1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Bài Bằng Sự Hiểu Biết Về Lí Luận Và Thực Tiễn, Anh (Chị) Hãy Làm Rõ Những Đặc Điểm Lao Động Sư Phạm Của Giáo Viên Trong Xu Thế Hội Nhập Quốc Tế Và Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4 0.Pdf

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Lao Động Sư Phạm Của Giáo Viên Trong Xu Thế Hội Nhập Quốc Tế Và Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
Tác giả Trần Lê Vĩ Dạ
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Giáo Dục Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN TIỂU LUẬN MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ BÀI: BẰNG SỰ HIỂU BIẾT VỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, ANH CHỊ HÃY LÀM RÕ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠ

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ BÀI: BẰNG SỰ HIỂU BIẾT VỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, ANH (CHỊ) HÃY LÀM RÕ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC

TẾ VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.

Họ và tên sinh viên : Trần Lê Vĩ Dạ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẦU……… 2 NỘI DUNG

1 Lí

luận……… 3

phạm……… 3

phạm………3

phạm……….4

phạm……… 4

1.5 Thời gian và không gian của lao động sư phạm……… 5

2 Thực

tiễn……… 5 2.1 Thực trạng về đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên hiện nay…5

2.1.1 Sự nhạy bén với hệ thống công nghệ thông tin……… 5

2.1.2 Thay đổi trong cách tiếp cận, ứng dụng vào công nghệ…………6

thầy……… 6

2.2 Những mặt còn hạn chế và, nguyên nhân và giải pháp khắc phục 7

Trang 3

2.2.1 Thiếu trang bị về cơ sở vật chất hạ tầng………7

a Nguyên

nhân……… 7

b Giải

pháp……….8 2.2.2 Bắt buộc phải thay đổi nhanh để theo kịp thời đại……… 9

a Nguyên

nhân……… 9

b Giải

pháp……….9 2.2.3 Chịu nhiều áp lực, định kiến của xã hội xã hội………10

a Nguyên

nhân……….10

b Giải

pháp……… 11

KẾT

LUẬN……….12

KHẢO……….13

LỜI MỞ ĐẦU

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học

là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý Nghề dạy học

là một nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” Thật vậy, câu nói này

Trang 4

lại càng đúng trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đang chuyển mình theo xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu, cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lời để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lí giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục bên trong Bởi lẽ đó, nghề nhà giáo có lẽ là nghề nghiệp mang trong mình nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp nhất trong xã hội, vì thế, người giáo viên có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin chuẩn xác và ứng dụng các vấn đề được đổi mới vào giảng dạy để đưa cái chữ, nết người đến với từng học sinh

Tuy nhiên, trước những bước tiến vượt bậc của công nghệ

và xu thế hội nhập, ngành giáo dục nói chung và người nhà giáo nói riêng đang được đặt ra một thách thức lớn: lực lượng lao động sư phạm sẽ thay đổi như thế nào trong thời đại hiện nay?

Để giải đáp câu hỏi đó, các Bộ, ban, ngành đã đưa ra những phương án đổi mới để cải tiến chất lượng dạy học cũng như sự

tổ chức trong môi trường sư phạm Sau hết, những cải cách cũng mang lại những lợi ích và hạn chế nhất định Và những thắc mắc ấy sẽ được làm rõ qua bài tiểu luận với đề tài:

“Những đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên trong

Trang 5

xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay”.

NỘI DUNG

1 Lí luận:

1.1 Mục đích của lao động sư phạm:

Như chúng ta đã biết, mỗi loại hình lao động đều có đặc trưng riêng; nhờ đó mới có thể phân biệt giữa loại hình lao động này với loại hình lao động khác Theo điều 2 của Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Đây chính là định hướng của nền Giáo dục Việt Nam Vì vậy, lao động sư phạm của giáo viên phải phục vụ mục tiêu đó

Lao động sư phạm của giáo viên là một loại hình lao động

có ý nghĩa như là một yêu tố xã hội góp phần “sáng tạo ra con người”, mang tính “khai sáng” con người, trừng bước cải tiến con người tự nhiên thành con người xã hội Tạo dựng nên con người đáp ứng yêu cầu của thời đại Sản phẩm của lao động đặc thù này cũng tạo ra những nét khác biệt, đó là loại lao động sản xuất ra những nhân cách, sản xuất ra giá trị nhân bản với sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội

1.2 Đối tượng của lao động sư phạm

Trang 6

Bất kì loại hình lao động nào cũng có đối tượng tác động, vậy lao động sư phạm của giáo viên có đối tượng tác động rất đặc biệt- đó là nhân cách của học sinh, dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất đạo đức, giáo viên dùng trí tuệ và cả nhân cách của mình để tác động tới học sinh (người học); hay nói cách khác là dùng một nhân cách đã trưởng thành để tác động tới các nhân cách đang được rèn luyện từng bước trưởng thành

Đối tượng giáo dục là con người (người học) nên họ không thụ động mà trái lại có ý thức, có tính tích cực chủ động sáng tạo Vì vậy thành quả lao động sư phạm của giáo viên mang lại

mà không chỉ phụ vào đạo đức trí tuệ trình độ nghề nghiệp, nghệ thuật sư phạm của mình, mà còn phụ thuộc vào nhiều thứ khác như quan hệ thầy trò, khả năng nhận thức hành vi, cách ứng xử giao tiếp, trạng thái tâm lý, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội, đặc biệt là nhân cách học sinh

Theo K.Đ.Usinxki: “Muốn giáo dục con người về mọi phương diện thì trước hết phải hiểu con người về mọi phương diện” Như vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng day, giáo viên phải nghiên cứu nắm chắc các đặc điểm của đối tượng học sinh, lựa chọn những tác động sư phạm mềm dẻo, uyển chuyển thích hợp với từng đối tượng, phát huy vai trò chủ thể giáo dục của học sinh, vai trò chủ đạo của mình

1.3 Công cụ lao động sư phạm:

Công cụ lao động sư phạm của giáo viên là hệ thống giáo dục những kỹ năng, kỹ xảo cần truyền đạt và rèn luyện, những dạng hoạt động và giao lưu cần tổ chức cho học sinh, giáo viên

có công cụ lao động rất đặc biệt là trí tuệ, là phẩm chất của

Trang 7

chính mình, nhân cách của giáo viên như là một công cụ lao động thực sự Nó sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi giáo viên

có uy tín cao, tức là phẩm chất năng lực đức và tài của giáo viên có sức thuyết phục lớn

Muốn như vậy, bản thân giáo viên phải có năng lực chọn lọc tri thức, cơ bản, hiện đạo , thiết thực, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, phải không ngừng tự nâng cao trình độ về mọi mặt, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, đọc lập, sáng tạo, đặc biệt phải luôn tìm tòi các phương pháp giảng dạy hiện đại, sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học tiên tiến để truyền tải kiến thức cho học sinh với con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất

1.4 Sản phẩm của lao động sư phạm:

Lao động sư phạm của giáo viên tạo ra sản phẩm đặc biệt,

đó là nhân cách của học sinh, do đó nhân cách của học sinh (phẩm chất và năng lực) thể hiện chất lượng sản phẩm của lao động sư phạm Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng, cập nhật tri thức, nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng dạy học

và giáo dục, giáo viên cần giáo dục và đào tạo học sinh trở thành nguời có tri thức, có đạo đức, có năng lực sáng tạo, biết hợp tác, biết ứng xử, hiểu biết pháp luật, thông lệ quốc tế để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

1.5 Thời gian và không gian của lao động sư phạm:

Thời gian lao động sư phạm của giáo viên về mặt pháp lý

là thời gian quy định trong các văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Đó chính là thời gian lao động bắt buộc

Trang 8

tùy theo vào từng bậc học, cấp học Vấn đề này thường được hiểu là quy định về số giờ giảng dạy và các công tác khác Thời gian làm việc ngoài quy định như thời gian chuẩn bị bài giảng, chấm bài, tự bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia các công việc ngoài nhà trường và hoạt động xã hội

Không gian lao động sư phạm của người giáo viên tiến hành ở hai phạm vi là ở trong và ngoài nhà trường, ở ngoài nhà tường thì rất đa dạng, phong phú như: Tổ chức thực tế, tham quan, tham gia các hoạt động xã hội hoặc đến thăm gia đình các học sinh, đây là vấn đề cần chú ý, nghiên cứu để có chế độ chính sách thích hợp, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ

2 Thực tiễn:

2.1 Thực trạng về đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên hiện nay:

Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, lao động sư phạm đang trong xu thế chuyển mình để thay đổi, thích nghi, hội nhập với xã hội theo hướng tích cực

2.1.1 Sự nhạy bén với hệ thống kho thông tin:

Trong 4 nguyên tắc của Công nghiệp 4.0, ta có nguyên tắc

về sự minh bạch Cụ thể, công nghiệp 4.0 là dùng các hệ thống thông tin để tạo ra phiên bản ảo của thế giới thực tế Nhờ sự phát triển của mạng Internet và các ứng dụng đi kèm, việc đăng tải tài liệu, cập nhật thông tin trở nên dễ dàng với tất cả mọi người Sau đó thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau rồi xử lý để đảm bảo chính xác và tạo nên tập dữ liệu lớn

Vì vậy, kho thông tin lưu trữ trong thế giới ảo vô cùng lớn Nhờ

Trang 9

kho thông tin phong phú đó, giáo viên dễ dàng tiếp cận với những cập nhật mới trong kiến thức để ứng dụng vào giảng dạy

2.1.2 Thay đổi trong cách tiếp cận, ứng dụng vào công nghệ:

Những đặc điểm của giáo viên trong cách giảng dạy truyền thống thầy đọc trò chép hay giáo án viết tay đã không còn phù hợp Sự thay đổi của công nghệ giúp giáo viên tiếp cận với phương tiện mới như máy tính, mạng Internet Những công cụ

đó đã trực tiếp làm tăng hiệu suất lao động Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung luôn bị thu hút bởi các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video,… Học sinh cũng không ngoại

lệ Bài giảng trên powerpoint kèm hình ảnh trực quan luôn sinh động hơn các phương pháp “bảng phấn” thông thường Nhìn chung, các giáo viên đang quen với việc sử dụng công nghệ ảo

để mô phỏng bài giảng

Trước những thay đổi đó, giáo viên buộc phải bắt nhịp theo

để có cách tiếp cận mới trong giáo dục Điển hình là sự ra đời của hình thức học trực tuyến (e-learning) giúp việc học diễn ra mọi lúc, mọi nơi Hoặc trong lớp học đã xuất hiện nhiều phương tiện hỗ trợ giảng dạy khác ứng dụng công nghệ cao như bảng thông tin kết nối mạng Internet Mục đích chung là giúp học viên thích thú hơn với bài giảng và tiếp thu tốt hơn

2.1.3 Vai trò mới của người thầy:

Trước đây, đặc điểm của giáo viên thường tập trung xung quanh vai trò “dạy học” Cụ thể, thầy cô dạy lại cho học sinh những điều mình đã biết Nhưng ngày nay, mọi thứ đang thay đổi theo sự thay đổi của thông tin Những kiến thức mới liên tục được cập nhật Điều đó đặt ra thách thức cho giáo viên khi phải bắt nhịp với thời đại Lúc này, việc dạy học trở nên “lỗi thời” và

Trang 10

không còn đúng ý nghĩa Vậy vai trò mới của giáo viên thời đại toàn cầu hóa là gì?

Nói một cách chính xác nhất, đặc điểm của giáo viên hiện này đó là trở thành người “hướng dẫn” học sinh cách học Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể,

mà phải là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức Phương pháp đó bao gồm cách phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình Như vậy, có thể thấy sự thay đổi lớn trong vai trò và đặc điểm của giáo viên Sự thay đổi này là tất yếu và

có lợi cho cả thầy và trò Bởi học sinh sẽ tự chủ động việc học

cá nhân còn thầy sẽ có thời gian dành cho nhiều dự định khác

2.2 Những mặt còn hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục: 2.2.1 Thiếu trang bị về cơ sở vật chất hạ tầng:

Nhiều trường học ở vùng sâu vùng xa miền núi chưa được đầu tư, xây mới cơ sở vật chất, khiến cho việc học trở nên khó khăn cho cả thầy và trò Việc thiếu thốn các thiết bị văn phòng cơ bản như internet, máy tính, máy chiếu, phòng thí nghiệm,… trở thành nỗi bất cập lớn cho giáo viên khi tham gia công tác giảng dạy, nhất là trong những môn cần giờ thực hành

Bên cạnh đó, ở các xã, huyện miền núi nghèo, nơi các em học sinh đa số

là đồng bào dân tộc thiểu số, việc giảng dạy gặp khó khăn hơn bao giờ hết đối với các thầy cô, đặc biệt là công tác giảng dạy môn ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Anh Nơi đây, các em học sinh còn chưa thể nói sõi tiếng Việt, giờ lên lớp các

em chủ yếu còn sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp với nhau, càng làm cho thầy

cô khó khăn trong việc giải đáp thắc mắc, tâm tư cho các em

Ngoài ra, trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số hiện nay, công nghệ như là một chìa khóa dẫn tới thành công cho những ai biết sử dụng nó đúng cách, việc khó khăn với tiếp cận công nghệ thông tin là một sự thiệt thòi lớn của các em,

Trang 11

dẫn đến lạc hậu, không bắt kịp thời đại, bỏ mất một bước để kết nối với thế giới bên ngoài Đó là một trong những lý do tại sao các em trở nên tự ti, thiếu kỹ năng mềm khi bước chân ra ngoài xã hội

a Nguyên nhân:

 Đầu tư tràn lan nhưng không hiệu quả:

Mỗi năm ngân hàng sách đều bỏ ra rất nhiều tiền để đầu

tư cho ngành giáo dục, song điều đáng nói là tiền đã tiêu nhưng hiệu quả không đạt được Chúng ta vẫn luôn hướng đến một nền giáo dục hiện đại, bắt kịp với nền giáo dục của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới Nên chúng ta đầu tư xây dựng nhiều trường học, cải cách sách vở, công cụ học tập… một cách tràn lan Nhưng vẫn còn không ít trường hợp bị “lãng quên” nơi miền núi, hoặc đang bị bỏ dỡ, trì hoãn thi công Điều quan trọng là những chính sách cải cách giáo dục được đưa ra rất bài bản nhưng khi thực hiện chúng ta đều làm chưa tới Chính vì thế mà không mang lại hiệu quả, đầu tư xây dựng nhiều trường tư thục

để thu hút học sinh nhưng quên mất cần chú trọng chất lượng, cải cách sách giáo khoa nhưng lại có nhiều bất cập hơn, đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy và học cho giáo viên học sinh nhưng chất lượng học tập vẫn thấp, tình trạng gian lận thi cử vẫn xảy

ra liên tục

 Khoảng cách vùng miền còn lớn:

Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam còn chú trọng vào số lượng nhiều hơn chất lượng Nhiều đề án giáo dục đưa ra và được về đích rất sớm, nhưng hiệu quả của chúng mang lại đều không cao Phổ cập tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đã diễn ra hàng thập kỷ nay, những vẫn chưa có nét chấm phá nào

Trang 12

nổi trội Vẫn còn rất nhiều em học sinh chưa được phổ cập đầy

đủ tiếng Việt, chữ rõ chữ không Bên cạnh đó, nhà trường còn thiếu tính liên kết với phụ huynh học sinh trong việc giảng dạy, các em được học ở trên lớp nhưng khi về nhà lại không luyện tập, ôn bài Phụ huynh vẫn còn ỷ lại nhiều vào các thầy cô giáo, không bảo ban, đốc thúc các em học hành, khiến các em mãi không tiến bộ

b Giải pháp:

Đây là một vấn đề nan giải của nền Giáo dục nước nhà Các lãnh đạo ban, ngành cần quan tâm hơn tới chất lượng cơ sở vật chất, cũng như việc đồng bộ hệ thống giáo dục quốc dân tại các vùng nông thôn hẻo lánh để giúp các thầy cô cũng như học sinh dễ dàng hơn trong việc giảng dạy và học tập Phân tầng các

cơ sở giáo dục, quản lý chặt chẽ hơn các quỹ đầu tư, để tránh lãng phí vào chỗ không cần thiết

Các thầy cô giáo cần đổi mới về bài giảng, phương pháp dạy học để học sinh thích thú và tập trung hơn vào bài học, tổ chức nhiều hoạt động trong học tập, các giờ vui chơi, vừa giúp các em ôn lại bài học, vừa gắn kết thêm tình thầy trò Sẵn sàng làm một người “bạn tâm giao” giúp các em giải bày thắc mắc, tâm

tư trong long, đồng thời vạch ra hướng phát triển, suy nghĩ đúng đắn, đưa các

em vào đúng quỹ đạo trên con đường thực hiện ước mơ đầy chông gai phía trước

2.2.2 Bắt buộc phải thay đổi nhanh để theo kịp thời đại:

Mục tiêu giáo dục hiện nay được thể hiện rõ trong chương trình giáo dục phổ thông mới: Bên cạnh việc cung cấp kiến thức thì cần tập trung vào phát triển phẩm chất và năng lực của người học Quá trình dạy học được chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực Nếu như trước đây, việc học lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu thì hiện nay chính là học để

Ngày đăng: 25/11/2024, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w