1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận học phần an toàn và bảo mật thông tin Đề tài nguy cơ và giải pháp Đảm bảo an toàn Đối với hệ thống mạng doanh nghiệp

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 306,22 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUViệc triển khai mạng máy tính và các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt độngsản xuất kinh doanh là 1 nhu cầu cấp thiết, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 18

15 Vũ Quỳnh Anh Thành viên Thuyết trình + Mở đầu

72 Nguyễn Thanh Nga Thành viên 1.3 + 1.4 + 1.5 + Word B

MỤC LỤC

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU 6

B NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MẠNG DOANH NGHIỆP 7

1.1 Khái niệm về hệ thống mạng doanh nghiệp 7

1.2 Các mô hình thiết kế mạng cho doanh nghiệp 7

1.3 Vai trò của hệ thống mạng doanh nghiệp 9

1.4 Tiêu chí khi xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp 11

1.5 Thực trạng hệ thống bảo mật đối với hệ thống mạng doanh nghiệp hiện nay 11

CHƯƠNG 2: CÁC NGUY CƠ MẤT AN TOÀN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MẠNG DOANH NGHIỆP 17

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỆ THỐNG MẠNG DOANH NGHIỆP 24

C LỜI KẾT 27

D LỜI CẢM ƠN 28

E TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Việc triển khai mạng máy tính và các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt độngsản xuất kinh doanh là 1 nhu cầu cấp thiết, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triểnkinh doanh của các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay Nhận thức rõ đượcvấn đề này, hầu hết các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng vàtrang bị mạng máy tính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh: đồng thời triển khai đồng bộcác ứng dụng tin học thống nhất trên toàn mạng nhằm nâng cao công tác quản lý, nâng caochất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ và đáp ứng được các nhu cầu, đòi hỏi phản ứngnhanh trong môi trường kinh doanh hiện nay Sự phát triển rất nhanh của công nghệ thôngtin, và đặc biệt sự bùng nổ của mạng Internet toàn cầu là một thành quả to lớn của nhân loại.Bất kể một doanh nghiệp lớn nào gần như khó có thể tồn tại và phát triển nếu coi mình là ốcđảo và không kết nối với mạng thông tin toàn cầu Internet Bên cạnh những lợi thế màInternet mang lại, nó cũng cho phép tin tặc dễ dàng xâm nhập, phá hoại hoặc lấy cắp dữ liệuhơn Trên thực tế, có rất nhiều hình thức tấn công, phá hoại, lấy cắp thông tin, tài nguyêntrên mạng từ nhiều loại đối tượng khác nhau… Những hành động này đang xảy ra hàngngày, hàng giờ tại bất cứ đâu Chúng ta có thể liên tục đọc được tin tức về những vụ tấn công

từ những mạng máy tính được bảo vệ tối tân như hệ thống máy tính của Bộ quốc phòng Mỹ,

hệ thống thương mại trực tuyến, những tổ chức công ty lớn như eBay, Amazon, Microsoft…tới những máy tính PC kết nối mạng của người dùng đơn lẻ… để lại những tác hại và ảnhhưởng to lớn Thực tế cho thấy một hệ thống máy tính không đảm bảo được tính bảo mật và

an ninh thông thường sẽ đem lại tác dụng ngược các thông tin, dữ liệu nhạy cảm trên mạng

dễ dàng bị xâm nhập trái phép, chiến lược kinh doanh không còn tính bí mật đối với đối thủcạnh tranh, cũng như những hành động phá hoại có thể làm mạng bị gián đoạn hoạt động,hoặc hoạt động không hiệu quả, đầu tư hạ tầng lãng phí …Việc đảm bảo an toàn và an ninhtrên mạng là một nhiệm vụ rất cấp thiết và quan trọng, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và

cả các cá nhân cần phải có các giải pháp bảo vệ an toàn thông tin để bảo vệ doanh nghiệpkhỏi các mối nguy an ninh mạng

Trang 5

CHƯƠNG 1: Tổng quan về hệ thống mạng doanh nghiệp

1.1 Khái niệm về hệ thống mạng doanh nghiệp

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống mạng để kết nối và chia sẻ thông tin Hệ thống này bao gồm các thiết bị như server, các thiết bị vật lý, các phần mềm, phần cứng… để có thể trao đổi dữ liệu Thông tin, các thao tác, nhiệm vụ, dữ liệu…trong công việc sẽ được đưa lên một server để tất cả các máy tính trong cùng một hệ thống có thể dùng các dữ liệu thông tin đó

Hệ thống này được gọi là hệ thống mạng doanh nghiệp và mạng kết nối này thườngđược gọi là mạng LAN hoặc rộng hơn là mạng WAN

1.1.1 Mạng LAN

Hiểu đơn giản, mạng LAN là một hệ thống mạng máy tính cục bộ Loại mạng này dùng

để kết nối các máy tính cùng hoạt động trong một phạm vi nhỏ Đó có thể là trong các trườnghọc, xí nghiệp, văn phòng công ty có quy mô nhỏ…

Khi kết nối mạng Lan, các máy tính trong cùng hệ thống có thể trao đổi và chia sẻ cùng nhau các tài nguyên như: Tập tin dữ liệu, máy in, máy quét…

Để thiết lập mạng LAN, doanh nghiệp cần có

- Máy chủ (server)

- Các thiết bị ghép nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge),

- Các máy tính con (client),

- Card mạng (Network Interface Card – NIC)

- Dây cáp (cable)

1.1.2 Mạng WAN

Để có thể kết nối với quy mô lớn hơn, chúng ta có mạng Wan Đây là hệ thống mạng doanh nghiệp dùng để kết nối các mạng Lan lại với nhau thông qua Router

Mạng Wan được dùng để kết nối máy tính ở nhiều khu vực cách xa nhau về địa lý

Đó có thể là giữa nhiều thành phố trong một nước, hoặc giữa tỉnh này với tỉnh kia…WAN cũng có thể được kết nối để trở thành mạng riêng của một tổ chức Hoặc sẽ phải kết nối thông qua một hạ tầng mạng công cộng hoặc thông qua các công ty viễn

Trang 6

1.2 Các mô hình thiết kế mạng cho doanh nghiệp

1.2.1 Mô hình mạng trạm – máy chủ (Client-Server)

Trong mô hình mạng máy khách – máy chủ, có hai loại thiết bị:

- Máy tính hoạt động như một máy chủ: có thể cung cấp tài nguyên và dịch vụ cho

các máy trạm khác trong mạng Máy chủ hỗ trợ các thao tác trên máy trạm khách hiệu quảhơn

- Máy tính và thiết bị ngoại vi hoạt động như một máy trạm: không cung cấp tài

nguyên cho máy tính hoặc thiết bị ngoại vi khác mà chỉ sử dụng những tài nguyên do máychủ cung cấp Tùy thuộc vào nhu cầu của công ty, một máy khách trong một mô hình này

có thể là một máy chủ trong một mô hình khác

Hoạt động của mô hình mạng trạm – máy chủ như sau: máy trạm (Client) gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) Máy chủ xử lý dữ liệu và gửi kết quả trở lại máy trạm.

Ưu điểm của mô hình mạng trạm – chủ

- Hoạt động trên bất kỳ máy tính nào hỗ trợ giao thức truyền thông

- Mô hình máy chủ khách chỉ mang đặc điểm của phần mềm, không liên quan gì đếnphần cứng, yêu cầu duy nhất là máy chủ phải có cấu hình cao hơn máy khách

- Máy chủ khách hàng cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ khác nhau và sự tiện lợi của việc truy cập từ xa không có trên các mẫu máy cũ

Nhược điểm của mô hình mạng trạm – chủ

- Khả năng bảo mật kém do nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa máy trạm và máy chủ

- Luôn phải có 1 máy chủ hoạt động 24/7 để duy trì toàn bộ hệ thống mạng Vì phụ thuộc vào máy chủ nên nếu máy chủ bị lỗi thì toàn bộ hệ thống mạng sẽ dừng

- Chi phí lắp đặt cao

1.2.2 Mô hình mạng ngang hàng

Trong mạng ngang hàng (P2P), mỗi máy tính hoạt động như một máy chủ và máy trạm cho các máy tính khác trong mạng Điều này có nghĩa là mạng ngang hàng P2P đượctạo ra khi hai hoặc nhiều máy tính kết nối và chia sẻ dữ liệu mà không cần thông qua các máy chủ riêng biệt

Ưu điểm của mô hình mạng ngang hàng:

Trang 7

- Tất cả các máy tính trong hệ thống đều đóng góp băng thông, lưu trữ và sức mạnh tính toán.

- Không cần phụ thuộc vào một máy chủ nào đó, hệ thống vẫn có thể hoạt động bìnhthường khi một số máy gặp sự cố

- Cho phép bạn tìm kiếm tệp trên máy tính của người khác và cho phép người khác tìm kiếm tệp trên máy tính của bạn, nhưng thường chỉ trong các thư mục mà bạn chia sẻ

- Chi phí lắp đặt thấp và việc lắp đặt thuận tiện.

Nhược điểm của mạng ngang hàng

- Bảo mật kém, tùy thuộc vào mức độ truy cập chia sẻ

- Không được phép lưu trữ và quản lý tập trung

1.2.3 Mô hình mạng lai (Hybrid)

Mô hình mạng hỗn hợp kết hợp hai loại mạng trạm – mạng chính và mạng ngang hàng

Trong mô hình mạng dựa trên máy chủ, không phải tất cả các máy chủ đều hoạt động theo cách giống nhau mà chúng chuyên thực hiện các tác vụ chuyên biệt để hỗ trợ các máy trạm trên mạng

Một máy chủ có thể thực hiện tất cả các tác vụ này hoặc có thể có nhiều máy chủ thựchiện các tác vụ cụ thể, chẳng hạn như: máy chủ web, máy chủ FTP, máy chủ tệp, máy chủmáy in…

1.3 Vai trò của hệ thống mạng doanh nghiệp

Đầu tư vào kết nối mạng doanh nghiệp, cụ thể là mạng nội bộ cơ quan sẽ đem đếnnhững tiện ích lớn Các vai trò nổi bật của hệ thống mạng doanh nghiệp chính là:

Phát triển mở rộng thị trường

Lắp đặt hệ thống mạng sẽ giúp phát triển cộng đồng mạng xã hội cho doanh nghiệp.Điều này giúp tăng độ nhận diện, phủ sóng thương hiệu đồng thời giúp doanh nghiệp dễdàng hơn khi tìm kiếm khách hàng trung thành và tương tác với họ một cách nhanh chóngnhất

Trang 8

Hỗ trợ mở rộng thị trường

Hệ thống mạng doanh nghiệp là cần thiết trong việc mở rộng thị trường, tiếp cận đốitượng khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp Bạn có thể quảng cáo trựctuyến trên mạng xã hội để đưa tên tuổi của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng đồngthời tăng tỷ lệ chuyển đổi doanh thu cho doanh nghiệp

Hỗ trợ quá trình quản lý, giám sát nhân viên

Thiết kế hệ thống hạ tầng mạng cho doanh nghiệp sẽ hỗ trợ ban quản lý công ty giám sát

và theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.Nhờ vậy, doanh nghiệp không chỉ tăng hiệu quả làm việc mà còn tiết kiệm được một khoảnchi phí nhất định

Tăng sự hợp tác giữa các phòng ban

Nhờ hệ thống mạng nội bộ, các phòng ban trong doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trongviệc kết nối với nhau, chia sẻ tài liệu và hỗ trợ nhau trong công việc Việc kết nối giữa cácphòng ban là điều cần thiết giúp công việc diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn rất nhiều

Đo lường, theo dõi quá trình kinh doanh

Thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp đo lường

và theo dõi quá trình kinh doanh Với hệ thống mạng lưới rộng khắp, các công việc đượctheo dõi và đo lường kết quả bằng những phần mềm, dịch vụ trực tuyến thông minh

Tiếp thị toàn cầu

Các doanh nghiệp xây dựng hệ thống mạng giúp hoạt động kinh doanh diễn ra tốt hơn,tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực Ngoài ra, hệ thống mạng rộng khắp cũng giúp doanhnghiệp dễ dàng tiếp thị toàn cầu vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, văn hoá và địa lý

Tăng hiệu quả kinh doanh tối đa

Trang 9

Xây dựng hệ thống mạng cho doanh nghiệp sẽ giúp hỗ trợ chủ doanh nghiệp tăng hiệuquả kinh doanh lên tối đa Với hệ thống mạng doanh nghiệp, bạn có thể đo lường, theo dõikết quả kinh doanh bằng công cụ phân tích, giám sát Đồng thời, bạn có thể xử lý nhiều đầuviệc cùng một lúc và kết hợp quảng cáo trực tiếp bằng cách sử dụng các nền tảng tiếp thị số.

Đẩy nhanh quá trình truyền tải thông tin, dữ liệu.

Các nguồn tài nguyên sẽ được chia sẻ chính xác tới đúng đối tượng cần tiếp nhận bằngthao tác chọn thiết bị kết nối, tránh tình trạng nhiễu loạn thông tin Thông tin, dữ liệu đượctruyền tải bằng nhiều định dạng khác nhau như: văn bản, video, hình ảnh, Từ đó các luồngthông tin mà mạng nội bộ gửi đến các nhân viên sẽ trở nên thu hút, hấp dẫn và dễ hiểu hơnrất nhiều

Hạn chế các sự cố bị tấn công mạng.

Độ bảo mật của mạng doanh nghiệp khá cao Khi có hệ thống tường lửa vững chắc, cáctài nguyên cũng được nâng mức bảo vệ tốt hơn

1.4 Tiêu chí khi xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp

Để có thể thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng doanh nghiệp hoạt động thông suốt, ổnđịnh, doanh nghiệp cần đảm bảo có những tiêu chí cơ bản, trong đó cần đặc biệt lưu ý 6 tiêuchí dưới đây:

 Cấu hình của máy chủ cần phải hoàn chỉnh

 Thực hiện phân quyền đối với từng đối tượng cụ thể trong việc chia sẻ thư mục

 Thực hiện việc quản lý thường xuyên và thống nhất đối với dữ liệu nội bộ

 Xây dựng và đảm bảo sự an toàn trong kết nối từ xa

 Thực hiện cấu hình mail server đối với tên miền riêng

 Đảm bảo có thể truy cập cũng như quản lý và điều hành doanh nghiệp từ xa thông qua

hệ thống mạng doanh nghiệp

Trang 10

Ngoài 6 tiêu chí này về cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ nhân viên,chuyên gia có khả năng, hiểu biết, quản lý, giám sát về thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng, đảmbảo hệ thống hoạt động trơn tru.

1.5 Thực trạng hệ thống bảo mật đối với hệ thống mạng doanh nghiệp hiện nay

Nhu cầu phục hồi nền kinh tế số sau đại dịch

Chuyển đổi số đang là hướng đi bắt buộc để Việt Nam dần thay đổi từ mô hình kinh tế

-xã hội thông thường sang mô hình kinh tế số - -xã hội số nhằm thực hiện mục tiêu đưa quốcgia phát triển thịnh vượng hơn Cùng với việc số hóa mọi mặt của đời sống, kinh tế … bảomật và an toàn thông tin được xem như là yếu tố cốt lõi để thực hiện quá trình chuyển mìnhnày

Trên thực tế, tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới, tình hình an ninh mạng ở ViệtNam chưa bao giờ hạ nhiệt và theo thời gian càng trở nên nguy hiểm hơn

Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC),trong 9 tháng đầu 2021, đã có 6.156 cuộc tấn công mạng gây ra thiệt hại tới các hệ thốngthông tin tại Việt Nam, tăng 30,15% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo công bố của A10 Networks (một công ty đại chúng của Hoa Kỳ chuyên sản xuất

bộ điều khiển phân phối ứng dụng) về những thách thức và ưu tiên của các tổ chức doanhnghiệp trong thời kỳ hậu COVID-19, có tới 95% trong số 225 tổ chức cho thấy mức độ quantâm cho tất cả các vấn đề liên quan đến khả năng phục hồi kỹ thuật số Theo đó, mức độquan tâm cao nhất xoay quanh việc tối ưu hóa các công cụ bảo mật, nhằm đảm bảo lợi thếcạnh tranh và mang lại trải nghiệm người dùng vượt trội, khi khách hàng truy cập vào hệsinh thái của doanh nghiệp mà không bị chậm trễ cách dễ dàng và an toàn Hơn nữa, các tổchức cũng quan tâm đến khả năng nội tại của họ trong việc cung cấp dịch vụ IPv4 (phiên bảngiao thức Internet thứ 4) và chuyển sang IPv6 (phiên bản giao thức Internet thứ 6) Thể hiệnnhận thức về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa bảo mật và hiệu quả

Tổ chức nghiên cứu độc lập Opinion Matters tổng hợp loạt báo cáo về Quan điểmDoanh nghiệp 2022 dựa trên ý kiến của 2.425 chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực bảo mật và

Trang 11

ứng dụng từ mười khu vực địa lý: Anh, Đức, Nam u (Ý và Pháp), Benelux, Đông Âu, Bắc

Âu, Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương cũng cho thấy, lưu lượng truycập mạng tăng mạnh đã làm gia tăng những thách thức về vấn đề bảo vệ an ninh mạng, với81% tổ chức kinh doanh ở Châu Á Thái Bình Dương báo cáo lưu lượng truy cập vào websitecủa họ tăng trong 12 tháng qua Thống kê cho thấy con số này trung bình tăng khoảng 39%

và toàn cầu là 47%

An toàn thông tin là yếu tố cốt lõi của chuyển đổi số quốc gia

Không chỉ tăng mạnh về số lượng các cuộc tấn công mạng mà đối tượng được hướngđến cũng dễ dàng hơn cũng như gây thiệt hại lớn hơn Cụ thể, các cuộc tấn công giờ đây sẽchủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp, người dùng trong các mảng tài chính, bảo hiểm,mua sắm trực tuyến … Gần như bất cứ hoạt động online nào cũng có bóng dáng của tin tặctrong đó

Số liệu từ Viettel Cyber Security cho thấy, 2021 là quãng thời gian số lượng tên miềnlừa đảo tăng mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây Mỗi quý có khoảng 600 - 700 tên miềndạng này xuất hiện, đồng nghĩa với mỗi ngày có trung bình 5 – 10 website lừa đảo đượchoàn thiện để “giăng bẫy” người dùng

Đỉnh điểm là trong năm 2021, đã xuất hiện hàng loạt vụ lộ thông tin cá nhân của ngườidùng với quy mô lớn Tiêu biểu là vào tháng 5/2021, thông tin của 10.000 người Việt đã bịrao bán trên mạng, trong đó bao gồm nhiều dữ liệu quan trọng như tên - ngày sinh - email -điện thoại - CMT/CCCD

Bên cạnh đó, theo thống kê, từ đầu năm tới hiện tại đã có hơn 100 nghìn tài khoản vàmật khẩu trong hệ thống nội bộ trọng yếu của các tổ chức, doanh nghiệp bị đưa lên khônggian mạng

Đánh giá về tình hình an ninh mạng trong thời gian gần đây, Giám đốc Trung tâm phântích và chia sẻ nguy cơ an ninh mạng (Viettel Cyber Security) Trần Minh Quảng cho rằng,người dùng và doanh nghiệp sẽ luôn phải đối mặt với những nguy cơ mất an toàn thông tinmới Các cuộc tấn công của tin tặc sẽ ngày càng nguy hiểm, tinh vi đến từ các tổ chức đượcđào tạo chuyên nghiệp cùng tiềm lực tài chính dồi dào, đủ khả năng thực hiện những vụ việc

có quy mô lớn

Trang 12

Đặc biệt là các cuộc tấn công vào doanh nghiệp Việt ngày càng tăng mạnh và sẽ là xuhướng chính của những năm sắp tới Trong đó dữ liệu người dùng sẽ là đích ngắm chính củatin tặc Tuy nhiên, thời gian phản ứng của các doanh nghiệp trước mỗi cuộc tấn công là quálâu, mất xấp xỉ 1 tháng để khắc phục, điều này không chỉ gây mất an toàn cho hệ thống màcòn tạo ra nhiều rủi ro cho người dùng.

Với sự gia tăng mạnh mẽ về nguy cơ rủi ro mất an toàn thông tin, các tổ chức, doanhnghiệp cần thích nghi và có biện pháp phản ứng hiệu quả cũng như chú trọng vào bảo vệ antoàn thông tin nhiều hơn so với trước đây Nhất là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chongười dùng cuối cần đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống tấn công cho chính bản thâncũng như khách hàng, đặc biệt là tổ chức ngân hàng, tài chính, ông Trần Minh Quảng đưa ralời khuyên

Doanh nghiệp Việt chiếm lợi thế

Có thể nói trước tình trạng đáng báo động về an toàn thông tin trong bối cảnh hiện tạicũng như tương lai, thị trường an ninh mạng của Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn Đángchú ý, trong lĩnh vực này, lợi thế đang thuộc về doanh nghiệp trong nước thay vì các tậpđoàn nước ngoài như thường thấy ở các hạng mục khác

Số liệu của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho thấy, nếu như 2015, tỷ lệ chủng loạisản phẩm an toàn thông tin, an ninh mạng của Việt Nam chỉ chiếm 5%, thì đến năm 2020con số này đã đạt 91% và 2021 ước đạt 100% Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm củadoanh nghiệp Việt Nam so với sản phẩm nước ngoài tăng từ 18% (2015) lên 45% (2020),năm 2021 ước đạt hơn 50%

Ngoài ra, thị trường này đang có mức độ tăng trưởng cực nóng về doanh thu Nếu như

2016, quy mô toàn thị trường chỉ là 400 tỷ đồng thì tới 2021, con số này đã là 2.300 tỷ đồng

Xu hướng quan tâm tới an ninh mạng của doanh nghiệp cũng đang dần gia tăng, hiện đã cókhoảng hơn 87% doanh nghiệp vừa và nhỏ của tăng đầu tư vào an ninh mạng với 39% trong

số này tăng hơn 5%

Đáng chú ý, hiện Việt Nam đang là một trong số ít quốc gia đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa, có thể tự chủ về công nghệ và giải pháp

an toàn, an ninh mạng Nhiều doanh nghiệp trong nước đã chiếm được thị phần chủ đạo

Ngày đăng: 25/11/2024, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w