Phân tích tổng quan tài liệu cho thấy đã có nhiều nghiên cứu định lượng đánh giá mức độ tác động của logistics đối với XKHH trên thế giới nhưng những nghiên cứu định tính nhằm phân tích
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
LÊ MINH TRÂM
Hà Nội, 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
LÊ MINH TRÂM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan rằng Luận án “Nghiên cứu tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” do chính tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học Toàn bộ thông tin, số liệu được sử dụng trong phân tích, đánh giá các luận điểm của Luận án có nguồn gốc thu thập tin cậy, hợp pháp và được trích dẫn nguồn đầy đủ hợp lệ Các kết quả nghiên cứu trong Luận án này do chính tôi tự phân tích một cách trung thực và không trùng lặp với bất kì công trình khoa học nào khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với tính trung thực của toàn văn Luận án
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Nghiên cứu sinh
Trang 4LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận án Tiến sĩ, nghiên cứu sinh đã nhận được hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, anh chị em, bạn bè và người thân Với lòng biết ơn sâu sắc, nghiên cứu sinh muốn được bày tỏ lời tri ân đối với sự nâng đỡ và chỉ dạy của tất cả mọi người dành cho em trên hành trình này
Đầu tiên, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học PGS TS Trần Thị Ngọc Quyên Cô Quyên là người cô giáo và cũng là người chị thân thiết đã luôn tận tình định hướng, góp ý và khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận
án
Nghiên cứu sinh cũng xin tri ân PGS TS Vũ Sĩ Tuấn, PGS TS Trịnh Thị Thu Hương và tất cả các thầy cô giáo khác trong bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - bộ môn sinh hoạt chuyên môn và cũng là bộ môn công tác của nghiên cứu sinh Các thầy cô vừa là những người thầy, người cô đáng kính, vừa là những đồng nghiệp nhiệt tình, luôn ủng hộ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ em trên suốt chặng đường dài hoàn thành Luận án
Nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các thầy cô và các đồng nghiệp công tác tại Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương đã hỗ trợ, tạo điều kiện về mặt thời gian, công việc, đồng thời luôn luôn cổ vũ, động viên em trong quá trình thực hiện Luận án!
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các thầy cô thành viên của các Tiểu ban đánh giá chuyên đề, các phản biện độc lập và các cấp Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sỹ đã đưa ra những nhận xét góp ý vô cùng quý báu và xác đáng để em có thể sửa đổi hoàn thiện tốt hơn bài Luận án của mình
Trong suốt quá trình thực hiện Luận án, nghiên cứu sinh cũng nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía Ban Lãnh đạo, các thầy cô và các chuyên viên công tác tại Khoa Sau đại học - Trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt PGS TS Tăng Văn Nghĩa và ThS Trần Thị Đoan Trang Nghiên cứu sinh muốn gửi lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng tới Ban Lãnh đạo, các thầy cô và các chuyên viên của Khoa Sau đại học
Sau cùng, nghiên cứu sinh cũng xin dành lời tri ân đến những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn là hậu phương vững chắc, tạo điều kiện hết sức cho nghiên cứu sinh thực hiện và hoàn thiện Luận án này
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Nghiên cứu sinh
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng, cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp luận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của đề tài 7
6 Kết cấu của đề tài 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 9
1.1 Tình hình nghiên cứu về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa 9
1.1.1 Cấp độ quốc gia 9
1.1.2 Cấp độ ngành 19
1.1.3 Cấp độ doanh nghiệp 21
1.2 Khoảng trống nghiên cứu 23
1.3 Hướng nghiên cứu của đề tài 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 27
2.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan về xuất khẩu hàng hóa 27
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa 27
2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 27
2.1.3 Cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu 28
2.2 Khái quát chung về logistics, dịch vụ logistics và hệ thống logistics quốc gia 29
2.2.1 Logistics 29
2.2.2 Dịch vụ logistics 29
2.2.3 Hệ thống logistics quốc gia 30
2.3 Cơ sở lý luận về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa 39
2.3.1 Khung phân tích định tính 39
2.3.2 Các yếu tố của logistics tác động tới xuất khẩu hàng hóa 42 2.3.3 Kết quả thể hiện tác động của logistics trên các khía cạnh cụ thể của xuất khẩu hàng hóa 45
Trang 62.4 Mô hình định lượng đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa 49
2.4.1 Khung phân tích định lượng 49
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 50
2.4.3 Hồi quy, kiểm định sau mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy tối ưu 56
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM 59
3.1 Phân tích định tính các yếu tố của logistics tác động tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam… 59
3.1.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam 59
3.1.2 Thực trạng môi trường pháp lý về logistics của Việt Nam 70
3.1.3 Thực trạng nguồn cung dịch vụ logistics Việt Nam 74
3.1.4 Thực trạng các yếu tố phản ánh hiệu quả đầu ra của hệ thống logistics Việt Nam về thời gian, chi phí và độ tin cậy 83
3.2 Phân tích định lượng tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 85
3.2.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả 86
3.2.2 Kết quả lượng hóa mức độ tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 91
3.3 Đánh giá tổng quát tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 94
3.3.1 Thảo luận về mức độ tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 94
3.3.2 Đánh giá kết quả thể hiện tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên các khía cạnh cụ thể 97
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LOGISTICS NHẰM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM 112
4.1 Bối cảnh chung, quan điểm, mục tiêu và định hướng 112
4.1.1 Bối cảnh chung 112
4.1.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của Việt Nam 116
4.2 Hàm ý chính sách về phát triển logistics nhằm hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 120 4.2.1 Tối ưu hóa chi phí logistics của Việt Nam 121
4.2.2 Xây dựng môi trường pháp lý vững chắc, nhất quán, tạo thuận lợi cho logistics và xuất khẩu hàng hóa 121
4.2.3 Nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ logistics của các LSP Việt Nam 123
4.2.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics 125
Trang 74.2.5 Cải thiện yếu tố phản ánh hiệu quả đầu ra của hệ thống logistics Việt Nam về thời gian và
độ tin cậy 128
4.3 Khuyến nghị đối với các bên liên quan 129
4.3.1 Khuyến nghị đối với các Hiệp hội logistics của Việt Nam 129
4.3.2 Khuyến nghị đối với LSP của Việt Nam 133
4.3.3 Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 139
KẾT LUẬN 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
Phụ lục 1 Các loại hình dịch vụ logistics của Việt Nam theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP 162
Phụ lục 2 Các văn bản pháp lý chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực logistics 163
Phụ lục 3 Các cam kết quốc tế của Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực logistics 166
Phụ lục 4 Mẫu nghiên cứu: Nguồn gốc và giới hạn dữ liệu bảng 168
Phụ lục 5 Kết quả thống kê mô tả các chỉ số thang đo cho các biến của 07 mô hình nghiên cứu đề xuất 174
Phụ lục 6 Thiết lập ma trận tương quan 178
Phụ lục 7 Quy trình hồi quy, kiểm định sau mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy tối ưu 183
Phụ lục 8 Kết quả hồi quy 07 mô hình nghiên cứu để xuât theo các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng 184
Phụ lục 9 Kết quả kiểm định sau mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy tối ưu nhất 188
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt tiếng Việt:
STT Chữ viết tắt Từ tiếng Việt STT Chữ viết tắt Từ tiếng Việt
10 HTLQG Hệ thống logistics quốc gia 23 XK Xuất khẩu
13 PTVT Phương thức vận tải 26 XNKHH Xuất nhập khẩu HH Các chữ viết tắt tiếng Anh/ tiếng Pháp:
STT Chữ viết tắt Từ tiếng Anh/ tiếng Pháp Giải thích nghĩa tiếng Việt
28 LPI Logistics Performance Index Chỉ số logistics quốc gia do Ngân hàng thế
giới xây dựng và công bố
29 LSP Logistics Service Providers DN kinh doanh dịch vụ logistics
30 UN Comtrade United Nations Commodity
Trade Statistics Database
CSDL thống kê thương mại HH của Liên Hợp Quốc
31 UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
33 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
34
CEPII-Geodist
Centre d’études prospectives et d’informations internationales –Geodist
CSDL về địa lý của CEPII - Trung tâm nghiên cứu Triển vọng và Thông tin quốc
tế của Pháp
Trang 9DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ
Hình 0.1 Khung phân tích của luận án 5
Hình 1.1: Khoảng trống nghiên cứu về tác động của logistics đối với XKHH 24
Hình 2.1 Mô hình hệ thống logistics quốc gia 35
Hình 2.2 Chỉ số LPI đầu vào và đầu ra (Input and outcome LPI indicators) 37
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa hệ thống logistics quốc gia và chỉ số LPI quốc tế 38
Hình 2.4 Khung phân tích định tính tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia 41
Hình 2.5 Khung phân tích định lượng đánh giá tác động của logistics đối với XKHH của Việt Nam…… 50
Hình 3.1 Thống kê số lượng LSP của VN vào ngày 31/12 hàng năm (2010-2023) 75
Hình 3.2 Đào tạo đại học ngành/ chuyên ngành logistics tại Việt Nam (2008-2023) 77
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ trọng giá trị hàng XK của Việt Nam so với GDP (2005-2023) 86
Hình 3.4: Biểu đồ tổng kim ngạch XKHH của Việt Nam (2007-2023) 87
Hình 3.5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kim ngạch XKHH của Việt Nam (2007-2023) 87
Hình 3.6 Khối lượng hàng XK thông qua các cảng biển, cảng nội địa và cảng hàng không của Việt Nam (2015-2022)…… 102
Hình 3.7: Năng lực vận chuyển hàng XK về giá trị theo phương thức vận tải năm 2023 103
Hình 3.8 Cơ cấu thị trường XK của Việt Nam năm 2023 107
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phân tích tổng quan nghiên cứu về tác động của logistics đối với XKHH ở cấp độ quốc
gia (quy mô nhiều quốc gia XK) 10
Bảng 1.2 Phân tích tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia 17 Bảng 1.3 Phân tích tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với XKHH ở cấp độ ngành 20
Bảng 1.4 Phân tích tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với XKHH ở cấp độ DN 22
Bảng 3.1: Thống kê chiều dài đường cao tốc và quốc lộ theo vùng năm 2022 60
Bảng 3.2: Hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2021 62
Bảng 3.3 Tổng số lao động và số lao động nữ của các LSP (2010-2022) 76
Bảng 3.4 Thu nhập bình quân của lao động trong ngành logistics Việt Nam (2010-2022) 76
Bảng 3.5 Quy mô vốn SXKD bình quân của các LSP (2010-2022) 78
Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các LSP VN (2010-2022) 79
Bảng 3.7 Số lượng LSP Việt Nam theo quy mô vốn vào ngày 31/12/2022 81
Bảng 3.8 Số lượng LSP Việt Nam theo quy mô lao động vào ngày 31/12/2022 81
Bảng 3.9 Các LSP có kết quả SXKD phân theo loại hình dịch vụ (2010-2022) 82
Bảng 3.10 Tổng KNXK của Việt Nam sang 80 quốc gia đối tác trong mẫu nghiên cứu 89
Bảng 3.11 Chỉ số LPI của Việt Nam (2007-2023) 90
Bảng 3.12 Kết quả lượng hóa mức độ tác động của LPI đối với XKHH của Việt Nam (mô hình MH1)… 92
Bảng 3.13 Kết quả lượng hóa mức độ tác động của LPI_CSHT logistics đối với XKHH của Việt Nam (mô hình MH2) 92
Bảng 3.14 Kết quả lượng hóa mức độ tác động của LPI_Hải quan (môi trường pháp lý về logistics) đối với XKHH của Việt Nam (mô hình MH3) 92
Bảng 3.15 Kết quả lượng hóa mức độ tác động của LPI_Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics (nguồn cung dịch vụ logistics) đối với XKHH của Việt Nam (mô hình MH4) 92
Bảng 3.16 Kết quả lượng hóa mức độ tác động của LPI_Khả năng thu xếp vận chuyển quốc tế với giá cước hợp lý (chi phí) đối với XKHH của Việt Nam (mô hình MH5) 92
Bảng 3.17 Kết quả lượng hóa mức độ tác động của LPI_Giao hàng đúng hạn (thời gian) đối với XKHH của Việt Nam (mô hình MH6) 93
Bảng 3.18 Kết quả lượng hóa mức độ tác động của LPI_Theo dõi và truy xuất (độ tin cậy) đối với XKHH của Việt Nam (mô hình MH7) 93
Trang 11Bảng 3.19 Mức độ tác động của logistics đối với XKHH theo các thành tố khác nhau của hệ thống
logistics Việt Nam 95
Bảng 3.20 Thời gian và chi phí liên quan tới XKHH (2005-2014) 98
Bảng 3.21 Thời gian và chi phí liên quan tới XKHH (2014-2020) 99
Bảng 3.22 Thời gian thông quan và thời gian thực hiện các kiểm tra liên quan đến lô hàng xuất khẩu (2020-2022) 100
Bảng 3.23 Năng lực thông qua của các cảng biển, cảng hàng không và cảng nội địa của 101
Việt Nam (2015-2022) 101
Bảng 3.24: Năng lực vận chuyển hàng XK về giá trị theo phương thức vận tải (2015-2023) 103
Bảng 3.25: Năng lực VCHH bằng đường hàng không (2007-2022) 104
Bảng 3.26 Năng lực VCHH về khối lượng theo phương thức vận tải (2007-2022) 105
Hình 3.8 Cơ cấu thị trường XK của Việt Nam năm 2023 107
Bảng 3.28 Cơ cấu hàng hóa XK của Việt Nam (2015-2023) 109
Bảng 3.29: Quy mô XK theo mặt hàng (2015-2023) 109
Bảng 3.30: Các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam năm 2023 109
Bảng 4.1 Mục tiêu phát triển XKHH của Việt Nam từ 2021 đến 2030 117
Bảng 4.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam tới 2030, tầm nhìn 2050 119
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
XK HH là một trong những nguồn thu nhập ngoại hối quan trọng nhất của một quốc gia, giúp giảm bớt áp lực lên cán cân thanh toán và tạo cơ hội việc làm (Shihab, R.A., et al., 2014) XK có thể làm phát triển thương mại nội ngành, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và giảm tác động của các cú sốc bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước (Rahman, M., 2009) Đối với VN, tăng trưởng XK mạnh
mẽ là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ Do đó, từ một nền kinh tế kém phát triển, VN hiện nay đã trở thành một trong những quốc gia năng động nhất ở Đông Á - Thái Bình Dương (WB tại VN, 2024), với vị trí thứ 21 trên bản đồ thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực XK trong năm 2022 (Minh Tiến, 2023) Vì vậy,
XK được xem như là một hướng phát triển có tính chiến lược để góp phần hiện đại hóa nền công nghiệp nước ta Tuy nhiên, trong bối cảnh mới khi các động lực truyền thống thúc đẩy tăng trưởng XK hiện đã không thể hiện tính tối ưu, VN cần chủ động nỗ lực tìm ra hướng tiếp cận mới để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng XK nói riêng và năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng không chỉ mang đến cơ hội mà còn đặt ra thách thức về cạnh tranh gay gắt cho HH Việt Nam trên thị trường thế giới Trong bối cảnh đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực DN, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng XK, các DN cần tập trung vào những hoạt động cốt lõi, những hoạt động khác không có ưu thế thì nên chuyển giao, thuê ngoài các DN chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh XK, trong đó có dịch vụ logistics Theo báo cáo của WB và
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, 03 trụ cột có tác động qua lại lẫn nhau của năng lực cạnh tranh quốc gia là: (i) CSHT VT và DV logistics; (ii) thủ tục pháp lý về XNK; (iii) tổ chức chuỗi giá trị
SX (Victoria Kwakwa, 2013) Trong khi đó, HTLQG được xác định với các thành phần cơ bản là CSHT logistics, CSPL về logistics, các DN cung cấp và các khách hàng sử dụng DV logistics (Banomyong, R., 2008; Trịnh Thị Thu Hương và các cộng sự, 2019) Từ đó, có thể thấy rằng HTLQG
có vai trò quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng XK do giảm thời gian và chi phí, tạo thuân lợi cho dòng chu chuyển HH quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng XKHH Trên thực tế, kể từ sau khi
VN gia nhập WTO đến nay, HTLQG có thay đổi cải tiến rõ rệt, ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động
XK, từ đó thúc đẩy phát triển XKHH của VN Bên cạnh đó, hệ thống logistics VN cũng tồn tại nhiều vấn đề bất cập, đã và đang hạn chế sự phát triển của ngành DV logistics, do đó cản trở phát triển XKHH Vấn đề cấp bách đặt ra đối với VN là: (1) Xác định và phân tích các thành tố của logistics tác động tới XKHH của VN? (2) Đo lường mức độ tác động của logistics đối với XKHH của VN theo các thành
tố khác nhau; (3) Đánh giá các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics đối với XKHH trên các khía cạnh khác nhau?
Trang 13Nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nêu trên là cơ sở phân tích định hướng và đề xuất các chính sách phát triển logistics nhằm thúc đẩy XKHH của VN Phân tích tổng quan tài liệu cho thấy đã có nhiều nghiên cứu định lượng đánh giá mức độ tác động của logistics đối với XKHH trên thế giới nhưng những nghiên cứu định tính nhằm phân tích thực trạng các yếu tố trong thực tiễn cũng như đánh giá các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics trên các khía cạnh khác nhau của XKHH thì hầu như còn bỏ ngỏ Tại VN, đã có 04 nghiên cứu về tác động của logistics đối với XKHH được thực hiện từ năm 2018 đến nay Trong đó, ở cấp độ quốc gia, Le Duc Nha (2018) cho rằng logistics không
có ảnh hưởng rõ rệt đối với XKHH của VN, trong khi đó Phạm Hồ Hà Trâm và Đinh Trần Thanh Mỹ (2021) khẳng định có tác động thuận chiều Ở cấp độ ngành hàng, Ngo Thi Tuyet Mai & Nguyen Bich Ngoc (2019) đánh giá về tác động của logistics đối với XK hàng phi nông sản, trong khi Le Duc Nha (2022) nghiên cứu đối với hàng thủy sản Tuy nhiên, tương tự như trên thế giới, các nghiên cứu nêu trên dù ở cấp độ quốc gia hay cấp độ ngành, đều chỉ tập trung ước lượng mức độ tác động của logistics
mà không đi sâu phân tích thực trạng các yếu tố của logistics dẫn tới tác động đó và kết quả XKHH được thúc đẩy phát triển hay bị cản trở phát triển trên các khía cạnh như thế nào Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” nhằm xác định, phân tích và đánh giá các thành tố của logistics tác động tới XKHH của VN với mức độ ra sao và kết quả tác động gây ra như thế nào trên các khía cạnh cụ thể của XKHH
Từ đó, luận án đưa ra các hàm ý chính sách về phát triển logistics có tính tập trung và nhất quán, có thể vừa phát huy, tận dụng được các tác động thúc đẩy XK, đồng thời hạn chế và giảm bớt các tác động cản trở nhằm hỗ trợ và tạo thuận lợi đối với dòng lưu chuyển hàng XK của VN ra thị trường thế giới
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá tác động của logistics đối với XKHH của VN về cả định tính và định lượng Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số hàm ý chính sách về phát triển logistics, nhằm thúc đẩy XKHH của VN
2.2 Nhiệm vụ cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, phân tích tổng quan tài liệu, chỉ ra những vấn đề đã được thống nhất và khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định hướng nghiên cứu và cách tiếp cận để đạt được mục tiêu nghiên cứu
Thứ hai, hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về tác động của logistics đối với XKHH Trong đó, cần xây dựng khung phân tích định tính, định lượng và mô hình đánh giá tác động của logistics đối với XKHH
Thứ ba, vận dụng khung phân tích định tính và định lượng đã đề xuất vào trường hợp thực tiễn của VN để phân tích thực trạng và đánh giá các thành tố của logistics tác động tới XKHH, đo lường
Trang 14mức độ tác động của mỗi thành tố và chứng minh các kết quả quan trọng phản ảnh tác động đó trên các khía cạnh khác nhau của XKHH, trong giai đoạn từ năm 2007 đến hết năm 2023
Thứ tư, phân tích định hướng và gợi ý chính sách phát triển logistics nhằm hỗ trợ thúc đẩy
XK, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế, quan điểm, mục tiêu và định hướng về phát triển XKHH cũng như phát triển DV logistics của VN Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các bên liên quan như các Hiệp hội logistics, các LSP và các DN XKHH của VN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của logistics đối với XKHH của VN
mà chỉ xem xét các DV logistics được cung cấp bởi các LSP trên thị trường để hỗ trợ hoạt động XK Khi các DV logistics thuê ngoài mang lại hiệu quả cao hơn về chi phí, thời gian và độ tin cậy so với thực hiện các hoạt động logistics tự cấp thì nhu cầu sử dụng DV logistics thuê ngoài của các DN XK trên thị trường sẽ tăng lên Do đó, tác động của logistics đối với XKHH sẽ được nghiên cứu trên các khía cạnh về thời gian và chi phí liên quan tới hoạt động XK, năng lực vận chuyển hàng XK, KNXK,
cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng XK
Về không gian: đề tài khai thác các dữ liệu phản ánh thực trạng các yếu tố thể hiện năng lực đầu vào và hiệu quả đầu ra của hệ thống logistics VN, cũng như các dữ liệu thực tế về các khía cạnh chủ yếu của XKHH VN mà tác động của logistics dẫn tới các kết quả quan trọng Về mức độ tác động của logistics đối với XKHH của VN, đề tài dùng dữ liệu liên quan tới XKHH của VN sang 80 nước
Trang 15và vùng lãnh thổ (trình bày tại Phụ lục 4) Mẫu nghiên cứu này được đánh giá có tính đại diện cao bởi KNXK của VN sang 80 thị trường đó đạt 94-96% tổng kim ngạch XKHH của VN trong khoảng thời gian nghiên cứu, từ 2007 đến 2023 (bảng 3.10, chương 3)
Về thời gian: luận án đưa ra các phân tích, bình luận và đánh giá dựa trên dữ liệu phản ánh thực trạng trong khoảng thời gian từ 2007 đến nửa đầu năm 2024 và dựa vào đó làm cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách và khuyến nghị cho đến năm 2030 Mốc thời gian bắt đầu từ năm 2007 được lựa chọn bởi những lý do cụ thể như sau:
(1) Thứ nhất, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO
và kể từ đó cho đến nay, nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển logistics cũng như XKHH và nền kinh tế nói chung Sự cải thiện của HTLQG VN đã có những ảnh hưởng tích cực đối với XK nhưng bên cạnh đó, những vấn đề tồn tại lại trở thành rào cản đối với phát triển XK;
(2) Thứ hai, năm 2007 cũng là năm đầu tiên mà chỉ số logistics quốc gia LPI được WB công
bố Luận án sử dụng LPI làm thang đo để đánh giá sự phát triển hay hạn chế của HTLQG vì sự phù hợp của chỉ số này với các yếu tố phản ánh năng lực đầu vào và hiệu quả đầu ra của HTLQG (xem hình 2.3);
(3) Thứ ba, giai đoạn từ 2007 đến 2023 là khoảng thời gian đủ dài để có thể đưa ra cái nhìn tổng quát đối với các yếu tố khác nhau của logistics tác động tới XKHH, phân tích kết quả tác động của logistics đối với XKHH trên các phương diện khác nhau về mặt định tính, cũng như ước lượng mức độ tác động của logistics đối với XK của VN một cách chính xác trên mẫu nghiên cứu đủ lớn, củng cố tính đúng đắn và tin cậy của kết quả nghiên cứu
4 Phương pháp luận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận bao trùm đề tài luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin với việc tôn trọng các nguyên tắc khách quan, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc toàn diện về tác động của logistics đối với XKHH của VN Các nguyên tắc trên được vận dụng triệt để trong quá trình phân tích tổng quan nghiên cứu, hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia, cũng như quá trình phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố của logistics tác động tới XK của VN từ 2007 đến 2023 về nguyên nhân, kết quả cũng như mức độ tác động Các nguyên tắc của phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được quán triệt trong quá trình phân tích định hướng và nghiên cứu đề xuất hàm ý chính sách về phát triển logistics nhằm hỗ trợ thúc đẩy XKHH, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế trong nước
và thế giới, cũng như quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của VN
Trang 164.2 Khung phân tích
Với phương pháp luận nêu trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài cần làm rõ các yếu tố của HTLQG tác động tới XKHH và ước lượng mức độ tác động của các yếu tố đó; đồng thời phân tích và đánh giá các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics đối với XKHH thể hiện trên các khía cạnh khác nhau như thế nào Do đó, khung phân tích của đề tài được xác định dựa trên khung phân tích định tính và định lượng như dưới đây:
Hình 0.1 Khung phân tích của luận án
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp) 4.3 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu định lượng, dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và bằng các thao tác tư duy logic, áp dụng trực tiếp vào vấn đề nghiên cứu trong thực tế để hiểu rõ bản chất, các quy luật và rút ra các kết luận khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu định tính: đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục đích xác định các yếu tố và các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics đối với XKHH về lý luận và thực tiễn đối với trường hợp của VN Trong đó, các phương pháp hệ thống hóa
và phân loại, thống kê mô tả, mô hình hóa, so sánh đối chiếu, diễn dịch và quy nạp, phân tích và tổng hợp là những phương pháp chủ yếu được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận án, gồm
cả mở đầu, kết luận và nội dung của 4 chương Cụ thể như sau:
Trang 17Chương 1 hệ thống hóa, phân loại, thống kê mô tả, mô hình hóa, so sánh và đối chiếu kết quả nghiên cứu của các công bố trước đây để đưa ra kết luận về những vấn đề nghiên cứu đã được thống nhất và nhận định về khoảng trống nghiên cứu
Chương 2 hệ thống hóa, bổ sung, phân tích và phát triển một số cơ sở lý luận về tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia Trong chương này, phương pháp mô hình hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mối quan hệ giữa HTLQG và chỉ số LPI; và xây dựng khung phân tích định tính và định lượng về tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia nói chung và của
VN nói riêng Các mô hình đó cho thấy một vài kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận án trong việc phát triển và hoàn thiện khung lý thuyết và mô hình đánh giá tác động của logistics đối với XKHH Chương 3, các phương pháp định tính nêu trên cũng có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các luận điểm có ý nghĩa đóng góp của luận án trong quá trình phân tích thực trạng các yếu tố của logistics tác động tới XKHH của VN từ 2007 đến 2023 và chứng minh các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics trên các khía cạnh khác nhau của XKHH như thời gian, chi phí, năng lực vận chuyển hàng XK, quy mô về thị trường, cơ cấu mặt hàng XK
Chương 4, các phương pháp định tính nêu trên còn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các luận điểm phân tích bối cảnh của nền kinh tế thế giới và VN, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển XKHH cũng như phát triển DV logistics và đề xuất các hàm ý chính sách nhằm phát triển logistics
hỗ trợ thúc đẩy XKHH của VN, đồng thời đưa ra khuyến nghị đối với các bên liên quan
Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng với mục đích đo lường mức độ tác động của logistics đối với XKHH của VN theo các yếu tố khác nhau Để đạt được mục đích này, ở chương 2, luận án xây dựng khung phân tích định lượng đánh giá mức độ tác động của logistics đối với XKHH của VN và đề xuất 07 mô hình nghiên cứu dựa trên
mô hình trọng lực (Gravity Model of International Trade) trong TMQT Tiếp theo, thông qua thống kê
mô tả định lượng, phân tích tương quan, hồi quy, kiểm định mô hình sau hồi quy và kiểm định lựa chọn mô hình, luận án chỉ ra mô hình hồi quy tối ưu nhằm ước lượng mức độ tác động của logistics đối với XKHH theo các thành tố khác nhau Quy trình thực hiện và kết quả nghiên cứu định lượng thu được từ phần mềm STATA 16 được trình bày cụ thể trong chương 2 và các phụ lục 4, 5, 6, 7, 8 và 9 của luận án Kết quả ước lượng mức độ tác động của logistics đối với XKHH được trình bày và thảo luận trong chương 3
Phương pháp thu thập dữ liệu: nguồn dữ liệu phục vụ phân tích định tính và định lượng của luận án là nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập theo phương pháp thu thập dữ liệu tại bàn từ sách, báo, tạp chí, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học và CSDL thống kê của các cơ quan, tổ chức có uy tín trên thế giới và tại VN như Liên Hợp Quốc, WB, CEPII Geodist, TCTK, TCHQ, BCT, Trung tâm
Trang 18WTO và hội nhập của Phòng Thương mại Công nghiệp VN Chi tiết được trình bày tại Phụ lục 4 của luận án
5 Đóng góp của đề tài
5.1 Về lý luận
Thứ nhất, luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến tác động của logistics đối với XKHH ở cả 3 cấp độ (quốc gia, ngành và DN) Từ đó, nghiên cứu sinh xác định hướng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
để mang lại những đóng góp mới cho chủ đề này, góp phần giải quyết một phần khoảng trống của các nghiên cứu đã công bố
Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ một số cơ sở lý luận cơ bản về xuất khẩu, logistics và tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia Trong đó, đã trình bày chi tiết những nội dung liên quan đến logistics, bao gồm khái niệm, thành phần cấu tạo và tiêu chí đánh giá HTLQG
Thứ ba, luận án đã xây dựng được khung phân tích định tính và định lượng về tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia, trong đó xác định các yếu tố của logistics tác động tới XKHH như thế nào và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố dựa trên mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế, đồng thời phân tích các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics đối với XKHH thể hiện trên các khía cạnh khác nhau
5.2 Về thực tiễn
Thứ nhất, vận dụng khung phân tích định tính và mô hình định lượng vào trường hợp của VN, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng tác động của các yếu tố của HTLQG đến XKHH của VN trong giai đoạn từ 2007 đến 2023 Luận án đã kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu và trên
cơ sở đó, luận án đã phân tích và rút ra kết luận về mức độ tác động của các yếu tố cấu thành HTLQG tới XKHH thông qua chỉ số LPI tổng quát và 6 chỉ số thành phần, bao gồm: chỉ số LPI_CSHT, LPI_Hải quan, LPI_năng lực và chất lượng DV logistics, LPI_vận chuyển quốc tế, LPI_theo dõi và truy xuất và LPI_giao hàng đúng hạn Từ kết quả ước lượng tác động của logistics đối với XKHH của VN, đề tài xác định mức độ ảnh hưởng quan trọng của các yếu tố từ cao đếp thấp, xác định các nguyên nhân cụ thể để làm cơ sở thực tiễn cho đề xuất các chính sách và đưa ra các khuyến nghị mang tính tập trung
và phù hợp nhằm phát triển logistics, hỗ trợ XKHH của VN
Thứ hai, từ kết quả phân tích định tính và định lượng, luận án gợi ý các chính sách có giá trị tham khảo đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhằm phát triển HTLQG hỗ trợ đẩy mạnh XKHH của VN Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các hiệp hội logistics, các LSP của VN nhằm nâng cao năng lực và chất lượng DV logistics cung ứng trên thị trường, cũng như các khuyến nghị đối với các DN XK VN nhằm nâng cao hiệu quả thuê ngoài DV logistics
Trang 19Thứ ba, luận án là tài liệu tham khảo giúp các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý của Chính phủ cũng như các DN có cái nhìn toàn diện, sâu sắc đối với các vấn đề liên quan tới tác động của logistics đối với XKHH của VN cũng như các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng liên quan đến mô hình đánh giá tác động này ở cấp độ quốc gia và có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu sang các cấp độ khác
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục hình - biểu
đồ, Danh mục bảng biểu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài luận án được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của logistics đối với xuất khẩu HH;
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình định lượng đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu HH của một quốc gia;
Chương 3: Phân tích và đánh giá tác động của logistics đối với xuất khẩu HH của Việt Nam;
Chương 4: Định hướng và hàm ý chính sách phát triển logistics nhằm hỗ trợ xuất khẩu
HH của Việt Nam
Trang 20CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1.1 Tình hình nghiên cứu về tác động của logistics đối với xuất khẩu hàng hóa
Nghiên cứu tác động của logistics đối với TMQT nói chung hay đối với XKHH nói riêng có thể được tiến hành ở ba cấp độ: cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiệp
1.1.1 Cấp độ quốc gia
Trên thực tế, khi mới bắt đầu được chú ý vào đầu thế kỉ XXI, các vấn đề có liên quan đến tác động của logistics đối với XKHH thường được nghiên cứu bằng các nghiên cứu định tính, chẳng hạn như nghiên cứu Lakshmanan, T R et al (2001) đã chỉ ra sự cải thiện trong lĩnh vực VT nói riêng và logistics nói chung kết hợp với môi trường kinh tế tự do hóa có thể làm gia tăng khối lượng thương mại
và nền kinh tế về quy mô và phạm vi trong hoạt động phân phối và SX Trên nguồn CSDL thu được
từ điều tra khảo sát, Carana Corporation (2003) cũng đã phân tích rõ vai trò quan trọng của VT nói riêng và logistics nói chung trong TMQT của các nước đang phát triển Tuy nhiên, trong gần hai thập niên trở lại đây, các công bố về tác động của logistics đối với XKHH ở góc độ vĩ mô lại thường gắn liền với phương pháp nghiên cứu định lượng Trong đó, phân tích tổng quan tài liệu cho thấy mô hình trọng lực trong TMQT (Gravity Model of Trade) là mô hình được sử dụng chủ yếu để đánh giá ảnh hưởng của logistics đối với TMQT và XKHH ở cấp độ quốc gia
Khi sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá mức độ tác động của logistics đối với XK, các nhà nghiên cứu thường đo lường tác động của chỉ số LPI (Logistics Performance Index - chỉ số đo lường năng lực và hiệu quả của HTLQG do WB công bố) và các chỉ số thành phần của nó đối với tổng kim ngạch XKHH của một quốc gia, từ đó lượng hóa các tác động của logistics đối với XK về mặt giá trị Trong đó, vai trò quan trọng của logistics đối với XKHH của các quốc gia được khẳng định trong phạm vi toàn thế giới với các nghiên cứu lên tới hàng trăm quốc gia (Behar & Manners, 2008; Wang et al., 2018; Munim & Schramm, 2018; Host et al., 2019; Sénquiz-Díaz, 2021b) Bên cạnh đó, các học giả cũng phân biệt nhóm các nước đang phát triển và các nước phát triển, các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình với các nền kinh tế có thu nhập trên trung bình và cao; hay các quốc gia có biên giới trên biển Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế với năng lực logistics tốt có thể phát triển nhanh hơn, cạnh tranh hơn và có xu hướng gia tăng đầu tư Từ đó cho thấy năng lực của HTLQG là một trong những yếu tố quan trọng của TMQT
Trang 2110
Bảng 1.1 Phân tích tổng quan nghiên cứu về tác động của logistics đối với XKHH ở cấp độ quốc gia (quy mô nhiều quốc gia XK)
1 Lakshmanan, T
R et al (2001)
Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa VT và thương mại của các nước Bắc Mỹ, EU, Nam Á, Nam Phi và một số nước điển hình dựa trên các phương pháp phân tích định tính, thống kê, so sánh, nghiên cứu tình huống (case-study)…
Chi phí VT giảm và thuế quan giảm làm cho thương mại tăng nhanh hơn nhiều so với thu nhập, TMQT thâm nhập sâu hơn vào các hoạt động kinh tế, liên kết chúng với nhau, và điều chỉnh cơ cấu kinh tế và năng suất của chúng, dẫn đến sự hình thành của các khối thương mại khu vực, trong đó tích hợp GTVT
và tạo thuận lợi thương mại được quan tâm hàng
Corporation
(2003)
Phương pháp phân tích định tính dựa trên CSDL sơ cấp thu được
từ điều tra khảo sát đối với các đại lý giao nhận HH về chi phí logistics và từ phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện với các cá nhân từ nhiều cơ quan chính phủ, hiệp hội DN và DN tư nhân
Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng CSDL thứ cấp của Hiệp hội VT hàng không quốc tế (IATA), WB, WTO và UNCTAD
Một trong những yếu tố quan trọng của khả năng cạnh tranh là mức độ mà HH có thể được vận chuyển
từ nhà máy, kho hàng hoặc cảng ở quốc gia XK đến các thị trường đích trên toàn thế giới một cách kịp thời và hiệu quả về chi phí Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển có hệ thống VT và logistics yếu kém và không hiệu quả, dẫn đến thời gian vận chuyển lâu hơn, các vấn đề về dự đoán và độ tin cậy, và chi phí giao dịch thương mại cao hơn, điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của HH Do đó, cần cải thiện các hệ thống VT và logistics này cùng với việc cung cấp các DV hỗ trợ thương mại nhằm thúc đẩy sự phát triển XK, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Devlin & Yee
3 Behar & Manners
(2008)
Hồi quy theo mô hình trọng lực, sử dụng chỉ số LPI 2007 của WB nhằm chứng minh mối quan hệ giữa logistics và XK song phương của 150 quốc gia
Logistics của quốc gia XK và quốc gia đối tác có thể có tác động quan trọng đến XK song phương Logistics của các quốc gia láng giềng không có tầm ành hưởng nhiều nhưng lại có tác động mạnh đối với các quốc gia không giáp biển
4 Behar, Manners
& Nelson (2011)
Mô hình trọng lực, sử dụng chỉ số LPI, có tính đến sự khác biệt giữa các công ty và kháng cự đa phương, hồi quy theo phương pháp OLS và quy trình ước lượng 2 bước của Helpman, Melitz &
Rubinstein (2008) nhằm đánh giá tầm quan trọng của logistics đối với thương mại của 87 quốc gia đang phát triển
Cải thiện logistics sẽ làm giảm chi phí thương mại và gia tăng XK của các quốc gia đang phát triển, nhưng mức độ tác động phụ thuộc vào kích thước của quốc gia đó: một cải thiện một độ lệch chuẩn trong logistics tương đương giảm khoảng cách khoảng 14% Một quốc gia đang phát triển có quy mô kinh tế trung bình sẽ tăng XK lên khoảng 36% và với các quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ sẽ tăng lên khoảng 8%
Trang 22150 quốc gia trên thế giới
Logistics hiệu quả cao giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của HH XK của một quốc gia do giảm chi phí, điều này đặc biệt quan trọng đối với giao lưu buôn bán giữa các quốc gia có khoảng cách địa lý lớn Ngược lại, logistics không hiệu quả cản trở thương mại do làm tăng thời gian và chi phí
7 Martí et al (2014) Mô hình trọng lực hồi quy OLS theo quy trình hai bước của
Heckman (1979) với dữ liệu bảng của các nước đang phát triển thuộc Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Âu, Viễn Đông và Trung Đông
XK sang 140 quốc gia được công bố LPI 2007-2012
Sự cải thiện bất kỳ thành phần nào của chỉ số LPI đều làm tăng khối lượng thương mại Trong đó, chỉ
số thành phần LPI đánh giá hiệu quả hoạt động logistics về mặt chi phí có mức độ cao ở Châu Phi, Viễn Đông, Nam Mỹ và toàn bộ mẫu nghiên cứu, điều này được giải thích bởi sự cạnh tranh trong khu vực tư nhân thúc đẩy giảm giá cả DV nhằm đáp ứng động lực XK mạnh mẽ
8 Puertas et al
(2014)
Mô hình trọng lực dựa trên dữ liệu bảng được ước tính theo quy trình hai giai đoạn do Heckman (1979) cho tất cả 26 quốc gia EU trong giai đoạn 2005-2010
Với các nước EU: Logistics quan trọng với nước XK hơn nước nhập khẩu LPI năng lực cũng như chất lượng DV, truy xuất và theo dõi có ý nghĩa quan trọng nhất, phù hợp với thực tế giảm dần nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia EU nên cần tích cực thúc đẩy XKHH sang các nước ngoài EU
9 Martí &
Puertas,(2017)
Sử dụng mô hình trọng lực và phương trình chi phí thương mại do Novy (2013) đề xuất nhằm đánh giá tầm quan trọng của logistics trong thương mại của các quốc gia đang phát triển giáp biển
Các quốc gia được phân tích nên tiếp tục nỗ lực cải thiện CSHT logistics, không chỉ để thúc đẩy thương mại mà còn để nâng cao sức cạnh tranh XK Họ đã thực hiện điều này cả từ khu vực tư nhân và khu vực công với nỗ lực tiến bộ quốc tế như một cách để thúc đẩy tăng trưởng quốc gia
11 Munim &
Schramm (2018)
Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để dánh giá tác động của chất lượng CSHT và hiệu quả logistics đối với thương mại đường biển của 91 quốc gia có biển trên thế giới
Đối với các nước đang phát triển phải liên tục cải thiện chất lượng CSHT cảng vì làm tăng hiệu quả hoạt động logistics, từ đó dẫn đến thương mại đường biển cao hơn, giúp mang lại tăng trưởng kinh tế cao hơn Tuy nhiên, sự liên kết này suy yếu khi các nước đang phát triển trở nên giàu có hơn
Trang 2312
vực trong giai đoạn 2007–2014 (bao gồm cả các quốc gia phát triển
và đang phát triển)
nhập khẩu Các chính phủ và các nhà XK cầm cải thiện các chính sách và hoạt động logistics xanh của
họ hướng tới phát triển bền vững
14 Takele & Buvik
15 Çelebi, D (2019) Mô hình trọng lực nhằm đánh giá mức độ tác động logistics đối
với thúc đẩy TMQT dựa trên CSDL của 2 nhóm nước: các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp, các nền kinh tế có thu nhập trên trung bình và cao
Các nước có thu nhập thấp nhận được lợi ích cao nhất từ sự phát triển của logistics và XK được lợi nhiều hơn nhập khẩu Ngược lại, nhập khẩu của các nước có thu nhập trên trung bình và cao có xu hướng hưởng lợi từ phát triển logistics nhiều hơn Sự cải thiện logistics của các nước đối tác có thể có tác động cao hơn đến XK của một nước có thu nhập trung bình cao so với nước có thu nhập thấp
16 Martí & Puertas
(2019)
Ước lượng phương trình chi phí thương mại để đánh giá tầm quan trọng của logistics và các biến số khác trong việc xác định chi phí thương mại của các quốc gia XK hàng đầu EU (Đức, Vương quốc Anh, Ý, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Thụy Điển)
Logistics có tầm quan trọng lớn, thậm chí lớn hơn cả tác động của khoảng cách đối với chi phí thương mại, và cũng chỉ ra rằng ở những quốc gia có chi phí thương mại thấp hơn, logistics trở nên quyết định hơn trong TMQT Phân tích này cho phép rút ra kết luận về việc cải tiến hiệu quả hoạt động logistics
để giảm chi phí và do đó nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế
17 Host et al (2019) Hồi quy theo mô hình trọng lực tăng cường dựa trên dữ liệu bảng
của 150 quốc gia (thu nhập thấp, trung bình và cao) trong giai đoạn 2007-2016
Hiệu quả hoạt động logistics của nhà XK quan trọng hơn của nhà nhập khẩu Các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại của WB nhằm đảm bảo chi phí thương mại thấp hơn được đánh giá cao vì chi phí thương mại cao đóng vai trò là một rào cản lớn đối với gia tăng thương mại
18 Katrakylidis &
Madas (2019)
Mô hình trọng lực, sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị, dữ liệu bảng của 39 quốc gia (2007-2018), hồi quy theo mô hình nhóm trung bình tổng hợp (PMG) và phương pháp phân tích nhân quả Granger
Nghiên cứu chứng minh rằng cả TMQT và logistics đều tạo thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và tác động của logistics đối với TMQT không trực tiếp mà chỉ thông qua tăng trưởng kinh tế
19 Luttermann et al
(2020)
Mô hình trọng lực dựa trên dữ liệu bảng thứ cấp trên 20 Quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2014-2016 nhằm đánh giá đóng góp của logistics đối với thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa LPI và thương mại cũng như FDI, tức là logistics có mối quan hệ chặt chẽ với thương mại và đầu tư, và ngày càng có tầm quan trọng trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh của các quốc gia
20 Bugarčić et al
(2020)
Sử dụng mô hình trọng lực với trọng tâm là LPI tổng hợp và các thành phần của nó, dữ liệu bảng của các nước Trung và Đông Âu (CEEC) và Tây Balkan trong các năm 2007 và 2018
Mối quan hệ có ý nghĩa thống kê tích cực giữa logistics và thương mại song phương giữa các quốc gia CEECs Xác nhận logistics có vai trònhư một yếu tố tạo thuận lợi cho thương mại, hoạt động logistics hiệu quả hơn sẽ làm giảm chi phí thương mại và gia tăng thương mại song phương
Trang 2413
21 Tarek et al (2020) Mô hình trọng lực dựa trên dữ liệu bảng của các nước châu Phi
trong giai đoạn 2007-2016
LPI không ảnh hưởng tới mở cửa thương mại của các nước châu Phi, bởi thực tế logistics kém phát triển, không hỗ trợ cho thương mại., cần đầu tư phát triển logistics tạo động lực tăng trưởng thương mại
22 Hussain et al
(2020)
sử dụng Mô hình Kiểm tra Nhân quả Granger và Mô hình Hiệu chỉnh Lỗi Vectơ Bảng để kiểm tra các mối quan hệ hiện có trong phạm vi dài và phạm vi ngắn giữa các biến (chiến lược logistics, XNK, thời gian VCHH và tăng trưởng GDP) của các quốc gia SAARC (Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á), trong đó sử dụng chỉ
số WDI (Chỉ số Phát triển Thế giới) trong giai đoạn 1970-2014
Với các mặt hàng nhạy cảm với thời gian (thuốc cứu sinh, thiết bị điện tử, quần áo, đồ dễ hỏng…), thời gian là thuộc tính quan trọng nhất vì việc quản lý thời gian không hiệu quả cản trở thương mại XNK Một số sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn khiến thời gian vận chuyển của chúng trở nên nhạy cảm
và bất kỳ sự chậm trễ hoặc bất cẩn nào trong quá trình chế biến các mặt hàng này đều có thể ảnh hưởng lớn đối với buôn bán quốc tế của một quốc gia Những cải tiến gần đây trong các phương pháp khoa học để bảo quản sản phẩm và những cải tiến trong kỹ thuật vận chuyển đã làm tăng đáng kể nhu cầu
về các sản phẩm nhạy cảm với thời gian như vậy
23 Festus, E.E.(2021) Mô hình trọng lực được hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên
(REM), dữ liệu bảng của 10 quốc gia thuộc Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) trong 12 năm (2007 - 2018) với biến giải thích chính là chỉ số LPI và các biến kiểm soát là sự
ổn định kinh tế vĩ mô, lực lượng lao động và quy mô thị trường
Logistics tác động đáng kể tới nhập khẩu HH của các nước ECOWAS và cũng có tác động tích cực đến XK nhưng yếu hơn.Đặc biệt, năng lực, chất lượng DV địa phương và khả năng giao hàng đúng hạn có tác động tích cực và đáng kể đến thương mại nhập khẩu Đồng thời, năng lực, chất lượng DV logistics địa phương, sự dễ dàng trong vận chuyển quốc tế với chi phí hợp lý và sự kịp thời của lô hàng trong việc đến đích cuối cùng có mối quan hệ tích cực và quan trọng đối với XK
24 Sénquiz-Díaz
(2021a)
Mô hình nội sinh dựa trên dữ liệu bảng hiệu ứng cố định vi mô trong giai đoạn 2012-2018 với 29 nền kinh tế đang phát triển
Chất lượng đường và cảng có tác động tích cực nhưng hạ tầng hàng không và hạ tầng khác, năng lực
và chất lượng DV logistics lại có tác động bất lợi đối với XK của các nước đang phát triển
25 Sénquiz-Díaz
(2021b)
Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần với dữ liệu của 80 quốc gia trong năm 2012, 2014 và 2016
Logistics ảnh hưởng lớn đến thương mại CSHT VT (như đường bộ, cảng biển, đường sắt và sân bay)
và logistics là những yếu tố cốt lõi hỗ trợ tạo thuận lợi thương mại điện tử ở cấp địa phương
DV logistics là một loại hàng rào thương mại phi thuế quan quan trọng liên quan đến vận chuyển hàng
ra thị trường nước ngoài Logistics hiệu quả có tầm quan trọng lớn đối với các nền kinh tế nhỏ và mở như các nước thành viên EU Trung và Đông Âu đã trở thành thành viên EU từ năm 2004 trở lên và đang trong quá trình hội tụ kinh tế với các nước thành viên EU cũ, chủ yếu thông qua thương mại
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Trang 25Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các công bố trước đây, tác giả thấy rằng kết quả nghiên cứu về tác động logistics đối với XKHH của một nhóm các quốc gia XK có thể thống nhất trên 4 khía cạnh như sau:
Thứ nhất, năng lực hoạt động logistics tốt là một yếu tố thúc đẩy thuận lợi hóa TMQT, tăng cường khả năng cạnh tranh XK Theo Korinex & Sourdin (2011), trong bối cảnh tự do hóa kinh tế quốc tế, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển HH một cách an toàn từ quốc gia này qua các quốc gia khác thông qua một loạt các hoạt động liên quan về thủ tục hải quan và và thủ tục hành chính, tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động vận chuyển quốc tế, theo dõi hành trình vận chuyển của các lô hàng DV logistics với chất lượng cao đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho việc VCHH quốc tế trong thương mại, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng XK của một quốc gia bằng cách giảm chi phí liên quan tới VCHH - đặc biệt là đối với các nước có khoảng cách địa
lý cách xa thị trường chính Năng lực hoạt động logistics tốt có liên quan chặt chẽ với việc mở rộng thương mại, đa dạng hoá XK, khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Puertas et al (2014) cũng cho rằng năng lực logistics cũng là một trong những yếu tố quyết định đối với khả năng cạnh tranh XK của EU trong giai đoạn từ 2005-2010, tuy nhiên trong mối quan hệ XNK thì năng lực hoạt động logistics có vai trò quan trọng đối với quốc gia XK hơn là đối với quốc gia nhập khẩu Martí et al (2014) cũng chỉ ra những cải tiến trong bất kỳ thành phần nào của chỉ số LPI có thể dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể trong các dòng chảy thương mại của các nước đang phát triển thuộc châu Phi, Nam Mỹ, Viễn Đông, Trung Đông và Đông Âu Các thành phần của chỉ số LPI ngày càng trở nên quan trọng đối với TMQT ở nhiều quốc gia ở châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu Đối với các nền kinh tế mới nổi có biên giới hàng hải, nghiên cứu ứng dụng mô hình trọng lực cũng chỉ ra rằng các quốc gia này cần tiếp tục cải thiện CSHT logistics không chỉ để thúc đẩy thương mại mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh XK (Martí & Puertas, 2017)
Thứ hai, năng lực hoạt động logistics kém tạo ra rào cản đối với TMQT Vậy những trở ngại trong hoạt động logistics đối với kim ngạch XKHH của các quốc gia là gì? Devlin & Yee (2005) chỉ
ra rằng CSHT logistics kém phát triển với chất lượng hiệu quả của các DV logistics thấp là những trở ngại lớn cho hội nhập thương mại toàn cầu Ngoài ra cũng theo Devlin & Yee (2005), DV VT không hiệu quả, khối lượng XK thấp dẫn đến thời gian vận chuyển dài và nhu cầu tích lũy hàng tồn kho tốn kém, các thủ tục hành chính và thủ tục hải quan gây cản trở… cũng là những trở ngại lớn đối với XK Korinex & Sourdin (2011) đã chứng minh DV logistics không hiệu quả làm cản trở thương mại do làm tăng thêm chi phí và thời gian Còn theo Faria et al (2015), chi phí logistics cao trong khi chất lượng DV thấp cũng là những trở ngại lớn đối với TMQT Với việc sử dụng chỉ số LPI, các tác giả đã chỉ rõ năng lực cạnh tranh của các DN phụ thuộc rất lớn vào môi trường logistics trong nước có năng
Trang 26động và cạnh tranh hay không Ngoài ra, bộ máy hành chính với các vấn đề về hải quan, chính sách công chính là những trở ngại nổi bật của logistics đối với TMQT
Thứ ba, sự cải thiện về chất lượng của DV logistics có ảnh hưởng tích cực đối với thương mại XKHH Behar & Manners (2008) đã chứng minh một sự cải thiện trong chất lượng của DV logistics của nhà XK sẽ khiến XK tăng lên 60% (ví dụ giữa Gabon và Guinea) Hoạt động logistics hiệu quả sẽ giúp giảm hiệu ứng khoảng cách trong thương mại giữa hai nước nhưng không triệt tiêu hoàn toàn Ngoài ra, những sự cải thiện liên quan đến thời gian, chi phí và độ tin cậy (các chỉ số thành phần của LPI) có tác động cải thiện khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu (Hausman, W et al., 2013) Những cải tiến trong bất kỳ thành phần nào của LPI có thể dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể trong các luồng thương mại của một quốc gia (Puertas et al., 2014) Đối với hoạt động XKHH từ các quốc gia thuộc EU - nơi mà logistics có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của TMQT, những sự thay đổi mang tính cải thiện trong hoạt động logistics giữa năm 2005 và 2010 có ảnh hưởng khác nhau trong 4 nhóm sản phẩm XK chính của châu Âu (Martí et al., 2014)
Thứ tư, chi phí VT nói riêng và chi phí logistics nói chung có tầm quan trọng rất lớn đối với chi phí thương mại Behar & Venables (2011) chỉ ra chi phí VT nói riêng và chi phí thương mại nói chung bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa lý, CSHT logistics, và các rào cản liên quan đến CSPL Faria et al (2015) chỉ ra chi phí logistics cao là trở ngại lớn đối với TMQT Martí & Puertas (2017) khẳng định chi phí logistics được xem là chìa khóa để xác định chi phí thương mại
Trong khi có một số lượng lớn các nghiên cứu trên quy mô nhiều quốc gia XK như thế thì các công trình có liên quan đến tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia cụ thể thì còn chưa đa dạng.Một số nước đã xuất hiện trong các nghiên cứu này như là Úc, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Tuinisia Tương tự như các nghiên cứu trong phạm vi một nhóm các quốc gia thì các nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia duy nhất cùng đều đánh giá thông qua việc sử dụng chỉ số LPI
Năm 2010, trong bối cảnh mới có rất ít các nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa, logistics và TMQT, Nguyen, H.O & Tongzon, J (2010) đã sử dụng mô hình vector tự động hồi quy VAR (Vector Autoregression) khám phá mối quan hệ giữa thương mại song phương của Australia và Trung Quốc với sự phát triển của lĩnh vực VT và logistics của Australia Mô hình cũng được mở rộng để nghiên cứu đối với thương mại song phương của Australia với Hoa Kỳ, Nhật Bản và phần còn lại của thế giới Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của thương mại giữa Australia với Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực VT và logistics của nước này nhưng ở chiều ngược lại tác động của logistics và VT đối với thương mại song phương thì không đúng Các tác giả đã đi đến kết luận sự bất lực của lĩnh vực VT và logistics đối với TMQT của Australia là do sự tụt hậu của ngành GTVT và logistics Do dân số của Australia thương đối thấp nên nhu cầu hạn chế, do đó việc đầu tư
Trang 27vào CSHT giao thông có thể không phải là cách tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng thương mại và nền kinh tế mà tốt hơn là tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông logistics hiện có Ngoài ra, các chính sách trong lĩnh vực này nên được định hướng nhiều hơn đến XKHH
Bensassi et al (2015) đã chỉ ra rằng yếu tố địa lý và CSHT giao thông là hai trong những yếu
tố quyết định ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc tế của một quốc gia Theo nghĩa này, chất lượng của CSHT, sự phân bổ và năng lực của các LSP trong một quốc gia, cũng như số lượng các nhà cung cấp DV logistics tư nhân và mức độ chuyên môn của họ, tất cả đều ảnh hưởng tích cực đến dòng chảy
XK
Jouili & Khemissi (2019), phân tích tác động của logistics đối với thương mại đường biển quốc tế của Tunisia dựa trên chỉ số LPI và sau thành phần phụ của nó Các kết quả cho thấy LPI và các thành phần của nó có tương quan đáng kể về mặt thống kê đối với thương mại đường biển của Tunisia
Töngür et al., (2020) lại chỉ xem xét tác động của CSHT logistics đối với sự đa dạng XK của Thổ Nhĩ Kỳ với 174 quốc gia trong giai đoạn 2007–2017 Các ước tính từ mô hình lực hấp dẫn cho thấy rằng CSHT logistics ảnh hưởng tích cực đến giá trị XK và có tác động lớn đến tỷ suất lợi nhuận Phân tích của các tác giả cho thấy thêm rằng các nhà XK Thổ Nhĩ Kỳ nhạy cảm hơn với những thay đổi trong HTLQG của Thổ Nhĩ Kỳ hơn là với các đối tác thương mại của họ
Ma et al (2021) phân tích một cách có hệ thống tác động của mức độ phát triển logistics đối với thương mại song phương từ 31 tỉnh của Trung Quốc đến 65 quốc gia trên hành lang logistics quốc
tế dọc theo Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) bằng cách sử dụng mô hình trọng lực cải tiến với
dữ liệu cho giai đoạn 2008–2018 Kết quả cho thấy: (1) Trình độ phát triển logistics thúc đẩy đáng kể
sự phát triển của TMQT; (2) So với các nước đối tác, mức độ phát triển logistics cấp tỉnh của Trung Quốc có tác động lớn hơn đến thương mại song phương; (3) Ảnh hưởng của trình độ phát triển logistics thể hiện ở các thời kỳ, quốc tế và khu vực khác nhau, đặc biệt, hệ số trình độ phát triển logistics của khu vực phía Tây là âm, trong khi khu vực phía Đông là dương
Wen-Si Cheng (2021) phân tích tác động của hiệu quả và tác động tích tụ của ngành logistics đến thương mại XNK ở Hàn Quốc trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đây đều đo lường mức độ phát triển của ngành logistics bằng cách sử dụng chỉ số hoạt động logistics (LPI) mà hầu như không có nghiên cứu về tác động của hiệu quả ngành logistics và hiệu ứng tích tụ đối với thương mại XNK ở Hàn Quốc nói riêng và ở các quốc gia khác nói chung Nghiên cứu này góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu liên quan tới tác động của logistics đối với XKHH
Trang 281 Nguyen, H.O &
Tongzon, J (2010) Australia
Chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa thương mại Australia-Trung Quốc (mở rộng thêm với Hoa Kỳ, Nhật Bản và phần còn lại của thế giới) và
sự phát triển của ngành VT và logistics Australia
khung tự tương quan vecto VAR
tác động của CSHT logistics đối với sự đa dạng XK của Thổ Nhĩ Kỳ
5 Ma et al (2021) Trung Quốc
tác động của hiệu quả ngành logistics và hiệu ứng tích tụ đối với
thương mại XNK ở Hàn Quốc
Mô hình kinh tế lượng không gian
7 Le Duc Nha (2018) VN Đánh giá trực tiếp tác động của logistics đối với XKHH của VN thông
qua chỉ số LPI với kết quả LPI hầu như không có tác động Mô hình trọng lực
8
Phạm Hồ Hà Trâm
và Đinh Trần
Thanh Mỹ (2021)
VN Chỉ số LPI và các thành phần phụ của nó có ảnh hưởng tích cực đối
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Trang 29Điều đáng chú ý là cũng đã xuất hiện một vài nghiên cứu về tác động này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác tại VN trong 20 năm qua Những nghiên cứu đầu tiên tuy rằng chưa phân tích và lượng hóa trực tiếp các tác động của logistics đối với XKHH của VN nhưng cũng đề cập gián tiếp tới mối quan hệ này ở những khía cạnh nhất định Chẳng hạn, logistics cũng được đề cập tới như một yếu tố tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy tăng trưởng XKHH Ví dụ, Bùi Liên Hà (2012) nghiên cứu hoạt động logistics như một trong các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu Tuy nhiên, với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích một số yếu kém của DV logistics thương mại phục vụ nhu cầu của các DN XK, ví dụ như là hạn chế của hệ thống cảng biển, CNTT, nguồn nhân lực và hành lang pháp lý Ngoài ra, Báo cáo của WB và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (Victoria Kwakwa, 2013) đã phân tích vai trò của tạo thuận lợi thương mại, trong đó CSHT và DV logistics được đề cập tới là một trong ba trụ cột quan trọng trong thúc đẩy XK và đặc biệt tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia Quan điểm của WB cho rằng, tạo thuận lợi thương mại không chỉ bao gồm các yếu tố như giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, các quy định về xuất xứ, chất lượng, nhưng còn bao trùm yếu tố về tăng cường môi trường kinh doanh, chất lượng của CSHT, tính minh bạch và hệ thống pháp luật Tất cả các yếu tố này có tác động đến khả năng XK của một quốc gia thông qua việc cắt giảm chi phí XK (bao gồm cả chi phí SX hàng XK và chi phí logistics thương mại nhằm đưa hàng XK tới nước nhập khẩu) Thách thức đối với
VN là giảm chi phí logistics và thời gian giao hàng XK, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tạo giá trị gia tăng cho hàng xuất khảu và hỗ trợ thương mại các mặt hàng giá trị gia tăng cao Các biện pháp cải thiện có thể hiểu theo hai chiều: (i) đầu tư CSHT (đường cao tốc, đường sắt, bến cảng, CSHT thông tin) và (ii) cải tiến CSPL (tính minh bạch, hiệu quả trong hải quan, quản lý biên mậu, môi trường kinh doanh và các cải cách thể chế khác) Cách tiếp cận này rất phù hợp với VN trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng XK Từ đó, WB đã đề xuất một số khuyến nghị chính sách để phát triển cách tiếp cận này, trong đó các giải pháp nhằm hỗ trợ các hoạt động làm cầu nối về mặt chính sách trong tạo thuận lợi thương mại logistics, bao gồm: phát triển hạ tầng và DV giao thông và đơn giản hóa thủ tục pháp quy để giảm thời gian và chi phí và tăng cường độ tin cậy của thương mại biên giới Bên cạnh đó, cũng đã có một số nghiên cứu định tính đề cập tới một vài khía cạnh hẹp hơn của logistics trong mối quan hệ với XKHH, ví dụ như nghiên cứu định tính về mối quan hệ giữa chi phí vận tải và giao nhận (một bộ phận cấu thành của chi phí logistics) với chi phí XK để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm làm giảm chi phí xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung và một số mặt hàng XK chủ lực của VN nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Phạm Thị Cải, 2005 và 2008) Blancas et al (2014) đã chỉ ra hiệu quả của hoạt động logistics có vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của VN
Trang 30Tại VN cũng đã xuất hiện 02 nghiên cứu đo lường trực tiếp tác động của logistics đối với XKHH của VN thông qua chỉ số LPI Tác giả đầu tiên đề cập đến mối quan hệ giữa logistics với XKHH thông qua việc xem xét mô hình trọng lực là Le Duc Nha (2018) Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực quốc gia về logistics của VN không có tác động đến giá trị XK, do chỉ số LPI của VN hầu như không có thay đổi lớn qua các năm Tuy nhiên, tác giả vẫn nhấn mạnh vai trò tích cực của chính sách thương mại và chính sách logistics của VN trong việc hình thành khả năng cạnh tranh XK trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Nghiên cứu nói trên của Le Duc Nha (2018) chỉ phân tích tác động của chỉ số LPI tổng thể đối với kim ngạch XKHH của VN mà không nghiên cứu tác động của từng chỉ số thành phần Phạm Hồ Hà Trâm và Đinh Trần Thanh Mỹ (2021) đã đánh giá ảnh hưởng của cả chỉ số LPI tổng thể và các thành phần phụ đối với kim ngạch XKHH của VN sang 84 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Nghiến cứu cho thấy năng lực của HTLQG VN và của nước nhập khẩu có tác động thúc đẩy giá trị XK của VN Cả 6 thành phần của LPI đều xác nhận vai trò thúc đẩy thương mại XK, trong đó, chỉ số LPI về vận chuyển hàng quốc tế (đo lường khả năng dễ dàng thu xếp vận chuyển các lô hàng XK với mức giá cạnh tranh) và chỉ số LPI về sự đúng lịch có tác động mạnh nhất đến XK của VN
1.1.2 Cấp độ ngành
Trái ngược với số lượng lớn các nghiên cứu ở cấp độ quốc gia, nghiên cứu liên quan đến tác động của logistics đối với XKHH còn hạn chế ở cấp độ ngành và chỉ mới bắt đầu được chú ý trong thời gian gần đây Perdana, W.A (2020) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích ảnh hưởng của logistics đối với mức độ XK của các sản phẩm HH từ Indonesia sang các nước đối tác thương mại trên toàn thế giới, thông qua chỉ số LPI năm 2010, 2012 và 2014 Kết quả ước tính cho thấy LPI có thể đóng một vai trò trong việc mở rộng XK các sản phẩm HH từ Indonesia
Mendes et al (2020) với mô hình trọng lực tăng cường đã phân tích vai trò của hoạt động logistics trong XK đậu tương giữa Argentina, Brazil, Mỹ và các đối tác thương mại của họ từ năm
2012 đến năm 2018 Chỉ số LPI được sử dụng đã chứng minh vai trò quan trọng quyết định của logistics đến việc tạo thuận lợi cho thương mại đậu tương song phương Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các khía cạnh khác nhau của HTLQG có thể ảnh hưởng đến thương mại theo các cách khác nhau Trong
đó, CSHT logistics có mối tương quan tích cực và đáng kể với thương mại đậu tương như đã được đề cập trong hầu hết các tài liệu
Khuky, M A (2021) với mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường OLS (Ordinary Least Squares) và quy trình ước lượng Khả năng tối đa Pseudo (PPML) đã chỉ ra rằng chi phí thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể tới XK hàng may mặc của Bangladesh, do đó cần thiết phải giảm chi phí thương mại trong nước để tăng cường thúc đẩy XKHH một cách bền vững
Trang 31Bảng 1.3 Phân tích tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với XKHH ở cấp độ ngành
STT Tác giả (năm) Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
4 Areej Aftab Siddiqui & San Vita (2021)
nghiên cứu tác động của hoạt động logistics đối với thương mại đối với lĩnh vực may mặc ở Campuchia, Bangladesh và Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 2001
đến 2016
Mô hình trọng lực
5 Górecka, A.K et al (2022)
nghiên cứu ảnh hưởng của logistics đến TMQT của các sản phẩm năng lượng thô giữa các nước thành viên EU với nhau và với các nước thứ ba
Mô hình trọng lực
6 Trinh Thi Thu Huong et al., (2017) tác động của chi phí VT với XKHH của VN Mô hình trọng lực
7
Ngo Thi Tuyet Mai &
Nguyen Bich Ngoc
(2019)
Chỉ số LPI có ảnh hưởng tích cực tới XK mặt hàng
phi nông sản VN Mô hình trọng lực
8 Le Duc Nha (2022) Logistics có vai trò tích cực của logistics trong việc thúc đẩy tăng trưởng XK hàng thủy sản của VN Mô hình trọng lực
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Areej Aftab Siddiqui & San Vita (2021) phân tích tác động của hoạt động logistics đối với thương mại hàng may mặc ở Campuchia, Bangladesh và Ấn Độ Mặc dù hiệu quả hoạt động logistics
ở các nước này chỉ ở mức cơ bản, nhưng kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng nó có tác động đáng kể đến XKHH của ba quốc gia Campuchia, Bangladesh và Ấn Độ trong khoảng thời gian từ
2001 đến 2016 Trong đó, hiệu quả hoạt động logistics cũng được biểu thị bằng chỉ số LPI Nghiên cứu cho rằng chính phủ nên thúc đẩy đầu tư tư nhân và nước ngoài vào các dự án phát triển CSHT, cần phải triển khai các hệ thống Trao đổi Dữ liệu Điện tử (EDI) để giảm phát sinh các chi phí không chính thức và giảm chi phí VT Cụ thể như trường hợp của Campuchia, có thể đề xuất chuyển đổi sang hệ thống giao thông đô thị hóa đa phương thức để hạ giá thành VT và thu hút cạnh tranh Ấn Độ và Bangladesh là những thương nhân lớn trong lĩnh vực may mặc và môi trường logistics của các nước
đã phát triển do hiệu quả thương mại cao
Górecka, A.K et al (2022) khẳng định rằng logistics đã trở thành một trong những ngành kinh
tế quan trọng nhất và có ảnh hưởng không nhỏ đến CSHT giao thông và nhiều lĩnh vực khác có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triểncủa đất nước cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả thương mại Tuy nhiên,
Trang 32câu hỏi đặt ra đối với các tác giả là liệu hoạt động logistics có quan trọng đối với việc buôn bán HH là các sản phẩm năng lượng thô hay không Kết quả cũng chỉ ra rằng tất cả các thành phần phụ hoạt động của logistics đều có ý nghĩa cao và cho thấy tác động tích cực đến việc XK các sản phẩm năng lượng lỏng, trong khi đối với các sản phẩm rắn và khí, dường như không đáng kể khi các mặt hàng năng lượng phức tạp hơn và tốn kém hơn Vận chuyển, lưu trữ và yếu tố chung đường biên giới ảnh hưởng tích cực đến thương mại năng lượng
Tại VN, Trinh Thi Thu Huong et al., (2017) cũng đã đề cập phần nào tới mối quan hệ này ở cấp độ ngành nhưng chỉ dừng lại ở khía cạnh về tác động của chi phí vận tả với XKHH của VN Thông qua mô hình trọng lực với dữ liệu sơ cấp thu được từ điều tra khảo sát đối với các DN XKHH của VN, các tác giả đã chứng minh khoảng cách vận chuyển lớn và CSHT GTVT của nước nhập khẩu kém dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong chi phí VT Trong khi đó, chi phí VT là một thành phần quan trọng cấu thành nên giá cả HH tại các điểm đến trong TMQT Bên cạnh đó, thu nhập của nhà nhập khẩu cao hơn, tỷ giá hối đoái thực giảm và điều kiện phát triển hệ thống logistics tốt hơn tạo điều kiện thúc đẩy thương mại tăng trưởng Trên cơ sở đó nghiên cứu chỉ ra một loạt chính sách nhằm tối ưu hóa chi phí
VT trong XKHH tại VN
Gần đây cũng đã xuất hiện các nghiên cứu về tác động của logistics đối với XK một nhóm ngành hàng hoặc một mặt hàng cụ thể Nghiên cứu đầu tiên của Ngo Thi Tuyet Mai & Nguyen Bich Ngoc (2019) sử dụng chỉ số LPI cùng với chỉ số thuận lợi hóa TFI (trade facilitation indicators) để đo lường mức độ thuận lợi hóa có tác động như thế nào đối với thương mại XK hàng phi nông sản của
VN Kết quả cho thấy năng lực hoạt động của HTLQG có ảnh hưởng tích cực tới XK mặt hàng phi nông sản VN Nhóm tác giả cũng đưa ra nhận định rằng tác động của logistics đối với XK hàng phi nông sản sẽ khác với hàng nông sản nhưng trong giới hạn nghiên cứu, các tác giả chỉ dừng lại ở đánh giá tác động đối với nhóm ngành phi nông sản Do đó việc xem xét mức độ tác động khác nhau giữa hai nhóm ngành hàng này vẫn còn là một khoảng trống mở trong nghiên cứu Le Duc Nha (2022) với
mô hình trọng lực đã cho thấy vai trò tích cực của logistics trong việc thúc đẩy tăng trưởng XK hàng thủy sản của VN
Như vậy, có thể thấy tồn tại số lượng ít các công trình nghiên cứu về tác động của logistics đối với thương mại XK các nhóm ngành hàng hay một mặt hàng cụ thể trên thế giới cũng như tại VN Do
đó, tác động này ở cấp ngành hàng vẫn còn bỏ ngỏ, cần nhiều nghiên cứu trong tương lai nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên cứu
1.1.3 Cấp độ doanh nghiệp
Mặc dù các nghiên cứu về tác động của logistics đối với XKHH được thực hiện rất nhiều ở góc độ vĩ mô, nhưng còn rất hạn chế ở góc độ vi mô Hiện nay, các học giả chỉ mới tập trung nghiên
Trang 33cứu về tác động của logistics tới hoạt động quản lý SXKD nói chung chứ chưa đánh giá trực tiếp tới tác động của logistics tới hoạt động kinh doanh XK của các DN XKHH
Bảng 1.4 Phân tích tổng quan tài liệu về tác động của logistics đối với XKHH ở cấp độ DN
TT Tác giả (năm) phạm vi và nội dung nghiên cứu phương pháp nghiên cứu
1 Green, K.W et al (2008) tác động của logistics đối với hoạt động SXKD của 142 nhà máy/ DN
Mô hình hóa phương trình cấu trúc, dữ liệu khảo sát các nhà quản lý vận hành
phân tích tương quan và hồi quy trên CSDL thu được từ khảo sát
nghiên cứu định lượng trên CSDL khảo sát 115 nhân viên của DN
phân tích hồi quy tuyến tính bội số với
dữ liệu khảo sát người lao động của nhà
phân tích nhân tố khẳng định CFA, và
mô hình phương trình cấu trúc (SEM)
8 Gudeta Chala & Barani Kumar
(2021)
ảnh hưởng logistics đối với hoạt động vận hành và quản lý của nhà máy đường - Wonji Shoa Sugar Factory, Hàn Quốc
Phân tích dữ liệu và thống kê theo cấp
số nhân, Hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội số
9 Nguyễn Xuân Hảo (2015)
Tác động của DV logistics đến hiệu quả kinh doanh của các DN SX ở Quảng
Chi phí logistics đối với các DN SX và
XNKHH của VN Phân tích định tính dựa trên CSDL sơ cấp thu được từ điều tra khảo sát
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Tại VN, cũng không có một nghiên cứu chuyên sâu nào phân tích được ảnh hưởng của logistics đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh XKHH ở cấp độ DN mà cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích các ảnh hưởng đối với hiệu quả hoạt động SXKD nói chung hay hoạt động tài chính Cụ thể, Nguyễn Xuân Hảo (2015) đã tiến hành nghiên cứu 6 nhóm yếu tố DV logistics tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 6 yếu tố (chất lượng DV của các nhà phân phối, chất lượng DV của các nhà cung cấp vật tư nguyên liệu, chất lượng DV các nhà cung cấp DV logistics khác, mức độ sử dụng DV cơ bản, mức độ sử dụng DV gia tăng, mức độ tin dùng
DV logistics thuê ngoài) đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trên địa
Trang 34bàn tỉnh Quảng Bình Theo đó, mức độ tin dùng DV logistics thuê ngoài chỉ xếp sau chất lượng DV của các nhà cung cấp DV khác Chất lượng DV của các nhà phân phối đứng thứ 3 đến mức độ hiệu quả hoạt động của các DN Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều hạn chế về chất lượng CSHT logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cùng nhiều giải pháp hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh DN logistics Hoang, H.V & Nguyen, S.T (2019) bằng phương pháp phân tích nhân tố và đa hồi quy dựa trên dữ liệu sơ cấp thu được từ khảo sát đã chỉ ra tác động của DV logistics đối với hoạt động tài chính của DN trong ngành dệt may của thành phố Đà Nẵng, VN
Tuy nhiên, đáng chú ý là tại VN, bằng nghiên cứu thực nghiệm thông qua phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, Trịnh Thị Thu Hương và các cộng sự (2019) đã thành công trong việc phân tích hiệu quả hoạt động logistics thông qua việc tối ưu chi phí logistics đối với các DN SX và XNK ở
VN, tuy nhiên kết quả nghiên cứu không nhằm mục đích lượng hóa trực tiếp tác động của hoạt động logistics đối với tăng trưởng XKHH của VN nói chung cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh XK của các DN XK nói riêng mà chỉ nhằm đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các
DN SX và XNK của VN
1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu định tính và định lượng trong nước cũng như trên thế giới đã chỉ ra rằng phương pháp định lượng sử dụng mô hình trọng lực được sử dụng phổ biến hơn cả nhằm mục đích đo lường mức độ tác động của logistics đối với XKHH Những nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức và hiểu biết của nghiên cứu sinh về những ảnh hưởng của logistics đối với dòng chảy thương mại HH Tuy nhiên, sau quá trình phân tích tổng quan, nghiên cứu sinh nhận thấy vẫn tồn tại khoảng trống liên quan đến chủ đè như hình 1.1 Cụ thể như sau:
Thứ nhất, các công bố trước đây chủ yếu đánh giá tác động của logistics đối với XKHH với quy mô đa quốc gia (gồm một nhóm các quốc gia XK hoặc một khu vực hay phần lớn các quốc gia trên thế giới) Các nghiên cứu về ảnh hưởng của logistics đối với thương mại XK của một quốc gia cụ thể thì không nhiều, trong đó lại tập trung chủ yếu ở một vài nước như Úc, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Tuinisia Tại VN, có 02 nghiên cứu đánh giá trực tiếp tác động này với kết quả nghiên cứu có sự khác nhau nhất định do sự khác nhau về khía cạnh nghiên cứu Đồng thời, các nghiên cứu đi trước chỉ tập trung đánh giá tác động của logistics đối với tổng kim ngạch XKHH ra thế giới nói chung, chứ chưa có các nghiên cứu chỉ ra mức độ tác động khác nhau đối với các thị trường
XK hay các nhóm thị trường XK khác nhau cả trên thế giới cũng như tại VN Hơn nữa, các công bố này chủ yếu tiến hành đánh giá tác động của logistics đối với XKHH thông qua việc đo lường mức độ tác động của chỉ số LPI đối với kim ngạch XKHH mà còn thiếu những phân tích và đánh giá tác động này về nguyên nhân và kết quả thể hiện trên các khía cạnh khác nhau của XKHH còn hạn chế trong cả
lý luận cũng như thực tiễn
Trang 3524
Hình 1.1: Khoảng trống nghiên cứu về tác động của logistics đối với XKHH
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trang 36Thứ hai, số lượng các nghiên cứu ở cấp độ ngành vẫn còn khiêm tốn trên thế giới Các nghiên cứu mới tập trung vào một số mặt hàng cụ thể như dệt may, đậu nành, năng lượng thô Tại VN, có 02 nghiên cứu tác động của logistics đối với XK hàng phi nông sản và hàng thủy sản được tiến hành trong những năm gần đây Bản thân nghiên cứu sinh, trong quá trình thực hiện luận án này cũng đã có nghiên cứu riêng về tác động của logistics đối với XK hàng dệt may VN Tuy nhiên, ở cấp độ này, nghiên cứu sinh cũng chưa tìm thấy nghiên cứu nào phân tích và đánh giá toàn diện tác động của logistics đối với từng nhóm mặt hàng về nguyên nhân cũng như kết quả phản ánh trên các khía cạnh khác nhau cùng từng ngành hàng XK trong khi mỗi ngành hàng đều có những đặc điểm khác nhau và do đó nhu cầu
về logistics và tác động của logistics đối với mỗi ngành hàng cũng sẽ khác nhau
Thứ ba, nghiên cứu vấn đề này ở cấp độ DN vẫn còn đang bỏ ngỏ Các nghiên cứu hiện nay
ở trên thế giới và VN mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của logistics đối với hiệu quả hoạt động SXKD nói chung của các DN Trong giới hạn tìm kiếm, tác giả chưa thấy có một nghiên cứu nào đánh giá trực tiếp tác động của logistics đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh XKHH của các DN XK 1.3 Hướng nghiên cứu của đề tài
Từ khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra trong phần trước, tác giả nhận thấy rằng chủ đề tác động của logistics đối với XKHH ở VN hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề, trong khilogistics tại VN cũng chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế trong thực tiễn Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có thêm các nghiên cứu về tác động này ở cả 3 cấp độ (quốc gia, ngành hàng và DN), bằng
cả các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, để từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp đối với Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ quan quản lý của Chính phủ, các Hiệp hội, các LSP cũng như các DN XK của VN nhằm phát triển HTLQG cũng như hệ thống logistics DN để hỗ trợ thúc đẩy phát triển XKHH của VN
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án của nghiên cứu sinh chỉ tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở cấp
độ quốc gia, cụ thể nghiên cứu tác động của logistics như một tổng thể các thành tố của HTLQG có tác động như thế nào đối với XKHH của VN Trong đó tác giả cố gắng đi vào xác định tác động của các yếu tố phản ánh năng lực đầu vào (CSHT, môi trường pháp lý, năng lực và chất lượng DV của nhà cung cấp DV logistics) và các yếu tố phản ánh hiệu quả đầu ra về thời gian, chi phí và độ tin cậy của
hệ thống logistics VN Đồng thời luận án cũng tiến hành đánh giá mức độ tác động của logistics theo các yếu tố nêu trên bằng các mô hình định lượng đề xuất dựa trên mô hình trọng lực để từ đó xác định tầm quan trọng của từng yếu tố đối với XKHH Cuối cùng luận án sẽ đánh giá các kết quả quan trọng phản ánh tác động của logistics đối với các khía cạnh khác nhau của XKHH trong thực tiễn từ 2007 đến 2023 Luận án do đó sẽ góp phần giải quyết một vài vấn đề về lý luận và thực tiễn về tác động của logistics đối với XKHH của một quốc gia trên thế giới nói chung và tại VN nói riêng Sau luận án này, trong tương lai, tác giả có thể nghiên cứu tác động của logistics tới XKHH của VN theo các khu vực
Trang 37thị trường XK khác nhau hoặc theo các ngành hàng khác nhau, và cũng có thể mở rộng hướng nghiên cứu sang cấp độ DN để đánh giá tác động của logistics đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh XK của các chủ hàng VN
Tiểu kết chương 1: Tổng quan nghiên cứu cho thấy logistics có tác động quan trọng đối với XKHH, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của HH, hỗ trợ tăng trưởng XKHH và tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên nghiên cứu về tác động của logistics đối với XKHH vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được đề cập tới Do đó, luận
án của nghiên cứu sinh sẽ tập trung vào phân tích và đo lường mức độ tác động của logistics đối với XKHH của VN, đồng thời đánh giá kết quả tác động đó được phản ánh như thế nào trên các khía cạnh khác nhau của XKHH
Trang 38CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA LOGISTICS ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
2.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan về xuất khẩu hàng hóa
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa
Theo từ điển Oxford, XK được hiểu đơn giản là việc bán và VCHH sang một nước khác Theo Troy Segal (2z022), XK “đề cập đến một sản phẩm hoặc DV được SX ở một quốc gia nhưng được bán cho người mua ở một quốc gia khác”
Một cách quy chuẩn hơn, luận án xem xét khái niệm XKHH theo quy định của pháp luật tại
VN Hiện nay, CSPL chủ yếu điều chỉnh hoạt động XKHH của VN gồm có: Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương 2017 Trong đó, điều 112 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định bãi bỏ khoản 3 điều 28, khoản 3 điều 29, khoản 3 điều 30, điều 31, 33, 242, 243,
244, 245, 246 và 247 của Luật Thương mại 2005 Như vậy, các điều khoản khác của Luật Thương mại 2005 vẫn có giá trị hiệu lực Trong đó, Luật Thương mại 2005, khoản 1 điều 28 đã đưa ra khái niệm về XKHH như sau: “XKHH là việc HH được đưa ra khỏi lãnh thổ VN hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Luật Quản lý thương mại 2017 và nghị định số 69/2018/NĐ-CP không đề cập cụ thể tới khái niệm này Cả Luật Thương mại 2005 (điều 27) và Luật quản lý ngoại thương 2017 (điều 3) đều quy định XK là một trong các hình thức của hoạt động mua bán HH quốc tế hay hoạt động ngoại thương bên cạnh các hình thức khác như nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu…
Tiếp cận dưới góc độ vì lợi ích kinh tế thương mại, đề tài luận án chỉ xem xét XKHH của VN với hàm nghĩa của việc bán các sản phẩm do VN SX, chế biến hoặc gia công tái chế sang các quốc gia, lãnh thổ khác nhằm mục đích thu lợi nhuận
2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
KNXK được xác định là tiêu chí đo lường tổng giá trị các mặt hàng XK được thống kê theo quý hoặc theo năm KNXK của một quốc gia phản ánh doanh thu bán hàng XK của quốc gia đó theo quý hay theo năm là bao nhiêu, từ đó có thể đánh giá được tổng quan tình hình XK của quốc gia đó KNXK năm sau cao hơn năm trước cho thấy sự phát triển của XK, là dấu hiệu tốt đối với hoạt động
XK Chỉ tiêu này tăng hoặc là do giá bán HH tăng lên hoặc sản lượng XK tăng, cả sự tăng lên về giá
cả và sản lượng đều được coi là tín hiệu tốt cho thấy tăng trưởng XK của quốc gia trong bối cảnh các quốc gia ngày càng hội nhập sâu như hiện nay Do đó, KNXK luôn được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển hay tăng trưởng XK của bất kì quốc gia nào
Trang 392.1.3 Cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia có thể được phân chia theo những tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích thống kê, nghiên cứu và cách thức tiếp cận Thông thường, người ta tiếp cận theo hai hướng: Giá trị những gì đã được xuất khẩu (theo nhóm hàng hay mặt hàng) và giá trị xuất khẩu
đã thực hiện ở đâu (theo thị trường) Vì vậy, có hai loại cơ cấu xuất khẩu phổ biến là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu
Cơ cấu hàng hóa XK: được hiểu là “tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong toàn
bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” (Lương Thanh Hải, 2023) Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia phản ánh mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu của quốc gia đó trong một thời kỳ
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có thể được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm của từng nước, từng tổ chức cũng như từng mục đích nghiên cứu, từng thời kỳ
VN sử dụng cách phân loại cơ cấu hàng xuất khẩu theo hàm lượng chế biến của sản phẩm được quy định trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm
2030 được ban hành theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 Theo đó, hàng xuất khẩu được phân chia thành 4 nhóm: (i) Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung); (ii) Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (nhóm hàng có giá trị gia tăng thấp nhưng có lợi thế về năng lực cạnh tranh trong dài hạn); (iii) Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu); (iv) Nhóm hàng hóa khác/ Nhóm hàng mới (bao gồm các mặt hàng không thuộc 3 nhóm hàng đầu hoặc những mặt hàng mới được phát triển sản xuất và xuất khẩu, mới xuất hiện trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của quốc gia) Bên cạnh đó, VN cũng áp dụng phân loại HH theo Danh mục HH XK, nhập khẩu VN được ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 Danh mục này được phân loại dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa HH (hệ thống Mã HS) của WCO - Tổ chức Hải quan thế giới,
là hệ thống phân loại thống nhất cho tất cả hàng XNK trên toàn thế giới
Cơ cấu thị trường XK: có thể được hiểu là tổng thể các thị trường xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của một quốc gia phản ánh mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng các thị trường xuất khẩu của quốc gia đó trong một thời kỳ, giúp xác định quy mô từng thị trường, thị trường chủ lực cũng như các thị trường tiềm năng để từ đó có những chính sách phù hợp trong thúc đẩy phát triển XK
Trang 402.2 Khái quát chung về logistics, dịch vụ logistics và hệ thống logistics quốc gia
Về đặc điểm, logistics là sự tích hợp nhiều các hoạt động kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau với mục đích lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát và quản lý dòng vận động của thông tin, tiền tệ và HH (bao gồm cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình SX)… từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, SX ra sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng nhằm tối
ưu hóa chi phí và thời gian trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ SX cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời Các hoạt động đó có thể kể ra như là quản lý vật tư hay mua hàng, quản lý dữ trữ hay tồn kho, quản lý vật tư, quản lý kho bãi, đóng gói bao bì, xếp dỡ giao nhận, làm thủ tục hải quan, quản lý CNTT Các hoạt động logistics này tác động cả đầu vào và đầu ra của quá trình
SX, kinh doanh và được thực hiện ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức Cuối cùng, các hoạt động
đó được thực hiện một cách nhịp nhàng và khoa học để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với mục tiêu đạt được 5 đúng (5 Rights) như sau: cung cấp đúng sản phẩm/ dịch vụ (right items), tới đúng địa điểm (right place), vào đúng thời gian (right time), với đúng điều kiện (right condition) và với đúng chi phí (right cost) (Lambert, D.M., et al., 1998) Tóm lại, mục tiêu của logistics chính là đảm bảo các dòng vận động trong dây chuyền cung ứng được thực hiện một cách nhịp nhàng, khoa học với chi phí và thời gian tối ưu, đồng thời đảm bảo tính chính xác, linh hoạt và độ tin cậy cao
2.2.2 Dịch vụ logistics
Trong lĩnh vực SX, kinh doanh thương mại nội địa hay XKHH, thách thức đặt ra đối với nhà quản trị logistics của tổ chức là đáp ứng mong đợi và nhu cầu của khách hàng đồng thời phải mang lại hiệu quả từ việc quản lý các luồng thông tin và luồng HH Thông thường, bộ phận logistics nội bộ của các DN SX thương mại sẽ phải thực hiện tất cả các hoạt động logistics nhằm hỗ trợ cho hoạt động SXKD của DN, nhưng rõ ràng logistics không phải lĩnh vực năng lực cốt lõi của các DN này Trong khi đó, quá trình triển khai ứng dụng logistics trong các hoạt động kinh tế thúc đẩy ngày càng mạnh
mẽ sự ra đời và phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng các nhà hoạt động logistics chuyên nghiệp, mà lĩnh vực năng lực hoạt động cốt lõi của họ chính là logistics Đối tượng kinh doanh của họ