1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bc Đtm Tuyến Thoát Nước Chính Từ Hạ Lưu Kênh Thoát Nước Khu Công Nghệ Cao Về Kênh Thoát Lũ Xã Hòa Liên.pdf

204 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án: Tuyến Thoát Nước Chính Từ Hạ Lưu Kênh Thoát Nước Khu Công Nghệ Cao Về Kênh Thoát Lũ Xã Hòa Liên
Tác giả Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng, Ban Quản Lý Các Dự Án Phát Triển Hạ Tầng Khu Công Nghiệp Và Công Nghệ Cao Đà Nẵng
Người hướng dẫn Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường
Trường học Đà Nẵng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 10,63 MB

Nội dung

KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: TUYẾN THOÁT NƯỚC CHÍNH TỪ HẠ LƯU KÊNH THOÁT NƯỚC KHU CÔNG NGHỆ CAO VỀ KÊNH THOÁT LŨ XÃ HÒA LIÊ

Trang 1

KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN:

TUYẾN THOÁT NƯỚC CHÍNH TỪ HẠ LƯU KÊNH THOÁT NƯỚC KHU CÔNG NGHỆ CAO

VỀ KÊNH THOÁT LŨ XÃ HÒA LIÊN

ĐỊA ĐIỂM: XÃ HÒA LIÊN, HUYỆN HÒA VANG, TP ĐÀ NẴNG

(Đã chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến HĐTĐ họp ngày 23/12/2022)

Trang 2

KH U CONG N GHI ~ P vA CON G NGH ~ C A O DA NA NG

***"':*0******

BAocAo DANH GIA ' TAC DONG MDI TRUONG •

C(JA Dl fAN : TUYEN TIIOAT NUac CHINH TIT HA LUU•KENI I rrlIOAT NUaC KHU CONG NGHE CAO

V E KEN H T H OAT LV XA BOA LIEN

I DIA DIEM: XA HOA LIEN, HUY$N HOA VANG, TP BA NANG

Trang 3

Chủ dự án: Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp và công nghệ cao Đà Nẵng

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8

DANH MỤC BẢNG 9

MỞ ĐẦU 14

I XUẤT XỨ DỰ ÁN 14

1.1 Thông tin chung về Dự án 14

1.2 Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 16

1.3 Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 16

1.3.1 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 16

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 18

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 21

2.1 Các căn cứ pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 21

2.1.1 Căn cứ pháp lý 21

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường áp dụng 23

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 24

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 24

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 25

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 26

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 28

Trang 4

5.1 Thông tin về dự án 28

5.1.1 Tên dự án 28

5.1.2 Chủ dự án 29

5.1.3 Địa điểm thực hiện dự án 29

5.1.4 Phạm vi, quy mô 29

5.1.5 Công nghệ và loại hình dự án 30

5.1.6 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 30

5.1.7 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường 33

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 37

5.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 38

5.3.1 Tác động do nước thải 38

5.3.2 Tác động do bụi, khí thải 38

5.3.3 Tác động do chất thải rắn 39

5.3.4 Tác động do chất thải nguy hại 39

5.3.5 Tác động do các tác động khác 39

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 40

5.4.1 Công trình, biện pháp xử lý nước thải 40

5.4.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 40

5.4.3 Công trình, biện thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn 41

5.4.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác 41 5.4.5 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 42

5.4.6 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 42

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 42

5.5.1 Chương trình quản lý môi trường 42

5.5.2 Chương trình giám sát môi trường 43

CHƯƠNG 1 45

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 45

Trang 5

Chủ dự án: Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp và công nghệ cao Đà Nẵng

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 45

1.1.1 Tên dự án 45

1.1.2 Tên chủ dự án 45

1.1.3 Vị trí địa lý 45

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án 50

1.1.5 Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư, khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường và các đối tượng kinh tế xã hội khác 56

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô của Dự án 59

1.1.6.1 Mục tiêu 59

1.1.6.2 Loại hình Dự án, cấp công trình 59

1.1.6.3 Các chỉ tiêu thiết kế 59

1.1.6.4 Quy mô đầu tư 59

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 59

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 63

1.2.1.1 Hạng mục tuyến kênh thoát lũ 63

1.2.1.2 Hạng mục hồ điều tiết 65

1.2.1.3 Hạng mục cống thoát nước 66

1.2.1.3 Hạng mục công viên cảnh quan 69

1.2.1.3 Hạng mục giao thông 70

1.2.1.4 Hạng mục hoàn trả hạ tầng kỹ thuật 73

1.2.1.5 Hạng mục đường dây trung, hạ thế, trạm biến áp và điện chiếu sáng 74

1.2.2 Các hạng mục công trình phục vụ thi công 76

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN 76

1.3.1 Nguyên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công dự án 76

1.3.1.1 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu 76

1.3.1.2 Khối lượng nguyên vật liệu chính 77

1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước phục vụ thi công 78

1.3.2.1 Nguồn cung cấp điện 78

Trang 6

1.3.2.2 Nguồn cung cấp nước 78

1.4 BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG 78

1.4.1 Biện pháp thi công 78

1.4.2 Máy móc, thiết bị thi công 78

1.5 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 79

1.5.1 Tiến độ thực hiện dự án 79

1.5.2 Tổng vốn đầu tư 79

1.5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 80

CHƯƠNG 2 82

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG 82

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 82

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 82

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 82

2.1.1.1 Điều kiện về địa lý, địa hình và địa chất 82

2.1.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 88

2.1.1.3 Điều kiện thủy văn 94

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 98

2.1.2.4 Tình hình về đời sống và sản xuất của người dân và các đối tượng khác chịu tác động trực tiếp từ dự án 105

2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC DỰ ÁN 106

2.2.1 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 106

2.2.1.1 Hiện trạng môi trường không khí 107

2.2.1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt 108

2.2.1.3 Hiện trạng môi trường nước dưới đất 110

2.2.1.4 Hiện trạng môi trường đất 112

2.2.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 114

Trang 7

Chủ dự án: Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp và công nghệ cao Đà Nẵng

2.2.2.1 Hệ sinh thái trên cạn 114 2.2.2.2 Hệ sinh thái dưới nước 114 2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 115 2.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 118

CHƯƠNG 3 120 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 120

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 121 3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 121 3.1.1.1 Đánh giá các tác động của việc chiếm dụng đất 121 3.1.1.2 Đánh giá, dự báo các tác động do hoạt động giải phóng mặt bằng 123 3.1.1.3 Đánh giá tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị 126 3.1.1.4 Đánh giá, dự báo tác động của việc thi công, xây dựng các hạng mục công trình 130 3.1.1.5 Đánh giá tác động của hoạt động thi công xây dựng đến kinh tế -

xã hội 144 3.1.1.6 Đánh giá, dự báo các rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn xây dựng 145 3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 148 3.1.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do công tác thu hồi đất 149 3.1.2.2 Giảm thiểu tác động do hoạt động giải phóng mặt bằng 150 3.1.2.3 Giảm thiểu tác động do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thi công 151

Trang 8

3.1.2.4 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường do bụi và khí thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng 153 3.1.2.5 Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường do nguồn phát sinh tiếng

ồn và độ rung trong quá trình thi công xây dựng 155 3.1.2.6 Các biện pháp, công trình thu gom, xử lý nước thải 156 3.1.2.7 Các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động của chất thải rắn và chất thải nguy hại 157 3.1.2.8 Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội và các tác động qua lại giữa các công trình, dự án lân cận 158 3.2.1.9 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 160 3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC, SỬ DỤNG 165 3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 165 3.2.1.1 Tác động tới môi trường không khí 165 3.2.1.2 Khả năng tiếp cận nguồn nước mặt sau khi xây dựng tuyến thoát nước 166 3.2.1.3 Nước mưa chảy tràn 166 3.2.1.4 Chất thải rắn 166 3.1.2.5 Đánh giá, dự báo nguồn tác động không liên quan đến chất thải 166 3.2.1.6 Đánh giá, dự báo các rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn hoạt động 168 3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường khi đưa Dự án đi vào khai thác, sử dụng 169 3.2.2.1 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 169 3.2.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến môi trường nước 169 3.2.2.3 Công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn 169 3.2.2.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn, độ rung 169

Trang 9

Chủ dự án: Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp và công nghệ cao Đà Nẵng

3.2.2.5 Các biện pháp giảm thiểu tác động khác và phòng ngừa các rủi ro

sự cố 170

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 171

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 174

CHƯƠNG 4 176

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 176

4.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 176

4.1.1 Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng dự án 176

4.1.2 Giai đoạn thi công, xây dựng 176

4.1.3 Giai đoạn hoạt động 176

4.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 183

4.2.1 Giám sát giai đoạn thi công xây dựng 183

4.2.1.1 Giám sát chất lượng không khí xung quanh 183

4.2.1.2 Giám sát chất lượng nước mặt 183

4.2.1.3 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại 184

4.2.2 Giám sát giai đoạn khai thác, sử dụng 184

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 185

1 KẾT LUẬN 185

2 KIẾN NGHỊ 185

3 CAM KẾT 185

Trang 10

KCN : Khu công nghiệp

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

TKCS : Thiết kế cơ sở

TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

TT- BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN : Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSMT : Vệ sinh môi trường

XLNT : Xử lý nước thải

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM 26

Bảng 1 1 Bảng thống kê tọa độ các điểm ranh giới quy hoạch 46

Bảng 1 2 Bảng thống kê tọa độ các điểm ranh giới khớp nối hạ tầng kỹ thuật 47 Bảng 1 3 Hiện trạng sử dụng đất của Dự án 50

Bảng 1 4 Bảng quy mô các thông số kỹ thuật chủ yếu của dự án 60

Bảng 1 5 Thống kê vị trí các cống thoát nước 67

Bảng 1 6 Chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế xây dựng đường 70

Bảng 1 7 Khối lượng các vuốt nối chủ yếu 72

Bảng 1 8 Tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu chính của Dự án 77

Bảng 1 9 Danh mục máy móc, thiết bị chính phục vụ thi công Dự án 79

Bảng 1 10 Tổng vốn đầu tư của Dự án 80

Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại TP Đà Nẵng 88 Bảng 2.2 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại TP Đà Nẵng 89

Bảng 2.3 Tổng lượng mưa trung bình tháng trong năm tại TP Đà Nẵng 89

Bảng 2.4 Số giờ nắng trung bình trong các tháng trong năm tại TP Đà Nẵng 90

Bảng 2.5 Tốc độ gió tại Đà Nẵng 91

Bảng 2.6 Số đợt và tần suất gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến Đà Nẵng 92

Bảng 2.7 Tần suất xuất hiện, tốc độ gió mạnh nhất trong mùa đông bắc tại Đà Nẵng 92

Bảng 2.8 Thống kê bão và ATNĐ trên biển Đông giai đoạn 2016 - 2020 93

Bảng 2.9 Phân bố gió mạnh trong bão ở hai miền (%) 94

Bảng 2.10 Tốc độ gió cực đại gần trung tâm bão ở một số địa phương 94

Bảng 2.11 Vị trí các điểm tính toán mực nước thiết kế trên sông Cu Đê 96

Bảng 2.12 Bảng đặc trưng mực nước cao nhất năm trạm Sơn Trà 96

Bảng 2.13 Bảng kết quả tính toán mực nước cao nhất năm thiết kế trạm Sơn Trà 97

Trang 12

Bảng 2.14 Bảng mực nước cao nhất năm ứng với các tần suất tại cầu Nam Ô -

sông Cu Đê 97

Bảng 2.15 Bảng kết quả tính toán mực nước thấp nhất sông Cu Đê 97

Bảng 2.16 Vị trí lấy mẫu môi trường không khí xung quanh 107

Bảng 2.17 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án 107

Bảng 2.18 Vị trí lấy mẫu môi trường nước mặt 108

Bảng 2.19 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án 109

Bảng 2.20 Vị trí lấy mẫu môi trường nước dưới đất 110

Bảng 2.21 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực dự án 111

Bảng 2.22 Vị trí lấy mẫu môi trường đất 112

Bảng 2.23 Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án 112

Bảng 2.24 Các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực dự án 115

Bảng 3 1 Mức độ các tác động tiêu cực và rủi ro của Dự án 120

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất tại dự án 121

Bảng 3.3 Sinh khối phát sinh của 1ha các loại thảm thực vật 124

Bảng 3.4 Tổng lượng sinh khối phát sinh của dự án 125

Bảng 3 5 Khối lượng nguyên vật liệu của dự án 126

Bảng 3.6 Hệ số phát thải của động cơ chạy dầu hạng nặng (g/km) 127

Bảng 3 7 Tải lượng các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển (mg/m.s) 127

Bảng 3.8 Số liệu khí tượng dùng để tính toán mô hình 128

Bảng 3.9 Số liệu nguồn dùng để tính toán mô hình 128

Bảng 3.10 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển 129

Bảng 3.11 Nồng độ bụi do tương tác giữa phương tiện vận chuyển với mặt đường 130

Bảng 3 12 Khối lượng đất đào, đất đắp 131

Trang 13

Bảng 3 13 Khối lượng và tải lượng bụi phát sinh trong quá trình đào, đắp của dự án

132

Bảng 3 14 Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình đào, đắp của dự án 132

Bảng 3 15 Nhiên liệu sử dụng của các thiết bị, máy móc thi công 133

Bảng 3 16 Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu DO 134

Bảng 3 17 Tải lượng, nồng độ ô nhiễm trong khí thải của các thiết bị, máy móc thi công 134

Bảng 3 18 Các thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt 136

Bảng 3 19 Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 137

Bảng 3.20 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công 140

Bảng 3 21 Mức ồn tổng do các phương tiện thi công gây ra 142

Bảng 3 22 Mức độ rung động của một số máy móc, thiết bị thi công xây dựng 143

Bảng 3 23 Mức độ tác động trong quá trình xây dựng 148

Bảng 3 24 Mức ồn của các loại xe cơ giới 167

Bảng 3 25 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 171

Bảng 3.26 Nhận xét về mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá 175

Bảng 4.1 Chương trình quản lý môi trường của Dự án……… 1788

Bảng 4.2 Vị trí giám sát chất lượng không khí giai đoạn thi công 1833

Bảng 4.3 Vị trí giám sát chất lượng nước mặt giai đoạn thi công 1833

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Vị trí dự án 46

Hình 1 2 Sơ đồ phân đoạn tuyến Dự án 51

Hình 1 3 Cống thoát nước hạ lưu tuyến kênh phía Bắc Khu Công nghệ cao 52

Hình 1 4 Khu vực xây dựng tuyến kênh phía Bắc 52

Hình 1 5 Khu vực xây dựng hồ điều tiết 01 53

Hình 1 6 Cầu Quảng nhìn từ phía thượng lưu 53

Hình 1 7 Hạ lưu kênh thoát lũ từ hồ Hòa Trung về sông Cu Đê nhìn từ phía thượng lưu 54

Hình 1 8 Khu vực xây dựng tuyến kênh phía Nam 54

Hình 1 9 Khu vực xây dựng hồ điều tiết 02 55

Hình 1 10 Cầu Cẩm Toại 55

Hình 1 11 Hình ảnh các tuyến đường giao thông hiện trạng tại khu vực dự án 57 Hình 1 12 Hình ảnh các công trình điện hiện trạng tại khu vực dự án 58

Hình 2 1 Hiện trạng khu vực hạ lưu tuyến kênh tuyến kênh phía Bắc đường số 2 thuộc dự án Khu công nghệ cao (điểm đầu 01 của dự án) 82

Hình 2 2 Hiện trạng khu vực hạ lưu tuyến kênh thoát lũ từ hồ Hòa Trung về sông Cu Đê (điểm đầu 02 của dự án) 83

Hình 2 3 Hiện trạng khu vực xây dựng tuyến kênh phía Bắc 83

Hình 2 4 Hiện trạng khu vực xây dựng tuyến kênh phía Nam 84

Hình 2 6 Hiện trạng khu vực xây dựng hồ điều tiết 01 (S = 13,31 ha) 84

Hình 2 5 Hiện trạng khu vực xây dựng hồ điều tiết 02 (S = 5,94 ha) 85

Hình 2 7 Hiện trạng khu vực thượng lưu tuyến kênh thoát lũ xã Hòa Liên

tại cầu Quảng (điểm cuối 01 của dự án) 85

Hình 2 8 Hiện trạng khu vực thượng lưu tuyến kênh thoát lũ xã Hòa Liên

tại cầu Cẩm Toại (điểm cuối 02 của dự án) 86

Hình 2.9 Vị trí lưu vực thoát nước của Dự án 95

Hình 2.10 Vị trí các điểm tính toán đặc trưng mực nước thiết kế sông Cu Đê 95

Trang 15

Hình 2.11 Sơ đồ phân chia lưu vực sông Cu Đê trong mô hình MIKE NAM 96 Hình 2 12 Một số hình ảnh lấy mẫu hiện trạng khu vực dự án 113

Hình 3 1 Mức giảm độ ồn từ máy trộn bê tông theo khoảng cách 141 Hình 3 2 Mô hình bãi thải dự kiến của Dự án 157

Trang 16

MỞ ĐẦU

I XUẤT XỨ DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về Dự án

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, thành phố Đà Nẵng

đã không ngừng vươn lên và đạt được nhiều thành tự đáng kể trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt là những thay đổi to lớn trong phát triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng như xây dựng và cải tạo đường phố, hệ thống cấp, thoát nước, xây dựng cầu qua sông, đang được khẩn trương xây dựng Quá trình nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang mở rộng đô thị nhằm khớp nối hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo điều kiện sản xuất và sinh hoạt cho người dân, cải thiện môi trường sống và môi trường đô thị của thành phố Đà Nẵng

Một trong những công trình được đầu tư nhằm khớp nối hạ tầng (thoát nước) đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với an sinh xã hội của người dân thành phố Đà Nẵng nói chung và xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang nói riêng là đảm bảo thoát nước vào mùa mưa lũ, kết nối đồng bộ hệ thống thoát nước cho khu vực

Hiện nay, lưu vực thoát nước tổng thể khu vực xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng (đoạn nằm giữa tuyến đường tránh Hầm Hải Vân, đường ĐT602

- Lưu vực phía Nam của dự án Khu Công nghệ cao có tuyến kênh thoát lũ từ hồ Hòa Trung về sông Cu Đê để thoát nước cho toàn bộ lưu lượng của hồ Hòa trung, phía Nam dự án Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung và các khu dân cư lân cận; Đến nay đoạn kênh từ hồ Hòa Trung đến đường tránh Nam Hải Vân và đoạn kênh từ đường ĐT601 về sông Cu Đê đã thi công hoàn thành, đoạn từ đường tránh Nam Hải Vân đến đường ĐT601 chưa triển khai

- Lưu vực phía Nam đường ĐT602 đoạn từ đường tránh Nam Hầm Hải Vân đến đường ĐT601 đã cơ bản hoàn thành hệ thống thoát nước, cụ thể Khu TĐC số 6,7 thuộc Vệt khai thác quỹ đất dọc tuyến đường ĐT602 Bên cạnh đó tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài (đoạn từ các Khu TĐC Hòa Liên đến đường tranh Nam Hầm Hải Vân đã đưa vào sử dụng, hệ thống thoát nước ngang đường đã hoàn thành nhưng hạ lưu của hệ thống này chưa được thu gom, nước chảy tràn ra khu vực trũng thấp, đất nông nghiệp gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong khu vực, đặc biệt vào mùa mưa bão

Trang 17

- Phía hạ lưu của lưu vực, đoạn từ cầu Quảng, cầu Cẩm Toại đến sông Cu Đê (đoạn kênh thoát lũ Xã Hòa Liên) đã xây dựng hoàn thành, tuy nhiên thượng lưu chưa được thu gom tập trung vào tuyến kênh nêu trên nên trong mùa mưa thường gây nên tình trạng ngập úng cục bộ, ngập lụt (khi mưa bão) đặc biệt là mùa mưa bão vừa qua (năm 2020) đã gây nên tình trạng ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong khu vực

Qua khảo sát và đánh giá hiện trạng tại khu vực nhận thấy việc đầu tư Dự án:

Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên là cần thiết và cấp bách để đảm bảo tiêu úng, thoát lũ cho khu

dân cư hiện trạng nằm giữa đường Tránh Nam Hầm Hải Vân và Đường ĐT601 Ngoài

ra, còn đảm bảo về môi trường, đất trồng hoa màu, đất trồng lúa và phát triển kinh tế

xã hội của nhân dân trong khu vực

Dự án “Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao

về kênh thoát lũ xã Hòa Liên” gồm 02 tuyến kênh (tuyến phía Nam dài 1.640,5 m, bề

rộng mặt kênh B=74 m; tuyến kênh phía Bắc dài 574,5 m, bề rộng 35 m; trên đỉnh các tuyến kênh bố trí đường công vụ rộng 6 m dọc theo kênh); xây dựng 02 hồ điều tiết (hồ 01 rộng 5,94 ha; hồ 02 rộng 13,31 ha; phía trên đỉnh kè hồ bố trí đường đi bộ rộng

6 m) và công viên cảnh quan trong khu vực dự án Tổng diện tích sử dụng của Dự án

khoảng 520.097 m2, trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 296.192,2 m2

Thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020, tại mục III.7 Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ Môi trường, Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao

về kênh thoát lũ xã Hòa Liên thuộc dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (vì dự án có diện tích đất lúa (>10ha) phải chuyển đổi mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đất đai) Do vậy, căn cứ theo quy định điểm a, khoản 1 Điều 30 và điểm a, khoản 1 Điều 35 Luật bảo vệ môi trường dự án thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

- Xây dựng 02 hồ điều tiết: Hồ 01 rộng 13,31 ha; hồ 02 rộng 5,94 ha Phía trên đỉnh kè hồ bố trí đường đi bộ rộng B = 6m

Trang 18

- Công viên cảnh quan: Các khu vực quy hoạch công viên cảnh quan trước mắt san nền đến cao độ quy hoạch, trồng cỏ phủ xanh bề mặt, chống xói về mùa mưa lũ

- Đầu tư khớp nối hạ tầng đảm bảo phục vụ dân sinh và sản xuất tại khu vực Phạm vi đánh giá tác động môi trường của dự án không bao gồm các hạng mục: tái định cư; khai thác vận chuyển nguyên vật liệu từ các mỏ vật liệu đến khu vực thực hiện dự án; di dời mồ mả hiện trạng nằm trong khu vực thực hiện dự án

Quản lý dự án:

- Giai đoạn thi công: Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp và Công nghệ cao Đà Nẵng và nhà thầu thi công

- Giai đoạn hoạt động: Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng

1.2 Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 15/12/2022

1.3 Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

a Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Ngày 18/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn đang trong quá trình Dự thảo nội dung Đề án Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Vì vậy, chưa có bộ công cụ hướng dẫn cụ thể các tiêu chí trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

274/QĐ-Tuy nhiên theo dự thảo báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mục tiêu tổng quát và mục tiêu chụ thể như sau:

 Mục tiêu tổng quát: Cụ thể hóa mục tiêu và định hướng BVMT trong Chiến

lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đén năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào cuộc sống Bảo đảm phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, thiết lập khu vực bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH; quản lý CTR, chất thải nguy hại; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc để bảo vệ, bảo tồn, phát triển hài hòa với môi trường, thích ứng với BĐKH, giảm

Trang 19

nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ôzôn và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững đất nước

 Mục tiêu cụ thể:

- Xác lập được các vùng môi trường trên phạm vi toàn quốc và các địa phương thành vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, vùng cư trú nhạy cảm và vùng cư trú tự nhiên để bảo vệ, bảo tồn, phát triển hài hòa với môi trường và thích ứng với BĐKH; thiết lập khu vực bảo

vệ, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH để bảo đảm các HST tự nhiên quan trọng, khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn ĐDSH và hành lang ĐDSH cùng với các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; tăng cường quan trắc và xây dựng

cơ sở dữ liệu ĐDSH; duy trì và phát triển dịch vụ HST thích ứng với BĐKH

- Hình thành các khu xử lý CTR, CTNH tập trung để đến năm 2030 cả nước hình thành hệ thống các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng và cấp liên tỉnh thống nhất, đồng bộ và có công nghệ phù hợp đáp ứng yêu cầu thực hiện thành công các mục tiêu về quản lý CTR đã đề ra Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 và Chiến lược BVMT quốc gia đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á; đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên đất, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, BVMT và yêu cầu phát triển KT-XH; phục vụ dự báo, cảnh báo phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và ô nhiễm môi trường, chủ động thích ứng với BĐKH

Xét thấy, dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên được xây dựng tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia trong việc phân vùng môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật bằng các biện pháp, công cụ phù hợp

b Quy hoạch bảo vệ môi trường của thành phố

Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 Nội dung quyết định nêu rõ mục tiêu phát triển: Xây dựng thành phố Đà nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công

Trang 20

nghiệp hỗ trợ; Là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y

tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước; Trung tâm tổ chức các sự kiềm tầm khu vực và quốc tế; Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được đảm bảo vững chắc Đồng thời, quy hoạch thành phố gắn với tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành

đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản

lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên do Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng Khu công nghiệp và Công nghệ cao Đà Nẵng làm chủ đầu tư được thực hiện tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Dự án đã được UBND huyện Hòa Vang phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 3299/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 và Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 15/12/2022

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu Công nghệ cao

về kênh thoát lũ xã Hòa Liên phù hợp với Quy hoạch đã duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt quy hoạch phân khu Khu vực phía Tây Bắc TL 1/5000; Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Quy hoạch thoát nước thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Công văn số 7579/UBND-SXD ngày 17/11/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc nghiên cứu quy hoạch, xây dựng tuyến thoát nước chính ở thượng lưu tuyến kênh thoát lũ xã Hòa Liên;

- Phía Tây dự án là Khu công nghệ cao Đà Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng chính phủ thành lập Khu công nghệ cao Đà Nẵng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà nẵng Khu công nghệ cao

Đà Nẵng có diện tích 1.128,4 ha, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 23/7/2016 của UBND thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nay được điều chỉnh theo Quyết định số 5468/QĐ-UBND ngày 30/11/2019 của UBND thành phố, trong đó có 06 phân khu chức năng chính bao gồm: Khu sản xuất công nghệ cao; Khu nghiên cứu - Phát triển đào tạo và ươm tạo Doanh nghiệp; Khu quản lý - Hành chính; Khu ở; Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối; Khu hậu cần, logistics và dịch vụ công nghệ cao, Khu công nghệ cao Đà Năng (Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định

số 1517/QĐ-BTNMT ngày 05/8/2011 và Quyết định điều chỉnh số 1951/QĐ-BTNMT

Trang 21

ngày 15/9/2014 Ngoài ra, Khu công nghệ cao đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 897/GP-BTNMT ngày 12/4/2019 với lưu lượng xả thải lớn nhất là 4.500 m3/ngày đêm

- Phía Nam dự án là Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng do Công ty Cổ phần Đầu

tư Xây dựng Trung Nam làm chủ đầu tư được thành lập năm 2004 Tổng diện tích khoảng 341 ha (giai đoạn 1: 131 ha và giai đoạn 2: 210 ha)

Trang 22

Hình 1: Vị trí của dự án với các dự án xung quanh

Sông Cu Đê

Quốc lộ 1A

- Phia Bắc: Đi về hướng đèo Hải Vân

- Phía Nam: Đi về nút giao đường cao tốc ĐN-QN

Đường Nguyễn Tất Thành

nối dài

Dự án

Trang 23

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1 Các căn cứ pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Căn cứ pháp lý

Báo cáo ĐTM của dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên được lập dựa vào những căn cứ pháp lý sau:

Các Luật liên quan:

- Luật số 72/2020/QH14 - Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020

- Luật số 17/2012/QH13 - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Luật số 20/2008/QH12 – Luật đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 và

có hiệu lực từ ngày 01/7/2009;

- Luật số 62/2020/QH14 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020;

- Luật số 79/2006/QH11 - Luật Đê điều được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006;

- Luật số 60/2020/QH14 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống thiên tai và Luật đê điều được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020;

Trang 24

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định 06/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung điều 17 của Nghị số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Nghị định số 67/2018/.NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

Các Thông tư, Quyết định:

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ;

- Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo

vệ môi trường ngành xây dựng;

- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng: Thông tư Quy định

về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình;

- Chỉ thị số 01/CT-BXD ngày 02/11/2015 của Bộ Xây dựng về việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình;

- Quyết định số 40/2020-UBND ngày 09/11/2020 của UBND thành phố Đà nẵng về việc ban hành quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của UBND thành phố Đà nẵng về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Trang 25

- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố Đà nẵng ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025;

- Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 15/3/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2024 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 07/4/20250 và Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 27/3/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 03/2022/QĐ-UBND ngày 03/3/2022 của UBND thành phố Đà nẵng về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng cho năm 2022 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Quyết định số 3200/QĐ-UBND ngày 13/12/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc công bố giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường áp dụng

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng đất;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 14-MT:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 43:2017/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

Trang 26

- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng

- Quyết định số 3299/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của UBND huyện Hòa Vang

về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu tuyến kênh thoát nước Khu công nghệ cao Đà Nẵng về tuyến kênh thoát lũ xã Hòa Liên;

- Công văn số 4495/STNMT-CCQLĐĐ ngày 05/11/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc liên quan đến chủ trương đầu tư dự án Tuyến thoát nước chính từ

hạ lưu tuyến kênh thoát nước Khu Công nghệ cao Đà Nẵng về tuyến kênh thoát lũ xã Hòa Liên;

- Công văn số 4673/SNN-CCTL ngày 09/11/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ý kiến liên quan đến chủ trương đầu tư dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên;

- Công văn số 8496/SXD-HTKT ngày 10/11/2021 của Sở Xây dựng về việc góp ý chủ trương đầu tư dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên;

- Công văn số 2721/UBND-KTHT ngày 10/11/2021 của UBND huyện Hòa Vang về việc liên quan đến chủ trương đầu tư dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu Công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên;

- Công văn số 932/SKHĐT-KTN ngày 06/4/2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

về việc liên quan đến chủ trương đầu tư Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu Công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên;

- Công văn số 2589/SKHĐT-KTN ngày 31/8/2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

về việc thẩm định chủ trương đầu tư dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Tuyến kênh thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên”;

Trang 27

- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư “Tuyến kênh thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên”;

- Thuyết minh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 công trình “Tuyến kênh thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên”;

- Các bản vẽ thiết kế của dự án;

- Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án;

- Số liệu điều tra khảo sát, đo đạc về hiện trạng các thành phần môi trường do đơn vị tư vấn phối hợp với chủ dự án thực hiện;

- Số liệu điều tra về kinh tế - xã hội xã Hòa Liên

- Ý kiến của UBND, UBMTTQVN xã Hòa Liên

- Ý kiến của cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Với mục tiêu đề phòng, khống chế và giảm thiểu các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường khu vực trong suốt quá trình triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng của Dự án, Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp và Công nghệ cao Đà Nẵng đã phối hợp với Đơn vị tư vấn là Trung tâm Kỹ thuật quan trắc môi trường (EMC) tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án

- Điện thoại: 0236.3846235 Fax: 0236.3846235

- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Anh Chức vụ: Giám đốc

Cơ quan tư vấn

- Tên cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật quan trắc môi trường (EMC)

- Địa chỉ: Khu đô thị mới Vạn Tường, Bình Trị, Bình Sơn, Quảng Ngãi

- Điện thoại: 0255 3610818; Fax: 0255 3610704

- Đại diện: Ông Lê Anh Trà; Chức vụ: Phó Giám đốc Phụ trách

Tóm tắt quá trình thực hiện ĐTM

Báo cáo ĐTM dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên do Ban quản lý các dự án phát triển hạ

Trang 28

tầng Khu công nghiệp và Công nghệ cao Đà nẵng làm chủ dự án, báo cáo được thực hiện với các công việc cụ thể như sau:

- Bước 1: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi, quy hoạch 1/500, các văn bản pháp lý liên quan đến dự án,…);

- Bước 2: Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên và KTXH tại khu vực dự án và khảo sát thực tế tại khu vực dự án;

- Bước 3: Thực hiện đo đạc, lấy mẫu, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án và vùng xung quanh (không khí, đất, nước mặt, nước dưới đất, tài nguyên sinh vật,…);

- Bước 4: Thực hiện đánh giá, dự báo các tác động tiêu cực tới môi trường theo các giai đoạn thực hiện dự án;

- Bước 5: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án;

- Bước 6: Lấy ý kiến UBND xã Hòa Liên và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi Dự án

- Bước 7: Tham vấn báo cáo ĐTM thông qua đăng tải trên trang thông tin điện

tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bước 8: Tiếp thu ý kiến tham vấn và hoàn thiện báo cáo ĐTM của dự án và trình thẩm định

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Các phương pháp đã sử dụng trong quá trình lập Báo cáo ĐTM cho dự án

“Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên” bao gồm: Các phương pháp về nhận dạng tác động, đánh giá

mức độ tác động, các phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thí nghiệm và các phương pháp có liên quan khác

Bảng 1 Các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM

hệ số ô nhiễm Cụ thể:

- Báo cáo đã áp dụng hệ số ô nhiễm của UNEP

2013 để đánh giá khối lượng và tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông, tại

Trang 29

TT Phương pháp Áp dụng

chương 3

- Báo cáo đã áp dụng hệ số ô nhiễm tại tài liệu hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (Environmental assessment Sourcebook Volume II – Sectoral Guidelines Environment Department) để đánh giá ô nhiễm từ hoạt động đào đắp tại công trình

- Ngoài ra, báo cáo có sử dụng một số hệ số ô nhiễm của WHO 1993 đối với những trường hợp không có hệ số cập nhập mới hơn để đánh giá bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động đào đắp

2 Phương pháp so sánh

(tiêu chuẩn, quy chuẩn)

Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường Việt Nam

- So sánh và đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường nước, không khí tại khu vực

dự án

- So sánh và đánh giá nồng độ bụi, khí thải, tiếng

ồn phát sinh từ các hoạt động san nền, từ quá trình vận chuyển và hoạt động của các máy móc khác Báo cáo cũng đã áp dụng Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường Việt Nam để so sánh và đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn xây dựng

- So sánh và đánh giá các chất ô nhiễm và tiếng

ồn phát sinh từ các phương tiện lưu thông trên các

- Sử dụng phương pháp hình hộp để tính nồng độ bụi phát sinh từ công tác đào, đắp đất (san nền)

- Áp dụng mô hình SUTTON ở trên để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương

Trang 30

Biểu diễn các kết quả nghiên cứu dưới dạng bản

đồ, đồ thị, bảng biểu, đặc biệt ngoài những thông tin truyền thống để mô tả môi trường như các số liệu đo đạc và thống kê, các bản đồ chuyên đề, GIS còn cho phép sử dụng tư liệu viễn thám (ảnh máy bay và ảnh vệ tinh) một cách trực tiếp

II Phương pháp khác

1 Phương pháp nghiên

cứu, khảo sát thực địa

Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu, so sánh với mục tiêu đặt ra cho phép định hướng và xác định chi tiết các công cụ, các bước tiếp theo để thu thập số liệu, tài liệu cần thiết

2 Phương pháp thống kê

Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án (áp dụng tại chương 2)

Trang 31

5.1.2 Chủ dự án

- Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cao Đà Nẵng

- Địa chỉ: Tầng 4 - Nhà làm việc các Ban Quản lý dự án và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc - Số 48 đường Võ An Ninh, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố

Đà Nẵng

- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Anh; Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 0236.3846235 Fax: 0236.3846235

- Tiến độ thực hiện dự án: 2022 - 2027

5.1.3 Địa điểm thực hiện dự án

Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên được xây dựng tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Tuyến kênh (bao gồm kênh, hồ điều tiết, công viên cảnh quan) có điểm đầu và điểm cuối như sau:

+ Điểm đầu (02 điểm): hạ lưu tuyến kênh thoát lũ từ hồ Hòa Trung về sông Cu

Đê và tuyến kênh phía Bắc đường số 2 thuộc dự án Khu công nghệ cao

+ Điểm cuối (02 điểm): thượng lưu tuyến kênh thoát lũ xã Hòa Liên (cầu Cẩm Toại và cầu Quảng)

5.1.4 Phạm vi, quy mô

- Phạm vi: Đầu tư xây dựng Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu Công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên là cần thiết nhằm khớp nối thoát nước từ hồ Hòa Trung và tuyến kênh phía Bắc Khu công nghệ cao về Tuyến kênh thoát lũ tổng thể xã Hòa Liên

- Quy mô:

+ Đầu tư 02 tuyến kênh: Tuyến kênh phía Bắc dài L=574,5m, tổng bề rộng mặt cắt ngang kênh B = 35m Tuyến kênh phía Nam dài L = 1.640,5m, tổng bề rộng mặt cắt ngang kênh B=74m Trên đỉnh các tuyến kênh bố trí đường công vụ rộng B=6m dọc theo kênh

+ Xây dựng 02 hồ điều tiết: Hồ 01 rộng 5,94 ha, hồ 02 rộng 13,31 ha Phía trên đỉnh kè hồ bố trí đường đi bộ rộng B = 6m

+ Công viên cảnh quan: Các khu vực quy hoạch công viên cảnh quan trước mắt san nền đen cao độ quy hoạch, trồng cỏ phủ xanh bề mặt, chống xói về mùa mưa lũ

+ Đầu tư khớp nối hạ tầng đảm bảo phục vụ dân sinh và sản xuất tại khu vực

Trang 32

5.1.5 Công nghệ và loại hình dự án

- Dự án không phải là loại hình sản xuất nên không có công nghệ sản xuất, vận hành

- Loại hình: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp II

5.1.6 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

a Tuyến kênh phía Bắc

- Tuyến kênh phía Bắc: Chiều dài L=574,5m, đáy kênh rộng 5,0m, mái và bờ kênh rộng 15m/bên, tổng bề rộng mặt cắt ngang kênh B = 35,0m

- Gia cố đáy kênh bằng BTCT M250 dày 15cm trên lớp bê tông lót M100 đá 4x6 dày 10cm và lớp vải ĐKT không dệt R=15kN/m Cao độ đáy kênh đấu nối từ cao độ đáy cống hiện trạng ngang đường Hồ Chí Minh đến cao độ đáy kênh AB (đoạn kênh đi qua cầu Quảng trên đường ĐT 601) Cao độ kênh tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại Quyết định số 3299/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND huyện Hòa Vang

- Mái kênh giữa bờ kênh và lòng kênh là dạng mái nghiêng, độ dốc mái taluy 1:2,0, cao độ đỉnh bờ kênh đảm bảo phù hợp với cao độ các công trình hiện trạng lân cận và đảm bảo cao hơn cao độ ứng với tần suất lũ P = 5%

Kết cấu mái kênh bằng tấm ốp kín lắp ghép kích thước (50x50x15)cm trong hệ khung dầm BTCT M250 trên lớp lót CPĐD Dmax37,5 dày 10cm và lớp vải ĐKT không dệt R=15kN/m Chân khay bằng dầm BTCT M250 kích thước (Lx50x100)cm Gia cố dưới chân khay bằng cọc tre với mật độ 25 cọc/m2, L=2,5m

- Dọc theo bờ kênh phía mặt nước bố trí lan can bảo vệ bằng thép không gỉ cao h

= 1,1m

- Thân kênh được đắp đất đầm chặt K95 Trước khi đắp tiến hành đào hữu cơ, đánh cấp (nếu cần) Taluy phía ngoài (phạm vi khớp nối hạ tầng kỹ thuật) có độ dốc m=1,5 đối với nền đắp, m=1,0 đối với nền đào

- Phía trên đỉnh kênh bố trí tuyến đường dọc bờ hồ với bề rộng B = 6m

b Tuyến kênh phía Nam

- Tuyến kênh phía Nam: Chiều dài L = 1.640,5m, đáy kênh rộng 15,0m, vùng đệm thoát lũ mỗi bên rộng 17,5m, mái và bờ kênh rộng 12,0m/bên, tổng bề rộng mặt cắt ngang kênh B=74,0m

- Đáy kênh bằng đất không được gia cố, cao độ đáy kênh đấu nối từ cao độ đáy cống hiện trạng ngang đường Hồ Chí Minh đến cao độ đáy kênh AB (đoạn kênh đi qua cầu Cẩm Toại trên đường ĐT 601) Cao độ kênh tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết đã

Trang 33

được phê duyệt tại Quyết định số 3299/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND huyện Hòa Vang

- Mái kênh giữa vùng đệm thoát lũ và lòng kênh là dạng mái nghiêng, độ dốc mái taluy 1:2

Kết cấu mái kênh bằng BTCT M250 dày 15cm trên lớp bê tông lót M100 đá 4x6 dày 10cm và lớp vải địa kỹ thuật không dệt R=15kN/m Chân khay bằng BTCT M250 kích thước (Lx50x100)cm, phía trước chân khay được gia cố chống xói bằng 2 hàng rọ

đá kích thước (2x1x0,5)m Gia cố dưới chân khay bằng cọc tre với mật độ 25 cọc/m2

, L=2,5m Trên đỉnh mái kênh bố trí đường đi bộ dọc mái kênh bằng BTCT M250, bề rộng đường đi bộ trung bình B = 2,4m

- Vùng đệm thoát lũ được đắp đất trồng cỏ lá gừng kết hợp một số lối đi bộ kết nối giữa bờ kênh và đường đi bộ dọc mái kênh về mùa khô

- Mái kênh giữa bờ kênh và vùng đệm thoát lũ là dạng mái nghiêng, độ dốc mái taluy 1:2, cao độ đỉnh bờ kênh đảm bảo phù hợp với cao độ các công trình hiện trạng lân cận và đảm bảo cao hơn cao độ ứng với tần suất lũ P = 5%

Kết cấu mái kênh bằng tấm ốp có lỗ trồng cỏ lắp ghép kích thước (50x50x15)cm trong hệ khung dầm BTCT M250 trên lớp lót CPĐD Dmax37,5 dày 10cm và lớp vải địa kỹ thuật không dệt R=15kN/m Chân khay bằng dầm BTCT M250 kích thước (Lx50x100)cm

- Dọc theo bờ kênh phía mặt nước bố trí lan can bảo vệ bằng thép không gỉ cao h

= 1,1m Mái taluy bờ kênh phía ngoài phạm vi kênh có độ dốc mái 1:1,5

- Thân kênh được đắp đất đầm chặt K95 Trước khi đắp tiến hành đào hữu cơ, đánh cấp (nếu cần) Taluy phía ngoài (phạm vi khớp nối hạ tầng kỹ thuật) có độ dốc m=1,5 đối với nền đắp, m=1,0 đối với nền đào

- Phía trên đỉnh kênh bố trí tuyến đường dọc bờ hồ với bề rộng B = 6m

c Hồ điều tiết

- Xây dựng 02 hồ điều tiết (hồ điều tiết 01 rộng 5,94 ha, hồ điều tiết 02 rộng 13,31 ha), 02 hồ điều tiết được nối thông với nhau bằng tuyến kênh dài 255m

- Trong phạm vi lòng hồ của 02 hồ điều tiết, đào đất tạo lòng hồ đến cao độ đáy

hồ bằng cao độ đáy kênh AB hiện trạng (đoạn qua cầu Cẩm Toại và cầu Quảng trên đường ĐT 601), đáy lòng hồ không được gia cố Cao độ hồ tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại Quyết định số 3299/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND huyện Hòa Vang

- Mái kè hồ là dạng mái nghiêng gồm:

Trang 34

+ Mái taluy M2 đoạn từ đáy hồ đến bậc thềm: Độ dốc mái taluy 1:2 Kết cấu mái bằng BTCT M250 dày 15cm trên lớp bê tông lót M100 đá 4x6 dày 10cm và lớp vải địa kỹ thuật không dệt R=15kN/m Chân khay bằng BTCT M250 kích thước (Lx50x100)cm Gia cố dưới chân khay bằng cọc tre với mật độ 25 cọc/m2, L=2,5m Phía trước chân khay được gia cố chống xói bằng 1 hàng rọ đá kích thước (2x1x0,5)m

+ Cơ kè dạng bậc thềm rộng B = 2,0m Kết cấu mái bằng BTCT M250 dày 15cm trên lớp bê tông lót M100 đá 4x6 dày 10cm và lớp vải địa kỹ thuật không dệt R=15kN/m

+ Mái taluy M1 đoạn từ bậc thềm đến đỉnh kè hồ: Độ dốc mái taluy 1:1,5 Kết cấu bằng tấm ốp có lỗ trồng cỏ lắp ghép kích thước (50x50x15)cm trong hệ khung dầm BTCT M250 trên lớp lót CPĐD Dmax37,5 dày 10cm và lớp vải ĐKT không dệt R=15kN/m Chân khay bằng dầm BTCT M250 kích thước (Lx50x100)cm

- Phía trên đỉnh kè hồ bố trí đường đi bộ dọc bờ hồ với bề rộng trung bình B=6m

- Dọc theo mái kè hồ bố trí lan can bằng thép không gỉ cao h = 1,1 m đảm bảo an toàn cho người dân

d Cống tạm thoát nước hai bên kênh

- Bố trí các đoạn cống cắt ngang bờ kênh để thoát nước khu vực trũng thấp dọc hai bên tuyến kênh tránh gây ngập úng cục bộ nhà dân, đất nông nghiệp dọc 2 bên tuyến kênh

- Vị trí: Cống tạm được bố trí tại những vị trí trũng thấp và không có hệ thống thu gom thoát nước mặt

Trang 35

5.1.7 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

TT Đối tượng bị tác động

Khoảng cách và

vị trí công trình gần nhất Tác động

ra vào cổng trường

- Ảnh hưởng đến môi trường do bụi,

ra vào cổng trường

- Ảnh hưởng đến môi trường do bụi,

ồn, rung

3

Cầu Quảng

- Nằm trong khu vực thi công

- Thi công kênh phía Bắc và hồ điều tiết 01

Hoạt động thi công

có thể gây sạt lở tại móng công trình

Trang 36

ra vào cổng trường

- Ảnh hưởng đến môi trường do bụi,

ồn, rung

6

Cầu Cẩm Toại

- Nằm trong khu vực thi công

- Thi công kênh phía Nam và hồ điều tiết 02

Hoạt động thi công

có thể gây sạt lở tại móng công trình

Trang 37

7

Tuyến đường dây tải điện 500 kV, 220 kV

- Nằm trong

khu vực thi công

- Thi công tuyến kênh phía Bắc

- Có thể gây chập mạch đường dây do hoạt động của cần cẩu trong hành lang

an toàn của đường dây truyền tải

- Có thể xảy ra các

sự cố về an toàn điện trong quá trình thi công

8

Các trạm biến áp, hạ thế, trung thế

Nằm trong khu vực thi công

dự án

- Có thể gây chập mạch đường dây do hoạt động của cần cẩu trong hành lang

an toàn của đường dây truyền tải

- Có thể xảy ra các

sự cố về an toàn điện trong quá trình thi công

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người dân, kiến trúc nhà cửa và cảnh quan xung quanh

- Ảnh hưởng đến môi trường sống do bụi, ồn, rung

Trang 38

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người dân, kiến trúc nhà cửa và cảnh quan xung quanh

- Ảnh hưởng đến môi trường sống do bụi, ồn, rung

11

Đất lúa, hoa màu của người dân

- Chiếm dụng khoảng 32,72 ha đất lúa, hoa màu

để thi công Dự án

- Làm giảm nguồn thu nhập của người dân

- Quá trình thi công, xây dựng có thể ảnh hưởng đến các ruộng lúa, hoa màu xung quanh

Trang 39

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

- Mất đất sản xuất, nơi ở của một số hộ dân

- Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân bị mất đất

- Bồi thường, hỗ trợ tái định cư, và mâu thuẫn xã hội phát sinh

Rà phá bom mìn Sự cố, rủi ro do bom mìn còn lại sau chiến

tranh

- Phát quang giải phóng mặt bằng

- Di dời dân và cơ sở hạ tầng

- Xói lở, bồi lắng, ảnh hưởng đến chế độ thủy văn

- Bụi, CTR, nước mưa chảy tràn

- Tiếng ồn, độ rung

- Sự cố môi trường như: Sạt lở, sụt lún nền đường và ngập úng cục bộ

- Tai nạn lao động

- Thi công xây dựng công trình như kênh thoát nước, hồ điều tiết, khớp nối hạ tầng với khu vực

- Ồn, ùn tắt, mất an toàn giao thông, hư hại tiện ích công cộng, nén đất

- Phát sinh bụi ảnh hưởng đến đời sống người dân dọc theo tuyến đường vận chuyển

Lưu giữ, bốc dỡ vật liệu - Bụi, tiếng ồn

- Sự cố, rủi ro, tai nạn lao động

Sinh hoạt của công nhân

- Nước thải và chất thải rắn sinh hoạt

- An ninh, trật tự

- Tai nạn lao động

Hoạt động của máy móc, thiết bị thi công

- Bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung phát sinh

- Sự cố, rủi ro, tai nạn lao động

Hoạt động bảo dưỡng thiết bị - Phát sinh nước thải và CTNH

Trang 40

- CTR thông thường, bùn thải

5.3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.3.1 Tác động do nước thải

TT NGUỒN PHÁT SINH QUY MÔ, TÍNH CHẤT

1 Giai đoạn thi công, xây dựng

1.1 Nước thải sinh hoạt Phát sinh trên các đoạn tuyến, lượng nước thải phát

sinh không đồng thời tại một thời điểm thi công

1.2 Nước thải từ các hoạt động

thi công, xây dựng Vệ sinh máy móc, thiết bị, trạm trộn BTXM

1.3 Nước mưa chảy tràn Các tạp chất cuốn theo trên bề mặt thi công dự án

2 Giai đoạn hoạt động

2.1 Nước mưa chảy tràn, nước

thải từ Khu công nghệ cao Các tạp chất cuốn theo trên bề mặt khu vực dự án

5.3.2 Tác động do bụi, khí thải

1 Giai đoạn thi công, xây dựng

1.1

Vận chuyển nguyên liệu, thiết bị máy

móc; San lấp mặt bằng; Xây dựng các

công trình của dự án

Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung

1.2 Máy móc thi công Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung

2 Giai đoạn hoạt động

2.1 Hoạt động giao thông Tiếng ồn, khói thải từ các phương tiện

giao thông

Ngày đăng: 25/11/2024, 22:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w