1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch giáo dục quốc phòng an ninh 4

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 17,99 MB

Nội dung

Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ là một trong những cuộc chiến tranhphi nghĩa, thảm khốc và quy mô nhất trong lịch sử thế giới.. Những hình ảnh, sự kiện về cuộcchiến tranh giải phóng

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Trang 2

Trường Đại học Sài Gòn Học phần: Giáo dục quốc phòng – an ninh 4 Giảng viên: Thầy Nguyễn Hữu Rành

BÀI THU HOẠCH NHÓM 06

Trang 3

MỤC LỤC NỘI DUNG

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài 4

II Giới thiệu sơ lược về bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 5

1 Vài nét nổi bật 5

2 Khái quát về bảo tàng 6

PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ BẢO TÀNG I Bối cảnh lịch sử 9

II Quá trình hình thành 9

1 Thời kì nhà Nguyễn 9

2 Thời kì 1859 – 1975 10

3 Sau năm 1975 12

PHẦN 3: KẾT LUẬN I Mục đích của bảo tàng 14

1 Hiện thực của chiến tranh .14

1.1 Hình ảnh – nỗi đau qua những câu chuyện lịch sử 14

1.2 Hiện vật – chứng tích đau thương 16

1.3 Mô hình – tái hiện địa ngục lao tù 18

2 Hậu quả của chiến tranh 20

3 Lời kêu gọi hòa bình 22

II LỜI KẾT 23

Trang 4

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

“Chiến tranh” là một cụm từ mà mỗi khi được nhắc tới thì lại mang đến cảm giácrùng mình, kinh sợ cho con người, bởi đơn giản chẳng ai ưa thích chiến tranh,không ai không yêu chuộng hoà bình Thế nhưng, trong lịch sử luôn tồn tại nhữngcuộc chiến tranh phi nghĩa, chỉ mang lại đau khổ và sự mất mát cho cả hai bên thamchiến Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ là một trong những cuộc chiến tranhphi nghĩa, thảm khốc và quy mô nhất trong lịch sử thế giới Chiến tranh Việt Nam

đã trôi qua 45 năm, mặc dù để lại nhiều kí ức đau buồn nhưng đó cũng là minhchứng hùng hồn cho tinh thần dân tộc của người Việt Nam Tuy là bên chiến thắng,nhân dân ta cũng chịu tổn thất vô cùng to lớn cả về vật chất và tinh thần Tội ác màngười Mỹ để lại trên đất nước Việt Nam, những hình ảnh khủng khiếp về việc tratấn dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, giết chết conngười, những người Việt vô tội bị thảm sát,…

Chặng đường tiến tới nền độc lập của Việt Nam là một con đường chông gai, đẫmmáu, đầy sự hi sinh và lửa đạn, kéo dài xuyên suốt thế kỷ XX, khởi đầu từ cuộckháng chiến chống Pháp, kết thúc bằng chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minhlịch sử - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

"Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập" Bác đã nói to câu nói này trênQuảng trường Ba Đình lịch sử năm 1945, vừa để khích lệ toàn dân tộc Việt Nam ta,vừa để tuyên bố cho cả thế giới biết Thực hiện theo lời Bác dạy, toàn thể dân tộc ta

đã đồng lòng chiến đấu, giành được chiến thắng, đánh đuổi được ngoại xâm, giànhlại chủ quyền, thống nhất lãnh thổ đất nước

Hiện tại, chúng ta đang sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc Chúng ta phải luônbiết ơn công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của các bậc cha ông, các anh hùng liệt sĩ,những bà mẹ Việt Nam anh hùng… đã sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để đổilại nền hòa bình cho cả dân tộc như ngày hôm nay Những hình ảnh, sự kiện về cuộcchiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước mà chúng ta được nghe kể, hayqua tivi, phim ảnh… đã cho chúng ta thấy được phần nào sự ác liệt của chiến tranh.Song, những điều đó dường như chưa diễn tả hết được đầy đủ và chân thực bằngkhi tham quan các bảo tàng lịch sử tại Việt Nam – nơi lưu giữ những hình ảnh vàhiện vật còn lại của chiến tranh, nơi mà người dân Việt Nam “gần nhất” với lịch sử,với sự hào hùng và tinh thần dân tộc mạnh mẽ luôn rực cháy

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi chuyên nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảoquản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác vàhậu quả của các cuộc chiến tranh mà Mỹ - Ngụy đã gây ra đối với Việt Nam Qua

đó, bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo

Trang 5

vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòabình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Xuất phát từ những lý do lịch sử và thực tế nêu trên, chúng em quyết định chọnnghiên cứu đề tài về “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” để có thể hiểu rõ hơn vềlịch sử hào hùng của dân tộc, về sự hy sinh to lớn của những bậc đi trước Qua đó,giúp chúng em ý thức được nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc xây dựng tổquốc ngày càng phát triển

II Giới thiệu sơ lược về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (War Remnants Museum) là một bảo tàng vìhòa bình ở số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố HồChí Minh Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thaoThành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới

và Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM)

1 Vài nét nổi bật

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưutrữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về chứng tích tội ác vàhậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với ViệtNam Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 9 chuyên đề trưngbày thường xuyên

Từ nhiều năm qua, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những điểm thamquan thu hút lượng khách đông nhất ở TP.HCM và cả nước Qua hơn 45 năm hìnhthành và phát triển (1975 đến nay), Bảo tàng đã đón tiếp hơn 23 triệu lượt kháchtham quan, trong đó có hơn 11 triệu lượt khách quốc tế và hơn 2 triệu lượt kháchtham quan triển lãm lưu động Hiện nay, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu húttrên 1 triệu lượt khách tham quan mỗi năm

Trang 6

Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nướctặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (1995), Huân chương Lao động hạng 2(2001) và được bình chọn là 1 trong 10 điểm tham quan thú vị nhất (2009)

Từ năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được đầu tư xây dựng mới nhằmhiện đại hóa toàn diện hoạt động Ngày 30/4/2010, đã hoàn thành công trình xâydựng Hiện nay đang xây dựng nội dung trưng bày mới, mở rộng ra cả thời kỳ xâmlược của Pháp – Nhật và thời kỳ sau chiến tranh

2 Khái quát về bảo tàng

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh gồm 2 phần: khu trưng bày ngoài trời và trongnhà Trong nhà gồm 3 tầng, mỗi tầng có chủ đề và những hiện vật riêng.(Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được xếp là 1

trong 10 điểm tham quan thú vị nhất do khách trong và ngoài nước bình chọn tháng 11/2009)

(Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đón nhận Huân

chương Lao động hạng II do chủ tịch nước Trần

Đức Lương tặng thưởng ngày 12/3/2001)

Trang 7

Ngay từ cổng vào là khu trưng bày các loại vũ khí, phương tiện quân sự của Mỹnhư máy bay phản lực, máy bay trinh sát, máy bay trực thăng, các loại xe tăng, đạn,

bom,

(Những hiện vật sót lại từ thời kháng chiến chống Mỹ)

Trang 8

Ở tầng trệt của bảo tàng là phòng đa năng, phòng “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng

chiến”.Hai tầng tiếp theo của bảo tàng là thế giới của những hình ảnh, những dốc

mốc lịch sử tải hiện lại cả một quãng thời gian lịch sử đầy máu lửa Với nhiều chủ

đề hấp dẫn như “ Tội ác chiến tranh xâm lược” “Hậu quả chất độc da cam trong,

chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam” (tầng 1) hay “Những sự thật lịch sử”,

“Hồi niệm”, “Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình”, “Chất độc da cam trong chiến

tranh Việt Nam” (tầng 2) đã khiến biết bao con người phẫn nộ hay đau xót

Phòng trưng bày đặc biệt mang tên“Hồi niệm” thu hút rất đông khách tham quan,

nhất là các vị khách quốc tế “Hồi niệm” là bộ sưu tập ảnh về chiến tranh Việt Nam

do 2 nhà báo ảnh người Anh là Tim Page và Horst Faas thực hiện dưới sự giúp đỡ

của Thông tấn xã Việt Nam Bộ sưu tập ảnh gồm 275 bức ảnh của 134 phóng viên,

thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương

Bảo tàng còn có phòng trưng bày tranh thiếu nhi ở tầng 2 mang tên “Bồ câu trắng”

Đây là nơi trưng bày những bức tranh do các em thiếu nhi vẽ với nhiều chủ đề về:

tình yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà, cha mẹ…,thể hiện ước mơ giản dị của trẻ

thơ về một đất nước hoà bình, được đi học, được làm những công việc yêu thích

Nét vẽ sinh động, hồn nhiên của trẻ em bên cạnh những hình ảnh đau buồn của

chiến tranh càng làm cho du khách cảm nhận thêm về đau thương mất mát của

chiến tranh và khát vọng hoà bình của người Việt Nam

PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ BẢO TÀNG

(Phòng trưng bày “Hồi niệm”) (Phòng “Thế giớ ủng hộ Việt Nam kháng chiến” ở tầng trệt của bảo tàng)

(Triển lãm tranh thiếu nhi)

Trang 9

I Bối cảnh lịch sử

Thời nhà Nguyễn, vị trí của Bảo tàng chứng tích chiến tranh là nơi xây dựng chùaKhải Tường Tới thời Pháp xây lược, ngôi chùa đã bị chính quyền Pháp phá bỏ hoàntoàn để thay thế vào đó là căn biệt thự Trong khoảng thời gian sau đó, nơi đây đãtrở thành bệnh viện sản phụ khoa, văn phòng luật sư,…

Chỉ tới sau 1975, khi đất nước được giải phóng khỏi tay đế quốc Mỹ thì nơi đây trởthành bảo tàng, ghi lại những sự kiện lịch sử, dấu vết chiến tranh hay trưng bàynhững hiện vật liên quan tới cuộc chiến chống giặc xâm lược

II Quá trình hình thành

1 Thời kì nhà Nguyễn

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TPHCM thời nhà Nguyễn là vị trí của chùa KhảiTường, một ngôi chùa do vua Gia Long truyền dựng lên để đánh dấu nơi sinh củahoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Thánh Tổ, niên hiệu Minh Mạng sau này)

“Chùa Khải Tường” vốn tọa lạc ở Tân Lộc

thôn, tỉnh Gia Định xưa Ban đầu, chùa chỉ là

một am tranh Tương truyền năm Giáp Ngọ

1744, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc theo nhóm

lưu dân vào phương Nam khai phá Trên

đường đi, thiền sư đã gặp một tăng sĩ cùng

lứa tuổi, kết làm huynh đệ Họ cùng nhau đến

làng Tân Lộc, phá rừng, khai khẩn ruộng đất

canh tác và dựng lên một am lá thờ Phật Vài

năm sau, tăng sĩ cùng kết nghĩa tách ra lập am

riêng, cách am cũ vài mươi mét, để tiện việc

tu hành

(Hình ảnh Chùa Khải Tường)

Trang 10

Năm Nhâm Thân 1752, hai am lá lần lượt được Thiền sư Linh Nhạc cùng vị tăng sĩkết giao tu bổ thành chùa, đặt tên là "Từ Ân"và "Khải Tường" (hàm ý mở rộngphước lành cho bá tánh).

Vào năm 1790, trong quá trình bôn tẩu tránh quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng tátúc tại chùa Từ Ân Chùa Khải Tường là nơi trú ngụ của các cung phi Năm 1791,Nhị phi Trần Thị Đang (tức Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) hạ sinh hoàng tử NguyễnPhúc Đảm nơi hậu liêu chùa Khải Tường Sau này khi lên ngôi vương (lấy niên hiệuMinh Mạng), nhớ đến nơi mình sinh ra nên vua đã truyền lệnh cho quan quân đếnthành Gia Định, tìm lại dấu vết

Xác minh được di chỉ ở Tân Lộc, quan thành GiaĐịnh đã cho vẽ địa đồ dâng về Huế "Vua bèn sai lấycủa kho 300 lạng bạc, giao cho quan địa phương,theo cách thức đã định của Bộ Công, gọi thợ xâydựng Lại mộ sư đến ở, hạn là 20 người." Vì kinhphí xây dựng hoàn toàn do quốc khố đài thọ nêncông việc thổ mộc nhanh chóng hoàn tất Ngôi chùađược trùng tu, khang trang hơn, lấy danh hiệu là

"Quốc Ân Khải Tường tự" Các tiết lễ hàng năm đềuđược tổ chức rất chu đáo

Ngày lạc thành Khải Tường tự, vua Minh Mạng đãdâng cúng một pho tượng Phật Di Đà ngồi kiết giàtrên tòa sen Pho tượng thể hiện A Di Đà trong tư thếVajrasana (Bảo tòa Kim cương), được sơn son thếpvàng độc đáo, với hai tay tượng chắp lại, hai ngón taydính nhau và trên ngực có chạm hình chữ Vạn Đếnkhoảng năm Quý Mão (1843) tức năm Thiệu Trị thứ

ba, Giáo thọ Như Quang vận động các vị hoàng thânquốc thích, đồng bào phật tử ủng hộ chỉnh trang nênchùa có quy mô tráng lệ hơn

2 Thời kỳ 1859 - 1975

Ngày 18/12/1859, thiếu tướng Hải quân Rigault De Genouilly chỉ huy liên quânPháp - Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định Nhiều ngôi chùa cổ ở đây đã trởthành nơi đóng quân của lính Pháp "Suốt từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, bốn ngôi chùa,đền cổ đã bị quân đội viễn chinh chiếm đóng là chùa Khải Tường, đền Hiển Trung,chùa Kiểng Phước, chùa Cây Mai Chúng đặt tên là "lignes des pagodes" (phòngtuyến các chùa) nhằm chống lại các cuộc tấn công của quân khởi nghĩa

Trang 11

Ngày 10/9/1869, Chuẩn Đô đốc Gouverneur P.I ra Quyết định “Chùa Barbet cũngnhư lô cốt nhỏ ở gần ngôi chùa này và tất cả các công trình xây dựng của nó sẽthuộc về chính quyền địa phương Dải đất nằm giữa đường I’Impératrice (nay làđường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) kéo dài phần tài sản của Lanneau sẽ dành để xây dựngmột Sở Sen đầm sau này Trong khi chờ đợi ngân khố thuộc địa cho phép xây dựngcông trình, chùa Barbet và các công trình công sự sẽ được sử dụng làm nơi ở cho 2đội bộ binh Tuy nhiên, công trình sau đó dự kiến biến thành trại cải huấn Ngày 10/3/1871, trong lá thư viết tay từ Bộ Trưởng Nội vụ gửi cho Giám đốc SởĐịa chính đã nói đến việc “mảnh đất công dự kiến sáp nhập vào chùa Barbet để các

tù nhân trẻ lao động ở đây” đã được “Thống đốc cơ bản cho phép sử dụng khu đất

dự kiến làm “trại giáo huấn”

Chùa Barbet trở thành trại cải huấn không được bao lâu thì ngày 10/7/1871 đã cóquyết định chuyển tù nhân trẻ từ chùa Barbet về khám trung tâm và ngày 12/8/1871,Chuẩn đô đốc Dupré đã ký Quyết định “Chùa Barbet và các công trình xây dựngthuộc chùa Barbet sẽ chuyển thành “Trường Sư phạm thuộc địa”.

Đến ngày 17/11/1874 thì có Quyết định bãi bỏ việc xây trường Sư phạm thuộc địa

và tiến hành xây dựng một trường trung học với tên gọi“Trường Trung học thực dân” (sau này trở thành Trường Chasseloup Theo bản đồ, vị trí chùa Barbet nằmtrên lô 1 (số 93 đường Richaud (đường Phan Đình Phùng), trước đây gọi là đường

số 27, và sau đó là đường Des Mois (đường Mọi) và các lô số 8 và 9 (số 26 đườngTestard (Trần Quý Cáp)) Lô số 1 đã được khách sạn La Chartered Bank sử dụng, và

lô 8 và 9 là biệt thự của bà Matieu ở góc đường Testard và đường Barbet Pháo đài

mà Quyết định ngày 10/9/1869 nhắc đến nằm ở lô 24 mà hiện nay là nhà của chủtịch tối cao toà án, số 6 đường Barbet (Đường Richaud hiện nay là đường NguyễnĐình Chiểu, đường Testard là Võ Văn Tần, đường Barbet là Lê Quý Đôn).Sau đó,khu đất có chứa chùa Barbet được chuyển nhượng miễn phí cho Colombier, cựuchiến binh và là người làm vườn của Chính phủ, vào ngày 15/12/1877 Kể từ đó,mảnh đất này không còn được nhắc đến nữa Nhưng pháo đài thì tiếp tục được sử

Trang 12

dụng Nó được dùng làm nơi ở cho Giám đốc trường Trung học Bản xứ (CollègeIndigène - trường Lê Quý Đôn ngày nay).

Năm 1902, có một ngôi nhà lớn tọa lạc tại vị trí trên thuộc về bà Mathieu ở đườngTestard Như vậy, ngôi nhà này đã được xây lên sau năm 1895 và chùa Barbé bị pháhủy hoàn toàn khi xây dựng biệt thự của bà Mathieu

Khoảng giữa thế kỷ 20, khu đất này thuộc về Nghị viên Bùi Quang Chiêu, mộtchính khách có tiếng ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc và ông đã cho xây dựng tại đâymột biệt thự theo kiến trúc Tây Âu Sau đó, con gái ông Chiêu, bác sĩ Henriette Bùi

đã mở một phòng khám sản phụ khoa tại đây vào năm 1940 Đến năm 1947, Bàhiến tặng biệt thự làm cơ sở cho Trường Đại học Y Khoa Sài Gòn thuộc Viện Đạihọc Sài Gòn Tòa nhà lúc đó có địa chỉ là số 28 đường Testard

Từ sau khi Mỹ bắt đầu ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam, tòa nhà

số 28 đường Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần) là một trong những cơ quan

đầu não của bộ máy chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam mang tên “Phòng nhân viên dân chính Hoa Kỳ” - CPO (Office of Civilian Personnel) và văn phòng

Giám sát của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ - USAID (United StatesAgency for International Development) (một đơn vị thuộc chính phủ Liên bang Hoa

Kỳ được giao việc điều hành viện trợ dân sự cho nước ngoài - thực chất là CIA tráhình)

Đến năm 1973, địa điểm này trở thành cơ quan bảo vệ các cơ sở quan trọng của Mỹnhư Tòa Đại sứ Mỹ, Cơ quan công vụ Hoa Kỳ - JUSPAO (Joint United StatesPublic Affairs Office) (thực chất là cơ quan tuyên truyền chủ nghĩa thực dân mới)

3 Sau năm 1975

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện Thông tri số

19/TT-75 của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam về tổng kết tội ác chiến tranh, để lưulại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranhchống ngoại xâm, đồng thời tố cáo tội ác chiến tranh xâm lược của quân đội Mỹ ởViệt Nam, Đảng bộ thành phố Sài Gòn (nay là Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh)

đã chủ trương thành lập “Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” Tòa nhà 28 đường TrầnQuý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần) được chọn để xây dựng nhà trưng bày chứngtích một cuộc chiến tranh

Ngày 13/08/1975, Ban Thường vụThành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đãquyết định thành lập Ban điều tra và tốcáo tội ác Mỹ - Ngụy tại Thành phố HồChí Minh (gọi tắt là Ban điều tra tội ác

Mỹ - Ngụy) Sau một thời gian gấp rútchuẩn bị, “Nhà Trưng bày về tội ác

Ngày đăng: 25/11/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w