TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 77 PHÂN TÍCHCÁCNHÂNTỐẢNHHƯỞNG PHÁT TRIỂNBỀNVỮNGKHAITHÁCTHỦYSẢNVÙNGDUYÊNHẢINAMTRUNGBỘ AN ANALYSIS ON SEVERAL FACTORS INFLUENCING SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN THE FISHING SECTOR OF THE SOUTHERN CENTRAL COASTAL AREAS OF VIETNAM Phan Thị Dung Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Pháttriểnbềnvững trên nền tảng tăng trưởng kinh tế, pháttriển xã hội và bảo vệ môi trường là đòi hỏi tất yếu trong quá trình pháttriểncác ngành và vùng. Bài viết này tập trung luận giải những yếu tố tác động của điều kiện tự nhiên, lao động và tổ chức sản xuất trên tàu cá, quản lý Nhà nước, các đặc trưng kỹ thuật tàu thuyền, các đặc trưng về ng ư cụ cũng như thị trường đến pháttriểnkhaithácthủysảnvùngduyênhảiNamTrung bộ. Trên cơ sở đó đề xuất một số gợi ý quản lý nhằm pháttriểnkhaithácthủysản trong vùng theo hướngbềnvững như là: Quản lý cấp Giấy phép khai thác, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ; quản lý việc đóng mới tàu thuyền; đầu tư thiết bị và kỹ thuật khai thác. ABSTRACT Sustainable development on the basis of economic development, social development and environmental protection requires a process of industrial and regional development. This paper is concerned with a number of key issues such as natural conditions, fisherman and production organization, State management, characteristics of fishing vessels, fishing equipments and markets and fishing development of the Southern Central coastal areas of Vietnam. Based on this research, some orientations for management of sustainable fishing development in this area such as fishing license management, skilled workers training new boat building management, fishing and technological equipment investment have been suggested in this article. Keywords: sustainable development, fishing, fisherman 1. Đặt vấn đề VùngduyênhảiNamTrungBộ (Đà Nẵng đến Khánh Hòa) nghề khaithácthủysản (KTTS) đã gắn bó lâu đời với ngư dân ven biển, là một trong những cái nôi đầu tiên của nghề câu cá ngừ đại dương với sản lượng trên 10 ngàn tấn/năm. Năm 2000 số lượng tàu thuyền của vùng trên 21 ngàn chiếc với công suất trên 588 ngàn CV, đến năm 2007 đã trên 26 ngàn chiếc với công suất trên 939 ngàn CV và đạt sản lượng khaithác gần 400 ngàn tấn 0. Sự pháttriển KTTS đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, giải quyết lượng lớn lao động và có ý nghĩa trong việc bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Sự tăng nhanh số lượng tàu thuyền một cách ồ ạt không theo qui hoạch, khaithác không tính đến yếu tố môi trường, tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác, sự mất trật tự trên biển… vẫn thường xuyên xảy ra ở vùng DHNTB. Nhiều tàu thuyền được đầu tư không TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 78 đồng bộ về máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật khaithác cũng như trình độ của thuỷ thủ, vốn phải vay với lãi suất cao làm cho hiệu quả hoạt động không như mong muốn, bên cạnh đó, đời sống ngư dân phụ thuộc rất lớn vào biển cả, trình độ văn hóa thấp, gia đình đông con là một trong những rào cản lớn cho việc pháttriểnkhaithácbền vững. Khaithácthủysản Việt Nam hiện nay vẫn theo quan điểm tiếp cận mở, sự pháttriển của nó chịu tác động của nhiều nhântố như điều kiện tự nhiên, cách thức quản lý nguồn lợi cũng như môi trường xã hội. Phântích và đánh giá được các nhântốảnhhưởng đến phát triểnkhaithác làm cơ sở đưa ra các định hướngpháttriển đúng đắn cho KTTS nói riêng và ngành Thủysản nói chung 2. Phương pháp nghiên cứu Số liệu thứ cấp: Thu thập và tham khảo các kết quả điều tra, đề tài nghiên cứu, viện, trường, niên giám thống kê từ năm 2000- 2007. Số liệu sơ cấp: trực tiếp điều tra tàu câu tỉnh Phú Yên, tàu lưới rê và lưới kéo đơn thành phố Nha Trang, mẫu được chọn dựa theo cơ cấu công suất, phỏng vấn trực tiếp chủ tàu lúc không mùa vụ và tuần trăng. Phương pháp phân tích: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh để đánh giá thực trạng ảnhhưởng của cácnhântố đến pháttriểnkhaithácthủysản trong vùngduyênhảiNamTrung bộ. 3. Kết quả nghiên cứu Thứ nhất, Ảnhhưởng của đặc điểm tự nhiên đến pháttriển KTTS Địa hình có độ dốc cao thuận tiện ra khơi Vùng DHNTB gồm các tỉnh nằm sát biển, đồng bằng nhỏ bé, địa hình dạng bãi biển với bãi triều mài mòn, bãi biển tích tụ sóng, bờ biển có độ dốc lớn. Do đặc điểm địa hình như vậy nên dân cư ở đây chủ yếu sống phụ thuộc vào biển, làm nghề KTTS. Bờ biển có độ dốc lớn thuận lợi cho việc ra khơi của các nghề lộng và nghề khơi, tiết kiệm chi phí di chuyển đến ngư trường trong vùng và ngược lại. Khí hậu, thủy triều tương đối thuận lợi cho KTTS Càng vào trong nhiệt độ càng ấm hơn và nhiệt độ cao hơn cácvùng phía bắc, trung bình số giờ nắng cao (14giờ/ngày), chiều hướng nhiệt độ tăng dần từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, ảnhhưởng đến hoạt động khai thác, một số tàu ngư dân đã tận dụng điều kiện này sản xuất các mặt hàng khô trên biển với chất lượng cao như mực khô, cá khô, ruốc khô… Chế độ thủy triều khá phức tạp bao gồm nhiều tính chất thủy triều khác nhau: Nhật triều không đều, bán nhật triều đều, bán nhật triều không đều với biên độ thay đổi đáng kể, cản trở cho việc ra vào cảng của các tàu thuyền, đặc biệt ở cácvùng DHNTB có bãi ngang, bãi bồi, nhiều tàu bị mắc cạn trong quá trình ra vào cảng. Chính vì vậy công tác nạo vét, khơi thông các cửa sông là một trong các quan tâm của ngư dân khi ra vào cảng. TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 79 Bão và áp thấp thường xảy ra ảnhhưởngpháttriểnkhaithác Theo tài liệu thống kê, hằng nămbão thường xảy ra vào tháng 10÷11 ở vùng Đà Nẵng đến Bình Định, tháng 10÷12 ở vùng Phú Yên đến Khánh Hòa. Để hoạt động khaithácpháttriển tốt công tác dự báo thời tiết tác động lớn đến hoạt động này cũng như các phương tiện thông tin đối với các tàu khaithác là vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho người cũng như tàu thuyền. Chiến lược pháttriển KTTS cần định hướng đầu tư đồng bộ cả tàu thuyền, các thiết bị an toàn trên biển cùng kỹ thuật khaithác và con người nhằm nâng cao hiệu quả khaithácbên cạnh định hướng tàu hiện đại. Vùng DHNTB là nơi có mật độ bão và áp thấp nhiệt đới cao nên vào những mùa này ngư dân muốn khaithác đều phải di chuyển ngư trường. Số liệu điều tra về ngư trường khaithác của nghề câu ở Phú Yên, nghề rê ở Khánh Hòa, cho thấy đầu mùa họ thường khaithác ở phía Bắc, cuối mùa khaithác ở phía Nam, nhiều khi sang ngư trường của Thái Lan, Indonesia, Philippin… để khai thác. Do phải di chuyển ngư trường, chi phí cho việc đi lại tốn kém, các cảng cập bến thường hay bị ép giá nên một phần nào ảnhhưởng đến hiệu quả. Một số ngư dân chọn việc cập cảng tại cảng xuất phát để giảm được hiện tượng ép giá, tuy nhiên lại chịu ảnhhưởng thời gian di chuyển, tốn nhiều chi phí và chất lượng sản phẩm giảm cấp. Vấn đề này cần được xem xét trên cơ sở tổ chức sản xuất cho ngư dân để đảm bảo hiệu quả kinh doanh chung của ngành Thủy sản. Ngoài ra, cần quan tâm tình trạng ngư dân đi khaithác dài ngày xa gia đình nên khó quản lý gia đình và bản thân. Nguồn lợi đa dạng về chủng loại Theo tài liệu điều tra nguồn lợi, số lượng loài thủysản biển Việt Nam nói chung và biển miền Trung nói riêng rất phong phú về chủng loại. Tổng số loài trong toàn bộvùng biển Việt Nam là trên 2000 loài, trong đó vùng biển miền Trung là 546 loài, giữa biển Đông là 270 loài nhưng tỷ trọng các loài không cao. Đường bờ biển dài khoảng 800 km kéo dài từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, khaitháccác loài cá nổi pháttriển chủ yếu ở các thềm lục địa dốc thuộc biển miền Trung và vùng biển Đông Việt Nam. Vùng biển miền Trung với trữ lượng là 1.092.150 tấn (chiếm 26,9%), khả năng khaithác cho phép là 486.860 tấn (chiếm 27,19%). Tổng sản lượng đánh bắt 2.063.766 tấn thủysản (trong đó hảisản đạt 1.864.300 tấn) trong năm 2007, đã vượt xa mức sản lượng khaithácbềnvững hàng năm của nguồn lợi, phần lớn sản lượng khaithác này (khoảng 84%) tập trung chủ yếu ở cácvùng nước gần bờ 0. Ngư trường khaithác thường xuyên thay đổi Vùng DHNTB nguồn lợi gần bờ và gần các đảo với độ sâu mức nước khoảng 200m, nghề lưới kéo chỉ có vụ Nam với các ngư trường gần bờ, nghề câu vàng có cả hai vụ với ngư trường từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, tuy nhiên năng suất khaithác vụ Namcao hơn vụ Bắc. Nghề lưới rê có cả hai vụ, tuy nhiên ở vụ Bắc thì ngư trường tập trung ở miền Trung hơn là vụ Nam đồng thời với nó là năng suất đánh bắt vụ Bắc cao hơn vụ Nam. Tuy đánh bắt ở cả hai vụ Nam và Bắc nhưng vùng biển miền Trung có năng suất thấp hơn miền Đông và Tây Nam Bộ. Các ngư trường xa bờ có khả năng cho năng suất TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 80 khaitháccao hơn gần bờ. Do phânbố năng suất các vụ khaithác khác nhau nên các tàu thường xuyên phải di chuyển ngư trường về phía Bắc hoặc phía Nam 0 . Thứ hai, Ảnhhưởng của lao động và tổ chức sản xuất đến pháttriển KTTS Dân cư đa phần có mức thu nhập bình quân thấp, nhưng cần cù chịu khó và rất yêu biển. Theo kết quả điều tra của tác giả, có tới 95% thuyền trưởng đều xuất thân từ dạng cha truyền con nối, phần còn lại tuy không có nguồn gốc là nghề biển nhưng khi lập gia đình là nghề biển cũng được gia đình vợ truyền lại. Nguồn thu nhập của gia đình ngư dân từ biển chiếm chủ yếu, có tới 95% cuộc sống phụ thuộc 100% từ KTTS. Chỉ có 5% có thu nhập từ nghề phụ (buôn bán nhỏ, làm bánh tráng, đan vá lưới…). Đời sống của ngư dân quá phụ thuộc vào biển nên khi chuyển đổi nghề nghiệp hoặc định hướngpháttriểnkhaithác theo quan điểm bềnvững phải tính đến sự chuyển đổi sinh kế cho họ và những người trong gia đình. Bên cạnh đó, trình độ học vấn nói chung trong tàu rất thấp, có người chưa đi học, tỷ lệ học vấn tiểu học của thủy thủ rất nhiều (82%), thuyền trưởng (28%). Điều này hạn chế đến khả năng tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng như ý thức bảo vệ môi trường. Tổ chức sản xuất trên biển tự phát, các tàu chưa thật sự liên kết với làm giảm hiệu quả khai thác, bên cạnh đó, trình độ tổ chức quản lý trên các tàu còn bất cập, chưa tạo được sự gắn bócácthủy thủ với chủ tàu, trình độ thuyền viên chưa được đào tạo… là một trong cácnhântốảnhhưởng PTBV trong KTTS. Thứ ba, Ảnhhưởng của đặc trưng kỹ thuật tàu thuyền đến pháttriển KTTS Các tàu trong vùng DHNTB đều được đóng bằng vỏ gỗ, khó khăn cho việc pháttriểnkhaithác xa bờ, ảnhhưởng đến thời gian bám biển khi có các sự cố về thời tiết, mức độ an toàn không cao. Máy tàu đa phần là máy Nhật, Mỹ, số tàu lắp máy đã qua sử dụng gần 90%, việc sử dụng máy cũ đã tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu nhưng chi phí nhiên liệu cao, mức độ an toàn trên biển thấp do sự cố hỏng máy hay gặp phải. Đa phầncác tàu có trang bị các thiết bị hàng hải nhưng mức độ không đồng đều, 100% có la bàn, 90% có trang bị máy bộ đàm tầm ngắn liên lạc giữa các tàu với nhau, 15% có trang bị máy bộ đàm liên lạc tầm xa giữa các tàu và với bờ, một số nhỏ có trang bị hệ thống định vị vệ tinh. Một số tàu nghề lưới kéo, câu, rê, vây đã có trang bị máy tời thu và thả lưới nhưng nhìn chung còn thô sơ, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, lao động trên tàu chủ yếu vẫn là thủ công. Các đặc trưng kỹ thuật tàu vùng DHNTB nhìn chung còn lạc hậu, mức đầu tư thấp và không đồng bộ, tàu thuyền công suất thấp (bình quân 36CV/chiếc trong năm 2007) tác động làm giảm hiệu quả khai thác. Thứ tư, Ảnhhưởng của ngư cụ đến pháttriển KTTS Ngư trường và nguồn lợi thay đổi là một trong các nguyên nhân làm đa dạng hóa nghề KTTS vùng DHNTB, như: lưới kéo cá, câu tay, lưới kéo tôm, lưới cước, cản khơi, cản lộng, vây rút chì, đăng, câu cá ngừ đại dương, mành cá cơm, mành chuồn. Các tàu thường kiêm nghề: nghề chính và nghề phụ, chẳng hạn đối với nghề câu cá ngừ có thể thêm nghề câu mực. Ngư cụ cũng thay đổi theo từng mùa tùy thuộc vào khả năng chủ TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 81 tàu, sự đa dạng ngư cụ đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghề cá. Tuy nhiên, sự đa dạng không theo một định hướng nào, ngư dân sẵn sàng chuyển đổi nghề hoặc cải hoán nghề, nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý, làm ảnhhưởng đến công tác quản lý tàu thuyền, nghề cũng như bảo vệ nguồn lợi. Bảng 1 : Các họ nghề KTTS vùng DHNTB năm 2007 Đơn vị tính: Chiếc STT Địa phương Họ lưới kéo Họ lưới vây Họ lưới rê Họ câu Họ nghề khác Tổng cộng 1 Đà Nẵng 655 51 265 516 550 2.037 2 Quảng Nam 893 312 458 389 1.460 3.512 3 Quảng Ngãi 1.053 502 751 525 1.089 3.920 4 Bình Định 396 1.115 537 2.840 1.531 6.419 5 Phú Yên 583 195 1.486 795 1.271 4.330 6 Khánh Hòa 1.246 956 468 546 2.600 5.816 Tổng họ nghề 2007 4.826 3.131 3.965 5.611 8.501 26.034 Tổng họ nghề 2000 4.925 2.882 4.541 3.647 5.522 21.517 % cơ cấu nghề 2007 18,54 12,03 15,23 21,55 32,65 100,00 % cơ cấu nghề 2000 22,89 13,39 21,10 16,95 25,66 100,00 Tỷ lệ 2007/2000 97,99 108,64 87,32 153,85 153,95 120,00 (Nguồn: Cục và các Chi cục Khaithác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) Thông qua Bảng 1 cho thấy từ năm 2000 đến năm 2007 đã có sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu nghề khaithác ở vùng DHNTB, nghề câu đứng vị trí đầu với 5.611 chiếc (chiếm 21,55%) sau đó là họ nghề lưới kéo với 4.826 chiếc (chiếm 18,54%) và họ nghề lưới rê với 4.541 chiếc (chiếm 15,23%). So với cơ cấu chung của cả nước hiện nay thì nghề lưới kéo vẫn chiếm chủ yếu (36,3%) trong cơ cấu nghề khai thác. Sự chuyển dịch cơ cấu nghề theo hướng gia tăng nghề câu có thể lý giải bằng sự pháttriển nghề câu cá ngừ đại dương ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Thành phố Đà Nẵng có nghề lưới kéo pháttriển mạnh, trong khi đó Phú Yên và Quảng Nam thì nghề lưới rê có nhiều ngư dân đầu tư. Sự chuyển dịch theo hướngpháttriểncác nghề ít tác hại đến môi trường, các đối tượng khaithác có chọn lọc, ít ảnhhưởng đến cá con, đây là hướng đi đúng cần khuyến khích. Thứ năm, Ảnhhưởng của quản lý Nhà nước đến pháttriển KTTS Luật thủysản (năm 2003) đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng nhất đối với ngành Thủy sản, việc tham gia vào ngành đã có các ràng buộc nhất định. Các qui định TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 82 cụ thể trong Luật đã được triểnkhai thông qua các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, BộThủy sản, Bộ Tài chính. Các chính sách quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý đầu vào trong vùng DHNTB (Không được khaithác cá con, không khaithác ở cácvùng cấm, không được đóng các tàu nhỏ, không được sử dụng mắt lưới nhỏ…) làm cho số lượng tàu làm nghề thay đổi như lưới kéo giảm gần 3%, nghề vây tăng gần 9%, nghề câu tăng gần 60% (xem Bảng 1). Cơ cấu nghề khaithác đã có sự chuyển đổi đáng kể theo hướng ra xa bờ, gia tăng công suất bình quân/tàu, pháttriểncác nghề có khả năng bảo vệ nguồn lợi, hình thành được cáctổ chức nghề nghiệp, cáctrung tâm Khuyến ngư đã có các định hướngkhai thác. Số lượng tàu xa bờ cả nước năm 2000 là 13.500 chiếc, năm 2007 là 21.130 chiếc tăng 7.630 chiếc, tốc độ tăng bình quân mỗi năm tăng 6,6% (1090 chiếc). Vùng DHNTB năm 2000 có 4340 chiếc năm 2007 đã là 7797 tăng 3457 chiếc, bình quân mỗi năm tăng 494 chiếc. Như vậy số lượng tàu thuyền chỉ tăng có 2,6%/năm nhưng số lượng tàu xa bờ lại tăng 8,7%/năm, chứng tỏ ngư dân cũng như chính quyền quan tâm đến việc khaithác xa bờ hơn và điều đó có thể lý giải phần nào sự hấp dẫn của ngư trường xa bờ đồng thời khả năng khaithác gần bờ đến lúc bão hòa. 52,3 53,0 55,9 58,5 59,6 60,3 65,1 59,1 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 140,0 160,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Công suất (CV) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Số lượng tàu xa bờ (chiếc) Công suất BQ tàu xa bờ cả nước (CV/chiếc) Công suất BQ tàu xa bờvùng NTB (CV/chiếc) Số lượng tàu xa bờvùng NTB (chiếc) Hình 1: Số lượng và công suất bình quân tàu xa bờ 0 Thứ sáu, Ảnhhưởng của thị trường đối với pháttriển KTTS Ảnhhưởng của thị trường các yếu tố đầu vào đối với KTTS Thị trường các yếu tố đầu vào của KTTS bao gồm: Nhiên liệu, lương thực thực phẩm, nước đá, lao động… trong thời gian qua luôn luôn biến động mạnh. Chỉ số giá năm 2007 so năm 2000 của sản phẩm lương thực tăng 1,42 lầ n, thực phẩm 1,45 lần, giá dầu 2,70 lần (năm 2000 là 3.800 đồng/lít, năm 2007 là 10.250 đồng/lít) trong khi đó chỉ số giá bán sản phẩm thủysản chỉ tăng là 1,43 lần. Sự thay đổi chỉ số giá cả cácsản phẩm đầu vào đã tác động mạnh đến pháttriển KTTS đặc biệt là giá xăng dầu, một số tàu đã phải nằm bờ, một số ra khơi nhưng không dám tìm các ngư trường khơi để khai thác, hiệu quả khaithác giảm sút. Ảnhhưởng của gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủysản Sự gia tăng dân số ở Việt Nam và thế giới đẩy nhu cầu về thủysản tăng theo. Mức tiêu dùng sản phẩm thủysản ở Việt Nam được dự báo của FAO đến năm 2010 là TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 83 26,4kg/người/năm thấp hơn khu vực Đông Nam Á. Xu hướng người tiêu dùng hiện nay thích cácsản phẩm tươi sống. Nhu cầu cung cấp thực phẩm thủysản cho dân cư vùng DHNTB và cácvùng lân cận cũng như du khách rất cao nhưng nguồn cung từ nuôi trồng không đáng kể (chiếm từ 5-9% sản lượng thủy sản). Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng thích sản phẩm từ biển làm gia tăng áp lực và thúc đẩy khaithácthủysản quá mức. Giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn gia tăng từ 222 triệu USD (năm 2000) lên 410 triệu USD (năm 2007) với 65 cơ sở chế biến hàng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu… Các cơ sở chế biến thủysản xuất khẩu chủ yếu tập trung ở Khánh Hòa (44 cơ sở), Đà Nẵng (15 cơ sở), sản xuất các mặt hàng thủysản đông lạnh, thủysản khô và chỉ có 2 cơ sở sản xuất đồ hộp là Công ty TNHH Natfishco và chi nhánh Công ty Cổ phần Hạ Long (Khánh Hòa). Nguyên liệu dùng chế biến chủ yếu là cá, mực do khaithác và tôm do nuôi trồng cung cấp, ngoài ra một số cơ sở còn nhập nguyên liệu như công ty TNHH Hải Vương (Khánh Hòa), tình trạng thiếu nguyên liệu và hoạt động dưới mức công suất thiết kế (thậm chí dưới 50%) là phổ biến trong các cơ sở. Ngoài chế biến xuất khẩu còn các mặt hàng chế biến nội địa rất được thị trường trong nước ưa chuộng đã có thương hiệu như nước mắm Nha Trang, Nam Ô… Ngành chế biến cùng với nuôi trồng và khaithác đã đóng góp đáng kể cho kinh tế của vùng và tạo ra một số thương hiệu cho sản phẩm thủysản Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu gia tăng làm tăng giá bán, kích thích khaithácthủysản phục vụ cho nhu cầu chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, diện tích mặt nước nuôi trồng vùng DHNTB là 23.100 ha (chiếm 2,3% cả nước) sản lượng nuôi trồng chiếm khoảng 2% 0, vùng có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống, cá giống và có nhiều mô hình nuôi trên biển có hiệu quả: tôm hùm lồng, cá mú bè, trai lấy ngọc… Sự xuất hiện nhiều trang trại nuôi chuyên canh chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh cũng như các cơ sở sản xuất giống thủysản đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Sự pháttriển mạnh mẽ của nuôi thủysản tác động đến tăng cầu về thức ăn thủysản phục vụ nuôi, đặc biệt các loài cá nhỏ, giáp xác…thúc đẩy khaithác nghề lưới kéo đơn. Hoạt động nuôi trồng trong thời gian qua phát triể n mạnh, nhưng công tác qui hoạch và bảo vệ nguồn lợi chưa được thực hiện triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xảy ra nhiều: bệnh đốm trắng trên tôm sú, các bệnh khác trên tôm hùm, cá mú… là các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Một số vùng nuôi trên biển, chất thải rắn từ vỏ các loài giáp xác đe dọa nơi sinh sống các đối tượng thủy sản, làm suy giảm nguồn l ợi ven bờ. 4. Một số đề xuất về quản lý nhằm pháttriểnbềnvữngkhaithácthủysảnPháttriểnbềnvững KTTS vùng DHNTB cần thiết phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ về cả bốn thành tố là môi trường, kinh tế, xã hội và quản lý, nghiên cứu này bước đầu đề xuất khía cạnh quản lý nhằm pháttriểnbềnvữngkhaithácthủy sản. Quản lý cấp Giấy phép khaithác trên cơ sở cơ cấu lại nghề Trong vùng chỉ cho phép pháttriển nghề câu (câu tay, câu mực đại dương, câu TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 84 vàng), nghề lưới rê (rê thu ngừ), lưới vây xa bờ, chụp mực. Nghề lưới kéo đơn ven bờ chỉ tồn tại hạn chế, không cho phép đóng mới, cải hoán và chuyển đổi từ các nghề khác. Cấp giấy phép đóng mới phải là các tàu xa bờ với các nghề khuyến khích phát triển, đặc biệt là khaithác trong vùng đặc quyền kinh tế, bằng các vật liệu đảm bảo an toàn. Quá trình hạn chế cấp giấy phép tiến hành năm bước từ địa phương đến trung ương trên cơ sở cơ cấu lại nghề khaithác theo hướngbảo vệ môi trường và an toàn, gắn các biện pháp tạo sinh kế mới và quản lý gián tiếp khác. Quản lý việc đóng mới tàu thuyền khaithác (1) Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất cho việc đóng mới tàu thuyền ở tất cả các cơ sở đóng và sửa chữa tàu; (2) Cho phép đóng mới các tàu hoạt động tuyến khơi và tuyến lộng làm các nghề bảo vệ nguồn lợi và hoạt động có hiệu quả, chẳng hạn nghề kéo đáy, đối tượng cá nổi là nghề lưới vây cơ giới kết hợp máy dò ngang và chà rạo, nghề chụp mực, nghề câu mực xà đại dương và lồng bẫy, nghề câu cá ngừ đại dương nên tổ chức thành các đội tàu đánh bắt xa bờ; (3) Định hướng công suất đóng mới tàu thuyền phù hợp từng nghề đảm bảo hiệu quả; (4) Qui định thống nhất màu sơn tàu Việt Nam ở từng tuyến từng nghề khaithác tạo thuận lợi quản lý theo lãnh thổ khi tiến hành phân chia tuyến ven bờ cho ngư dân. Định hướng đầu tư các thiết bị và kỹ thuật phục vụ khaithác Đầu tư các thiết bị điện tử, thiết bị hàng hải, máy dò cá, máy đo độ mặn nhằm tăng năng suất KTTS. Sử dụng phương pháp khaithác hợp lý không làm giảm chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu tốt nhằm gia tăng chất lượng, không được sử dụng chất bảo quản độc hạiảnhhưởng đến người. Công tác này phải có sự hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí của các Hiệp hội, trung tâm khuyến ngư thời gian tiến hành phải phù hợp vào các lúc không mùa vụ. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật phục vụ khaithác Trước hết cần thay đổi nhận thức ngư dân đối với môi trường KTTS sau đó mới đào tạo nâng cao trình độ học vấn bằng cách tố chức các lớp học theo mùa vụ lấy người dạy là các cán bộ tình nguyện như sinh viên, bộ đội biên phòng. Bên cạnh đó, cần thay đổi cách thức đào tạo cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ thuyền viên bằng các qui định điều kiện giảng dạy, phương thức giảng gắn với thực tế khaithác của ngư dân, kết hợp với việc hướng dẫn luật biển và các qui định bảo vệ nguồn lợi. 5. Kết luận Khaithácthủysảnvùng DHNTB chịu ảnhhưởng của nhu cầu tiêu dùng thủy sản, quản lý Nhà nước, đặc điểm kinh tế xã hội, truyền thống, tự nhiên… Khaithácthủysảnvùng hiện nay được đánh giá là quá mức, tác động đến nguồn lợi cũng như đời sống ngư dân, ảnhhưởng đến pháttriểnbền vững. Nghiên cứu bước đầu đề xuất các giải pháp quản lý KTTS theo hướngbềnvững như: Xây dựng mô hình quản lý thống nhất tàu cá, Định hướng đầu tư các thiết bị và kỹ thuật phục vụ khai thác, Quản lý việc đóng mới tàu thuyền khai thác… Để pháttriểnbềnvững cần có các nghiên cứu đầy đủ về TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 85 kinh tế, kỹ thuật, môi trường nguồn lợi cũng như đào tạo, giáo dục ngư dân và cácbên liên quan ý thức bảo vệ môi trường. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề khaithác - lồng ghép với các chương trình xã hội, đặc biệt công tác dân số đối với ngư dân - khi thực hiện qui hoạch thủy sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] BộThủysản (2006), Qui hoạch tổng thể pháttriển ngành thủysản đến năm 2010 và định hướngpháttriển đến năm 2020, Hà Nội. [2] Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủysản Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (2007), Báocáo số lượng tàu thuyền. [3] Sở Nông lâm Thủysản Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (2008), Báocáo tổng kết năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008. [4] Đào Mạnh Sơn và nhóm nghiên cứu (2003), “Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hảisản và lựa chọn công nghệ khaithác phù hợp phục vụ pháttriển nghề cá xa bờ”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu biển, Hải Phòng. [5] Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê Việt Nam 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội. [6] Đặng văn Thi và cộng tác viên (2005), Hiện trạng nguồn lợi hảisản Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu biển, Hải Phòng. . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 77 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHAI THÁC THỦY SẢN VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ AN ANALYSIS. pháp phân tích: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh để đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển khai thác thủy sản trong vùng duyên hải Nam Trung. thuyền, các đặc trưng về ng ư cụ cũng như thị trường đến phát triển khai thác thủy sản vùng duyên hải Nam Trung bộ. Trên cơ sở đó đề xuất một số gợi ý quản lý nhằm phát triển khai thác thủy sản