điểm tâm tại Ngã Ba Trung LươngĐoàn tham quan học tập tại Trại rắn Đồng Tâm, trang trại rắn lớn nhất khu vựcTây Nam Bộ Tiếp tục hành trình, đoàn tham quan Làng hoa Sa Đéc –vương quốccủa các loài hoa tại Đồng bằng sông Cửu Long

đến thành phố Châu Đốc Về khách sạn nhận phòng, dùng cơm chiều

-Mục đích thành lập Trại rắn Đồng Tâm là lấy nọc rắn sản xuất huyết thanh phục

vụ cho y học và thuốc trị bệnh, cùng với đó là trồng các loại cây dược liệu có giátrị kinh tế cao Đến với Trại rắn Đồng Tâm, chúng ta không chỉ được tận mắtchứng kiến các loại rắn Việt Nam; mà còn là dịp để du khách tìm hiểu thêm vềnhững cây thuốc nam là nguồn dược liệu vô cùng quí giá; đang được lưu trữ vànhân giống để phục vụ việc chữa bệnh

Đầu tiên, chúng ta sẽ được nghe thuyết minh tại phòng chiếu phim về lịch sửhình thành cũng như các hoạt động chủ yếu tại Trại rắn Đồng Tâm để hiểu rõ hơn

về địa điểm tham quan này

Trang 5

Hình ảnh: Đoàn thực tế tham quan học tập tại Trại Rắn Đồng Tâm

-Đặc điểm của Trại rắn Đồng Tâm:

Trại rắn Đồng Tâm được chia thành 3 khu vực

-Đầu tiên là khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước, bốn bề xây tường cao ngangngực người lớn, có một cửa ra vào Bên trong, đáy hồ sâu khoảng 30 – 40cm, đểnước xâm xấp Giữa hồ bố trí các tiểu đảo, cỏ mọc um tùm, là nơi trú ẩn của cóc,nhái, ễnh ương… đây cũng chính là nguồn thức ăn cho rắn Ngoài ra còn có cáccây xanh cao ngang mặt hồ và trên đó là hình ảnh những con rắn bò lúc nhúc, thoạtnhìn có vẻ sợ nhưng bạn không cần phải lo lắng vì đã có bờ tường bao quanh nênrắn không thể thoát ra ngoài được Khu này nuôi các loài rắn điển hình như rắnnước, rắn gáo, rắn ri cá,…

Hình ảnh cá nhân tại khu vực kiểu đảo nuôi rắn ở Trại rắn Đồng

Tâm

Trang 6

-Tiếp đến chúng ta được tham quan tại khu nuôi rắn độc, một số loài tiêu biểunhư rắn hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, rắn hổ mái gầm… Đặc biệt là rắn hổ mangchúa, một loại rắn cực độc, được xếp bậc “E” trong Sách Đỏ Việt Nam, chúngđược nuôi trong những chiếc chuồng riêng biệt Để nuôi được loài rắn dữ này là cảmột kỳ công và đầy nguy hiểm Người nuôi rắn độc khi mở cửa chuồng phải rấtcẩn thận, nhẹ nhàng và chậm rãi để con rắn đang đói không phóng ra ngoài, hoặccắn người Đây là một công việc vừa vất vả vừa nguy hiểm khi người nuôi rắn phảithường xuyên theo dõi để kịp phát hiện con nào có dấu hiệu bệnh để điều trị kịpthời.

-Khu nuôi trăn: được đặt trong nhà lồng có mái che, bên trong là các dãy lồng sắt,cao đến ngang hông, sàn bằng gỗ, mỗi lồng là từng chú trăn riêng biệt đang nằmcuộn tròn Đến trại rắn, du khách sẽ nghe kể về nhiều trường hợp bị rắn cắn thập tửnhất sinh được cứu sống nhờ huyết thanh kháng nọc rắn Từ khi thành lập đến nay,Trung tâm đã chữa trị cho rất nhiều người bị rắn cắn, không có trường hợp nào tửvong Để lấy huyết thanh rắn là cả một kỳ công, mỗi lần lấy nọc rắn chỉ từ 1 đến 2giọt nọc/con Mỗi năm, một con rắn chỉ cho khoảng mười mấy giọt nọc đọc 10gram nọc rắn có thể điều chế một lượng huyết thanh đủ phục vụ nhu cầu cả nướctrong 1 năm Tuy nhiên, chỉ với 1gram nọc rắn là có thể giết chết 165 người vớitrọng lượng trung bình 60kg/người!

Tại trại rắn còn có khu vực bảo tàng trưng bày các loại rắn, được Trung tâm sách

kỷ lục Việt Nam xác nhận là Bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam, nơi lưu giữnhiều loài rắn nhất Việt Nam với hơn 40 loài rắn đặc trưng ở ĐBSCL Trong đó,đáng kể nhất là rắn hổ chúa 17 tuổi, dài 4,2m,

nặng 18kg

Hình ảnh cá nhân tại khu vực Bảo tàng trưng

bày thuộc Trại rắn Đồng Tâm

LÀNG HOA SA ĐÉC

Làng hoa Sa Đéc khởi nguyên là Làng

hoa Tân Quy Đông, là làng nghề truyền

thống hơn 100 năm tuổi Làng hoa Sa

Đéc có địa chỉ tại xã Tân Quy Đông,

thuộc Thành phố Sa Đéc –tỉnh Đồng

Tháp

Trang 7

Hình ảnh tập thể lớp DLD1201 chụp tại Làng hoa Sa Đéc

Đặc điểm chính của làng hoa Sa Đéc

-Đến nay, tổng diện tích trồng hoa là hơn 500 ha, với trên 2.300 hộ dân, hơn2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vựa hoa kiểng lớn nhấtvùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và cả nước nói riêng

Lúc ban đầu, làng hoa chỉ kinh doanh theo hình thức hộ gia đình, “cha truyền connối” là chủ yếu, chất lượng các sản phẩm và nguồn đầu tư còn hạn chế Sau này,khi có định hướng phát triển làng hoa theo các tiêu chuẩn định sẵn thì các hộ dânmới dần áp dụng khoa học –kĩ thuật vào trong sản xuất, canh tác cũng như tạo ra

và nhập thêm các chủng loại mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo nên thươnghiệu riêng cho làng hoa Sa Đéc Nhờ thế, làng hoa Sa Đéc từng bước phát triển vàtrở thành điểm du lịch chính khi đến với tỉnh Đồng Tháp cũng như khu vực Đồngbằng sông Cửu Long, tạo nên sức hút riêng đối với khách du lịch

-Điểm khác biệt của làng hoa Sa Đéc là hoa được trồng trên các giàn cao, phíadưới là nguồn nước được dẫn từ các con rạch chảy vào bởi vì khu vực làng hoanằm ở địa hình trũng thấp nên phương pháp trồng như vậy sẽ tránh ảnh hưởng củathời tiết và lũ lụt gây thiệt hại lên cây trồng Ngoài ra, một điểm khác biệt nữa là ởđây, người dân sẽ bán cả chậu và cây chứ không bán cắt cành, riêng lẻ như một sốlàng hoa khác trên cả nước để đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như giữ được độ tươicho cây cảnh lâu hơn khi vận chuyển Làng hoa Sa Đéc có một số loại hoa tiêubiểu như: cúc mâm xôi, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, hoa mười giờ, đạiphú,… có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao

Ðể Làng hoa Sa Ðéc tiếp tục thu hút du khách hiệu quả, cần chú trọng công tácbảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của làng hoa như giữ hồn chợ hoa trênbến dưới thuyền ngày Tết, lễ hội đình làng, thiết kế những sản phẩm và thươnghiệu riêng để du khách có thể làm

quà và giới thiệu hình ảnh về con

người hiếu khách, cây kiểng đa dạng

chủng loại đến với mọi người dân

trong và ngoài nước Khi được đến

tham quan học tập tại làng hoa Sa

Đéc, em cảm thấy rất thú vị và muốn

tìm tòi khám phá bởi sự đa dạng

trong các loại cây trồng tại đây, cũng

như biết thêm về cách thức hoạt

Trang 8

động và canh tác của người dân khi hàng năm phải chống chịu với những cơn lũ từđầu nguồn sông Mekong đổ về hạ nguồn Từ đó biết thêm về cách thức con ngườichung sống với thiên nhiên một cách hài hòa và xây dựng kinh tế trên những điềukiện khó khăn nhưng người dân vẫn biết cách vượt qua nó.

Hình ảnh cá nhân chụp tại khu Vườn hồng Tri Tôn thuộc Làng hoa Sa Đéc

Ngày 2: TP Châu Đốc –TP Hà Tiên

Sáng: Trả phòng, dùng điểm tâm Khởi hành đi tham quan Rừng tràm Trà Sư với

hệ sinh thái rừng tràm độc đáo, được xem là lá phổi của vùng Thất Sơn

Tiếp tục hành trình, tham quan Khu du lịch Núi Cấm bằng hệ thống cáp treo Dùngcơm trưa

Chiều: Khởi hành về Hà Tiên, tham quan học tập tại Khu di tích Lăng mộ dòng

họ Mạc, những người có công trong việc khai phá đất Hà Tiên xưa

Trang 9

Đặc điểm chính của Rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư hiện nay được công nhận là rừng đặc dụng - bảo vệ cảnh quan

và nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia, có giá trị về tài nguyên du lịch tựnhiên và nhân văn rất phong phú và tiềm năng phát triển lớn trong tương lai Bởi vì phát triển theo hướng khu du lịch sinh thái nên cảnh quan nơi đây cũng đãphần nào bị thay đổi, tuy nhiên vẫn giữ nguyên trạng về hệ sinh thái vốn có của nó,nhất là khu vực cho các loài chim di cư theo mùa về tạo nên nét đặc trưng riêngcho Rừng Tràm Khi đến tham quan rừng tràm Trà Sư, chúng em được trải nghiệm

2 hình thức tham quan là đi bằng xuồng chèo tay và thuyền máy để có thể ghi lại

và ngắm nhìn hệ sinh thái của rừng tràm Trà Sư một cách chân thực và gần gũinhất Chúng em được quan sát một số loài chim điển hình ở đây như: Chíp Cồ, Cò,Còng Cọc,…

Hình ảnh tập thể của lớp DLD1201 khi đi

xuồng máy và chèo tay tại Rừng tràm Trà

Khi đi tham quan 1 vòng tại Rừng tràm Trà Sư, cảm nhận ở đây là khí hậu rất mát

mẻ và trong lành do bao phủ bởi cây cối và nguồn nước dồi dào Ngoài ra, có thểthấy cây phổ biến nhất ở vùng này là cây tràm –một loài cây sống trong vùng ngậpnước, đất phèn rất thích hợp để sinh trưởng và phát triển ở đây Một điểm đáng chú

ý nữa là toàn bộ mặt nước được bao phủ mởi một màu nước đục do đây đang làthời điểm nước lũ đổ về mang theo nhiều vật chất nên nước đổi màu như vậy, mặtkhác xuất hiện các bọt khí li ti trôi nổi là do quá trình trao đổi chất tạo thành Thựcvật chủ yếu trên mặt nước là bèo tai tượng phủ kín một khu vực rộng lớn, tạo thànhmột màu xanh mát khi đi vào rừng tràm

Trang 10

Địa điểm tham quan tiếp theo là cây cầu tình yêu được bố trí dọc 2 bên khu rừngtràm tạo nên cảnh quan thơ mộng thu hút du khách check-in chụp ảnh và lưu lạinhững kỉ niệm tại đây Tiếp đến là khu vực đài quan sát tại rừng tràm Trà Sư vớikính viễn vọng có tầm nhìn bao quát 25km nhìn tổng thể khu vực rừng Tràm cũngnhư vùng ven về các hoạt động sinh sống của người dân xung quanh.

Ý nghĩa về mặt tự nhiên và kinh tế -xã hội của Rừng tràm Trà Sư

 Về tự nhiên:

Rừng Tràm Trà Sư có tác dụng rất quan trọng đối với môi trường nước và điềuhòa khí hậu cho cả vùng Bảy Núi Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của đại học

An Giang, rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của 70 loài chim, cò, trong đó có hai loài

có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” là cò lạo Ấn Độ (Giang Sen) và cò cổ rắn (ĐiêngĐiểng)

Hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư cũng rất phong phú với 22 loài bò sát, 11 loài thú,

23 loài thủy sản, trong đó có 2 loài có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơtuyệt chủng là cá trê trắng và cá còm Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràmTrà Sư còn rất đa dạng về thực vật với 140 loài thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó cógần 80 loài dược liệu

 Về kinh tế -xã hội: Tỉnh An

Giang đã quy hoạch kết hợp lễ hội cổ

truyền trong vùng gắn với du lịch tham

quan làng nghề truyền thống làm đa dạng

thêm sản phẩm du lịch Hàng năm, khu

Tỉnh An Giang đang mời gọi đầu tư phát

triển khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư nhằm phát huy những giá trị của hệsinh thái ngập nước phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân, tạo thêmngành nghề, giải quyết lao động việc làm và thu nhập cho cư dân địa phương, gópphần đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững

KHU DU LỊCH NÚI CẤM

Khu Du lịch Núi Cấm có địa chỉ tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang,nằm trong vùng Thất sơn hùng vĩ được mệnh danh là nóc nhà của đồng bằng sôngCửu Long Khu du lịch Núi Cấm kết hợp giữa khai thác du lịch tâm linh, nghỉ

Trang 11

dưỡng và vui chơi giải trí để thu hút du khách Núi Cấm An Giang là ngọn núi caonhất của khu vực miền Tây Nam Bộ với độ cao 716m so với mực nước biển.

Đặc điểm của khu du lịch Núi Cấm

Khu Du lịch có tuyến cáp treo được xây dựng để lên đến đỉnh núi Cấm có chiềudài toàn tuyến là 3,5 km, với 02 nhà ga, gồm 16 trụ tháp chính, thời gian đi cáptreo khoảng 15 phút Việc di chuyển bằng cáp treo mang lại cảm giác thích thúcũng như có thể ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên thay đổi ra sao từ chân núi đếnđỉnh núi Nhiệt độ tại chân núi khoảng 29độ C nhưng khi lên đến đỉnh núi chỉ cònlại 24-25độ C do càng lên cao nhiệt độ càng giảm tạo cảm giác se lạnh, vì thế núiCấm được nhiều người ví là “Đà Lạt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long”

Ảnh chụp cá nhân trải nghiệm đi cáp treo khu du lịch Núi Cấm

Sau khi di chuyển bằng cáp treo, địa điểm tham quan đầu tiên là thiền viên chùaPhật lớn nằm ngay cạnh bờ hồ Chùa có độ cao 562m so với mực nước biển Trongchùa có hai bài thơ, một bài bằng chữ Hán và một bài bằng chữ quốc ngữ Chùa

còn có một tượng phật bằng đồng cao 2,2 m,nặng 2,5 tấn và tòa sen 0,9 m do nhóm nghệnhân thành phố Huế thi công Trong khuônviên rộng 3 ha, nhiều cây cổ thụ quý trên

100 năm tuổi tỏa bóng quanh năm càng tônthêm nét cổ kính và trầm mặc cho ngôichùa

Ngôi chùa tiếp theo trên chuyến hành trình

ở núi Cấm là chùa Phật Lớn đi men theo conđường bộ với nhiều bậc thang lên xuống

Trang 12

khác nhau Chùa được xây dựng vào năm 1912, chùa sở hữu công trình kiến trúcTượng Phật Di Lặc rất lớn, cao 33.6 mét nên mới được gọi là chùa Phật Lớn.Tượng phật Di Lặc ở chùa Phật Lớn còn được sách Kỉ Lục Việt Nam ghi nhận làtượng Di Lặc lớn nhất Việt Nam.

Ảnh chụp cá nhân tại Tượng phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm

Vì là trên đỉnh núi nên xung quanh Tượng phật Di Lặc có mây mù bao phủ vàmưa phùn tạo cảm giác hùng vĩ và trang nghiêm khi đến với núi Cấm Sau đó đoàntham quan tiếp tại khu vực hồ Thủy Liêm là khu vực hồ nước ngọt được dùng đểtích trữ nước và là nguồn nước sinh hoạt quan trọng cho người dân ở đây Hồ cósức chứa khoảng 300.000m nước Xung quanh hồ được trồng hoa và bắc cầu tạo3cảnh quan tuyệt đẹp

Sau đó, chúng em di chuyển qua bên kia hồ để vào chùa Vạn Linh Chùa VạnLinh còn có tên gọi khác là chùa Lá được Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơnnăm 1927, ban đầu được dựng đơn sơ chỉ là một ngôi tự bằng tranh Năm 1995,chùa được thiết kế, xây mới theo lối kiến trúc cổ truyền phương Đông, nổi bật nhất

là ba ngọn tháp uy nghi, trầm mặc, được đặt tại ba vị trí khác nhau ở phía trướctiền đường, đó là: tháp Quan Âm 9 tầng cao hơn 35m (ở chính giữa), tháp Hoàthượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quang 3 tầng (ở bên phải) và tháp chuông 9 tầngvới quả đại Hồng chung nặng 1,2 tấn (ở bên trái) Kết thúc chuyến hành trình tạikhu du lịch Núi Cấm, em đã có dịp quan sát thực tế về địa chất và địa hình khu vực

An Giang cũng như trải nghiệm về các loại hình tâm linh cho thấy Núi Cấm cònnhiều tiềm năng để phát triển và thu hút khách du lịch Đồng thời phải gắn pháttriển du lịch với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế -nâng cao thu nhập của đờisống người dân trong vùng là nhiệm vụ trọng tâm

KHU DI TÍCH LĂNG MỘ DÒNG HỌ MẠC

Khu di tích lăng mộ dòng họ Mạc tọa lạc tại đường Mạc Cửu, dưới chân núi Bình

San, phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Đây là nơi thờ tự củadòng họ Mạc sinh sống tại khu vực Hà Tiên Tổng trấn Mạc Cửu là người đã cócông khai phá và phát triển vùng đất Hà Tiên từ hơn 300 năm trước Mạc Cửu vốn

là người Quảng Châu nhưng tới các nước Đông Nam Á để buôn bán Khi tới vùngđất Hà Tiên vào năm 1680 ông đã xây dựng và phát triển nơi đây có diện mạo nhưhiện nay

Kiến trúc của khi di tích

Trang 13

Lăng mộ Mạc Cửu được xây dựng theo thế phong thủy, với mặt hướng ra biển vàlưng tựa núi Khu vực hai bên tượng Mạc Cửu được đặt hai vị tướng vô cùng oaiphong đang canh giữ Khu di tích lăng Mạc Cửu ở Hà Tiên được thiết kế đặc trưngvới kiến trúc Á Đông, gồm hai phần là: Khu lăng mộ và khu điện thờ Trong đó,phần mặt tiền của lăng Mạc Cửu có hướng Đông và thế tựa vào vách núi vữngchắc Khu vực trước cửa lăng là hồ lớn được trồng hoa sen Bên trong là cổng lăng

có khoảng sân rộng rãi và đối diện là đền thờ Mạc Cửu Toàn bộ lăng có thiết kế

vô cùng trang nghiêm, cổ kính và thanh tịnh Khu chánh điện của lăng Mạc Cửuđặt tấm biển thờ có ghi dòng chữ "Khai trấn trụ quốc" Trên vách của lăng hiện vẫnlưu giữ những dấu tích về bài thơ trong Hà Tiên thập vịnh

Điều ấn tượng đầu tiên khi ghé thăm lăng Mạc Cửu đó chính là không gian thiênnhiên thanh tịnh và bầu không khí mát mẻ, trong lành Toàn bộ khu di tích đượctrồng nhiều cây xanh cổ thụ tỏa bóng mát Khi di chuyển vào bên trong lăng, bênphải là nhà tiền hiền thờ những người từng tới Hà Tiên trước ông Mạc Cửu Bêntrái lăng là nhà hậu tiền thờ những người tới sau ông Khu vực chính điện là bànthờ ông với bên trái thờ các phu

nhân họ Mạc và bên phải là các

văn võ, bá quan trong triều Toàn

bộ không gian lăng trở lên cổ kính

và tĩnh mịch

Hình ảnh cổng vào khu di tích

Ngày 3: TP Hà Tiên –TP Cà Mau

Sáng: Trả phòng, dùng điểm tâm Khởi hành tham quan học tập tại Hang MoSo

và Khu du lịch Hòn Phụ Tử - chùa Hang Di chuyển đến thành phố Rạch Giá dùngcơm trưa

Chiều: Học tập, tìm hiểu hệ sinh thái trên đất than bùn tại Vườn quốc gia U Minh

Thượng Di chuyển đến thành phố Cà Mau, nhận phòng khách sạn, dùng cơm chiều Tối: Tự do khám phá thành phố Cà Mau về đêm

HANG MOSO

Trang 14

Hang MoSo theo tiếng Khmer có nghĩa là đá trắng, nằm cách Hà Tiên 27km vềphía Tây Nam, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang Đoàn cóchuyến hành trình di chuyển về khu vực Hòn Chông – Bình An – Hòn Phụ Tử, đếngần Nhà máy xi-măng Holcim sẽ có một con đường nhựa nhỏ, phẳng trải dàikhoảng 5 km dẫn vào cửa hang Mo So Trên đoạn đường di chuyển đến hangMoSo khá khó khăn vì đang vào mùa mưa nên đường xá bị hư hỏng, xuống cấpkhá nhiều cộng với triều cường lên cao nên đoàn chúng em phải di chuyển từ sớm

để kịp lịch trình đề ra

Cấu trúc địa chất hang MoSo

Khu vực trần hang bị bào mòn bởi tác

động của sóng biển _cá nhân tự chụp

Ảnh chụp cá nhân tại hang MoSo

Núi Mo So có hình vành khăn, thấp, ở giữa có một thung lũng nhỏ rộng hơn2.000m2 với cây cối tốt tươi Theo các nhà nghiên cứu khoa học, địa chất, nhữnghang động ở đây được hình thành do bị xâm thực hàng triệu năm trước khi vùngđất này còn chìm dưới mực nước biển Theo thời gian nước biển cùng với sóng xâm thực xoáy sâu vào chân núi tạo thành nhiều hang động Sự tác động liên tục vàkéo dài đã tạo ra những quần thể hang động khác nhau, lòng hang trông rất kỳ lạ và

đa dạng nhưng thường có hình bầu dục, bóng loáng với không gian rộng rãi Hang MoSo là dạng cấu trúc địa chất đặc trưng cho khu vực Hà Tiên-Kiên Lươngkhi đây là dạng địa hình núi sót với độ cao không quá 100m, phân bố rải rác trêncác đồng bằng Hệ thống carư (đá tai mèo) có hình dáng như những mũi mác, mũichông có kích thước khác nhau rất phát triển trên bề mặt của hầu hết các núi; thunglũng karst, phễu karst cũng được quan sát thấy ở núi Mo So… Đây là những dạng

Trang 15

địa hình đặc trưng cho địa hình karst và đặc trưng cho cảnh quan địa mạo karstnhiệt đới điển hình.

Đến thăm hang Moso vào mùa nước lũ, chúng em đã được cô Hường và thầy Việtdặn nên mang dép và sandal để thuận tiện di chuyển và không bị ướt khi mực nướctại đây đang dâng cao do ảnh hưởng bởi mưa lớn và nước thủy triều lên xuốngtrong tháng Theo lối mòn ngay chân núi là đường dẫn vào hang, bên trong vàomùa mưa thường có nước đọng lại gây ngập nên người ta cho đặt những chiếc cầu

gỗ tại những vị trí trũng thấp, có độ sâu nguy hiểm để du khách có thể di chuyển vàtham quan bên trong hang MoSo được thuận lợi và an toàn hơn Tuy nhiên, một số

vị trí trong hang bị khuất và khá khó đi do nước trơn trợt, vách đá san sát nhau nên

có thể gây nguy hiểm nếu không chú ý và nên đi thành đoàn để dễ quan sát và địnhhướng đường đi cho chuẩn xác nhất

Trên quãng đường di chuyển, quan sát thấy trên vách đá dựng đứng có nhiều thạchnhũ, từng ngõ ngách vẫn còn lưu lại những dấu tích của một thời hoang dã như vỏ sòbám trên vách hang là nơi đã từng nằm dưới biển hàng triệu năm trước Với khônggian thông thoáng, du khách có thể đứng ngắm mây trời lồng lộng và nghe những âmthanh là lạ được tạo ra từ tiếng gió

mạng trong kháng chiến như: hang Huyện

Đội, hang Quân Y, hang Kinh Tài, hang

Điện Đài, hang Nước… thông với nhau, có

chỗ hang chỉ vừa một người lách qua, có

chỗ hang phình ra rộng rãi như căn nhà lớn

đủ sức chứa hàng ngàn người

Người ta ví quần thể hang động núi Moso

như Vịnh Hạ Long thu nhỏ Đến với Moso,

du khách sẽ được thưởng ngoạn một “tiên

cảnh” huyền ảo và trải lòng mình với thiên

nhiên kỳ thú

e

liên quan đến địa chất và địa hình khu vực Hà Tiên –Kiên Giang, đặc biệt nhất làchiêm ngưỡng cảnh quan núi sót cũng như địa hình karst mà khi học ở trường lớpchỉ được nhìn thấy qua sách vở nên em cảm thấy rất ấn tượng cũng như cho thấythiên nhiên thật kì thú, đa dạng khi có thể tạo ra nhiều hang động với cấu trúc phứctạp và biến đổi liên tục trong suốt chiều dài lịch sử

Tập thể lớp DLD1201 tại hang MoSo

Trang 16

KHU DU LỊCH HÒN PHỤ TỬ -CHÙA HANG

Đặc điểm của khu du lịch

 Chùa Hang: Chùa Hang hay còn gọi là chùa Hải Sơn là một ngôi “Phật

động” nổi tiếng, nằm dưới chân núi An Hải Sơn, sâu 40m trong hang đá tự nhiên,cửa chính của chùa quay mặt vào đất liền, cửa sau thông ra biển Tương truyềnrằng, công chúa Ngọc Tuyền – em gái của chúa Nguyễn Ánh đã mất tại hang độngnày trong khi trốn nghĩa quân Tây Sơn Về sau, để tưởng nhớ em gái, Nguyễn Ánh

đã cho dựng chùa trong hang để thờ phụng Từ đó chùa mang tên là Chùa Hang.Trước sân Chùa Hang có đặt một tượng Phật Di Lặc nặng 22 tấn bằng đá NonNước, được đưa về từ Đà Nẵng Đi sâu vào bên trong, Chùa Hang được bao phủ bởinhững hang động đá vôi, cùng với đó là những khối thạch nhũ mang nhiều hìnhdạng khác nhau, ngoài ra chúng ta sẽ còn nghe tiếng nước chảy róc rách từ trầnhang nhỏ giọt xuống tạo nên khung cảnh huyền bí Đi đến cuối chùa Hang sẽ làđoạn đường dẫn ra Hòn Phụ Tử, một trong những điểm tham quan thắng cảnh nổitiếng tại tỉnh Kiên Giang khi đến đây

Ngày đăng: 27/11/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w